Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2010



Nhân ngày 27/7, tôi xin trích đăng bài về một nhà thơ và một bài thơ của ông để lại trong chúng ta rất nhiều cảm xúc. Bài thơ ấy nói về những người lính, trong đó có những người bạn "lính" của chúng ta
banghs



Một chút về tác giả

Anh Lê Bá Dương hiện nay là nghệ sĩ nhiếp ảnh, hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, là nhà báo, phóng viên thường trú của báo Văn hóa tại Nha Trang. Quê chính của anh ở Nghệ An, nhập ngũ năm 15 tuổi, và ngay trong trận đánh vào thôn Tây Trì (Đông Hà) khi 15 tuổi “cộng” 49 ngày, anh đã trở thành dũng sỹ.

Những năm tiếp theo từ 1968 đến 1973, qua nhiều trận đánh nổi tiếng trên chiến trường Quảng Trị, anh đã được tặng các danh hiệu dũng sỹ diệt cơ giới, dũng sỹ diệt máy bay... và người chiến sỹ với hơn chục vết thương trên người ấy cũng đã hai lần được đề nghị tuyên dương anh hùng nhưng rồi vết thương chồng vết thương, việc hoàn tất hồ sơ mấy lần dở dang không thành.

Hồi ấy, trên mặt trận B5 (đường 9, Quảng Trị) từng đã dấy lên phong trào “Xung kích như Lê Bá Dương, chốt chặt như Lê Bá Dương”. Báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Tiền phong đã có nhiều bài viết và in ảnh Lê Bá Dương mặt trẻ măng, kẹp AK giữa chiến trường khói lửa mà mắt cứ trong văn vắt, môi mím chặt mà cứ thấy phảng phất một nụ cười...

Bây giờ ở Quảng Trị, vào tháng 7, có một phong trào rất đẹp là toàn dân kết bè hoa thả xuống dòng Thạch Hãn, con sông đang chứa trong lòng nó hàng trăm linh hồn liệt sĩ đã lặng lẽ chìm trong những ngày đỏ lửa hào hùng năm xưa.

Nhưng trước khi nó thành phong trào như bây giờ, vào lúc đang còn khó khăn nhất của thời bao cấp, người cựu chiến binh Lê Bá Dương ấy đã dồn lương và nhuận bút mỗi năm làm một chuyến tàu chợ vào tháng 7, từ Nha Trang ra Quảng Trị, anh mua hết hoa ở chợ Quảng Trị rồi mang ra sông thả.

Ban đầu nhiều người ngạc nhiên, có người còn bảo: ông khùng. Hàng chục năm như thế, đến thời ông Vũ Trọng Kim làm bí thư thì ông mới phát động nó thành phong trào rầm rộ như ngày nay...

Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.


Lê Bá Dương

Bài thơ với nhiều dị bản

Chiều ngày 27 tháng 7 năm 1987, sau khi thả hoa cho đồng đội, Lê Bá Dương ngồi lặng trên bờ sông ngắm những chiếc thuyền nặng nề ngược dòng Thạch Hãn.

Thanh bình quá thể, vô tư quá thể, nhưng ai biết, ai nhớ, dưới đáy sông kia còn bao nhiêu đồng đội của anh đang nằm lặng lẽ. Bất chợt những câu thơ vụt ra:

Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Tan chợ chiều xuôi đò có vội
Xin, xin đừng khuấy đục dòng trong.

Sau này khi công bố lần đầu và duy nhất với tư cách tác giả trên Tạp chí Khoa học Công nghệ Khánh Hòa năm 1990 (các lần công bố sau, kể cả việc được phổ nhạc hát rất nhiều trong dịp kỷ niệm Ngày thương binh liệt sĩ 27/7 vừa qua là do các báo và nhạc sĩ tự sưu tầm), nhà văn Đỗ Kim Cuông khuyên anh sửa lại. Và bài thơ được hoàn chỉnh là:

Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.


Hai câu thơ viết từ năm 1972 của Lê Bá Dương mới tìm lại


Xung quanh bài thơ 4 câu này của Lê Bá Dương, hiện nay có khá nhiều dị bản, kể cả khi nó được khắc rất trang trọng trong nhà lưu niệm nghĩa trang liệt sĩ Quảng Trị lẫn khi được trích dẫn trên báo chí.

Trước hết là chữ “lên”, phần lớn đều ghi là “xuôi”. Xin thưa, nếu “xuôi” thì không phải chèo, mà chỉ “lái” thôi. Chèo đò và lái đò là hai động tác khác nhau. Tiếp đến là chữ “ơi”, nhiều người dùng là “xin”.

Bản thân Lê Bá Dương khi sửa từ “xin” thành “ơi” là thán từ gọi đò “ ơi đò “” bớ đò” “đò ơi “ theo đúng phương ngữ Quảng Trị, nghe thắt thẻo và có tiếng đồng vọng lênh lan trên sóng nước.

Thêm nữa, ở bản gốc thì câu thứ 4 đã có từ “xin” rồi. Nhưng theo chúng tôi, trong trường hợp này dùng “xin” hay “ơi” cũng đều khả dĩ. Câu dưới dị bản mới nặng, sự sai một chữ mới làm lệch ý nghĩa, ấy là “còn đó” thành “còn có”.

Chữ “còn đó” hay hơn, mênh mang hơn, phổ quát hơn, mở hơn. Lê Bá Dương không phải nhà thơ chuyên nghiệp nhưng anh đã dụng chữ rất hợp lý và chính xác.

Hai câu dưới thì có một dị bản là “bờ bãi” và “bờ mãi”, thì theo chúng tôi, dùng từ nào cũng được, dẫu “mãi mãi” hay hơn, vĩnh cửu hơn. “Bờ bãi” vừa cụ thể, vừa hẹp, chữ “bãi” như một từ láy phái sinh của “bờ”

Có lẽ do bài thơ là tiếng lòng chung cho mọi người, đặc biệt là bài thơ còn được gắn với việc một người lính hàng năm một đôi lần về thắp hương thả hoa cho đồng bào, đồng đội, vì vậy, từ khi xuất hiện trên báo bài thơ đã được mọi người chú ý.

Người này nhớ một vài câu, người khác nhớ cả bài 4 câu, nhưng thường thì mọi người nhớ và thuộc hai câu đầu trong cả bài 4 câu. Và ngay cả 2 câu đầu đó cũng vẫn có vài từ khác nhau như đã dẫn. Chúng tôi thống kê có các dị bản như sau:

Dị bản 1:

Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm.


Dị bản 2 khác với DB1 ở từ ơi thay cho từ xin trong câu đầu. Dị bản 3 khác với dị bản 2 ở từ “Có” thay cho từ “Đó”. Cũng có bản từ “hai mươi” trong câu thứ 3 được đổi thành từ “đôi mươi”

Như thế, bản chính thức là bốn câu ở phía đầu bài...

Ngoài ra, Lê Bá Dương còn một bài thơ 2 câu được viết trong một tình huống khác. Hôm chuẩn bị vào sâu về phía nam mặt trận, cô bé trong nhà dân chợt hỏi: Chú ơi, tại sao lại gọi là quân giải phóng Bắc Quảng Trị? Vội quá, anh lấy bút viết vội vào trang sách học trò của cô bé hai câu thơ và cũng là hai vế đối:

Một khẩu súng giữ hai trời Nam Bắc
Một dấu chân in màu đất hai miền.


Mãi mới đây, nhân dịp kỷ niệm 35 năm giải phóng Quảng Trị, “cô bé” bây giờ đã là cựu du kích trao lại cho Lê Bá Dương tờ giấy kẻ ngang đã úa vàng nhưng vẫn nguyên nét chữ viết 2 câu thơ.

Hôm đi cùng đồng đội lên cao điểm 544, nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Công Tính đã đề nghị một nhà thư pháp viết hai câu thơ mà theo anh là tuyên ngôn hay nhất bằng thơ về quân giải phóng Bắc Quảng Trị của Lê Bá Dương.

Văn Công Hùng - báo Tiền Phong

Người thường niên thả hoa trên dòng Thạch Hãn
(8/10/2007 9:53:37 PM)
Một chút về tác giả

Anh Lê Bá Dương hiện nay là nghệ sĩ nhiếp ảnh, hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, là nhà báo, phóng viên thường trú của báo Văn hóa tại Nha Trang. Quê chính của anh ở Nghệ An, nhập ngũ năm 15 tuổi, và ngay trong trận đánh vào thôn Tây Trì (Đông Hà) khi 15 tuổi “cộng” 49 ngày, anh đã trở thành dũng sỹ.

Những năm tiếp theo từ 1968 đến 1973, qua nhiều trận đánh nổi tiếng trên chiến trường Quảng Trị, anh đã được tặng các danh hiệu dũng sỹ diệt cơ giới, dũng sỹ diệt máy bay… và người chiến sỹ với hơn chục vết thương trên người ấy cũng đã hai lần được đề nghị tuyên dương anh hùng nhưng rồi vết thương chồng vết thương, việc hoàn tất hồ sơ mấy lần dở dang không thành.

Hồi ấy, trên mặt trận B5 (đường 9, Quảng Trị) từng đã dấy lên phong trào “Xung kích như Lê Bá Dương, chốt chặt như Lê Bá Dương”. Báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Tiền phong đã có nhiều bài viết và in ảnh Lê Bá Dương mặt trẻ măng, kẹp AK giữa chiến trường khói lửa mà mắt cứ trong văn vắt, môi mím chặt mà cứ thấy phảng phất một nụ cười...

Bây giờ ở Quảng Trị, vào tháng 7, có một phong trào rất đẹp là toàn dân kết bè hoa thả xuống dòng Thạch Hãn, con sông đang chứa trong lòng nó hàng trăm linh hồn liệt sĩ đã lặng lẽ chìm trong những ngày đỏ lửa hào hùng năm xưa.

Nhưng trước khi nó thành phong trào như bây giờ, vào lúc đang còn khó khăn nhất của thời bao cấp, người cựu chiến binh Lê Bá Dương ấy đã dồn lương và nhuận bút mỗi năm làm một chuyến tàu chợ vào tháng 7, từ Nha Trang ra Quảng Trị, anh mua hết hoa ở chợ Quảng Trị rồi mang ra sông thả.

Ban đầu nhiều người ngạc nhiên, có người còn bảo: ông khùng. Hàng chục năm như thế, đến thời ông Vũ Trọng Kim làm bí thư thì ông mới phát động nó thành phong trào rầm rộ như ngày nay...

Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.

Lê Bá Dương

Bài thơ với nhiều dị bản

Chiều ngày 27 tháng 7 năm 1987, sau khi thả hoa cho đồng đội, Lê Bá Dương ngồi lặng trên bờ sông ngắm những chiếc thuyền nặng nề ngược dòng Thạch Hãn.

Thanh bình quá thể, vô tư quá thể, nhưng ai biết, ai nhớ, dưới đáy sông kia còn bao nhiêu đồng đội của anh đang nằm lặng lẽ. Bất chợt những câu thơ vụt ra:

Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Tan chợ chiều xuôi đò có vội
Xin, xin đừng khuấy đục dòng trong.


Sau này khi công bố lần đầu và duy nhất với tư cách tác giả trên Tạp chí Khoa học Công nghệ Khánh Hòa năm 1990 (các lần công bố sau, kể cả việc được phổ nhạc hát rất nhiều trong dịp kỷ niệm Ngày thương binh liệt sĩ 27/7 vừa qua là do các báo và nhạc sĩ tự sưu tầm), nhà văn Đỗ Kim Cuông khuyên anh sửa lại. Và bài thơ được hoàn chỉnh là:

Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.



Hai câu thơ viết từ năm 1972 của Lê Bá Dương mới tìm lại


Xung quanh bài thơ 4 câu này của Lê Bá Dương, hiện nay có khá nhiều dị bản, kể cả khi nó được khắc rất trang trọng trong nhà lưu niệm nghĩa trang liệt sĩ Quảng Trị lẫn khi được trích dẫn trên báo chí.

Trước hết là chữ “lên”, phần lớn đều ghi là “xuôi”. Xin thưa, nếu “xuôi” thì không phải chèo, mà chỉ “lái” thôi. Chèo đò và lái đò là hai động tác khác nhau. Tiếp đến là chữ “ơi”, nhiều người dùng là “xin”.

Bản thân Lê Bá Dương khi sửa từ “xin” thành “ơi” là thán từ gọi đò – ơi đò… bớ đò…đò ơi theo đúng phương ngữ Quảng Trị, nghe thắt thẻo và có tiếng đồng vọng lênh lan trên sóng nước.

Thêm nữa, ở bản gốc thì câu thứ 4 đã có từ “xin” rồi. Nhưng theo chúng tôi, trong trường hợp này dùng “xin” hay “ơi” cũng đều khả dĩ. Câu dưới dị bản mới nặng, sự sai một chữ mới làm lệch ý nghĩa, ấy là “còn đó” thành “còn có”.

Chữ “còn đó” hay hơn, mênh mang hơn, phổ quát hơn, mở hơn. Lê Bá Dương không phải nhà thơ chuyên nghiệp nhưng anh đã dụng chữ rất hợp lý và chính xác.

Hai câu dưới thì có một dị bản là “bờ bãi” và “bờ mãi”, thì theo chúng tôi, dùng từ nào cũng được, dẫu “mãi mãi” hay hơn, vĩnh cửu hơn. “Bờ bãi” vừa cụ thể, vừa hẹp, chữ “bãi” như một từ láy phái sinh của bờ…

Có lẽ do bài thơ là tiếng lòng chung cho mọi người, đặc biệt là bài thơ còn được gắn với việc một người lính hàng năm một đôi lần về thắp hương thả hoa cho đồng bào, đồng đội, vì vậy, từ khi xuất hiện trên báo bài thơ đã được mọi người chú ý.

Người này nhớ một vài câu, người khác nhớ cả bài 4 câu, nhưng thường thì mọi người nhớ và thuộc hai câu đầu trong cả bài 4 câu… Và ngay cả 2 câu đầu đó cũng vẫn có vài từ khác nhau như đã dẫn. Chúng tôi thống kê có các dị bản như sau:

Dị bản 1:

Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm.


Dị bản 2 khác với DB1 ở từ ơi thay cho từ xin trong câu đầu. Dị bản 3 khác với dị bản 2 ở từ “Có” thay cho từ “Đó”. Cũng có bản từ hai mươi trong câu thứ 3 được đổi thành từ đôi mươi…

Như thế, bản chính thức là bốn câu ở phía đầu bài...

Ngoài ra, Lê Bá Dương còn một bài thơ 2 câu được viết trong một tình huống khác. Hôm chuẩn bị vào sâu về phía nam mặt trận, cô bé trong nhà dân chợt hỏi: Chú ơi, tại sao lại gọi là quân giải phóng Bắc Quảng Trị? Vội quá, anh lấy bút viết vội vào trang sách học trò của cô bé hai câu thơ và cũng là hai vế đối:

Một khẩu súng giữ hai trời Nam Bắc
Một dấu chân in màu đất hai miền.

Mãi mới đây, nhân dịp kỷ niệm 35 năm giải phóng Quảng Trị, “cô bé” bây giờ đã là cựu du kích trao lại cho Lê Bá Dương tờ giấy kẻ ngang đã úa vàng nhưng vẫn nguyên nét chữ viết 2 câu thơ.

Hôm đi cùng đồng đội lên cao điểm 544, nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Công Tính đã đề nghị một nhà thư pháp viết hai câu thơ mà theo anh là tuyên ngôn hay nhất bằng thơ về quân giải phóng Bắc Quảng Trị của Lê Bá Dương.
Văn Công Hùng - báo Tiền Phong

Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010


Các bạn thân mến!

Nếu ngày trước, chúng ta học bên nhau, khó có thể xác định về sau những người bạn chúng ta sẽ làm gì. Hôm nay nhìn lại, với tuổi bọn mình, mọi việc đã định hình. Lớp 10H chúng tôi có một cậu bạn mà con đường hoạn lộ cũng lạ. Đó là bạn Đỗ Ngọc Thủy. Ngày trước cậu ấy học tốt cả các môn tự nhiên lẫn xã hội. Sau khi tốt nghiệp Đại học , cậu ta trở thành giáo viên vật lý hạt nhân tại Đại học Bách khoa Hà nội nhiều năm. Nay cậu ấy lại chuyển sang làm văn học nghệ thuật. Tôi xin giới thiệu một số bài của cậu ấy qua các liên kết:




Thứ Ba, 27 tháng 7, 2010

Trường C3 Nguyễn Trãi vào năm học 1970-1971 có 8 lớp 9 : 9A đến 9I. Vào năm sau hụt mất một lớp chỉ còn 7 lớp 10: 10A đến 10H. Chúng tôi muốn liên kết các bạn cùng khóa để trao đổi thông tin với nhau. Sau đây là danh sách các bạn lớp 9I-10H. Mong các bạn các lớp khác xây dựng danh sách cho lớp mình
DANH SÁCH CÁC BẠN LỚP 9I-10H NGUYỄN TRÃI NĂM HỌC 1970-1972

Một số các bạn đã có liên lạc
10A:
Mai Tiến Dũng 0904088861
Phạm Đức Khánh 0913253638 khanhpd@it-hut.edu.vn
Vũ Ngọc Dung vnd.vungocdung@yahoo.com
10B:
Thuần 0913377907
Anh Dũng 0978859546

10D:
Phạm Quang Cường 0989090558/04-38281293

10E:
Tạ Thuần Túy 0912753823

10G:
Đồng Ngọc Toàn 0912170167 toandn@qh.gov.vn
Nguyễn Phương Hạnh 04-35580749 hanhtp10g@gmail.com
Đinh Trọng Hòa Bình 0913233529

banghs

Lời chào


Xin chào các bạn!

Đây là blog thử nghiệm của các bạn học sinh tốt nghiệp trường Cấp III Nguyễn Trãi Hà nội vào năm 1972(tạm gọi là khóa 22). Thời đó là những năm cực kỳ gian khổ của cả nước. Các học sinh vào trường ở các lớp 8, 9, 10 từ nhiều trường khác nhau. Giữa chừng, nhiều bạn lên đường nhập ngũ để vào chiến trường. Ngày thi tốt nghiệp và thi đại học đều thực hiện ở nơi sơ tán. Blog này muốn các bạn quan tâm cùng nhau xây dựng và hoàn thiện.
Chúc thành công!

banghs