Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

Tự sự hàng rào quê

Chức năng muôn đời của những bờ rào là làm đường ranh ngăn cách bên trong với bên ngoài, bên này với bên kia. Có ai biết trong cái sự thay đổi nhỏ nhẹ của những bờ rào nơi quê nhà, đã mang theo một cuộc vần xoay lớn về quan niệm sống, nhân sinh quan của con người nông thôn.

Nỗi oan của giậu mồng tơi

Người miền Trung xứ nắng quê tôi thường chọn những loại cây làm rào là loài mọc thẳng, không quá cao, không quá um tùm, sum suê, dễ đan khóm vào nhau và tỉa nắn ngay hàng. Dâm bụt (có nơi gọi râm bụt), keo giậu (còn gọi là bình linh, táo nhơn…), cây tô phượng (còn gọi là tô mộc hay gỗ vang); mồng tơi… là những loại cây giải pháp tốt cho rào giậu vì chúng thật dễ trồng, mặt khác, ngoài chức năng “biên phòng” cho mảnh vườn, ngôi nhà thì chúng còn tham gia vào đội văn công “cây nhà lá vườn” để tăng hương sắc cho những bữa ăn dân dã, làm nguyên liệu cho những bài thuốc dân gian gần gũi nhất.
Những trận mưa bão dài ngày, chợ búa ế ẩm, xơ xác, mẹ tôi chỉ đội nón ra bờ rào ngắt vài ngọn mồng tơi là đã có một bữa canh ngon. Ba đi làm rẫy bị trầy tay chân, máu ra nhiều, mẹ cũng dùng lá cây tô phượng đắp lên chút là cầm ngay. Thằng em bị sán kim hành, đêm ngứa ngáy khóc hoài, sáng hôm sau con chị trảy ít hạt keo giậu cho ăn là khỏi (nên dân gian còn gọi cây này là keo giun)…

Chưa kể, vào mùa thu, mùa đông người ta thường dọn, tỉa rào, rút được cơ man nào là củi rèo, phơi khô, chụm bếp cũng qua được cả mùa Tết.



Ngoài cái “công năng xác lập chủ quyền” và đem lại sự an tâm cho gia chủ, hàng rào còn là một phương tiện để chia sẻ nghĩa tình với xóm giềng. Hơn cả, là làm nhân chứng lẫn tội đồ cho biết bao cuộc tình mùi mẫn trong dân gian. Có lẽ cô gái “thò tay em bứt cọng ngò/thương anh đứt ruột giả đò ngó lơ” cũng chỉ dám ngó anh trai nhà hàng xóm qua mấy cái khoảng hở thấp thoáng của cái giậu rào. Thế rồi, cũng ăn theo cái tư duy cảm tính thiếu bản lĩnh đó, mà hàng rào cũng từng bị cái anh chàng nhà quê ẻo lả sến sồ trong thơ Nguyễn Bính một hôm lên giọng vu khống một cách trắng trợn (giá đừng có giậu mồng tơi/thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng…)

Người quê tôi còn có thói quen trồng cây lớn (như mít, xoài, mận, me, ổi, mãng cầu…) ở trên làn ranh hàng rào như mấy góc hàng rào, ngoài mục đích “xác lập chủ quyền bền vững”, còn để là dịp xóm giềng cùng chung chia những mùa quả ngọt. Người ta nói có qua có lại mới toại lòng nhau, nên cứ đến mùa trái chín ngoài rào, hễ quả ấy thuộc phần tán cây ở phần đất nhà nào thì nhà đó cứ việc hái, rồi bưng qua bưng về chia nhau từng miếng mít, trái xoài, ăn lấy thảo.
Nhà này nấu được món ngon bao giờ cũng dành một tô, một đĩa đững bên rào í ới gọi nhà kia cùng thưởng thức… Nhờ vậy mà trên cơ sở “yên tâm về ranh giới”, cái hàng rào làm thằng hoa thêm tình nghĩa xóm giềng, đảm bảo cái không gian riêng từng gia đình lại triển nở những hành xử tốt đẹp chung trong quan hệ nhân quần.

Câu chuyện nhân sinh

Nhiều người quê nghe lời thầy địa lý, tin phong thủy về chăm chút cái hàng rào giậu thiệt đẹp: rào giậu trước nhà không được cao quá ngạch cửa sổ, nghĩa là, chừng ngang bụng người lớn, để vừa có cảm giác an toàn, lại vừa giữ trạng thái cân bằng trong tầm mắt. Điều quan trọng nữa, là vừa đủ kín đáo, tạo ra vẻ duyên dáng sáng sủa cho ngôi nhà lại vừa có thể quan sát, nối kết được chuyện xã hội, cộng đồng diễn ra bên ngoài ngõ. Người ngoài đường, cũng vì thế mà thấy ngôi nhà gần gũi, không quá khép kín đến nỗi ngần ngại lui tới, cũng không quá tênh hênh dễ dãi để vồn vã ôn tồn thái quá. Thế là, cái nhân sinh/vũ trụ quan qua tương tác trong – ngoài cũng được chăm chút qua cái giậu rào tưởng rất đơn sơ.

Nhưng, không phải người quê nào cũng là “thầy địa lý”. Đôi khi chủ nhà có tính kín đáo, thích cảm giác sống yên lặng, ẩn mình, cho giàn bông giấy trước cổng tha hồ vươn ra hai bên rào giậu, che khuất ngôi nhà. Có chủ khác lại có tính quảng giao, hướng tha đã chọn cây thưa làm hàng rào để vào ra, đôi khi chuyện trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã hay là vậy. Hàng rào trong trường hợp này cũng là tính cách, văn hóa gia đình của gia chủ, văn hóa vùng miền.



Lúc còn nhỏ, bọn tôi được mấy ông mệ già trong xóm nhắc nhở là không được tự tiện lấy dao rựa chặt hết mấy bờ rào hay bụi cây trong vườn vì sợ vô ý chặt trúng chỗ mấy vong hồn bảo hộ ngôi nhà đang trú ngụ. Rồi khi trời mưa xong, khu vườn ẩm ướt, khí lạnh cỏ cây ngập tràn, người lớn trong xóm vẫn đi ắm nhang ở mấy chân rào, lầm rầm khấn nguyện. Mùi khói nhang sau mưa ấm cúng và gợi cảm giác thiêng liêng mở ra một sự giao cảm thành kính giữa người dương với kẻ âm. Hình như đôi lúc, những bụi cây hàng rào cũng là ranh giới của một không gian khác – không gian tâm linh.
Nhân sinh quan và vũ trụ quan nằm trong sự mộc mạc đã thành vô thức đó, mà làm nên tính cách, hồn quê, làm nên cấu trúc xóm giềng, làng mạc.

Tôi rời quê vào phố đã gần 15 năm nay. Tôi nhớ những bờ rào quê xanh mát, nơi những đứa trẻ bám vào mà chập chững những bước đầu tiên, nơi người già chân yếu mắt mờ lần vị theo từng thửa cây mà về thăm hỏi xóm giềng. Tất cả hãy còn sống động. Rồi đây, những điều giản dị như cái hàng rào kia cũng sẽ đổi thay trong không khí, hình thái đô thị hóa nông thôn vội vàng đôi khi kệch cỡm.

Từ sự nhỏ nhẹ của cái hàng rào, vì thế mà thấp thoáng câu chuyện không nhỏ của nông thôn Việt Nam ngày nay.

Nguyễn Vĩnh Nguyên (Bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị Xuân Tân Mão)

Thư mèo gửi chó



13/02/2011 0:42
Anh chó thân mến!
Đây là lần đầu tiên em viết thư cho anh. Tuy hai chúng ta ở chung một mái nhà và quen biết nhau đã lâu nhưng người nọ thường tránh mặt người kia. Tại sao như thế thì chính em cũng không giải thích nổi. Bởi suy cho cùng, hai đứa ta có hai nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau, cũng như có lối sống và được hưởng hai nền giáo dục khác nhau hoàn toàn.
Anh chó thân mến!
Nhưng dù nói gì đi nữa, trong thâm tâm em rất kính trọng anh. Chả phải vì anh to khỏe, bởi chắc anh cũng quá biết, trên đời này thiếu gì những đứa to khỏe mà ngốc (những đứa vừa yếu vừa ngốc còn nhiều hơn nữa), cũng chả phải nhờ anh sủa to, bởi dù không là người (và chưa chắc đã muốn như thế) em cũng biết câu: “Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi” chứng tỏ sủa to chả quyết định được điều gì.
Thứ mà em hâm mộ anh, hay nói chính xác hơn, tất cả muôn loài hâm mộ anh, đó là lòng dũng cảm. Em có thể khẳng định rằng, chó tuy không phải là con vật to lớn nhất, nhưng chắc chắn là con vật dũng cảm nhất trên trái đất này.
Đọc tới đây, anh đừng nghĩ em nịnh bợ. Tuy mèo là thứ nổi tiếng hay nịnh bợ nhưng thử hỏi nịnh anh thì có lợi gì? Anh không thể cho em chức giám đốc, anh không thể cho em đoạt giải nhất trong liên hoan ca nhạc và càng không thể cho em đoạt vương miện hoa hậu hay hoa khôi thể thao. Nịnh anh thật phí công.
Cho nên tình cảm ngưỡng mộ mà em dành cho anh là thứ tình cảm hết sức chân thành. Nó xuất phát từ đáy lòng, mặc dù đáy lòng của mèo không phải quá sâu. Nó bắt nguồn từ lòng dũng cảm vô bờ của anh, tức chó.
Thật vậy, không phải ngẫu nhiên mà từ ngàn xưa, người cùng với chó đã đi săn. Hồi ấy, người chưa có súng (nếu có cũng chưa biết bắn), người chỉ có giáo mác, gậy gộc và chó để chiến đấu với voi, sư tử, hổ báo, gấu... và em tin chắc người đã không bao giờ thắng lợi nếu không có chó giúp sức.
Vâng (em xin bắt chước các MC, cứ mở đầu chả ai hỏi cũng vâng). Rõ ràng lòng dũng cảm của chó đã giúp người vượt qua bao khó khăn. Chó tấn công kẻ thù, chó bảo vệ người, chó băng mình tìm kiếm người hoặc băng mình kéo xe trong đêm tối. Rõ ràng chó có lòng dũng cảm tuyệt vời mà mèo cũng như vô số những con vật khác chả khi nào có nổi.
Sự dũng mãnh, tinh thần chiến đấu của chó đã thành huyền thoại, được ghi trong sử sách và ghi vào phim ảnh. Đã có phim 101 con chó đốm mà chưa từng có phim về hai con mèo. Không còn nghi ngờ gì nữa, sức mạnh của chó đã được khẳng định.
Anh chó thân mến!
Vậy tại sao em viết thư này? Tại em rất ngạc nhiên khi bây giờ, đến đâu cũng gặp chó cảnh. Chó cảnh, anh nghe rõ chưa? Đấy là những con chó có khi còn bé hơn con mèo, sủa còn nhỏ hơn mèo, và kinh khủng hơn nữa, là nhát hơn mèo.
Những con chó cảnh không bắt chuột, thậm chí không dám bắt cả gián lẫn thằn lằn. Chúng ngủ trên giường đệm, chúng xịt nước hoa và ăn thức ăn trong hộp. Chúng diêm dúa và yếu ớt hơn cả một con mèo yếu ớt nhất.
Lý do gì lại như thế hả anh? Tính cương trực của chó, sự mạnh mẽ của chó, tinh thần đấu tranh của chó đâu rồi?
Bởi về bản chất, chó không phải bông hoa. Chó không nở ra để trưng bày. Loài người đã có cây cảnh, cá cảnh, chim cảnh là quá đủ rồi. Việc góp chó cảnh cho họ chả làm chó vinh dự gì, thậm chí chỉ thêm nhục nhã mà thôi.
Lý do gì khiến một số bạn bè anh sa đọa như thế nhỉ? Vì miếng ăn ư? Em không tin vì chó nào cũng chỉ ăn đến xương là cùng. Dù chó cảnh cũng đâu có ăn được yến sào hay vi cá. Vì cái mặc ư? Đã có chó cảnh nào được mặc com-plê hay áo đầm dạ hội đâu?
Vậy tại sao chó biến thành chó cảnh? Sau khi suy nghĩ rất lâu, em kết luận là do chó đã không tôn trọng bản thân mình. Hơn nữa, chó đã không thấy hết vai trò, vị trí và trách nhiệm của mình trong cuộc sống. Thay vì đấu với cái xấu, chó quay ra chăm sóc bản thân, và tệ hơn nữa, muốn hưởng lợi từ sự chăm sóc này.
Anh chó thân mến!
Năm nay là năm con mèo. Nếu đời người chỉ có một lần đám cưới thì mèo cũng chỉ có một năm trong đời. Ít có mèo nào sống đến 24 năm. Vậy trong năm của mình, em phải làm gì? Chắc chắn nên làm một hành động có ý nghĩa cho xã hội loài người nói riêng và muôn loài nói chung. Thế thì tốt nhất em nên nhắc nhở anh. Em tha thiết mong anh tìm lại vẻ hùng dũng như xưa, giảm đi đáng kể tính trưng bày, tính yếu đuối của mình, góp sức đưa cuộc sống lên một mức cao mới.
Đọc thư này xong, có thể anh sẽ giận em. Nhưng anh ơi, em viết rất chân thành. Em không “đuổi chó” thì anh cũng đừng “mắng mèo”.
Em chỉ muốn hai ta hiểu nhau hơn, và cùng bắt tay xây dựng một tương lai phía trước.Kẻ luôn ngưỡng mộ anh
Lê Văn Mèo
Lê Hoàng
(Theo Thanhnienonline) Hoa NT suu tam.

Thư của chó gửi mèo












20/02/2011 0:13
Mèo thân mến!
Anh đã nhận được thư của em. Cảm giác đầu tiên của anh là rất ngạc nhiên và xúc động. Như em đã biết, dù loài người có hằng ngày gửi cho nhau hàng triệu tin nhắn thì chó cũng chả hy vọng gì nhận được thư mèo. Vậy mà hôm nay, việc ấy đã thành hiện thực.
Đầu tiên, anh xin khẳng định giữa hai ta chả có điều gì lấn cấn cả.
Thiên hạ khi miêu tả hai kẻ cãi nhau cứ bảo chúng “như chó với mèo” nhưng thực ra, chúng ta có hai con đường, hai cách sống và cách sinh hoạt rất khác biệt. Nếu như có một cuộc thi “chó xinh đẹp ngày xuân” thì mèo cũng không tham dự và ngược lại.
Cho nên anh rất cảm kích trước những lời lẽ chân thành trong thư em. Nó chứng tỏ chúng ta cùng có những mục tiêu chung, những niềm mơ ước chung, hướng tới sự cao đẹp chung.
Mèo thân mến!
Trong thư dài của mình, em trách chó đã trở nên mềm yếu, thiếu dũng cảm, ngại đấu tranh. Bằng chứng em đưa ra là đã xuất hiện một tầng lớp chó cảnh ngày càng đông đảo.
Ai mà không biết chó cảnh là loại gì. Chúng bé tí xíu, có mắt ngơ ngác, có mõm ngơ ngác, có đuôi nhỏ như cái tăm và có răng không cắn nổi một con ruồi. Nói tóm lại, chúng còn tệ hơn cả mèo. Mục đích duy nhất của chó cảnh là ăn thật ngon, ngủ thật êm và sủa thật thanh. Chúng hoàn toàn khác xa với chó chiến đấu, mà tính chiến đấu lại là đức tính cơ bản làm nên tên tuổi của chó.
Mèo ạ!
Bản thân anh không phải là chó cảnh, nhưng anh hoàn toàn đồng ý với em là rất đáng buồn khi thứ chó ấy ngày một đông, và đấy rõ ràng là bằng chứng cho thấy loài chó đang có vấn đề, thậm chí vấn đề khá trầm trọng. Em nói đúng, chó không phải là bông hoa để trưng bày và để ngửi (mặc dù anh nghe nói thịt chó nướng rất thơm). Chó đã, đang và cần là một công cụ đấu tranh mạnh mẽ mới xứng đáng với tên gọi của mình.
Nhưng em ơi, em trách chó một thì em phải trách người mười.
Anh không tuyên bố không có người thì không có chó - mèo nhưng rõ ràng thực tế cho thấy, cách cư xử của người có ảnh hưởng rất lớn, thậm chí quyết định đến chó - mèo.
Mà người thì thời gian gần đây, có thích đấu tranh, có đề cao lòng dũng cảm không? Hình như không mèo ạ.
Anh rất đau lòng phải nói với em điều này, vì nói xấu người không phải là điều hay ho, càng không phải điều thuận lợi cho chúng ta. Nhưng càng nhìn vào cách cư xử của người, anh càng thấy chó cảnh hợp với họ hơn là chó chiến đấu.
Vì anh có cảm giác người bây giờ rất ngại nói thẳng. Họ hay trình bày vấn đề một cách vòng vo. Ví dụ như cái xấu, họ gọi là cái “phức tạp” hoặc một đám khá đông người xấu được gọi là đám “không nhỏ”. Thay vì xông thẳng vào một chuyện gì, họ lại tìm cách đi vòng qua nó, thay vì đưa một vài tên đi xét xử, họ lại đưa ra kiểm điểm rồi thôi.
Nói tóm lại, nếu ngày xưa, ở trong rừng, người xông vào lũ thú dữ, chó xông theo hay ít nhất chó chạy trước, người chạy sau thì ngày nay, người ở nhà, chó chạy ra người còn kéo lại.
Mèo thân mến!
Chó là một con vật thông minh. Thậm chí có thể nói còn thông minh hơn tất cả các con vật khác, chả thế mà người đã nhờ chó bay lên vũ trụ trong những tên lửa đầu tiên. Và sự thông minh luôn luôn có thể dùng theo hai mặt: hoặc là theo cái tiến bộ, hoặc theo cái lợi cho mình.
Một bộ phận không nhỏ chó, lập tức phát hiện ra làm chó cảnh dễ sống hơn làm chó chiến đấu. Chó cảnh được ăn ngon hơn, được nâng niu hơn, được ngủ phòng máy lạnh và mặc áo lụa trong khi chó chiến đấu ngủ ngoài sân và mặc khí trời.
Thế là nhiều chó không giữ được phẩm chất. Chúng thấy làm chó cảnh vừa an nhàn, vừa sung sướng. Than ôi, chúng có lý của chúng, mặc dù lý ấy rất đau buồn.
Em hãy tin rằng việc khuyến khích, nuôi dưỡng và đề cao tính “cảnh” của chó hoàn toàn là lỗi của người, và chó chỉ phát huy. Nếu như ngày xưa ở trong rừng, một con chó cảnh không sống nổi quá ba ngày, không bị cọp hoặc báo ăn thịt thì cũng chết đói do không có khả năng tự săn mồi thì ngày nay một con chó cảnh có thể đảm bảo được cuộc sống rất lâu. Rõ ràng hoàn cảnh không chỉ làm hư con người mà còn làm hư cả con chó. Trước món lợi trước mắt đó, nhiều chó nghĩ không làm được chó cảnh mới làm chó khác mà thôi.
Mèo thân mến!
Anh viết lá thư này không phải để biện minh. Trên thế giới, chả ai biện minh cho chó mà chó cũng chả có khả năng làm chuyện đó. Đối với chó, tốt nhất là xông lên chứ không phải nói hay hoặc nói dở.
Nhưng anh vẫn mong em thay vì phàn nàn với anh về hiện tượng chó cảnh hãy phàn nàn thẳng với người. Chỉ có người mới giải quyết tận gốc vấn đề này, bởi đấy chính là chuyện của họ chứ không phải của chúng ta. Em hãy dũng cảm lên, dù là mèo, em hãy cư xử như chó một lần xem nào. Em hãy sủa thật to để người chú ý đến tâm tư, nguyện vọng của em.
Nếu làm được như thế, anh rất cám ơn em và anh sẽ tin tưởng hơn vào cuộc sống khi mèo cũng trở nên dũng cảm.
Anh của em
Le Van Meo.
Lê Hoàng
(Theo Thanhnienonline) Hoa NT suu tam.

CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG

Xin gửi tới mọi người một Clip về những cảnh đẹp thuộc một địa danh trên mảnh đất "Quảng Bình quê ta"

NguyentraiK22.5

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

GẶP BẠN

Hôm rồi, tập thể lớp 9I-10H đón Học và Thục từ miền Nam ra. Nghe nói bọn nó muốn mang chút nắng trong ấy chia cho ngoài này. Trên đường ra bắc, Học đã kịp nhấm nháp nắng gió Nha Trang với Trần Xuân Hòa và mang theo rượu cần Tây Nguyên, Thục đã kịp thăm lại đất cũ Loa Thành.


Sẽ chẳng bao giờ quên được nhau đâu, dẫu mỗi đứa một phương trời cách biệt!



Công Học và Hồng Nguyệt: Vậy mà không phải vậy!




Mừng sức khỏe


Mừng tình bạn


Mừng an lạc



Anh Thục Phán (Đây nốp - trên từng cây số)


Lớp đến thăm nhà mới của một người bạn cũ.


Nguyentraik22.5

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

LỜI ĐỀ NGHỊ





Thân gửi các bạn Nguyễn Trãi K22!

Xin mượn lời thơ của Mác xim Goocky cho đề nghị một trong các trọng tâm các bài đăng cho blog tháng 3 này.

Cả thế giới nương nhờ
Dưới hai bầu vú sữa
Trời không ánh sáng, hoa nào nở
Dạ vắng yêu thương, cảnh những sầu
Đời thiếu Mẹ hiền, không Phụ nữ
Anh hùng, thi sĩ hỏi còn đâu?

Ngày 8-3, ngày Quốc tế Phụ nữ, blog của khóa mong muốn các bạn cùng chia xẻ những cảm nghĩ, những hoài niệm và niềm tin...

Thân mến
Bloggers

CÃI NHAU VÌ MÈO


Hai bà hàng xóm cãi nhau:
- Này, đàn gà nhà bà nhảy qua hàng rào, phá nát vườn rau nhà tôi vừa mới trồng lại đấy!
- Vậy cả năm vừa rồi con mèo đen nhà bà chén hết chuột của nhà tôi thì sao?
- Hừm! Nói cho bà biết nhé, ông chồng bà đã mấy lần... vờn tôi như là mèo vờn chuột đấy! Có chồng thì nhớ mà giữ!
- Bà đã nói vậy thì tôi cũng chẳng giấu, vợ chồng đầu gối tay ấp, sớm tối có nhau, vậy có bao giờ bà được chồng bà nựng là "con mèo nhung bé bỏng của anh chưa"? Vậy mà không dưới mười lần chồng bà đã nói với tôi như thế! Đúng là tình hàng xóm láng giềng, tắt đèn tối lửa!...
- Này bà, bà có biết con mèo tam thể mà tôi vẫn chăm sóc là do ai tặng không?
- Ai tặng tôi không quan tâm! Nói cho bà biết nhé, bà mà vào phòng ngủ của tôi, nhìn thấy bức tranh đá quý hình hai con mèo đực cái đang âu yếm nhau, có cả chữ ký tắt tặng ở mặt sau, chắc bà phải lồng lên như... sư tử cái!
Đến lúc này, hai ông chồng - hai ông hàng xóm không đừng được, xuất hiện:
- Này hai bà! Các bà cào cấu nhau không đủ hay sao mà còn định lôi chúng tôi vào cuộc? Mèo trắng, mèo đen... mèo nào mà chẳng bắt chuột? Mèo nào mà chẳng ăn vụng thành thần? Mèo nào mà lại chê mỡ? Vẽ chuyện!
Dung (10A) st

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011

Mừng Thọ tuổi 80 nhà thơ Thanh Bình



Ngày 20 tháng 2 năm 2011 tức ngày 18 tháng giêng Tân Mão ,gia đình bạn Phạm Anh Dũng lớp 10B Nguyễn Trãi đã tổ chức Mừng Thọ cho Cụ Nguyễn Đắc Tu ( tức nhà thơ Thanh Binh ) và 60 năm Kỉ niêm ngày cưới của hai Cụ Nguyễn Đắc Tu và Lê Thị Thân .Thay mặt các bạn - lớp 10B Nguyễn Trãi đã chúc các cụ lẵng hoa tươi thăm tình cháu con : Chúc các Cụ sống VUI KHỎE.

Hai Cụ Nguyễn Đắc Tu và Lê Thị Thân trong ngày vui 20 tháng 2 năm 2011.


Liền Chị Quan Họ chúc mừng.


Hội thơ và họ hàng đón nhận,nghe ngâm tập thơ Nắng Chiều của tác giả Thanh Bình.


Nhà thơ Thanh Bình đón nhận lẵng hoa


Hai Cụ Nguyễn Đắc Tu và Lê Thị Thân vui cùng các bạn học phổ thông của con Dũng + Oanh.


Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011

Thiền Đột quị và Trái Tim

Tác giả : Chu Tất Tiến

Cách đây vài năm, khi tôi đang còn chủ trương một chương trình có tính cách thiện nguyện và phải trang trải và chi tiêu rất nhiều cho chương trình này, trong khi không có sự trợ giúp nào từ phía chính phủ cả, tôi đã suýt bị “stroke” và chấm dứt cuộc đời ở đây, nếu không có Thiền.
Buổi tối hôm đó, tôi đang ngồi ở nhà, lo lắng khủng khiếp về số tiền mà mình phải chi gấp cho tiền nhà, tiền điện thoại, cũng như một số tiền linh tinh khác hầu giữ cho chương trình được tiếp tục, bất ngờ tay chân tôi tự nhiên rung giật khác thường. Mới đầu là rung nhẹ, sau giật liên hồi, không kiểm soát được nữa. Bắp thịt miệng tôi cũng giật luôn. Tôi hốt hoảng, cố gọi người con trai bằng một loại âm thanh đứt quãng của mình. May mắn cho tôi là anh con trai tôi vừa đi ngang qua, nhìn thấy tôi đang rung giật, vội gọi cậu em và hai anh em hốt hoảng chở tôi vào ngay bệnh viện UCI cấp cứu.
Ngay lúc đó, tôi cố gắng kiềm chế không cho tay chân rung giật, nhưng cơ thể tôi đã bắt đầu bất tuân lệnh, tôi đành chấp nhận các cơn run rẩy liên tục. May mắn cho tôi là trí óc còn tỉnh táo. Trong tình hình nguy kịch ấy, tôi chợt nhớ đến Thiền! Tôi nghĩ chỉ còn phương cách này mà thôi, vì từ nhà đến bệnh viện, khiêng ra khiêng vào cũng bao nhiêu phút, có thể từ liệt đến chết. Nhớ đến điều đó, tôi bình tĩnh ngay và bắt đầu hít thở thật dài, thật sâu. Tôi nhắm mắt lại, mặc cho hai ông con trai lo bế ra xe, nổ máy và chạy đi, tôi chỉ tập trung tư tưởng, và hít thở theo Thiền. Từ từ hít vào bằng mũi, theo dõi hơi thở mình tới bụng, ngưng lại ba giây (đếm thầm 1,2,3), rồi từ từ thở ra, cũng thật chậm. Tôi cứ làm thế, không màng đến ngoại cảnh, chỉ trừ khi bác sĩ hỏi vài câu hỏi thì trả lời, sau đó, thì mặc họ, chụp phim X-Ray tại chỗ, rồi qua MRI, rồi Siêu âm, chích nước biển… Cứ xong một việc, tôi lại nhắm mắt, hít thở. Suốt đêm như vậy, tôi không suy nghĩ gì, để cho óc não thoải mái, không tạp niệm, không run sợ, không lo âu, không phỏng đoán bất cứ điều gì. Trong óc tôi, chỉ có một tư tưởng chạy qua chạy lại: “Bình tĩnh, không nghĩ gì hết, tập trung tư tưởng hít thở. Hít vào…. Nén hơi, 1,2,3… Thở ra… Hít vào….”
Cứ thế, tôi dần dần đi vào giấc ngủ nhẹ nhàng (một phần có lẽ (?) bệnh viện cho tôi thuốc ngủ chăng?) Đến nửa đêm tỉnh giấc, tôi lại tiếp tục hít thở.. Hít vào… thở ra… trong khi tay chân vẫn để xuôi thẳng theo thân người. Rồi lại ngủ. Đến sáng hôm sau, khoảng 11 giờ, thì bác sĩ trực đến, cho tôi biết là chẳng có gì quan trọng cả, chỉ là một cơn “stroke” nhẹ, đã qua khỏi rồi. Tôi hỏi ý kiến ông về việc tôi hít thở, tập trung tư tưởng, hít vào, nén hơi, rồi xả ra..
Ông bác sĩ người Mỹ giật mình, nhìn tôi: “A! Tôi biết rồi! Ông làm đúng đó! Ông đã Thiền để tự cứu mạng mình! Nếu ông không làm như thế, thì bây giờ ông đã gặp khó khăn rồi!”
Bác sĩ còn cho biết cơn “light stroke” (Xuất huyết não nhẹ) đến trước, báo động cho cơ thể biết là nó sắp tấn công cơn thứ hai, mạnh hơn và đưa đến tử vong hoặc bại liệt! Nếu tôi tiếp tục lo lắng, sợ hãi, không biết Thiền thì nhất định một cơn nữa sẽ dứt điểm!
Sau này, tôi đọc trên Internet, thấy có lời khuyên của các Y Sĩ là khi có cảm giác sắp bị “nhồi máu cơ tim” (heart attack), thì việc đầu tiên cũng là ho vài cái rồi hít thở thật sâu và thật dài, tối thiểu 10 lần sẽ cứu được mạng.
Triệu chứng bị “heart attack” được thể hiện dưới hính thức sau:
- Đau thắt tim.
- Cơn đau chạy từ tim đến dưới cánh tay trái. Nói “dưới” nghĩa là cơn đau buốt chạy phía dưới bắp thịt cánh tay trái.
- Hơi thở gấp rút, ngắn và giật
- Mệt bất ngờ, lưỡi líu lại.
- Có thể muốn ói mửa.
Đó là những triệu chứng đầu tiên báo hiệu có thể có một cục máu bầm đang làm tắc nghẽn máu về tim, làm trái tim phải đập mạnh tối đa để làm tròn phận sự của nó là đẩy cục máu ra khỏi chỗ kẹt, nhưng vì không thể làm được chuyện đó, nên tim đành đứng lại.
Còn xuất huyết não, có thể một (hay tất cả) các triệu chứng sau:
- Mệt bất ngờ, lưỡi có thể líu lại, nói lăng nhăng, lắp bắp.
- Mất thăng bằng.
- Tê liệt một phần thân thể, tê một bên mặt.
- Có những cử động bất thường.
- Nhức đầu khủng khiếp
Theo nguyên tắc bảo vệ sức khỏe, nếu thấy những triệu chứng này, lập tức gọi 911, bất kể đang ở đâu, đang làm gì. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp, việc tự gọi 911 không thực hiện được, vì ở xa máy điện thoại, hoặc tay chân run giật, ngã lăn xuống đất, hoặc đang lái xe… Vậy, phương pháp duy nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất trong khi chờ chữa trị là hít thở Thiền.
Thực hiện hít thở Thiền rất đơn giản, gồm hai việc: xả bỏ và tập trung hít thở.
- Xả bỏ: lập tức bỏ qua mọi suy nghĩ, lo âu, và tự mình “nói” (trong đầu) với mình là “không nghĩ gì hết, không nghĩ gì hết, không nghĩ gì hết, xả bỏ, xả bỏ, xả bỏ…”
- Tập trung hít thở: Trước hết là nhắm mắt lại, tay chân ở đâu, để đó, hít vào thật chậm, theo dõi hơi thở qua mũi, dồn xuống phía dưới bụng, nén hơi, đếm 1,2,3 rồi từ từ thở ra, theo dõi hơi thở đang đi qua mũi. Cứ thế mà lặp đi lặp lại nhiều lần. Trường hợp đang lái xe, mà thấy có triệu chứng gì bất thường như trên, lập tức tấp xe vào lề đường, bật đèn báo động lên, và nhắm mắt hít thở… Nhất định sẽ tự cứu được mạng sống mình.
Điều quan trọng là sau khi qua khỏi cơn “stroke”, phải thay đổi lối sống, từ suy tư, lo nghĩ đến bỏ mặc mọi việc suy nghĩ rắc rối. Bỏ bớt thương mại, bỏ bớt âu lo về cuộc sống, về gia đình, con cái. Không ôm đồm nhiều việc một lúc, không bao đồng, dù là bao đồng giúp thiên hạ, giúp kẻ nghèo, kẻ bệnh tật, hay là lo lắng về hiện tình đất nước nữa. Với những người hay âu lo về vận mệnh đất nước, nên nhớ rằng: “Con người có số, đất nước có mệnh!”. Thôi, thì với điều kiện sức khỏe của mình đã không tốt, thì đành vậy. Quên đi! Quên đi! Hãy để cho những người khác hoặc giới trẻ lo giùm!
Và, nếu có thể, thì đi chơi xa một thời gian cho thật thoải mái rồi hãy trở lại nhà. Trong suốt thời gian sau đó, phải kiên nhẫn Thiền và hít thở, mỗi ngày ít nhất một tiếng đồng hồ, hoặc Thiền ngồi, hoặc Thiền nằm, thì mới may ra giữ được mạng đến 90 tuổi….

Đậu Hoàn Đô st

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011

Em gái Sài Gòn




Em và tôi,
Tình yêu thưở thiếu thời,
Ngày chinh chiến,
Tôi đi vào bộ đội,
Em hồn nhiên học mãi ở trời tây!

Rồi từ ấy,
Hai đứa thành xa lạ,...
Em lấy chồng,
Tôi cũng là "Ông xã" của "Người ta"!

Con tạo xoay vần,...
Tôi lận đận nơi xa,
Em vất vả,
Nơi thành phố mang tên Bác,...

Và bất ngờ,
Trong một ngày tháng Chạp,
Tôi về thăm,
Người em gái "Thân xưa",...

Chúng tôi gặp nhau,
Mừng mừng, tủi tủi,
Những kỷ niệm ngày xưa,
Nói mãi cũng không thừa!

Nhưng mà rồi,
Em, tôi đều không nói:
"Tình cảm chúng mình,
Khi xưa,
Ngây thơ và ngốc nghếch,...
Nay,
Hãy tôn thờ,
Nơi sâu thẳm trái tim!".



07-02-2011(Xuân Tân Mão)
Ngô Thái Hòa.
(Berlin, CHLB Đức).

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

Tác giả và tác phẩm trường ca Việt Nam

Nhà thơ Đỗ Quyên

Đề tài TRƯỜNG CA với nền văn thơ Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu. Tại đây, các bạn có thể xem một bài chuyên khảo của một người bạn Nguyễn Trãi K22 chúng ta về vấn đề này. Chân thành chia vui cùng bạn Đỗ Ngọc Thủy (Đỗ Quyên).

Bloggers

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

CÓ MỘT THỜI NHƯ THẾ

Xuân Quỳnh




Có một thời vừa mới bước ra
Tuổi Xuân đã gọi mời trước cửa
Chẳng ngoái lại bước chân trên cỏ
Vườn hoa nào cũng ở phía mình đi
Đường chẳng xa, núi không mấy cách chia
Trong đáy mắt mầu xanh là vĩnh viễn
Trang nhật ký xé trăm lần lại viết
Tình yêu nào cũng tha thiết như nhau

Có một thời ngay cả nỗi đau
Cũng mạnh mẽ ồn ào không dấu nổi
Mơ ước viển vông, niềm vui thơ dại
Và tình yêu không ai khác ngoài anh
Người trai mới vài lần thoáng gặp
Luôn hy vọng để rồi luôn thất vọng
Tôi đã cười đã khóc không đâu
Một vầng trăng niên thiếu ở trên đầu
Một mặt đất cỏ xanh rờn trước mặt

Mái tóc xanh bắt đầu pha sợi bạc
Nỗi vui buồn cũng khác những ngày xưa
Chi chút thời gian từng phút từng giờ
Như kẻ khó tính từng hào keo kiệt
Tôi biết chắc mùa xuân rồi cũng hết
Hôm nay non, mai cỏ sẽ lại già

Tôi đã đi mấy chặng đường xa
Vượt qua mấy núi rừng qua mấy biển
Niềm mơ ước gửi vào trang viết
Nỗi đau buồn dồn xuống đáy tâm tư
Em yêu anh hơn cả thời xưa
(Cái thời tưởng chết vì tình ái)
Em chẳng chết vì anh, em chẳng đổi
Anh cộng đời anh vào cuộc đời em
Em biết quên những chuyện đáng quên
Em biết nhớ những điều em phải nhớ
Hoa cúc tìm trong bài hát cũ
Dẫu vẫn là cung bậc của ngày xưa
Quá khứ đáng yêu, quá khứ đáng tôn thờ
Nhưng đâu phải là điều em luyến tiếc



Bàng HS st

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2011

HÃY YÊU NHAU ĐI

Trịnh Công Sơn

Hãy yêu nhau đi khi rừng thay lá
Hãy yêu nhau đi giòng nước đã trôi xa
Nước trôi qua tim rong đầy trí nhớ
Ngày mãi mong chờ ngày sẽ thiên thu

Hãy ru nhau trên những lời gió mới
Hãy yêu nhau cho gạch đá có tin vui
Hãy kêu tên nhau trên ghềnh dưới bãi
Dù mai nơi này người có xa người

Hãy yêu nhau đi quên ngày u tối
Dù vẫn biết mai đây xa lìa thế giới
Mặt đất đã cho ta những ngày vui tới
Hãy nhìn vào mặt người lần cuối trong đời

Hãy yêu nhau đi bên đời nguy khốn
Hãy yêu nhau đi bù đắp cho trăm năm
Hãy yêu nhau đi quên ngày quên tháng
Dù đêm súng đạn dù sáng mưa bom

Hãy trao cho nhau muôn ngày yêu dấu
Hãy trao cho nhau hạnh phúc lẫn thương đau
Trái tim cho ta nơi về nương náu
Được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều.


Trần Xuân Hòa st



Ý Nghĩa của màu hoa hồng trong ngày Lễ Tình Yêu




Có lẽ chẳng có người phụ nữ nào lại dám từ chối khi có người tặng cho một bó hồng. Hoa là biểu tượng cho tình yêu mà tùy mầu hoa, thì lời nhắn nhủ âm thầm kèm theo lại một khác.
Hoa mầu đỏ: Love and Romance (Yêu và tình tứ)
Một trong những biểu hiệu được toàn thể thế giới công nhận là hoa hồng mầu đỏ tượng trưng cho tình yêu thực sự, trên cả những lãnh vực chính trị và tôn giáo.
Hoa mầu vàng: Cầu chúc cho người nhận được khỏe trở lại, đề cao tình bạn và diễn tả những vui mừng.
Hoa hồng màu vàng liên hệ đến ánh nắng mặt trời, diễn tả sự vui mừng và cầu mong cho người nhận được khỏe khoắn trở lại.
Hoa mầu.. hồng: tình yêu, lòng biết ơn
Hoa mầu hồng diễn tả tình yêu thơ mộng, ngọt ngào và điệu đà (elegance). Hoa mầu hồng cũng diễn tả một lời cám ơn. Hoa mầu hồng nhạt cũng được dùng để bày tỏ sự chia buồn đến người nhận.
Hoa mầu trắng: trong sạch, chia buồn và tinh thần tôn giáo
Hoa hồng mầu trắng còn gọi là hoa cô dâu, chỉ sự trong trắng, trinh bạch và sự bắt đầu của một tình yêu. Hoa hồng trắng cũng là biểu hiệu cho những vinh danh trong tôn giáo, và cũng dùng tặng người yêu khi cuộc tình đã tan., “rồi mai tôi đưa em xa kỷ niệm”
Hoa mầu cam: Mong muốn, hăng say và sự mê say (passion)
Hoa hồng màu cam là một gách nối giữa hoa hồng đỏ và hoa hồng vàng: tình bạn giữa hai người đang ở tình trạng “lửng lơ con cá vàng”: yêu thì chưa phải là yêu nhưng đã thân nhau hơn tình bạn bình thường. Người tặng cũng muốn diễn tả ý tưởng là “tôi rất hãnh diện vì bạn” (I ‘m proud of you)
Hoa mầu tím ( lavender) liên hệ đến vương triều, hoàng gia, rực rỡ (splendor)


Theo thống kê của liên hiệp những nhà bán lẻ quốc gia (The National Retail Federation) thì trong ngày Valentine Day của năm 2010, 30 phần trăm các cặp vợ chồng ở Hoa Kỳ đã dẫn nhau đi ăn tiệm. Người ta cũng bỏ ra 9.3 tỷ Mỹ kim mua quà mà những loại quà thông dụng là hoa và kẹo chocolate. Không những người ta chỉ ăn mừng ngảy Lễ Tình Yêu cho người mà còn cả cho thú vật nữa: số quà mua cho thú vật trong ngày Valentine Day cũng lên đến 681 triệu Mỹ kim. Còn các đại gia ở VN?


Đô ĐH st


CHÚC MỪNG NGÀY VALENTINE





 Mừng ngày lễ tình yêu 14-2,  K22 Nguyễn Trãi "trình diễn" bài hát Tim Bé Nhỏ - sáng tác của Phạm Uyên Nguyên, thơ Nguyễn Thị Xuân Hương.


Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011

THƠ NGÀY VALENTINE

BỐN MÙA YÊU ANH



Thu thật hiền anh nhỉ?
Chỉ có gió mát lành
Em sẽ là nắng xanh
Hong chân tình anh nhé

Xuân cũng về rất nhẹ
Như vòng tay em_anh
Em sẽ là mộng lành
Ru êm mùa hiu hắt

Đông cồn cào gió bấc
Đừng sợ lạnh nghen anh
Em là 1 cành xanh
Xua tan mùa băng giá

Rồi cháy trời mùa hạ
Lúc này em là sông
Anh hãy cởi tấm lòng
Trầm vào tim em nhé !

Sao một năm ngắn thế
Dường vẫn sót 1 mùa
Anh đã đoán ra chưa?
Còn mùa : Yêu thương nữa !

Mùa yêu em là lửa
Mùa yêu em bão giông
Mùa yêu em ấm nồng
Mùa yêu em hiu hắt

Mùa yêu em Chân thật
Mùa yêu em giận hờn
Mùa yêu để yêu hơn
Yêu anh nhiều _Thật đấy

(Hòa NT sưu tầm)



EM...

Em ...
Ngược đường, ngược nắng để yêu anh...
ngược phố tan tầm, ngược chiều gió thổi...
ngược lòng mình tìm về nông nổi...
lãng du vô định cánh chim trời....

Em ...
ngược thời gian, em ngược không gian...
ngược đời thường bon chen tìm về mê đắm...
ngược trái tim từ bao giờ chai lặng ...

Em ...
đánh thức nỗi buồn....
Em ...
gợi khát khao xanh...
Mang bao điều em muốn nói cùng anh...
Chợt sững lai...
trước cây mùa trút lá...
Trái đất sẽ thế nào nếu màu xanh không còn nữa...
và sẽ thế nào khi trong em không anh ?!?...

Em ...
Trở về im lặng của đêm...
Chẳng còn nữa người đông và bụi đỏ...
Phố bỗng buồn tênh, bờ vai hút gió...
Riêng chiều nay em biết -----
Một mình Em

Việt Anh, Lê.

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2011

Số phận long đong của phim "Hà Nội trong mắt ai"

Trần Ngọc Kha

Trong ký ức tôi thời còn là sinh viên, “Hà Nội trong mắt ai” là một bộ phim bị “cấm”. Hồi đó một đứa trong chúng tôi có bố công tác trong Bộ Nội vụ (cũ) – Bộ Công an bây giờ. Nhờ nó mà chúng tôi lọt được qua cổng Bộ này, 15 Trần Bình Trọng, xem trọn vẹn bộ phim. Cảm xúc của lũ chúng tôi bấy giờ chuyển từ ngạc nhiên, sửng sốt đến bái phục, ngưỡng mộ. Sao không ngạc nhiên, sửng sốt được khi tự nhiên bỗng dưng xuất hiện một bộ phim một mình một giọng như vậy? Sao không bái phục, ngưỡng mộ khi những người làm phim đã dám nói những điều ngay thẳng, lại hay đến vậy? Và bất chấp lịch biểu học hành, nhiều lần sau đó, cứ có cơ hội là chúng tôi lại đi “xem chui” bộ phim này, không chán. Không chỉ trong giới sinh viên, đi đến đâu, gặp bất kỳ ai người ta cũng xôn xao, bàn tán về bộ phim. Mọi người đều chung một câu hỏi: tại sao nó bị “cấm”?
Thực ra, không có bất kỳ một văn bản nào do ai ký ra lệnh cấm lưu hành bộ phim này. Nhưng dường như chỉ sau một thời gian rất ngắn, chừng vài ba tháng thôi, từ sau khi nó được phát hành thì phải, không một ai dám công khai chiếu hoặc xem tiếp bộ phim. Và, một lẽ thường tình, đạo diễn bộ phim, ông Trần Văn Thủy, lập tức bị hầu hết mọi người, kể cả những đồng nghiệp thân cận nhất cô lập, ghẻ lạnh. Cố nghệ sĩ Phạm Hà có lần đã hỏi thẳng ông: “Ở! Cậu chưa bị bắt à? “…
Chuyện xảy cách đây gần 30 năm, chính xác là đầu năm 1982, khi Trần Văn Thủy còn rất trẻ. Ông Thủy không những đã được “cứu” thoát khỏi tình cảnh này mà còn được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Những người từng “có duyên nợ”, “ân oán” với ông và bộ phim này hồi ấy nay phần nhiều đã đi vào quá vãng. Tuy nhiên, với ông Thủy, dường như mọi việc chưa qua. Có gì như nghèn nghẹn nơi ông khi có dịp nào phải nhắc lại chuyện này với ai. Và có gì như ngài ngại khi ai đó đương chức đương quyền khi buộc phải nhắc đến chuyện này. Ngõ hầu góp phần đặt dấu chấm hết cho câu chuyện, tôi tìm đến ông.


Không khó khăn gì khi muốn tìm số máy điện thoại của ông. Chỉ cần một cú bấm máy gọi số 116, hỏi số điện thoại nhà ông là ra. Nhưng, dễ phải đến lần thứ 5 nhấc máy, tôi vẫn chỉ nhận được một câu trả lời: “Chuyện ấy – (chuyện làm phim này – t/g) đã qua lâu rồi, tôi không muốn ai gợi lại nữa”. Bất quá, tôi đành mạnh dạn bấm chuông nhà ông. Rất may hôm nay cái điệp khúc kia của ông không lặp lại. Chỉ sau ít phút làm quen, ông đã hào hứng tiếp tôi một mạch đến quá trưa, không dứt…. “Là chỉ để nói chuyện chơi thôi chứ đừng có đăng báo chí gì đấy!” – ông giao hẹn trước khi nói.
Với phim “Hà Nội trong mắt ai”, lúc đầu ông định làm chơi, làm cho nó xong, cho nó tròn bổn phận của một người làm công ăn lương. Bởi vì cả năm 1981 ông không làm được gì. Năm 1980, ông giành được một cái giải khá lớn bằng phim “Phản bội”, làm chấn động trong nước và thế giới. Cho nên làm cái gì cũng khó, ông phải chần chừ. Cuối năm ấy bình bầu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua, Đảng viên bốn tốt… ông không có cái gì, nghĩ cũng ngượng. “Mình nghĩ: thôi thì làm cái gì đó cho nó có việc, cuối năm cho nó đỡ phiền” – ông bộc bạch. Thế rồi…
Hồi đó ông được nhận một kịch bản phim “Hà Nội năm cửa ô” viết về Hà Nội du lịch, về phố cũ, phố mới, chùa triền, lăng tẩm, khéo tay hay làm… Soi xét nó lại với thực tế cuộc sống, ông thấy ta mất mát quá nhiều. Vào những năm đầu thập kỷ 80, Hà Nội điêu linh, đói kém, khó khăn lắm, chúng ta đang còn phải ăn bo bo. “Mình thấy cái kịch bản này không thể làm được. Nếu làm bộ phim này lúc ấy thì chỉ có đóng mà thôi, lấy đâu ra quần chùng, áo dài…” – ông kể. Kịch bản phim có nhiều chi tiết liên quan đến sử sách, phải đi kiếm sách đọc, đi điều tra. “Ngôi nhà 80 – 82 phố Hàng Gai, nếu đang đi giữa cái nắng choáng ngợp của phố phường mà ta bước chân vào ngôi nhà cổ này, có những cái gác xép cửa lùa, có tiếng chim gù trên mái ngói thì lòng ta tĩnh lại”. Kịch bản viết là thế, nhưng đến đây ông thấy một bên là cửa hiệu thêu, một bên là trụ sở HTX. Ông hỏi chủ nhà: “Cái nhà này đã sửa lại từ bao giờ?”(Vì nó giống như tất cả các nhà cửa, phố xá, cửa hàng cửa hiệu lúc bấy giờ), rồi đọc cho ông ta nghe đoạn kịch bản này. Vị chủ nhà hỏi lại: “Người viết những dòng này bao nhiêu tuổi? “. Ông đáp: “Cỡ bằng tuổi cháu”. Vị chủ nhà tiếp: “Thế thì anh ấy chép ở đâu ra ấy chứ. Năm 1945, Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, bọn Tây ở bên kia, bọn tôi ở bên này đã bắn nhau chí chát thì cái nhà nó đã thế này rồi, làm gì có cái cảnh như các anh viết trong đó đâu”. Đến ô Quan Chưởng tìm Văn bia của Tổng đốc Hoàng Diệu, đến gặp ông Nguyễn Vinh Phúc, gặp cụ Trần Huy Bá ông mới bừng tỉnh ra một điều: những giá trị tinh thần của dân tộc thì tồn tại vĩnh cửu. “Thế thì thôi, đừng làm làm cái đẹp về mặt cảnh quan khi nó không còn, không có nữa. Hãy tìm đến những cái có thật, đích thật, rất cần cho đời nay – những giá trị tiêu biểu cho cách trị nước yên dân như thế nào” – Đạo diễn Trần Văn Thủy rút ra sau những đắn đo suy tính. Và lúc này, vào cái thời điểm đầu những năm 80 ấy, những điều này cần thiết biết bao! Xót xa với hiện thực của dân chúng thế nào, trọng dụng nhân tài ra làm sao?… Ông đã liệt kê ra giấy như vậy sau tất cả những sự đọc sách, điều tra. Quan niệm của ông là làm phim tài liệu không chỉ đúng và đủ. Đúng và đủ là những chuẩn mực của các công trình nghiên cứu khoa học, của các nghị quyết. Nếu chỉ có vậy, người ta không xem thì cũng… vứt! Muốn cho người xem “tiêu hoá” được thì chúng còn phải hay nữa. Bởi thế cho nên muốn cho bộ phim có tính kịch thì phải sắp xếp lại những tích tuồng hay nhất mà các tiền nhân chúng ta để lại. Và, nhiều chuyện hay đã được ông đưa vào phim. Chuyện Tổng đốc Hoàng Diệu đặt tấm Văn bia ở Ô Quan Chưởng cấm các chức vị quan trường không được sách nhiễu dân lành làm ăn sinh sống ở đây như thế nào, chuyện vua Lê Thánh Tông dựng Đình Quản Văn ra làm sao, chuyện Quang Trung sau khi chiến thắng lẫy lừng trên sông Rạch Gầm đại phá quân Xiêm vào thành Thăng Long thăm vua Lê Cảnh Hưng, ông vua già mất quyền đã lâu rồi thế nào… Phép nước bấy giờ quy định lên Điện không được đem vũ khí. Quang Trung quyên mất điều đó, cứ thế đeo kiếm phăm phăm bước lên Thềm Rồng. Tất cả mọi người xanh mắt sợ, riêng chỉ có một mình Phương Đình Pháp, một viên quan lễ tân của triều đình đứng ra vòng tay trước mặt Quang Trung thưa lại với ông điều này. Quang Trung trừng mắt nhìn thẳng vào mặt Pháp. Pháp vẫn điềm nhiên. Thế rồi thấy phải, Quang Trung bỏ kiếm, bước lên Điện. Câu chuyện chỉ có thế nhưng ông Thủy cũng thấy rằng: trong mắt Quang Trung lúc bấy giờ, quốc gia chỉ có thể trường tồn và hưng thịnh khi kẻ thường dân dám nói với bề trên điều ngay thẳng và người có quyền uy phải biết nghe kẻ dưới mình điều phải trái. Ngày nay, trong Chùa Bộc, Hà Nội, còn lưu giữ được một bức tượng. Trên đầu bức tượng đề chữ Tâm. Tất cả các nhà nghiên cứu đều không biết được bức tượng này thờ ai. Sau này cụ Trần Huy Bá đã phải mất rất nhiều công phu, đặt giấy bản vòng ra đằng sau bức tượng, dùng than chà. Tờ giấy hiện lên: “Bính Ngọ tạo Quang Trung tượng”. Tức là, đúng vào năm mà Gia Long chống anh em nhà Tây Sơn một cách kịch liệt, tàn sát, huỷ diệt tất cả những gì của họ thì dân chúng vẫn dựng tượng Quang Trung. “Hà Nội trong mắt ai” ra đời và đã tập hợp những chuyện như thế!..
Ngay từ lần chiếu đầu tiên bộ phim để trình duyệt, theo ông Thủy, Ban giám đốc hãng phim Tài liệu khoa học Trung ương đã “Thấy nó có gì không ổn”. Họ liền mời những người được coi là trọng trách nhất trong lĩnh vực tư tưởng, văn hoá nước ta xem. Xem xong, các vị này đều kết luận ngay rằng phim “Có vấn đề”! Anh em trong cơ quan đến lúc này vẫn chưa người nào, kể cả đồng chí Bí thư đảng uỷ, được xem. Rồi phim được bí mật chiếu cho một số người được coi là “cấp trên” xem. Rốt cuộc, Giám đốc hãng phim Lý Thái Bảo trả lời ông Thủy: bộ phim không được chiếu (!).
Thực ra, theo ông Thủy, đó là do có một số người xem phim xong tự vơ vào, vận vào mình mà cho rằng bộ phim này chống Đảng, dậy Đảng cầm quyền, kêu gọi mọi người “xuống đường” (?!). Chẳng qua là có thể họ “có tật giật mình”. Trong đó có một nhà thơ từng có quan hệ rất thân thiện với ông Thủy từ cuối những năm 60, khi ông mang phim từ chiến trường ra, chiếu tại nhà cho hai vợ chồng họ xem. Nội dung phim có một chi tiết mà nhà thơ đã hiểu lầm. ấy là đoạn nói về bà Huyện Thanh Quan xưa ở làng Nghi Tàm (Hà Nội), theo chồng đi làm quan xa tại miền Trung. Rồi một hôm, ông Huyện đi vắng, bà nhận được mớ đơn kiện trong đó có đơn của chị Nguyễn Thị Đào xin cải giá vì chồng đi lính thú (ra biên ải) lâu ngày. Nhớ cảnh Tây Hồ, thương cảm cô Đào, nhà thơ mạnh dạn phê vào đơn: “Phó cho con Nguyễn Thị Đào / Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai…”. Đào được đi bước nữa. Nhưng chẳng bao lâu sau, chồng cô trở về phát đơn kiện. Ông Huyện mất chức. Lời bình phim viết: “Thế mới biết cái máu me văn nghệ dính vào việc quan trường gây ra nhiều sự rắc rối là thế!”. “Là một nhà thơ lớn – ông Thuỷ nói tiếp – nhưng vị này tự vận mình vào chuyện của bà Huyện Thanh Quan thì buồn cười quá. Bà sống trong một giai đoạn lịch sử hoàn toàn khác. Ông ta có “máu me” văn nghệ nhưng không nhiều, “máu me” quan trường, máu me chính trị của ông mới nhiều chứ! “. Hay đoạn nói về Lê Thánh Tông dựng Đình Quản Văn, trong đặt trống Đăng Văn cho dân chúng đến kêu oan. Phim liên tưởng: giá như thời Lê Mạt cũng có một cái trống như vậy thì tại đây dân chúng sẽ phải đinh tai nhức óc. Đó cũng là nói chuyện xưa, những tích tuồng trị nước yên dân. Nhưng không may cho ông Thủy, có người lại nói chuyện xưa sao nó lại giống hiện thực hồi đó đến thế! Tại sao Nguyễn Siêu lại cho dựng Tháp Bút bên Hồ Gươm? Tại sao Tổng đốc Hoàng Diệu lại cho đặt tấm bia kia ở Ô Quan Chưởng?… Trong 38 năm cầm quyền của Lê Thánh Tông, đất nước thịnh trị. Xây dựng bộ Luật Hồng Đức, thành lập Hội Tao Đàn, viết Đại Việt sử ký toàn thư, dựng Bia Văn miếu – có vị vua nào làm được lắm việc lớn như ông này không? Mà đến khi cái Điện Huy Văn, nơi bà Ngô Thị Ngọc Giao đẻ ra vua Lê Thánh Tông xiêu vẹo, đổ nát, người ta đã dọn nó đi để làm trụ sở UBND phường. (Vào cái thời điểm đó người ta vẫn còn phá hoại đình chùa). Tất cả những điều đó đều chẳng đáng kể ra vào lúc này hay sao?
Ông Thuỷ nhớ lại dạo ấy, có lần, bộ phim đã được chiếu đi chiếu lại tới bốn lượt trong một buổi sáng tại Quân uỷ Trung ương – chuyện lạ chưa từng có. Sau đó, Uỷ ban Khoa học xã hội phải tổ chức cả một cuộc toạ đàm “nghiên cứu” bộ phim, có các đại biểu của Viện Sử học, Viện Triết học, Viện Hán nôm cùng tham gia. Không một ai ở đây có thể tìm ra bất kỳ một sai sót nào của bộ phim, kể cả cái những cái “chốt” của bộ phim – ông Thuỷ tâm sự – như đoạn nói về Lê Lợi. Nguyễn Trãi, người quê làng Nhị Khê nhưng lại sinh thành ở Hà Nội. Tâm huyết suốt đời cho sự tồn vinh của đất nước và với thân phận của những người dân, ông từng đặt bút: “Chăn lạnh vắt vai đêm chẳng ngủ /Suốt đời ôm mãi nỗi lo dân”. Từng được ông cùng Trần Nguyên Hãn “nếm mật năm gai” phò suốt 10 năm là thế nhưng khi được lên ngôi, vị vua này nghi kỵ các quan cận thần, đã phế truất cả Nguyễn Trãi, Phạm Văn Xảo và Trần Nguyên Hãn.
Sử còn chép rằng vua Lê từng hỏi Nguyễn Trãi: “Viết quốc nhạc sao cho phải?”. Nguyễn Trãi thưa: “Tâu bệ hạ! Nguyện xin bệ hạ thương yêu nuôi dưỡng lấy dân chúng cho trong xóm ngoài làng không còn tiếng oán hận sầu than. Đừng vì ơn riêng mà thưởng bậy, chớ vì mình giận mà phạt bừa. Đó chính là cái gốc của quốc nhạc vậy!”.
Có nhà nghiên cứu lịch sử của Học viện Chính trị Nguyễn Ái Quốc quê Thanh Hoá phản đối ông Thủy ầm ầm rằng: “Lê Lợi của chúng tôi chưa bao giờ được miêu tả như thế! “. Người ta tranh cãi về những đoạn như thế này rất dữ, rằng phim đã ám chỉ ông này, ám chỉ ông kia bây giờ… Và, bắt đầu từ đấy, không còn ai dám nhắc đến việc tiếp tục cho chiếu bộ phim này nữa…
“Cho đến năm 1985, mình không còn cái gì nữa – ông chua chát kể lại – cả điều kiện làm việc, miếng cơm manh áo, quan hệ bạn bè, tất tật. Vợ mình bảo mình điên. Bạn bè cũng nói mình vậy. Mẹ mình khóc và nói với mình rằng: “Con ơi! Sao cái nghề của con nó khổ thế!”. Nỗi khổ nhất lúc ấy là sự cô đơn. Bạn bè đồng nghiệp lên cơ quan bảy rưỡi, tám giờ có mặt tề tựu đông đủ và rất lo lắng cho mình đã bị bắt hay chưa. Báo Tuổi trẻ phỏng vấn tôi trong những năm mà “Hà Nội trong mắt ai” bị “cấm”, ông làm cái gì?”. Tôi đã trả lời với họ rằng: “Trong những năm nhàn tản không có việc làm này, tôi đã đến những nơi mình từng đến quay phim, những nơi mà chúng tôi đã từng đến quay phim để thắp hương và chiêm nghiệm như mộ ông Ngô Thì Nhậm ở làng Tả Thanh Oai, mộ bà Đoàn Thị Điểm, mộ Nguyễn Trãi ở làng Nhị Khê, nơi thờ phụng Lê Thánh Tông ở Điện Huy Văn… Và, tôi thắp hương trên bàn thờ tổ tiên nhà mình. Mỗi lần như thế, tôi thường lẩm nhẩm một câu thành tiếng rằng: Thưa các bậc tiên liệt, con có tội tình gì không, khi con chỉ khắc khoải kể về những sự anh linh của dân tộc này? Nhìn lên bàn thờ tôi thấy những nén hương sau khi cháy cứ cong lên như râu rồng”…Tôi mừng, vì mẹ tôi thường bảo rằng: “Thắp hương trên bàn thờ, sau khi thắp hương mà những nén hương cong lên là linh ứng đấy!”.
Bộ phim không được chiếu! “Tại sao vậy? Xin các anh chỉ bảo cho tôi những chỗ không phải, những chỗ sai để chúng tôi có thể sửa” – bằng một giọng rất mếm mỏng, rất “đàn em”, hồi đó ông Thuỷ khẩn khoản. Ban Giám đốc hãng phim kính chuyển nguyện vọng này của ông lên các vị lãnh đạo tư tưởng văn hoá. Họ đồng ý cho sửa chữa bộ phim. Nhưng, khi được hỏi cần phải sửa chỗ nào, một trong số các vị này đã thốt lên: “Đây là một bộ phim sai, sai đến mức không thể sửa được!”. Sai đến mức như thế có nghĩa là nó đúng! – ông Thủy nghĩ.
Cùng kíp làm bộ phim này có anh Lưu Hà, con trai ông Lưu Xuân Thư, Phó giám đốc hãng phim Tài liệu khoa học Trung ương hồi bấy giờ. Hà đang là sinh viên năm cuối của Trường Sân khấu điện ảnh. Đây là bộ phim đầu tay mà anh bấm máy, cũng được coi như là bài thi tốt nghiệp của anh. Ông bèn nghĩ ra một kế “xui” Hà đề nghị nhà trường đứng ra tổ chức chiếu bộ phim này ở Cung Thiếu nhi, để “cho sinh viên báo cáo tốt nghiệp”. Danh sách mời có các học giả, các nhà nghiên cứu, các trí thức lớn, các cục, vụ, viện. Trong đó có cả các thầy giáo của nhà trường đến dự. Thời kỳ này, Cung Thiếu nhi là địa điểm chiếu phim sang nhất ở Hà Nội với quy mô hơn 500 chỗ, màn ảnh cực trắng, ánh sáng cực mạnh. Ơn trời! Kế họach này được chấp thuận. Khán giả đến chật cứng các hàng ghế của hội trường 500 chỗ. Họ reo hò, vỗ tay tán thưởng ầm cả rạp. Sau buổi chiếu, Ban giám đốc hãng phim cho gọi ông Thuỷ lên hỏi: “Bây giờ ý Thuỷ thế nào?”. Ông đáp: “Thưa các anh! Nếu như tôi viết một cuốn sách, hay vẽ một bức tranh thì việc thưởng, phạt chỉ là của riêng tôi. Nhưng đây là một bộ phim, nó ra đời không chỉ bởi cá nhân tôi mà là do cả tập thể làm phim, là của cả hãng phim. Bởi vậy, xin các anh lưu ý cho một điều rằng: nếu cái phim này nó hay, nó bán được bản quyền, được khen thì là chung của hãng. Nhưng nếu nó dở, nó có tội thì các anh cũng nên công bằng. Nếu định đánh 100 roi thì chỉ nên đánh vào tôi 80 roi, rồi các anh phải bảo cấp trên đánh vào các anh một số roi, đánh vào ông Cục trưởng Cục Điện ảnh một số roi, đánh vào ông Bộ trưởng Bộ Văn hóa một số roi… Chứ tại sao một cái phim hay, bán được bản quyền thì là của Nhà nước, còn cái phim “có vấn đề” thì tất cả 100 roi các anh đều đánh cả vào đít tôi?”. Các vị lãnh đạo hãng phim lúc này đều ngơ ngác, thành thật: “Cậu nói phải! Nhưng mà bây giờ sửa thế nào?”. Ông Thuỷ nói: “Sửa thế nào, đây là chuyện của các anh. Tôi thì tôi làm như vậy và tôi nghĩ như vậy. Và cho đến giờ phút này các anh hỏi tôi dù là theo trách nhiệm công dân hay trách nhiệm nghệ sĩ thì tôi vẫn tự hào rằng tôi, một công dân, đã làm một bộ phim như vậy. Con người ta khi có tà tâm thì không đàng hoàng được đâu, không lễ phép được đâu và cũng không tự tin được đâu. Cụ Hồ nói là phải biết lắng nghe ý kiến của quần chúng. Quần chúng đây tôi không dám nói đến những người ở ngoài đường. Ít nhất thì các anh phải chiếu cho các anh chị em trong hãng xem, những đồng nghiệp của tôi, để họ góp ý cho tôi hiểu cách làm phim tài liệu như thế nào, hiểu “cái vòng phấn” mà Đảng và Nhà nước đã “vẽ” cho chúng ta được “nhảy múa” trong đó như thế nào? Rồi anh chiếu cho Xưởng Phim truyện, chiếu cho Cục Điện ảnh, chiếu cho Xưởng phim quân đội, chiếu cho các hội văn học nghệ thuật để người ta góp ý cho chúng ta”. Ban giám đốc hãng phim nghe thấy phải, và bắt đầu lên danh sách những người được mời xem phim, ở các xưởng phim, các hội văn học nghệ thuật, lên danh sách anh em trong hãng (kể cả anh em trong Nam)… Khi chiếu phim bao giờ cũng có người đứng canh ở cửa, đọc tên cho từng người vào một. Cho đến bây giờ, hẳn tất cả những ai đã từng tham dự vào vụ này đều còn nhớ, tất cả mọi người dù trong hay ngoài hãng phim, kể cả các cụ già như cụ Mai Lộc, cụ Khương Mễ sau khi xem phim xong đều thốt lên: “Sao cái phim như thế này mà lại bị “cấm” kia chứ?”. Ai cũng khen hết, kể cả những người từng ghét ông Thuỷ ngày trước. Không một người nào kể cả các vị bên Viện Triết hay Viện Sử, Viện Hán Nôm… có thể tìm ra được bất kỳ một sai sót dù nhỏ nào trong bộ phim. Ông Thuỷ đã được họ “bênh”! Khi thông tin này loang ra, một lệnh bất thành văn được ban ra từ một cấp: không được chiếu bộ phim này dưới bất kỳ hình thức nào nữa (!!!). Tại một hội nghị phát hành phim trung ương có các đại biểu các tỉnh về họp, Cục trưởng Cục Điện ảnh bấy giờ muốn chiếu bộ phim này cho họ xem cũng không được phép. Đó là vào giữa năm 1983 – ông Thuỷ nhớ lại và nghĩ: mọi việc đã kết thúc. Liên tưởng đến một số vụ trước đây như “nhân văn giai phẩm”, “xét lại”… ông bắt đầu hết hy vọng thì…
Một hôm, bỗng nhiên có một cú phôn của ông Nguyễn Việt Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng gọi xuống đề nghị Hãng phim Tài liệu khoa học Trung ương mang phim “Hà Nội trong mắt ai” lên chiếu cho Văn phòng xem. Dưới hãng phim, ông Bùi Đình Hạc, bấy giờ mới được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc hãng phim (thay cho ông Lý Thái Bảo sang làm Tổng Thư ký Hội Điện ảnh), trả lời: “Alô! không được phép đâu. Lệnh của cấp trên không được chiếu nữa”. Ngày 15/10/1983, Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng lại gọi xuống. Một lần nữa Giám đốc hãng phim Tài liệu khoa học Trung ương Bùi Đình Hạc lại từ chối lời đề nghị này với lý do là phim đang được cắt ra để sửa. Từ đầu dây bên kia, giọng nói đĩnh đạc của ông Dũng vang lên: “Chúng tôi biết rằng bộ phim ấy có thể chiếu được hay không chiếu được. Chúng tôi có chỗ để biết. Nhưng lần cuối cùng tôi báo cho các anh biết đây là chỉ thị của Thủ tướng Phạm Văn Đồng”. Ban lãnh đạo hãng phim lại hỏi ông Thuỷ: “Bây giờ ý cậu thế nào?”. “Ối giờ ơi! Sao các ông lại hỏi tôi ý đó. Các ông là người có chức có quyền các ông phải hiểu được ông Phạm Văn Đồng là ai chứ! Nếu là ông Đồng mà các ông còn không chiếu cho ông ấy xem thì đất nước này nó còn ra làm sao nữa? Không mang phim lên chiếu cho ông ấy xem là không được đâu”. Kết quả ý kiến này của ông Thuỷ đã được họ tiếp thu.
Kế hoạch mang “Hà Nội trong mắt ai” lên chiếu cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng xem đã được Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng ấn định vào lúc 3 giờ chiều ngày 18/10/1983. Ông Thuỷ đề nghị với Giám đốc hãng phim, ông Bùi Đình Hạc cho được đi cùng. Ông Hạc trả lời “Không được đâu! Làm sao mà đi cùng được. Vào đấy qua “cổng đỏ”, người ta điểm danh đấy”. “Anh Hạc ơi! Anh cứ cho tôi đi cùng vì tôi muốn nghe bằng chính cái lỗ tai của tôi xem Bác nói gì. Tôi thề với các anh rằng nếu Bác nói điều phải, điều đúng thì mình phải nghe, phải sửa chữa. Còn nếu mình có làm điều gì không phải thì chắc chắn là Bác cũng thương mà chỉ bảo cho mình thôi”. Mặc cho ông Thuỷ nói hết lời như vậy, Giám đốc hãng phim vẫn không đồng ý. Không từ bỏ ý nguyện, gần đến giờ hẹn, ông lén ngồi sẵn vào ghế sau chiếc xe con Lada màu trắng của hãng phim đang đậu bên bậc thềm và lẩm bẩm một mình: “Ngày xưa đánh nhau ở chiến trường khu 5, khẩu hiệu của chúng tôi là nắm lấy thắt lưng địch mà đánh. Nay tôi cũng phải nắm lấy thắt lưng anh thôi…”. Kể đến đây, ông Thuỷ cười phá lên – nụ cười đầu tiên thoải mái hết cỡ xuất hiện trên gương mặt đã bắt đầu có vài nếp nhăn của ông, trong suốt hơn ba giờ đồng hồ mà tôi được gặp. Nước này, cuối cùng, Giám đốc hãng phim đành cho xe lăn bánh.
Đến Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng ở số 2 Bách Thảo, Hà Nội, không thấy ai ra kiểm tra danh sách mà chỉ có giọng người bảo vệ hỏi vọng từ trong chốt gác: “Xe nào đấy?”. “Xe của xưởng phim vào chiếu phim cho Bác Đồng xem đây”. Tiếng người bảo vệ lại vọng ra: “Vào đi! “. Thế là lọt. “Đấy, có ai điểm danh, kiểm tra gì đâu” – Ông Trần Văn Thủy bảo với ông Bùi Đình Hạc.
Ông Thuỷ bê 5 hộp phim vào ngồi chờ trong phòng khách. “Bác Đồng đang tiếp Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, ông A -li-ep. Các anh chờ, một lát nữa bác xuống” – có người ra thông báo. Tự dưng Thuỷ bỗng thấy lo lo. Gần 30 phút sau ông Phạm Văn Đồng xuống. Trời tháng 10, chưa lạnh lắm nhưng bác đã phải mặc chiếc áo khoác màu đen bằng dạ. “Trông thấy chúng tôi, tự nhiên mặt ông Đồng đanh lại tỏ ý bực mình lắm”. “Muốn xem một bộ phim mà khó thế à? Nếu mà khó quá thì thôi tôi không cần nữa, tôi không phiền các anh nữa” – Ông Đồng dằn giọng nói như vậy sau khi đã phải chờ đợi giờ phút này chừng nửa tháng rồi, kể từ hôm đầu tiên ông yêu cầu hãng đem phim lên chiếu. Ông cứ chắp tay sau lưng đi đi lại lại trong sân mà không vào phòng chiếu. Linh tính mách bảo Trần Văn Thủy một điều gì, rằng Thủy đang gặp may. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng Nguyễn Việt Dũng đỡ lời cho đoàn làm phim rồi mời Thủ tướng vào. Thủ tướng ngồi xuống một chiếc ghế mây. Đạo diễn Trần Văn Thuỷ đứng vòng tay trước mặt bác nghẹn ngào nói: “Thưa bác! Bác cho phép cháu thay mặt anh em trong đoàn làm phim được bày tỏ lòng biết ơn đến bác. Cháu rất xúc động vì việc nước bận như vậy mà Bác vẫn bớt chút thì giờ… “. Nói đến đây ông Thuỷ nghẹn ngào đến lạc cả giọng đi. “Cháu ngồi xuống đây! Cháu ngồi xuống đây! “. Nghe giọng nói ân cần của Thủ tướng, ông Thuỷ thấy mình được bình tâm trở lại. Bác phải cầm tay kéo Thuỷ ngồi xuống bên phải mình; bên trái bác là Giám đốc hãng Phim Bùi Đình Hạc. Phim bắt đầu chiếu. Sau mỗi một “chốt” phim như đoạn Tô Hiến Thành dùng người như thế nào, đoạn vua Lê Thánh Tông cho dựng đình Quảng Văn trong có đặt trống Đăng Văn để dân chúng đến kêu oan ra sao, rồi đoạn nói về nỗi oan khuất của Nguyễn Trãi v.v…, bác lại nhổm dậy dịch chuyển ghế. Cứ thế, bác lặng lẽ lặng lẽ xem cho đến hết bộ phim.
Phim hết. Đèn trong phòng đã bật sáng. Bác vẫn ngồi, đầu vẫn cúi xuống, tay đặt lên trán, bất động. Tất cả mọi người xem phim đều cùng im lặng. Một lát sau, Bác ngẩng đầu quay sang Đạo diễn Trần Văn Thuỷ, hỏi: “Những ai đã được xem phim này và họ đã nói những gì về nó? “. “Thưa Bác! Bác hỏi cháu thế cháu khó trả lời lắm. Vì nếu cháu trả lời bác thì có thể không khách quan. Có rất nhiều người ủng hộ, tán thành nhưng họ lại không có quyền phán xét gì về bộ phim này. Xin phép Bác để cho anh Bùi Đình Hạc là giám đốc của cháu được trình bày với Bác”. Bác quay sang phía ông Hạc. Ông hạc thưa: “Thưa đồng chí! Đây là bộ phim được các đồng chí có trách nhiệm đánh giá là một bộ phim có vấn đề, mượn xưa để nói nay. Đây là bộ phim không cùng Đảng để giải quyết những khó khăn hiện nay mà nuối tiếc những quá khứ phong kiến ngày xưa và gieo rắc vào thực tại quần chúng đảng viên những bi quan, hoài nghi và tiêu cực…”. Rất tiếc rằng đến lúc này mà ông Hạc vẫn không hiểu được bác Đồng đang nghĩ gì. Cuối cùng, ông Hạc nói: “Thưa Đồng chí! Những người có trách nhiệm kết luận rằng tác giả bộ phim này chỉ là một nghệ sĩ chứ không phải là một nghệ sĩ cách mạng”. Bác hỏi: “Ai nói như vậy? “. Giám đốc hãng phim Bùi Đình Hạc nêu tên ba vị lãnh đạo cấp trên thời đó. Trong khi ông Hạc nói, ông Thuỷ như bị kim châm, cứ nhấp nha nhấp nhổm đứng lên, ngồi xuống, đến mức ông Nguyễn Việt Dũng ngồi bên cạnh phải vít vai mấy lần ông mới im lặng được. Đoạn bác quay sang ông Thuỷ: “Cháu có ý kiến gì nữa không?”. Ông Thuỷ đứng lên thưa: “Thưa bác, cháu đã nhường lời cho anh Hạc. Và anh Hạc đã nói những lời cháu không nghĩ như thế. Cháu chỉ muốn thưa với bác rằng: nếu bộ phim này có gì sai lầm thì đó chỉ là do lực bất tòng tâm chứ bụng dạ chúng cháu không nghĩ thế. Thưa bác! Khi chúng cháu đến mộ bà Đoàn Thị Điểm thì thực sự lúc này nó chỉ còn là một đống rác. Và chúng cháu đã phải thuê dọn cái đống rác này đi mất nửa ngày. Rồi xin một chút nước vôi quét lên tấm bia mộ của bà, mượn một số chậu cảnh quanh đó bày đặt quay phim để khỏi mang tội bất hiếu với tiền nhân…”. Được ngồi bên Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc này, linh cảm mách bảo với Đạo diễn Trần Văn Thuỷ rằng: trong cơn bão tố cuồng phong mà mình đang đi, ông đã tìm được một cái hang an lành để trú ngụ. Cuối cùng bác nói: “Tôi cũng không nghĩ rằng sự thể nó lại quan trọng đến mức này”. Rồi bác phân tích cho mọi người hiểu đoạn nói về Nguyễn Trãi trong phim là có thật trong lịch sử và là nói về thân phận của Nguyễn Trãi chứ không chủ ý nói về Lê Lợi. Từng đoạn, từng đoạn khác như thế của phim cũng được bác phân tích rất cặn kẽ. “Tôi kinh ngạc về trí nhớ tuyệt vời của bác. Bác mới chỉ xem phim có một lần trong khi trăm công nghìn việc đang chờ đợi” – ông Thủy thốt lên với tôi. Rồi bác kết luận: “Ý kiến thứ nhất của tôi là: nếu đã là anh em cùng làm văn nghệ với nhau thì phải biết thương yêu, bảo vệ, bênh vực lẫn nhau. Các anh mà không biết bênh vực cho nhau thì còn ai bênh vực các anh? Ý kiến thứ hai của tôi mong các anh ghi nhận và anh Dũng ghi vào biên bản để gửi sang Văn phòng Ban Bí thư: Tổ chức chiếu công khai bộ phim này cho nhân dân xem, chiếu càng rộng càng tốt, càng nhiều càng tốt! Chiếu ngay lập tức! Nếu sau này phát hiện ra cái gì sai thì chỉnh sửa”. Đoạn quay sang ông Thuỷ, bác lại ân cần cầm tay ông: “Bác dặn riêng cháu điều này: cháu phải nhớ, khi nào cần cháu phải gặp bác, tìm mọi cách mà liên lạc với bác. Chỉ có cháu mới chủ động chứ bác không thể chủ động liên lạc với cháu được”.
Cũng nên nhớ lại rằng, vào thời gian đó, diễn ra Đại hội Hội Nhà văn. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đến dự và gửi lời chào đến các đại hội các hội văn học nghệ thuật khác (do Bác không có điều kiện đến dự). Nhưng, phải chăng do bức xúc trước cách đối xử của một số người đối với bộ phim này như thế mà sáng sớm ngày 20.10.1983, ngày khai mạc Đại hội Hội Điện ảnh toàn quốc lần thứ II tại Cung Thiếu nhi, tức là chỉ 2 ngày sau khi bác xem phim “Hà Nội trong mắt ai”, bác đã bất ngờ đến dự Đại hội này. Ngay từ phút đầu tiên, bác bước lên diễn đàn Đại hội phát biểu với hơn 500 nghệ sĩ điện ảnh toàn quốc. Bài nói chuyện không cần giấy tờ của bác kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ. Bác đã nói rất kỹ, rất mạnh mẽ, rất sâu sắc, về cách thức quản lý, lãnh đạo văn nghệ: “Đừng bắt tất cả các anh em văn nghệ sĩ hiện nay phải chui qua một cái lỗ kim, theo một khuôn mẫu có sẵn!”. Đến bây giờ, những ai có dịp được tham dự Đại hội này hẳn đều còn nhớ hình ảnh đầy ấn tượng, lạ lùng của bác khi bác quay người lại, hướng về phía Chủ tịch đoàn Đại hội rồi chắp tay vái lạy họ và nói rằng: “Tôi lạy các anh! Tôi xin các anh! Khi duyệt phim thì cố gắng rộng lượng như tôi”. Cả hội trường lập tức vỡ oà bởi những tràng vỗ tay dài không ngớt. Ai nấy đều hiểu Bác đang nói về điều gì. Với Trần Văn Thuỷ, hôm ấy là một ngày hạnh phúc đến tột độ. Không giấu nổi xúc động, ông bật khóc. “Một phần thưởng tâm linh, vô cùng cao quý hơn bất kỳ phần thưởng nào khác trong đời đã đến với tôi” – ông nói với tôi, nước mắt giàn giụa.
Từ đó, bộ phim bắt đầu được công chiếu rộng khắp trong tất cả các cơ quan, các câu lạc bộ, các hội đoàn… cho các tầng lớp nhân dân xem. Hàng tuần liền, Rạp Tháng Tám và nhiều rạp khác ở Hà Nội tổ chức chiếu phim này ba ca trong một ngày thì trong cả ba ca chiếu, khán giả đã phải xếp hàng dài chen chân mới mua được vé. Nếu ở Việt Nam có ghi-net thì phải xếp bộ phim này vào hạng phim tài liệu “ăn khách nhất” từ trước đến nay. Đây là một hiện tượng khác thường vì cho đến lúc bấy giờ, phim tài liệu nước ta mới chỉ được chiếu “chùa”, chiếu “kèm” vào đầu các buổi chiếu phim truyện, để tuyên truyền, cổ động. Tại Liên hoan Phim quốc gia tổ chức tại Đà Nẵng tháng 3/1988, bộ phim đã được bình chọn nhận giải Bông sen Vàng duy nhất thể loại phim tài liệu. Ngoài ra tại đây, nó còn được bình chọn giải phim biên kịch hay nhất, đạo diễn hay nhất, quay phim hay nhất. Nhưng, có lẽ giải cao nhất, vinh dự nhất cho bộ phim này là giải phim tài liệu được nhiều khán giả xem nhất. Mới hay ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Văn Đồng “cứu” bộ phim “Hà Nội trong mắt ai”, “cứu” đạo diễn của nó hồi ấy thật là sáng suốt và kịp thời. Và cũng từ đó ông Thuỷ bắt đầu bớt dần được những giấc ngủ thắc thỏm, những cơn ác mộng hằng đêm. Ngay sau hôm được gặp Bác Phạm Văn Đồng, ông Thủy ra một hiệu sách ở Bờ Hồ mua một tấm ảnh chân dung cỡ lớn của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cất giữ cẩn thận. Ngày Bác mất, ông lập một ban thờ riêng, treo ảnh Người lên thờ và để tang Bác trọn ba năm…
Nhưng chưa hết. Phải đến khi đồng chí Nguyễn Văn Linh lên làm Tổng Bí thư, bộ phim và ông Thủy mới thực sự được “cứu sống” hoàn toàn. Nhà Đạo diễn Trần Văn Thủy được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Cũng nên lưu ý một điều: nếu so với “Những việc cần làm ngay” hay những gì mà Đảng và Nhà nước ta thực hiện “cải tổ”, “đổi mới”, những sự kiện “bùng phát” ở Báo Văn nghệ, “đời” Tổng Biên tập Nguyên Ngọc, như hàng loạt bài viết về khoán 10, khoán 100, về cải cách ruộng đất, về “Cái đêm hôm ấy đêm gì?”…, hoặc xa hơn nữa là sự kiện văn chương tiểu thuyết “Cù lao Chàm” của Nguyễn Mạnh Tuấn hoặc hàng loạt vở diễn chấn động dư luận của Lưu Quang Vũ thì, về mốc thời gian, bộ phim “Hà Nội trong mắt ai” “đi trước thời đại”. Tiếp chuyện tôi, ông Thủy cho hay: Có lần ông nhận được một lời đề nghị ông viết đơn và làm hồ sơ để có thể được xét duyệt trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về bộ phim này. Ông khước từ lời đề nghị: “Tôi không bao giờ làm đơn vì việc này!”.
“Thưa các bác! Cháu nghĩ rằng nếu bộ phim này nó hay, được các bác tán thưởng, được ai đó chia sẻ, bảo vệ như Bác Phạm Văn Đồng thì cũng chẳng phải riêng tại cháu mà đấy là những vấn đề lịch sử do tiền nhân để lại. Mà nếu bộ phim này có làm ai đó bực mình, khó chịu, thậm chí phẫn nộ thì lỗi cũng không phải tại cháu. Cái hay, cái dở căn cứ vào lịch sử, cháu chỉ là người trình bày, sắp xếp những điều có thật đó, may ra có ích gì đấy cho hiện thực cuộc sống, xứng đáng với tiền nhân…” (trích bài nói chuyện của Đạo diễn Trần Văn Thuỷ tại cuộc gặp mặt với gần 1000 cụ cách mạng lão thành tại Câu lạc bộ Thăng Long, Hà, Nội năm 1983).
Hà Nội, 12.2006
* Văn bản đã được Trần Văn Thủy và Nguyễn Xuân Diện chỉnh sửa lại một số chữ ngày 11.1.2011.
Đô ĐH sưu tầm