Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Hỡi Marilyn Monroe !
Ai ...ngon hơn ai ?







TK sưu tầm


TỰ CHẾ MẶT NẠ CHO LÀN DA HOÀN HẢO

( Dành cho các bạn gái , chúc các bạn thành công )

Đối với những phụ nữ không có thời gian đến spa, thiên đường thư giãn của làn da vẫn có thể là trong chính căn nhà của mình.
Chỉ cần dành chút thời gian, bạn cũng có thể làm cho làn da của mình mịn màng, tươi trẻ hơn với một số mặt nạ tự chế tại gia. Rất dễ dàng, và không cần tốn nhiều chi phí, bạn đã có thể tìm ra vô số mỹ phẩm dưỡng da với phương pháp rất đơn giản như sau:
Mặt nạ từ chuối
Ưu điểm là giúp làn da sáng hồng, tươi tắn và có hiệu quả với mọi loại da.
Cách làm: Tán nhuyễn một quả chuối và trộn cùng một muỗng nước cam ép, một muỗng mật ong. Trộn thật đều hỗn hợp này, sau đó rửa mặt thật sạch, và dùng cọ phết hỗn hợp mặt nạ này đều khắp mặt. Nên để thư giãn 20phút. Sau đó rửa mặt lại thật sạch với nước ấm.
Mặt nạ mật ong và đu đủ
Rất hữu hiệu cho làn da bị nám.
Cách làm: Trộn đều 2 thìa mật ong và nửa ly đu đủ xay nhuyễn. Dùng cọ phết mặt nạ lên mặt, để khoảng 20 phút và rửa sạch bằng nước ấm.
Mặt nạ cam và mật ong
Hỗn hợp này sẽ làm cho da sáng ngời.
Cách làm: Trộn 3 thìa nước cam ép cùng 5 muỗng mật ong. Thoa đều mặt nạ này lên mặt và thư giãn 30 phút. Sau đấy rửa sạch mặt bằng nước ấm, rồi rửa lại nước lạnh.
Mặt nạ trứng
Chứa một lượng dồi dào protein và ngũ cốc, hỗn hợp này thường được dùng để cân bằng các làn da dầu.
Cách làm: Trộn đều một lòng đỏ trứng gà, một thìa mật ong, một thìa dầu ôliu cùng một cốc bột yến mạch. Đắp hỗn hợp này lên mặt và để 20 phút. Rửa mặt sạch với nước ấm.
Hãy bắt tay làm thử và bạn sẽ thấy sự hiệu nghiệm.


24H.COM.VN (theo PNO)

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

HIẾU KHÁCH

Nhịn ăn đãi khách
Tục ngữ Việt Nam



Trong nhà, thiếu ăn một chút còn hơn thừa. Tiếp khách, thừa ăn một chút còn hơn thiếu .
Lời người cha dặn con

Ai qua đường nếu chẳng đỗ nhà tôi
Thì mưa đá sấm rền sẽ đổ vào anh,
sấm rền mưa đá!
Nhưng nếu khách không vui vì lều tôi không rộng mở,
Thì mưa đá sấm rền sẽ đổ vào tôi,
mưa đá sấm rền!
Raxun Gamzatốp





NguyentraiK22.3

TIN BUỒN

Mẹ chồng bạn Đỗ Thị Lý (cựu học sinh 9I-10H của khóa) đã ra đi do lâm bệnh nặng. Sáng ngày chủ nhật(28/8/2011) vừa qua, tập thể lớp 9I-10H đã đên viếng bà và chia buồn cùng với gia đình.


Bloggers

Thơ tình về Hà Nội

Yêu Hà Nội



Tác giả: Thái Thăng Long

Ta mơ thấy em ở nơi kia xa lắm
Có một Hà Nội ngây ngất nắng
Có một Hà Nội run run heo may
Có một Hà Nội hoa đào tươi hồng rạng rỡ
Có một Hà Nội ngàn năm dấu ngựa
Có một Hà Nội Bích Câu, Quốc Tử Giám… thiêng liêng
Có một Hà Nội lặng lẽ chiều Tây Hồ sương khói
Có một Hà Nội lá sấu rắc vàng đường Điện Biên
Có một Hà Nội vắng em
Vắng em bên anh tinh quái
Có một Hà Nội lạnh giá đường Giảng Võ
Có một Hà Nội làng hoa Ngọc Hà và em đứng đó
Chầm chậm trở về trong mỗi giấc mơ
Chầm chậm đến với những câu thơ
Chầm chậm đời mình cho ngày xuân tới
Và anh
Tình yêu Hà Nội lại theo về…

Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc thành nhạc phẩm Mơ về nơi xa lắm.
Dưới đây là phiên bản do Thanh Lam trình bày.







Cột cờ thành Hoàng Diệu






Hà Nội



Tác giả: Thanh Tùng




Hà Nội ơi, tôi đã cất giữ người cẩn thận
Như dưới làn da kia dẫu đã héo nhàu, máu vẫn âm thầm chảy
Hà Nội ơi, nguồn mộng mơ dày như cỏ mùa xuân
Mỗi khi tôi thấy mình xơ xác
Tôi lại về đánh cắp
Dẫu một chút bóng đêm trên đường phố Khâm Thiên
Dẫu một mảnh lá vàng còn ướt nước Hồ Gươm
Tôi rung lên mỗi khi chạm bóng cửa ô
Như được chạm vào vai gầy áo mẹ
Tôi bé nhỏ và tôi vẫn thế
Trái tim luôn xao động
Như bên trong vẫn đầy ắp sóng Hồ Tây
Vội vã trở về, vội vã ra đi
Chẳng kịp nhận ra từng con phố
Nhưng trong tôi vững bền đến thế
Những chiếc lá nhìn tôi vẫn mắt tuổi học trò
Những vòm cổ nghiêng xuống tôi hơi ấm
Thầm thì lời của rêu phong
Sâu đến nỗi bàng hoàng lạc tới ngàn năm
Những chiều thu hăm hở tôi đi
Hồn đánh võng với hơi giăng thấp thoáng
Từ gốc cây già đến mặt hồ sương
Từ ngàn xưa đến tận hôm nay
Quán ngập lá và mắt em đen thế
Rượu không say, chỉ đủ để buồn thôi!
Tôi vẫn về Hà Nội của tôi
Sau những ngày dài khô khốc
Để thẩn thờ uống từng vết nắng mưa
Chạy mệt nhoài trên những quảng trường sạm gió
Mỗi lần ra đi
Nặng nề như có chửa
Và vội vàng của một kẻ tham lam
Vì bất cứ vòm cây nào trên những đại lộ
Cũng có thể đòi tôi trả lại màu xanh!



Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc thành nhạc phẩm Hà Nội ngày trở về.
Dưới đây là phiên bản do Quang Lý trình bày.












Tuy không còn "Thanh niên" nữa nhưng "Ngàn năm đã dễ mấy ai quên"


TH st.
(Xin lỗi các bạn vừa rồi do lỗi kỹ thuật nên mới tá hỏa như vậy)

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

KỶ NIỆM NGÀY NỮ 10A GẶP NHAU


(Ngọc Dung, Xuân Hoa, Xuân Hải, Nguyễn Nam, Bích Hạnh và Thanh Bình)

Nhận được tin của bạn Xuân Hải sắp ra Hà Nội họp, có nguyện vọng gặp lại bạn bè cũ thời là học sinh trường Nguyễn Trãi, tôi vội báo ngay cho bạn Khánh - Bí Thư của lớp 10A, nhưng lại vào đúng dịp „đồng chí Bí Thư“ bận công tác xa nên đã chuyển giao công việc lại cho lớp trưởng Bích Hạnh.


(Bích Hạnh cười sung sướng khi tìm được cách trốn nhà đi chơi)

Lớp trưởng 10A nói hiện giờ lớp mình khó triệu tập lắm, các bạn nam vẫn còn mải mê làm ăn „đánh bắt xa bờ“, thôi chỉ bọn con gái tập trung hàn huyên cũng được. Thấy thế tôi liền nói với Hạnh hay là tập trung tại nhà mình đi


(BAN KÈN ĐỒNG năm xưa „mượn“ thêm Thanh Bình cho khỏi lẻ 3 người)

Bạn Nguyễn Nam lo tôi nấu ăn vất vả nên đề nghị chỉ tập trung rồi rủ nhau đi ra quán. Lúc đầu tôi cũng đồng ý, song lại nghĩ hội con gái Già Cả thế này đi đâu cũng ngại lắm nên quyết định làm các món ăn tại nhà.
Mời các bạn lúc 17g30 mà lúc 16g30 tôi mới đưa ra quyết định „giữ chân“ các bạn ở lại nhà ăn uống cho vui vẻ và đầm ấm, thế là tôi vội vội vàng vàng chuẩn bị bữa ăn tối cho các bạn. Khi các bạn đến, mỗi người giúp 1 chân 1 tay thật là nhộn nhịp, vừa làm vừa chuyện trò sôi nổi…Tưởng con gái lớp 10A chỉ biết có học, ấy vậy mà chúng tôi ai nấy đều nấu ăn ngon và nhanh ra phết…



(Tươi cười khoe chiếc vòng bạn Xuân Hải vừa tặng)

Các món ăn đã sẵn sàng chỉ còn đợi bạn Vũ Hòa và Việt Hoa nữa thôi…Cú điện thoại đã làm chúng tôi hơi ỉu xìu vì cả 2 bạn đều không đến vui chung được vì lý do „chính đáng“ đành lỗi hẹn dịp khác…


(Có 1 quả chuối nên các bạn cứ nhường nhau không ai chịu nhận...)

Chỉ có Lục Nữ thôi, mà chúng tôi chuyện trò rôm rả như pháo rang, tiếng cười nói giòn rã không dứt… thử thách độ bền ngôi nhà của tôi.


(Bụng đã đói nhưng vẫn cố "ăn" thêm 1 cái ảnh)

Sau khi ăn uống no nê chúng tôi rủ nhau đi dạo chợ hoa đêm Hà Nội trên đường Âu Cơ ngay gần nhà, hít thở bầu không khí trong lành và ngắm những bông hoa muôn sắc mầu tươi đẹp thật dễ chịu .... Tôi vẫn kịp tặng bạn Thanh Bình bó hoa sen hồng cuối mùa, món quà „đặc sản“ của hồ Tây nhân dịp sinh nhật lần thứ 57 của bạn ấy.
Tiễn các bạn ra về lòng tôi bịn rịn, lưu luyến, nhớ tiếng nói cười của các bạn và thao thức nhớ về những câu chuyện của thời vô tư trong sáng.

Ngọc Dung (10A)

Có phải em mùa thu Hà Nội

Sáng tác: Trần Quang Lộc
Trình bày: Thu Phương





“…bài hát này đã ra đời từ năm 1972 tại Đà Nẵng, do nhạc sĩ Trần Quang Lộc phổ thơ một người bạn mà thú vị là cả hai người đều chưa từng đặt chân đến Hà Nội. Thời đó họ chỉ mường tượng được thu qua nét đài các của những thiếu nữ Hà Thành di dân. Thế nên trong bài có câu “ngày sang thu anh lót lá em nằm“, quả đã không thể lãng mạn hơn…”












Đô ĐH st
====
MÙA THU HÀ NỘI 1

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Bún 'mắng', cháo 'chửi'... vẫn đắt khách

Bún 'mắng', cháo 'chửi', phở xếp hàng, bia hơi tem phiếu có vẻ không lạ lẫm với nhiều người sống ở Hà Nội. Khách hàng vẫn đến ăn nườm nượp, còn chủ nhân của nó vẫn làm ăn phát đạt...




Miếng ăn, miếng chửi

Ngồi quán bún ở 57 ngõ Ngô Sỹ Liên, nghe chủ quán mắng khách té tát vì những chuyện chẳng đâu vào đâu, tôi bỗng co rúm người lại, chỉnh đốn mọi hành vi, lời ăn tiếng nói để… không bị chửi mắng. Trưa nắng như thiêu đốt vậy mà quán vẫn chật cứng người. Bát bún ba chục nghìn mà có tới gần chục miếng thịt chân giò to tướng, rất đầy đặn.
“Cháu đã bảo đừng chan nước béo rồi mà!”- Cô bé ngồi cách tôi một bàn kêu lên như than phiền. “Nước dùng béo hay gầy về nhà mà ăn, đây chỉ có thế thôi. Không ăn thì biến cho rộng chỗ!”. Bà chủ quán vừa xóc bún vừa liếc xéo ra mắng khách. Ánh mắt và lời nói như những mũi tên bay phần phật về phía cô gái, làm tôi cũng rát mặt như bị ném cát. Cô bé ngồi cạnh tôi bị mắng nhưng không dám cãi, chỉ lẩm bẩm: “Ăn uống mất tiền mà cứ như đi ăn xin”.

Ngày hôm sau, lựa lúc vắng khách nhất, khoảng 17h, tôi lại mò đến quán bún mắng để hỏi chuyện bà chủ quán tên Thảo. “Cô ơi, người ta bảo quán của cô là quán bún chửi, nhưng cháu đã ăn ở đây mấy lần mà chẳng được chửi lần nào”. Được lời như cởi tấm lòng, bà Thảo trút bầu tâm sự: “Đấy, đấy…có phải ai tôi cũng mắng chửi đâu. Mình làm dâu trăm họ, muốn chiều khách lắm chứ. Như cậu đây thì tôi chửi thế nào được. Cậu gọi một bát móng giò, một chai bia, tôi chửi vào chỗ nào.
Tôi chửi vô lý, khách hàng nghiêm chỉnh người ta không đấm cho ấy à. Nhưng mà, có những người õng ẹo, hoạnh hoẹ đủ thứ cơ. Lúc đang đông khách mà cứ đòi hỏi cái này cái nọ, vào sau lại đòi ăn trước, bố đứa nào chịu được. Thế tôi chẳng chửi cho à.
Hôm nọ có hai con õng ẹo vào ăn, bảo vào trong nhà ngồi nhưng cứ đòi ngồi ra đường… Chắc là sợ mất xe! Tôi đuổi thẳng cổ: Không vào trong thì biến ngay! Hôm qua, cũng có hai đứa con gái, vào ăn bún lại đòi cho cháu hai cốc trà đá trước. Khách thì đông, chưa ăn đã đòi uống, tôi bảo: Thôi khỏi uống, khỏi ăn gì, mời hai cô ra cho tôi bán hàng!”.
Bà Thảo cho biết, bà đã bán bún ở chợ Ngô Sỹ Liên hơn ba chục năm nay, không biển hiệu. Ngày nào cũng mở cửa từ lúc 11h30 và đóng cửa lúc 19h30. Về chuyện thương hiệu “bún mắng”, bà Thảo bảo chẳng biết ai đặt cho nhưng bà không muốn cái tiếng ấy.
“Chửi mắng nó già người đi chứ. Nhưng mình làm thật ăn thật, bỏ sức lao động ra để kiếm chút lời, mình không luỵ ai cả. Mọi người vẫn bảo khách hàng là thượng đế, họ bỏ tiền ra thì phải được phục vụ đến tận răng, nhưng tôi thì khác, không bán cũng được, chứ không thể đáp ứng những yêu cầu quá đáng hoặc hoạnh họe ra vẻ ta đây… Cứ vớ vẩn đòi hỏi là tôi đuổi” - bà Thảo nói.
Ở quán phở phố Bát Đàn, cũng giống như bia “bao cấp” ở số 115 Quán Thánh, đều phải xếp hàng theo thứ tự và tự tìm chỗ ngồi, có điểm khác là bia bao cấp còn phải mua “phiếu dịch vụ” sau đó mới ra xếp hàng chờ lấy bia. Sáng đó, có vị khách lạ không biết lệ, cứ vắt chân chữ ngũ gọi lớn: “Cho 1 bát phở”. Sau cả chục phút chờ, không ai nói gì, ông khách bực mình gọi lại, liền bị quát ầm ĩ: “Ăn thì ra xếp hàng, tự bưng chứ ai hầu đến tận mồm!”.
Ông khách choáng quá, cứ ngồi thừ ra, chẳng nói được câu nào, mãi sau mới bẽn lẽn ra xếp hàng. Ăn xong, dù thừa nhận phở có ngon thật nhưng cũng đành thốt lên: “Từ nay tôi cạch đến già/Tôi chẳng dám đến hàng bà nữa đâu!”. Thế nhưng nhiều người vẫn nhẫn nại, thản nhiên cười hề hề khi xếp hàng, trả tiền trước để được nhận tô phở rồi tự tìm chỗ ngồi ăn.



Mắng chửi làm… thương hiệu

Bạn tôi tên N., một người rất tỉ mỉ trong ăn uống, tuần nào cũng mò lên quán phở Bát Đàn. Thường thì vào thứ bảy, nhưng cũng có tuần nổi cơn thèm N. phóng xe từ nhà ở phố Chùa Bộc lên Bát Đàn mất cả nửa tiếng đồng hồ, sẵn sàng chờ đợi vài chục phút nữa để hưởng cái hương vị của phở. N. bảo, xếp hàng thì có làm sao, tự bưng bê thì cũng có làm sao đâu? Mấu chốt là đồ ăn có ngon hay không! “Tớ sợ nhất là phục vụ chu đáo nhưng đồ ăn lại dở ẹc, tính tiền thì cắt cổ”.
Trên phố Nhà Thờ, quán cháo gà của bà M., cũng nổi tiếng với thương hiệu cháo “chửi”. Bà chủ này có thể chửi khách, chửi nhân viên từ sáng tới khuya. Chuyện kể rằng, có lần gặp vị khách Sài Gòn, vừa chê cháo nhạt, anh xin thêm chút muối, liền bị bà M. chửi cho te tua: “Mặn nhạt cái gì, cả trăm người có ai chê đâu. Không ăn thì biến”. Quá sốc, vị khách cầm cả tô cháo đổ xuống rãnh vỉa hẻ, rồi anh vứt trả cả tờ 50 ngàn đồng.
Quá bất ngờ, bà M. không nói thêm được lời nào. Nhưng sau lần ấy, bà M. vẫn không bỏ được tật chửi khách. Cho đến một lần bán đêm, gặp đúng nhóm thanh niên đi bụi, khách vừa xin thêm mấy cọng hành, liền bị bà M. chửi, cả nhóm thanh niên bỏ cháo, phá cả cửa hàng. Từ đó, người ta thấy bà M. ít chửi khách hơn. Bà chuyển sang chửi nhân viên ra rả cả ngày. Nhưng lạ, khách vẫn đến đông.
Người Việt mình luôn thích chen nhau chỗ chật thì phải. Một thói quen xếp hàng thời bao cấp còn lưu luyến chăng? Quán nào càng đông đúc người ta càng lao đến, càng chào mời thì lại… chạy xa. Nơi chủ quán vừa mắng chửi vừa bán hàng mà vẫn đông khách chứng tỏ đồ ăn thức uống phải ngon thì chủ quán mới dám cất lời mắng nhiếc thượng đế. Dường như, càng quát mắng, càng quen mồm quen miệng bỗng thành… tiếng lành đồn xa, khách ngày càng đến đông hơn.




(Theo Tiền phong)

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Nhớ bạn ở thành cổ Quảng Trị

Trước đây, tôi đã giới thiệu với các bạn bài "Gác bút nghiên lên đường đi chiến đấu"(Phần 1), nay tôi giới thiệu tiếp với các bạn phần 2 về Liệt sỹ Y Hòa và Chấn Hưng K22 Nguyễn Trãi của chúng ta trên Báo QĐND online:


Bộ đội cụ Hồ
Đồng đội mãi bên nhau
Tìm người ở lại (Kỳ 2)
QĐND - Thứ Hai, 26/07/2010, 15:37 (GMT+7)
QĐND Online - Đến khoảng gần cuối tháng 9-1972, hình như ta đã rút ra khỏi Thành cổ, chúng tôi được vào khu rừng tên là Chua Nga, gặp lại một số đồng đội, họ đều khẳng định tin các bạn tôi đã hy sinh. Trong số bạn bè thân thiết chỉ có tôi, Vũ Trung và một số nữa bị thương qua loa, có nhiều đứa bị thương đã ra Bắc. Tháng 4-1973, do thành tích chiến đấu tôi và nhiều bạn được gọi ra Bắc đi học sĩ quan và ghé về thăm nhà mấy hôm.
Gặp tôi, mẹ tôi đứng như chết lặng, nước mắt ròng ròng, rồi bà hỏi giọng lạc hẳn đi “Vậy mấy đứa kia đâu?”. Tôi vốn không biết nói dối nhưng không hiểu sao lại bật ra “Bọn con chia tay nhau ở Quảng Bình, chiến trường rộng lắm, con không gặp mà cũng không biết tin tức gì về chúng nó”.
Tìm kiếm hài cốt các liệt sĩ
Tôi chưa kịp đến thăm nhà Hòa, Hưng thì cô Mai, mẹ của Y Hòa đến gặp tôi, mời lên nhà vừa khóc vừa hỏi “Cô nghe tin nói Y Hòa đã hy sinh, cháu có biết gì không? Chắc không phải như thế chứ?”. Chú Nông, bố của Chấn Hưng thì gặp riêng tôi, nét mặt ông đau đớn đến cực độ “Chú có nghe Hưng đã hy sinh rồi, có phải vậy không? Nếu đúng như vậy thì cháu cũng đừng nói gì nhé vì mẹ của Hưng bị bệnh tim rất nặng, nếu biết tin chắc bà ấy không qua khỏi được”. Tôi chỉ im lặng không dám nói vì mình về gia đình mình vui, còn cô, chú thì đau buồn, làm sao mà nói được. Tối hôm ấy nhà tôi đông khách, những gia đình có con đi bộ đội cùng đợt với tôi ở Hoàng Hoa Thám, ở Bưởi, ở Ngọc Hà và Thụy Khuê… tìm đến hỏi thăm tin tức con em. Trong số ấy tôi đã biết chắc không dưới một chục người bạn đã  hy sinh nhưng không dám nói cho gia đình biết. Tôi cố nén nước mắt lặp đi, lặp lại câu nói dối mà tôi đã nói với mẹ để trả lời mọi người. Mãi cho đến bây giờ tôi cũng không biết mình làm như vậy là đúng hay sai nữa?
Chiến tranh qua đi, những người còn sống đều đã trở về. Tôi vẫn phục vụ quân đội, đi công tác khắp nơi kể cả sang Cam-pu-chia, rồi lại lăn lộn với công việc kinh doanh của một doanh nghiệp quân đội. Các bạn đồng ngũ của tôi thì cũng vất vả mưu sinh đủ nghề, cũng có người làm nên quan to, có người công ăn việc làm lúc có lúc không. Có người trở thành tỷ phú nhưng cũng nhiều người lâm vào cảnh túng bấn. Chẳng mấy khi chúng tôi gặp nhau mà ôn lại người xưa chuyện cũ, riêng những người nằm lại chiến trường thì chắc chỉ còn lờ mờ trong ký ức của những người đang sống và có lẽ chỉ có các mẹ già, người chị và các em mới thỉnh thoảng gặp các anh trong những giấc mơ. Xin các bạn thứ lỗi cho cuộc đời, cho bè bạn và cho cả những người thân.
Cho đến năm 2000 khi được cử đi làm đường Hồ Chí Minh đoạn từ Khe Sanh đi Quảng Bình tôi mới có điều kiện được quay lại Quảng Trị. Trong tôi ý thức bằng mọi giá phải đi tìm mộ của Hưng và Y Hòa vì ba má của Hưng đã mất, ba Y Hòa cũng vậy. Má của Y Hoà cùng gia đình đã trở về sống ở Tây Nguyên và bị bệnh tai biến.
Tôi đã dành rất nhiều thời gian lang thang hết tất cả các nghĩa trang liệt sĩ tại tỉnh Quảng Trị, đi đến gặp Ủy ban nhân dân các xã thuộc huyện Hải Lăng, Triệu Phong và các xã vùng lân cận Thành cổ tra tìm danh sách liệt sĩ đã được mai táng tại các nghĩa trang của xã, huyện nhưng không tìm được một tin tức gì.
Liệt sỹ Y Hoà
Mãi đến năm 2003, khi đọc bài báo “Sự thật về một lần bốc mộ…” đăng trên báo Tuổi trẻ chủ nhật số 31-2003, ngày 10-8-2003, cùng lá thư cuối cùng của Y Hòa viết ngày 16-8-1972 gửi về gia đình. Gia đình Y Hòa sau nhiều lần đi tìm mộ tại các nghĩa trang tại Quảng Trị không thấy, nên đành lấy một ít đất đưa vào nghĩa trang liệt sĩ ở Đắc Lắc thay cho xương cốt để mai táng. Lần đầu tiên sau hơn 30 năm tôi lại bật khóc, sao mà đau xót quá. Tôi ở trong Sài Gòn, gọi điện cho Vũ Trung ở Hà Nội nói đi mua báo ngay và bảo “Trung ơi, lá thư của thằng Y Hòa có nhắc đến 4 cái tên nhưng bây giờ thì chỉ còn có tao với mày, chúng mình phải có trách nhiệm tìm ra nơi chôn cất các bạn”. Cũng chẳng phải nói Vũ Trung đã từ lâu luôn tâm nguyện cũng phải đi tìm các bạn, nên đã tìm được Đức (người chôn các bạn), Quyết (người vuốt mắt Y Hòa lúc đã hy sinh) người làng Ngọc Hà đã từng ở cùng chốt với Chấn Hưng và Y Hòa ngày ấy. Các bạn đã phục viên, cuộc sống khó khăn, lam lũ làm Đức, Quyết già xọm, tóc bạc trắng so với tuổi. Gặp chúng tôi Đức khóc mà nói, “chính tay tao đã chôn cất thằng Hưng, thằng Hòa và 11 đứa nữa cùng chốt ở đồi Cháy, làng Như Lệ. Khi nào chúng mày đi thì đưa tao đi cùng vì hồi đấy ác liệt quá, chỉ chôn được vào buổi tối, chẳng kịp để cái gì làm dấu. Nghĩ lại đến giờ vẫn xót xa ân hận”.
Nhiều lần đi công tác qua Quảng Trị tôi đã lần mò đi tìm đồi Cháy ở thôn Như Lệ gần nhà thờ La Vang, thôn Tích Tường nhưng dân địa phương chẳng có ai biết đồi Cháy ở đâu. Rất có thể đồi Cháy chỉ là một cái địa danh do bộ đội mình đặt trên đường hành quân chiến đấu hồi ấy giống như vô vàn cái tên dốc Ba cô, ngầm ông Thọ, cua ông Khải… mà thôi. Tôi lần mò ở Quảng Trị nhiều, nên cũng có người nhớ và mỗi khi đến lại đều hỏi có tìm được địa danh ấy không?. Đến tháng 7-2007 tôi và Vũ Trung nhận được giấy mời của UBND thị xã Quảng Trị (chị Mai phó chủ tịch ký) mời tham dự lễ tưởng niệm các liệt sĩ nhân kỷ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sĩ. Chúng tôi quyết định sẽ nhân dịp này đi tìm kiếm một lần nữa. UBND thị xã cử 1 đồng chí quê ở làng Như Lệ, có chị Mai đi cùng, cho xe chở chúng tôi đi. Lúc sắp ra xe chợt có 1 người thanh niên vai đeo ba lô xách 1 làn đồ cúng ra xin đi nhờ về Như Lệ. Trông chàng trai còn trẻ không thể nào là một cựu chiến binh nên tôi tò mò hỏi xem anh ta đi về  Như Lệ để làm gì. Qua câu chuyện chúng tôi được biết người thanh niên này là em trai một liệt sĩ thuộc Sư đoàn 325, nhờ có các bạn đồng ngũ, gia đình anh đã tìm được đúng nơi chôn cất người anh trai liệt sĩ nhưng khi đào lên thì có 2 bộ hài cốt không còn đầy đủ nằm lẫn lộn trong một căn hầm tại chốt. Người thân của liệt sĩ thứ hai cũng đã tìm được đúng vị trí ấy nhưng không có cách nào phân biệt được đâu là di cốt người thân nên cả 2 gia đình quyết định san sẻ chỗ di cốt còn lại làm 2 ngôi mộ đặt trong Nghĩa trang liệt sĩ huyện Hải Lăng. Năm nào cũng vậy cứ vào dịp 27-7 thì cả 2 gia đình đều cử người vào Như Lệ thắp hương ở nơi các anh đã nằm xuống. Người thanh niên họ khẳng định với chúng tôi là ở Như Lệ không có địa danh nào gọi là đồi Cháy mà chỉ có đồi Chè mà thôi, chính anh trai của anh đã hy sinh ở đó.
 Chúng tôi quyết định sẽ đi đến đồi Chè xem sao. Đến đồi Chè, chúng tôi cũng chỉ mang máng rằng có thể đây chính là nơi các bạn tôi hy sinh. Không dám chắc chắn nhưng vì không có thời gian nên chúng tôi quyết định cứ đặt lễ, thắp hương trên đỉnh đồi, hương hồn các bạn tôi chắc là cũng sẽ thông cảm. Khi chúng tôi vừa bày xong lễ thì chợt có chuông điện thoại, Trung nghe điện nhận ra cái giọng khàn khan, nghẹn ngào của Đức, nó trách chúng tôi sao không rủ nó đi cùng. Khi biết chúng tôi đang đứng trên đỉnh đồi Chè và chuẩn bị thắp hương thì nó mô tả địa hình xung quanh cho nó nghe. Chúng tôi vừa quan sát vừa nói phía Bắc là cái gì, phía Nam là cái gì, ở đỉnh đồi có thể nhìn thấy cái gì… Qua điện thoại Đức thở hổn hển nói vội vã như sợ ai cướp lời; “Thế thì đúng là đồi Cháy đấy nhưng không phải chỗ chôn chúng nó đâu, chỗ ấy là hầm chỉ huy chốt, chúng mày đi xuống qua yên ngựa phía đông đi… đã thấy mương nước nhỏ trước khi lên chốt không? Chỗ ấy là bếp Hoàng Cầm cũ… Có thấy cái hố bom không? Có à? Gần đấy có 3 gốc mít, tìm kỹ đi có thể người ta chặt mất 2 cây rồi thì sao…?”. Chúng tôi vừa nghe điện thoại vừa đi theo chỉ dẫn của Đức, chỉ một lát sau chúng tôi đã tìm thêm 2 gốc cây mít bị đốn sát gốc, ven một hố bom đã bị bồi lấp gần hết, cỏ dại, khóm tre mọc um tùm, xung quanh trồng sắn, chè, chỗ gốc cây bị đốn những chồi mít mập mạp đang cố vươn cao. Sau khi nghe chúng tôi mô tả lại địa hình một lần nữa qua điện thoại, Đức nghẹn ngào xác nhận “là chỗ ấy đấy, chúng mày thắp hương đi, ở nhà tao cũng khấn chúng nó”. Chúng tôi đặt lễ, thắp hương và thầm thì nói chuyện với vong hồn các bạn. Tôi gọi tên Hưng, Y Hòa và nói “Nếu quả thực đây chính là nơi các bạn hy sinh còn ở đây thì làm điều gì để chúng ta gặp nhau được đi Hưng ơi, Hòa ơi và các anh, các bạn ơi”. Trong khói hương nghi ngút chợt có đàn bướm vừa đen, trắng, vàng ở đâu xuất hiện cứ bay quanh quẩn trên đầu chúng tôi vần vũ theo làn khói của khói hương rồi bay theo đến đậu ở các vạt đất. Đúng lúc ấy chuông điện thoại lại réo vang, Đức gọi đến và bảo tôi: “Sơn ơi, ở đấy tao còn chôn Lê Văn Nho ở Hoàng Hoa Thám đấy. Tôi hỏi lại có phải ở số 46 Hoàng Hoa Thám, khu tập thể Sở xe điện không? Đức bảo đúng rồi, nhớ thắp hương khấn nó nhé”.
Tôi bàng hoàng cả người vì cho đến bây giờ tôi mới biết Lê Văn Nho cũng hy sinh ở đây, Nho với tôi học cùng lớp 10E ở trường Nguyễn Trãi, cùng đi bộ đội, Nho huấn luyện ở đại đội 43, cùng vào chiến trường và được biên chế về đại đội thông tin, Trung đoàn 209. Tôi biết tin Nho hy sinh ở Quảng Trị nhưng không ngờ là nó đã nằm xuống ở chính nơi này, tôi thắp thêm một tuần nhang và khấn Nho: “Bạn ơi, thông cảm cho mình nhé, mình không biết bạn nằm nơi đây nên không mua đủ quần áo, vàng mã cho bạn, ngày mai mình sẽ quay lại đây…”. Lễ xong khi chúng tôi đến mương nước trước khi qua cẩu rồi bay lại đồi Chè. Sau khi thắp hương đặt lễ, chúng tôi tìm vào một nhà dân gần đó. Ông Phước, người làm nhà ngay tại đồi cháy năm xưa bảo với chúng tôi: “Trong chiến tranh chỗ này đánh nhau ác liệt lắm. Sau chiến tranh dân trở về làm ăn đào được bom đạn chưa nổ và xương người nhiều lắm. Mấy tháng trước, huyện đội đi quy tập mộ liệt sĩ, ở phía trên đỉnh đồi đào được 1 cái hố có ba bộ hài cốt, tay bị trói lại với nhau bằng dây mình claymore. Chắc tụi nó nống ra bắt được bộ đội mình rồi giết dã man vậy đó…” . Bé gái 15 tuổi con của ông nói thêm: “Ở đây, cứ vào buổi tối là lại thấy bóng các chú về nhiều lắm, cháu không dám ra giếng giặt quần áo. Nếu các chú ở lại đây tối nay cháu chỉ cho…”. Chị Hiệp, một cựu nữ du kích Quảng Trị ngày xưa nay sống cô đơn trong căn nhà lá gần vườn chuối, nơi mà chôn cất các bạn bảo chúng tôi: “Sau chiến tranh, tôi dựng nhà ngay chỗ vạt đất phẳng trên vườn chuối đó nhưng không ở được. Đêm nào các anh ấy cũng về. Ngày rằm, mồng một tôi vẫn cúng mấy anh đấy chú à…”.
Liệt sỹ Nguyễn Chấn Hưng
 Hôm sau tôi và Trung mang đồ cúng quay lại đồi Chè, đốt thêm nhang cúng cho các bạn xin chia tay và hẹn tháng 10 quay lại, khi khấn, bướm lại bay đến nhiều lắm. Chúng tôi tìm cách liên hệ với gia đình Y Hòa, Hưng và Lê Văn Nho để báo tin đã tìm thấy nơi chôn cất các bạn. Đã 35 năm rồi nhưng khi được tin, có bao nhiêu là nước mắt vẫn rơi. Chúng tôi hẹn nhau đưa Đức và các gia đình liệt sỹ vào Quảng Trị và bàn kế hoạch quy tập hài cốt các anh.
Ngày 6-10-2007, tôi cùng Vũ Trung, Đức, Quyết, Vinh (bạn cùng nhập ngũ và cùng Trung đoàn 209 nay làm ở Ngọc Hà) đi vào Quảng Trị. Gia đình Lê Văn Nho không đi được mà chỉ gửi cho chúng tôi 1 tấm ảnh, các bạn cùng học lớp 10E trường Nguyễn Trãi với tôi và Nho thì gửi theo đồ cúng lễ. Có nhiều bạn muốn đi cùng nhưng xe chật nên dành ở lại. Gia đình Hưng thì có cả ba người em hiện đang sống ở 3 nơi cùng có mặt. Thật tiếc là trước khi đi tôi không liên lạc được với gia đình Y Hòa. 20h tối 6-10 chúng tôi mới vào đến nơi, Đức cũng chưa vội xác nhận ngay đây là đồi Cháy, vì trời tối, bên gốc mít thắp hương, chưa kịp cắm, đom đóm bay vào tay Trung đang cầm hương…. Phải đến sáng hôm sau chúng tôi vao đi khắp khu vực và đi sang bên Tích Tường, may sao lại gặp người xã đội trưởng cũ năm 1972 giúp chúng tôi xác nhận đúng trận địa năm xưa đã ở và chiến đấu. Đây chính là nơi các bạn tôi vẫn còn nằm ở đó. Khi quay về Trung lại lần xuống mương nước nho nhỏ ven đường để tìm dấu vết cái miếu nhỏ, nay đã không còn, cẩn thận xem lại vị trí cái hố bom, ba gốc mít nay chỉ còn một. Cuối cùng nó nói: “Đúng chỗ này rồi, hồi ấy chỉ có chỗ này là đạn pháo không bắn vào do vướng cái sườn đồi, chúng tao chọn nơi này để chôn cất anh em mình vì sợ đạn pháo lại đào lên lần nữa”.
Chúng tôi xây một cái miếu nhỏ làm chỗ thắp hương cho đồng đội tại đồi Chè (đồi Cháy), người dân còn gọi  là đồi Con Kiêu, xóm 2, thôn Như Lệ, xã Hải Lệ, Huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, thầm nghĩ đồng đội vào có chỗ gặp nhau, các bạn ở đây có nơi hương khói. Bà con quanh đồi chè giúp chúng tôi hương khói cho các anh. Đêm đó bên mâm cơm cúng các bạn có nhiều người dân bên đồi Chè căn dặn nhau phải hương khói cho các bạn. Đêm ấy chúng tôi ngủ ở Đông Hà, Vinh đã  mơ thấy Chấn Hưng về.
Từ lúc xác định được nơi chôn cất các bạn đồng ngũ trong lòng những cựu chiến binh chúng tôi canh cánh một điều “làm thế nào để phân biệt và quy tập xác định được hài cốt của từng  bạn về một nơi xứng đáng hơn”. Các bạn đồng ngũ còn sống đã lên một kế hoạch gồm những việc phải làm như xây mộ, dựng bia cho người đã hy sinh, quyên góp quần áo, dụng cụ gia đình cho những người dân đang còn nghèo khó tại đồi Chè, dò gỡ bom mìn còn sót lại sau chiến tranh để người dân có 1 cuộc sống bình yên, no ấm… những điều mà chúng tôi dự định làm chính là những điều mà vì nó, ngày xưa chúng tôi cầm súng, vì nó mà bạn bè chúng tôi đã hy sinh. Chúng tôi còn băn khoăn làm sao cùng góp, lo có khoản tiền lớn để làm những việc này. Ngoài tấm bia kỷ niệm, anh em chúng tôi đã có kế hoạch quyên góp, xây tặng người dân ở đây một cây cầu dân sinh theo tâm nguyện. Nhất định chúng tôi sẽ làm, dù có thể không làm hết được…
TH st.

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

Vui cuối tuần: Tặng Song Ngọc và các bạn nữ K22



Chân dung các bà vợ




Các bà vợ ở TQ xử lý chồng khi chồng ngoại tình:

Sau một đêm mất ngủ, cô vợ tới một thám tử tư vứt ra 2000 tệ thuê một thám tử thu thập tất cả các chứng cứ ngoại tình của chồng. Một tuần sau, ông chồng nhận được trát gọi của toà án. Thì ra cô vợ đã gửi đơn xin ly dị. Cuối cùng ông chồng bị toà phán xử là đi nhầm đường lạc lối, nhà cửa, gia sản đều rơi hết vào tay vợ. Đó là cô vợ Bắc Kinh.



****

Sau một đêm mất ngủ, cô vợ buổi sáng đến tiệm làm đầu ép lại tóc, buổi chiều đi đắp mặt nạ, tiện chân lại rẽ vào mua bộ đồ lót gợi cảm. Buổi tối chuẩn bị một bữa ăn thịnh soạn dưới ánh nến lung linh. Tất cả tiêu hết 400 tệ. Sau khi về nhà, ông chồng thấy vợ mình xinh đẹp, gợi cảm, kinh ngạc tới mức có thể đặt nguyên một quả trứng gà lọt thỏm vào miệng, giận mình có mắt không tròng và thề rằng suốt đời này không để cô vợ rời xa mình,. Một tuần sau người vợ viết một bài báo có tựa đề “Tôi đã giữ được ông chồng đào hoa như thế nào” được năm trăm tệ nhuận bút. Đó là cô vợ Thượng Hải.

****

Sau một đêm mất ngủ, cô vợ trang điểm lộng lẫy, gọi điện thoại cho người yêu đầu tiên” Alô, có nhớ em không? Em rất cô đơn, tối nay em rảnh…. Thế là ông chồng tiếp tục trăng gió bên ngoài, cô vợ bí mật hẹn hò tình nhân, nước sông không phạm nước giếng, bình an vô sự. Đó là cô vợ Quảng Đông.

****

Sau một đêm mất ngủ, cô vợ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gấp quần áo chồng gọn ghẽ, để lại một mẩu giấy dặn chồng uống thuốc đúng giờ. Rồi bỏ về nhà mẹ đẻ. Sau đó ông chồng với lương tâm trỗi dậy đến tận nhà mẹ vợ xin tạ tội, mời vợ quay về, thề suốt đợi sống tốt với nhau. Đó là cô vợ Tứ Xuyên.

****

Sau một đêm mất ngủ, cô vợ mài hai con dao thái thịt sắc đến sáng loáng, một con giắt ở đằng trước, một con giắt ở đằng sau, quyết đánh bài ngửa với chồng. Trong lòng nghỉ: tao không ăn được tao cũng phải đạp đổ. Cuối cùng ông chồng ngoan ngoãn theo vợ về nhà. Đó là cô vợ Hồ Nam.

****

Sau một đêm mất ngủ, cô vợ trở dậy xuống bếp. Ngày thường chỉ ăn hai bát mì và một cái bánh nướng. Hôm nay làm nửa cân mỳ thêm 10 chiếc bánh nướng, loáng một cái đã hết sạch. Ăn xong cô vợ xoa cái bụng tròn vo, tới bên giường khóc lớn; Giời ơi, tôi làm sao sống được bây giờ?.... Ông chồng vốn không muốn ly dị dù ngoại tình, nhưng nửa năm sau không thể chịu được, đành phải xin ly hôn. Lý do là cô vợ ngày càng béo như lơn…nặng. Đó là cô vợ Sơn Tây.

****

Sau một đêm mất ngủ, cô vợ khóc quay về nhà mẹ đẻ, kể hết chuyện cho em trai. Em trai đi gọi ngay ông anh nhà bà cô, thằng em nhà ông chú. Một đám tay gậy tay thừng đón đường ông chồng về nhà. Ông chồng vác gương mặt sưng bầm tới toà án xin ly hôn. Sau khi hoà giải không có kết quả, toà án thuận tình cho ly hôn. Tài sản chia đều hai bên, riêng cô vợ fải chịu bồi thường toàn bộ viện phí chữa trị vết thương cho ông chồng. Đó là cô vợ Tây Bắc.

****

Sau một đêm mất ngủ, cô vợ tới kêu than khóc lóc ở cơ quan chồng, kể toạc chuyện quan hệ giữa ông chồng với con đồng nghiệp “hồ ly tinh” xinh đẹp trẻ trung. Cơ quan không thể không xen vào giải quyết. Kết quả, ông chồng li dị, một tuần sau lấy ngay cô bạn đồng nghiệp. Đó là cô vợ Đông Sơn.

****

Sau một đêm mất ngủ, cô vợ lấy sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, giấy sở hữu nhà, sổ tiết kiệm… giấu hết đi và cắt hết toàn bộ kinh tế của chồng. Rồi dương dương tự đắc ý nói với chồng: để xem ông lấy gì mà nuôi con hồ ly tinh đó.. Tôi cũng không ly dị đâu. Cho ông chết .


Không biết các bà vợ ở Hà nội - Huế - Sài gòn ... thì sẽ xử lý thế nào nhỉ?



Gặp nhau giữa trời thu Sài Gòn



Hôm rồi bạn Liên (9I-10H) vừa bay vào TP Hồ Chí Minh. Hắn đã kịp tập bạn bè và trao đổi. Chớp nhanh vài ảnh nào!




Cùng bên nhau giữa tình thương đồng đội


Hãy cất tiếng hát trong tình thân ái bao la


ThuNV

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

Ve sầu và Kiến
– Câu chuyện ngụ ngôn thời hiện đại

Đông A (chuyển ngữ).

Martin Wolf là biên tập viên đứng đầu chuyên mục kinh tế của báo Financial Time. Bài viết dưới đây được đồng đăng tải trên tờ Financial Time (Mỹ) số ngày 25 tháng 5 năm 2010 và báo Le Monde (Pháp) ngày 01 tháng 6 năm 2010 theo hình thức hợp tác. Nó lược tả quan hệ kinh tế thế giới dưới một góc nhìn giản lược nhưng triết lý, từ sự hình thành đồng tiền chung châu Âu, cuộc khủng hoảng subprime tại Mỹ, đến nguy cơ «phá sản» ngân sách của các quốc gia như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italy… Tạp chí Thanh Niên PHÍA TRƯỚC chuyển ngữ gửi đến quý bạn đọc để có thể chiêm nghiệm và tự rút ra một bài học cho chính mình, ở tầm vĩ mô, tập thể hay cá nhân. Trong một chừng mực nào đó, nó chỉ ra sự mong manh của chiến lược «Hướng về xuất khẩu» của các nước đang phát triển.
—————





«Ve sầu kêu ve ve

Suốt mùa hè,

Đến kỳ gió bấc thổi

Nguồn cơn thật bối rối…»





Nguyễn Văn Vĩnh dịch thơ của La Fontain




Tất cả mọi người đều biết câu chuyện ngụ ngôn Ve sầu và Kiến. Con ve sầu lười biếng ca hát suốt mùa hè, trong khi đó thì kiến làm việc quần quật cả năm để dự trữ cho mùa đông. Khi những ngọn gió bấc đầu tiên bắt đầu thổi, ve sầu đến năn nỉ kiến cho chút gì đó để ăn. Kiến từ chối còn ve sầu thì đói lả. Ý nghĩa của câu chuyện này dưới góc nhìn kinh tế: sự lười biếng vẫn đẻ ra nhu cầu.
Cuộc sống thật đương nhiên phức tạp hơn câu chuyện ngụ ngôn của Esop. Ngày hôm nay, Kiến chính là người Đức, người Trung Quốc, người Nhật Bản, còn Ve sầu là người Mỹ, người Anh, người Hy Lạp, Ailen và Tây Ban Nha. Kiến sản xuất các hàng hóa tiêu dùng mà ve sầu cần và muốn sử dụng. Ve sầu hỏi Kiến muốn gì để trao đổi ngược lại. Kiến trả lời
«Chẳng muốn gì». «Các ông chẳng có thứ gì hấp dẫn chúng tôi ngoài mấy ngôi nhà bên bờ biển. Các ông hãy cho chúng tôi vay tiền. Như thế các ông sẽ có hàng hóa sử dụng, còn chúng tôi thì sẽ tạo các quỹ dự trữ».
Cả kiến và ve sầu đều hạnh phúc nhờ cuộc trao đổi. Với bản tính tiết kiệm và cẩn trọng, kiến đặt hết tiền của mình vào các ngân hàng nổi tiếng uy tín. Các ngân hàng này lại dùng số tiền đó cho ve sầu vay. Ve sầu chẳng cần phải làm lụng sản xuất gì, vì đã có kiến sản xuất tất cả những thứ mình cần, không những thế lại còn sản xuất với giá rẻ. Có điều kiến không thể bán cho ve sầu nhà cửa, các trung tâm thương mại, và những khu văn phòng chọc trời. Cái này ve sầu phải tự làm lấy. Ve sầu thậm chí còn nhờ cả nhân công của kiến đến giúp mình làm tại chỗ. Sau đó ve sầu thấy rằng, nhờ việc xây dựng và thu hút các khoản chi tiêu tại nhà mình, giá đất tăng vọt. Vậy là ve sầu tiếp tục đi vay tiền để xây dựng, và để chi tiêu (bởi vì đối trọng của khoản nợ đó sẽ là giá trị tăng thêm của đất). Trước sự thịnh vượng của các tổ ve sầu, kiến lóa mắt và bảo các ngân hàng của mình : «hay tiếp tục cho vay, vì một ngày nào đó có thể xấu trời, mà Kiến chúng ta không thích đi vay nợ». Đằng nào thì kiến cũng giỏi sản xuất hàng hóa tiêu dùng hơn là quản lý tài chính. Ve sầu tinh quái chỉ việc biến các khoản nợ của mình thành các chứng từ bất động sản có giá trị tương đương tại ngân hàng.
Tổ kiến Đức nằm ngay cạnh vô số các tổ ve sầu, «Chúng tôi muốn là bạn với tất cả mọi người», kiến Đức nói với các hàng xóm của mình như thế. «Vì sao chúng ta không sử dụng một đồng tiền chung để thúc đẩy thương mại ? Nhưng trước hết các bạn phải hứa trong tương lai sẽ luôn luôn cư xử như kiến». Các chú ve sầu phải qua một kỳ sát hạch cư xử. Cuối cùng, chúng cũng có được cái mình muốn: thông qua một đồng tiền chung châu Âu cho toàn khu vực.
Trong một khoảng thời gian, tất cả mọi người đều sống hạnh phúc. Các chú kiến Đức nhìn vào số tiền ve sầu nợ mình và cảm thấy giàu có. Trong khi đó tại các tổ ve sầu, các chính phủ bắt đầu thấy tài khoản quá thâm hụt và nói : «Xem này, đã đến lúc chúng ta cũng cần phải thắt chặt các chính sách tài khóa như kiến». Kiến thì đương nhiên không thể nói với ve sầu chuyện đó. Chúng im lặng vì không lẽ lại nói với ve sầu rằng tại tổ ve sầu, lương và giá cả nói chung đều ở mức rất cao, dẫn đến một mặt hàng hóa sản xuất ra sẽ đắt hơn mức giá trung bình, mặt khác lại cho phép vay nợ với lãi suất thấp, như thế sẽ có lợi nếu tiếp tục chi tiêu và xây dựng.
Những chú kiến Đức khôn ngoan nhất chỉ kết luận úp mở rằng: «không cái cây nào có thể lớn mãi đến tận trời». Quả thật như thế, một ngày, giá đất tại các tổ ve sầu cao đến mức đỉnh điểm và không thể lên hơn được nữa. Các ngân hàng của kiến đương nhiên vô cùng lo lắng và muốn thu hổi lại bớt các khoản tiền cho vay của mình. Ve sầu buộc phải bán bớt tài sản của mình để trang trải nợ, nhưng bong bóng bất động sản nổ dẫn đến sụp đổ hệ thống. Ve sầu buộc phải dừng các công trường dang dở của mình, đồng thời cũng phải mua hàng của kiến ít đi. Tại tổ ve sầu, người lao động mất việc làm, còn tại nhà kiến tình hình cũng tương tự. Ngân sách chính phủ bị thâm hụt nặng nề, nhất là tại tổ ve sầu. Các chú kiến Đức chợt nhận ra rằng khoản dự trữ tại các ngân hàng nhờ bán hàng cho ve sầu hóa ra chẳng có nhiều giá trị, bởi vì ve sầu thực ra chẳng có gì trao đổi theo chiều ngược lại, ngoài vài căn nhà tràn ánh mặt trời bên bờ biển. Các ngân hàng của kiến đứng trước hai lựa chọn: hoặc là buộc phải xóa một phần nợ cho ve sầu, hoặc là kêu gọi các chính phủ của mình đưa tiền cho ve sầu để bọn chúng…chi tiêu và/hoặc trả nợ.
Chính phủ kiến không thể chấp nhận ngân hàng của mình xóa nợ, vì như thế không khác gì ngân hàng vứt hết tiền của chính người dân nước mình. Chính phủ chọn giải pháp thứ hai, được gọi bằng thuật ngữ là các «gói cứu trợ và kích thích kinh tế». Song song với chuyện đó, chính phủ kiến yêu cầu ve sầu tăng thuế và giảm chi tiêu để thu hẹp thâm hụt ngân sách. «Kể từ giờ», kiến nói với ve sầu, «các ông phải cư xử thật sự như kiến». Các tổ ve sầu rơi vào một cuộc suy thoái kinh tế nặng nề. Nhưng ve sầu rốt cục vẫn không thể sản xuất các hàng hóa mà kiến muốn, lý do đơn giản chỉ là vì ve sầu không biết sản xuất. Và bởi vì ve sầu không tiếp tục xin được tiền mua hàng của kiến, nó bắt đầu đói lả. Các chú kiến Đức rốt cục lại vẫn phải xóa nợ cho ve sầu. Tuy nhiên bởi vì vẫn chưa rút được bài học, chúng lại vẫn phải tìm các tổ ve sầu khác để bán hàng, và tái lập các khoản cho vay mới.
Dường như trên thế giới còn có nhiều tổ kiến khác, đặc biệt là tại châu Á. Một trong những tổ kiến giàu có nhất là Nhật Bản có rất nhiều điểm giống Đức. Tổ kiến Trung Quốc, tuy to hơn nhiều lần những cũng nghèo hơn nhiều lần hai tổ kiến đầu. Tuy nhiên tất cả bọn chúng đều có chung đặc điểm là muốn tích trữ sự giàu có bằng cách bán hàng với giá cạnh tranh cho ve sầu để đổi lại thu về các khoản nợ. Tổ kiến Trung Quốc thậm chí còn cố tình cố định tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước mình thật thấp, để bán hàng với giá cực rẻ.
May cho châu Á là trên thế giới còn có nhiều tổ ve sầu khác tại châu Mỹ. Muốn biết đâu là tổ ve sầu thật sự, cần phải nhìn xem tại đó người ta có theo đuổi phương châm: «In shopping we trust?» Các tổ kiến châu Á giao thương với châu Mỹ tương tự như cách mà tổ kiến Đức giao thương với các hàng xóm của mình. Kiến châu Á gánh những núi nợ khổng lồ của người Mỹ và tự cho là mình giàu có.
Tuy nhiên cũng có một điểm khác biệt. Khi cuộc khủng hoảng nổ ra ở Mỹ, khi ve sầu không thể vay thêm tiền và thâm hụt ngân sách bùng nổ, chính phủ Mỹ không nói «tình hình rất nghiêm trọng, chúng ta cần phải thắt chặt ngân sách,» mà lại nói «Chúng ta cần phải chi tiêu thêm nữa để tái kích thích kinh tế». Thâm hụt ngân sách của ve sầu đạt mức kỷ lục chưa từng thấy.
Việc này làm cho người châu Á lo lắng. Người đứng đầu tổ kiến Trung Quốc nói với nước Mỹ, «Chúng tôi, các chủ nợ của các ông, muốn các ông ngừng đi vay thêm nợ và hãy làm theo cách mà các chú ve sầu châu Âu đang làm». Câu nói làm cho người đứng đầu tổ ve sầu Mỹ cười ầm: «Chúng tôi chưa bao giờ yêu cầu các ông cho chúng tôi vay những khoản tiền này. Chính chúng tôi còn nói với các ông đây là một điều điên rồ. Chúng tôi chỉ muốn làm thế nào để mỗi một con ve sầu Mỹ đều có việc làm. Nếu các ông không muốn cho chúng tôi vay tiền, các ông chỉ việc điều chỉnh lại tỷ giá hối đoái đồng tiền của các ông. Như vậy là hàng hóa các ông sẽ đắt lên và chúng tôi sẽ tự sản xuất hàng hóa cho mình thay vì nhập khẩu. Chẳng ai sẽ đi vay nợ của ai nữa». Nước Mỹ đã dạy cho chủ nợ của mình một bài học xưa như trái đất,
«Nếu bạn nợ ngân hàng của mình 100 USD, bạn đang có vấn đề. Nhưng nếu bạn nợ 100 triệu USD, vấn đề sẽ không còn ở phía bạn nữa mà chạy sang phía ngân hàng.»
Sếp xòng Trung Quốc không muốn tin vào sự thật là những khoản cho vay của họ sẽ mất giá nặng nề so với khi họ cho vay. Mặt khác Trung Quốc vẫn muốn sản xuất hàng giá rẻ để bán ra nước ngoài. Trung Quốc giải quyết chuyện này bằng cách…lại cho Mỹ vay tiếp. Vài thập kỷ sau, người Trung Quốc nói với người Mỹ: «Bây giờ thay vì cho nợ, chúng tôi muốn các ông sản xuất các hàng hóa khác để trao đổi ngược lại.» Nghe xong ve sầu Mỹ ôm bụng cười lăn lộn, và vội tìm cách khác để giảm hơn nữa giá trị các khoản nợ của mình. Kiến thì mất hết các khoản dự trữ và một số bắt đầu chết đói.
Ý nghĩa của câu chuyện này ư? Nếu bạn thật sự muốn xây dựng một sự giàu có bền vững, đừng bao giờ cho ve sầu vay.




----
Nguồn : Financial Times




ChauHTM st

Thơ tình tiền chiến



Núi Đôi


Tác giả: Vũ Cao


Tháng Hai4

Bảy năm về trước, em mười bảy
Anh mới đôi mươi, trẻ nhất làng
Xuân Dục, Đoài Đông hai cánh lúa
Bữa thì em tới, bữa anh sang

Lối ta đi giữa hai sườn núi
Đôi ngọn nên làng gọi núi Đôi
Em vẫn đùa anh: sao khéo thế
Núi chồng núi vợ đứng song đôi!

Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới
Ngơ chùa cháy đỏ những thân cau
Mới ngỏ lời thôi, đành lỗi hẹn
Đâu ngờ từ đó bặt tin nhau.

Anh vào bộ đội, lên Đông Bắc
Chiến đấu quên mình năm lại năm
Mấy bận dân công về lại hỏi
Ai người Xuân Dục, núi Đôi chăng?

Anh nghĩ, quê ta giặc chiếm rồi
Trăm nghìn căm uất bao giờ nguôi
Mỗi tin súng nổ vành đai địch
Sương trắng người đi lại nhớ người.

Đồng đội có nhau thường nhắc nhở
Trung du làng nước vẫn chờ trông
Núi Đôi bốt dựng kề ba xóm
Em vẫn đi về những bến sông?

Náo nức bao nhiêu ngày trở lại
Lệnh trên ngừng bắn, anh về xuôi
Hành quân qua tắt đường sang huyện
Anh ghé thăm nhà, thăm núi Đôi.

Mới tới đầu ao, tin sét đánh
Giặt giết em rồi, dưới gốc thông
Giữa đêm bộ đội vây đồn Thửa
Em sống trung thành, chết thủy chung!

Anh ngước nhìn lên hai dốc núi
Hàng thông bờ có con đường quen.
Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói
Núi vẫn đôi mà anh mất em!

Dân chợ Phù Linh ai cũng bảo:
Em còn trẻ lắm, nhất làng trong;
Mấy năm cô ấy làm du kích
Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng?

Từ núi qua thôn, đường nghẽn lối
Xuân Dục, Đoài Đông cỏ ngút đầy
Sân biến thành ao, nhà đổ cháy
Ngổn ngang bờ bụi cánh dơi bay

Cha mẹ đưa nhau về nhận đất
Tóc bạc thương từ mỗi gốc cau
Nứa gianh nửa mái lều che tạm
Sương nắng khuây dần chuyện xót đau.

Anh nghe có tiếng người qua chợ:
Ta gắng: mùa sau lúa sẽ nhiều
Ruộng thấm mồ hôi từng nhát cuốc
Làng ta rồi đẹp biết bao nhiêu!

Nhưng núi còn kia, anh vẫn nhớ.
Oán thù còn đó, anh còn đây
Ở đâu cô gái làng Xuân Dục
Đã chết vì dân giữa đất này!

Ai viết tên em thành liệt sĩ
Bên những hàng bia trắng giữa đồng
Nhớ nhau anh gọi em:đồng chí
Một tấm lòng trong vạn tấm lòng.

Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.

TH st.
(Thân tặng Bàng, Song Ngọc và nhóm bạn K22 nhân dịp các bạn đi thăm núi Tản)

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

Xin thầy hãy dạy cho con tôi

Abraham Lincoln




(Trích thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học)






Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, không phải tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có những con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm.

Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với 5 đôla nhặt được trên hè phố...

Xin thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.

Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ.

Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất...

Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách... nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.

Xin dạy cháu hiểu rằng thất bại còn đáng giá hơn nhiều so với gian lận…

Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm...

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hoà nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.

Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp...

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã, xin hãy dạy cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt.

Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yểm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình...

Xin hãy dạy cho cháu khoanh tay làm ngơ trước một đám đông đang gào thét... và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng…

Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên được những thanh sắt cứng rắn.

Hãy dạy cháu có lòng can đảm để có được sự nôn nóng … hãy dạy cháu phải biết kiên nhẫn để có được sự can đảm…

Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt tối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình, nếu được vậy, con trai tôi quả thật là một cậu bé hạnh phúc và may mắn.


TaiNV st

ĐI TẢN ĐÀ

Sáng 13-8, trời mưa tầm tã, Hội các bạn K22 Nguyễn Trãi chỉ lo hỏng kế hoạch đi du lịch Tản Đà Resort đã định. Nhưng ông Trời, sau cơn mưa dọn sạch đường, đã nhường cho Hội một ngày đẹp trời để lên đường.







Đã tới nơi tập kết



Trong Nhà Sàn trò chuyện
(bên cạnh các Nhà Địa Chủ-Nhà Ông Đồ-Nhà Phú Ông-Nhà Trung Nông.. )



Tản bộ đến đầm sen





Ba cô đi cấy chăng dây ( ba cánh áo gụ ba cây súng trường)



Tụ hội trên cầu bắc ngang đầm Sen



Bên đầm Sen



Uống trước đã - Ăn sau



Trước lúc vào bơi



Bể bơi nước khoáng nóng trong nhà, nguồn nước khoáng bên dưới chân núi Thánh Tản Viên từ độ sâu 150m







Bàng HS

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

THÔNG BÁO 8/2011_1

Bloggers xin thông báo:
1/Hiện có một số bạn không đăng nhập được vào blog của mình(nguyentraik22.blogspot.com). Điều này ngăn cản việc theo dõi và đăng bài của mọi người đối với blog. Hiện mới chỉ xảy ra với các bạn đăng ký mạng mà người cung cấp dịch vụ mạng là VNPT. Chỉ những ai bị chặn mới cần quan tâm đến việc này!! Chúng tôi xin đưa một số giải pháp khắc phục ở phần "THÔNG TIN TRỢ GIÚP" với nội dung "Giải pháp đăng nhập khi bị chặn vào Blog"(cột bên phải-phía dưới). Vẫn biết rằng thực hiện những điều này đòi hỏi phải "vận nội công" một chút, nhưng hy vọng mọi người có thể hoàn tất nếu có sự trợ giúp của "lũ" con cháu chúng mình hay của các chuyên gia.
2/ Danh sách thầy cô đã được bổ sung thêm được thông tin về thầy Nguyễn Thành Luân(giáo viên Toán) và cô Trần Thị Ngọc(giáo viên Lý). Mong các bạn có thể đóng góp để bổ sung vào phần "Danh sách liên kết" với nội dung "DANH SÁCH THẦY CÔ".






Bloggers

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2011

"Sông" trên phố Nguyễn Thái Học - Hà Nội  8-2011
Thân tặng những ai sinh nhật vào "tháng tám trời mưa":

Cơn mưa cuối hạ


Nguồn ảnh : Internet


                      Hai đứa đi trên đường phố mưa rơi
                      Nghe tí tách tiếng mưa cười rất trẻ
                      Tay nắm tay sao mà thân thiết thế
                      Bao ước mơ đẹp đẽ cũng còn thua.

                      Anh hát tặng em bài tình ca năm xưa
                      Vừa chợt về cùng cơn mưa cuối hạ
                      “Nếu phải xa em ơi đừng vội vã
                      Quên một thời ta dành cả cho nhau.”

                      Hạt mưa rơi rất mau, rất mau
                      Cho hai đứa đứng gần nhau thêm nữa
                      Bao điều trước còn ngập ngừng, lần lữa
                      Giờ tuôn dài như chạy đua cùng mưa.

                      Anh có hẹn đâu, em cũng chẳng chờ!
                      Chỉ tại…trời mưa giờ nên duyên nợ
                      Nếu tình yêu bắt đầu từ mưa gió
                      Chắc sẽ đẹp nhiều khi nắng đỏ phải không anh?
Hà Nội 1982
Thu Hà
TH st.


TÌNH YÊU CHÍN



Trái chín
Rụng
Lá chín
Rơi
Tình yêu chín
Cũng thế thôi...







Hòa TX

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

Con số phần trăm

Từ thấp lên 100
Trong bài viết Những con số giáo dục dưới thời Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, PGS.TS. Trần Quang Quý có ý chứng minh rằng kỷ cương giáo dục dưới thời Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã cải tiến tốt hơn bằng cách trình bày con số giám thị phòng thi bị đình chỉ công tác năm 2007 là 32 người, đến năm 2010 con số này là 1, và ông kết luận “giảm gần 97% so với năm 2007”.
Một bài báo trên Sài Gòn Tiếp Thị cho biết trong số 12 bệnh nhân được đặt tinh hoàn nhân tạo (testicular implant), “[…] Tỷ lệ hài lòng là 91,7%”, mà không cho biết bao nhiêu bệnh nhân hài lòng. Một bạn đọc viết thư cho người viết bài này cho rằng bạn thấy ngờ ngợ về con số này, nhưng không lí giải được tại sao mình có cảm giác “ngờ ngợ”! Xin nói ngay rằng ở đây bạn đọc chỉ lấn cấn về con số, chứ không chất vấn về phẫu thuật vốn có ích này. Thật ra, bạn đọc đó lấn cấn về con số cũng có lí do, bởi vì con số phần trăm ở đây đã được sử dụng không mấy hợp lí.
Không hợp lí là vì ở đây người viết đã phạm phải một lỗi lầm phổ biến trong thống kê: khái quát hóa ra ngoài phạm vi số liệu cho phép (tiếng Anh over-generalization). Khi nói “97.1% hài lòng”, chúng ta hiểu rằng trong số 100 bệnh nhân được đặt tinh hoàn nhân tạo, có 97 người hài lòng với kết quả của phẫu thuật. Vấn đề ở đây là quần thể chỉ có 12 bệnh nhân, nhưng người viết “chuyển hóa” cho quần thể đó thành 100 bệnh nhân! Trong thực tế, chúng ta không biết nếu có 100 bệnh nhân đã qua phẫu thuật, kết quả có thật sự là 97 người hài lòng. Chúng ta không/chưa biết. Do đó, nói “97.1% hài lòng” là nói đến một sự kiện chưa xảy ra, và vì thế, phát biểu trên đượcxem là … một ngụy biện thống kê!
Nhưng tôi cho rằng khả năng rất cao là sai lầm đó không phải do người viết cố ý, mà rất có thể chỉ do tính toán theo quán tính mà thôi. Giới phóng viên (và ngay cả các nhà nghiên cứu xã hội kinh tế học) hay có thói quen mô tả mối liên hệ giữa 2 đại lượng bằng con số phần trăm, mà không để ý đến giả định đằng sau của con số này. Chính vì không chú ý đến giả định và ý nghĩa của con số phần trăm, nên trong thực tế đã xảy ra nhiều chuyện dở khóc dở cười trong thế giới truyền thông.
Từ cao xuống 100
Con số phần trăm có “chức năng” chính là so sánh và mô tả tính qui mô của một vấn đề. Một con số riêng lẻ chẳng có ý nghĩa gì, nhưng khi con số đó được so sánh với một con số khác thì ý nghĩa có khi rõ ràng hơn và dễ cảm nhận hơn. Chẳng hạn như nếu nói “có 188 người mắc bệnh tiểu đường” thì có lẽ chẳng ai biết con số này có ý nghĩa gì, nhưng nếu 188 người đó được phát hiện trong một quần thể 1609 người thì nó có thể cho chúng ta một cảm nhận về qui mô của vấn đề. Nhưng vì hai con số 188 và 1609 khó cảm nhận và khó hình dung, cho nên các nhà nghiên cứu thường đơn giản hóa bằng cách tính số bệnh nhân tiểu đường trên quần thể tượng trưng 100 người. Kết quả 188 ca bệnh tiểu đường trong số 1609 cũng có thể phát biểu rằng tỉ lệ bệnh tiểu đường là 13%. Nói cách khác, cứ 100 phụ nữ trên 30 tuổi, có 13 người mắc bệnh tiểu đường. Con số 13% là đáng chú ý, vì đó là một qui mô lớn có ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế của một quần thể.
Trong ví dụ trên, người ta giảm quần thể 1609 xuống còn 100, và tử số 188 người cũng giảm theo cùng tỉ lệ. Lí do giảm mẫu số xuống một quần thể tượng trưng 100 là để đơn giản hóa con số, làm cho vấn đề dễ cảm nhận hơn, gần gũi hơn với người đọc. Thật vậy, một nghịch lí chung của con người là chúng ta tuy rất ấn tượng với những con số lớn, nhưng lại cảm nhận dễ dàng hơn với những con số nhỏ.
Con số phần trăm còn hàm ý một giả định về mối liên hệ giữa mẫu và quần thể. Câu phát biểu “có 13% người mắc bệnh tiểu đường” còn hàm ý nói rằng trong quần thể (1609 người), nếu chọn ngẫu nhiên 100 người thì số người mắc bệnh tiểu đường sẽ dao động chung quanh con số 13 người.
Hai trường hợp trên cho chúng ta thấy một quy ước chung khi sử dụng con số phần trăm: khi mẫu số chỉ vài chục thì cách tốt nhất là không sử dụng phần trăm, nhưng khi mẫu số gần 100 hay cao hơn 100, có thể sử dụng phần trăm. Trong trường hợp phẫu thuật đặt tinh hoàn, có lẽ cách tốt nhất là phát biểu “11 trong số 12 bệnh nhân hài lòng với kết quả của phẫu thuật”, chứ không cần nói đến con số 97%, và càng không cần nói đến con số 97.1% (chính xác đến 1 số lẻ!)
Nghịch lí tăng trưởng
Quay lại bài viết Những con số giáo dục dưới thời Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân của Thứ trưởng Trần Quang Quý, bài viết còn cho biết tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) tăng. Ông biết tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT năm 2009 là 84%, và tiên đoán rằng năm 2010 sẽ là “khoảng 90%”. Nhưng cách diễn giải này rất nguy hiểm, vì con số phần trăm trong một quần thể có thể cho chúng ta một bức tranh rất sai lệch. Để minh họa rằng khả năng sai lệch trong kết luận dựa vào con số tỉ lệ tốt nghiệp toàn quốc, tôi mời các bạn xem một minh họa đơn giản sau đây:





Trong bảng số liệu (tôi mô phỏng) trên, chúng ta có năm trường (A, B, C, D, và E). Năm 2009, tổng số học sinh dự thi là 3.274 và 2.773 tốt nghiệp (tức tỉ lệ tốt nghiệp là 85%). Năm 2010, số học sinh thi tăng lên 6.438 và tỉ lệ tốt nghiệp là 88%. Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng tỉ lệ tốt nghiệp đã tăng trong thời gian 2010 và 2009? Câu trả lời đơn giản là: không.
Nếu nhìn vào tỉ lệ tốt nghiệp của từng trường, chúng ta thấy tỉ lệ tốt nghiệp năm 2010 đều thấp hơn năm 2009. Chẳng hạn như trường A, tỉ lệ tốt nghiệp năm 2007 là 88% và giảm xuống còn 83% trong năm 2009. Xu hướng giảm đều được ghi nhận cho tất cả năm trường. Do đó, kết luận đúng là tỉ lệ tốt nghiệp đã giảm, chứ không tăng.
Hiện tượng phần trăm tăng trưởng của một quần thể đi ngược lại phần trăm của từng cá thể còn được đề cập đến như là một nghịch lí Simpson. Nghịch lí này do nhà toán học Edward Simpson phát hiện vào năm 1951 (dù trong thực tế người phát hiện ra hiện tượng này là hai nhà thống kê học Karl Pearson và Udny Yule vào đầu thế kỷ 20). Theo đó, những thay đổi về cấu trúc số liệu có thể dẫn đến kết luận sai cho một quần thể. Minh họa trên cho thấy nếu không có số liệu cho từng trường cho thấy xu hướng biến chuyển ra sao trong thời gian 2009 và 2010, thì khó mà kết luận gì về tình hình chung liên quan đến tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông.
Chỉ là ước số!
Hai trường hợp trên cho chúng ta thấy một qui ước chung khi sử dụng con số phần trăm: khi mẫu số chỉ vài chục thì cách tốt nhất là không sử dụng phần trăm, nhưng khi mẫu số gần 100 hay cao hơn 100, có thể sử dụng phần trăm. Trong trường hợp phẫu thuật đặt tinh hoàn, có lẽ cách tốt nhất là phát biểu “11 trong số 12 bệnh nhân hài lòng với kểt quả của phẫu thuật”, chứ không cần nói đến con số 97%, và càng không cần nói đến con số 97.1% (chính xác đến 1 số lẻ!)
Con số phần trăm chỉ là một ước số (estimate). Và, ước số thì dao động theo qui mô của mẫu và cách chọn mẫu. Quay trở lại trường hợp phẫu thuật: chúng ta biết rằng 11 trong số 12 người hài lòng với kết quả của phẫu thuật, nhưng chúng ta không biết nếu phẫu thuật thực hiện trên 100 người thì bao nhiêu người sẽ hài lòng? Chúng ta có thể sử dụng kết quả hiện hành để trả lời câu hỏi đó như sau:
● Nếu phẫu thuật được lặp lại trên 100 địa phương khác nhau, và mỗi địa phương chỉ có 12 bệnh nhân, thì với kết quả hiện hành chúng ta sẽ kì vọng số bệnh nhân hài lòng là bao nhiêu? Sau vài tính toán, câu trả lời là: sẽ có khoảng 99 địa phương mà số bệnh nhân hài lòng dao động từ 5/12 đến 12/12. Xin nói thêm rằng trong y văn có nghiên cứu trên vài trăm bệnh nhân cho thấy tỉ lệ hài lòng sau khi đặt tinh hoàn nhân tạo là khoảng 67%. Do đó, ước tính tỉ số hài lòng 5/12 đến 12/12 là nằm trong khoảng tin cậy của nghiên cứu trước trên thế giới.
● Nếu phẫu thuật được thực hiện trên 100 địa phương, và mỗi địa phương có 1000 bệnh nhân, thì kết quả sẽ ra sao? Với kết quả hiện hành (11/12 hài lòng), chúng ta có thể làm mô phỏng (simulation), và kết quả là sẽ có 99 địa phương với số bệnh nhân hài lòng dao động từ 954/1000 đến 982/1000 (tức 95% đến 98%).
Hai tính toàn trên cho thấy một qui luật: khi số bệnh nhân phẫu thuật thấp (như 12 người chẳng hạn) thì độ dao động của số bệnh nhân hài lòng rất cao (từ dưới phân nửa đến tất cả bệnh nhân đều hài lòng), và do đó rất khó kết luận. Tuy nhiên, nếu số bệnh nhân phẫu thuật là 1000 người thì tỉ lệ bệnh nhân hài lòng dao động rất thấp (từ 95% đến 98%). Ý nghĩa của những tính toán này là để ước tính một tỉ lệ đáng tin cậy và chính xác, rất cần phải có đủ số lượng đối tượng.

Đô ĐH st