Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Whatever Will Be, Will Be
(Que Sera, Sera)




When I was just a little girl
I asked my mother, what will I be 
Will I be pretty, will I be rich 
Here's what she said to me. 

Que Sera, Sera, 

Whatever will be, will be 
The future's not ours, to see 
Que Sera, Sera 
What will be, will be. 

****

When I was young, I fell in love 
I asked my sweetheart what lies ahead 
Will we have rainbows, day after day 
Here's what my sweetheart said. 

Que Sera, Sera, 

Whatever will be, will be 
The future's not ours, to see 
Que Sera, Sera 
What will be, will be. 

****

 Now I have children of my own 
They ask their mother, what will I be 
Will I be handsome, will I be rich 
I tell them tenderly.


Que Sera, Sera,
Whatever will be, will be
The future's not ours, to see
Que Sera, Sera
What will be, will be.

Doris Day

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Tóc bạc



Tuổi tác, tình trạng sức khỏe, di truyền và các yếu tố môi trường tất cả đều là những yếu tố ảnh hưởng đến việc tóc bị bạc đi. Trong đó tuổi tác có vẻ là yếu tố quan trọng và thường gặp nhất.
Có người cho rằng tóc bạc là khởi đầu của sự già cỗi. Có người coi nó như là một dấu hiệu của sự từng trải. Nhiều người tin rằng bạc tóc là hậu quả của sự lo âu căng thẳng.
Nếu quan niệm rằng “trẻ” là khả năng có thể hấp thụ được chất bổ, những điều hữu ích, để thay đổi, vươn lên, thì dù bao nhiêu tuổi, tóc xanh hay bạc, đều vẫn “trẻ.”
Còn nếu không biết rút tỉa kinh nghiệm từ cuộc sống, cố chấp, sai bao nhiêu lần vẫn cứ hoàn sai không học được gì, thì dù đầu bạc đến đâu, có “lên voi xuống chó” đến đâu, có lẽ cũng không thể gọi là “từng trải.”
Dù có nhiều truyền thuyết về một số nhân vật chỉ quá lo lắng trong một đêm mà tóc chuyển sang bạc trắng, cho đến nay vẫn chưa có chứng cớ khoa học nào cho thấy rằng sự lo lắng có thể làm thay đổi các tế bào sắc tố khiến cho tóc chuyển màu qua đêm.
Tại sao tóc bạc?

Tóc bạc bắt đầu khi cơ thể chúng ta ngưng sản xuất một chất tạo ra màu gọi là sắc tố (melanin). Cả mái tóc của chúng ta bao gồm nhiều dải tóc (strands of hair). Mỗi dải tóc mọc ra từ một nang tóc (follicle) trong đó có chứa các tế bào chứa sắc tố gọi là các tế bào sắc tố (melanocytes). Các tế bào sắc tố chuyển sắc tố sang các tế bào tạo ra lớp bọc ngoài của tóc (keratinocytes) làm cho tóc có màu và sáng mượt. Có hai loại sắc tố:
-Eumelanin có màu nâu đậm hay đen
-Pheomelanin có màu vàng hoe (reddish yellow)
Theo thời gian, số lượng sắc tố trong keratinocytes giảm đi. Tóc bạc đi, đơn giản chỉ là tóc đã bị giảm sắc tố. Khi không còn chút xíu sắc tố nào cả thì tóc bạc trắng. Sự suy giảm sắc tố cũng làm cho tóc bớt mượt đi. Do đó, khi tóc bạc đi, nó cũng trở nên khô và thô hơn.
Tóc bạc đi như thế nào?

Trong quá trình bạc tóc, các nang tóc tạo ra các dải tóc bạc một cách ngẫu nhiên. Các dải tóc bạc đầu tiên thường xuất hiện ở vùng màng tang (thái dương) và đỉnh đầu. Người ta vẫn chưa rõ tại sao tóc bạc thường bắt đầu ở các khu vực này trước tiên.
Thật ra, mỗi sợi tóc không chuyển từ đen sang bạc. Mỗi ngày, một cách bình thường, bao giờ cũng có một số tóc rụng đi và được thay thế bằng tóc mới. Vào bất cứ lúc nào cũng vậy, khoảng 85 đến 90 phần trăm số lượng tóc của cả mái tóc ở trong tình trạng hoạt động, trong khi phần còn lại trong tình trạng nghỉ ngơi.
Bình thường, mỗi dải tóc phát triển trong vòng hai tới bốn năm. Sau đó, nó sẽ bước vào giai đoạn nghỉ ngơi khoảng hai tới bốn tháng. Cuối cùng, nó sẽ rụng đi và được thay thế bằng tóc mới. Trung bình, mỗi người chúng ta rụng khoảng 50 đến 100 dải tóc mỗi ngày. Tóc đen thường che phủ tóc bạc, khi tóc rụng nhiều trong một thời gian ngắn, như khi bị quá căng thẳng, bệnh nặng, sau khi mổ, số tóc đen bên ngoài rụng đi nhiều làm cho mớ tóc bạc “lòi” ra, khiến cho người ta có cảm giác như là tóc bạc đi chỉ sau một đêm. Các tình trạng bị stress như kể trên có thể làm rụng đi đến 300 dải tóc mỗi ngày.
Khi nào tóc bắt đầu bạc?

Trong giai đoạn đầu của quá trình bạc tóc, các tế bào sắc tố vẫn hiện diện nhưng không hoạt động. Dần dần, chúng bắt đầu giảm đi. Quá trình bạc tóc tự nhiên này có thể bắt đầu ngay từ lúc mười mấy tuổi. Tuy nhiên, tóc bạc thường bắt đầu được ghi nhận vào lứa tuổi ba mươi ở đại đa số. Một số nghiên cứu cho thấy rằng đàn ông thường bắt đầu có tóc bạc vào khoảng tuổi ba mươi, trong khi ở phái đẹp, tóc thường bắt đầu bớt xanh vào khoảng tuổi băm lăm.
Di truyền cũng là một yếu tố. Ở một số gia đình, nhiều người bắt đầu có tóc bạc vào tuổi hai mươi.
Tuy nhiên, việc khi nào tóc bắt đầu bạc rất khác nhau giữa người này với người khác, sắc dân này với sắc dân khác. Và do đó các chuyên gia về da và tóc cũng như các nhà nghiên cứu về di truyền đã kết luận rằng tuổi tác không phải là yếu tố chính xác nhất để biết được khi nào tóc bắt đầu bạc.
Một số tình trạng có thể là nguyên nhân bạc tóc

Vì thiếu tài trợ cho việc nghiên cứu về vấn đề bạc tóc (chẳng làm chết ai) này, người ta vẫn không có nhiều chứng cớ khoa học về chuyện này. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lẻ tẻ cho thấy một số yếu tố có thể góp phần vào việc làm cho tóc bạc:
1. Thuốc lá: Một nghiên cứu cho thấy rằng những người hút thuốc dễ bị bạc tóc sớm gấp bốn lần so với những người không hút.
2. Ðôi khi, tóc bạc đi bất thường có thể là dấu hiệu của một số bệnh như:
-Bệnh thiếu máu ác tính (pernicious anemia): thường do thiếu sinh tố B12. Ðôi khi liên quan đến việc giảm việc sản xuất các sắc tố.
-Hội chứng Werner (một hội chứng bao gồm các triệu chứng lão hóa vào tuổi hai mươi).
-Bất cứ bệnh nào làm rụng tóc đều làm cho tóc bạc bị “lòi” ra (như đã trình bày bên trên).
-Một số thuốc gây ra rụng tóc cũng làm cho mái tóc nhìn có vẽ bạc đi. Ví dụ như thuốc lithium thường dùng trị bệnh hưng trầm cảm (bipolar disorder), methotrexate thường dùng trị ung thư và viêm khớp dạng thấp.
Tuy nhiên, có một hiện tượng người ta vẫn chưa giải thích được là ở một số bệnh nhân bị rụng tóc bạc do hóa trị liệu (chemotherapy - thường dùng để trị ung thư), khi tóc mọc trở lại, nó có thể lại đen trở lại. Hiện tượng này gợi ý rằng các tế bào sắc tố tạo ra ít sắc tố có thể được kích thích để tạo ra nhiều sắc tố hơn. (Hy vọng hiện tượng này sẽ được nghiên cứu kỹ hơn để chế ra thuốc trị bạc tóc sau này).
Có cách nào trị bạc tóc không?

Nếu bị bạc tóc một cách bất thường do rụng quá nhiều tóc, cách điều trị là trị hoặc tránh các nguyên nhân (nếu có thể được) như đã kể trên.
Trên thị trường, có một số sản phẩm hứa hẹn sẽ làm cho tóc bạc trở lại màu như lúc còn trẻ. Tuy nhiên, cho tới nay chưa có chứng cớ khoa học nào về sự hiệu quả của các loại thuốc này.
Cho tới nay, cách trị bạc tóc duy nhất là nhuộm tóc thường xuyên. (Tuy nhiên nếu lông mũi cũng bị bạc thì rất khó che giấu).
Nếu có triệu chứng gì khác bênh cạnh việc có vài sợi tóc bạc, ta nên đến bác sĩ để được thăm khám xem có bị bệnh gì (ví dụ như là thiếu máu ác tính) hay không.
Bạc tóc có thể là một dấu hiệu (đáng tự hào) của sự từng trải (thật sự).
Bạc tóc chưa hẳn là già.
Già (cỗi) hay trẻ (trung) thường được quyết định bằng những gì nằm bên dưới mái tóc.


ĐHĐ st

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

THÁNG BA ĐẾN LỚP

Nhà thơ Thanh Ứng


Năm học đi qua tháng ba
Tháng ba những ngày giáp hạt
                        
Sáng ra tôi đứng cổng trường
Đón từng em đến lớp
Miệng nhẩm tính bốn mươi, bốn mốt…
Những ngày này thấy quý các em hơn.

Tôi biết có em ngày chẳng no cơm
Ăn hai bữa  một phần độn củ
Nhưng hành trang đến trường bao giờ cũng đủ
Bài học thuộc trong đầu, sách vở gọn trong tay

Và giờ nào cũng chẳng thiếu đâu
Những cánh tay giơ lên khi tôi nêu câu hỏi
Những ánh mắt nhìn tôi nói những điều muốn                         
Những tiếng cười bè bạn đùa nhau… 
 
Những tiết học vẫn rộn ràng tiếng hát
Giờ ra chơi vẫn náo nức những trò chơi
Dẫu khó khăn nhưng không vắng tiếng cười
Các em đi qua tháng ba bằng điểm mười tươi đỏ 
      
Ôi ! Những tháng ba
Như đường đến trường có con suối lũ
Tôi muốn làm nhịp cầu nho nhỏ
Đón em đi trên chặng đường xa…
 
Tôi muốn ngày nào lớp cũng đông vui
Dẫu có tháng ba còn đi qua năm học
Một khoảng trống trên bàn có em vắng mặt
Là thành bao khoảng trống ở trong tôi…

           

======
Nguồn:  http://vanvn.net/news/5/2710-tac-gia-thanh-ung.html
                                              

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

KỲ HOA DỊ THẢO


Chúc mừng ngày 8/3

Hội nguyentrak72 TP HCM đã tổ chức một buổi gặp mặt chúc mừng ngày Phụ nữ Quốc tế 8/3 cho chị em .
Cám ơn sự nhiệt tình của phái nam nhé. 






VTN 

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

EM Ở NƠI ĐÂU?

Hôm rồi, chúng tôi đi đến và viếng thăm Ngã Ba Đồng Lộc.
Chúng tôi xem bộ phim giới thiệu về ngã ba lịch sử với biết bao người, trong đó có 10 nữ thanh niên xung phong đã ngã xuống. Khi phim kết thúc, nhiều người dụi đôi mắt hoe đỏ. Hướng dẫn viên yêu cầu mọi người cùng nhau hát baì “Cô gái mở đường “. Mọi người hát say sưa. Điều lạ là trong các em nhỏ cùng đi hôm đó, có nhiều em cũng thuộc bài này.
Bài hát ca ngợi những nữ TNXP với niềm lạc quan vô bờ, dám dấn thân vào cuộc chiến tranh ác liệt, không quản khó khăn gian khổ, thậm chí cả tính mạng mình. Bài hát thực sự trong trẻo. Họ sống rất lạc quan. Chính vì lẽ đó, trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, đất nước mới có được một chiến thắng hào hùng.
Về những bài hát ca ngợi người nữ TNXP , có nhiều bài đã đi vào ký ức mỗi người chúng ta.  Đó là "Vui mở đường" (Đỗ Nhuận-1966), "Cô gái mở đường" (Xuân Giao 1966 ), "Chào em cô gái Lam Hồng"(Ánh Dương-1969), ... Nhưng không hiểu sao, bài ca về những TNXP lại để lại trong tôi nhiều ấn tượng lại là bài “Em ở nơi đâu” của nhạc sĩ Phan Nhân  sáng tác năm 1974. Bài hát đã được nhiều ca sĩ trình bày, trong đó có Kiều Hưng và sau này là Trung Đức.

Về những người nữ TNXP, Phạm Tiến Duật đã viết:


 Đại đội thanh niên hành quân trong đêm
Nào cuốc nào choòng xoong nồi xủng xoảng
Rực rỡ mặt đất bình minh
Hấp hối chân trời pháo sáng
Ðường trong tim anh in những dấu chân.

Chiếc võng bạc trên đường hành quân
Anh đã buộc nhiều cây xoan cây ổi
Lại đường mới và hàng nghìn cô gái
Ở đâu em tinh nghịch của anh?

Bụi mù trời mùa hanh
Nước trắng khe mùa lũ
Ðêm rộng dài là đêm không ngủ
Em vẫn đi, đường vẫn liền đường

(Gửi em cô TNXP)

Cũng là bài hát nói về những nữ TNXP trong cuộc chiến ác liệt nhưng nó lại quá da diết. Cuộc sống nào cũng có những phút đời thường. Tuổi xuân của họ dành phần lớn vào những thời khắc đầy hiểm nguy. Có chăng những giờ yên tĩnh trong ngày, họ ngồi chải mái tóc xuân mà rơi bao sợi tóc. Bệnh tật, nước da tái sạm nhưng khi cần, họ vẫn lao vào cuộc một cách vô tư.

Đầu tiên, bài hát mang tâm tư người lính với bao câu hỏi để người tự trả lời: Anh đi tìm em, em ở nơi đâu? Phải qua bao núi? qua bao nhịp cầu? Phải qua bao suối? qua bao dòng sông sâu? Những câu hỏi trên nền nhạc xoắn quyện vào nhau nửa như giãi bày. Câu hỏi trong giao tiếp, ở âm cuối thường lên cao hơn. Nhịp điệu này trong bài hát càng khắc họa rõ điều đó. Nó làm ta suy nghĩ, khắc khoải. Tác giả chơi vơi trong không gian rộng lớn để tìm hình ảnh người con gái không tiếc  tuổi xuân vẫn đang dãi dầu mưa nắng. Giữa mưa bom bão đạn đêm ngày cày xới, cuộc sống cận kề cái chết là những người con gái hiền thục, vô tư xử lý bom mìn, làm cọc tiêu cho những đoàn xe qua. Trên hết, gieo vào trong lòng người lính là những tiếng hát trong trẻo của những nữ TNXP làm xanh lại những khô cằn của cuộc chiến. Những cảm nhận ấy đã thấm vào lòng người lính lái xe tình cảm sâu nặng. Giai điệu bài hát không cao vút mà như thủ thỉ tâm tình. Bên cuộc sống hào hùng là những đòi hỏi khắc nghiệt. Những người lính lái xe thường tâm sự: họ được ca ngợi nhiều do phải lái xe qua nhiều trọng điểm, nơi đó đạn bom ác liệt. Nhưng thoát khỏi trọng điểm, phút hiểm nguy qua đi, thì ở lại phía sau họ vẫn là những nữ thanh niên xung phong đêm ngày bên trọng điểm. Sự cảm thông ấy kết tinh ở câu “Chỉ nghe tiếng hát, chỉ nghe có tiếng hát mà đem lòng yêu thương”.
 Dẫu ở đâu, người lính vẫn luôn đi tìm người con gái của ngày hôm qua ấy  “ngỡ em ở đâu đây“ dù cho con đường Trường Sơn đã trở thành “con đường năm xưa” và rồi “Đường vô nghe tiếng hát trên lưng đèo mây, mà đường ra nghe tiếng hát trên công trường đang xây “.
Được sáng tác năm 1974, lúc đó cuộc chiến tranh đã trải qua một thời gian dài, bài hát như lắng lại ở trong lòng hơn. Sự hy sinh của những nữ TNXP thật lớn lao trong những công việc làm đường, tải thương, lấp hố bom, vận chuyển vũ khí.... Họ thực sự là những người lính. “Tôi luôn coi TNXP như bộ đội vì trong phẩm chất của TNXP có phẩm chất của Bộ đội Cụ Hồ” (Võ Nguyên Giáp). Thế mà những người TNXP toàn tâm toàn ý cho đất nước bây giờ vẫn gặp bao khó khăn1. Họ đã ra đi, tươi vui, tràn đầy sức sống, chịu những thiệt thòi để đất nước và bao thế hệ sau sống. Họ không đòi hỏi gì, chỉ có chúng ta phải có trách nhiệm với những người đi trước. Xin trích một đoạn thơ của nhà thơ Vương Trọng đã chia xẻ cùng những người nữ TNXP đã ngã xuống:

“ - Cần gì ư, lời ai hỏi trong chiều
Tất cả chưa có chồng và chưa ngỏ lời yêu
Ngày bom vùi tóc tai bết đất
Nằm xuống mộ rồi mái đầu chưa gội được
Thỉnh cầu đất cằn cỗi nghĩa trang
Cho mọc dậy vài cây bồ kết
Hương chia đều trong hư ảo khói nhang”

(Lời thỉnh cầu ở Nghĩa trang Đồng Lộc) 


Cô gái mở đường





Em ở nơi đâu?


BàngHS 
= = = =
(1) Trong nửa triệu TNXP chống Pháp và chống Mỹ hiện còn 52000 trường hợp chưa được hưởng bảo hiểm y tế, 7000 trường hợp chưa được công nhận là thương binh và 680 người chưa được công nhận liệt sĩ cùng 11000 người là con cháu họ nhiễm chất độc hóa học vẫn chưa được hưởng chế độ. (Chương trình thời sự VTV1 ngày 6/3/2014)



Happy Women's Day 8/3