Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2010

DƯ ÂM NGÀY HỘI KHÓA


http://www.dmediacentral.com/images/best/lqe_vi_sao_ngon_ngu_khong_duoc_hieu_dung/ga_vit.gif


Hôm ấy, khi bạn Nghĩa (10 C) đang say sưa nói về “bà cụ thân sinh ra hai đứa con của mình”. Tôi nghe có tiếng thì thào: bạn …ơi , giờ bạn ở đâu, cho mình xin lỗi nhé,ngày ấy còn dại khờ, ngày nay lại chậm hiểu, 38 năm rồi mới nhận ra Tình yêu ban đầu ở đâu? Đồng cảm với bạn ấy, nghĩ tới phận mình, Gà tôi mạo muội “cục tác ,cục te”. Không ngờ bị nhiều bạn truy lùng quá làm Gà tôi khiếp sợ… Có phải tôi đã có lỗi vì gãi đúng chỗ ngứa của mọi người không ?
Các bạn ơi, nếu được trở về ngày xưa , tôi nghĩ ai cũng là Gà và đều có bạn Vịt thân thương của mình. Họ đã lạc nhau lâu lắm rồi và cuộc tìm kiếm này chưa có hồi kết. Hôm nay hội khóa, tôi đã thấy có khá nhiều ban Vịt đang đi tìm bạn Gà (cố tình ẩn náu ) của mình. Tôi cầu chúc cho các ban Gà, Vịt của khóa chúng ta đều tìm thấy nhau và lại thân thiết như ngày xưa . .. Các bạn còn nhớ không ? Ngày xưa có một lần :Gà cùng bạn Vịt ; Chơi ở bờ ao; Chẳng may té nhào; Gà rơi xuống nước ;Bạn Vịt hoảng hốt; Vội vã nhào theo; Rẽ đám rong bèo ;Vớt Gà lên cạn.
Nào các bạn, cùng nhau đi tìm người bạn thân thương của mình đi!


Bạn GÀ

Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2010

CHUYỆN VUI

Em xin chị
Phái đoàn chị em hậu phương đi thăm các thương bệnh binh ở bệnh viện.

Đến bên giường bệnh một chiến sĩ, một cô hỏi:
- Nhiệm vụ của anh là gì?
- Giao liên.
- Vậy thì em hôn lên "đôi hài vạn dặm" của anh.
Nói xong, cô hôn lên bàn chân của anh lính.

Tiếp đó, cô tiến đến giường bên cạnh:
- Còn anh?
- Sĩ quan tham mưu.
- Ôi, cho em hôn "bộ tổng tham mưu" của anh!
Hôn lên trán chàng sĩ quan xong, bước sang giường kế tiếp cô nhẹ nhàng hỏi:
- Còn anh, hãy nói cho em biết anh thuộc binh chủng nào?
Cậu lính trẻ hoảng hốt, co đầu gối lên bụng, lắp bắp:
- Em... em xin chị... em ở... pháo binh.

ABC (10B)


MÓN ĂN ĐẶC BIỆT: RƯƠI

Các cụ nói: "Đôi mươi tháng chín, tháng mười mồng năm". Vậy chuẩn bị muối gạo đầy đủ cho ngày mai nhé.



Dược Sĩ Trần Việt Hưng

Nhà văn Vũ Bằng trong ‘Miếng Ngon Hà Nội’ đã viết một chương đặc biệt về ‘Rươi’. Theo ông thì ‘Rươi không phải là món ăn ngày nào cũng có, và khi ăn rươi là ta đã nuốt vào lòng bao nhiêu là cuộc tình duyên khắng khít của một giống hải trùng.’
Rươi là lời giải đáp cho câu đố dân gian:
Con gì bé tí tì ti
Mình đi dưới đất, bóng đi trên trời
Một năm mấy bận đi chơi
Đi thì lở đất, long trời mới yên?

Rươi chắc chắn là một món ăn lạ cho người dân tại các thành phố xa biển như Sài Gòn và các tỉnh miền Đông và Tây Nam Việt Nam như Tây Ninh, Biên Hòa, Mỹ Tho, Cần Thơ… Cho đến nay, đối với đa số ngư dân và người sinh sống vùng ven biển, rươi vẫn còn là những ‘bí ẩn’ chưa có lời giải đáp! Bản tin điện tử của trang mạng nongthon.net ngày 22 tháng 12 năm 2008 đã ghi ‘Những ai từng ăn rươi, từng thấy rươi sống thậm chí như chúng tôi là những người dân địa phương từ khi sinh ra đã thấy rươi, đi vớt rươi hàng mấy chục năm nay, nhưng rươi vẫn là một ẩn số. Mỗi lần nhắc đến rươi là cả một câu chuyện dài, cả một cuộc tranh luận, không lời kết, mỗi người mỗi cách. Tất cả chỉ dừng lại ở phỏng đoán, kinh nghiệm chứ chưa có bất cứ giải thích khoa học nào cả..’ Tác giả còn khẳng định là ‘ Có những cụ già ở các địa phương sống gần hết cả đời người, đã chứng kiến không biết bao nhiêu lần rươi nổi, nhưng cũng không biết rươi sinh sản như thế nào, sống ở đâu và ăn thức ăn gì. Cũng như chưa có một nghiên cứu khoa học nào giải thích về loại sinh vật này! Tác giả còn đi xa hơn khi kết luận..’ Đây là một món quà thiên nhiên, nhưng người dân chưa biết giữ gìn nó ra sao, họ chỉ biết chờ lộc Trời ban, cho nhiều hưởng nhiều, cho ít hưởng ít..’
Nhưng trên thực tế, tại nhiều nơi trên thế giới đã có những nghiên cứu khá lý thú về rươi, xác định được các phương thức sinh sống, sinh sản của rươi và tại Nhật đã có những thử nghiệm để nuôi rươi..trong các môi trường nhân tạo để sẽ có thể có rươi cung cấp quanh năm cho thị trường ăn uống.

Rươi là tên gọi chung của một số loài giun (trùng) sinh sống tại biển và vùng nước lợ thuộc lớp giun có nhiều tơ Polycheata. Lớp sinh vật này có khoảng trên 500 loài trong đó hai họ quan trọng nhất là Eunicidae và Nereidae. Riêng họ Nereidae còn chia thêm thành 42 chi, trong đó có chi Tylorrhynchus là loài thường gặp tại vùng ven biển Việt Nam, Nhật..Tại vùng ven biển Thái Bình Dương Hoa Kỳ cũng có loài rươi Nereis…
Rươi, nói chung là một sinh vật biển, sống ở vùng cửa sông ven biển, chịu ảnh hưởng của thủy triều. Rươi đôi khi có bơi ngược dòng vào sông và cũng có loài bò trên mặt đất (như Lycastopsis catarractarum) Rươi đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái của các vùng thủy triều lên-xuống, chúng chuyển hóa các chất mùn bã hữu cơ và các động vật chết giúp giải quyết biến đổi các chất thải, tạo độ phì nhiêu, làm xốp và thông khí cho các vùng ngập nước lợ..
Chúng thường sinh sống trong hang, hốc đá, san hô, trên các nền cát sỏi, mép khe đá hay đáy bùn cát. Trong môi trường nước tự nhiên, rươi di chuyển, vận động gần nơi bề mặt của tầng đáy nhờ các chuyển động của các chi bên (theo kiểu của vây cá) và các cử động uốn éo thân. Rươi it khi di chuyển từ vùng này sang vùng khác và chịu tác động, hầu như hoàn toàn, vào thủy triều cùng môi sinh của từng vùng ven biển và cửa sông.
Thực phẩm của rươi là các mùn bã hữu cơ, xác động vật và các sinh vật nhỏ trôi nổi trong nước. Tuy rươi gồm những cá thể đực và cái riêng biệt nhưng rất khó phân biệt bằng mắt thường..
Rươi chỉ sinh sản trong những điều kiện thích hợp, nhất định tạo ra do sự phối hợp đồng loạt của thời tiết, nhiệt độ, độ dài của ngày, ánh sáng, thủy triều, tốc độ dòng nước.. , khi đó rươi rời hang, thân sau chứa các tế bào sinh dục sẽ tự lìa khỏi thân trước, trồi nhanh lên mặt nước, vừa bơi vừa phóng tinh trùng vào trứng, tạo màu trắng đục trên mặt nước. Rươi con do sự thụ tinh tự nhiên bắt đầu hình thành, thân ấu trùng chỉ có 4 đốt. Thân trước của rươi cha-mẹ tiếp tục chui trở lại vào hang và thân sau sẽ tự tái tạo lại. Mùa sinh sản diễn ra tùy loài.
Rươi tại Đông Nam Á:
Loài rươi thường gặp nhất tại càc vùng biển Đông Á như Việt Nam, Nhật ..là Tylorrhynchus heterochetus (Japanese palolo). Tại Việt Nam loài này thường gặp tại ven biển các tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Trà Vinh, Côn Đảo.
Thân của T. heterochetus kéo dài, có thể từ 4.5 đến 6.5 cm, gồm nhiều đốt, rươi trưởng thành có 55-65 đôt. Phần trước và phần giữa thân tương đối lớn, đường kính 2-3 mm, hẹp dần về phía đuôi. Toàn thân màu từ trắng hồng đến hồng xậm.
Có thể chia cơ thể của rươi thành 3 phần: Đầu, thân và thùy đuôi
Đầu rươi gồm 2 phần: Phần thùy trước miệng và phần quanh miệng. Nơi mặt trên của thùy trước miệng có 2 ăng ten ngắn. Hai bên của thùy trườc miệng có một đôi xúc biện, đây là cơ quan cảm giác của rươi. Nơi phía mặt lưng của phần trước miệng có một đôi mắt màu đen. Phần hầu (họng) khi lộn ra có một đôi hàm kitin hình bán nguyệt màu nâu đen, cạnh trong có 7-10 răng để nghiền hay gặm thực phẩm.
Thân rươi có dạng hình trụ không đều, gồm nhiều đốt ngắn; mỗi đốt có một đôi chi bên, mỗi chi bên là phần lồi của thành bên cơ thể phân thành 2 nhánh; trên nhánh lưng có chi lưng, túm tơ lưng, các túm tơ này thường màu đen. Thân của rươi thay đổi khi đến kỳ sinh sản: ở vào giai đoạn này, toàn thân rươi có thể được chia thành 2 phần rõ rệt, phần sau chứa các yếu tố sinh sản, các chi gia tăng khối lượng, các túm lông tơ cũng phát triển.
Đuôi hay thùy đuôi là những đốt cuối cùng của thân. Thùy đuôi có dạng hình nón, không có chi bên. Phía trước của đốt cuối cùng là khu vực sinh trưởng. Hậu môn nằm tại phần chót của đốt cuối cùng.
Mùa sinh sản của T. heterochaetus tại các vùng biển Việt Nam thường diễn ra hàng năm trong những ngày sau rằm tháng 9 và tuần trăng thượng huyền của tháng 10 âm lịch. Do đó trong dân gian có câu ‘Tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mồng 5′ và trong ca dao còn có:
‘Tháng chín ăn rươi, tháng Mười ăn nhộng ;
Bao giờ cho đến tháng Mười,
bát cơm thì trắng, bát rươi thì đầy.’
Ghi chú: Tác giả Võ Văn Chi trong ‘Từ Điển Động Vật & Khoáng Vật Làm Thuốc ở Việt Nam’ (Nhà Xuất Bản Y-Học-1988) trang 275 trong mục Rươi, có ghi Rươi = Quatre-fages. Thật ra tên Quatre-fages là để gọi một loài trùng biển Lyrodus pedicellatus, họ Tereninidae, thường gọi trong Anh ngữ là shipworm hay Siamese shipworm. Đây là một loài ốc biển, sống ẩn trong các thân cây, gỗ mục nơi vùng đầm lầy nước lợ. Quatre-fages, tên Thái=Phriang, là một món ăn đặc biệt tại Thái Lan.
Rươi tại vùng biển Tây Thái Bình Dương:
Tại các vùng biển quanh các hải đảo Samoa, Fiji và vài nơi ven biển Indonesia có loài rươi Palola viridis= Eunice viridis, thuộc họ Eunicidae. Rươi được gọi là Palolo worm hay Samoan palolo worm. Rươi sống nơi vùng biển san hô. Con trưởng thành dài khoảng 40cm, hình dạng giống như một sợi mì spaghetti khi nhìn dưới nước. Rươi đực màu nâu đỏ còn rươi cái mảu xanh pha trộn giữa lam và lục. Cơ thể rươi, nhất là phần đuôi, thay đổi rõ rệt khi đến mùa sinh sản. Các bộ phận cơ thể như bắp thịt đều suy thoái, chỉ có bộ phận sinh dục là tăng trưởng, các chi của phần thân dưới đổi sang dạng mái chèo. Khi rươi chui vào hang, phần đuôi tự tách rời và nổi lên mặt nước, bơi như một con sâu mới với đủ mắt; phần thân còn lại ở trong hang sẽ tự tái tạo..
Mùa sinh sản chỉ diễn ra hai lần mỗi năm: Vào buổi sáng sớm trong ngày của tuần trăng cuối tháng 10, và 28 ngày sau, rươi sẽ tái xuất hiện, lần này đông hơn vào tuần trăng cuối tháng 11. Dân địa phương cũng có phong tục vớt rươi và chế biến thành món ăn như tại Việt Nam.
Tại vùng biển quanh đảo Ambon, Indonesia, mùa sinh sản của loài rươi ‘wawo’ (E. viridis) lại diễn ra trong các tháng 3 và 4.
(Quanh vùng biển West Indies, Đại Tây Dương có loài Eunice furcata, mùa sinh sản diễn ra trong vài ngày của tuần trăng cuối tháng 6 và tháng 7).
Rươi tại vùng biển Hoa Kỳ:
Tại ven biển Thái Bình Dương Hoa Kỳ cũng có một số loài rươi nhưng không được chú ý vì rươi cũng như các loài sâu biển khác chỉ được dùng làm.. mồi câu.
Odontosyllis phosphorea, họ Syllidae lá loài có tính phát quang, gặp trong vùng San Diego. Dài chừng 2.3 cm. Thân màu vàng nhạt. Mùa sinh sản trong khoảng những ngày giữa tháng 8 và đầu tháng 9.
Nereis vexillosa, họ Nereidae, là loài thường gặp dọc ven biển từ Alaska xuống đến San Diego, ngư phủ địa phương gọi là pile worms..sống nhiều quang các cọc đáy và dưới đá sỏi nơi tầng đáy. Thân màu nâu xậm, hay lục có đến 118 đốt..
Nereis succinea họ Nereidae thường gặp tại các vùng ven biển Đại Tây Dương, Hoa Kỳ, chịu được các nồng độ muối khác nhau, dài khoảng 9-10 cm. Mùa sinh sản diễn ra vào mùa xuân và cuối hè dưới ảnh hưởng của ánh trăng..
Dinh dưỡng và các món ăn từ rươi:
Giá trị dinh dưỡng:
Một vài phân chất tại Việt Nam chỉ ghi: Rươi chứa 84 % nước, 11.3 % chất đạm, 3.2 % chất béo, 0.18 % Phosphorus, 0.027 % Potassium, 0.3 % các kim loại khác như sắt, calcium, magnesium kẽm.. và một số vitamins nhóm B..
Rươi được xem là một thực phẩm bổ dưỡng, một món ăn lạ tùy thời vụ.
Đa số các nghiên cứu khoa học về rươi được thực hiện tại Nhật.
Nghiên cứu đặc biệt nhất có lẽ là về cách nuôi rươi trong các môi trường nhân tạo và tạo các điều kiện sinh sản cho rươi Tylorrhynchus heterochaetus, taị Đại Học Gifu. Các tác giả đã vớt rươi sống tại vùng cửa sông Ibi, quận Mie. Rươi đực được tách lấy tinh trùng, đẻ trong môi trường nước biển có nồng độ muối thích hợp: tinh trùng vẫn tiếp tục sinh hoạt trong vài ngày. Trứng của rươi cái cũng được tách theo cùng phương pháp và cho kết hợp với tinh trùng trong các điều kiện gần giống với thiên nhiên. Tỷ lệ thụ tinh đạt tới 80.5 %. Rươi con nở sau 3 ngày, phát triển thành dạng trùng sau 5 ngày. Các nghiên cứu đang được tiếp tục để giúp khai thác rươi cho nhu cầu thương mại (Science Links Japan Access 03A0438066).
Các nghiên cứu khác tại nhiều trường đại học Nhật chú trọng vào thành phần hóa học của rươi. Trong màng tế bào thân rươi có các glycosphingolipis chức các phân tử inositolphos phate hay methylinositolphosphate (Nihon yukagaku kaishi Số 47-1998). Hemoglobin trong máu rươi gồm 2 đơn vị phụ, một chuỗi monomer I và một chuỗi trimer IIB và IIC có các nối disulphide. Các nghiên cứu này giúp xác định giá trị của rươi có thể dùng làm sinh vật để đo lường về độ ô nhiễm của môi trường nơi rươi sinh sống (Aquatic Toxicology Số 57-2002).
Theo Dược học cổ truyền, rươi hay Hoà trùng có vị ngọt, tính ấm có các tác dụng bổ tỳ, bổ vị, sinh huyết, lợi thấp hành tiểu tiện. Tuy nhiên lại không thích hợp cho người cao niên vì tính ‘động hỏa’ gây đau nhức mình (?)
Món ăn từ rươi:
Theo tác giả Vũ Bằng trong ‘Miếng Ngon Hà Nội’ những món ăn chính từ rươi là chả rươi, rươi hấp, rươi xào, rưới nấu và rươi đúc với trứng. Rươi xào thì được xào chung với củ niễng thái chỉ hay măng tươi, có thêm vỏ quít thái nhỏ, sau đó thêm trứng đảo cho đều và ăn với gia vị như tiêu, ớt. Chả rươi là rươi trộn với thịt băm vụn, đập trứng trộn đều, thêm rau thì là, vỏ quýt, nước mắm và chiên nhỏ lửa. Rươi hấp cũng trộn với thịt, hành củ, vỏ quýt, nấm mộc nhĩ và hấp cách thủy đến khi chín.
Ngoài ra, cũng theo ông Vũ Bằng thì có thể giữ rươi, vốn là món ăn rất mau hư, bằng 2 cách: Rươi rang khô và làm mắm rươi. NôngthônViệtNam.net còn ghi nhận phương pháp giữ rươi bằng nước đá lạnh, giữ rươi được tươi sống của ngư dân vùng Nghi Xuân (Hà Tĩnh) để xuất bán sang Trung Hoa với giá khoảng 10 USD/ 1 kg rươi.
Rươi còn được chế biến dưới dạng mắm rươi và nước mắm rươi
Mắm rươi là một sản phẩm đặc biệt tại một số địa phương miền Bắc Việt Nam như Kinh Môn, Thanh Hà, Tứ Kỳ (Hải Dương), Đông Triều (Quảng Ninh), An Lão, Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Rươi được rửa sạch, quậy nát thành bột, trộn muối với tỷ lệ 600 gram rươi / 100 gram muối. Cho vào hũ và đem phơi nắng. Sau 3-4 tuần thêm rượu trắng: 1 kg thành phẩm thêm 100 ml rượu. Ủ tiếp 6 tuần, rổi thêm thính gạo. Sau 7-8 tuần thêm bột gừng, bột vỏ quýt.. Tiếp tục ủ. Thời gian làm mắm thường phải kéo dài, phơi nắng liên tục trong khoảng 3 tháng. Mắm rươi có thể ăn đơn giản hoặc cầu kỳ dưới các dạng mắm sống và mắm chưng. Khi ăn cầu kỳ thường kèm theo nhiều nguyên liệu như thịt heo luộc với nhiều loại rau và gia vị khác nhau.
Nước mắm rươi là một sản phẩm riêng của Ba Động, Trà Vinh chỉ gồm rươi, muối ăn và nước theo tỷ lệ 5:1:4 (5 kg rươi, 1 kg muối và 4 lit nước). Rươi rửa sạch, để nguyên con bỏ vào khạp, muối hòa tan trong nước và đổ vào khạp rồi đậy bằng vải thưa, đem phơi nắng (sau 15 ngày hay lâu hơn) đến khi mắm ‘chín’, vớt lớp rươi để lấy nước mắm có màu vàng óng bốc mùi thơm dịu.. Trong ‘Văn hóa ẩm thực Trà Vinh’, tác giả Lê Tân đã viết: ‘Các cụ già vùng Ba Động (thuộc Duyên Hải, Trà Vinh) ngày nay còn kể lại rằng tương truyền ngày xưa khi Nguyễn Ánh bôn tẩu tới xứ này, được một phú hộ phục vụ, cho ăn toàn nước mắm rươi. Sau khi lên ngôi vua, hàng năm Gia Long vẫn cho ghe bầu vào Nam mua nước mắm rươi về ăn, theo cách gọi của cung đình là vua ngự thiện. Bởi thế, nước mắm rươi còn có cái tên vương giả là nước mắm ngự’.
Tác giả Hornell khi viết về món ăn Palolo đã mô tả như sau: ‘Trong một thời gian đặc biệt vào một ngày cuối mùa trăng cuới năm, một số lượng trùng biển rất nhiều, khó tin nổi, gọi là palolo tại Samoa và Tonga hay mbololo tại Fiji, trồi lên mặt biển từ những rạng san hô quanh các hải đảo. Sự kiện này chỉ diễn ra trong 2 ngày đặc biệt, một ngày trong tháng 10 và một trong tháng 11. Thổ dân biết chắc ngày nào sẽ xẩy ra. Khi hội đủ các dấu hiệu báo, họ huy động tất cả thuyền, ca nô và chèo ra biển khoảng nửa đêm và nếu mọi việc xẩy ra như dự đoán thì rươi palolo sẽ xuất hiện vào lúc 2 giờ trước bình minh, thổ dân sẽ vớt rươi bằng mọi phương tiện và thật nhanh vì ngay khi tia sáng bình minh chiếu xuống mặt biển, rươi sẽ tự biến mất, giống như khói tan khi có gió. Mặt biển trở lại bình thường như không có gì xẩy ra, chỉ còn lại một đám bọt trắng! Thổ dân ăn palolo tươi, hoặc chiên với trứng, thêm bơ và hành tây. Theo nhận xét của R. Steinberg, trong Pacific and Southeast Asian Cooking. Time-Life Books thì vị của Samoan palolo tươi có thể so sánh với caviar về mặn và bùi, nhưng còn kèm thêm mùi hương nồng của đại dương.

Tài liệu sử dụng:
Seashore Animals of the Southeast (E. Ruppert & R. Fox)
Seashore Animals of the Pacific Coast (Elizabeth Johnson)
The Oxford Companion to Food (Alan Davidson)
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam: Trả Lời Về Loài Rươi
Tin khoa học: Nguồn Lợi Rươi Biển (website: rimf.org.vn)

Đậu Hoàn Đô (10H) st

Thứ Năm, 28 tháng 10, 2010

VUI MỘT TÍ

Sau hơn 30 năm phiêu dạt bốn phương, ngày 9/10/2010 lần đầu tiên Nguyễn Trãi k22 hội khóa - Các bạn có tin được bài thơ:" Tôi vẫn đi tìm CHÚ VỊT" không ?

Xin các bạn hãy đọc "Thư gửi em yêu - K22.NT" để khẳng định tình yêu bao la theo tinh thần giai cấp vô sản " người với người sống để yêu nhau nhé!
Chúc các bạn tìm được đúng tên mình trong những bức thư của các chàng trai K22. NT đấy !


THƯ GỬI EM YÊU - K22.NT



Ảnh minh họa: TTC




Gởi Linh yêu giấu của lòng anh. Anh lúc nào cũng nghĩ đến Thủy và anh rất yêu Loan nhưng lại thích Thắm và không thể quên được Thảo.

Trong giấc mơ, hình bóng của Trang lại hiện về vì Hiền là tất cả của lòng anh. Anh biết mình rất mến Nguyệt nhưng cũng rất thích Yến.
Những lúc buồn, hình bóng Quyên lại hiện ra trong đầu anh vì anh biết mình đã lỡ "kết" Hà. Hãy luôn yêu anh như anh yêu em Nga nhé và chúc Kiều luôn vui vẻ vì trong tim anh chỉ có hình bóng Trâm Anh.

Vũ Thái Hà (10B)

Thứ Tư, 27 tháng 10, 2010

Như là...


Như là

Như là một thoáng qua nhanh

Tháng năm chớp mắt đã thành ngày xưa

Tóc mây giờ đã lưa thưa

Gặp anh cũng phải tránh đưa mắt nhìn


Thôi thì em đã lãng quên

Cái ngày xưa ấy êm đềm thơ ngây

Nhìn trời chỉ thấy mây bay

Nhìn đời một sắc hồng vây quanh mình


Thôi anh giữ lấy mộng tình

Những ngày cũ ấy đẹp xinh mỹ miều

Bây giờ nắng chếch xiêu xiêu

Gạo tiền cơm áo bao điều đắn đo


Coi như đã lỡ chuyến đò

Chữ duyên thôi cũng đem cho mất rồi

Xin đừng trách nữa… tại trời!!!

Buồn vui cũng một kiếp người mà thôi

16/09/2009

Thu Phong


.

LỜI ĐỀ NGHỊ

Thân gửi các bạn!
Thế là Blog chúng ta đã ra đời được hơn 3 tháng. Thật xúc động khi nhiều bạn của khóa tâm sự :” Blog như một ngôi nhà chung” hay ”ngày nào tôi cũng mở blog ra xem”. Nhiều bạn trình bày:” Mình muốn viết nhưng trình độ viết kém, nên thôi!”. Điều này không đúng. Blog này là một diễn đàn cho mọi người chúng ta trao đổi... Thời gian qua, blog đã có nhiều bài đăng và các bài gửi về. Chúng tôi xin hướng dẫn thêm các đăng bài:
- Đăng bài theo hướng dẫn “THÔNG TIN TRỢ GIÚP” ở cột bên phải . Thông tin riêng đã được cung cấp cho các Ban liên lạc .
- Gửi tư liệu về cho
hosibang@gmail.com(một số bạn thông báo đã gửi mà vẫn chưa nhận được)
Chúng tôi xin lần lượt sẽ đăng các bài đã nhận nhưng không thể một lúc đưa lên ngay được. Mong mọi người thông cảm.
Tháng tới đây là tháng có ngày 20-11. Đây là một ngày đáng nhớ của thời học sinh. Vì vậy, chúng tôi mong các bạn đóng góp thêm nhiều bài về chủ đề này: tình cảm thầy trò, những kỷ niệm . Hình thức có thể là các bài viết, ảnh sưu tập, bài hát, bản nhạc, video…
Mong rằng blog sẽ có nhiều bài đăng hơn và mọi người chúng ta sẽ cùng nhau góp sức hoàn thiện ngôi nhà của chúng ta!

Bloggers

Thứ Hai, 25 tháng 10, 2010

TIN BUỒN

     Vợ bạn Lê Minh Tuấn lớp 10B - K22 - Nguyễn Trãi, do mắc bệnh máu trắng , gia đình và người thân đã hết lòng chữa trị 18 năm nay nhưng không qua khỏi, đã từ trần .
     Tập thể lớp 10B-K22- Nguyễn Trãi vừa tiễn đưa Hoa (1955-2010) là vợ bạn Lê Minh Tuấn lớp 10B ngày 23 tháng 10 năm 2010 tại nhà tang lễ bệnh viện 354; an táng cùng ngày tại đài hóa thân hoàn vũ.

     Tập thể lớp 10B-K22- Nguyễn Trãi xin thông báo để các bạn biết và chia buồn cùng gia đình bạn Tuấn theo:
   Lê Minh Tuấn(lớp 10B):37221958 - ĐTDĐ:0903200167
   Nhà riêng: 183 tổ 12 Làng Ngọc Hà, Ba Đình, Hà nội

Kính báo

TẶNG MỘT NGƯỜI BẠN NGUYỄN TRÃI




Sau hơn 30 năm phiêu dạt bốn phương, ngày 9/10/2010 lần đầu tiên Nguyễn Trãi k22 hội khóa. Hôm ấy mọi người mới biết có hai đôi bạn cùng khóa nên duyên vợ chồng, ai nấy cảm động và ngưỡng mộ. Riêng tôi ‘ trộm nghĩ” chăc khóa mình còn có những đôi bạn thầm yêu, thầm nhớ mà không nên duyên, liệu có ai biết nỗi lòng của họ không?
Các bạn ơi tôi vốn sinh ra ở lớp “ GÀ” , nhưng phần hồn của tôi lại gửi ở lớp “ VỊT” , không biết có ai rơi vào hoàn cảnh éo le như tôi không? GÀ-VỊT lạc nhau cho đến bây giờ tôi vẫn đi tìm CHÚ VỊT nắm giữ “ phần hồn” của mình. Hôm nay nhân hội khóa, tôi có mấy lời than thở gửi các bạn và nhờ mọi người nhắn tới “ CHÚ ẤY”
Than rằng:

Thời gian sương gió phôi pha ;
Thầy cô trò đã gần già bằng nhau;
Muối tiêu điểm bạc mái đầu;
Nghĩa thày tình bạn bên nhau một thời;
Sân trường rộn rã tiếng cười ;
Tay trong tay, mắt rạng ngời ánh sao;
Năm đi tháng lại qua mau ;
Tình xưa nghĩa cũ trước sau không mờ;
Qua rồi tuổi trẻ mộng mơ
Ba mươi năm ấy thày cô thủa nào;
Tán bàng vẫy gió xôn xao;
Phượng hồng dẫn lối ta vào lớp xưa;
Nơi này thường đứng chào cờ;
Góc sân đùa nghịch những giờ ra chơi;
Gốc cây nào bạn vẫn ngồi ;
Nao nao giọt nắng đôi lời hẹn nhau;
Nồng nàn ánh mắt ban đầu ;
Bây giờ gặp lại nhìn nhau ngập ngừng…


BẠN GÀ

Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2010

TRƯỜNG CA TÌNH ÁI

(trích đoạn)
Đỗ Quyên



Bài Thơ Bé Mọn

Vừa đi anh vừa nhìn các nụ hoa dại
các viên sỏi vô tích sự
và nghĩ về bài thơ rất mới
sắp tặng em

Những bài trước đã dùng hết
lâu đài
mặt trời
tổ quốc
mái tóc
bộ ngực
tàu điện
công viên
và các đại phần trái đất

Nếu như anh chưa kiến tạo đủ ngôn ngữ và cú pháp
em làm ơn nhận dùm
bài thơ tinh khôi
chỉ bằng các
dấu chấm –

Những nụ hoa dại
những viên sỏi hoang
cùng những tiểu tiết khác từ phần bé mọn của trái đất


[Tuần báo
Văn Nghệ số 41+42, ngày 9-10-2010]

~-~-~-~-~-~-~-~-~-~-~-


Tình Non Nước


Đến một lúc
trái núi cúi thấp để nói với chúng ta
rằng đã là tình yêu
đừng nên lúc nào cũng chất ngất

Trái núi chỉ xuống chân mình
kia
những con suối sẽ
tới đáy quả đất
và bay lên đỉnh trời

Có hai con suối nhỏ
chảy bên nhau
cười
róc ra róc rách với chúng ta
trong lời của núi


~-~-~-~-~-~-~-~-~-~-~-

Nụ Cười Mặt Trời Chậm Đến


Anh cho em nụ cười tình
lúc bình minh
chân trời lóe sáng

Mặt trời sững lại
chờ nụ cười của em lặn xuống

Nhưng em thiếp đi
nụ cười đọng mãi trên bờ môi mím
và ở lại trong đôi mắt khép kín

Hãy ngủ yên
anh đi khắp thế gian
xin lỗi đã một lần khiến mặt trời chậm đến


[Tạp chí
Văn Nghệ Quân Đội, số gộp tháng 10-2010]


Đỗ Ngọc Thủy (10H )

Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2010

HƯƠNG VỊ CỦA TRỜI ĐẤT


Một buổi tối cuối thu, trời Nha Trang mưa tầm tã. Trong căn phòng nhỏ tại khu nghỉ mát Ana Mandara, đoàn nghệ nhân Nhật Bản tổ chức buổi trà đạo.

Vừa bước vào phòng đã thấy hoa. Hoa sen cắm trong bình trắng. Hoa cúc tím cắm trong bị cói. Hai giỏ hoa Nhật Bản cắm theo kiểu Ikebana được đặt trong đôi quang đan bằng mây… Tối nay, hoa được bài trí theo chủ đề “Sóng biển”. Chỗ ngồi được sắp xếp với chủ đề “Tình giao hữu”: 9 chiếc chiếu cói trắng được trải trên sàn gỗ, ở giữa là tấm thảm đỏ với đồ pha trà, trái cây, bình hoa sen; trên chiếu là những tấm nệm trắng để khách ngồi. Ở góc chiếu, con hạc giấy đỏ đậu trên chiếc đĩa nhỏ đan bằng mây. Trong ánh sáng ấm áp của những ngọn đèn vàng, tiếng đàn taisho-koto thánh thót bản nhạc “Hoa anh đào”.

Buổi trà đạo bắt đầu. Với trang phục truyền thống, hai phụ nữ Nhật từ sau rèm tre bước ra. Những đôi chân mang tất trắng bước đi thanh thoát. Họ kéo vạt áo gọn lại, rồi ngồi xuống chiếu theo tư thế quỳ, đặt chiếc quạt giấy trước mặt, cúi gập mình chào khách. Việc đầu tiên của người pha trà là kiểm tra chén. Mỗi chén nhỏ được đặt trên một chiếc đĩa gốm màu nâu, hình chiếc lá. Mỗi lần lấy chén lên, đặt chén xuống họ đều nắn nót đưa về trước ngực, nhìn cẩn thận. Lá chè xanh được xay nhỏ. Ấm trà thứ nhất được lắc đều, rót đều vào các chén để tráng. Ấm trà thứ hai lại được lắc đều, rót đều vào 5 chiếc chén một. 15 vị khách tây và ta được mời dùng trà. Một phụ nữ Nhật cung kính bưng khay trà đặt trước quan khách, hai tay đặt xuống chiếu, gập mình chào. Một phụ nữ Nhật khác bưng trà mời khách, rồi hướng dẫn cách uống: hai tay cầm đĩa đựng chén trà, xoay dần dần một vòng, rồi uống từ từ cho đến khi cạn. Uống trà xong, khách ăn bánh ngọt Nhật. Cô phiên dịch xinh đẹp người Nhật hóm hỉnh nhận xét: “Mọi người thích ăn bánh hơn uống trà!”. Tiếng cười ồ lên… Tuần trà thứ hai vị đắng hơn, có tác dụng làm sạch miệng sau khi ăn bánh. Tiếp đó, khách được mời ăn bánh Yoka, đen và mềm như thạch. Bánh được đặt trên mảnh lá chuối với chiếc nan tre. Nhiều người dùng nan tre xiên cả miếng bánh đưa lên miệng. Thấy thế, người phụ nữ Nhật hướng dẫn: dùng nan tre cắt bánh thành miếng nhỏ, rồi xiên từng miếng. Nghĩa là đừng ăn theo kiểu “chém to, kho mặn”. Thế mới biết trong trà đạo có “văn hoá uống”, trong bánh Yoka có “văn hoá ăn”.

Mỗi tiệc trà đạo kéo dài khoảng 30 phút, với hương hoa, vị trà và giai điệu du dương của nhạc truyền thống Nhật. Cử chỉ dịu dàng, thái độ cung kính, chu đáo của những người phụ nữ Nhật như điều hoà nhịp sống mỗi người. Có cảm giác như nhịp tim, hơi thở mình đều đặn hơn, hoà nhịp với giai điệu hiền hoà của trời đất.

Giữa cái dòng chảy quay cuồng đến chóng mặt của đời sống hiện đại, trà đạo đem đến cho ta những giây phút thanh thản hiếm hoi trong tâm hồn, trong miếng ăn, hớp nước. Trà đạo cho ta hương vị quý báu của trời đất, nhắc ta ân cần, lịch thiệp với nhau…


Xuân Hòa(10H)

          LỜI BÌNH CHO ẢNH



                                                                                             Chát xình chát chát bùm

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2010

LỜI CHÚC TỐT ĐẸP


Xin mời các bạn hãy Click chuột vào hình ảnh và download file về dạng ppt và thưởng thức


ThuNV(10H) st

Thứ Ba, 19 tháng 10, 2010

GỬI MẸ

Heinrich Heine (Henrich Hainơ )được biết đến với những lời thơ, phần lớn trong số đó (đặc biệt là những tác phẩm thời kỳ đầu của ông) đã được chuyển thành lời các bài hát, phần lớn được thực hiện bởi Robert Schumann. Những tác giả khác cũng đã dùng thơ của ông bao gồm Richard Wagner,Franz Schubert, Felix Mendelssohn, Fanny Mendelssohn, Hugo Wolf Johannes Brahms; vào thế kỷ 20 là Hans Werner HenzeLord Berners. Nhân ngày 20-10, xin tặng lại chị em một bài thơ nổi tiếng của ông





GỬI MẸ

Heinrich Heine


Con thường sống ngẩng cao đầu mẹ ạ

Tính tình con hơi ngang bướng kiêu kỳ

Nếu có vị chúa nào nhìn con vào mắt

Con chẳng chút nào cúi mặt trước uy nghi


Nhưng mẹ ơi con xin thú thật

Trái tim con dù kiêu hãnh thế nào

Đứng trước mẹ dịu dàng chân chất

Con thấy mình bé nhỏ làm sao


Có phải tinh thần mẹ diệu kỳ soi thấu

Như bay lên bừng ánh sáng cao siêu

Hay bao nỗi buồn xưa nung nấu

Trái tim mẹ hiền đùm bọc đứa con yêu


Trong cơn mê con từ mẹ ra đi

Con muốn đi tận cùng trời cuối đất

Để tìm kiếm tình yêu đẹp nhất

Trong đôi cánh tay con sẽ ôm ghì


Con tìm tình yêu khắp nơi khắp nẻo

Con đập vào cánh cửa mỏi rời tay

Con đã van xin như một kẻ ăn mày

Nhưng chỉ nhận những ánh nhìn lạnh lẽo


Tìm không thấy tình yêu con trở về với mẹ

Tâm tư chán chê thân thể rã rời

Con bỗng thấy một tình yêu chân thật

Trong đôi mắt dịu hiền của mẹ, mẹ ơi ...


                             Tế Hanh dịch

Thứ Hai, 18 tháng 10, 2010

MƯỜI PHÚT BIẾT MÌNH KHỎE, YẾU


Hoàng Duy Tân

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đem đến cho con người nhiều lợi ích về mặt thể xác. Thế nhưng người ta quá dựa vào những thiết bị này và quên đi những ‘quà tặng’ trời cho để có thể giúp phòng và tránh nhiều bệnh tật.
Chúng tôi giới thiệu một số phương pháp của bác sĩ Cerney trong sách ‘Acupressure by acupressure’ (tạm dịch là châm bằng cách day bấm huyệt), nhà xuất bản New York 1982. Đó là những gì kinh nghiệm mà ông thu thập được sau 25 năm theo hoc và nghiên cứu về Đông y ở Trung Quốc, vì vậy, những kinh nghiệm này rất quý và có hiệu quả tốt mà chúng tôi đã thực hiện từ năm 1985 đến nay.
Mỗi buổi sáng, trước khi bắt đầu bước vào sinh hoạt hằng ngày, bạn chỉ cần bỏ ra chừng 10 phút để kiểm tra một số bộ phận cơ quan phủ tạng quan trọng và khi phát hiện sớm các rối loạn (nếu có) và điều chỉnh ngay, sẽ mau phục hồi.


Kiểm tra tim.
Ngửa bàn tay, ấn tìm ở kẽ xương ngón tay thứ 4 và 5 (huyệt Thiếu phu). Huyệt này cho biết những biểu hiện của tim. Hoặc nắm vào góc móng tay út, phía ngón áp út tức huyệt Thiếu xung, nếu huyệt này đau chứng tỏ tim làm việc quá sức. Nhớ rằng khi kích thích huyệt này có ảnh hưởng đến tim. Nắm 2 ngón tay vào huyệt này thật chặt, day mạnh và như lắc tay, có thể tăng sức khoẻ.
Hoặc đặt ngón cái vào lòng bàn tay, chỗ khe xương ngón thứ 4 và 5 (Thiếu phủ). Ngón trỏ đặt ở phía đối diện (ở mu bàn tay - tức huyệt Trung chử). Xoa và bóp, không những trợ lực cho tim mà còn tăng sức cho cơ thể nữa.

Kiểm tra phổi.
Ngửa bàn tay, dùng ngón tay ấn vào chỗ lõm đầu lằn chỉ cổ tay (dưới ngón cái) tức huyệt Thái uyên, đồng thời gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay trỏ chạm vào vùng thịt ở mô ngón cái (huyệt Ngư tế) để kiểm tra phổi. Day 2 huyệt này làm lượng ôxy trong phổi lưu thông qua đường kinh Phế.

Kiểm tra ruột già.
Khép ngón tay cái vào sát ngón trỏ, chỗ cao nhất của thịt lồi lên là huyệt ( tức huyệt Hợp cốc ), day và ấn vào huyệt này, nếu đau là ruột già không được tốt lắm. Nên ăn thức ăn nhẹ và dễ tiêu. Trong khi đó ấn vào huyệt này cho đến khi dưới ngón tay thấy hết đau. Huyệt đặc biệt này không những làm tan những chất độc tụ ở ruột già mà còn làm cho khỏi mất ngủ. Mỗi tối nên xoa ấn huyệt này là cơn mệt mỏi sẽ tiêu bớt. Kiểm tra thận và sinh thực tuyến (sinh dục).
Để tăng lực hoạt động cho thận, bàng quang và sinh thực tuyến: Nắm chặt lấy gân gót chân và bấm mạnh, (tương đương các huyệt Côn lôn, Bộc tham của kinh Bàng quang, Chiếu hải, Thái khê của kinh Thận), ở đây mà thấy đau đều tương ứng với rối loạn ở thận, bàng quang, bộ phận sinh dục.
Nhiều người thấy có dấu hiệu khoái cảm cao độ ở điểm này mà không rõ lý do tại sao. Dùng lòng bàn tay cụp vào gót chân (phía lòng bàn chân) bóp mạnh và sâu vào. Nếu ở đây thấy đau là sinh thực tuyến bị yếu. Ngược lại ấn vào điểm này sẽ tăng cường lực cho sinh thực tuyến. Điểm này cũng làm hết đau lưng và giữ một vai trò trong việc làm cho đầu gối hết cứng.

Kiểm tra gan.
Ấn sâu vào chỗ lõm giữa ngón chân cái và ngón thứ 2 (huyệt Thái xung), nếu thấy hơi khó chịu là gan hoạt động yếu. Day mạnh để điều chỉnh.
Dùng ngón tay cái và ngón trỏ đè vào gốc móng chân cái (cả 2 chân), day ấn khoảng 10 lần, để điều chỉnh đường kinh Can và Tỳ.

Kích thích lưng
Có thể nằm ngửa trên giường, hoặc ngồi dựa vào ghế và thực hiện như sau: Nắm đấm bàn tay vào rồi đặt vào mấu đốt sống lưng, song song cột sống. Động tác này không những làm cho háng bớt đau mà còn làm cho thần kinh toạ giảm đau. Co chân lên, duỗi ra. Giơ tay lên khỏi đầu duỗi ra, khi thực hiện động tác này thì thở sâu. Với cách thức này sẽ cảm thấy 1 cảm giác ấm chạy suốt thân thể. Vùng đau sẽ biến mất, vùng háng đang chịu đau sẽ bớt đau, cảm giác đau ở lưng, cột sống và vùng bụng trên, dưới sẽ bị vô hiệu hoá. Dùng tay ấn vào các đốt sống sẽ làm cho các chất độc ở đây tan đi.

Kích thích gan mật
Để bàn tay vào vùng sườn bên phải, vị trí của gan mật, cong tay bóp nhẹ, lần đầu tiên làm có hơi đau. Đau là dấu hiệu cho thấy có sự rối loạn bệnh lý ở gan. Sau vài lần kích thích, gan mạnh lên sẽ hết đau (đây là dấu hiệu cho thấy chúng ta thực hiện đúng phương pháp). Lần lên đến giữa xương ức (chấn thuỷ) cong tay lại, nắm chặt rồi thả ra 3 lần để kích thích mật. Tác động này cũng đẩy bớt hơi xả ra khỏi ống dẫn mật cũng như để tăng lực cho mật.
Chuyển sang đến phía đối diện vùng bụng, dưới sườn trái. Nắm vào nhả ra 3 lần một cách từ từ.
Cần nhớ là mỗi bộ phận ở bụng do thần kinh tuỷ sống điều khiển, nghĩa là cũng phải ấn vào những điểm điều khiển ở cột sống (dọc hai bên cột sống)
Thí dụ: Khi mật tắc nghẽn sẽ có 1 điểm đau giữa vùng mật. Đây là huyệt phản ứng (a thị huyệt), cần xoa dịu huyệt này, ngoài ra còn phản ứng đau ở quãng ngay cột sống lưng thứ 5-9 (D5 - D9), có thể dùng 1 trái banh lông để lăn hoặc nhờ một người khác ấn ngón tay cái vào khi bạn nằm sấp.
Chú ý: Lúc nào cũng thật nhẹ tay. Nếu đau ở bất cứ huyệt nào, ấn nhẹ cho đến khi hết đau. Nếu vẫn còn đau không ngừng, tạm ngưng để ngày khác sẽ làm.


Giữ cho tiêu hoá tốt
Vì thức ăn là một nguồn lực cho cơ thể, do đó việc tiêu hoá phải được duy trì để bảo tồn những nguyên tố của sức sống.
Cụp các ngón tay của cả 2 bàn tay lại dưới phía sườn bên phải ấn vào vùng này là huyệt Nhật nguyệt (kinh Đởm), Phúc ai (kinh Tỳ). Nắm chặt vào đếm đến 3, buông ra, thơ mạnh, ấn vào lần nữa, đếm đến 3, làm 5 lần. Làm qua phía bụng bên phải, nơi huyệt Lương môn (kinh Vị - Rốn lên 4 thốn ra ngang 2 thốn). Rồi tới vùng chấn thuỷ, nơi huyệt Cưu vĩ và Cự khuyết (mạch Nhâm) cũng làm như vậy. Động tác này giúp tiêu hoá hoạt động, các tế bào được phục hồi, sức khoẻ phục hồi.

Kích Thích Rốn
Đặt ngón tay thứ 3 ( ngón giữa) vào lỗ rốn, ấn sâu vào, ấn vào vùng thấy đau, xoa quanh rốn nhè nhẹ đến những vùng chung quanh. Việc xoa quanh rốn làm giảm tác động đau và bớt mức độ mệt mỏi. Bây giờ đặt lòng bàn tay vào bụng, tay phải ở bụng phải, tay trái ở bụng trái lấy tay kéo và đẩy về phía cột sống làm 10 lần thật đều. Đẩy bụng dưới lên hướng sườn, làm nhẹ nhàng nhưng chắc chắn, có thể cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng òng ọc là tốt. Dừng lại và nghỉ một chút rồi dậy uống một ly nước nóng.


Mười phút để làm tăng sức
Theo phương pháp của bác sĩ Cerney: Bất cứ lúc nào cơ thể cảm thấy mệt mỏi, mất sức, chỉ cần hơn kém 10 phút áp dụng thủ pháp kích thích dưới đây, có thể làm cho cuộc đời thay đổi hơn.

1. Kích thích đường kinh Tâm: nắm chặt ngón tay út và xoay qua xoay lại. Ngừng lại, kéo lên, cong về phía lòng bàn tay rồi xoay lại 1 lần nữa, làm vậy 5 giây. Bây giờ bóp mạnh đầu ngón tay giữa. Nắm chặt, thả ra, làm 3 lần, mỗi lần 3 giây.
2. Ấn vào khu ‘tim’ ở lòng bàn chân, có một vùng phản xạ mạnh ở ngang dưới đầu xương ngón chân thứ 4, chân trái. Dùng huyệt này để tăng lực tối đa, nên làm vào buổi sáng khi thức dậy.
3. Sờ vào những vùng căng cứng (đau) ở ngực trái. Đôi khi bên phải cũng có một ít, có thể có khối u nhỏ ở trong bắp thịt quanh tim, thường ở trên đường thẳng núm vú. Ấn và xoa cho đến khi chúng tan đi. Ở hố nách cánh tay trái dài xuống phía trong cũng làm vậy. Có thể làm cả cánh tay phải. Áp dụng xoa ấn trên đường kinh Tâm, cứ làm cách quãng, dài xuống ngón tay út.
4. Đặt tay vào vùng chấn thuỷ ấn vào 3 giây, thả ra, thở mạnh, rồi lại ấn, thả ra… làm 5 lần.
Đứng dựa lưng vào cạnh khung cửa. Đặt những chỗ đau giữa thăn thịt giữa cột sống, ấn mạnh lưng và làm như vậy để kích thích thần kinh cột sống đối với tim. Đây là một cách tự động tạo nên 1 tín hiệu truyền lên não, từ đó truyền xuống tim khiến tim hoạt động mạnh hơn.
Ở đáy sọ (chẩm) sẽ sờ thấy một điểm đau hoặc nhiều hơn, dài xuống cột sống. Ấn vào những huyệt này vì mỗi huyệt sẽ tăng lực cho cơ thể hoạt động.
Sau cùng, tới vùng đáy sọ (huyệt Phong phủ), dùng ngón tay cái và ngón giữa ấn, xoa, bóp cho đến khi hết đau. Rồi chạy tay dài xuống 2 bên cột sống làm cho bắp thịt bớt căng thẳng.

Đậu Hoàn Đô (10H) st

     CẦU ƯỚC



Nhân dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long, các bạn nữ này bay ra Hà nội gặp lại bạn bè và những ngày đã xa. Trước một ngày diễn ra cuộc gặp mặt K22 Nguyễn Trãi, họ đến thăm chùa Thầy. Họ đang làm gì ? Nét thần bí phảng phất đâu đây. Theo các bạn, hãy đặt mình vào vị trí của họ, từng người trong họ sẽ cầu gì ? ước gì ?



Từ trái sang phải: Thu, Chi, Thuần, Vinh, Châu




XIN ĐIỀN ĐIỀU ƯỚC



Ba Cù Nách (Lớp 10K ).

Thứ Tư, 13 tháng 10, 2010

TIN VỀ BUỔI GẶP MẶT CÁC CỰU HỌC SINH NGUYỄN TRÃI

Ngày 9-10-2010, các cựu học sinh khối 10 trường cấp III Nguyễn Trãi năm học 1971-1972 đã tiến hành gặp mặt. Đây là một buổi tập trung có mặt tất cả các lớp 10A đến 10H. Số lượng học sinh cũng đông nhất kể từ ngày chia tay sau những năm phổ thông của khóa.
Bắt đầu từ 15 giờ, nhiều bạn đã tập trung tại nơi hẹn (quán Cơm lam Bắc Pó). Tại đây có bạn từ lâu không gặp nhau, bây giờ mới có điều kiện gặp lại. Rất vui và cảm động. Dù đường xa, giao thông không thuận tiện do việc chuẩn bị cho Đại lễ 1000 năm Thăng Long nhưng mọi người đều cố gắng đến tập trung. Đến 17 giờ, rất nhiều bạn đã tề tựu tại hội trường. Chương trình được điều khiển bởi hai bạn Nguyễn Quang Vinh(10H) và Hoàng Thị Kim Dung(10G). Số người thông báo cho đến thời điểm khai mạc là 93 người (về sau còn một số bạn nữa không kịp thống kê). Thầy Luân (chủ nhiệm 10A) và cô Nhung (chủ nhiệm 10H) cũng đến dự.
Sau khi tất cả các bạn tưởng nhớ các bạn cùng khóa đã mất, chương trình thực hiện giới thiệu lần lượt từng đoàn bao gồm: các thầy cô, đoàn các bạn cựu học sinh ở miền Nam, đoàn các bạn cựu học sinh miền Bắc các lớp từ 10A đến 10H và một số người thân.
Các ý kiến phát biểu bao gồm : Bạn Hồ Sĩ Bàng thay mặt khóa, thầy Luân và cô Nhung đại diện cho các thầy các cô, bạn Trần Phương Thu thay mặt các bạn miền Nam...
Tiếp đó là quá trình giao lưu, văn nghệ . Rất nhiều bạn đóng góp giọng hát, các cảm tưởng, chuyện kể của mình. Mọi người ai cũng rất vui vẻ và như trẻ lại. Thú vị nhất là các tiết mục văn nghệ tập thể của từng lớp mở đầu bằng bài hát của các bạn lớp 10G. Vừa biểu diễn văn nghệ vừa chụp ảnh chung. Có các ảnh chụp chung từng lớp, các bạn học với nhau từ hồi còn thơ ấu, các bạn cùng nhập ngũ năm 1972...
Nếu không có thông báo cấm đường vào 20 giờ cùng ngày thì tin rằng buổi gặp mặt sẽ còn kéo dài và sẽ có nhiều tình huống thú vị mới. Mọi người tạm chia tay và hy vọng gặp nhau vào năm 2012 (40 năm sau khi khóa ra trường)

Ảnh xin xem cột bên phải


Banghs

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2010

LỜI ĐỀ NGHỊ

Chiều mồng 9 tháng 10 vừa qua, 7 lớp trong khối chúng ta đã gặp nhau rất vui vẻ. Đó là một ngày đáng nhớ. Chúng tôi kính đề nghị:
1) Các bạn trong ban các liên lạc chuyển hộ thông tin danh sách lớp đã bổ sung
2) Mọi người có thể đăng bài của mình, đặc biệt là về buổi hội ngộ này.
3)Mọi người có thể chuyển một số ảnh đẹp để tường thuật buổi gặp gỡ đó (đang lo ngại ảnh chúng tôi hiện có chưa đầy đủ và chưa được đẹp!)
4) Blog này (địa chỉ : nguyentraik22.blogspot.com) rất mong muốn chúng ta cùng tham gia, xem và gửi bài. Blog tồn tại được khi mọi người cùng quan tâm và chia xẻ.

Tư liệu xin gửi về hosibang@gmail.com

Xin cảm ơn

Bloggers



Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2010

CÂN NHẮC



Tranh của Nguyễn Trung Thục (10H)

Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2010

THÔNG BÁO 7


Chi tiết bản đồ cấm đường tại Hà Nội ngày 9 và 10/10


Phương án phân luồng, tổ chức giao thông phục vụ đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội mới nhất của sở GTVT và công an TP.Hà Nội, cụ thể như sau:


Bản đồ cấm đường ngày 9 và 10/10/2010

Từ 20h ngày 9/10 đến 12h ngày 10/10, sẽ cấm toàn bộ phương tiện (trừ xe có phù hiệu, xe ưu tiên) hoạt động trên các tuyến phố sau đây:
Hùng Vương - Hoàng Văn Thụ - chùa Một Cột - Độc Lập - Ông Ích Khiêm - Bà Huyện Thanh Quan - Tôn Thất Đàm - Nguyễn Cảnh Chân - Bắc Sơn - Mai Xuân Thưởng - Lê Hồng Phong - đường Thanh Niên - Hoàng Hoa Thám (từ Mai Xuân Thưởng đến Liễu Giai) - Thụy Khuê (từ Quán Thánh đến dốc Tam Đa) - Quán Thánh (từ đường Thanh Niên đến Hòe Nhai) - Phan Đình Phùng (từ Hàng Bún đến Hùng Vương) - Điện Biên Phủ - Chu Văn An - Hoàng Diệu - Nguyễn Tri Phương - Nguyễn Thái Học -Tràng Thi - Hàng Khay - Tràng Tiền - các tuyến phố xung quanh quảng trường Cách mạng Tháng Tám - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư - Kim Mã - Liễu Giai - Văn Cao - Nguyễn Chí Thanh (từ La Thành đến Kim Mã) - Yên Phụ - công viên Bách Thảo.

Trong 2 ngày này, người tham gia giao thông nên tránh đi vào các tuyến đường gần khu vực đường cấm để hạn chế hiện tượng ùn tắc giao thông.
Như vậy nếu chúng ta đi lên 437 Âu Cơ trước 19 giờ thì vẫn yên tâm. Có điều nếu về sau 20 giờ thì cần chú ý.


Banghs

              MỘT BUỔI ĐI HỌC MUỘN

Những ngày ấy, ngoài việc học bài, chúng tôi còn có thời gian đi chơi, “đánh bóng mặt đường”, thể dục, thể thao, tán gẫu và …đọc sách. Tôi thì thích đọc sách. Đọc không có chọn lọc lắm. Thuở ấy đâu có nhiều sách như bây giờ. Thế là có chuyện xảy ra.
Có một chiều, tôi nhìn thấy ông anh xách về một quyển truyện với vẻ bí mật. Tôi nài xem và được biết đó là cuốn “Vụ án tên gián điệp Eli Cohen” của nhà xuất bản Công an nhân dân. Nghe chừng rất hấp dẫn. Xin xỏ mãi không được. Nhưng đến chiều hôm ấy, thấy ông anh nói”: có xem thì tối nay xem đi, mai anh phải đi giả nó rồi!”
Thế thì còn gì bằng! Sau việc nhà, cơm canh, tôi học cuống cuồng cho bài sáng mai. Trong khi học, tôi chỉ sợ cuốn sách không còn ở lại nhà mình được lâu nữa. Bài tập cũng làm quấy quá. Lúc đó, bài tôi làm dường như chỉ là các gạch đầu dòng. Chừng 10 giờ tối thì xong. Sau khi nhét sách vở vào trong cặp, chẳng quan tâm đã đủ hay chưa, tôi chộp lấy cuốn truyện và bắt đầu đọc.
Tôi vẫn nhớ cảm giác cầm cuốn sách có bìa với tiêu đề chữ đen trên nền nâu tím, giấy thì cũ vàng. Cái dòng chữ “lưu hành nội bộ” càng làm cho cuốn sách trở nên bí hiểm. Eli Cohen là gián điệp người Israel hoạt động ở Siry. Bản thân hắn là một người có trí nhớ cực tốt, vẻ ngoài dễ nhìn, hoạt động hiệu quả và nói tiếng A rập rất giỏi. Hoạt động của Eli Cohen thuận lợi là do đã giúp đỡ các quan chức Siry, những nhà lãnh đạo đảng Baath ngay khi họ còn đang thời kỳ gian khó ở Arhentina. Lúc đó, tại quốc gia này, hắn bắt đầu hoạt động dưới lốt một nhà buôn. Tôi đọc và thấy mê luôn. Người ta đánh gía tài năng tình báo của hắn chỉ có thể so sánh với Rihard Gorge của Liên Xô. Hắn có công lao phát hiện và tổ chức bắt trùm Quốc xã Eicheman, một tội phạm chiến tranh lẩn trốn ở Argentina; thu thập và gửi về cho tình báo Israel một khối lượng khổng lồ các thông tin quan trọng … Một số khái niệm mới làm tôi cũng “khoái”: Mossad- cơ quan tình báo Israel; “Hatum grat”- Thành phố được gán tên nhân vật cao cấp Siry, nơi ông ta khuynh đảo; “vô tuyến tầm phương”- máy dò phát hiện tọa độ các trạm phát sóng radio tần số lạ mà nhờ đó các chuyên gia Liên Xô đã phát hiện ra nơi hắn truyền tin…Đọc xong thì trời đã tang tảng sáng. Tôi ngủ thiếp lúc nào không biết…
Cho đến khi cô em đánh thức: “Em lay mãi mà anh không dậy” thì tôi mới choàng tỉnh. Táp vội nước lã lên mặt, xỏ chân vào chiếc dép nhựa Tiền phong đã rách quai hậu, giằng cặp ra khỏi bàn, tôi lao đến trường. Hàng ngày đi đường còn để ý , nhưng hôm đó tôi không thiết quan sát gì nữa. Con đường Ngọc Hà như dài mãi, hết tập thể Nông lâm đến K93. Hai bên vỉa hè là những viên gạch nhỏ và đá dăm. Chúng trượt dưới chân đôi lúc làm tôi chao đảo. Đường rất vắng, có một vài xe đạp lăn bánh, thỉnh thoảng một chiếc ô tô phóng vụt qua.
Tôi phóng vội qua chợ Ngọc Hà. Chợ đã bắt đầu chật chội với các bà bán rau quả, nồi niêu xoong chảo, hàng xén…Con đường đất lồi lên những viên đá xanh. Chợ lõng bõng nước, mùi xu hào đã thối chảy nước mà mậu dịch xếp chúng thành đống bên cạnh cửa hàng. Chạy tránh người đi chợ và các gánh bán hàng, tôi hướng đến đường Kim Mã , rẽ trái chạy một đoạn. Cổng trường Nguyễn Trãi đã hiện ra trước mắt.
Đã muộn rồi! Sân trường vắng lặng. Bên cánh cổng trường cũ kỹ, dường như lúc nào cũng như ngửa lên trời là hai bạn trực tuần chờ sẵn. Tôi thở hồng hộc lao đến nhưng lại bị chèn ngay sau một cậu bạn chắc cũng vừa co cẳng tới. Trực tuần hỏi cậu ta :“ Bạn học lớp nào?”. Bấy giờ tôi mới nhìn kỹ cậu đó: da ngăm đen, mái tóc thả trước trán như răng lược, áo trắng còn thoáng nếp nhăn, chiếc quần xanh đậm đầy bụi ở gấu. Cậu dõng dạc :“10E”, trực tuần ghi lại và cho vào. Đến lượt tôi, trực tuần lại hỏi tên lớp. Bí quá, vì chẳng có mấy khi đi muộn, tôi cũng buột miệng “: 10E”. Nghe thấy tôi trả lời, cậu bạn quay hẳn người lại và nhìn tôi vẻ nghi ngờ. Nguy rồi, có lẽ cậu học sinh 10E này đã phát hiện ra sự nói dối của tôi! Chúng tôi tiếp tục đi vào. Đến bên trong, khi tôi rẽ về phía dãy lớp G,H thì thấy hắn nhếch mép cười và nheo mắt với vẻ tinh nghịch. Cậu ta chạy hướng sang dãy lớp A-E. Hóa ra, cậu ấy cũng không phải dân 10E(!)
Chẳng là hồi ấy, lớp 9E, sau là 10E của thầy Mầu - chủ nhiệm trong trường là lớp có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Lớp rất hay được khen trong các buổi chào cờ đầu tuần. Cô giáo chủ nhiệm lớp tôi cũng không ít lần mong muốn lớp học tập 10E. Thế mà bọn tôi không làm được. Thực ra lúc đó tôi nghĩ :“ Báo mình đi muộn là học sinh lớp 10E chắc không sao”. Tại sao trực tuần lại đơn giản chỉ hỏi tên lớp? Dại gì mà chìa tên lớp mình.
Mỗi khi nhớ lại chuyện này, tôi cũng thấy chộn rộn phần nào. Thế là đổ lỗi cho lớp 10E rồi! Không rõ tuần ấy lớp 10E thế nào? Phải chi tôi không đọc truyện quá khuya, phải chi tôi để đồng hồ báo thức bên cạnh mình, phải chi khi cô em giục thì phải dậy ngay… thì đâu nên nỗi. Một kỷ niệm tôi không thể quên.


Hà Nội 10-2010
Hồ Sĩ Bàng

Thứ Năm, 7 tháng 10, 2010

BỨC ẢNH TẬP THỂ LỚP 9I-10H

Lớp 9I-10H chúng tôi, sau khi chia tay thời phổ thông, cả một thời gian dài không gặp lại. Thảng hoặc có một hai đứa gặp nhau. Nhớ nhất ngày đầu họp lớp sau bao nhiêu năm, hai ông bạn đứng sát nhau bên cổng, cùng ngóng gặp một thằng trong lớp hẹn trước, mà không hề nhận ra người bên cạnh là cùng lớp. Phải chờ đến khi cậu bạn kia đến, họ mới nhận ra nhau. Bây giờ thì nhớ rồi! Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập trường cấp III Nguyễn Trãi, lớp chúng tôi đã gửi tặng trường bức ảnh này in trong pha lê. Dù sao cũng là những học sinh đã gắn bó một thời với trường.

KỶ NIỆM THỜI THƠ ẤU

(Tặng 1 người bạn Nguyễn Trãi K22, nhân dịp lần đầu tiên hội khóa)

Tôi tin là các ban ở thủa học trò ai cũng có những kỷ niệm. Tôi cũng có rất nhiều kỷ niêm nhưng kỷ niệm này làm tôi nhớ mãi…
Khi bắt đầu được cắp sách đến trường tôi phấn khởi lắm. Trong đầu tôi lúc nào cũng có câu nói của ông Nội „cháu chịu khó học thì sẽ còn giỏi hơn cả ông“. Tôi rất ngưỡng mộ Ông Nội. Ông tuy nghiêm khắc nhưng rất hiền. Ông thường đọc chuyện cho tôi mỗi tối trước khi đi ngủ...
Lớp vỡ lòng của tôi ở Ngọc Hà do cô Phú làm chủ nhiệm. Cô là một giáo viên dạy giỏi, Cô xinh đẹp dịu dàng và hết mực thương yêu học trò. Cô đúng là một người mẹ hiền! Mỗi khi nghĩ đến thời kỳ đó tôi vẫn thấy tự hào và may mắn được là học sinh của Cô.
Cuối năm học đầu tiên này, tôi và một bạn nữa là hai học sinh cùng xếp thứ nhất của lớp.
Cô giáo chủ nhiệm có một món quà do nhà trường tặng vì Cô là giáo viên xuất sắc nhất trường và Cô muốn tặng lại cho hoc sinh của mình. Không thể chia đôi món quà, Cô giáo đành phải nhờ đến sự lựa chọn của các bạn trong lớp và tôi là người đã may mắn được chọn.
Phần quà đó được trao cho tôi. Tôi vui sướng biết bao và chạy thẳng môt mạch về nhà!
Sau này khi ý thức được nhiều điều, tôi thấy mình không nên vui sướng quá như vậy vì có thể bạn mình đang ngâm ngùi…? Trong lòng thấy áy náy và nghĩ là mình sẽ làm một việc gì đó cho bạn ấy khi có dịp.
Tôi nghĩ nếu không có chiến tranh biết đâu chúng tôi có nhiều dịp đế chuyện trò thân thiết và hiểu nhau hơn. Nhưng rồi chiến tranh kết thúc, chúng tôi vẫn chỉ được học cùng trường Cấp III Nguyễn Trãi cũng như sau đó là trường ĐH Bách Khoa Hà Nội mà thôi.
Vậy là bạn ấy chẳng biết được là tôi vẫn nhớ và quí bạn ấy cho đến tận bây giờ vì chính có cái kỷ niệm nho nhỏ đó…

Vũ Ngọc Dung (10A)

Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2010

HÀ NỘI NGÀY TRỞ VỀ

Sáng tác: Phú Quang
Lời: Doãn Thanh Tùng
Ca sĩ: Quang Lý


Hà Nội ơi, mỗi khi lòng xác xơ
Tôi vội vã trở về
Lấy cho mình dù chỉ là chút bóng đêm trên đường phố quen
Dù chỉ là 1 chiều sương giăng lối cũ
Tôi bồi hồi khi chạm bóng cửa Ô
Như ngày xưa mỗi lần chạm vai gầy aó me.
Ôi nỗi nhớ muôn đời vẫn thế
Như dòng sông Hồng cuộn đỏ mãi trong tôi
Vội vã trở về vội vã ra đi
Chẳng thể nào qua hết từng con phố
Nhưng còn đó mua thu, mùa thu đầy gió
Và rêu xanh bên những gốc cây già
Vội vã trở về cùng tháng năm xưa
Sau những con đường dầu dãi nắng mưa
Bên quán nhỏ em buồn nghe lá trút
Chiều mưa sa giăng kín phố dài
Hà Nội ơi, mỗi khi lòng xác xơ
Tôi vội vã trở về để nghe tim mình rưng rưng trong nước hồ thu.



Bạn Vũ Ngọc Dung(10A) gửi các bạn bài này nhân ngày khóa mình hội ngộ



Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2010

THÔNG BÁO 6

GẶP GỠ CÁC BAN LIÊN LẠC KHỐI 10



























Chiều ngày 1/10, đại diện các Ban liên lạc các lớp 10A-10H đã gặp mặt tại quán café Chim Xanh(phố Khúc Hạo). Nội dung: thống nhất kế hoạch ngày 9/10 sắp tới. Đây là một buổi gặp mặt đầu tiên với đầy đủ đại diện các lớp.Ý kiến trao đổi rất sôi nổi, phản ánh nguyện vọng các lớp mong muốn gặp gỡ nhau sau nhiều năm. Sau đây là những thông tin chính:

MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý

1- Thời gian, địa điểm: quán Cơm Lam Pắc Bó 437 đường Âu Cơ, lúc 17 giờ ngày 1/9 (như thông báo 5). Tuy vậy, các Ban liên lạc xác định trước các bạn muốn lên sớm hàn huyên và cũng đề phòng mọi người phải đi đường xa để tránh tắc đường, cấm đường…nên đã sẵn sàng tiếp đón từ 15 giờ.
2- Các lớp ấn định số bạn tham gia hôm 9/10 và báo cáo kinh phí cho 2 bạn Toàn(10G) và Lan (10C). Kinh phí thông báo đã giảm cho phù hợp yêu cầu mọi người.
3- Mỗi lớp sẽ có được danh sách lớp mình(có thể chưa đầy đủ) và mong mọi người khi đến sẽ bổ sung thông tin (nếu cần).
4- Các lớp có thể mời các thầy cô chủ nhiệm lớp mình.


CHƯƠNG TRÌNH NGÀY 9/10
15 giờ- Bắt đầu đón tiếp- quán Cơm Lam Pắc Bó 437 đường Âu Cơ
17 giờ- Gặp mặt chính thức
- Mở đầu
- Đại diện khối phát biểu ý kiến
- Đại diện các bạn miền Nam phát biểu ý kiến
- Các Ban đại diện 7 lớp của khối giới thiệu các cựu học sinh lớp mình
17 giờ 30- Giao lưu: Mời các cựu học sinh tham gia
- phát biểu ý kiến
- trao đổi thông tin
- văn nghệ, chụp ảnh lưu niệm
- ….
Kết thúc: ...Sau khi chia tay ...
DANH SÁCH ĐẠI DIỆN CÁC LỚP
(Bổ sung thêm -10C -so với thông báo 5)
10A :
1- Phạm Đức Khánh(0913253686)
2- Mai Tiến Dũng (0912352638)
3- Nguyễn Bích Hạnh(0904088861)
4- Phùng Xuân Hoa (0904269882)
5- Nguyễn Thanh Liêm (0913204615)

10B:1- Phạm Anh Dũng (0978859546)
2- Nguyễn Văn Trung (0913368945)
10C:1- Đặng Hùng Nghĩa (0982424689)
2- Hoàng Thị Ninh (0982205489)
3- Trần Tuyết Lan (0983868696)
4- Vũ Văn Bình (01233832083)

10D:
1- Trần Tuấn Việt (904041455)
2- Lê Trí Liêm (983375935)
3- Phạm Quang Cường (989090558)
4- Lê Định (0982069797)
10E:1- Lê Thị Bích Hằng ( 0902148588)
2- Phạm Xuân Diệu (0903004298)
10G:1- Đoàn Nhật Cao (0915006659)
2- Hoàng Thị Kim Dung (0989099517)
3- Đồng Ngọc Toàn (0912170167)

10H:
1- Hồ Sĩ Bàng (0913546785)
2- Đặng Thái Bảo (0934275679)
3- Nguyễn Quang Vinh(0915221954)

Đề nghị: Cựu học sinh các lớp trao đổi thông tin với Ban liên lạc của lớp mình để nắm rõ hơn tình hình. Các bạn trong Ban liên lạc truyền đạt, đóng góp thêm ý kiến chung.

Thay mặt các ban LL: banghs

MẬT KHẨU





Tranh của Nguyễn Trung Thục (10H)