Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011
Chia vui với bạn!
Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011
Tháng ba thật lạ
..
Tháng ba thật lạ, những sợi nắng cứ mỏng manh và trong vắt làm mình có cảm giác như động vào sẽ tan biến.
Đi trên đường không khỏi muốn ngước nhìn trời mây và xung quanh.
Những cây sưa trên đường Phan Đình Phùng tuần trước còn đổi màu vàng rực tựa như giữa thu tàn vậy mà chỉ vài ngày sau đã thấy lốm đốm hoa giữa những chồi non rồi hoa trắng xóa cả cây làm thành một bữa tiệc cho những nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên thậm chí là cả đời mới cầm đến máy ảnh như mình. Mùa hoa sưa ở Hà Nội thật ngắn ngủi có lẽ chỉ độ 2 tuần là những cánh hoa sưa đã rải đầy mặt đất kết thúc cho một đời hoa.
Khi tôi gửi những bức ảnh chụp hoa sưa và những dòng vu vơ này một bạn thơ đã tặng tôi một bài thơ đường luật thật hay. tôi gửi lên đây chia sẻ với các bạn những người bạn Hà Nội yêu thích mùa hoa sưa trong trắng và mong manh
Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011
Bài thơ hay về "những phút giây ngoài chồng ngoài vợ"
Những phút xao lòng
Có thể vợ mình xưa cũng có một người yêu
(Người ấy gọi vợ mình là người yêu cũ)
Cũng như mình thôi, mình ngày xưa cũng thế
Yêu một cô, giờ cô ấy đã lấy chồng
Có thể vợ mình vì những phút mềm lòng
Nên giấu kín những suy tư, không kể về giấc mộng
Người yêu cũ vợ mình có những điều mình không có được
Cô ấy không nói ra vì sợ mình buồn
Mình cũng có những phút giây cảm thấy xao lòng
Khi gặp người yêu xưa với những điều vợ mình không có được
Nghĩ về cái đã qua nhiều khi nuối tiếc
Mình cũng chẳng nói ra vì sợ vợ buồn
Sau những lần nghĩ đâu đâu mình thương vợ mình hơn
Và cảm thấy mình như người có lỗi
(Chắc vợ mình hiểu điều mình không nói
Cô ấy cũng thương yêu và chăm chút mình hơn)
Mà có trách chi những phút xao lòng
Ai cũng có một thời để yêu và một thời để nhớ
Ai cũng có những phút giây ngoài chồng ngoài vợ
Đừng có trách chi những phút xao lòng
Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011
THÁNG TƯ SẮP VỀ
Tháng tư, đã chớm những giọt nắng hè. Cái lạnh đã lui về chút ít. Ta thả hồn trong mỗi nốt nhạc, ca từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Con người đã xa nhân thế được 10 năm mà dường như mới chỉ hôm qua. Những bài ca của ông đã đánh thức nỗi lòng trong sâu thẳm tâm hồn ta. Năm 2004, “Giải thưởng Âm nhạc hòa bình thế giới” đã được trao cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vì lý tưởng hòa bình mà ông đã đấu tranh không mệt mỏi cho hạnh phúc của nhân loại.
Tháng tư gợi lại cho chúng ta những giây phút hào hùng của cuộc tổng tấn công nổi dậy và toàn thắng ngày 30 tháng tư. Những lá cờ cắm trên bản đồ ngày ấy như theo chân đoàn quân giải phóng từng ngày. Những người bạn lính của chúng ta đã góp phần xương máu cho chiến thắng oai hùng của đất nước. Những người bạn nay đã về với cuộc sống đời thường vẫn không nguôi ngoai thương nhớ về những đồng đội nằm lại trên chiến trường ác liệt.
Tháng tư sắp về!
Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011
ĂN CHAY (phần 1)
Một số người, đặc biệt là người Sài Gòn, cho rằng để cầu cho một năm mới làm ăn thuận lợi, gia đình mạnh khỏe yên vui, người ta thường chọn tháng Giêng là tháng ăn chay để thanh tịnh tâm, khẩu, ý.
Ngày nay ăn chay không còn giới hạn trong tôn giáo hay với những người giảm béo, chữa bệnh nữa mà nó đã trở thành xu hướng của thời đại. Ăn chay đang dần trở thành một ẩm thực thời thượng trong cuộc sống hiện đại ở các nước phát triển, đặc biệt trong giới trẻ, nghệ sỹ và trí thức.
Giữa cuộc sống trăm nghìn vất vả, bộn bề, họ thích rủ nhau đến những quán cơm chay để tìm cho mình những giây phút an nhàn, thư giãn, hay tự chế biến những món ăn chay giàu dinh dưỡng, ấm cúng tại nhà để cùng thưởng thức với bạn bè và người thân.
Ở phương Tây đang xuất hiện “làn sóng ăn chay mới” không liên quan gì tới những người ăn chay truyền thống vì tôn giáo. Những người ăn chay mới chỉ có mục tiêu duy nhất: Chăm sóc sức khỏe và giữ vóc dáng nên họ thích ăn hoa quả và ăn chay là những thức ăn có nguồn gốc từ thực vật, không chứa dầu mỡ, các chất béo, chất gây lão hoá...
Con số thống kê được cho thấy ở VN có 10% người thường xuyên ăn chay, tại châu Âu con số này là 20% (NLĐ online). Ở Mỹ khoảng 50 triệu người ăn chay như một sự lựa chọn, còn ở Ấn Độ hơn 50% dân số ăn chay trường.
Khoa học dinh dưỡng đang đối đầu với thử thách: không chỉ mang lại sức khỏe cho cá nhân mà còn lợi ích cho sức khỏe môi trường. Vì vậy, cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh - chế độ ăn từ thực vật hay ăn chay - vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa là con đường gần nhất đi đến sự giảm thiểu hủy hoại môi trường và chống lại biến đổi khí hậu.
Trong các bữa ăn của người Việt thường có thành phần rau, củ, quả nhiều hơn. Dân ta có câu: “Cơm không rau như đau không thuốc”. Chúng ta ăn rau sống cả rổ trong khi dân Tây chỉ ăn 1 hay 2 lá xalat mà thôi.
Ẩm thực Việt không chỉ là một nghệ thuật mà nó còn hàm chứa tính triết lý trong đó: thức ăn là phải đủ tính âm dương, ngũ hành thì mới giữ được quân bình. Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ được thể hiện trong ngũ sắc của các món ăn: trắng, vàng, xanh, đỏ, nâu; hay trong ngũ vị: chua, cay, mặn, ngọt, bùi. Tính âm dương và ngũ hành phần lớn là do các loại rau củ hoa quả, các loại rau thơm như húng quế, tía tô, kinh giới, bạc hà, rau răm và các gia vị như hành, tỏi, ớt, gừng, sả, chanh… tạo ra, mà những thứ này đồng thời cũng là những vị thuốc dân gian.
Vì vậy các món ăn Việt không chỉ bắt mắt, giàu hương vị mà còn bổ dưỡng trong việc cung cáp đủ các thành phần như đạm, khoáng, chất bột, chất béo không bão hòa, chất chua và chất xơ rất cần cho tiêu hóa.
Nếu ta gõ vào Google các chữ “món chay Việt Nam”, ta tìm được 161.000 kết quả trong images. Thực đơn chay phong phú như vậy quả là một truyền thống ẩm thực Việt mà ít dân tộc nào có được, và vì thế rất được nhiều người trên thế giới ưa chuộng.
Việt Nam có một nền văn hóa Phật giáo rất lâu đời. Theo đó lòng tư bi được biểu hiện trong việc cấm sát sinh – một trong năm giới luật của nhà Phật. Tất cả những sinh vật dù nhỏ như con kiến đến to hơn như con voi và ngay cả con người đều có quyền được sống. Khi người ta chọc tiết một con gà, con lợn hay con bò thì chúng đều có cảm xúc đau đớn, phải dãy dụa bất lực và la hét rống lên, phản ứng hận thù y như chúng ta vậy. Trong trạng thái bị giết như thế các độc tố sẽ tan ra trong thịt mà chúng ta sẽ hấp thụ nó khi ăn và sinh lòng thù hận. Vì thế không sát sinh và không ăn thịt là cốt để nuôi dưỡng tâm an lạc, lòng từ bi, lòng thương đối với mọi con vật và cả đối với con người. Và khi ăn chay chúng ta cũng giảm bớt được việc tạo nghiệp.
Xét về cơ quan tiêu hóa thì động vật ăn thịt luôn có hàm răng nhọn, kích thước ruột ngắn để tống các chất độc nhanh, nước bọt và dịch vị của chúng có tính axit. Còn động vật ăn cây cỏ thì có hàm răng phẳng, ruột dài hơn, dịch vị tính kiềm có tác dụng tiếu hóa chất bột và chất xơ. Con người có hệ tiêu hóa thuộc loại thứ hai này. Ruột non của người dài gấp 12 lần so với chiều cao của cơ thể, còn ruột non của con mèo chỉ dài gấp 3 lần chiều dài của nó.
Ngoài ra cũng nên hiểu rằng chúng ta ăn uống là để hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể bất kể từ thức ăn động vật hay thực vật miễn sao đầy đủ chất là được. Nhưng thức ăn thực vật sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn, nếu chúng ta có kiến thức đầy đủ về khoa học ăn chay.
Người xưa có câu:
"Nhất thiết chúng sinh không sát nghiệp
Hà sầu thế giới động binh đao?"
(Nếu tất cả chúng sinh không giết hại lẫn nhau, thì lo gì thế giới có chiến tranh?)
Vì vậy ăn chay với bất kỳ lý do nào thì cũng đều gieo được hạt giống từ bi và tạo ra một môi trường hòa bình cho thế giới.
Trên báo SK & ĐS– Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế VN ngày 18/12/2010 cho biết các thông tin về dinh dưỡng của thực phẩm chay như sau:
Tất cả mọi người không phân biệt tuổi tác hay giới tính đều có thể lựa chọn ăn chay như là một phương pháp phòng chống bệnh tật, giữ gìn vóc dáng, kéo dài tuổi thọ và nhiều người quan niệm ăn chay là để tâm hồn thanh tịnh, bình an.
Hai hiệp hội uy tín nhất TG là Hiệp hội Tiết chế Hoa Kỳ và Hiệp hội Y tế Anh quốc tuyên bố: “Ăn chay đáp ứng tất cả mọi nhu cầu dinh dưỡng cho người lớn cũng như trẻ nhỏ. Không sợ thiếu máu.”
Có thể khẳng định rằng, các thực phẩm chay cung cấp cho con người đầy đủ các chất dinh dưỡng cơ bản nhất bao gồm: chất bột, chất béo, chất đạm, chất xơ, các vitamin và muối khoáng. Nếu một người ăn chay mà ăn uống đủ lượng và có thành phần thực phẩm cân đối thì cũng có thể cao hơn và to lớn hơn người ăn thịt. Đặc biệt là có thể sống lâu hơn. Thực tế đã cho thấy, người Eskimo hoàn toàn ăn thịt thì tuổi thọ trung bình của họ chỉ là 36 năm, còn người Kogi (bộ tộc ở Peru - Nam Mỹ) ăn thuần chay thì tuổi thọ trung bình của họ lên tới 100 năm.
Các nghiên cứu khoa học trong 20 năm qua đã kết luận rằng trong cuộc sống hiện đại việc hấp thụ nhiều thịt làm tăng cholesterol, dư thừa năng lượng dẫn đến các bệnh tật về tim mạch, ung thư, tiểu đường, béo phì, gút.
Thịt mang tính axit, khi được hấp thụ làm cơ thể mang tính axit. Để trung hòa tính axit của thịt, cơ thể lấy canxi trong xương dẫn đến bệnh loãng xương. Môi trường axit còn là môi trường sinh sống của tế bào ung thư.
Chế độ dinh dưỡng chay sẽ giúp cho việc phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch, trước hết là bệnh tăng huyết áp và bệnh mạch vành, những người ăn chay có chỉ số xơ vữa mạch máu thấp. Trong thức ăn chay có ít cholesterol, ít axit béo, nhiều vitamin, có tác dụng chống ôxy hóa, và đặc biệt ít calo, nên các món chay rất thích hợp cho bạn nào muốn có hình dáng thon gọn và trẻ lâu.
Ăn chay cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng không thua gì ăn mặn. Khoa học đã chứng minh người ăn chay có khả năng dẻo dai và sức chịu đựng tốt hơn người ăn thịt.
Theo nghiên cứu mới đây nhất thì thực phẩm chay có tác dụng rất tích cực đối với phụ nữ mang thai và trẻ em. Ngoài ra, cho trẻ ăn thực phẩm chay không những đảm bảo vệ sinh mà còn giúp cho trẻ khỏe mạnh, tâm trí an lành và có chỉ số thông minh cao.
Ăn chay có thể mang lại sự cân bằng cho cơ thể và an lành cho tâm trí.
Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Heidi VanPelt-Belle, Cao đẳng Y tế và Sức khoẻ Huntington, giải thích, rau xanh, đặc biệt là những loại có lá sẫm, cung cấp tất cả các axit amin cần thiết cho quá trình tạo protein và được tiêu hoá nhanh. Do đó, người ăn chay có nhiều sinh lực hơn, mạnh mẽ trong các hoạt động.
Đô ĐH st
Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2011
NÀNG MÙ NHƯ NHỮNG BÔNG HOA
Một buổi sáng, trong vườn hoa, có cô gái mù đến tặng tôi một vòng hoa bọc trong lá sen. Tôi quàng vòng hoa vào cổ, nước mắt rưng rưng .
Tôi hôn nàng và nói:” Nàng mù như những bông hoa, chính nàng cũng không rõ quà tặng của nàng đẹp biết chừng nào”
(Trích trong “Người làm vườn” -1914 )
Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011
Kết nạp Đoàn và vào Đại học:
những kỷ niệm của tôi
những kỷ niệm của tôi
Vào những thập niên 60-70 của thế kỉ 20 phấn đấu để trở thành Đoàn viên là một cái đích cho các thanh niên ở nông thôn cũng như thành thị miền Bắc. Lúc bấy giờ nếu thanh niên không là Đoàn viên thì hoặc do lí lịch có vấn đề, hoặc do tư cách có vấn đề. Không phải Đoàn viên thì rất khó khăn trong việc xét duyệt thi vào đại học cũng như đi bộ đội, xin việc làm..
Con đường phấn đấu vào đoàn chia làm nhiều chặng : cảm tình, đối tượng, rồi mới được kết nạp. Ngay từ những ngày đầu năm học lớp 8 tôi đã có ý thức phấn đấu vào Đoàn. Gia đình tôi lúc đó chỉ còn tôi là ‘’ lạc hậu ‘’ chứ mọi người đều là Đảng viên và đòan viên. Mẹ tôi đã huấn thị rằng :’’ nhà mình lý lịch trong sạch, phải cố gắng phấn đấu vào đoàn con nhé.’’ Tôi cũng biết điểm yếu của mình là không có gì nổi bật, không có khiếu văn nghệ, sức khỏe lại yếu nên chỉ phấn đấu bằng cách chăm chỉ học tập, chăm chỉ lao động XHCN do trường tổ chức, không cãi nhau với bạn. Hết năm lớp 8 tôi được vào cảm tình Đoàn.
Sau khi về lớp 9I, do là lớp ghép sát nhập mọi người mới làm quen nhau, nên việc kết nạp đoàn viên mới ít lắm. Tuy nhiên tới cuối lớp 9 tôi cũng được lên cấp đối tượng Đoàn.
Sang đầu lớp 10, việc phấn đấu vào đoàn trở nên thiết thực và cấp bách. Vì đã tới lúc làm hồ sơ để thi đại học. Mà không đoàn viên thì cánh cửa vào đại học hết sức khó khăn nhất là đối với những người như tôi đã được ghi vào hồ sơ ‘’R’’ - hồ sơ dành cho những HS nếu thi đậu đại học sẽ xét duyệt đi học nước ngoài. Cuối học kì một, lớp tôi kết nạp một loạt Đoàn viên mới, tôi vẫn lọt sổ. Hỏi ra mới biết trường dành một số đối tượng học hành tương đối tốt để kết nạp nhân ngày 26/3. (Có lẽ chắc mọi người động viên an ủi ) và đúng ngày 26/3/1972 tôi được vào Đoàn thật. Cũng trong thời gian này việc nộp hồ sơ thi vào đại học đã hoàn tất nên tôi phải bổ túc hồ sơ đoàn viên. Rắc rối bắt đầu từ đây.
Việc thi tốt nghiệp phổ thông và thi đại học suôn sẻ, cả 2 kì thi tôi đậu điểm cũng khá và đủ khả năng để được xét duyệt học nước ngoài.Nhưng chờ mãi chả thấy gọi trong khi mấy đứa bạn có hồ sơ R đủ điểm đã lên hết Đại từ để tập trung đi học nước ngoài rồi. ( do thời chiến tranh nên phải tập trung HS lên Đại từ để làm thủ tục và đi nước ngoài bằng tàu hỏa liên vận quốc tế qua Trung quốc) )
Một bữa nọ mẹ tôi thấy bà hàng xóm có con cũng đi thi đại học như tôi chạy qua thông báo: ’’ con T nhà chị vì không phải là đoàn viên nên phải ở nhà. Mẹ tôi vội lên phòng Quản lý học Sinh nước ngoài thì mới biết hồ sơ bổ sung thất lạc. Sau khi bổ sung lại hồ sơ mấy ngày tôi có giấy gọi đi học nước ngoài, với số điểm thi Đại học khá cao sẽ đi Đức.Cả nhà mừng lắm vì lúc đó được đi Đức là ước mơ của nhiều người. Mẹ tôi liên hệ được một chiếc xe comăng ca của quân đội chở tôi lên Đại từ. Khi lên tới nơi nhiều bạn đã đi đợt đầu sang Liên xô.
Ở Đại từ tôi được học chính trị, tiêm chủng, làm hộ chiếu, lĩnh một va li quần áo để chuẩn bị đi Đức. Trước ngày đi tôi cùng mấy đứa bạn góp tiền còn lại mua một con gà của dân làm bữa tiệc liên hoan. Đúng lúc đang ngồi nhổ lông gà thì thấy mẹ tôi lên. Bất ngờ quá vì thời đó do chiến tranh xe cộ vô cùng khó khăn chúng tôi luôn xác định ra đi không có người tiễn biệt. Thấy mẹ, tôi khoe liền ‘’ Sáng ngày kia con đi Đức rồi’’, mẹ tôi cười không nói gì. Sau khi ăn liên hoan mẹ mới nói Phòng Quản lý HS đã thông báo về nhà đợt đi Đức lần này tôi không được đi, vì tuy điểm thi đạt cao nhưng cần xét lại lý do tại sao vào Đoàn trễ nên chờ chuyến sau đi nước khác, khả năng đi Tiệp. Đêm đó tôi nằm ôm mẹ buồn khóc nức nở. Và còn khóc một lần nữa khi sáng mai đưa tiễn mẹ về Hà nội.
Nằm chờ thêm nhiều ngày nữa, nhiều đợt đi các nước tiếp tục, tôi vẫn chưa có thông báo. Một buổi sáng thầy phụ trách gọi tôi lên nói : Trường hợp em đang được cân nhắc vì tình hình bên Tiệp hết sức lộn xộn sau sự kiện 69, học sinh đi Tiệp cần có tư tưởng vững vàng mà em thì mới vào Đoàn, có thể sẽ chuyển đi Hungary. Nghe xong tôi hoang mang quá, chiều đó về nằm im bỏ cơm. Nhưng c uối cùng tôi cũng được đi học ở Tiệp đợt vét. Bữa đi trời còn tối lắm tôi cùng con bạn xin một cây tre xâu 2 cái vali gánh đi mấy km đường rừng, lội qua suối tới nơi tập trung, lên xe ca tới Kỳ lừa Lạng sơn rồi lên tàu chợ qua biên giới Trung quốc đến ga Bằng tường mới chuyển sang tàu liên vận quốc tế. Không đứa nào có người thân đưa tiễn, và nhờ đó cũng không có đứa nào khóc.
Những năm tháng học ở Tiệp và sau này khi ra công tác tôi đã là một đoàn viên tích cực, khi về cơ quan có lúc còn đảm trách công tác Đoàn.
Khi tôi 28 tuổi, trong buổi lễ trưởng thành Đoàn, có một đoàn viên trẻ hỏi tôi ‘’ Bạn đã được gì khi trở thành đoàn viên ‘’ tôi trả lời :’’ con đường phấn đấu vào đoàn của chúng tôi thế hệ xưa là hết sức khó khăn và nhiều thử thách nhưng chính vì thế chúng tôi trân trọng hai chữ Đoàn viên. Còn cái tôi được gì ư ? Thì tôi được đi đại học !
Thu NV
Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011
Một bức thư cảm động
---------- Thư đã chuyển tiếp ----------
Từ: *Nguyen Dinh Dang*
Ngày: 09:56 Ngày 17 tháng 3 năm 2011
Chủ đề: Một bức thư cảm động
Xin chào anh Đăng,
Xin được giới thiệu tôi tên là Hà Minh Thành. Qua anh Nguyễn Hữu Viện tôi mới được biết anh và trang tin của anh dù tôi làm việc cách chỗ của anh cũng không bao xa. Xin hân hạnh được làm quen với anh.
Hiện tại tôi đang được tăng phái công tác hỗ trợ cho cảnh sát tỉnh Fukushima, chỗ tui đang làm cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 khoảng 25 km. Gọi là lên đây hỗ trợ giữ an ninh chứ mấy ngày nay chỉ đi nhặt xác người không thôi. Dân địa phương họ tự động thành lập các đội tự quản, tương trợ lẫn nhau. Giả sử có ai muốn ăn cắp ăn trộm cũng khó.
Vấn đề an ninh không lo lắm. Người chết nhiều quá, tụi tôi chỉ còn lấy dấu tay, chụp hình và trùm mền lại rồi giao người đem đi thiêu. Ngày đầu còn mặc niệm, có cảnh sát tăng phái còn khóc nhưng bây giờ thì không còn thời gian để mà mặc niệm và khóc nữa. Hôm qua còn không có chỗ để mà thiêu họ nữa đó anh. Khủng khiếp.
Ký giả của Hoàn Cầu Thời Báo Trung Quốc Vương Hy Văn hôm qua theo tôi một ngày để lấy tin khi đi ngang qua một ngôi nhà bị sập mà tiền giấy có lẽ từ ngôi nhà đó trôi ướt nằm tứ tán cả bãi đất chắc cũng vài chục triệu yen nhưng mà chẳng ai thèm nhặt đã phải thốt lên: "50 năm nữa , kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ đứng đầu thế giới, nhưng vĩnh viễn Trung Quốc không thể được gọi là cường quốc vì 50 năm nữa người Trung Quốc cũng chưa thể có trình độ dân trí và ý thức đạo đức công dân cao như người Nhật hiện tại. Tôi hổ thẹn mình là con cháu của Khổng Tử nhưng không hiểu cái đạo Nhân Nghĩa làm người bằng họ."
Người Trung Quốc 50 năm nữa không bằng họ còn người Việt mình không biết bao nhiêu năm nữa mới có dân trí như vậy. Mấy ngày nay tôi chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động về tình người trong hoạn nạn lắm nhưng có một chuyện khiến tôi cảm động nhất đã khiến một người lớn như tôi từng có bằng Tiến sĩ công học ở Đại học Đông Bắc (Tohoku Dai) cũng phải hổ thẹn về một bài học làm người.
Câu chuyện tối hôm kia tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó để phân phát thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng tôi chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc ao thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến phiên của nó thì chắc chẳng còn thức ăn. Nên mới lại hỏi thăm. Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của nó làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường nó nhìn thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe tôi hỏi đến thân nhân.
Nhìn thấy nó lạnh run lập cập tôi mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài, tôi nhặt lên đưa cho nó và nói: "Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói". Thằng bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn. Tôi nghĩ bình thường tưởng nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng.Tôi sửng sốt và ngạc nhiên vô cùng, mới hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nỏ trả lời: "Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ".
Tôi nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác để khóc để nó và mọi người đang xếp hàng không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy một thằng có ăn có học từng có bằng tiến sĩ như tôi một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh.
Tôi nghĩ một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này giờ đây đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.
Lên đây rồi bây giờ tôi mới thấm thía câu nói của vị thiền sư phụ của tôi ở Tokyo trước khi lâm chung dạy lại cho tôi đó là "Nhân sinh nhất mộng , bất luận kiến tâm, Tâm vô sở cầu thị Phật". Cái sự hy sinh vì người một cách vô ngã của đứa nhỏ 9 tuổi khiến tôi ngộ ra được những điều cả cuộc đời bon chen của mình tôi chưa nhận thấy được. Tôi nhường khẩu phần ăn tối của tôi cho thằng bé để nhận của nó một lời cám ơn, còn nó cho đi cả buổi ăn tối của nó một cách vô tư không so đo dù nó đói còn thê thảm hơn tôi nhiều và chắc còn phải đói nhiều trong cả cuộc đời vì không gia đình nữa. Những công án thiền của Bích Nham Lục, Vô môn quan hoàn toàn vô nghĩa so với hành động của một đứa bé 9 tuổi.
Xưa nay tôi không phục lắm người Nhật từ khi còn đi học, làm kỹ sư rồi làm cảnh sát thì phải luôn tiếp xúc với những người Nhật ở mặt trái của xã hội. Nhưng mà hành động của người dân Nhật trong vùng động đất bây giờ đã khiến tôi phục họ thật sự.
Tình hình quanh nhà máy điện hạt nhân vẫn còn an ninh, hiện tại tụi tôi đã được phát sẵn khẩu trang và đồng phục nylon. Ông Kan sáng nay họp báo dự tính đến tình huống xấu nhất là bỏ cả vùng miền Đông. Tôi không phải chuyên ngành về nguyên tử lực như anh nên không hiểu lắm về tác hại của phóng xạ. Nhưng tôi nghĩ cũng đang nguy hiểm. Tụi TEPCO vụ này chủ quan quá. Anh Đăng nếu được nên sắp xếp cho vợ con về VN trước thì tốt nhất.
Tôi sợ tới lúc xấu nhất không còn vé máy bay. Tôi thì bà xã người Nhật, con gái cũng mới ra trường y tá và cũng đang hoạt động cứu trợ thiện nguyện ngay tại Fukushima này. Tôi hỏi con gái tôi "Tình hình có vẻ nguy hiểm , con có muốn đi VN lánh nạn không". Nhỏ con gái của tôi trả lời "Đi đâu bây giờ , xung quanh con với cha người ta chết với bị thương hàng hàng lớp lớp. Không lẽ bỏ chạy. Thôi kệ, tới đâu hay tới đó." Tôi gọi điện thoại về hỏi bà vợ tôi tính sao, có cần chạy qua quê chồng trú tạm lánh nạn một mình không thì bà xã tôi nói với tôi rằng người Nhật của họ thì 36 kế của Tôn Tử binh pháp họ chỉ dùng được tới cái kế 35. Cái chước cuối cùng "Tẩu vi thượng sách" không có chỗ dùng vì cái xứ đảo này không có chỗ nào để mà chạy nữa. Cùng lắm chịu chết thôi. Thôi thì tôi thân phận dính líu tới cái tổ quốc thứ hai này rồi.
Vợ con gì cũng không chạy không lẽ một mình tôi bỏ nhiệm sở. Già rồi có hít chút phóng xạ vô nữa cũng chẳng sao cả. Mang cái ơn nghĩa với đất nước này cũng nhiều thôi thì bây giờ cùng đến lúc có cơ hội để trả ơn cho họ vậy.
Hy vọng không có gì xảy ra , khoảng 3 tuần nữa có thể trở về Saitama.
Hy vọng được gặp anh Đăng nếu anh còn ở Nhật, anh em mình tâm sự nhiều hơn. Tôi năm nay 56 tuổi. Chắc cở tuổi của anh.
Chúc anh và gia quyến an toàn.
Hà Minh Thành
---------
# Ghi chú: ICT-VN@coltech.vnu.vn là hộp thư điện tử chung( mailing-list) gồm các nhà nghiên cứu, giảng dạy, triển khai và quản lý CNTT-TT từ các trường, Viện, Công ty và Cơ qquaan-Tổ chức chính phủ và phi chính phủ;
# Xin chỉ gửi những trao đổi hữu ích chung cho công đồng ICT-VN;
# Website các ICT-Events 2008 tại VN: www.coltech.vnu.vn/ict-vn
Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011
NHỮNG THƯ HAY NHẤT ĐÃ ĐƯỢC BÌNH CHỌN TRONG NĂM
Đô ĐH sưu tầm
Slide 1:If you think you are unhappy, look at them
Nếu bạn nghĩ mình không hạnh phúc, thế những người trong hình ảnh này thì sao?
Slide 2: If you think your salary is low, how about her.
Nếu bạn cho rằng lương của mình còn thấp, bạn hãy xem hình ảnh em bé trong hình ảnh này.
Slide3: If you think you don't have many friend...
Nếu bạn nghĩ mình không có nhiều bạn bè, anh bộ đội trong hình ảnh này cũng chỉ có một chú chó làm bạn.
Slide4: When you feel like giving up, think of this man.
Nếu bạn có cảm giác mình đang bị bỏ rơi, người đàn ông trong hình ảnh này thì sao?
Slide 5: If you think you suffer in life, do you suffer as much as he does?
Nếu bạn nghĩ cuộc sống của mình quá nặng nề, bạn có thể chịu đựng được nhiều như nhân vật trong hình ảnh này không?
Slide 6: If your comlain about your transport system, how about them? Nếu bạn than phiền về tình trạng giao thông, thế thì trong hình ảnh này: họ đã phải đi như đang làm xiếc.
Slide 7: If your society is unfair to you, how about her?
Nếu bạn thấy cuộc sống không công bằng với mình, cụ già trong hình ảnh này thì sao?
Slide 8: Enjoy your life how it is and as it comes. Some thing are worse for others as much better for us.
Hãy tận hưởng cuộc sống của mình như nó vốn có và đón nhận tất cả những vấn để đến với mình Có những điều tệ hơn đối với người khác nhưng lại tốt hơn đối với chúng ta.
Slide 9:Does studying ennoy you. Not them
Một số bạn cảm thấy không thoải mãi khi phải ngồi học. Nhưng hãy nhìn xem ở châu Phi các bạn ấy còn phải dùng tay làm bút và dùng mặt đất làm giấy viết.
Slide10: Hate vegies? They starve from hunger.
Có người không thích ăn. Còn những người khác khổ sở vì đói.
Slide 11: Does your parents care tire you. They don't have any.
Bố mẹ chăm sóc cho bạn vô cùng tỉ mỉ. Còn họ thậm chí không có mảnh vải che thân.
Slide 12: Bored of the same games. They have no option.
Có những bạn chán vì chơi mãi một trò chơi. Nhưng em bé này thậm chí phải ngồi chơi bên cạnh một chiếc đầu lâu
Slide 13:Someone got Adidas istead of Nike. They only have on brand.
Một số người không đi giày Adidas nữa mà dùng đôi giày mang thương hiệu Nike.
Nhưng có những người mà đôi dép của họ thật tồi tàn thậm chí họ phải lấy nút chai làm một phần của nó.
Slide 14: Aren't thankful for a bed to sleep in. They 'd wish not wake up.
Bạn có bao giờ biết cám ơn khi mà mình được ngủ trên giường. Có những người phải ngủ ngoài đường và họ không bao giờ muốn tỉnh dậy.
Side 15: There are many thing in your life that will catch your eye, but only few will catch your heart. Are you still complaning? Observe around you and be thankful for all that you have in this transitory life time.
We are fortunate, we have much more than what we need to be content. Let's try not to feed this endless cycle of consumerism and immorality in which this "mordern and advanced " society forgets and ignores the other two third of our brothers and sisters.
Send this presentation without any obligation or expectation in receiving good luck. Don't keep it, send it and it won't be in vain. Let us complain less and give more! This email need to circulate forever...
Có rất nhiều điều trong cuộc sống mà bạn cảm nhận được bằng đôi mắt, nhưng chỉ một số ít hình ảnh bạn sẽ cảm nhận được bằng trái tim. Bạn có đang than phiền không? Hãy quan sát thế giới xung quanh mình và hãy cám ơn tất cả những gì đến với bạn trong cuộc sống.
Chúng ta thật may mắn, chúng ta có rất nhiều hơn những gì mà chúng ta cần. Chúng ta đừng quá quan tâm đến vòng quay bất tận của quyền lợi cá nhân và hành vi trái đạo đức của xã hội " hiện đại và tiên tiến" mà lại quên hay lờ đi những người thân của mình.
Bạn hãy gửi thông điệp này nhưng đừng vì mục đích nào khác và cũng đừng mong mình sẽ gặp may mắn. Đừng giữ nó, hãy gửi nó đi, nó sẽ rất có ý nghĩa. Hãy ít than phiền và cho đi nhiều hơn! Lá thư này cần phải gửi cho tất cả mọi người.
Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011
Sức khỏe thuờng thức
(13.55 15.03.2011) )
1. Hơ kim trên lữa để khử trùng rồi dùng nó để chích mười đầu ngón tay.
2. Không có các huyệt cụ thể, chỉ cần chích cách các móng tay 1mm.
3. Chích đến khi nào máu chảy ra.
4. Nếu máu không chảy ra được, hãy dùng ngón tay của bạn để nặn ra.
5. Khi tất cả mười đầu ngón tay đều đã có máu chảy ra, hãy chờ vài phút, nạn nhân sẽ hồi tỉnh.
6. Nếu nạn nhân bị méo miệng, hãy kéo hai tai nạn nhân cho đến khi cả hai tai đều đỏ lên.
7. Sau đó, chích vào dái tai cho đến khi mỗi dái tai có chảy ra hai giọt máu. Sau vài phút nạn nhân sẽ hồi tĩnh.
Chờ cho đến khi nạn nhân trở lại trạng thái bình thường không có một triệu chứng bất thường nào nữa thì mới chở nạn nhân vào bệnh viện vì nếu nạn nhân bị vội vàng chở đi ngay đến bệnh viện bằng xe cấp cứu, xe chạy bị xóc sẽ làm cho các mạch máu não của bệnh nhân vỡ tung ra. Nếu nạn nhân có được cứu sống, ráng lắm mới đi lại được thì cũng do phước đức ông bà để lại mà thôi. " Tôi học được phương pháp cứu người bằng cách chích cho máu chảy ra từ Bác sĩ Ha Bu-Ting ở Sun-Juke. Hơn nữa tôi cũng đã từng có kinh nghiệm thực tế. Vì vậy tôi có thể nói phương pháp này hiệu quả đến 100%. Năm 1979, tôi đang dạy tại trường Ðại Học Fung-Gaap ở Tai-Chung. Một ngày nọ tôi đang dạy ở trong lớp thì có một giáo viên khác chạy đến lớp tôi và nói trong hơi thở hổn hển: "Cô Liu ơi, mau lên, xếp bị đột quị rồi!"
Tôi chạy ngay lên tầng 3. Khi tôi nhìn thấy xếp tôi, ông ChenFu-Tien, thì ông ta da đã nhợt nhạt, nói ngọng ngiụ, miệng méo- tất cả các hiện tượng của chứng độ quỵ. Tôi liền nhờ một học sinh đến một tiệm thuốc bên ngoài trường học mua một cây kim và dùng nó chich mười đầu ngón tay ông Chen Khi tất cả mười dầu ngón tay của ông ta đã chảy máu (mỗi ngón tay đều chảy một giọt máu bằng hạt đậu), sau vài phút, khuôn mặt của ông Chen hồng hào trở lại và đôi mắt cũng đã có thần trở lại. Nhưng miệng ông ta vẫn còn méo. Thế là tôi kéo tai ông ta cho máu chảy đến tai. Khi tai ông ta đã đỏ, tôi liền chích dái tai phải của ông hai lần để nạn ra hai giọt máu. Khi cả hai tai đều đã được nặn máu, mỗi bên hai giọt, thì một điều kỳ diệu đã xãy ra. Trong vòng 3-5 phút, miệng ông ta đã trở lại hình dáng bình thường và giọng nói trở nên rõ ràng. Tôi để cho xếp tôi nghỉ ngơi một lát và uống một tách trà nóng, rồi tôi giúp ông đi xuống cầu thang và chở ông đến bệnh viện.. Ông nghỉ tại bệnh viện một đêm và hôm sau đựoc xuất viện để trở về trường dạy học.
Mọi việc xảy ra bình thường. Không hề có một tác động nào xấu để lại. Mặt khác, nạn nhân đột quỵ thường phải chịu tình trạng mạch máu não bị vỡ khó tránh khỏi trên đường đi đến bệnh viện. Kết quả là các nạn nhân này sẽ không bao giờ phục hồi được .
Vì vậy đột quỵ là nguyên nhân thứ hai của tử vong. Nhưng người may mắn có thể sẽ sống sót nhưng phải chịu bị liệt suốt đời. điều này thật là khủng khiếp. Nếu như tất cả chúng ta có thể nhớ phương pháp chích cho máu chảy ra và bắt đầu quá trình cứu người ngay tức khắc, chỉ trong một thời gian rất ngắn, nạn nhân đã có thể hồi sinh và trở lại bình thường 100% .
Chúng tôi hi vọng rằng các bạn sẽ bày cho người khác phương pháp sơ cứu này. Bằng cách làm như vậy, đột quỵ sẽ bị chuyển khỏi danh sách các nguyên nhân chính gây tử vong.
(Irene Liu).
HòaNT sưu tầm.
Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011
Dành cho những người có ...vợ đẹp!
Có nhà thơ dân gian đã nói hộ ta, qua “ Bốn đêm say”.
Thơ dân gian theo cách dân gian, vừa dễ hiểu lại vừa thâm thúy, sâu xa hài hước như chính cuộc đời. Nó đi vào lòng người và trường tồn với thời gian dù ở xứ Âu, Mỹ xa xôi hay trên đất nước chúng ta, bởi nó đã chạm vào quy luật tình cảm của con người, mà con người, dù ở đâu trên thế giới này đều có những tình cảm cơ bản giống nhau.
Vợ đẹp khó giữ, chồng say khó chiều!
Hãy luôn tỉnh táo và yêu thương vợ hết lòng, hỡi những anh chàng có vợ đẹp. !!!
Bốn đêm say
(Thơ dân gian Mỹ)
1
Một tối nọ, tôi về nhà muộn
Say, say, say thật là say
Và thấy có ngựa ai đang đứng
Ở nơi tôi cột ngựa hàng ngày.
Tôi hỏi vợ, vợ tôi xinh đẹp
“Bà ơi bà, bà nói tôi hay
Ngựa của ai, ngựa của ai đứng đấy
Ở nơi tôi cột ngựa hàng ngày”
“Này ông ngốc, ông mù không thấy
Ông say, say quá mất rồi
Đó chẳng qua là con bò cái
Bà gìa vừa mới cho tôi ”
Thế giới này tôi đã đi ngàn dặm
Có thể còn nhiều hơn nữa cơ
Nhưng bò sữa có yên cương hàm thiếc
Quả là tôi chưa thấy bao giờ.
2
Tối thứ hai tôi về nhà muộn
Say, say, say thật là say
Và nhìn thấy mũ ai treo trước cửa
Nơi tôi treo mũ hàng ngày.
Tôi hỏi vợ, vợ tôi xinh đẹp
“Bà ơi, bà, bà nói tôi hay
Mũ ai đấy, đang treo trước cửa
Nơi tôi treo mũ hàng ngày"?
“Này ông ngốc, ông mù không thấy
Ông say, say quá mất rồi
Đó chẳng qua là cái xô đựng nước
Bà gìa vừa mới cho tôi ”
Thế giới này tôi đã đi ngàn dặm
Có thể còn nhiều hơn nữa cơ
Nhưng xô nước, hai bên hông có lỗ
Quả là tôi chưa thấy bao giờ.
3
Tối thứ ba tôi về nhà muộn
Say, say, say thật là say
Và thấy quần ai vắt trên lưng ghế
Nơi quần tôi vẫn vắt hàng ngày.
Tôi hỏi vợ, vợ tôi xinh đẹp
“Bà ơi, bà, bà nói tôi hay
Quần của ai vắt trên lưng ghế
Nơi quần tôi vẫn vắt hàng ngày".
“Này ông ngốc, ông mù không thấy
Ông say, say quá mất rồi
Đó chẳng qua mớ gỉe lau rửa bát
Bà gìa vừa mới cho tôi ”
Thế giới này tôi đã đi ngàn dặm
Có thể còn nhiều hơn thế nữa cơ
Nhưng giẻ...có phéc mơ tuya và chìa khóa
Quả là tôi chưa thấy bao giờ.
4
Tối thứ tư tôi về nhà muộn
Say, say, say thật là say
Và thấy có đầu ai trên gối
Nơi tôi vẫn gối hàng ngày.
Tôi hỏi vợ, vợ tôi xinh đẹp
“Bà ơi, bà, bà nói tôi hay
Đầu ai đấy đang kề trên gối
Nơi tôi vẫn gối hàng ngày”
“Này ông ngốc, ông mù không thấy
Ông say, say quá mất rồi
Đó chẳng qua chỉ là bắp cải
Bà gìa vừa mới cho tôi ”
Thế giới này tôi đã đi ngàn dặm
Có thể còn nhiều hơn nữa cơ
Nhưng bắp cải có râu, ria mép
Quả là tôi chưa thấy bao giờ.
Thái bá Tân dịch
Thu NV st
Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011
GIÃ TỪ CÔ ĐƠN
Những giai đoạn vừa kể thúc đẩy chúng ta dần dần tách rời ra khỏi cuộc sống và sinh hoạt xã hội bình thường mà chúng ta hằng quen thuộc từ trước tới giờ.
Sự thay đổi trong hoàn cảnh sống có thể dẫn đến tâm trạng buồn chán khiến chúng ta cảm thấy rất lẻ loi, trống vắng và cô đơn.
Các nhà tâm lý học Tây phương đều khuyên chúng ta nên cố gắng đừng để các sự thay đổi làm giới hạn và ngăn trở mình trong mọi sinh hoạt gia đình cũng như xã hội.
Sau đây là những lời khuyên (Không nhứt thiết là mọi người đều đồng ý tất cả...)
1- Nên duy trì một cuộc sống linh động (Be active)
Để giúp cho thân và tâm được quân bình. Việc duy trì một nếp sinh hoạt vừa thể xác và vừa trí tuệ được xem như là một phương pháp dưỡng sinh rất tốt và rất hữu hiệu để làm chậm lại tiến trình lão hóa.
Bắt trí não làm việt thường xuyên, rèn luyện trí nhớ, giao tiếp xã hội, đọc sách, viết lách lăng nhăn, chơi cờ...đều là những phương cách tốt để phòng ngừa bệnh lú lẫn Alzheimer.
http://www.elderweb.com/home/node/1828
Nghỉ hưu là thời gian để quân bình lại cuộc sống, để chúng ta có thể quan tâm hơn về sức khỏe của chính mình. Đây cũng là dịp thuận tiện để mình có thể thực hiện những gì mình hằng mong ước và ưa thích từ trước nhưng chưa có thời gian và cơ hội thực hiện được.
Thiết lập một thời khóa biểu nhất định trong ngày để luyện tập thân thể như: đi bộ, tập thể dục, tập tài chi, tập khí công vv...
2- Giữ một chổ cho gia đình
Nếu con cái ở gần, ta nên đề nghị với chúng để chúng ta có thể giữ hộ các cháu mỗi tuần một ngày hoặc giữ cháu trong thời gian cha mẹ cháu bận hay cần phải đi đây đi đó…
Chúng ta lợi dụng các dịp nầy để truyền đạt kiến thức, dạy dỗ lễ nghi, phong tục Việt Nam…Đây cũng là dịp để thắt chặt thêm tình yêu thương giữa ông bà và các cháu.
Về điểm nầy, có người đã góp ý là mình không nên dính vào vì sợ con cái mình trách móc nầy nọ nếu lỡ làm không đúng ý của chúng. Riêng tác giả thì mình hoàn toàn không nghĩ như thế. Chung quy cũng do mối quan hệ và tình cảm giữa cha mẹ và con cái mà thôi.
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25727
3- Giao tiếp xã hội : Nên thường ra khỏi nhà để tiếp xúc với người khác.
Duy trì năng lực và sự linh động đồng nghĩa với sự học hỏi. Giao tiếp xã hội sẽ giúp chúng ta biết thêm nhiều tin tức và có thêm bạn mới.
Đối với người Việt Nam mình thì các hội đoàn, hội cao niên, chùa chiền, thiền viện, nhà thờ là những nơi các bạn già chúng ta có thể đến sinh hoạt để trau đổi, chia sẻ tâm sự, hàn huyên với bạn bè và đồng hương, đồng cảnh …Như vậy mình sẽ cảm thấy bớt lẻ loi cô đơn hơn. Tuy nói thế nhưng cũng có người né tránh các sinh hoạt nầy vì nhiều lý do rất cá nhân…
Chúng ta cũng có thể ghi tên tham gia vào các câu lạc bộ thể thao như bóng bàn, quần vợt, cầu lông, gôn,pa tanh, bowling…
Chúng ta cũng có thể gia nhập vào những câu lạc bộ sinh hoạt nghệ thuật, văn nghệ, văn học, viết văn, làm thơ, viết blog, tùy theo sở thích, trình độ và điều kiện của mỗi người.
Nếu có máu văn nghệ, chúng ta có thể tham gia vào những nhóm văn nghệ nghiệp dư để vừa hát hò cho nhau nghe, vừa ăn nhậu no nê, rồi sau đó ôm nhau nhảy nhót (của ai nấy ôm nhé!) để được giãn gân giãn cốt. Cam đoan vui lắm. Trong những giây phút nầy, mình sẽ quên mình già, quên những buồn bực về con cái và về chuyện nầy chuyện nọ trong gia đình.
4- Giữ cho mình phải bận rộn (Keep busy)
Viết thơ, Email thăm hỏi bạn bè, xem internet, đọc sách báo, thăm viếng bạn bè, đi đó đi đây, sửa chữa lặt vặt những đồ đạc hư hỏng, sắp xếp lại nhà cửa, sưu tập tài liệu, đồ vật mà mình ưa thích, làm vườn, trồng hoa trồng kiểng, cắt cỏ, rửa xe, làm tài xế cho bà chủ… đó chỉ là một vài thí dụ nho nhỏ mà thôi.
Riêng cái vụ sắp xếp, sửa chữa lại đồ đạc trong nhà, các bạn đừng có sợ thiếu việc làm vì bà chị sẽ tìm cho bạn làm trối chết hổng hết đâu, đừng có lo mà thêm già.
Để thoát ra khỏi cảm giác cô đơn chúng ta phải tự tạo cho mình một sự bận rộn (hoặc do người khác tạo cho mình!) để khỏi nghĩ quẩn và nhờ vậy chúng ta sẽ bớt cảm thấy trống vắng trong tâm hồn.
Thông thường thì cảm giác cô đơn chỉ xuất hiện vào những thời điểm nhất định nào đó chẳng hạn như vào những dịp lễ lộc, ngày giổ, ngày sinh nhật, hay trong thời gian mùa lễ Giáng Sinh, Tết Tây và TếtTa mà thôi.
5- Dấn thân, tham gia vào các sinh hoạt xã hội.(Involve yourself, joint social group)
Điểm nầy cũng hơi tương tự điểm ba ở trên.
Tham gia vào các sinh hoạt nhóm, xã hội, đoàn thể, cộng đồng, hoặc làm thiện nguyện cũng là một cách giúp chúng ta bớt cảm thấy cô đơn, lẻ loi đồng thời chúng ta cũng cảm thấy mình còn có ích cho xã hội.
Nếu suốt ngày chỉ ngồi xem tv, xem phim truyện, nhìn ra cửa sổ, thở vắng thở dài thì rất dễ cảm thấy cô đơn và buồn chán.
6- Giúp đỡ người khác (Help others)
Sự kiện giúp đỡ người khác sẽ làm cho mình cảm thấy hữu ích trong cuộc sống và quên đi nỗi niềm hiu quạnh cô đơn. Cuộc đời mình sẽ có ý nghĩa hơn.
7- Tránh cảnh thoát ly giả tạo (avoid escape)
Chẳng hạn như xem ti vi quá nhiều hoặc ngủ quá nhiều trong ngày.
Nếu cảm thấy cô đơn buồn chán thì nên tránh ngủ quá nhiều để quên đời cũng như tránh việc đốt thời gian bằng cách ngồi xem Ti vi suốt ngày.
Không nên để những giấc mơ giả tạo dẫn dắt chúng ta.
8- Tạo hoàn cảnh để có được hạnh phúc (choose to be happy)
Nếu bạn cảm thấy cô đơn thì chắc chắn bạn cũng cảm thấy buồn chán, khổ sở vô cùng. Hoàn cảnh này dễ đưa bạn đến tình trạng trầm cảm không mấy hồi. Hãy tự hỏi liệu những sự dày vò về tinh thần có thể nào giúp mình làm thay đổi được hoàn cảnh của mình hay không? Câu trả lời chắc chắn là không rồi.
Bởi vậy, bạn nên gia nhập và tham gia vào những nhóm sinh hoạt để chia sẻ, nói ra bớt những sầu muộn của mình với bạn bè thân thích, với các thầy trong chùa hoặc với các cha trong nhà thờ, hoặc với những người nào thật tình muốn nghe mình nói.
9- Nuôi thú vật trong nhà
Chúng ta có thể nuôi một con vật nào đó (chó, mèo, chim, cá...) để giúp chúng ta bớt căng thẳng tinh thần, tạo thư giãn và bớt cô đơn trong cuộc sống. Đây là phương pháp thú vật trị liệu (Zootherapy) rất hữu ích đối với những người sống lẻ loi, già nua, gáo bụa đơn chiếc.
http://vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=116627
10- Lo phần tâm linh (spirituality)
Đi chùa, đi thiền viện, đi nhà thờ, đọc kinh, sách tìm hiểu về tôn giáo và tín ngưỡng đều là những cách giúp những người cao tuổi tìm được sự thanh tịnh trong tâm hồn nhờ đó mà thân tâm được nhiều an lạc.
Sau đây là một bài thơ rất Thiền của Ghyslaine Delisle giúp chúng ta bớt lo nghĩ về tuổi già.
Vieillir en beauté, c’est vieillir avec espoir,
Être content de soi en couchant le soir.
Et lorsque viendra le point de non recevoir,
Se dire qu’au fond, ce n’est qu’un au revoir.
Ghyslaine Delisle
Tạm dịch:
Già an lạc là già trong hy vọng,
Lòng sung mãn trong giấc mộng bình an.
Khi số tận kêu ta dừng bước tiến,
Chỉ là tạm biệt, vô thường chớ than.
Nguyễn Thượng Chánh
KẾT LUẬN
Sự cô đơn thường xãy ra khi chúng ta muốn nhờ cậy người khác làm một công việc gì đó giùm mình.
Trường hợp ngược lại, mình sẽ không bao giờ cảm thấy cô đơn nếu chính mình giúp họ và chính mình làm được những gì có ích cho người khác.
Cô đơn thường bị tạo ra bởi mong muốn mọi người làm gì đó cho mình. Khi chúng ta làm việc gì đó cho người khác, chúng ta không bao giờ cô đơn. Những suy nghĩ cho riêng mình thường dẫn đến các trở ngại tinh thần từ đó phát sinh sự bất mãn và cô đơn. Sáng tạo, dự định cho mọi người, suy nghĩ đến xung quanh, hướng về những điều thú vị của cuộc sống; và tránh nghĩ về mình quá nhiều thì vấn đề về cô đơn cũng sẽ biến mất.
Cảm giác cô đơn thường xuất hiện tại những thời gian nào đó trong ngày hay ngày nào đó trong năm như các ngày nghỉ, sinh nhật và những ngày kỷ niệm thường niên. Lập kế hoạch trước cho những thời điểm này sao cho mình có thể chủ động và bận rọn với những việc khác sẽ cung cấp các phương tiện rất hữu hiệu để tránh cô đơn.
Nhưng còn một thứ cô đơn khác cũng rất tác hại cho hạnh phúc gia đình. Đây là nỗi cô đơn đồng sàng dị mộng, Tây họ gọi là solitude à deux thường xãy ra trong những cập vợ chồng bất luận tuổi tác, tuy sống với nhau trong cùng chung một mái nhà nhưng hai tâm hồn lại bay di theo hai hướng khác nhau.
Vướng nhầm loại cô đơn nào thì cũng đều khổ hết nhưng nếu mình còn có má săp nhỏ bên cạnh là có phước lắm đó, tuy đôi khi phải chịu nhức đầu, nhức lỗ tai một chút cũng hổng sao vì đã quá quen rồi, còn hơn là phải sống cu ki có một thân một mình./.
Thành Phố Có Hai Mùa Mưa Nắng
Mùa thu Berlin không bao giờ đến trong lặng lẽ, thường nó bắt đầu bằng những ngày dài chợt nóng chợt lạnh, thoảng nắng thoảng mưa. Và khi những chiếc lá bạch dương bên bờ hồ Wannsee nhuộm lấm tấm vàng thả bóng trên dòng nước, thì mùa thu đến vội vã như đã khao khát chờ đợi tự bao giờ. Sẽ có một buổi sáng se lạnh, người ta bỗng thấy con đường mình đi sao vàng ngợp lê thê. Không có mùa thu nào kéo dài tận ba tháng mà chỉ có những ngày thu rực rỡ chóng tàn. Khi chiếc lá phong đỏ cuối cùng theo mưa gió sụt sùi cuốn đi thì cái rét căm căm đã kéo về xô dạt mây mù. Những cành cây xương xẩu khẳng khiu bên đường, những con người co ro âm thầm rảo bước, mỗi thứ đều trở nên lạc lõng bơ vơ trong cái thế giới cuối mùa thu. Lúc ấy người ta chỉ xao xác nghĩ đến một mùa đông dài đằng đẵng, nó đã rắp tâm đánh cắp thời gian để ngày rồi sẽ qua nhanh, đêm lại dài mãi vô cùng. Năm ấy, mùa thu đến sớm hơn bao giờ. Vừa vào đầu tháng chín, dù lá cây vẫn chưa đổi màu nhưng trời đã kéo lạnh khô khốc, gió táp vào mặt người rát buốt. Cái lạnh đó lại chẳng thể ngăn cản được niềm vui đang òa vỡ trong lòng những đứa trẻ vào ngày tựu trường đầu tiên. Những bước chân bé nhỏ cuống quýt trên hè phố, những ánh mắt rạng rỡ háo hức trong sân trường. Chỉ có nó là ở đó lạc lõng, co rúm trong cái lạnh vào thu. Nó không giống như cháu gái tôi và những đứa trẻ khác, chúng xúng xính trong bộ áo quần mới phẳng phiu, ríu rít giữa bao người thân đang vây quanh, nào hoa, nào kẹo, nào quà... Nó ngồi đó lặng lẽ một mình, xuề xòa trong bộ áo quần cũ kỹ, con gấu xám bạc màu nằm ngủ ngon trong tay. Giữa lúc ấy ánh mắt nó bắt gặp tôi, đôi mắt đen mở to dịu dàng, trong một phút giây gần gũi tôi bỗng nghĩ nó là một đứa bé đồng hương, một đứa con gái Việt Nam. Cô giáo chủ nhiệm dõng dạc đọc tên từng đứa. Bọn trẻ luống cuống chia tay cha mẹ, có đứa lại còn khóc thút thít, cứ như vào đến lớp cô sẽ giữ luôn trong đó không còn được về nhà nữa. - Sara Hanim. Cô bé mang cái tên Thổ Nhĩ Kỳ bước vội vã vào hàng, không có ai để mà nũng nịu chia tay. Tôi cứ mong nó nhìn mình một lần để mỉm cười với nó, để chia xẻ cảm giác cô đơn với một đứa bé xa lạ không cùng chủng tộc, lẻ loi giữa dòng người. Con gấu nằm trong lòng đứa bé bỗng tỉnh giấc, nó ngẩng đầu nhìn tôi cười bí hiểm: - Aufwiedersehen - Hẹn gặp lại. Thật buồn cười, ở cái thành phố hơn ba triệu dân này, người xa lạ dễ gì gặp lại nhau. Tưởng nó hẹn chơi, không ngờ rồi lại gặp nhau thật, mà cứ gặp hoài như mắc nợ nhau từ kiếp nào. Một buổi chiều tôi đi làm về ngang qua bờ hồ, con gấu nằm vắt vẻo trên một gốc cây mơ mộng nhìn trời đất. Cô chủ nhỏ của nó đang nhặt lá vàng xâu lại thành chuỗi cho một đứa bé trai lẽo đẽo theo sau. Tôi không ngờ nó nhận ra mình, đôi mắt đen ngỡ ngàng long lanh. " Mẹ ơi, mẹ ". Cái giọng Việt Nam rõ ràng êm ái mới dễ thương làm sao, nó chợt làm tôi xao xuyến trong một ngày trên đường phố châu Âu. Từ cái sạp báo mới mở bên đường ló ra một mái tóc uốn quăn lù xù của một người phụ nữ trung niên. Chị nhìn tôi cười sởi lởi: - Cộng mình phải không? Ôi, quý hoá quá. Cô ghé vào đây cho tôi hỏi thăm một tí đã. Bao nhiêu năm mới lại về đây để gặp được đồng hương để trò chuyện. Tiệm báo nhỏ xíu đóng bằng gỗ tạp, khoảng ba mét vuông, bên trong bề bộn sách báo, tạp chí, bánh kẹo, thuốc lá, nước ngọt... Còn lại một khoảng hạn hẹp vừa đủ kê hai chiếc ghế trong bầu không khí ngột ngạt. Gió từ hồ vọng đến, lao xao thuyền về. Những chiếc du thuyền trắng tấp vào bờ thả neo, hạ buồm chờ qua mùa đông. - Họ nói gì thế hở cô? - Chị thích thú nghe đoạn thuật lại những lời đối thoại trên thuyền, tấm tắc cười - Là người giàu thích thật đấy, chẳng có những nỗi lo tủn mủn vài xu như mình. Tiếng Đức tôi thì cứ dở hơi, nghe người ta cười đùa chẳng hiểu gì cả. Bố chúng nó lại là người Thổ, tiếng Đức cũng chỉ đủ bán bánh mì Döner. Tôi lấy lão ấy dạo từ Tiệp chạy sang, nhưng sống với nhau cứ như hai người xa lạ, ù cạc không hiểu gì nhau. Dạo bố lão ấy mất, tôi cũng phải theo về Thổ, cứ ngỡ về vài hôm tang ma không ngờ nó lừa mình phải ở đấy đến những năm năm. Năm năm làm dâu ở Taurus *, bảy năm làm vợ lão, bao lần bị đánh phải vào cấp cứu ở bệnh viện, cái ơn chạy giấy tờ cho tôi ở lại Đức đã chẳng còn. Khi các ông bà bác sĩ trong bệnh viện liên hệ với bên xã hội giúp đỡ cho thì tôi cũng ký luôn vào giấy ly dị và đơn khởi tố. Có lệnh tòa án hẳn hoi, lão ấy bị cấm đến gần mẹ con tôi trong vòng một trăm mét. Đến gần là tôi tri hô lên cho cảnh sát bắt ngay. Con giun xéo mãi cũng quằn. Cô xem, dao phay hẳn hoi đấy. Lúc nào tôi cũng đem theo, đến gần là tôi chém ngay. Chém chết đấy ! Con dao sắt lạnh nằm trong giỏ xách, cái giọng kể rin rít vô cảm của chị cứ rờn rợn làm sao. Mà chị kể về mình cứ tỉnh bơ bơ như kể về ai đó. Đôi mắt không vui không buồn, chúng như mặt hồ thăm thẳm bóng đêm trong những ngày mùa đông. Mùa đông Berlin về trong nỗi buốt giá của thành phố sau cái chết của Hatun, cô gái Thổ Nhĩ Kỳ bị những người anh em ruột thịt bắn chết giữa đường phố, nhân danh cái gọi là " danh dự " gia đình Hồi giáo. Người ta xót xa tự hỏi, đâu là công lý, đâu là pháp luật của một đất nước tự do dân chủ? Những thứ trên giấy tờ đó đã chẳng thể bảo vệ cho một con người được sống, được yêu như một con người. Ở các trường trung học, đám học sinh Hồi giáo công khai ca ngợi bản án dành cho Hatun, đứa con gái phản loạn, dám từ bỏ những chuẩn mực đạo đức Hồi giáo chạy theo những dục vọng Tây phương sa đọa. Một mùa đông, người Berlin phải bất lực chấp nhận một sự thật cay đắng...Gió bờ hồ thổi tốc qua những hàng cây trơ trụi, đập phành phạch vào những tờ báo treo trên khung gỗ. Nụ cười Hatun thấp thoáng trong gió đông, nụ cười mang mãi một khát vọng tự do, một niềm tin vào quyền bình đẳng của người phụ nữ. Chiều tối về nhập nhòa, tiệm báo vẫn chưa đóng cửa nằm im lìm trong bóng hoàng hôn. Chị Thanh ngồi bất động trong xó tối tăm giữa đám hàng hóa bề bộn, ánh mắt sâu thăm thẳm như chính bóng đêm mờ mịt vây quanh. - Chúng nó dùng súng cô ạ, bắn vỡ cả mặt chị ruột mình trên đường mà vẫn không bằng chứng buộc tội. Không còn luật lệ gì nữa đâu. Không còn ai có thể bảo vệ được mình. Tuần vừa rồi không hiểu sao lão ấy lại tìm được đến đây, đánh què tay tôi rồi dọa sẽ bắt thằng bé đi về Thổ - Chị Thanh vén tay áo nhìn cánh tay sưng tím bất động, cố nuốt đi tiếng thở dài - Nó là con ông ấy, phải được nuôi dưỡng, giáo dục như một người Hồi giáo. Nếu mà tôi chết đi, các con tôi sẽ lại phải về nơi ấy, nơi tôi đã sống mòn mỏi năm năm trời, vô vọng. ... Dẫu tôi có chết đi cũng không dám mong anh ấy tha thứ. Tôi chỉ cầu xin anh ấy một lần hiểu cho tôi. Nhưng làm sao người ta hiểu được, cả một người đã sống qua bao mùa đông ở Đức như cô cũng có hiểu gì về cái lạnh của mùa đông. Những ngày đứng mãi mười tiếng giữa trời băng giá, cả thể xác cũng không thuộc về mình mà trở nên vô tri, vô giác như đám cây khô cứng bên lề đường. Những ngày mà tất cả vốn liếng dành dụm của mình bị bọn trấn lột cướp đi, giấy tờ tị nạn của mình cũng bị cảnh sát tịch thu. Một thân một mình giữa trời tuyết phủ không còn có ngày mai, không còn một chỗ để đi về, không còn một người để nắm lấy bàn tay. Những lúc ấy người ta chỉ mong một chút hơi ấm của đồng loại, để mình còn có thể trở lại thành người. Có bao giờ trong tận cùng sự cô đơn tuyệt vọng kia người ta lại tự hỏi, cái bàn tay đưa ra kéo mình lại gần ấy là của ai, cái con người muốn sưởi ấm mình đấy có phải là một thằng khốn nạn, vô loại nào không. Lúc ấy tôi lại chỉ muốn thoát khỏi những ngày mùa đông hai buổi đứng đường, thoát khỏi cộng đồng của những người đồng hương nơi xứ người bắn giết nhau vì miếng ăn. Cũng như những lần trốn chạy kinh hoàng qua những dãy nhà đổ nát, những cánh đồng lởm chởm cỏ gai để thoát khỏi cái cảnh, những thằng người như mình bị bọn cảnh sát Đức xô ngã xuống mặt đường, dẫm gót giày lên ngực, với câu hỏi bắn vào đầu như một bản án. "Verkaufst du Zigaretten?". Mày bán thuốc lá phải không? Đấy là những tháng ngày tôi cứ ngỡ mình đã đi đến tận cùng của nỗi khổ đau mà không biết, sẽ còn có những ngày nước mắt mình khô kiệt, không còn để mà khóc. Những điều như thế làm sao cô hiểu được. ... Đoạn trường ai có qua cầu mới hay... Mùa đông rồi cũng qua đi, nhưng khó có thể nói, từ khi nào thành phố bắt đầu mùa xuân. Từ tháng ba, khi những đóa hoa huệ một ngày bất chợt nhô lên từ lòng đất, khoe những chiếc cánh rực rỡ, mong manh như lụa để rồi chỉ vài ngày sau đó lại bị gió tuyết dập vùi. Hay từ những ngày tháng tư bất thường, khi những cô gái Berlin tóc vàng như mật, da trắng như sữa nằm khoe mình phơi nắng trên bờ cỏ, để rồi vài ngày sau lại co ro trong chiếc áo choàng khép kín. Hay vào mùa tháng năm, khi hoa đào nở rộ dọc bên bờ sông buông những trận mưa hoa trắng xóa đất trời, lúc ấy trời đã thực sự ấm áp. Những chiếc du thuyền lại căng buồm trắng xóa dong duổi trên mặt hồ lấp lánh nắng. Tiệm báo nằm ven bãi cỏ xanh lấm tấm hoa anh túc đỏ , hoa bồ công anh vàng. Dưới những tán sồi già thoang thoảng màu hoa tiểu thanh tú tím mong manh. Mấy con chim sẻ nhảy nhót trên cành giẻ gai, nao nức gọi bạn tình về xây tổ. Từ bên thềm tiệm báo chị Thanh te tái chạy ra nắm tay tôi tíu tít: - Thời tiết tốt thế này lại buôn bán được. Báo chí tôi bán lấy lệ, lời vài xu, chủ yếu thu nhập nhờ vào hàng kem, nước giải khát cho khách dạo hồ. Hè này cô về Việt Nam cho tôi gửi ít tiền về cho con bé ở nhà. Nó năm nay đã hơn hai mươi rồi cô ạ, đang là sinh viên Sài gòn. Ở trong ấy khí hậu tốt lắm cô nhỉ, nghe bảo chỉ hai mùa mưa nắng, quanh năm ấm áp. Thích thật ! Ôi dào, hoa cứ nở đỏ rực thế này vài hôm nữa lại nóng. ... Không có hoa anh túc nơi nào lại đỏ thẫm như hoa bên hồ muối cạn Tuz Gölü **). Chỉ sau vài cơn mưa xuân hoa đã cháy bùng lên nhuộm thắm cả đồng cỏ, nhuộm đỏ cả mặt hồ muối trắng thăm thẳm bóng chiều. Cả ánh mặt trời dần tắt, đàn sếu chân dài về đậu ven đầm cũng hóa đỏ. Trong những tháng ngày mòn mỏi ấy, cái màu đỏ ảm đạm của một ngày hấp hối đối với tôi sao quá thê lương. Ở Tuz Gölü chỉ có hai mùa. Mùa đông, gió từ dãy núi Taurus thổi về bão bùng, rét mướt. Những cánh đồng sũng nước nhão nhoét. Trên đấy người ta cày bừa trồng tỉa các loại hoa màu xứ lạnh. Tôi theo đàn gia súc dong duổi vào những thảo nguyên dài vô tận , cỏ mặn sắc cứng cứa vào da thịt đau buốt giá. Mùa hè hạn hán, mặt hồ thênh thang khô nước, trắng xóa muối, gió từ thảo nguyên hoang dại kéo qua hồ thành bão cát mặn chát. Đất trên đồng hóa khô cứng như đá. Sau đợt cày vỡ, người ta phải dùng chày vồ đập vụn từng mảng đất để gieo hạt. Giữa cái nắng thiêu đốt, bụi mù phủ lên những tấm áo choàng đen biến những người phụ nữ trên đồng thành những bóng ma trắng xóa. Đêm về tôi ủ đôi tay sưng vù nứt nẻ vào những tấm khăn nóng, nghe tiếng gió hoang dại thổi lồng lộng qua những cánh đồng cỏ xác xơ khô khốc. Nỗi cô đơn về bao bọc cuộc đời dày đặc như bóng đêm vây phủ. Những người phụ nữ sống quanh tôi, đôi mắt họ như dòng sông giữa mùa khô, đã cạn kiệt dòng nước chỉ còn những hố rãnh chứa đầy sỏi đá. Tâm hồn họ như biển hồ kia, mặn chát khô kiệt, không còn có thể nổi sóng. Tôi làm việc chung, ăn chung với họ, những đêm hè ngồi cùng họ bên đống lửa, nghe tiếng đàn của những người chăn cừu lắc lư, uốn éo, nhưng tôi không thể nào là một người như họ, một phần của cái tập thể ấy. Sau những trận đòn đau của lão vũ phu tôi lại ngã vào vòng tay của họ, để được an ủi, chăm sóc, để rồi phải cố gắng như họ, chấp nhận cuộc sống như một định mệnh an bài. Tôi sanh con bé Sa vào giữa mùa đông, bão tuyết phủ kín trên những con đường ra tỉnh. Ngôi làng nhỏ bị cô lập giữa thảo nguyên trắng xóa. Tôi trở dạ sanh con mình giữa những người xa lạ, giữa những bàn tay chuyên đỡ đẻ dê cừu. Trong cơn đau, nghe tiếng giông bão về gào thét cuồng nộ bên mái hiên nhà, tôi cứ sợ mình chết đi nơi đất khách quê người để rồi lại hóa thành ma quỷ cuốn theo những ngọn gió mùa, nghìn năm than khóc giữa thảo nguyên hoang dã, bạt ngàn. May rồi cũng mẹ tròn con vuông. Con bé lớn lên cùng những đứa trẻ khác, bò lết giữa đàn dê cừu như một đứa con của thảo nguyên. Tôi từ lúc nào cũng đã biến thành đất cát của đồng hoang, không còn tự hỏi mình là ai. Những ngày làm việc mệt nhoài không còn cả nỗi đau của thể xác, nối tiếp theo nhau che lấp khái niệm thời gian. Mãi đến khi con bé Sa được hai tuổi, một hôm té ngã từ lưng lừa bỗng bật khóc gọi: "Mẹ ơi, mẹ!". Đó là tiếng nói quê hương tôi nghe được sau bao tháng ngày dài đằng đẵng ở Taurus. Tôi ngã dụi xuống bên cạnh con bé , muốn òa lên khóc mà nước mắt mình đã khô cạn từ bao giờ. Ôi ! quê hương, nhất định sẽ có ngày tôi trở lại. Dẫu thân tàn ma dại, dẫu có bị giam cầm tận chân trời góc bể nào, trái tim tôi vẫn hướng về nơi đấy. Bởi quê hương là nơi người ta vẫn mong mỏi một ngày cuối đời tìm về, gửi lại đấy nắm xương tàn. Không biết mẹ con tôi còn phải ở lại Taurus đến ngày nào, nếu thằng bé này không ra đời. Khi ấy ở làng không có nơi dạy học, chỉ có một trường tiểu học ở cách xa mười lăm cây số. Con bé Sa có lẽ cũng sẽ như những đứa con gái khác, lớn lên lăn lóc giữa đồng cỏ không cần chữ nghĩa. Tôi sanh được thằng quý tử, thuyết phục mãi ông ấy mới đưa về lại Đức cho con được học hành. Tôi về lại Berlin một ngày mùa hè, nắng ngập tràn trên những tháp chuông... Mùa hè Berlin lạ lắm, không bao giờ có thể đoán trước mà chỉ là chờ đợi.Có những năm mưa lạnh sụt sùi, suốt mấy tháng trời người ta chỉ co ro trong chiếc áo ấm, mong mỏi một ngày nắng gắt. Có những năm nóng ấm kéo dài mãi đến giữa tháng mười, kèm theo những đợt hạn hán ngắn ngày, khô hanh hanh. Nắng say nồng trải dài mải miết làm những quả anh đào trong vườn chín sẫm, cỏ dại bên đường cháy khô và những cô gái da màu hạt dẻ nằm phơi nắng bên hồ bốc lửa... Mẹ con bé Sara chờ tôi từ chiều. Con bé đứng bên đường ôm ghì trong tay con gấu, lúng lúng một câu tiếng Việt: - Tặng con gấu cho chị Tịnh. Tôi cầm con gấu xám trên tay, nó nhẹ tênh, không nặng như cái vẻ ngoài dềnh dàng, xù xì. Đôi mắt của nó vàng hoe, lóng lánh như hai mảnh ve chai, cháy rực lên tinh quái. " Này cô gái, vậy là ta phải đi chung cả một đoạn đường dài ". Vớ vẩn ! Tôi tóm đầu gã phù thủy nhét luôn vào túi nylon. - Cô đem về hộ cho em - chị Thanh áy náy phân bua - con bé vẫn hay nghe tôi nhắc đến chị nó, đến làng quê cũ của mẹ. Tôi cũng định cho chúng nó về thăm quê mẹ nhưng vé máy bay cho cả ba mẹ con tốn kém quá, cái Tịnh lại đang cần tiền đi học. Hàng quán tôi cũng vừa mở không giao lại được cho ai. Thôi, cô cứ về bảo em nó gắng học, gắng để dành tiền mua một căn nhà nhỏ ở Sài gòn để mẹ về sống chung. Tôi cũng chẳng còn mặt mũi nào mà về làng cũ, cô ạ. ... Dạo tôi quyết định đi lao động hợp tác, anh ấy cứ ngăn cản mãi, bảo rằng, nhà có khoai ăn khoai, có cháo húp cháo, đừng tan đàn xẻ nghé. Nhưng lúc ấy khổ quá cô ạ, chỉ nghĩ xa nhau vài năm mà đỡ khổ cả cuộc đời. Khi chia tay cứ phải nuốt nước mắt vào lòng để mà đi. Con bé Tịnh lúc ấy mới bốn tuổi, nắm hoài tay mẹ bảo: "Mẹ đi ít bữa về sang nhà cụ Tuấn xin con cún về nuôi nhé, mẹ !" Vậy rồi tôi đi biền biệt, cuộc đời trôi dạt mãi đến nay. Mười lăm năm bươn chải ở xứ người, một ngày tóc trắng như tay tôi mới hiểu. Bao nhiêu tiền thì gọi là đủ? Bao nhiêu tiền thì mua được một mảnh hạnh phúc? Thời gian đầu xa con bé tôi nhớ nó quay quắt, nhưng đó chỉ là nỗi nhớ bình thường của người mẹ xa con. Có những lúc công việc nhọc nhằn cũng kéo tôi xa dần nỗi nhớ thương. Mãi đến khi sanh con bé Sa ở chốn quê người tôi mới nhớ cái Tịnh đến đớn đau. Những buổi chiều con bé Sa chạy theo chân tôi gọi: "Mẹ ơi, mẹ ! ", tôi thẫn thờ tự hỏi, không biết cái Tịnh có còn nhớ đến mẹ nó không. Tôi khao khát được gặp lại con, thèm những buổi chiều bên bờ ao kỳ rửa tay chân cho nó, tay chân nó đen đủi, ốm khẳng khiu thương lắm. Tôi thèm lại được đưa cái lược cùn, gãy răng lên chải mái tóc lơ thơ, khét nắng của con. Thèm nhìn thấy con ngủ trong đụm rơm, hai má lấm lem bùn đất, tấm áo vá ngắn cũn cỡn phơi cả cái rốn lồi tênh hênh. Thèm ngồi bên hè tẩn mẩn lột vỏ củ khoai lang, đưa lên miệng cho con cắn rồi nhìn cái mồm đầy khoai của nó đang toét ra cười. Giờ đây tôi muốn viết thư cho con nhưng lại chẳng biết phải bắt đầu như thế nào. "Con yêu thương của mẹ", những lời nói ấy liệu một người mẹ như tôi có còn thốt ra suôn sẻ được nữa không? Một người mẹ bỏ đi biền biệt để không còn có cả cái may mắn được ngắm nhìn con gái mình lớn lên mỗi ngày, trổ mã xinh xắn... Mà con bé Tịnh xinh thật. Nó không xinh như một cô gái làng quê châu thổ sông Hồng, mà đỏm dáng như một cô gái Sài Gòn thời thượng. Chiếc xe máy bóng loáng, đôi giày cao gót mỏ nhọn như mỏ chim, hàng chân mày xâm mảnh cong như hai cánh cung. Nó ngồi trong phòng khách nhà mẹ tôi, đôi lông mày cánh cung nhướng cao như sắp bật ra những mũi tên nhọn hoắt. Nó trố mắt nhìn con gấu xù lem luốc, món quà đến từ Tây Âu văn minh. Bàn tay có những cái móng hồng hồng lấp lánh của nó thộp đầu con gấu đẩy qua một bên, đếm xoèn xoẹt xấp tiền trong bao thư. Rồi nó cười nhạt thếch: - Mẹ em buồn cười thật đấy, ở bên ấy đang kiếm tiền được lại đòi về Việt Nam làm gì. Lại cứ bảo "Sài Gòn hai mùa mưa nắng". Hai mùa mưa nắng nhạt nhẽo lắm. Mùa mưa cứ sụt sùi mãi, mọi thứ đều ẩm ướt nhòe nhoẹt. Mùa nắng thì bụi mù khô khốc. Làm gì có những mùa thu lá vàng rực rỡ, những công viên tràn ngập sắc hoa, những cánh rừng tuyết phủ trắng xóa...như những tấm hình mà mẹ vẫn gửi về. Mẹ về đây sống lại sẽ thất vọng thôi. Bố em bảo, mẹ ngày xưa là học sinh giỏi văn cấp huyện, cuộc đời mẹ chỉ chạy theo những giấc mơ được tô vẽ. Nắng Sài Gòn óng ả bên hiên nhà, những âm thanh xôn xao quen thuộc của thành phố vọng vào lãng đãng. Tôi tiễn nó ra sân, ngượng ngùng gượng gạo. Cứ mong nó nói một điều gì tử tế, một lời nhắn gửi - dù là ngắn ngủi - để tôi hoàn tất nhiệm vụ đưa thư của mình, để những ngày về thăm quê trọn vẹn những niềm vui. Mẹ tôi đứng bên hiên lúi húi buộc lại mấy giò phong lan. Mái tóc mẹ điểm bạc lòa xòa trên trán lấm tấm mồ hôi. Con bé cất tiếng chào lễ phép: " Cháu chào bác ạ !". Bỗng nhiên rồi nó thở dài rất nhẹ, mong manh. Tiếng thở dài ấy kéo tôi đi theo Tịnh suốt con đường hẻm quanh co lúp xúp quán hàng. Hai đứa len lỏi giữa những đứa bé bò lồm cồm bắn bi trên đất, bên cụ già hàng rong gánh gồng vất vả, dưới cái nắng ngọt ngào của thành phố quê hương. Tịnh dừng xe dưới gốc cây nhãn nhà bà Tám, mắt nó vướng bụi đường hoe hoe đỏ. -... Mẹ em cũng chẳng còn trẻ nữa. Dạo mẹ đi em cứ khổ sở mãi. Những buổi chiều về chỉ có hai bố con trong gian nhà tranh quạnh quẽ. Bên bếp lửa bập bùng, cái bóng gầy lòm khòm của bố in trên vách đất nhập nhòa. Bố chẳng như vợ chàng Trương chỉ vào bóng mình mà dối gạt con, mẹ đấy, con đùa với mẹ đi.. Bố cũng chẳng như nàng Tô Thị, bồng con lên núi chờ vợ mà chết khô, chết lãng thành đá vọng thê để được người đời xưng tụng những hư danh. Bố chỉ nắm mãi tay em ngậm ngùi: "Mẹ sẽ không về nữa, con ạ ! Bố con mình phải chịu đựng với nhau thôi. Con cố lên cùng bố". Nhưng em không tin bố, lại còn giận bố vì những điều tàn nhẫn ấy. Em vẫn nhớ lời mẹ, vẫn chờ mãi một ngày tấm áo nâu của mẹ sẽ hiện ra ở cuối con đường làng. Mẹ và em sẽ sang nhà cụ Tuấn xin con cún về nuôi... Con cún rồi cũng lớn lên, sanh con đàn cháu đống, trở thành bà, thành cố rồi chết già bên thềm nhà cụ Tuấn. Những buổi chiều vẫn trôi qua âm thầm, chỉ hai bố con bên nồi khoai luộc. Cũng khoai, cũng sắn, cũng cơm cà đấy, nhưng sao bố nấu nhạt nhẽo thế nào. Hai bố con trệu trạo nuốt rồi nhìn nhau ứa nước mắt. Mẹ vẫn không về. Những tấm hình mẹ bên những đại lộ thênh thang lúp xúp ô-tô, trước những cửa hiệu sáng loáng ánh đèn, quần bò áo phông, cứ mỗi lúc một xa lạ đến đau lòng. Khi một ngày em hiểu, tiếng gọi "Mẹ ơi, mẹ " mà em hằng khao khát sẽ chẳng bao giờ còn được thốt ra với thăm thẳm yêu thương tự đáy lòng, thì lúc ấy em mới tin lời bố. Bố con em chỉ còn là những cái bóng trong quá khứ của mẹ. Giữa lúc này, khi bố em đã nguôi ngoai làm lại cuộc đời ở tuổi xế chiều, khi em nhắc đến mẹ chỉ là để khoe khoang với bạn bè chứ không còn xao xuyến thì mẹ vẫn bảo, sẽ trở về. Vẫn cứ bảo thế sau năm năm dài biền biệt không tin tức. Một ngôi nhà nhỏ cho mẹ em cũng sẽ cố dành dụm, mưa nắng Sài Gòn cũng vẫn còn mãi đấy chờ mẹ. Nhưng em biết, mẹ sẽ chẳng quay về... Lúc tôi quay vào nhà thì con gấu xù bị bỏ quên đang nằm vắt cẳng trên ghế, nó gườm gườm nhìn ra giận dỗi: - Con bé sẽ chẳng quay lại tìm tôi. Tôi mặc kệ lời con gấu, vẫn chờ đợi, chờ hết một buổi chiều tiếng chuông gọi cửa, rồi chờ hết một tuần tiếng điện thoại reo. Ngày chuẩn bị ra đi, ngoài nỗi buồn chia tay người thân, nỗi buồn xa thành phố, còn cả món "nợ đời" phiền toái. Tôi không biết phải làm gì với con gấu ranh mãnh kia. Nó nằm co ro ở góc nhà đầy bụi bặm, giữa đám bao nylon và giấy gói hàng vừa thải ra thành rác, đôi mắt già nua mờ đục nhìn tôi van vỉ: - Xin đừng để tôi lại với những người xa lạ. Tôi muốn về quê hương. Ôi, con gấu Thổ Nhĩ kỳ kia, quê hương mày ở đâu? - Quê hương là nơi mình chôn dấu những kỷ niệm yêu thương. Vậy là con gấu theo tôi lên đường trở lại Berlin, một ngày mùa thu. Từng đàn nhạn di trú về Nam cất tiếng kêu giã từ buồn hiu hắt cả một góc trời. Những quả dâu dại sau một mùa say nắng tím thẫm, nằm ngủ quên trên cành. Lá bạch dương vàng, nắng mong manh vàng, hoa quỳ dại vàng, ngẩn ngơ bờ dậu. Con đường tôi đi vàng mải miết bên bờ một dòng sông êm đềm không bao giờ nổi sóng. Sông kia rồi sẽ về biển, khi dòng nước đã chảy mỏi mòn nhuốm đầy cát bụi thời gian, cặn bã cuộc đời. Lá kia rồi sẽ rụng về cội, khi tấm thân đã héo úa phai tàn, không còn nơi để bấu víu. Không phải bởi mùa thu mà con đường tôi đi làm bây giờ lại hóa vòng vèo dài lê thê. Có một tiệm báo cô độc, vắng chủ bên kia bờ hồ, nơi tôi sợ sẽ phải ngang qua để những dấu hỏi lặng thầm lại vây phủ lòng mình không một lời giải đáp. Không ai biết gì thêm về mẹ con chị. Lần cuối cùng người ta nhìn thấy chị, khi chiếc xe cấp cứu đến chở người đàn bà bị thương, nằm thoi thóp bên bờ cỏ vào bệnh viện. Trên bước đường luân lạc dài mờ mịt kia, có một ngày nào đó chị về đến được thành phố mơ ước, nơi có hai mùa mưa nắng? Nhớ Sài Gòn hai mùa mưa nắng Con xuống phố hai mùa mưa nắng Đường mẹ đi xuân hạ thu đông Nước mắt khô dòng Biển lòng cạn sóng Xa mịt mù hình bóng cố hương Gió đồng hoang muối tóc pha sương Mưa đông lạnh thét gào bên mái Đường xứ người mãi còn đi mãi Lá mùa thu rồi lại rơi đầy Lặng giữa trời Tây Cánh nhạn lạc bầy Hiu hắt gọi đàn Cô quạnh chiều sang. HoaNT st. |
Hịch 8-3
Ta thường nghe: Từ Hải đem thân mình chết đứng, để giải thoát cho Thúy Kiều. Chu U Vương đốt lửa, cốt mong có nụ cười Bao Tự. Lã Bố dùng giáo đâm Đổng Trác để giành lấy Điêu Thuyền. Từ Thức, chỉ là 1 anh học trò bình thường, mà cũng dám bỏ quê hương để theo tiên nữ. Các bậc anh hùng ngày xưa quên mình vì đàn bà, đời nào không có. Giả sử mấy người ấy cũng cứ bo bo theo lối thường tình, chết già ở hàng bia hay nơi quán rượu thì sao có thể lưu danh sử-sách nghìn muôn đời như thế được?
Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp thành một tuyển, gọi là Vợ Cả Yếu Lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời ta dạy bảo, thì trọn đời tự do sung sướng. Nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời ta dạy bảo, thì trọn đời làm nô lệ cho gấu.
Thứ Ba, 8 tháng 3, 2011
8-3 CHÚC CHO ĐÀN BÀ…
Nhân dịp mùng 8 tháng Ba
Chúc cho đàn bà không thành đàn ông,
Chúc nam giới đúng là chồng,
Làm chị em sung sướng mà không cần tiền!
Chúc các chị, chúc các em
Không để báo chí rùm beng… “lộ hàng”,
Không bị những gã Sở Khanh
“Ấy”… rồi lên mạng, mà thành lôi thôi!
Chúc cho không mất tiền toi,
Đi xem bói toán mà đời khốn thêm,
Ngoại tình không bị “lộ bem”,
Gia đình êm ấm, chồng con sum vầy!
Chúc tuổi Teen còn thơ ngây,
Tình đầu: hôn hít, cầm tay, chứ đừng…
Vàng đang tăng giá đùng đùng,
“Cái ngàn vàng”, giá cũng “khùng”, chẳng chơi!
Chúc các bà, tuy… già rồi,
Vẫn cứ nhí nhảnh, đến nơi “chát- xình”!
Chúc các Tiến sĩ, nữ quan
Về nhà lại hóa vợ ngoan, mẹ hiền!
Chúc các chị, chúc các em
Có đi mỹ viện, … mất tiền không toi!
Mùng 8 tháng Ba đến rồi,
Chị em đều có hoa tươi, phong bì…
(Còn như những cái chi chi…
Chỉ hai người biết, không thì mất hay!)
Mùng 8 tháng Ba hôm nay
Chị em sướng mãi đến ngày sang năm!
Thứ Hai, 7 tháng 3, 2011
BIẾT ĐÂU NGUỒN CỘI
Con sông là quán trọ và trăng tên lãng du
Em đi qua chuyến đò ối a con trăng còn trẻ
Con sông đâu có ngờ ngày kia trăng sẽ già
Em đi qua chuyến đò ối a trăng nay đã già
Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra
Em đi qua chuyến đò lắng nghe con sông nằm kể
Trăng ơi trăng rất tệ mày đi nhớ chóng về
Em đi qua chuyến đò ối a vui như ngày hội
Tôi xin làm quán đợi buồn chân em ghé chơi
Em đi qua chốn này ối a sao em đành vội
Tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài
Tôi vui chơi giữa đời ối a biết đâu nguồn cội
Cây trưa thu bóng dài và tôi thu bóng tối
Tôi vui chơi giữa đời ối a biết đâu nguồn cội
Tôi thu tôi bé lại làm mưa tan giữa trời
Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2011
LÀM ĐẸP
Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011
BIẾN THỂ
1.Kẻ thù lớn nhất của đời con là........ nó (vợ của con)
2. Ngu dốt lớn nhất của đời con là....... không hiểu ra được nó
3. Thất bại lớn nhất của đời con là....... không bỏ được nó
4. Bi ai lớn nhất của đời con là........... phải sống với nó
5. Sai lầm lớn nhất của đời con là......... quyết định lấy nó
6. Tội lỗi lớn nhất của đời con là........... nghe nó
7. Đáng thương lớn nhất của đời con là........ bị nó sai khiến
8. Đáng khâm phục nhất của đời con là .........con vẫn chịu được nó
9. Phá sản lớn nhất của đời con là........... đời con đã mất trong tay nó.
10. Tài sản lớn nhất của đời con là..... những thứ mà nó đang nắm giữ
11. Món nợ lớn nhất của đời con là......... tờ giấy ly hôn
12. Lễ vật lớn nhất của đời con là......... sự hết lòng của con với nó
13. Khuyết điểm lớn nhất của đời con là....... con không lấy được hai vợ.
14. An ủi lớn nhất của đời con là..... thằng con trai con do.... nó đẻ ra.
ĐHĐ St
NƯỚC MẮT MẸ TÔI
Làng Quỳnh Đôi của tôi nghèo lắm. Đến bây giờ tôi vẫn không hiểu nổi vì sao quê tôi nghèo đến vậy. Cả làng chỉ có vài nóc nhà ngói của mấy gia đình có người đỗ đại khoa, còn lại là những túp nhà tranh vách đất xiêu vẹo. Chẳng mấy gia đình được ăn cơm đều đặn. Bữa ăn của hầu hết mọi nhà là khoai lát khô cõng vài hạt gạo. Nhà nào nghèo thì phải cách mấy ngày mới có bữa ăn như vậy. Nhà tôi lúc đó chắc không phải nghèo nhất làng, vậy mà vẫn thường đứt bữa. Những hôm như thế, hai anh em tôi lại kiếm rau sam, rau mực luộc ăn trừ bữa. Cha đi kháng chiến, mẹ tần tảo nuôi hai anh em chúng tôi bằng đôi quang gánh, đầu này là một thùng nước mắm, đầu kia là mấy lít dầu. Dân làng nghèo nên mỗi lần chỉ dám mua một "cút" (0,25 lít), lại thường mua chịu. Bởi vậy kiếm được đồng tiền để sống qua ngày là khó khăn lắm.
Nghèo vậy nhưng dân làng tôi rất hiếu học. No cũng học, đói cũng học. Năm ấy, hai anh em sinh đôi chúng tôi lên 6 tuổi, mẹ cho đến trường. Chắc mẹ phải dành dụm lâu lắm mới đủ tiền mua cho mỗi đứa một quyển vở, cái bút, lọ mực. Và thứ có giá nhất là một mảnh vải nâu. Mẹ tính toán rất cẩn thận để cắt được hai cái quần đùi. Cái cho anh tôi, Cu Lớn thì to, còn tôi Cu Nhỏ thì cái nhỏ hơn. Sáng sáng, hai anh em tôi "diện" cái quần đùi tung tăng dắt nhau đến trường làng, chiều về lại cởi quần ra vắt lên dây để hôm sau đi học. Chỉ độc một cái quần, lại phải để dành mặc đi học, nên khi ở nhà, chúng tôi chẳng mặc gì, cứ nhông nhông thế đi chơi. Hầu hết bọn con trai vỡ lòng ở làng đều vậy. Chúng tôi chưa biết ngượng với bọn con gái, nhưng gặp thầy giáo thì xấu hổ lắm.
Chẳng có gì ăn, lại bắt đầu tuổi lớn nên lúc nao tôi cũng thèm một cái gì đó. Trưa hôm ấy, tôi đang chơi thì có một bà cụ gánh toòng teng mỗi đầu quang mấy mớ dưa đi vào ngõ. Cụ vừa đi, vừa rao: "Ai mua dưa khơ... ông". Thấy mẹ hỏi mua, tôi mừng lắm, chạy lại xem mẹ mặc cả với bà cụ. Cho đến khi mấy người khác xúm vào thì mẹ không nói gì nữa. Tôi lo lắng giật áo mẹ: "Mẹ mua đi mẹ, em thèm lắm!". Mẹ nói: "Đắt lắm, nhà mình không mua được đâu con ạ!". Tôi cứ nhìn dán mắt vào mấy mớ dưa trong rổ. Đó chỉ là những cây cải già, dài hơn gang tay, nhưng với tôi, nó hấp dẫn kỳ lạ. Tôi nhớ lại mấy hôm trước, khi sang chơi nhà hàng xóm, thấy trên mâm cơm có đĩa dưa với mùi chua chua hấp dẫn đến nỗi tôi phải chạy ngay về nhà để tránh cái cảm giác thèm muốn. Đến bây giờ tôi vẫn không sao hiểu nổi làm cách nào mà tôi đã "cuỗm" được hai mớ dưa trước mặt mọi người. Tôi cầm hai mớ dưa lẩn vào cổng. Gặp tôi ở sân, mự tôi hỏi: "Mẹ mi mua dưa đó à?". Tôi "dạ" lí nhí rồi chạy xuống bếp, vùi hai mớ dưa vào bồ chè khô.
Mẹ tôi từ ngoài cổng về than phiền với mự:
- Nỏ biết ai mua không chịu trả tiền để bà hàng dưa chưởi quá! Tội nghiệp, chắc bà nớ nghèo lắm nên mất hai mớ dưa mà cứ vừa chưởi vừa khóc.
Mự tôi hỏi:
- Rứa chị có mua không?
-Không!
- Khi nãy tôi thấy thằng Cu Nhỏ cầm về hai mớ.
Mẹ tôi tái mặt:
- Thật rứa không Nhỏ?
Tôi lí nhí:
- Dạ... có.
Cha ơi! Răng lại ra ri! - Mẹ nói như nghẹn giọng. - Mi vô lấy ra đây tau coi!
Tôi vào bếp xách hai mớ dưa ra, lấm lét đưa cho mẹ. Đến bây giờ, tôi vẫn không sao quên được ánh mắt mẹ lúc ấy. Nó thảng thốt, đau khổ như vừa bị mất một vật gì vô cùng quý giá. Tôi không hiểu hết ý nghĩa của ánh mắt ấy, nhưng tôi hiểu ngay là mình đã làm một việc gì rất dại dột để mẹ buồn phiền. Mẹ ra lệnh:
- Mi ra đồng quăng hai mớ dưa xuống ruộng rồi về đây tau nhủ!
Lúc này tôi đâu thiết gì hai mớ dưa nữa, mà tôi chỉ lo sợ bị đòn. Mỗi khi mắc lỗi nặng, tôi thường bị mẹ bắt nằm úp mặt xuống giường, quất mấy roi vào vào mông rồi quát: "Nhỏ! Từ rày đã chừa chưa?". Những lúc ấy, tôi thường vừa khóc, vừa xin: "Em chừa! Em chừa!". Nghĩ đến ánh mắt của mẹ, tôi hiểu trận đòn hôm nay chắc nặng lắm.
Từ ngoài cổng về, tôi đã thấy mẹ cầm một cái roi dài. Anh tôi đứng cạnh, trông cũng sợ sệt chẳng kém gì tôi. Mẹ đập cây roi xuống mặt đất, nhìn tôi rất nghiêm khắc:
- Mi đứng đây! Thằng Lớn, mi nhắc lại cho em hắn có tội chi, khi nãy mẹ dặn ra răng!
Anh tôi khoanh tay nói:
- Dạ. Cu Nhỏ có tội đã ăn trộm dưa. Mẹ dặn: Đói cho sạch, rách cho thơm, thà chết đói chứ nhất quyết không được ăn trộm.
- Mi nghe rõ chưa Nhỏ? Chừ tau đập cho mi nhớ!
Câu nói chưa dứt thì ngọn roi đã quất lên người tôi. Lần này mẹ không nói tôi úp mặt xuống giường, cũng không phải chỉ đánh vào mông. Ngay cái quất đầu tiên, tôi đã cảm nhận được lằn roi từ vai xuống lưng, vắt qua mông. Tôi đau quá, nhảy dựng lên, một tay xoa vào vết đau ở mông, tay kia theo phản xạ, giữ lấy tay cầm roi của mẹ. Tôi hét lên: "Mẹ ơi, em xin chừa!". Nhưng mẹ như không để ý đến nỗi khiếp hãi của tôi. Thêm một roi, rồi một roi nữa quất lên người tôi. Vừa đánh, mẹ vừa nói: "Ăn trộm này, tau mần chi mà đẻ con hư đốn ra ri". Tội nghiệp thân tôi, chẳng có mảnh vải nào trên người nên ngọn roi như cắn vào da thịt. Tôi cảm thấy không thể chịu đựng thêm được nữa, liền vùng khỏi tay mẹ, lao ra cổng. Mẹ thét: "Cu Lớn, mi ra lôi hắn vô đây!". Anh tôi tuy sinh đôi, nhưng khoẻ hơn tôi nhiều, tôi chỉ đứng đến tai anh. Bởi thế, chỉ vài bước nhảy tắt qua luống rau là anh tóm ngay được tôi, lôi vào nhà. Tôi sợ hãi khoanh tay trước mặt mẹ: "Mẹ ơi, em biết tội rồi mà. Mẹ tha em, đừng đập em nữa, em đau lắm!".
Hai chân mẹ bỗng quỵ xuống, mẹ ôm lấy tôi oà khóc: "Con ơi, mẹ có muốn đập con mô. Mẹ thương con lắm. Con nỏ có chi ăn, mẹ cũng đứt từng khúc ruột, nhưng mẹ phải dạy cho con để con nhớ". Mẹ vừa xoa vào những lằn roi trên người tôi, vừa khóc. Lúc ấy, tôi thương mẹ quá. Tôi cũng ôm lấy mẹ mà khóc. Nước mắt tôi ướt đầm miếng vá trên vai áo mẹ. Còn nước mắt của mẹ - Trời ơi, dòng nước mắt ấy rơi lên vai, chảy xuống tấm lưng trần bé nhỏ của tôi, thấm vào những vết lằn roi, làm cho tôi cảm thấy vô cùng xót xa ân hận. Đó là lần đầu đứa bé trẻ thơ như tôi hiểu thế nào là ân hận. Cái cảm giác ấy cứ theo tôi đến tận bây giờ./.