Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

Ngày 27-07 Chúng ta cầu mong linh hồn Y Hòa, Chấn Hưng và các Liệt sỹ K22 được siêu thoát

Liệt sĩ Y Hòa Mlo Dzuon Dzu

Liệt sĩ Y Hòa

Học sinh khóa 7
Sinh 1954 tại Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk.
NR: Khu TT Ban Dân tôc TW, Dốc Ngọc Hà, 5B Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, HN
Nhập ngũ: 06/01/1972 (HT: 651091 IA01)
Chức vụ: 
Trung đội trưởng trung đội hỏa lực 12 ly 7
Đơn vị: C16, D8, E209, F312
Hy sinh 16/10/1972 (10/9 
Nhâm Týtại Mặt trận Quảng Trị - đồi Cháy, thôn Như Lệ, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị.
Bia tưởng niệm các liệt sỹ Đồi Cháy
Mộ tại: Nghĩa trang Liệt sĩ TP Pleiku (đưa nắm đất về) - Chưa xác định được mộ phần.
Liên hệ gia đình: anh Y Nguyên (Võ Động Sơn) K5, Plei-ku, Buôn Mê Thuột (0912609599).

Xem bài viết:

Lá thư cuối của liệt sĩ Y Hòa gởi về gia đình.

Hôm nay là ngày Kỷ niệm Thương binh Liệt sỹ( 27/7):Tinh thần của ngày này vẫn luôn đọng lại trong mỗi người chúng ta nỗi trăn trở không yên, khi mà vẫn chưa đưa được các bạn về với gia đình! Trong bài viết của Thanh Sơn có nhắc tới lá thư cuối cùng của Y Hòa viết cho ba, má trước khi đi vào chiến trường. Mặc dù lá thư này đã được đăng trong báo "Tuổi trẻ chủ nhật" đăng ngày 10/8/2003 từ lâu. Tập hai "Sinh ra trong khói lửa"cũng có. Nhân dịp này, tôi nghĩ đăng lại lá thư này sẽ không thừa? Dù sao cũng còn nhiều người chưa biết tới lá thư này? Qua nét chữ nghiêng nghiêng có phần bay bướm của bạn. Chúng ta hiểu thêm tâm tư, tình cảm của những người lính ngoài chiến trường. Riêng những người lính còn được may mắn như chúng tôi thì mỗi lần đọc lá thư này đều khóc!

Ngày 18 tháng 8 năm 1972
Ba má thương nhớ của con!
Hôm nay, từ Quảng Trị con viết thư cho ba má. Sau chặng đường hành quân vượt Trừơng Sơn nóng bỏng, con vừa nghỉ chân.
Ba má ạ! Đến nay, tụi con mỗi đứa một nơi không còn được sống chung với nhau nữa. Vẫn thuộc sư đoàn nhưng thằng Sơn (con chú Chiến) về đơn vị công binh, còn con với thằng Chấn Hưng ở lại tiểu đoàn cũ vưà biên chế thành tiểu đoàn 12 ly 7 pháo phòng không của sư. Buồn quá ba má ạ! Hôm chia tay, thằng Sơn khóc quá. Hiện chưa biết nó ở đâu, Nam hay Bắc?
Còn đơn vị con chỉ là đơn vị phục vụ chiến dịch. Buồn quá vì không đuợc ở bộ binh chiến đấu mặt giáp mặt với quân thù. Con bây giờ gầy hơn trước vì vừa qua hai tháng gian nan, ác liệt. Vào đây mới thấy ở ngoài Bắc tụi con rèn luyện chẳng ăn thua gì cả. Lúc ở nhà thì sướng như tiên, vào đây thì chẳng có gì ăn, chỉ có cơm với muối thôi. Nhưng vì mệt nên ăn vẫn rất khỏe. Nấu cơm thì chật vật mất mấy tiếng đồng hồ mới chín vì máy bay quần suốt. Ngủ hầm thì ẩm thấp, lầy lội và muỗi nhiều vô kể. Sáng dậy vừa chui ra khỏi màn là muỗi đốt như điên, toàn nhằm vào đầu. Hành quân liên tục suốt ngày suốt đêm. Vác súng đạn nặng nên hai vai sưng đỏ rần cả lên. Có một điều may mắn là con vẫn chưa bị sốt rét lần nào cả. Không biết sẽ thế nào nhưng giờ thì vẫn khỏe. Vì đã xác định trước sẽ khó khăn gian khổ nên con quyết vượt qua. Nhiệm vụ chiến đấu là trên hết mà.
Quảng Bình, Vĩnh Linh, Quảng Trị giờ là một nên dân chúng ra vào như đi chợ. Tuy vậy, ở vùng mới giải phóng còn khá phức tạp, chính quyền cách mạng ở đây phải rất vững. Có cửa hàng bách hóa của ta cung cấp nhiều mặt hàng và bán cả bằng hai thứ tiền. Hàng hóa Mỹ thì bãi bỏ triệt để. Dân chúng đã quen với B52, khắp nơi chi chít những vệt bom B52, nhiều khu rừng đã bị chúng thiêu huỷ bằng địa.
Ba má ơi! Hiện giờ chúng con vẫn nằm chờ chiến dịch. Ở Quảng Trị việc giành giữ đất rất gay go, nhất là vùng giáp ranh ngày nào cũng có chiến sự. Bọn con chỉ bắn máy bay thôi, nếu căng lắm mới hạ tầm để đánh bộ binh địch. Vì tiểu đoàn mới nhận súng và mới thành lập, chưa chiến đấu trận nào. Con và thằng Vũ Trung vẫn ở cùng một đại đội với thằng Hưng. Khi hành quân ở Trường Sơn, bọn con gặp nhiều đồng bào dân tộc Vân Kiều. Họ chỉ thích đổi gạo lấy gà chứ không thích đá lửa nên đá lửa con vẫn còn. Thuốc bổ Polyvitamine của má cho con vẫn giữ một gói. Má ạ, bây giờ mới thấy B1 là cần thiết vì không tài nào tìm được một cọng rau. Kiếm được ít lá khoai, lá sắn là mừng lắm. Bây giờ thịt hộp cũng chẳng còn, chỉ có mắm tôm, muối, ít ruốc nên người đứa nào cũng phờ phạc. Mì chính thì nhiều lắm, bọn con cứ pha từng thìa mì chính với nước lã làm canh chan ăn.
Ba má ạ! Bây giờ con mới thấy nhớ nhà, nhớ ba má và anh chị em. Ở giới hạn giữa cái sống và cái chết nhiều lúc ứa cả nước mắt vì nhớ nhà. Biết đâu và vĩnh viễn con chẳng còn được thấy ba má và anh chị em con nữa. Trong chiến đấu điều đó đã trở thành bình thường, cái chết chẳng đe dọa được ai nhưng nó vẫn cứ rình rập đâu đây. Lính tiểu đoàn 56 cùng huấn luyện với tụi con vừa bị B52 rải thảm làm chết ba đứa và bị thương cũng nhiều. Tiểu đoàn con cũng bị máy bay ném bom và bắn rôc- két, may mà không ai bị sao. Con vẫn giữ một cái ảnh của gia đình nhưng thiếu chị Thanh và thằng Trung, thằng Thắng. Nhưng cũng chẳng sao cả vì con vẫn nhớ và hình dung ra chúng nó.
Ba má ơi, không hiểu ở nhà bây giờ ra sao? Ba má có được mạnh khỏe không? Anh Nguyên và chị Thanh học ra sao rồi? Chị Thanh năm nay có khỏe không, có đỗ đại học không? Con Nhung, thằng Trung, thằng Thắng năm nay chắc học ở Chi Nê? Má bảo rằng con vẫn mạnh khỏe và vẫn nhớ chúng nó nhé! Con vẫn hành quân, chưa nghỉ và chắc chẳng bao giờ nghỉ đâu. Còn Thái Hòa không hiểu bây giờ nó ở đâu? Chắc là nó thơm hơn tụi con rồi. Nhưng thôi, sau này về chắc tụi con sẽ lại thơm hơn. Chính trị viên của con nói chỉ còn đánh độ một hay hai chiến dịch nữa thôi.
Cuối thư con chúc ba má và cả nhà mạnh khỏe, chúc cả nhà gặp nhiều may mắn.
Con của ba má.
Quân giải phóng Bắc Quảng Trị – Y Hòa. 
Hòm thư của con: 651091 JA01
TB: Con đã viết về nhà bốn, năm lá thư nhưng vẫn chưa nhận được thư nào.

Đây là lá thư cuối cùng của Y Hòa gửi về cho gia đình. Hai tháng sau, ngày 16 tháng 10, Y Hòa đã anh dũng hy sinh khi vừa tròn 18 tuổi.


Liệt sĩ, Nhà báo Ngô Tất Thắng

Liệt sĩ, Nhà báo Ngô Tất Thắng

Học sinh khóa 7
Sinh: 1956
Phóng viên Báo Quân đội Nhân dân.
Hy sinh: 1/1/1979 (3/Tháng Chạp Mậu Ngọ), Mặt trận đồn điền cao su Chúp, Kongpong Cham, Campuchia
Chôn cất: Nghĩa trang Từ Sơn, Bắc Ninh (quê cụ Ngô Từ Vân).
Liên hệ gia đình: Mẹ Toàn, số 14, Khu tập thể Cty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm, Mỹ Đình (04-38374384).
Xem bài viết:

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

Nhớ về các Anh hùng,Liệt sỹ và các bạn K22 đã anh dũng hy sinh vì Độc lập Tự do của Tổ quốc nhân ngày 27-07

ĐÔI DÉP (nguyên gốc)

Thân gởi Liệt sỹ Công Tằng Tôn Nữ Ý Nhi 
(
Hy sinh mùa xuân năm 1968, vừa tròn 21 tuổi. Biệt động thành Huế để lại một đôi dép Ý Nhi ra đi không bao giờ trở lại. Để lại đôi dép này là nỗi nhớ nỗi thương).
Vần thơ đầu anh viết tặng cho em 
Là vần thơ anh viết về đôi dép 
Khi anh nhớ ở trong lòng da diết 
Đôi dép tầm thường cũng viết thành thơ 

Hai chiếc dép gặp gỡ tự bao giờ 
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nhau nửa bước 
Đi làm Cách mạng những nẻo đường xuôi ngược 
Từ bắc vào nam cát bụi cùng nhau 

Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người cao 
Cùng chung chia sẻ sức người đời chà đạp 
Khi vinh nhục không đi cùng người khác 
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia 

Nếu một ngày một chiếc mất đi 
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng 
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết 
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu. 

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau 
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía 
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế 
Mà trong lòng... nỗi nhớ Ý Nhi ơi! 

Đôi dép vô tư khắng khít bước song hành 
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối 
Chẳng hứa hẹn nhưng không hề phản bội 
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi 

Không thiếu nhau trên những bước đường đời 
Dẫu một chiếc ở mỗi bên phải trái 
Như tôi yêu em bởi những điều ngược lại 
Gắn bó đời nhau bằng một lối đi chung 

Hai chúng mình thầm lặng bước song song 
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc 
Chỉ còn một là không còn gì hết 
Như anh và em... thương lắm Ý Nhi ơi!

Thuận Hóa.

Cuộc chia ly màu đỏ

Tác giả: Nguyễn Mỹ
Tháng Hai11
Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ
Tươi như cánh nhạn lai hồng
Trưa một ngày sắp ngả sang đông
Thu, bỗng nắng vàng lên rực rỡ.
Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ
Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa
Chồng của cô sắp sửa đi xa
Cùng đi với nhiều đồng chí nữa
Chiếc áo đỏ rực như than lửa
Cháy không nguôi trước cảnh chia ly
Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia
Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy
Không che được nước mắt cô đã chảy
Những giọt long lanh, nóng bỏng, sáng ngời
Chảy trên bình minh đang hé giữa làn môi
Và rạng đông đang hừng trên nét mặt
Một rạng đông với màu hồng ngọc
Cây si xanh gọi họ đến ngồi
Trong bóng rợp của mình, nói tới ngày mai…
Ngày mai sẽ là ngày sum họp
Đã toả sáng những tâm hồn cao đẹp!
Nắng vẫn còn ngời trên những lá si
Và người chồng ấy đã ra đi…
Cả vườn hoa đã ngập tràn nắng xế
Những cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹ
Gió nói, tôi nghe những tiếng thì thào
“Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau…”
Nhưng tôi biết cái màu đỏ ấy
Cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy
Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi
Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người
Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp
Một làng xa giữa đêm gió rét…
Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi
Như không hề có cuộc chia ly…
1964


TH st.





DƯ ÂM VỀ NHÀ THƠ ĐỖ QUYÊN


(Hữu Việt đọc thư của bạn Thủy gửi từ Canada)


Từ khi nhận được tin bạn Ngọc Thủy lớp 10 H sắp ra mắt trường ca “Lòng Hải Lý”, mình cứ hồì hộp mãi, chỉ sợ không có mặt ở HN dịp ấy, lỡ 1 sự kiện trọng đại của NT k22. Đêm ngày 14/7 mình vừa đến Hà Nội nhận được tin nhắn của 1 bạn 10A. Chà, chà! Dân 10A tưởng chỉ mê môn toán thôi, hóa ra cũng nghiền thơ văn ra phết. Bọn mình –Song Ngọc rủ nhau đi dự buổi ra mắt sách tại nhà hàng Goldamalt, 9 Hoàng Cầu. Nơi đây vốn là câu lạc bộ bia của những người yêu đất nước Tiệp Khắc ngày xưa. Một không gian nhỏ ấm cúng, trang trọng. Vừa tới nơi, mình bị choáng ngợp bởi sự hiện diện các anh tài, hào kiệt trong giới văn nghệ sĩ, rặt những người nổi tiếng: đạo diễn phim Trần văn Thủy, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo; các nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, Hoàng Minh Tường, Văn Giá, Đặng Thân,Trần Ninh Hồ v.v… Loay hoay mãi bọn mình mới tìm được chỗ ngồi khá khiếm tốn đằng sau các nhà văn, dân ngoại đạo như mình được ngồi đây dự vinh hạnh quá còn gì, hai đứa chúng mình ngồi sát vào nhau mà vẫn run run. Cho đến khi được tặng sách mình lại tự hào, khoe với nhà văn Võ Thị Xuân Hà (người tổ chức buổi này), chúng mình là bạn học phổ thông của nhà thơ Đỗ Quyên. Các bạn thấy có phải là sang vì bạn không? Khi nghe họ nói về Đỗ Quyên, mình cứ ngây người ra, từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác, không ngờ bạn của chúng ta tài hoa thế. Tự hào quá! K22 Nguyễn Trãi có một người ban chân tình dí dỏm & đa tài.




(Song Ngọc)



Thú thật với các bạn mình đã đọc một số chương, một số đoạn trong trường ca, thấy khó “nhằn” quá, mệt như leo dốc (cảm phục bạn Thuỷ giữ hơi dài thế). Dù không hiểu hết ý tứ sâu xa của tác giả, nhưng hình như mình bị hấp dẫn, bị lôi cuốn bởi nguồn cảm xúc đa dang phức tạp & liên tục biến động của T/G, của những niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc & khổ đau… Mình thấy tâm đắc với cách nhìn triết lý & thú vị về cuộc đời, về số phận con người của Đỗ Quyên. Về điểm này bạn ấy đã sớm bộc lộ, ngay từ khi còn học phổ thông, mỗi khi nói chuyện với chúng bạn, mình nhận thấy Thuỷ rất khác người, thấu hiểu mọi nỗi & đưa ra những ý kiến khá bất ngờ, độc đáo. Các bạn a, dù đã quen biết Thuỷ nhiều năm, dù đã đọc trường ca “ Lòng hải Lý”, nhưng mình vốn quê mùa chẳng biết nói gì, ngoài từ BÁI PHỤC! Mình xin dẫn lời của cánh Văn nghệ sĩ nói về Người bạn tài hoa của k22 chúng ta.




(Thư của bạn Thủy gửi từ Canada)


Đạo diễn Trần Văn Thuỷ nói: Dù ở đâu, dù ăn cơm Âu Mỹ vẫn để hồn vía ở quê nhà, ở giọt nắng, giọt mưa, ở mùi rơm rạ…Đó là điều đáng trân trọng ở anh Ngọc Thuỷ. Anh không phải là dòng hải ngoại mà là một trí thức người Việt sống ở nước ngoài. Tôi cũng rất vui mừng vì anh trùng tên với tôi, chỉ khác họ thôi.



(Nhà đạo diễn phim Hà Nội Trong Mắt Ai - Trần Văn Thủy phát biểu)


Ông Phạm xuân Nguyên nhà văn - nhà phê bình nói: Đỗ Quyên góp cho thơ Việt một dòng trường ca, giữ hơi, giữ mạch liền không gây sự chán nản. Viết trường ca đã khó, đọc trường ca còn khốn khổ hơn nhiều, phải đọc chậm sống chậm. Các nhà thơ mới không viết trường ca, Đỗ Quyên có cảm xúc về sử thi rất mạnh mới có trường ca.





(Rất nhiều bạn của nhà thơ ĐQ đến tham dự...)


Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo: Đỗ Quyên viết trường ca vì rất bốc đồng, anh thích gì không ai ngăn nổi, khó mấy cũng thử xem sao. Anh chân thật & chút hoang tưởng. Anh là người sinh ra để làm thơ, trăn trở về nghiệp văn chương, cảm xúc của anh lớn quá, người bình thường không theo nổi.




(Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo - tác giả của bài hát Khúc Hát Sông Quê phát biểu)



Nhà văn Hoàng Minh Tường: chỉ có người yêu nước, người trí thức khi sống ở nước ngoài mới lấy tiếng Mẹ đẻ để nói tiếng lòng của mình. Trường ca của ĐQ là trường ca nội tâm, tâm thức, đời sống tình cảm, có rất nhiều câu thơ hay đạt đến mức lấp lánh. ĐQ cho chúng ta một bữa Đại tiệc, trong đó có 4 loại rượi ngon (Lòng Hải Lý có tới 4 Trường ca), phí quá, nên nhấm nháp từng loại thôi.







(Nhất Ngọc với tập Trường ca thơ Lòng Hải Lý)




Nhà thơ Trần Ninh Hồ: ĐQ yêu thơ đến mức ”Tuẫn vì đạo”. ĐQ viết nồng nhiệt nhưng không hề dễ dãi, mỗi trường ca để lại một điều gì đó để ta ngẫm suy, đây là tập thơ rất thú vị nhưng không hề dễ đọc.

PGS - TS Hoàng Văn Giá (Đại hoc văn hoá): Trường ca của ĐQ không vào khung của trường ca lâu nay, (có cốt truyện, có nguyên cớ để đào bới), Trường ca của ĐQ là trường ca của suy tưởng, suy tư cá nhân về mối quan hệ giữa con người với văn hoá, anh không đặt ra vấn đề cộng đồng, lịch sử dân tôc (trước đây trường ca mang tính sử thi) Trường ca ĐQ mang tính tiểu thuyết, giải quyết nội tâm con người với bút pháp suy tưởng (cuốn vào & văng ra.), đi vào lòng ban đọc VN, không dễ chút nào, nhưng đầy tiềm năng, là chất xúc tác đối với người định viết trường ca. Sức lao động của ĐQ thật đáng khâm phục!






(Việt Hòa và Dung cùng gia đình bạn Thủy: Thông - em ruột Thủy và cháu Kiên)


Nhà thơ Đăng Thân nhận xét ĐQ là nhà thơ có lòng đam mê lớn, đã viết 19 trường ca, yêu văn chương đến hết mình. Hình như anh là người sinh ra vì tình yêu cho văn chương, chữ nghĩa.





(Nhị Ngọc "ôm" tập trường ca thơ Lòng Hải Lý)



Nhà thơ văn Đặng Thân nói: ĐQ chịu ảnh hưởng từ Maiakovski với thể thơ bậc thang & tinh thần của văn học Xô Viết. Hình thức thơ ca của anh ngang tàng, hoành tráng, phá cách, cùng với nhịp trúc trắc gồ ghề mang dấu ấn của nền văn minh Mỹ la tinh.. ĐQ đáng trân trọng.








(Quang cảnh ngày hội thơ Lòng Hải Lý của Đỗ Quyên)






Các bạn a, trước đây mình nghe nói cánh nhà văn thường không khen ai cả “văn mình…” là nhất, nhưng hôm ấy người ta ca ngợi ĐQ hết lời, chỉ tiếc rằng mình không thể chuyển tải hết lời hay ý đẹp của các nhà văn, ngay cả tên họ mình cũng không nhớ hết, bởi quá nhiều người muốn chia sẻ cảm xúc về ĐQ, về “Lòng hải lý”.







(Tác giả bài KHÚC HÁT SÔNG QUÊ đang hát tặng buổi ra mắt tập trường ca thơ Lòng Hải Lý của ĐQ)


Mình nghĩ, về bạn Thuỷ của chúng ta, chắc còn nhiều điều đặc biệt nữa, ngay cả bút danh & tưa đề cho cuốn sách cũng đặc sắc. Các bạn cũng tò mò muốn biết như tôi như tôi ư? Khát vọng của bạn ấy thật lớn lao, bởi có ai đo được lòng hải lý đâu? Nói ví von như một ông nhà văn: Đỗ Quyên là tiếng kêu của con chim Cuốc cuốc… về nỗi nhớ nhà ”Dù ở đâu cũng Tổ quốc trong lòng. Cột cây số đóng từ thương đến nhớ’’. Có thể nói buổi đó thật cảm động, thật tự hào cho NT k22 chúng ta, tiếc rằng hơi ít bạn đến tham dự, chỉ có 3 bạn nữ 10A, 10G, & “đội chủ nhà” 10H. Tiếc quá! Tiếc quá! Hôm đó còn được uống bia Tiệp thoải mái & bọn tớ bị say ngất ngây đến tận hôm nay.



(Mời các bạn vào đây: ‪Đứa con Lòng Hải Lý đã ra đời.wmv‬‏ - YouTube để xem thêm video về buổi ra mắt tập trường ca Lòng Hải Lý của bạn Đỗ Ngọc Thủy - Đỗ Quyên, )

+ Radio - mp3 – VOV2 (Chủ nhật 7/8/2011 - 14h30) Chuong trinh ‘Thơ và cuộc sống’ (PGS TS Văn Giá bàn về tập trường ca Lòng hải lý; BTV Dương Kim Thoa thực hiện)
Đường link tải chương trình là 1 trong 2 cái dưới đây:
http://www.mediafire.com/?1rqrsqwppngn6o8
http://www.mediafire.com/file/1rqrsqwppngn6o8/V2%2007-08-2011%2014H30%20THO%20VA%20CUOC%20SONG.mp3





Song Ngọc .

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

CÂY PHƯỢNG





Bạn có nhớ chăng trong ký ức?
Mỗi mùa hoa phượng về đỏ rực
Bạn học bài phượng chở phượng che
Buổi trưa hè rộn rã tiếng ve…

Phượng nở hoa đánh thức hè về
Phượng nghiêng cành lắng đón tiếng ve
Cánh phượng trôi trên từng trang sách
Rạo rực lòng ta mỗi sớm hè

Mỗi nhánh phượng như trang sách mở
Hàng lá xanh như dòng chữ thân thương
Một năm học đã đi qua đáng nhớ
Để “vở xanh “ sáng đẹp lạ thường

Ta bước trên đường đầy hoa phượng
Nghe xôn xao trên mỗi bước chân
Một năm học đã qua êm đẹp
Phượng cùng ta chia tay bạn bâng khuâng…

Phượng đỏ thắm như tình bè bạn
Vui bên nhau mỗi sớm hè về
Phượng xòa tán che đàn em nhỏ
Thầy chăm lo dạy dỗ mọi bề

Ơi bạn đừng quên những mùa hè
Khi chào năm cũ đã qua đi
Hãy mang dáng phượng trong ký ức
Bức tranh mùa hè rộn tiếng ve….





Bàng HS

"VIẾNG CHỒNG" - TIẾNG NGÂN CỦA TÌNH NGƯỜI NỒNG THẮM

VIẾNG CHỒNG




Chị ơi...

Chỉ gọi được thế thôi

Anh chiến sĩ đưa đường bỗng thấy nghẹn lời

Không làm sao anh còn nói nổi:

Chị đặt hoa nhầm rồi

Mộ anh ấy ở bên tay trái

Chỉ có một vòng hoa chị mang từ quê lại

Hoa viếng mộ bên này đã có chúng tôi!



Chị hiểu ý em rồi

Xin cho chị đặt hoa bên mộ đó,

Cả cánh rừng chỉ có hai ngôi mộ

Viếng mộ anh có chị đến đây rồi!

TRẦN NINH HỒ



Bài thơ nhỏ, xinh; chỉ vỏn vẹn có 12 câu - nhưng lại mang một sự hàm chứa lớn, hứa hẹn sự bùng nổ về ý nghĩa ẩn sau ngôn từ. Đấy là sự bùng nổ của tính nhân đạo, nhân văn giữa người sống với người chết; giữa con người với con người...

Mở đầu bài thơ là một tiếng gọi, nghe thảng thốt làm sao - tiếng gọi của anh chiến sĩ đưa đường cho một người vợ Liệt sĩ đi thăm mộ chồng. Tiếng gọi để muốn chỉnh sửa lại một hành vi lầm lẫn đáng tiếc, rằng chị đã đặt nhầm vòng hoa mang từ quê đến viếng mộ chồng lên một ngôi mộ khác:

Chị ơi...

Chỉ gọi được thế thôi

Anh chiến sĩ đưa đường bỗng thấy nghẹn lời

Không làm sao anh còn nói nổi...

Quả là một tình huống không ai ngờ tới - một tình huống giữa cái thực và cái ảo, giữa trạng thái tình cảm con người với quan niệm tâm linh. Đặt vòng hoa lên một ngôi mộ, cũng như cắm nén nhang lên bát nhang; đã đặt rồi, đã cắm rồi; thì không ai lại nói rằng: tôi cắm nhang nhầm, tôi rút lên để mang cắm chỗ khác! Cũng như vậy, người vợ đã đặt vòng hoa lên ngôi mộ không phải là mộ chồng mình. Anh chiến sĩ nghẹn lời, không làm sao nói nổi là bởi sự việc đã diễn ra, vòng hoa viếng chồng của người vợ kia đã đặt lên ngôi mộ không phải là chồng chị. Bởi vậy, dù không muốn, anh vẫn cứ phải thốt lên: Chị đặt hoa nhầm rồi/ Mộ anh ấy ở bên tay trái. Và, để chị yên tâm đặt lại vòng hoa viếng chồng mình, anh đã nói với chị: Hoa viếng mộ bên này đã có chúng tôi!

Chiến tranh, hy sinh, mất mát, nghĩa đồng đội, tình chồng vợ... tất cả đan xen trong cuộc sống thời bình - cuộc sống buộc ta phải nhớ, không được quên; buộc chúng ta, những người còn sống, phải ghi ơn những người đã khuất. Người vợ liệt sĩ sau chiến tranh đi viếng mộ chồng, để nhớ anh; để tâm sự với anh. Chị đến với anh không phải chỉ để viếng anh, mà sâu thẳm trong đáy lòng chị, là để được" nói với anh'' bằng lời thủ thỉ, nhớ thương của người vợ nói với chồng. Vì vậy, chị đã không bị bất ngờ khi được anh chiến sĩ dẫn đường thông báo rằng chị đã đặt nhầm vòng hoa lên ngôi mộ không phải là của chồng mình. Chị đã trả lời anh chiến sĩ bằng một giọng nói và một thái độ chân thành, thấm đẫm tính người: Xin cho chị đặt hoa bên mộ đó; bởi rằng: cả cánh rừng chỉ có hai ngôi mộ. Và cao hơn: Viếng mộ anh có chị đến đây rồi! Như vậy, người vợ liệt sĩ đã một lúc thực hiện được hai công việc đầy ý nghĩa: Đặt vòng hoa viếng mộ liệt sĩ vô danh, và thăm viếng chồng mình. Bài thơ khép lại, nhưng tiếng ngân của nó thì cứ còn, và sẽ còn vang mãi trong tim bạn đọc...

Triều Lương


= = =

Liên kết bài đăng:

http://www.tapchihuongnghiep.com.vn/Main.aspx?MNU=874&Style=1&ChiTiet=3592

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

THÔNG BÁO

Chúng tôi xin trân trọng thông báo:


Trang Blog xin bổ sung thêm danh sách các thầy cô giáo đã giảng dạy khóa học sinh trường cấp 3 Nguyễn Trãi chúng ta. Các bạn có thể xem tại cột "Danh sách liên kết" phía dưới, bên phải của trang. Hiện thông tin về các thầy cô chưa nhiều(cả những thầy cô còn hay mất). Rất mong mọi người góp ý, cung cấp thông tin bổ sung cho đầy đủ càng sớm càng tốt!


Xin chân thành cảm ơn!


Bloggers

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

Sắc hè Hà nội





Thao thức suốt đêm và dậy từ sáng sớm, lúc Gà còn đang ngái ngủ, hai chị già K22 Song Ngọc rủ nhau đi ngắm sen . Cái ồn ào náo nhiệt của cuộc sống đời thường bỗng như lặng đi. Lát góc phố Hồ Tây lao xao sóng với những rặng liễu ven hồ uốn mình đung đưa theo gió, rủ cành soi bóng xuống mặt hồ. Công viên nước với những hoạt động vui chơi hấp dẫn chào đón, mời gọi du khách đến chơi những ngày nghỉ cuối tuần Một rặng tre bên bờ sông Hồng xào xạc gió mát, nơi dừng chân thú vị cho những đôi bạn trẻ.Trên mặt hồ mênh mang một màu xanh mướt của lá sen còn long lanh những giọt sương đêm , thấp thoáng những búp sen hồng và ẩn hiện chiếc thuyền đi hái sen sớm . Đó đây, trên hồ những cặp nam thanh nữ tú chèo thuyền tận hưởng cái hương vị của gió mang mùi hương sen quyến luyến…




Hai chúng tôi men theo cầu tre cheo leo ra phía đầm sen để thỏa sức ngắm từng bông, từng lá sen và cả những chú nhện nước đang đùa nghịch . Sau khi hít hà thật sâu , cảm nhận hương thơm dịu mát, tinh khiết của hoa sen, chúng tôi sà vào lều của người trông đầm sen, ở đó có một nhóm người đang làm cái việc lấy những hạt gạo trắng ngà của hoa sen để ướp trà. Họ chia ra thành 3 công đoạn :người tách cánh sen to ; người tách cánh sen nhỏ bên trong; và người lấy gạo sen . Họ làm rất khéo léo để cánh sen không rách ,còn gạo sen không vỡ mới giữ được hương thơm. Chúng tôi cũng tập làm theo họ, nhưng “lính mới” chỉ được tách cánh sen to ở lớp ngoài thôi , cấm đụng vào gạo sen. Qua công việc của họ chúng tôi mới biết” nghề chơi cũng lắm công phu “, để có được một ấm trà sen ngon đúng điệu ,người hái sen phải dậy từ tinh mơ để hái những bông sen còn nguyên hương và hứng được cả những giọt sương đêm còn đọng trên lá. Việc lấy gạo sen cũng phải được hoàn thành trước lúc mặt trời lên để gạo không bị rữa , không mất hương . Thật tiếc, khi phải chia tay với không gian sen huyền ảo và những người lao động cần cù ở đó. Trên đường trở về, chúng tôi nhìn thấy những người đàn ông (độc thân 100%) trầm ngâm uống trà bên cạnh đềm sen , bạn Nhị Ngọc cười bảo: như thế cũng sung sướng lắm có cần ai đâu ! Riêng tôi, chợt nghĩ , mong có một ngày K22 chúng ta ngồi ở đó…cùng thưởng trà và ngắm sen. Các bạn ơi đến đây đi, tận hưởng sự quyến rũ … của sen Hà Nội mà không nơi nào có được, cuộc đời ngắn ngủi lắm và sen chỉ có một mùa thôi !




TB: vì mải truyền tải điện cho sen nên hai chị già Song Ngọc đều hết hơi…không chụp được nhiều ảnh minh hoạ, mong các bạn thứ lỗi. Và đưng quên bình chọn cho chúng tớ nhé!



Ngọc Hà

Nguyễn Trãi K22: NHỮNG ẢNH VUI Ở ĐÀ NẴNG




Phút đợi chờ....






Con mồi đây rồi !






Trùm chăn và…..







Con mồi tiếp theo , chết với mấy chị








‘’Em xin tha , em còn phải về với vợ’’








Đến Bí thư cũng bó tay!






Sau phút trùm chăn , nữ cười nam mếu




Tớ nhậu hết tiền đành làm cái bang xin ít tiền để ….. nhậu tiếp








Cầu cho được thêm con , cháu



Bên biểu tượng “phồn thực”

========
Nguyễn Trãi K22: NHỮNG ẢNH VUI Ở ĐÀ NẴNG

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

Du lịch Đà Nẵng tháng 7 năm 2011




Hội lớp 10B từ Hà nột và một số bạn Nguyễn Trãi K22 TP HCM vừa tổ chức họp mặt tại Đà nẵng.Sau khi giao lưu gặp mặt cả đoàn tại nhà khách Vạn Tường -418 Nguyên Tri Phương – Đà Nẵng . Thể nghiệm cảm giác manh bằng chuyến ca nô chúng tôi ra Cù lao Chàm.






Nghe thuyết minh về Cù lao Chàm.








Hai người bạn "tốt bụng" rất " tuyệt rượu" , hãy thông cảm cho mình - trình độ còn yếu nên không tìm cách tải được hình ảnh của bạn Diệu mang vách hành lý với nhiều bình rượu và đồ nhắm mà bạn đã hành trình một mình bằng ô tô để kịp gặp đoàn .Bạn mang lại nhiều niềm vui cho bọn mình lắm đấy !






Nhậu tại Cù lao Chàm.








Tắm biển ở Cù lao Chàm.




Mừng sinh nhật tháng 7 cho bốn bạn thêm tuổi mới











Nâng cốc







Hát cho nhau nghe!





Nào chúng ta cùng hát: Nhớ mãi trường xưa!


Karaoke 1



Karaoke 2








Karaoke 3




BÀ NÀ

Chúng tôi đi ô tô và cáp treo lên thăm quan Bà Nà:





Bà Nà 1




Bà Nà 2




Nào uống 1 chén , thêm nhiệt huyết lên Bà Nà nào!



Bà Nà 3





Bà Nà 4




Bà Nà 5




Thăm bảo tàng Chăm tại Đà Nẵng.








Múa apsara . Giống chưa ?



Tớ nhậu hết tiền đành làm "cái bang" xin ít tiền để cùng đoàn ….. đi tiếp


Phố cổ Hội An






Thăm Thánh địa Mỹ Sơn.


Mỹ Sơn 1




Mỹ Sơn 2



Mỹ Sơn 3


Nhậu một bữa bê thui ở quán bà Mười -Cầu Mống - Điện Bàn -Quảng Nam cho thỏa thích trước lúc chia tay đã.