Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012
Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012
THÂN CÒ XỨ TUYẾT
Dưới bóng cây cổ thụ đầu làng
Xung quanh vài cửa hàng thưa thớt
Người phụ nữ làn da tái nhợt
Bên hàng hoa rét mướt giá băng
Nửa khuôn mặt dấu trong chiếc khăn
Tay run run lật từng trang báo
Mỏi mắt kiếm tìm nơi ẩn náu
Trên quê hương biển bạc rừng vàng
Nơi xứ người sống kiếp lang thang
Thân phận “Cò” dọc ngang xứ tuyết
Tê dại đôi chân trong giá rét
Giữ hoa tươi làm đẹp cho đời
Dấu nỗi lo tươi tắn chào mời
“Nào thượng đế hoa tươi lắm đó
Tôi đem thân mình che chắn gió
Ủ trong tim hoa chẳng héo đâu”
Trong gió mưa bão tuyết trời Âu
Những cô “Cò” lặn hụp dãi dầu
Không quản tuyết, sương cùng tuổi trẻ
Ký ức quê hương chẳng nhạt màu
Bài học xưa: Đất nước đẹp giàu
Ruộng phì nhiêu cò bay thẳng cánh
Sao “Cò” vẫn kiếm tìm đất Thánh
Vượt biển, sông để đến nơi này
Trong giá băng không quản tháng ngày
Mong đem đến cuộc đời ấm áp
Tâm hồn trẻ thơ không bão táp
Học câu ca dao “Thẳng cánh cò ”
“Con cò lặn lội” trời Âu
Tuyết rơi mù mịt về đâu hỡi “Cò” ?
Tuyết, sương “Cò” chẳng thấy lo
Chỉ lo hoa hỏng thì “Cò” trắng tay.,.
(Van hac.org)
Gap lai noi dia dau To quoc
Mot vai hinh anh Thai Hoa gap lai TP Mong Cai(Tinh Hai Ninh cu) sau 45 nam xa cach , bai bien Tra Co la noi nghi duong tuyet voi va bua nhau dac san ech hoi ngo anh em Troi K6+K7 o Le Ngoc Han Ha Noi.
Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012
Anh có còn yêu em không
Khi dưới lớp phấn son là làn da rám nắng?
Anh có còn mộng mị
Nếu phát hiện ra em không có bộ ngực căng tròn?
(Như đã nhìn thấy em trong những buổi tiệc ngoài trời đôi khi kéo dài đến sáng!)
Thì những lời ca tụng
“Bà tiên của anh, Công chúa (đã từng ngủ trong rừng!) của anh…”
Có còn không?
Anh có yêu em không
Khi tin nhắn của em người đàn bà khác đọc
Anh có thú nhận rằng “anh yêu cô ấy – là em?”
Nói điều này có lẽ anh chẳng tin
Sau lấp lánh hào quang em trở về đời thực
Cũng cau có, cũng vui – buồn – bực dọc
(Có ai cười được cả ngày đâu!)
Anh có yêu em không
Nếu một ngày kia Thượng đế bỗng nổi trận lôi đình
mà chia em thành nhiều mảnh!
Thì ai (trong số các anh)
có đủ bản lãnh
nhận về mình
một mảnh
vì yêu?
TT st
Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012
LỜI CẢM ƠN
Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012
Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012
Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012
Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012
ĐÔI BỜ
Suốt đêm qua trời mưa
Lên lá xanh, càng mục.
Ai cũng nói rằng em
Được yêu và hạnh phúc.
Cả em, em cũng tin.
Dù trái tim không vậy -
Chúng ta ở đôi bờ
Một dòng sông nào đấy.
Đàn chim bay từng đôi,
Như sóng kề bên sóng.
Các bạn gái có đôi,
Chỉ mình em thất vọng.
Nhưng em chờ, em tin,
Dù trái tim không vậy -
Chúng ta ở đôi bờ
Một dòng sông nào đấy.
Suốt đêm qua trời mưa,
Nhưng bình minh đã tới.
Chỉ mình anh, mình anh,
Mình anh em chờ đợi.
Em chờ và em tin,
Dù trái tim không vậy -
Chúng ta ở đôi bờ
Một dòng sông nào đấy...
ДВА БЕРЕГА
Ночь была с ливнями
И трава в росе,
Про меня "счастливая"
Говорили все.
И сама я верила,
Сердцу вопреки:
Мы с тобой - два берега
У одной реки.
Утки все - парами,
Как с волной волна,
Все подруги с парнями,
Только я одна.
Всё ждала и верила,
Сердцу вопреки:
Мы с тобой - два берега
У одной реки.
Ночь была, был рассвет,
Словно тень крыла.
У меня другого нет,
Я тебя ждала.
Всё ждала и верила,
Сердцу вопреки:
Мы с тобой - два берега
У одной реки...
LỜI BÀI HÁT TIẾNG VIỆT
Đêm dài qua, dưới mưa rơi, em mong chờ anh tới
Cây cỏ hoa như nói nên lời em hạnh phúc nhất đời
Lòng em riêng biết có yêu anh, giữa tình đôi lứa ta,
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa...
Trên dòng sông, sóng đôi nhau, thiên nga đùa trên sóng
Bên bờ sông vai sánh vai nhau, đôi đôi bước theo dòng
Mình em riêng đứng ngóng trông anh, với tình yêu thiết tha
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa...
Đêm dần qua ánh ban mai đang lan tràn dâng tới.
Trên bờ sông soi bóng em dài, xa xa phía chân trời.
Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha.
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa...
*****
Câu kết của nguyên tác "Мы с тобой два берега у одной реки" nghĩa là "Em và anh như hai bờ của một dòng sông ", Phải chăng chẳng bao giờ gặp được nhau ?
Bài thơ được phổ nhạc và bài hát cũng mang tựa đề Đôi bờ ( đã được dịch hát bằng tiếng Việt) . Từ nguyên tác thơ, sang phần dịch rồi tới lời bài hát đều có sự khác biệt đôi chút . Tuy nhiên tình cảm của người thiếu nữ trong’’ Đôi bờ’’ thật tha thiết và cảm động.
Một bài hát hay theo thời gian phải không? Về tác giả bài thơ Vt đã seach trên google thấy nhiều tên khác nhau. Không rõ chính xác là ai?
VT st
Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012
HẠNH PHÚC LÀ GÌ?
Đó là câu hỏi mà loài người tìm kiếm câu trả lời tự ngàn kiếp trước cho đến ngàn mai sau. Có người bảo hạnh phúc là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. Nhưng có khi hạnh phúc và đau khổ lại tương tức, nghĩa là vì có cái này nên mới có cái kia.
6.1.2008. Hoàng hôn buông xuống quân cảng Cam Ranh. Một hồi còi dài vang lên, đoàn tàu chở bộ đội hải quân rời bến đi Trường Sa. Người ra đi lẫn người ở lại vẫy tay lưu luyến. Một năm sau, những người lính biên thuỳ này mới quay trở lại. Khi tàu cách xa cầu cảng vài chục mét, một phụ nữ mắt đỏ hoe bồng con nhỏ tất tả chạy theo. Đến cuối cầu cảng, chị dừng lại, mắt dõi theo đoàn tàu dần xa bờ. Rồi chị thổn thức nói với con gái: “Con chào bố đi…”. Đứa bé giơ bàn tay yếu ớt: “Con chào bố”. Ở trên tàu, người cha không thể nghe tiếng con chào tạm biệt, nhưng tôi chắc rằng anh đang rơi nước mắt, nhìn vợ con ở cuối cầu tàu.
Có người để mà rơi nước mắt vì xa cách nhớ nhung…, chẳng phải là hạnh phúc đó sao?
XHòa- 10H
(xuanhoanews)
Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012
HINH ẢNH ĐẸP " ÔNG MẶT TRỜI"
Cảnh đẹp Đà Lạt một ngày mưa
Các khu nhà nghị tại Đà Lạt
Mặt trời lặn tại TPHCM, khi mình đi du thuyền trên sông SG
Xuân Hải Chụp "tháng phụ nữ/2012"
Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012
ĐỐ....ĐỐ....
Click vào ảnh để phóng to xem rõ hơn.
Ảnh st
Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012
TÓM TẮt TIỂU THUYẾT TRINH THÁM TOÀN “TÊ” TÁM TẬP
Tựa
Tiểu thuyết trinh thám toàn "Tê" tám tập tuyên truyền tư tưởng tốt. Ty trật tự tỉnh Thừa Thiên thiết tha tin tưởng toàn thể tỉnh ta tiếp thu tư tưởng tâp truyện.
ôi tìm tòi trong tiểu thuyết toàn “Tê” tám tập thấy thật thích thú. Tối thứ tư tuần trước, thầy thằng Toán tự thuật: ” Thuở thiếu thời, thời thằng Tây trắng, trong trang trại Trần Thắng, tên trộm trẻ Tiến Tường trèo tường thoăn thoắt. Thoang thoảng thấy thịt trâu thui, tên trộm trẻ tấm tắc:” Thơm thật! Thơm thật! Ta thử tiến tới thó tí tẹo”. Thận trọng tiến tới tảng thịt trâu thui, tên trộm thoạt thấy tiểu thư Trần Thị Thu Thắm, tuổi tựa trăng tròn, tiết trời thu tháng tám, trông trăng thêu thùa. Tên trộm trẻ tiến tới tóm tay Thắm tiểu thư toan tán tỉnh. Thắm tiểu thư thét thất thanh. Thấy thế, Trần Tường, trưởng ty thông tin tuyên truyền tỉnh Thừa Thiên tức tốc tiến tới tóm Tiến Tường, tống tên trôm tới tấp. Tên trộm trở tay trái, tống trả tám tống trúng tim, trúng thận, trúng tâm thất trái trưởng ty. Trần Tường trọng thương, thoi thóp thở. Thất thế, tên trộm trẻ Tiến Tường tẩu thoát. Trang trại trưởng Trần Thắng thúc toàn thể trang trại truy tìm tung tích tên trôm, triệu thầy thuốc Trương Thành Thi túc trực, tức thì tiêm thuốc trợ tim trên thăn tay trưởng ty. Trần Tường từ từ tỉnh táo, thê thốt tiếng Tây, Ta, tiếng Tàu, tiếng Triều Tiên, tiếng Tiệp:” Ta thua tên trộm trẻ Tiến Tường. Tài trí ta thật tầm thường! Tức thật! Tức thật!”
Tên trộm trẻ tiếp tục tẩu thoát trước tiếng trống truy tìm “thùng thùng “ tăng thêm thanh thế. Trời thì tối, tình thế thật thê thảm, tên trộm trèo tường toan thoát thân. Tường trơn, tên trộm thụt thùng tiêu. Toàn thân thum thủm thối. Tổ tuần tra trang trại tóm tên trộm, trói tay, tức thời tống tên trộm trình tòa truy tố.
Trước tòa tranh tụng, tên trộm trẻ thật thà thú tội:” Thuở thiếu thời, tôi tiếp thu toàn tư tưởng thối tha tồi tệ. Thủy thủ trên tầu Tiền Tiến thường thỏa thuận thuê tôi tiêu thụ toàn thứ tanh tưởi. Thoạt tiên, tạm thời tuân theo tôn ti trật tự, tôi thoái thác. Thời tình thế thôi thúc, tôi thỏa thuận tàng trữ , tiêu thụ. Thấy trang trại Trần Thắng to, trang trại trưởng Trần Thắng tiêu tiền thừa thãi, tôi thì thiếu tiền tiêu tết Trung thu. Tuần trước, tôi tức tối toan tống tiền trang trại trưởng Trần Thắng. Thật thương thay tình thế tôi trong thứ tư tuần trước. Tôi trần tình thực thế. Tội tôi thật trầm trọng. Thỉnh tòa thể tất, thỉnh tòa thương tôi, tôi thề thực tâm tu tỉnh”
Tòa thấy tên trộm trẻ tự thú thành thật, thương tình tha tù.
Toàn thủ thủ trên tầu Tiền Tiến, tất thẩy thấy thâm thù, thề tra tấn tên trộm thành tật thọt.
Lượm lặt chuyện ngày xưa, có bổ sung, mong anh chị em thể tất thương tình, thêm thắt cho thêm phần "dzui dzẻ" (Có thể toàn chữ cái khác, hay toàn dấu nào đó).
Quang Tẹo
Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012
LỜI CẢM ƠN
Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012
THÔNG BÁO THÁNG 4/2012
Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012
Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012
TIN BUỒN
THĂM THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ
Về tới quê cũng 5g sáng, không kịp nhìn mặt ông cậu lần cuối. Sau khi làm các thủ tục xong, 11.30 mình tranh thủ về quê ba (thôn khác) thắp nhang cho Ba và tranh thủ ghé thành cổ QT. Nhiêu lần về quê, nhưng chưa bao giờ mình vô đó, lần này sau khi đọc bài Q.Vinh viết về Bá Dật (10H) mình quyết định vô thăm.
Thành cổ còn đơn sơ lắm, chỉ có 2 nơi để thăm quan đó là đền tưởng niệm và bảo tàng chiến tích. Nếu như tự đi không nghe thuyết minh thì mình không thể cảm nhận được xương máu của bao nhiêu đồng bào, bạn bè mình đổ xuống đó. Nhìn các bức ảnh trưng bày, những chiến sĩ trẻ mới 18 đôi mươi, và 1 số bức ảnh chỉ mới 14, 15 tuổi mà không cầm được nước mắt. Nghĩ cũng ngộ, không biết sao mà mình cứ đi tìm xem có bức ảnh nào mình quen không? vì năm đó khóa của tụi mình vô chiến trường cũng không ít mà.
Nếu có điều kiện các bạn cố gắng đến thăm Quảng trị nhé, nơi đây ngoài Thành cổ ra còn có Nghĩa trang Trường Sơn, nơi quá quá nhiều những ngôi mộ không tên, các anh nằm đó chờ thân nhân đến đưa về, còn thân nhân thì mong mỏi tìm nhưng không biết các anh nằm đâu! Mỗi lần đến đó mình cũng chỉ biết cố gắng thắp cho các mộ phần 1 nén nhang và cầu mong họ sớm gặp lại gia đình của mình.
Xuân Hải 10a
Y tế Việt Nam nên bắt đầu từ định nghĩa
Trong các văn bản pháp quy thuộc lĩnh vực y tế của Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa chính thức sức khỏe là gì. Khi nói đến sức khỏe nhiều người, kể cả cán bộ y tế, nghĩ ngay đến việc khám, phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh. Hoặc xa hơn, đó là dự phòng bệnh tật, nghiên cứu khoa học. Nhưng yếu tố tinh thần và xã hội của sức khỏe thì hình như chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Do vậy, các hoạt động và phát triển của y tế Việt Nam, thực sự còn lúng túng, do thiếu một triết lý.
Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO, 1947) định nghĩa “Sức khỏe là sự vẹn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh tật”. Có thể xem định nghĩa này như là triết lý y tế. Chúng ta có thể dùng định nghĩa này để soi rọi lại sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân trong nhiều năm qua. Ngay từ lúc còn trong trường y, sinh viên chủ yếu học về sức khỏe thể chất. Theo đó, chương trình giảng dạy chú tâm vào việc huấn luyện cho các sinh viên y khoa việc truy tìm, xử lý bệnh tật bằng thuốc men, tham gia dự phòng bệnh tật. Hệ quả là khi ra trường và trở thành bác sĩ, kiến thức và nhận thức về tâm lý, và kém kỹ năng trong cách đối nhân xử thế với bệnh nhân, thân nhân, đồng sự, cấp trên, cấp dưới trong môi trường bệnh viện cũng như ở cộng đồng.
Ngoài ra, còn có một nghịch lý về giảng dạy kinh tế. Thật vậy, điều mà bác sĩ quan tâm là kinh tế y tế, cân bằng lợi ích lâm sàng và chi phí điều trị cho bệnh nhân, nhưng họ chỉ được học kinh tế chính trị ! Hiếm khi sinh viên được học về các quy trình vận hành, tổ chức, quản lý bệnh viện. Thay vào đó, họ được học về dược lý chứ không biết về giá thuốc và hầu như “mờ mịt” về luật chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân, luật dược, pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân, luật khám bệnh, chữa bệnh và đặc biệt sinh viên y khoa lâu rồi chưa được học “nghĩa vụ y khoa”!
Tập trung vào sức khỏe thể chất dẫn đến một nền y tế thiếu toàn diện. Nhiều bác sĩ khi ra trường họ chỉ biết đến “bệnh” mà ít chú ý đến “người bệnh”, tập trung trí tuệ để xử lý tốt bệnh tật mà quên đi những giá trị mang tính nhân văn đó là tâm lý và xã hội. Họ tự cho mình là “mẹ”, có toàn quyền ra lệnh, quyết định, la rầy “con bệnh” của mình mà quên rằng, thực sự họ chỉ là những “người bạn” của bệnh nhân. Họ nhận lương bổng, thậm chí trang thiết bị, cả chiếc ghế ngồi của họ đều được đóng góp bằng tiền thuế và các khoản khác của người dân, trong đó, có những người bệnh đang ở trước mặt của họ. Khi ra toa thuốc, họ không biết được giá của ngày công lao động tay chân là bao nhiêu, không biết được giá của một kilogram lúa gạo là bao nhiêu, nên “vung tay quá trán”.
Bs Đỗ Hồng Ngọc từng nói các bác sĩ chữa được cái “đau” mà không giải quyết được cái “khổ”, giải quyết được “bệnh” mà không giải quyết được “hoạn”. Nhưng chữa được cho cái “xác” mà lờ đi cái “hồn” và các “mối quan hệ xã hội”, vốn dĩ không ít là cội nguồn của bệnh tật, là một khiếm khuyết. Nếu một bệnh nhân bị stress, đến bác sĩ đo huyết áp thấy cao, được chẩn đoán bệnh tăng huyết áp, dặn dò ăn uống và được “đe nẹt” một số biến chứng, ra toa thuốc, ra về. Nhiều bác sĩ ít khi biết được bệnh nhân ấy đang bị stress, vừa làm ăn thua lỗ, ly dị, đang chia của, con cái bỏ học, nói chung là có nhiều yếu tố xã hội và tâm lý khác. Có thể nhiều bác sĩ cho là bệnh quá tải, không có thời gian nhiều với bệnh nhân (cũng đúng), nhưng cho dù có nhiều thời gian đi nữa thì thực sự rất ít bác sĩ quan tâm đến những chuyện “ngoài bệnh tật” kể trên (trừ các bác sĩ có kinh nghiệm sống, hoặc đã được huấn luyện “lâu lắm rồi”) vì họ thiếu được rèn luyện những kỹ năng và phương pháp chuẩn mực để tiếp cận các vấn đề tâm lý và xã hội.
Các vấn đề vĩ mô khác về y tế theo tôi cũng xuất phát từ sự xa rời định nghĩa sức khỏe. Chúng ta quen đánh giá nền y tế bằng những chỉ số như tỷ trọng thầy thuốc trên vạn dân, số giường bệnh trên vạn dân, và dựa vào đó, các quan chức y tế kết luận rằng chúng ta thiếu bác sĩ, thiếu giường bệnh, bệnh viện quá tải. Những kết luận đó không hẳn sai, nhưng trong thực tế thì không bao giờ cho đủ số lượng bác sĩ theo nhu cầu, chứ chưa kể chất lượng bác sĩ, lại còn phải hòa nhập với khu vực, quốc tế. Nhưng chúng ta ít quan tâm đến cái gốc xã hội của tình trạng quá tải, của thiếu giường bệnh.
Cái gốc đó là chúng ta quên đi hai yếu tố tinh thần và xã hội của sức khỏe. Quay lại ví dụ về bệnh nhân stress, có thể được giảm nhẹ hoặc “chữa khỏi” nhờ chuyên gia tư vấn, thầy tu, hay một ai đó có uy tín trong họ hàng, bè bạn, trong gia đình hòa giải, tránh cuộc ly dị; con cái bỏ học có thể nhờ giáo viên giúp đỡ, và stress được kiểm soát, huyết áp của bệnh nhân cũng ổn theo, biến chứng có thể không xảy ra, thì đâu cần phải có nhiều bác sĩ điều trị tăng huyết áp, đội ngũ điều trị, chăm sóc biến chứng của tăng huyết áp như tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, suy thận mãn. Có lẽ chúng ta chưa quan tâm đúng mức hai yếu tố tâm lý và xã hội của sức khỏe nên quên đi việc chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của mỗi người dân (tự chăm lo cho mình), của toàn xã hội (trong chăm sóc sức khỏe toàn diện) chứ không chỉ của riêng ngành y tế.
Do thiếu cái nhìn toàn diện nên chúng ta đã không huy động triệt để được tất các nguồn lực của xã hội để phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của người dân. Chúng ta cũng đã kêu gọi “xã hội hóa y tế”, nhưng không kêu gọi “xã hội hóa sức khỏe”, chúng ta đã quen gọi “Bộ Y tế” mà thực sự phải là “Bộ Sức khỏe” (Ministry of Health). Danh không chính nên “ngôn không thuận”, khó mà hiệu triệu mọi nguồn lực đi đúng một mục đích và hoạt động có hiệu quả nhất!
Cũng từ nhận thức thiên lệch về sức khỏe thể chất nên việc đầu tư các nguồn lực cho chăm sóc sức khỏe cũng thiếu hiệu quả. Nguồn tài chính của nhà nước đầu tư cho y tế, đa số chỉ tập trung cho việc xây dựng các bệnh viện, trung tâm chẩn đoán và điều trị, trang bị kỹ thuật càng chuyên sâu, cao cấp ở các thành phố lớn, bệnh viện tuyến tỉnh, còn lại một ít cho bệnh viện huyện, cũng nhằm để “chữa cháy” việc quá tải. Tuy nhiên, các địa chỉ trên chỉ chăm lo sức khỏe cho khoảng 10% dân Việt Nam, còn lại khoảng 90% cần được chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng thông qua chăm sóc sức khỏe ban đầu (cũng là cách giảm tải bệnh viện bền vững) thì đầu tư còn rất yếu kém. Qua thực tế, các khoa quá tải ở các bệnh viện thường là khoa Nội Tim mạch, Nhi khoa, Chấn thương, Ung thư, Thần kinh. Hơn phân nửa số bệnh nhân nội trú ở Nội tim mạch là tăng huyết áp, gần 1/3 là bệnh mạch vành, có thể kiểm soát tốt ở ngoại trú; đa số bệnh nhi đến phòng khám bệnh viện là các bệnh nhiểm khuẩn, virus đường hô hấp, tiêu hóa, v.v. có thể chữa tại trạm y tế, chăm sóc tại nhà; nếu tuyên truyền tốt về an toàn giao thông, sử dụng rượu bia thì không có nhiều chấn thương do tai nạn giao thông; giảm thuốc lá, thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt, thì ngừa nhiều bệnh ung thư, bệnh chuyển hóa, giảm các bệnh nhập viện vì tai biến mạch não, tiểu đường.
Giải quyết những vấn nạn vừa nêu không nhất thiết phải đầu tư nhiều tiền của mà cần phải chuyển hướng nhận thức đầu tư hiệu quả vào cộng đồng để giải quyết cho 90% nhu cầu xã hội trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đó là việc đầu tư vào các chương trình truyền thông, giáo dục sức khỏe, sức khỏe học đường, chăm sóc sức khỏe cộng đồng khi không có thầy thuốc. Đó là việc đào tạo rất ngắn hạn nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu, bao gồm nhiều đối tượng, kể cả thầy tu, sư sãi, ni cô, các sơ, v.v. các tình nguyện viên chăm sóc theo nhu cầu (không nhất thiết họ phải có nhiều kiến thức chuyên môn y tế). Đó là việc kêu gọi các thầy tu dùng chính chùa, nhà thờ làm cơ sở chăm sóc sức khỏe (sau khi được huấn luyện), là việc tăng cường chăm sóc bệnh tại nhà hơn là xây thêm bệnh viện, tăng số giường. Đó là việc kêu gọi gia đình, nhà trường, ngành giáo dục, phối hợp y tế, xã hội tham gia dạy dỗ, hỗ trợ con cái, tăng cường đào tạo kỹ năng sống của học sinh, sinh viên để giảm bớt bạo lực học đường, biết nói không với rượu bia, thuốc lá, lái xe lạng lách và có thể chính các em vận động gia đình mình tham gia giữ gìn sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Đó là việc dạy cho các bác sĩ ở các trạm y tế khoảng 10 bệnh thường gặp ở tại cộng đồng của mình cho thật tinh tường hơn là dạy cho họ chương trình chuyên khoa cấp I để rồi họ không sử dụng tốt ở cộng đồng, họ “bay” về huyện, tỉnh, gây mất nguồn nhân lực tại chỗ. Đó cũng là việc chúng ta cần tập trung đầu tư hỗ trợ “kiến thức chăm sóc sức khỏe ban đầu” cho tuyến dưới hơn là việc “chuyển giao kỹ thuật” theo chương trình 1816 như hiện nay.
Nói tóm lại, để sự nghiệp chăm sóc sức khỏe thực sự có hiệu quả, bước đầu tiên, cơ bản, quan trọng nhất là phải khẳng định lại một triết lý chăm sóc sức khỏe toàn diện trên cả ba mặt: thể chất, tinh thần lẫn xã hội như định nghĩa sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới. Các nhà hoạch định chính sách vĩ mô lẫn vi mô sẽ dựa trên định nghĩa này triển khai các bước đi tiếp theo sao cho toàn diện, không thiên lệch. Từ việc xác định triết lý này, sẽ có cơ sở tập trung các dạng nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực, thiên nhiên, xã hội và văn hóa nhằm vào mục đích chăm sóc sức khỏe cho chính mình và xã hội. Nhà nước sẽ giảm bớt gánh nặng trong việc lo cho sức khỏe người dân, góp phần đảm bảo “an sinh xã hội”. Hồ Chủ tịch cũng đã từng dạy: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Muốn “dân liệu” hiệu quả phải chỉ ra vai trò người dân một cách rõ ràng, tạo điều kiện để mọi tầng lớp tham gia tích cực, riêng trong định nghĩa sức khỏe, đa số người dân hoàn toàn có thể làm tốt việc chăm lo sức khỏe tinh thần và xã hội, bên cạnh thầy thuốc họ có quyền và có khả năng tự chăm sóc mình và gia đình, cộng đồng trong một chừng mực nhất định nhưng lại hiệu quả rất lớn.
Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012
ĂN QUÀ
Học trò thường ngủ dậy muộn, ăn sáng qua quit tại nhà rồi chạy nhanh tới trường, nhiều đứa còn nhịn cả ăn. Cho nên cứ trống điểm giờ giải lao cũng là lúc thấy đói cồn cào, mấy đứa tranh nhau chạy ào ra trước cổng ngắm nghía chọn hàng để ăn quà. Còn nhớ xưa kia trước cổng trường Nguyễn Trãi có mấy bà bán hàng quà . Quanh đi quẩn lại cũng mấy món : Hạt dẻ, ngô rang, ô mai, ốc mút, kẹo kéo, nộm ….
Khi mùa đông đến thì hạt dẻ, ngô, ô mai được chọn đầu tiên. Hạt dẻ hoặc ngô thường được các bà bán rang, ủ nóng trong các thúng có lót bao tải. Chỉ cần 5 xu một hào là có một vốc hạt đựng trong một phễu giấy cuộn. Người bán ngô rang hay cào các hạt ngô nở đong bán cho có lời còn chúng tôi lại thích các hạt ngô ‘’cúp’’vì được nhiều hạt hơn mà ăn cũng bùi hơn. Vì thế phải giám sát bà bán hàng đong sao cho có nửa nọ nửa kia mới chịu. Trời buốt cóng giá lạnh có được một ít hạt dẻ, hạt ngô nóng hổi để trong túi áo bông, thi thoảng tôi mới lấy ra một hạt cắn giòn tan bùi bùi thơm phức . Ăn một hạt lại phải ăn thêm hạt nữa. Cảm giác thật ấm áp tuyệt vời.
Bọn con gái hay ăn ốc mút. Con ốc mút bé tý tẹo vỏ xoắn đít nhọn ăn hơi đắng. Ruột chỉ nhỏ như cái tăm. Bà bán cũng ủ nóng ốc trong cái thúng. Đong bán bằng cái chén con. Đứa nào cũng thủ sẵn một đồng 5 xu tròn có lỗ. Chỉ cần bỏ đít con ốc vào lỗ xu bẻ cái ‘’cóc’’cho gẫy rồi quay miệng ốc để mút chút…chút... Thịt ốc chẳng có bao nhiêu, mút hết mấy xu ốc vẫn còn thòm thèm, chỉ kích thích dạ dày thêm đói. Đẳng cấp và có tiền hơn nữa thì ngồi xổm lể ốc gạo. Những tưởng món đó chỉ dành cho bọn con gái thế nhưng cũng có một vài đứa con trai xề đít ngồi lể ốc. Bọn con gái thường bĩu môi chê mấy đứa đó thuộc loại’’ con trai mà ăn quà như mỏ khoét’’.
Các món kể trên thường được để dành một ít đem vào lớp cất trong cặp, túi áo hay dưới ngăn bàn giấu trộm thầy cô để ăn ăn tiếp tục và cũng để cho mấy đứa bạn xung quanh không có ngửi chết thèm chìa tay xin’’ cho ăn với’’ .
Một món ngon nữa của học trò Hà nội là nộm đu đủ bò khô. Người bán nộm có chiếc xe đẩy con con. Phía trong để sợi đu đủ, dấm tương ớt chua cay và vài miếng bò khô, lọ lạc. Chỉ cần nghe tiếng kéo cách cách của bác bán hàng là đã cảm giác được vị tê cay nơi đầu lưỡi của đĩa nộm trộn bò khô. Lượng đu đủ và bò khô nhiều hay ít tùy theo tiền mà bạn mua, nhưng nước tương ớt thì cho vô tư. Bởi vậy chúng tôi thường tham rưới thật nhiều tương, ăn cay xè, mắt mũi dàn dụa , môi lưỡi rát nóng. Xuýt xoa liên tục.
Tương tự món ăn có tương ớt phải kể tới bánh gối phía trong chợ Ngọc Hà, trên đường từ trường về nhà tôi hay ghé qua. Bánh thời đó không có nhân thịt như bây giờ. Chỉ là chiếc bánh rán vàng nở phồng trong có ít su hào và cà rốt xào. Mua một cái bánh , ông bán hàng lấy kéo rạch bụng bánh , cho tương ớt vào giữa ruột bánh, tôi kẹp chặt bánh rồi vừa đi vừa ăn. Nước tương ớt chảy tòe loe quanh miệng nhưng chẳng thấy xấu hổ là gì. Ngon ơi là ngon.
Không thể liệt kê hết những món quà vặt mà thời học sinh chúng ta đã ăn. Cái sự ăn vặt, ăn thì chẳng được bao nhiêu nhưng không ăn thì thèm ghê ghớm. Giờ đây chúng ta sống đã đầy đủ hơn, các món ăn cũng được chế biến ngon hơn xưa rất nhiều. Nhưng những lúc bạn bè có dịp gặp nhau chúng tôi vẫn nhắc tới món ăn bình dân trước cổng trường gắn liền với những kỷ niệm thời thơ ấu trong khó khăn thiếu thốn .
Vốn dĩ không tự tin trong lĩnh vực văn vẻ nên khi viết xong bài này tôi có đưa bản nháp cho một số đứa bạn xem trước, chúng nó còn kể thêm ‘’một lô xích xông ‘’ các món ăn vặt khác, tôi nghe góp ý mà chẳng thể nhập tâm vì chỉ nghe qua thôi mà đã thèm rỏ rãi . Bạn nào nhớ thì kể tiếp dùm tôi nhé. Chân thành cảm ơn trước đấy.
Nhóm Bloggers 10H
Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012
ẢNH ĐI...ẸP
Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012
TẾU TÁO
TẾU TÁO 1:
Ông bố bảo đứa con: Xích con chó dữ lại. Cậu con hỏi: Nhà sắp có khách từ xa tới à bố? Bố đáp: Không! Mẹ mày sắp từ mỹ viện về!
TẾU TÁO 2:
Dịp lễ Giáng Sinh một em bé viết thư cho ông già Noel: Xin Ngài cho con một đứa em. Ông già Noel phúc đáp: Con hãy gởi mẹ con lên đây!
Thầy giáo hỏi cả lớp: Các em đã hiểu việc kinh nguyệt quan trọng thế nào đối với phụ nữ chưa? Trò Mike đáp: Thưa hiểu. Khi chị con nói tháng này không có thấy kinh nguyệt thì mẹ con ngất xỉu, bố con bị đột quỵ tim, còn anh tài xế thì vùng chạy ra ngoài cửa!
RỔ RÁ CẠP LẠI
Hai người học cùng khóanhưng khác lớp. Chàng và nàng đều đã qua ‘’ tập 1’’ . Con cái khôn lớn và họ đã lên chức ông bà .Mấy năm nay họ là những người độc thân vui tính .
Một ngày lớp chàng có một buổi đi chơi xa. Nàng ở lớp khác nhưng cũng được mời đi chơi chung cùng các bạn gái thân. Họ gặp nhau trong lần đi chơi xa đó. Ròng rã 3 năm trời suy nghĩ , và rồi mới đây chàng đã nhắn tin ‘’ chúng mình có nên sang tâp 2 không nhỉ? ‘’.
’’Ok ‘’ nàng reply.
Rổ rá cạp lại nhưng nghe chừng còn chắc và xài vẫn tốt.
Chúc cho họ hạnh phúc tới đầu bạc răng long.
TIN CŨ MÀ CÓ THỂ NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT
Theo các công trình nghiên cứu độc lập gần đây của rất nhiều nhà khoa học trên thế giới thì việc lấy ngày 1-4 làm ngày “CÁ THÁNG TƯ” rất thiếu cơ sở khoa học và kèm nhiều bất tiện.
Cũng theo các công trình này thì việc chuyển sang ngày 17-4 hàng năm thì mới là chính xác,khoa học nhất. Chính vì vậy mà Hội liên hiệp các vấn đề văn hóa-xã hội toàn thế giới đã nhất trí công bố : Kể từ năm 2012 trở đi ngày cá tháng tư sẽ là 17-4 thay vì 1-4 như trước đây.
Vậy xin thông báo để các bạn biết ( các bạn đã biết tin này rồi xin vui lòng bỏ qua )
Nguyễn Hà 10D sưu tầm
Ngày Cá Tháng Tư: Kể thật về Nhạc Sỹ Trịnh Công Sơn
Nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo: Chuyện thật, đó là bài báo cơ mà. Hôm đó, Trịnh Công Sơn nói với Đinh Cường và Trịnh Cung là muốn làm đám cưới với Thanh Thúy (Tàu). Thanh Thúy chỉ là ca sỹ nghiệp dư thôi. Thế là ba ông đến quán bar, đợi Thanh Thúy hát xong, Trịnh Công Sơn bẽn lẽn rút ra một món quà cưới. Trời ơi, đó là cái nhẫn bằng mê ca do Đinh Cường và Trịnh Cung sắm cho. Trịnh Công Sơn rất trang trọng đeo vào tay Thanh Thúy. Sơn kể: “Lúc ấy Sơn thấy một giọt nước mắt (thật) rơi xuống lưng bàn tay Sơn nóng bỏng”.