Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Thực phẩm bẩn: Dân ta nơm nớp "ăn trong sợ hãi"


Qua TQ HT được biết Ts Đặng Kim Sơn (K6) cũng trồng rau sạch, không biết có kinh doanh cung cấp cho thị trường hay không? Nếu kinh doanh chắc Ts sẽ có nhiều khách hàng 'tiềm năng' từ hội BT. Trên  Phụ nữ Today có bài trả lời phỏng vấn của Ts Đặng Kim Sơn liên quan đến vấn đề 'an toàn thực phẩm'...vấn đề này lại liên quan đến anh em ta. Hãy xem Ts Đặng Kim Sơn nói gì.

TS Đặng Kim Sơn
TS Đặng Kim Sơn
Không ai đánh giá xấu người có tiền?
PV:- Thời gian gần đây, báo chí liên tục đưa tin về thực phẩm “bẩn” như: rau phun thuốc kích thích, thuốc trừ sâu; thịt lợn, thịt gà thối được tẩm ướp hóa chất bày bán công khai tại các chợ... ông nghĩ sao về một đất nước nông nghiệp, sản phẩm tự mình làm ra mà đưa lên miệng nuốt không trôi, nơm nớp “ăn trong sợ hãi”?
Đặng Kim Sơn:- Rõ ràng đây là một điều rất phi lý khi trên một đất nước tự túc được lương thực, đứng thứ nhì thế giới về xuất khẩu gạo, đứng ở trên những mức rất cao trên thế giới về café, điều, hồ tiêu, chè, cao su…, người dân càng ngày càng không yên tâm về thứ mình ăn hàng ngày.
Nhìn từ phía người nông dân, họ vốn rất chất phác, cần cù, tử tế. Nhưng hiện giờ, rất nhiều người có tâm lý, trồng riêng cho nhà một luống rau, còn chỗ bán cho người khác thì áp dụng những biện pháp chăn nuôi không đảm bảo và bản thân họ không dám ăn sản phẩm đó. Người chăn nuôi cũng vậy. Ở đây, chúng ta đang đối diện với một hiện tượng không bình thường, thậm chí phi lý với bản chất của người nông dân Việt Nam.

PV:- Ai cũng nói được câu “cái gì mình không muốn thì đừng đem cho người khác” nhưng những hành vi ứng xử, trên thực tế như thực phẩm “bẩn” mà chúng ta đang nói, lại hoàn toàn ngược lại: Bán cho người cái mà ta kinh sợ, ghê rợn.... Điều gì đã khiến cho những người nông dân, bản chất vốn chất phác, tử tế lại hành xử phí lý như vậy?


" Khi cơ chế thị trường có mặt và đang không hoàn chỉnh, mọi giá trị đã và đang bị thay đổi. Phần đông chỉ nhìn thấy giá trị của đồng tiền. Người có tiền thì có quyền lực, tình cảm, lợi thế... Trong làng, trong xã, người nông dân nhìn thấy người làm ăn không chính đáng được tôn trọng, được coi là thành đạt, còn người tử tế, cần cù thì không được như vậy. Thước đo giá trị và van điều khiển về đạo đức, lương tâm của con người thay đổi. Chuyện này không chỉ diễn ra ở nông thôn."
                TS Đặng Kim Sơn
Đặng Kim Sơn:-  Sự hỏng hóc, biến dạng về tổ chức thể chế và tâm lý trong xã hội có thể là nguyên nhân của cách hành xử đó. Trước hết, về tổ chức thể chế, người nông dân thấy họ không nhận được lợi ích cân bằng với người đô thị. Người đô thị đang được hưởng quá nhiều lợi thế, họ có thể gây hại cho nông thôn mà không gặp rào cản nào. Ví dụ, họ có thể đưa rác, đưa nghĩa trang, đưa nhà máy, đưa tệ nạn về nông thôn.  Họ có thể lấy đất của người nông thôn đi.
Trong khi người nông thôn vào đô thị bán hàng rong, đạp xích lô, chở xe ôm... đều có thể bị chặn, bị phạt, bị tước đoạt công cụ lao động. Con em người nông thôn đi làm ở đô thị, xây dựng những thứ tốt đẹp cho đô thị nhưng thực tế, họ nhận được mức thu nhập thấp (so với thu nhập trung bình của đô thị), sống ở những chỗ chật chội, không được nhập hộ khẩu... Mối liên kết giữa đô thị và nông thôn bị cắt rời, trong đó, người nông dân thấy phần thiệt thòi thuộc về mình.
Mặt khác, khi cơ chế thị trường có mặt và đang không hoàn chỉnh, mọi giá trị đã và đang bị thay đổi. Phần đông chỉ nhìn thấy giá trị của đồng tiền. Người có tiền thì có quyền lực, tình cảm, lợi thế... Trong làng, trong xã, người nông dân nhìn thấy người làm ăn không chính đáng được tôn trọng, được coi là thành đạt, còn người tử tế, cần cù thì không được như vậy. Thước đo giá trị và van điều khiển về đạo đức, lương tâm của con người thay đổi. Chuyện này không chỉ diễn ra ở nông thôn.
Cho nên, thuốc kích  thích tăng trưởng, phân hóa học... trở thành công cụ lợi hại cho người nôgn dân đạt đến mục tiêu làm giàu. Đối với họ, miễn là sản xuất được nhiều, rẻ, nhanh, bán giá cao vì họ thấy, không ai đánh giá xấu người có tiền cả.
Thịt bẩn có chất tạo nạc
Thịt bẩn có chất tạo nạc được giết mổ khắp nơi

Chạy đua về đáy
PV:- Cho nên, giả sử có những người tử tế, họ trồng rau sạch, nuôi và bán thịt gia súc gia cầm sạch thì với thực tế hiện nay, họ sẽ không thể cạnh tranh nổi về giá, hoặc người dân cũng hoang mang không biết đó có thật là sản phẩm sạch?


"Người làm ăn tử tế không cạnh tranh được, làm ăn thiếu đạo đức dễ dàng và thành đạt hơn, những hiện tượng đó sẽ dẫn tới hệ quả là, người ta tranh nhau xấu, không xấu hơn thì cũng phải xấu bằng người khác."
         TS Đặng Kim Sơn
Đặng Kim Sơn:- Trong thị trường hoàn chỉnh, tiền nào của đấy. Nếu người ăn chấp nhận giá rẻ, chất lượng không cao, vệ sinh không chuẩn nhưng đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng, nhu cầu năng lượng thì người sản xuất sẽ tiến hành sản xuất hàng loạt, sản xuất với giá rẻ nhất, lấy năng suất và sản lượng để bù vào chất lượng, cạnh tranh bằng giá.
Ngược lại, nếu người tiêu dùng muốn có sản phẩm chất lượng cao, không chỉ vệ sinh an toàn mà còn ngon, bảo vệ môi trường, đảm bảo các yêu cầu về đạo đức xã hội và họ chấp nhận giá mua cao thì người bán phải đầu tư tương ứng để đáp ứng yêu cầu tất cả những yêu cầu nêu trên.
Hiện tượng mà người ăn, người mua muốn trả đắt để có sản phẩm an toàn nhưng cũng không biết mua được ở đâu và người sản xuất chấp nhận điều kiện khó khăn làm ra sản phẩm an toàn nhưng cũng không biết bán ở đâu chứng tỏ thực tế là, chúng ta đang có một thị trường không hoàn chỉnh hay nói cách khác, một thị trường đứt đoạn, người mua và người bán không gặp nhau, ở giữa có một khoảng trống không đáng tin cậy, quan hệ giữa người mua và người bán là quan hệ ngắn hạn. Trong lý thuyết thị trường, người ta gọi đó là thị trường thất bại.
Tại sao vậy? Nguyên nhân thứ nhất có thể do hệ thống phân phối của chúng ta quá thô sơ.  Người bán bán ngay tại nhà, người trung gian đến mua, bán cho người tiêu dùng. Không có chuỗi ngành hàng đáng tin cậy, không có bao bì đóng gói, không có thương hiệu. Trong khi, các chợ của chúng ta gồm những quầy hàng không địa chỉ, nguồn gốc xuất xứ, không liên hệ gì với nhau.
Nguyên nhân thứ hai là tổ chức của người sản xuất quá thô sơ. Họ sản xuất nhỏ lẻ, không chuyên nghiệp, không bằng cấp, không quy định, không hiệp hội, không tổ chức… Người mua cũng vậy, bạ đâu mua đấy, nhỏ lẻ, manh mún và tạm thời. Đó là mối quan hệ kiểu làng xã nhưng đã được nhân lên cấp quốc gia. Chúng ta đi vào một nền sản xuất lớn nhưng cách thức tổ chức, thể chế vẫn còn nông dân nên đã dẫn tới những hiện tượng bất bình thường như vậy.
PV:- Như ông phân tích, tổ chức thể chế và tâm lý xã hội méo mó, thị trường không hoàn chỉnh sinh ra những hiện tượng "làm giàu bằng mọi giá", "sống chết mặc bay"... Vậy những hiện tượng  đó sẽ dẫn chúng ta tới đâu?
Đặng Kim Sơn:- Người làm ăn tử tế không cạnh tranh được, làm ăn thiếu đạo đức dễ dàng và thành đạt hơn, những hiện tượng đó sẽ dẫn tới hệ quả là, người ta tranh nhau xấu, không xấu hơn thì cũng phải xấu bằng người khác. Rồi những người tử tế cũng dần dần phải nhắm mắt chấp nhận.
Kinh tế học có khái niệm "chạy đua về đáy", trong trường hợp cạnh tranh xấu, không có các yếu tố ràng buộc, kiểm soát, không bị trừng trị, những người khác bắt buộc phải áp dụng các biện pháp đó theo. Kết quả là thị trường đổ vỡ. Khi đó, tất cả đều chịu thiệt nhưng không tránh được.


Hay cơ hội làm giàu?
Thịt gà bẩn bán rẻ như rau tại Hà Nội
Thịt gà bẩn bán rẻ như rau tại Hà Nội
PV:- Ở một chiều khác, sẽ có người cho rằng “người sao ta vậy” và thích ứng với cái sự ăn “bẩn” như một biểu hiện tâm lý bầy đàn: tất cả đều thế, nếu có sao thì tất cả cùng bị chứ chẳng riêng mình. Họ nói như thế là vì không thể chống đỡ được nên buông xuôi mọi sự hay là chúng ta có thói quen ăn “bẩn”, hay còn vì những nguyên do nào khác, thưa ông?
Đặng Kim Sơn:- Vì họ không biết. Họ chưa nhận thức được rằng, cái bẩn bây giờ khác hẳn với cái bẩn ngày xưa. Ngày xưa  cùng lắm là Ecoli, thuốc trừ sâu, ngộ độc xong là hết. Bây giờ là kim loại nặng, là chất kích thích sinh trưởng khi tích lũy trong cơ thể có thể gây ung thư.
Thứ nữa, cũng vì họ bất lực, họ nghèo, họ không có phương tiện gì để chống đỡ. Người giàu thì đơn giản hơn, có thể họ tự trồng rau, có thể ăn rau nhập khẩu.
PV:-  Để khắc phục tình trạng này, chúng ta phải làm những gì và bắt đầu tư đâu, thưa ông?
Đặng Kim Sơn:- Tư duy phổ biến hiện nay sẽ là "các cơ quan chức năng vào cuộc". Người ta trông chờ vào trách nhiệm của Nhà nước. Nhưng ngay trong trường hợp Nhà nước chưa hiệu quả, xã hội vẫn đứng lên được.
Nói về tình trạng thực phẩm bẩn hiện nay, về khía cạnh thị trường, đây thực sự là cơ hội làm ăn hiếm có. Thị trường của chúng ta đi quá nhanh, phân cấp thị trường đi quá nhanh,  cần có sự tổ chức ở cả đầu cung và đầu cầu. Ví dụ đầu cung, nông dân tổ chức thành những tổ nhóm. Trong tổ kiểm soát lẫn nhau, chia sẻ quyền lợi chung. Đầu người bán cũng thế. Có chuỗi cửa hàng, cùng chung tiêu chuẩn, nguồn gốc sản phẩm, giá cả, có mối liên hệ khăng khít về mặt lợi ích... Khi đó, bên ngoài càng mắc lỗi, chuối cung cầu khép kín đó càng có nhiều khách hàng, càng có lợi nhuận cao.
Thứ hai, đối với người làm xã hội dân sự, cho dù xung quanh xấu, họ vẫn có thể tổ chức được mạng lưới tốt, ví dụ, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Người ta vẫn nhắc đi nhắc lại câu chuyện 5 Bộ không lo được một mâm cơm như minh chứng về sự chồng chéo, không hiệu năng của quản lý  Nhà nước. Câu chuyện sẽ đơn giản hơn nhiều nếu có Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đủ mạnh và được toàn quyền. Họ không cần có chuyên môn, mà điều phối, thuê người có chuyên môn tới kiểm tra thực phẩm. Họ sẽ có tiếng nói khách quan độc lập, thực sự vì người tiêu dùng và được người tiêu dùng ủng hộ, vì đó là những người do họ bầu ra. Khi đó, sức mạnh của thị trường sẽ vận hành, loại trừ những hành vi sai trái, vi phạm đạo đức.
Sự méo mó về đạo đức cũng là câu chuyện của xã hội dân sự. Dó là vai trò của người tuyên truyền, media, báo chí… Hãy nói về những câu chuyện tốt đẹp, những giá trị cao hơn giá trị đồng tiền, những nhà sư hãy nói về giá trị đích thực của cuộc sống, về sự trừng phạt tinh thần nếu hành xử trái với đạo đức xã hội. Thang đạo đức xã hội là việc của cộng đồng, của toàn xã hội. Ở đây, Nhà nước chỉ cần phải đảm bảo rằng, pháp luật đồng bộ với đạo đức, pháp luật sẽ bảo vệ người tốt, nghiêm trị những người xấu, hành vi xấu.
PV:-  Nghĩa là bắt đầu từ mỗi cá nhân?
Đặng Kim Sơn:- Chuyện ăn uống là chuyện hàng ngày, từng cá nhân từng cộng đồng có thể tự xử lý được. Ví dụ, chỉ cần một làng kiên quyết không dùng thuốc kích thích tăng trưởng với cây trồng, vật nuôi thì người dân làng đó sẽ có thực phẩm sạch.
Hay từng cá nhân tự trồng rau, nuôi gà. Nhà tôi cũng có một vườn rau hữu cơ, mỗi chủ nhật tôi lên hái phát cho cả họ. Cả họ dùng không hết, tôi rủ những người có trang trại trồng rau hợp thành công ty. Rồi chúng tôi cùng xây dựng một hợp tác xã trồng rau hữu cơ, hợp tác với một công ty làm hệ thông phân phối. Sắp tới, tôi sẽ tổ chức trồng lúa, nuôi gà lợn, làm nước mắm... Làm gì bây giờ cũng sẽ thắng.
Có điều, mình nhìn thấy cơ hội nhưng năng lực có hạn. Tôi chỉ tổ chức được một xóm trồng rau hữu cơ, ngày cung cấp được khoảng hơn trăm cân rau sạch cho Hà Nội thì có thấm tháp gì. Lợi thế so sánh của Việt Nam là nông nghiệp, tôi hi vọng nhiều người sẽ đứng lên tham gia tổ chức người dân làm giàu chính bằng nông nghiệp.
  • Hoàng Hạnh

Đừng quên nông dân


Nam Nguyên, 2011-05-23

Việt Nam được đề cao giữ vững an ninh lương thực, xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng người nông dân lại chịu quá nhiều khó khăn trong sản xuất.
Bao giờ nông dân mới hết lo
Nông sản là ngành hàng duy nhất không nhập siêu, nhưng để có hơn 7 triệu tấn gạo xuất khẩu trị giá hơn 3 tỷ USD dự kiến cho năm nay, cũng như những kim ngạch lớn của mặt hàng cà phê hay hồ tiêu, người nông dân hầu như tự bươn chải lo đồng vốn đầu vào. Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, tuy có mức lãi suất thấp hơn các ngân hàng thương mại cổ phần, nhưng lại hạn chế số tiền cho nông dân vay nên đa số nông dân phải chạy vạy các ngân hàng khác. 
Nông dân Cần Thơ vùng đồng bằng sông Cửu Long làm lúa hè thu sớm và ước mơ đổi đời với ao cá tra phát biểu đầy bức xúc

Nông dân cái gì cũng bị đè hết, phân thuốc bị đè, xăng dầu thì theo thế giới, thậm chí trong nước mình có dầu Dung Quất mà sao cũng bán theo giá thị trường nước ngoài nông dân hơi bức xúc vấn đề đó. Còn phân bón mình có nhà máy phân đạm Phú Mỹ mà cũng bán theo thị trường nước ngoài giá còn cao hơn phân u rê Trung Quốc  
“Nông dân cái gì cũng bị đè hết, phân thuốc bị đè, xăng dầu thì theo thế giới, thậm chí trong nước mình có dầu Dung Quất mà sao cũng bán theo giá thị trường nước ngoài nông dân hơi bức xúc vấn đề đó. Còn phân bón mình có nhà máy phân đạm Phú Mỹ mà cũng bán theo thị trường nước ngoài giá còn cao hơn phân u rê Trung Quốc nữa. Vay vốn cần số tiền nhiều còn nuôi cá nữa vay Ngân hàng Nông nghiệp đâu đáp ứng đủ, em vay của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long nó cũng chạy đua tăng lãi suất ‘thằng’ nào cũng vậy.”

Trong khi đó nông dân vùng tứ giác Long Xuyên chuẩn bị gieo sạ vụ hè thu một cách đầy lo lắng, vì chi phí đầu vào quá cao trong khi lúa hè thu năng suất thấp, dự báo giá lúa chưa rõ rệt Hiệp hội Lương thực Việt Nam chỉ hứa hẹn không để giá lúa xuống thấp hơn 5.000đ/kg.
“Nếu giá lúa 5.000đ/kg thì chỉ huề vốn không lời nổi, chi phí ban đầu lúc vụ đông xuân một công 100m2 để bắt đầu trồng lúa được là 200.000đ bây giờ 300.000đ tới 320.000đ mới gieo sạ được. Tiền cày đông xuân 1 công làm ‘một quận’ 70.000đ bây giờ 100.000đ. Nhân công làm thuê bây giờ đồng tiền mất giá mướn rẻ người ta không làm, một ngày công vụ đông xuân 100.000đ bây giờ từ 130.000đ-140.000đ. 
Lãi suất ngân hàng, nói chung 100% nông dân vay vốn ngân hàng số tiền vay khá lớn. Cách đây một năm tôi vay lãi suất 1,35%/tháng nhưng hiện tại tôi đang vay 2,15%/ tháng. Ngân hàng Nông nghiệp cho vay số tiền rất ít không đáp ứng nhu cầu nông dân, còn ngân hàng tư nhân lãi suất rất cao.” 
Người nông dân Cần Thơ quanh năm sống với ruộng lúa ao cá trong câu chuyện với chúng tôi điểm thêm chút hài hước mang nhiều chua chát:
“Ông chính phủ nói chống lạm phát, chống sao mà chỉ có đè được mặt hàng của nông dân thôi. Nông dân sản xuất ra lúa gạo, các mặt hàng để xuất ra nước ngoài thì đè được, còn mấy mặt hàng của doanh nghiệp không đè được đưa về tới tay nông dân thì giá quá cao, nông dân mình bức xúc chuyện đó.”

Ông chính phủ nói chống lạm phát, chống sao mà chỉ có đè được mặt hàng của nông dân thôi. Nông dân sản xuất ra lúa gạo, các mặt hàng để xuất ra nước ngoài thì đè được, còn mấy mặt hàng của doanh nghiệp không đè được đưa về tới tay nông dân thì giá quá cao, nông dân mình bức xúc chuyện đó
Sản xuất hạt tiêu xuất khẩu ở Việt Nam, mặt hàng nông sản siêu lợi nhuận đạt 500 triệu đồng một hec-ta một năm nhưng phải đầu tư lớn, Một người sản xuất và chế biến hồ tiêu ở Tây nguyên cũng đề cập tới chuyện thiếu vốn trong sản xuất:
“ Nhà nước khóa vốn đối với nông nghiệp, sản xuất khó lắm. Các nước người ta đầu tư cho sản xuất nông nghiệp còn ở đây ai có thì làm, không có thì phải chịu chứ ở Việt Nam vay lãi suất cao quá, làm ăn coi chừng hết nghiệp phiêu lưu lắm.”

Hợp tác để cơ giới hóa
Đối với các chuyên gia các nhà quản lý, nông nghiệp phải được cải tổ nhiều mặt mới có thể tiến lên sản xuất lớn, khi sản phẩm có chất lượng ổn đinh, giảm được thất thoát sau thu hoạch, điều tiết được thị trường thì mới có thể nâng cao lợi nhuận cho nông dân. Phó giáo sư Tiến sĩ Phạm Văn Dư, Cục phó Cục trồng trọt từ đồng bằng sông Cửu Long nhận định là, diện tích đất canh tác của nông dân rất nhỏ, cần khuyến khích bà con nông dân hợp tác lại với nhau để được hưởng một số dịch vụ chung. Thay vì mỗi bà con nông dân chạy đến đại lý mua vật tư mua giống hay là tự làm đất …những chuyện này rất tốn kém mà một mình nông dân cá thể thì cũng khó khăn. Vì vậy các chuyên gia khởi sự hướng dẫn bà con nông dân theo hướng tập trung sản xuất:
Bà con cố gắng hợp tác lại để có những đất ruộng rất lớn độ 100ha-200ha . Hiện nay công nhân lao động cũng ít đi, hợp tác với nhau thì cơ giới hóa sẽ rất tốt, chúng tôi nghĩ rằng trong thời gian ngắn độ một đôi năm nữa cơ giới hóa sẽ đạt 80%-90%, cơ giới hóa trong thu hoạch
“Bà con cố gắng hợp tác lại để có những đất ruộng rất lớn độ 100ha-200ha . Hiện nay công nhân lao động cũng ít đi, hợp tác với nhau thì cơ giới hóa sẽ rất tốt, chúng tôi nghĩ rằng trong thời gian ngắn độ một đôi năm nữa cơ giới hóa sẽ đạt 80%-90%, cơ giới hóa trong thu hoạch rồi các khâu khác, sẽ từng bước giảm nhẹ sức lao động cho bà con nông dân. Dịch vụ sẽ hỗ trợ bà con nhiều hơn, sức lao động ngày càng ít hơn, việc sử dụng máy móc sẽ chiếm đại bộ phận, kể cả việc thu mua lúa của bà con nông dân sẽ rất tốt. 
Vừa qua Bộ Nông nghiệp đã phát động ‘cánh đồng mẫu lớn’ được sự hưởng ứng rất tốt đặc biệt sự tham gia của các doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ khuyến khích doanh nghiệp vật tư đầu vào kể cả doanh nghiệp đầu ra thu múa lúa của bà con nông dân với giá tốt, cùng nhau hợp tác trên cánh đồng lớn như thế.”                               
Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt về lúa gạo còn nhiều bất cập, dù Việt Nam thành công về khối lượng xuất khẩu. Nói chuyện đường dài thì nhiều chính sách lớn được đề ra như tam nông gồm nông nghiệp-nông dân-nông thôn cả ba mặt đều được hứa hẹn cải cách đầu tư chiều sâu để nâng cao đời sống phúc lợi của nông dân. Tuy vậy đã nhiều năm trôi qua câu chuyện tam nông vẫn còn khá xa lạ với nông dân, có lẽ từ nghị quyết tới hiện thực còn mất rất nhiều thời gian.      

ĐôĐH st 

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Phạm Đình Ân: Thơ & người

Thế giới trẻ thơ trong thơ Phạm Đình Ân
Thế giới trẻ thơ trong thơ Phạm Đình Ân
Nhà thơ Phạm Đình Ân

Từ những ngày còn là học sinh phổ thông Phạm Đình Ân đã có những bài thơ ở tuổi học trò được bè bạn yêu thích. Những năm tháng là sinh viên khoa văn Đại học tổng hợp Hà Nội, anh đã có nhiều bài đăng báo. Và hồn thơ anh ngày càng nở rộ, càng chín cùng với tuổi đời, tuổi nghề. Tới nay anh đã có hơn chục tập thơ in chung và riêng. Báo nhân dân chủ nhật số 36 (ngày 15/10/1989 ) đã có lời giới thiệu: Phạm Đình Ân trãi nghiệm bao nỗi buồn vui, đắng ngọt để rồi viết nên được nhiều bài thơ đạt hiệu quả nghệ thuật… hóm hỉnh khi viết về thiếu nhi, hoài vọng khi viết về đất nước, thiên nhiên, bay bổng khi viết về tình yêu, xót buồn và nhân ái khi viết về nỗi đời và tình người. Thơ Phạm Đình Ân là như thế!
Anh đã trãi lòng mình với thế giới tuổi thơ qua 7 tập viết cho thiếu nhi: Trăng của bé (NXB Kim Đồng- 1983- in chung), Sao hôm sao mai (NXB Thanh Hoá -1985- in chung), Tắc kè hoa (NXB Giáo dục –1996 - in riêng ), Chim khen bé ngoan (NXB Kim Đồng –1977- in chung ), Tuyển tập thơ thiếu nhi (in chung, nhiều tác giả –1995), Đất đi chơi biển ( NXB Văn hóa Thông tin - 2007)… Ngoài ra anh còn viết nhiều thơ cho người lớn và phê bình văn học. Ở thể loại nào anh cũng có cái nhìn cặn kẽ thấu tình đạt lý, cô đọng của con mắt nhà báo và cái rung cảm đằm thắm của trái tim nhà thơ. Song có lẽ mảng đề tài mà anh thành công hơn cả trong thời gian qua là những bài thơ viết cho thiếu nhi. Một số bài đã được Bộ GD-ĐT chọn in vào sách cải cách Tiếng Việt bậc Tiểu học, như: Qùa của bố (Thơ- Tiếng Việt lớp 1- tập II), Sắc màu em yêu (Thơ- Tiếng Việt lớp 5- tập I), Cây chuối mẹ (Văn- Tiếng Việt lớp 5- tập II)…
Thế giới trẻ thơ hiện lên trong thơ anh với đủ màu sắc, có khi lung linh ẩn hiện như ánh Sao hôm sao mai, có khi biến đổi linh hoạt như Tắc kè hoa, có khi hiển hiện như Trăng của bé, có lúc lại sâu xa hoài vọng như tiếng Cuốc kêu, có khi ngộ nghĩnh như Mượn ông cái kính, và sự cảnh giác đuổi bắt trong Có kẻ lách vào vườn
Lớn lên ở miền Trung du, anh có cái nhìn về thiên nhiên gần gũi, mặn mà và tạo được những so sánh liên tưởng đạt hiệu quả thẩm mỹ cao. Anh vẽ được bức tranh về Trung du với hoa lá, cây cỏ, chim muông thật đáng yêu bằng lối nhân hoá rất phù hợp với cách cảm nghĩ của trẻ thơ:
Đồi này cúi lom khom
Đồi kia ngồi lặng im
Ruộng nằm ngoan ở giữa
Đường đỏ lượn vòng quanh
… Cọ diện áo xanh biếc.
Ở đó có những đồi Hoa mua mà chẳng phải mua, có muôn vàn Cái nấm như những chiếc dù trắng, hay như cây kem sữa thơm ngon, và có những ruộng bắp Bật cười nhe răng. Thiên nhiên với muôn sắc màu âm thanh rộn rã. Ta nghe rõ bản hòa tấu của đàn chim liếu điếu kêu thiếu! thiếu! thiếu!, hay tiếng cuốc kêu cuốc! cuốc! cuốc! như tiếng vọng khắc khoải nước! nước! nước!, hay tiếng chú tắc kè hoa gọi hè tới sắp hè! sắp hè!, hết hè! hết hè!. Ở nơi ấy có đất đỏ với Chuối tiêu vàng nắng thu/ Chuối ngự béo nây tròn/ Chuối mắn bé xinh xinh. Thế giới thiên nhiên như bận suốt ngày tháng: Cây bận xanh, chim bận hót, mây bận trôi, sông bận chảy, gió bận bay… Những hừng đông ửng tia như xẻ quạt xoè ra. Trong đôi mắt trẻ thơ mọi vật đều động đậy, chạy nhảy, biến hóa, bận bịu như chính sự sống mà nó vốn có. Ngay cả con vật nuôi gần gũi cũng được giao nhiệm vụ cảnh giác khi có kẻ lạ mặt lách vào vườn. Tiếng kêu của chúng được biến âm:
Mái hoa “cảnh giác! cảnh giác!” (biến âm cục tác)
Trống cồ “đuổi bắt! đuổi bắt!” (biến âm cục tác)
Lợn lai “chết tiệt! chết tiệt!” (biến âm ịt ịt)
Mèo vàng “theo! theo! theo!” (biến âm meo meo)
Vịt bầu “phạt! phạt! phạt!” (biến âm cạc cạc)
Vện già “ đâu ! đâu!” (biến âm gâu gâu)
Nhân vật trong thơ anh chính là thế giới của chim muông hoa lá, cỏ cây, núi đồi, hay ông bà, cha mẹ, anh em, cô công nhân, bác nông dân… Anh như hóa thân vào nhân vật trữ tình là em, là bé để nhớ công ơn của một anh giun hay một bác sĩ để chữa bệnh cho mèo mướp ốm. Bé biết ơn một cô công nhân quét vôi, một người thợ mộc, một người quét rác. Đó cũng chính là tình cảm của các em dành cho người lao động một cách chân tình. Ở mỗi bài thơ ta lại bắt gặp một nét đẹp ngộ nghĩnh hồn nhiên. Từ cái bàn và bốn cái ghế anh liên tưởng như năm anh em đoàn kết. Từ cây bút cày trên vở trắng tinh anh nhắc nhở các em hái hoa điểm 10 xinh đẹp. Em ao ước ngày xuân mãi mãi đến để em làm muôn ngàn cái tốt. Lời khuyên của anh ở mỗi bài thơ là những lời nhắc nhở nhẹ nhàng bằng hình tượng văn học để các em ngoan hơn, chăm hơn làm vui lòng ông bà, cha mẹ, thầy cô. Bài học giáo dục đạo đức sâu sắc đó được các chi tiết nghệ thuật của anh tải đi như gió thoảng, mây bay, chim hót, bướm lượn. Ở Sắc màu em yêu – một bài thơ có tứ mới lạ, tìm tòi công phu, đã khơi dậy ở các em lòng yêu quê hương đất nước, yêu dân tộc, gia đình mà người đọc không hề thấy dấu ấn của sự gượng ép, hay một sự làm duyên, làm dáng về màu sắc chữ nghĩa, nhịp điệu. Tôi đã thấy biết bao thế hệ học sinh Tiểu học đọc thuộc bài thơ như này như một bài đồng dao :
Em yêu màu đỏ
Như máu trong tim
Lá cờ Tổ Quốc
Khăn quàng đội viên
Trăm ngàn cảnh đẹp
Dành cho em ngoan
Em yêu tất cả
Sắc màu Việt Nam.
Tổ quốc thiêng liêng giàu đẹp, thân thương và gần gũi với muôn ngàn sắc màu của đồng ruộng, núi đồi, sông biển, với màu áo nâu của mẹ, trang giấy trắng học trò, với ánh mắt tuổi thơ… Tất cả như ùa vào bài thơ theo sự dẫn dắt của cảm quan nghệ thuật hết sức chân thành và tự nhiên. Câu trước gọi câu sau liền mạch như dòng sông dào dạt chảy trong tâm tưởng trẻ thơ, tạo nên ba động lớn.
Thế giới hồn nhiên ở lứa tuổi Mẫu giáo trong các bài Trăng, Mượn ông cái kính… thật đáng yêu. Chỉ tám câu thơ thể ngũ ngôn, hai nhân vật ôngcháu trò chuyện thật vui vẻ, thú vị…
Ông bảo chữ gầy nhom
Mà ông lại kém mắt
Ông phải đeo kính vào
Chữ béo ra, dễ đọc.
Vậy từ nay có bánh
Cháu nhận phần tẹo thôi
Khi ăn mượn ông kính
Bánh phồng to gấp mười.
Nhờ kính mà chữ béo rabánh phồng to gấp mười vừa thật thà lại vừa ngộ nghĩnh. Ta như thấy bé đang reo lên về một sự khám phá mới. Phát hiện được những tứ thơ hồn nhiên hợp với lứa tuổi Mẫu giáo như thế không phải ai cũng có được.
Phạm Đình Ân đã nhìn sự vật bằng đôi mắt trẻ thơ, trải lòng ra với tâm hồn trẻ bằng những rung động nhạy cảm. Anh lắng nghe tiếng nẩy mầm tí tách của cỏ xuân mới nhú, hay một tiếng lá rụng xào xạc, tiếng tắc kè của mùa hè, mùa thu. Anh đã chọn và thành công ở nhiều bài thơ với thể 5 chữ, 4 chữ hợp giọng điệu thiếu nhi. Với cách ngắt nhịp đa dạng: nhịp 2/2 ở thơ 4 chữ, hay nhịp 2/3. 3/2 ở thơ 5 chữ như những bước chân sáo tung tăng của các em đến trường. Nhịp biến hóa dồn dập khẩn trương 2/3; 1/2/2; 2/1/1/1; 3/1/1… như một cuộc săn lùng đuổi bắt khi kẻ lạ lách vào vườn. Nhạc điệu trong thơ anh tươi vui, nhí nhảnh, hồn nhiên như chính tuổi thơ, trong trẻo như nắng ban mai, rộn rã như tiếng chim hót.
Tuy nhiên ở một số ít bài tác giả vội rút ra bài học giáo dục đạo đức nên liên tưởng hơi người lớn, vượt quá trí tưởng tượng của các em. Ở bài Bắp ngô cách nói hơi trừu tượng. Nếu quan sát kỹ hơn ta sẽ thấy những bắp ngô già vẫn còn một ít râu lưa thưa màu đen. Tôi xin mạn phép, nếu tác giả đồng ý thì nên sửa lại câu Về già râu chẳng còn thành Về già râu đen thưa vừa tạo nên vế đối giữa nhỏgià, giữa đỏ quạchđen thưa, ý thơ cụ thể hơn. Hay ở bài Cái tốt tác giả gán cho mùa đông nhiều cái sai sót thì có nên không ?.
Với hơn 40 năm trong nghề cầm bút, thử nghiệm trên nhiều lĩnh vực văn chương, Phạm Đình Ân đã tự khẳng định được phong cách của mình ở mảng thơ thiếu nhi. Thơ viết cho người lớn đã khó, thơ viết cho các em nhỏ càng khó hơn. Rất tiếc là thế mạnh này ở thơ anh chưa theo suốt hành trình thơ cùng tuổi tác.
Trong rừng thơ hôm nay ít thấy những tập thơ, bài thơ sáng giá dành cho tuổi thơ. Hoặc có chăng các tác giả lại hướng sang mảng thơ Áo trắng, Sân trường với nhiều bài giáo lý chung chung, trừu tượng, hoặc vô tình, hoặc dẫn các em đến chỗ yêu đương quá sớm, mộng mơ yếu đuối. Các em nhỏ rất đói những bài thơ kiểu như: Sao hôm sao mai, Tắc kè hoa, Trăng của bé, Quạt trời, Trung du, Sắc màu em yêu, Đất đi chơi biển… Phạm Đình Ân đã cho các em món quà tinh thần quí giá, đã cho người đọc trở về với những năm tháng tuổi thơ của mình, và để mỗi chúng ta có trách nhiệm hơn đối thế hệ trẻ./.
LÊ XUÂN
Thế giới trẻ thơ trong thơ Phạm Đình Ân
Phạm Đình Ân- Trưởng ban Lý luận báo Văn Nghệ 





Nhà thơ Phạm Đình Ân: Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời
(Văn Nghệ Công An)












Xin được mượn và cải biên một chút câu thơ của nhà thơ Nga Éptusenkô để làm tựa đề cho bài viết này. Quả tình, nhà thơ Phạm Đình Ân không có vóc dáng cao to để dễ gây ấn tượng ngay đối với người mới gặp. Ăn mặc cũng giản dị, không cầu kỳ, làm đỏm. Người mới tiếp xúc, cảm giác anh là người khô khan, ít cởi mở.
Chả thế, có người sống cạnh nhà anh suốt mấy năm trời, lên thang, xuống gác gặp mặt thường ngày mà cả hai chưa một lần trò chuyện. Phạm Đình Ân ít có cử chỉ chủ động cười nói làm quen. Anh cũng rất ngần ngại khi ai đó mời vào các quán nhậu nhẹt vì không bia, rượu, không cà phê, thuốc lá. Ngay cả trà Thái Nguyên anh cũng ít uống. Ai mời uống giải khát thì anh chỉ nhỏ nhẹ: "Cho mình xin cốc trà Líptông".
Trong đám đông, khi các nhà văn, nhà thơ thích ăn to nói lớn, ồn ào thơ phú, bàn luận đủ chuyện trên trời dưới biển, chứng tỏ sự hiện diện thì Phạm Đình Ân lại như muốn ẩn giấu. Có ai hỏi, anh mới từ tốn trả lời. Còn thì chỉ nghe, nhìn. Bởi vậy có người nghĩ anh... bằng phẳng. Phạm Đình Ân biết nhưng anh không hề có thái độ… Kệ, ai nghĩ gì là quyền nơi họ. Tranh cãi hay dở, hơn thua ở những chỗ không đâu mà làm gì.
Phạm Đình Ân có thơ đăng báo từ rất sớm. Năm 1972, khi mới là sinh viên  ra trường, đi thực tế ở các tỉnh miền Trung, anh đã có một chùm thơ in trên tạp chí Tác phẩm mới của Hội Nhà văn Việt Nam. Và một trong số đó là bài "Đi dọc miền Trung".   
Ngay khi ra đời, bài thơ đã gây ấn tượng mạnh trong văn giới. Sau này, vào năm 2006, nhà thơ Vân Long đã viết: "Tuy chưa có dịp tham dự cuộc thi thơ nào, nhưng trong khi nhiều bài thơ được giải đã bị lãng quên thì " Đi dọc miền Trung" còn lại".
Bận mải công việc biên tập ở các tờ báo lớn như Nhân Dân hay Văn Nghệ, Phạm Đình Ân vẫn dành thời gian làm thơ… Nhưng anh viết ít, viết chậm và càng thận trọng khi công bố. Sau nhiều năm, đến nay Phạm Đình Ân mới chỉ xuất bản 4 tập thơ cho người lớn và 2 tập thơ cho thiếu nhi. Số lượng như vậy chưa thể nói là nhiều, nhưng đáng nói, anh đã có một số bài được dư luận quan tâm, chú ý.
Nói đến những bài thơ hay của Phạm Đình Ân, người ta hay nhắc tới "Đi dọc miền Trung" , "Đầu năm mua muối", "Những cái giật mình", "Nắng xối đỉnh đầu", "Những hoàng hôn ngẫu nhiên", "Lá trầu cay", "Lạc nhà”v.v… Đặc biệt, bài "Sợi tóc" đã có trên hai mươi người phẩm bình. Sau một phần tư thế kỷ, kể từ ngày bài thơ ra đời, qua biết bao ý kiến nhận xét, đánh giá, tưởng đã không còn gì để nói thêm, vậy mà gần đây tiếp tục vẫn có người tìm thấy những vẻ đẹp khác của bài thơ:
Em tặng tôi sợi tóc của em.Rồi tháng ngày vèo trôi em không nhớ nữa.Năm  mươi năm sauKhi tìm được về chốn cũTôi gặp một bà già tóc bạcBà chẳng biết tôiTôi tặng bà sợi tócBà khócSợi tóc vẫn còn đen.
Bài thơ ngắn, chỉ vỏn vẹn 9 dòng, 49 âm tiết, mà nội dung, đọc cảm giác dài như một cuốn tiểu thuyết. Cái giỏi, cái tình của người viết là vậy.
Còn một chi tiết khá thú vị quanh bài thơ. Nhiều người đọc, yêu thích nhưng không có văn bản, mà chỉ chép lại từ sổ tay người này, người khác nên không rõ tên tác giả. Trước yêu cầu của bạn đọc, tạp chí "Thế giới trong ta" đã có sáng kiến mở chuyên mục "Đi tìm tác giả bài thơ Sợi tóc". Tuy là chuyên mục đột xuất nhưng đã phải kéo dài nhiều số báo do có đông người hưởng ứng.
Nhiều nhà thơ từng quan niệm, cả đời thơ có được một bài thơ, thậm chí một vài câu thơ người đời nhớ, đã là hạnh phúc. Trường hợp Phạm Đình Ân lại không ít lần như thế. Mới đây, chùm thơ 7 bài của anh đăng trên Báo Văn Nghệ số 52- 2009 được dư luận đánh giá là có tứ lạ, ngôn từ súc tích, ẩn giấu nhiều tầng nghĩa…
Có những sự cố liên quan đến thơ Phạm Đình Ân. Một lần, bài “Một cô gái khác" của anh đã bị một chị "biên soạn" gần như... nguyên văn, chỉ đổi vài chữ. Chẳng hạn, Phạm Đình Ân viết là "Em" thì chị ta đổi thành "Anh". Bài thơ được đăng trên tờ tạp chí mà người biên tập viết bài khen rất có cánh dành cho nữ tác giả lại chính là bạn của Phạm Đình Ân, đã được Ân gửi tặng tập thơ, trong đó có cả bài thơ ấy.
Lại có trường hợp, một bạn thơ khi trả lời phỏng vấn của báo, đã lấy gần như toàn bộ bài viết của Phạm Đình Ân đã in trước đó gần một tháng. Đáng trách hơn, cả hai bài đều được in trên cùng một tờ báo. Chỉ khác, bài của Ân in trên báo chính, còn bài trả lời thì trên tờ phụ san. Trong các trường hợp ấy, Phạm Đình Ân thường xử sự hết sức tế nhị, để không một ai cảm thấy bị thương tổn.
Tôi quen biết Phạm Đình Ân muộn, dù từ rất lâu rồi tôi đã được đọc và nhớ đến thơ anh. Thú thật, lần đầu gặp anh tôi có cảm giác băn khoăn. Liệu có phải con người nhỏ thó, có phần thô ráp này là tác giả những bài thơ, những câu thơ tài hoa từng mê hoặc không chỉ riêng tôi? Và khi đã gần gũi, thân thiết anh, mới hay, trong con người anh có những ẩn giấu đáng quý. Bình thường anh lặng lẽ, nhu mì, nhưng khi cần anh tranh luận, phản biện thẳng thắn, không ngại va chạm, không sợ bị nhận xét, đánh giá thế này thế nọ. Những lúc ấy, phần bị khuất lấp của anh được bộc lộ nhiều hơn.
Thơ Phạm Đình Ân khá đa dạng. Thơ thế sự có bài đầy trăn trở, ưu tư. Thơ tình yêu có bài lắng đọng, tinh tế. Thơ viết cho thiếu nhi của Phạm Đình Ân cũng có nhiều tìm tòi độc đáo, ý tứ bất ngờ, dí dỏm, nhân hậu…  Phạm Đình Ân như đã phân thân trong từng mảng đề tài. Nhưng cho dù ở thể loại nào chúng vẫn có vẻ đẹp riêng và là nơi để anh bộc bạch nỗi niềm, bày tỏ thái độ.
Như ở đầu bài đã nói, thoạt tiếp xúc với Phạm Đình Ân, ta thấy anh không gây ấn tượng gì nhiều. Chỉ thấy ở đó một con người đứng đắn, lành hiền, không tào lao qua chuyện. Hứa hẹn với ai điều gì khó mấy anh cũng bằng mọi cách thực hiện. Trò chuyện riêng tư, có thể yên tâm, không nghi ngại, đề phòng. Khen ai, không giả dối lấy lòng. Cần góp ý với ai cũng thẳng thắn. Sự thành thật ở anh khiến người được góp ý không thể giận.
Càng gần gũi, mới rõ ra anh là người sâu sắc. Bên cạnh những đóng góp thi ca, tôi còn nhận thêm nhiều tốt đẹp trong con người Phạm Đình Ân, nhất là trong ứng xử với bạn bè văn chương.
Đây là chuyện do chính vợ chồng nhà thơ Hoàng Cát kể lại. Hồi gia đình Cát lâm cảnh khốn đốn, nhà ba miệng ăn chỉ trông vào quán nước chè chén vỉa hè. Phạm Đình Ân đang làm việc ở báo Nhân Dân, thấy tình cảnh bạn bèn gợi ý Cát viết bài, rồi đem về tìm cách đăng thường xuyên trên chuyên mục "Chuyện lớn, chuyện nhỏ". Vì báo ra hàng ngày, số lượng phát hành lớn nên bài được dùng nhiều và nhuận bút cao. Bài đăng Ân ký lĩnh thay rồi lóc cóc đạp xe xuống đưa tiền tận tay cho vợ chồng bạn.
Việc quan hệ với Hoàng Cát (hồi ấy đang gặp sự cố), rồi dùng bài, lại in ngay trên tờ báo - cơ quan ngôn luận quan trọng bậc nhất đã khiến có người lo lắng cho Phạm Đình Ân?
Sau này hỏi lại, có người nghĩ Ân sẽ rất đa ngôn. Nhưng tuyệt nhiên không. Anh chỉ giải thích: "Thấy Hoàng Cát gia cảnh khốn khó, đã là bạn bè thì phải tìm cách giúp. Mình có đỡ được phần nào cũng chính từ sự nỗ lực của Cát, Cát không viết được, không viết hay thì mình giúp sao được". Nếu Phạm Đình Ân nhân việc đó mà bây giờ quá lời đi một chút, thì sự kính nể, tôn trọng của bạn bè dành cho anh hẳn sẽ giảm đi.
Tính Phạm Đình Ân nghiêm túc, cẩn thận. Nhưng cũng có trường hợp lại hơi thái quá, đến máy móc. Khi nhà thơ Phạm Tiến Duật lâm trọng bệnh, một người quen biết nhưng giấu tên nhờ Ân chuyển giúp một số tiền biếu Phạm Tiến Duật. Nhà thơ đang rất yếu, nhưng khi giao tiền, Ân vẫn cố nói để Duật ghi lại mấy chữ. Rồi Ân đem phôtô, giữ một bản, còn bản gốc anh chuyển lại người biếu tiền, dù họ không yêu cầu. Biết là không thật tế nhị nhưng Ân muốn rành rẽ, nhất là trong chuyện tiền bạc nhạy cảm.
Năm 2008, Phạm Đình Ân quen một sĩ quan quân đội. Lúc đó cụ đã 82 tuổi. Biết Ân làm thơ, tính tình thật thà, cụ nói mình từng làm thơ từ đầu những năm 40 của thế kỷ trước, với quan niệm: "Cái gì làm vui buồn hoặc bận tâm thì biến nó thành thơ để nhận thức đúng đắn sự vật bên ngoài và được yên ổn trong thâm tâm".
Trước đống bản thảo có tới cả ngàn bài, Ân nhận thấy nhiều bài tốt, có bài hay nên đề xuất in thành tập. Thấy hợp lòng mình, vị cựu sĩ quan yêu thơ đã giao hết bản thảo để Ân chọn. Phạm Đình Ân đã dành gần như toàn bộ thời gian rỗi để đọc, chọn bài, biên tập, sửa chữa kỹ rồi đem bản thảo tới nhà xuất bản. Có giấy phép, tự tay Ân vẽ bìa, trình bày, đem nhà in. Rồi  chính anh sửa bản in. Phạm Đình Ân lo  còn hơn sách của mình. Đó là cuốn "Đồng hành" của tác giả Nguyễn Quốc Hùng, Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2008.
Đáng nói, dù mất rất nhiều công sức để làm cuốn sách nhưng Ân hoàn toàn không nhận bất cứ sự đãi ngộ nào về vật chất từ tác giả mà chỉ xin nhận vài cuốn thơ làm kỷ niệm. Để có được những hành xử tốt đẹp như vậy trong thời buổi hiện nay, thật không hề dễ dàng
  Huy Thắng

Hoa và em


Em cầm hoa về
Em khen đẹp
Anh hững hờ mà em không biết
mặt em hồng, hoa có nghĩa gì đâu.
Anh cầm hoa về
Chỉ cốt làm theo mọi người và chiều em một chút
Em cứ khen hoa mà không biết
em đẹp quá rồi, anh chỉ ngắm em thôi.







Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

LỜI KÊU GỌI - hameok6(Trỗi )

Xin trình AE đoạn phim sau đây sẽ là một phần trong phim “Khóa 6” và có thể cũng sẽ là một phần của phim “50 năm trường Trỗi” sẽ có trong thời gian tới.
Để phim sẽ là  1 ly bia  mát lạnh chứ ko chỉ là ly nước lã sau chặng đường vượt sa mạc khô cằn , thì cái sắp tới sẽ là một thứ tạm gọi là phim (có động đậy), chứ ko phải chỉ có hình ảnh như “45 năm” và do vậy rất mong AE cung cấp cho các tư liệu của trường:
 - Tất cả các loại phim (có động đậy) từ băng video, băng hoặc đĩa máy quay phim hay các đoạn quay KTS bằng máy quay, bằng máy chụp hình, điện thoại hay bất cứ thứ gì với bất cứ chất lượng nào,
 - Và các tư liệu xưa thường là hình ảnh (ko động đậy) dù rách, mốc, ẩm … miễn là nhận ra là hình gì.
 Tư liệu xưa là tư liệu từ hồi vô trường Trỗi đến nay. Tất nhiên quan tâm nhất là thời ở trường và thời quân ngũ, đặc biệt là thời gian tham gia trực tiếp ở chiến trường. Ngoài ra, mong AE hết sức quan tâm tới tư liệu có liên quan tới các liệt sỹ và các bạn đã mất.
Nếu ko có gì bí mật, xin AE đưa các tư liệu lên 1 trong các blog Trỗi hoặc gửi vào địa chỉ hameok6@hotmail.com hay gọi 0903800763 kêu Hameo tới cho mượn khoảng vài phút rồi hoàn trả còn nguyên “zin”.
Mong AE xem thử đoạn phim sau và “ném đá” thử để tôi tự liệu sức mình có thể “sống” tới năm thứ 51 hay ko?!
  http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=AxYFkeGkcfU 
  http://www.youtube.com/watch?v=Z75k0SQanNs&feature=relmfu
  http://www.youtube.com/watch?v=H1h5-5SUOJ4&feature=relmfu
haeo

NHÀ THƠ YẾN LAN LÀM VĂN CHO CON ĐƯỢC ĐIỂM 2

Posted on 12.05.2012 by nguyentrongtao
  LÂM BÍCH THỦY

     Năm 1964 trường Học Sinh Miền Nam phải giảm bớt học sinh có cha mẹ đang sống và làm việc trên đất Bắc, để nhận mới con em liệt sĩ, cán bộ đang hoạt động ở Nam vừa chuyển ra. Thế là kể từ đây, tôi phải rời mái trường HSMN thân yêu. Về với cha mẹ ở 37 Phố Hàng Quạt-Hà Nội, tôi vào học lớp 10H tại Trường Chu Văn An.
     Thời gian này, hệ thống giáo dục của ta áp dụng thang điểm của Liên Xô cũ. Điểm cao nhất là 5, thấp nhất là 1. Thầy Nguyễn Văn Phước dạy văn lớp tôi nổi tiếng văn hay; còn tôi là học sinh kém văn nhất lớp. Tôi luôn xơi no ngỗng (điểm 2) của thầy.
      Một hôm, kiểm tra bảng điểm học tập của tôi, thấy môn văn toàn điểm 2, ba tôi (nhà thơ Yến Lan) lắc đầu, vẻ không bằng lòng, chê: Mang tiếng con nhà thơ sao học văn kém thế này hả con?.
- Trời ! Ba không biết đấy chứ, con cố gắng lắm mà sao vẫn xơi ngỗng hoài . Tôi chống chế. Nhân dịp hôm đó, thầy Phước cho bài về nhà làm, tôi có cơ hội nhờ ba giúp; liền khẩn khoản cầu cứu:
- Ba ơi! Con có bài văn, thầy cho về nhà làm, ngày kia nộp; ba làm giúp con với.
Ba tôi chúa ghét tính ỉ lại của con cái. Ông im lặng một lát, chắc vì thương hại tôi nên bảo:
- Ừ, cũng được, nhưng chỉ lần này để làm đà vươn lên thôi đấy nhé.
     Bài văn ba làm hộ tôi thật dài. Theo tôi thì hay lắm; tôi hớn hở đem tới lớp nộp thầy, trong bụng khấp khởi mừng thầm “Chà, lần này mình sẽ được điểm cao đây. Nhà thơ tầm cỡ như ba làm văn cho con chứ phải thường đâu! Thế nào thầy cũng chọn để đọc trước lớp”. Ông già tôi ở nhà cũng chờ đợi xem bài mình làm hộ con kết quả đến đâu.
Đến ngày trả bài, bạn cán sự thay mặt thầy phát bài cho lớp. Khi đến chỗ tôi, bạn đăm đăm nhìn vào mắt tôi, rồi úp bài kiểm tra xuống bàn, và đi phát tiếp. Trong cái nhìn của bạn, tôi có ý nghĩ rất tích cực là mình được điểm tốt, nên chưa vội xem, vì để thưởng thức cái cảm giác được điểm cao văn như thế nào thêm lát nữa. Và rồi, tôi cầm bài kiểm tra lên xem. Trời ! Tôi không thể tin ở mắt mình. Bài văn do nhà thơ làm đà vươn lên cho con, được một con 2 to tướng !?
     Chiều về, ba tôi nôn nóng muốn biết thành quả “làm đà vươn lên cho con”. Tôi ra vẻ bí mật, sau đó, vẻ đắc chí chìa cho ông xem con ngỗng của ông. Con 2 của bài văn do mình làm khiến ba tôi không nói nên lời! Còn tôi được thể chứng minh cho ông thấy, việc tôi cố gắng hết mức vẫn không vượt lên chính mình. Tôi bèn chê lại ông:
- Con nhà thơ ăn ngỗng là chuyện bình thường, chứ nhà thơ mà ăn ngỗng thì sao hả ba?”
      Ông già – nhà thơ im lặng….! Nhưng có một điều rất lạ, đến tận bây giờ nghĩ lại, tôi vẫn chưa thôi thắc mắc. Học thầy Phước nói riêng và môn văn nói chung, chưa bao giờ tôi được điểm 3. Vậy mà không hiểu tại sao, kỳ thi tốt nghiệp phổ thông của năm 1965, đúng lúc Ngành Giáo dục thay đổi cách chấm thi. Các giáo viên của trường này đi chấm thi cho trường khác. Dịp đó, bỗng dưng tôi được điểm 4+ tương đương điểm 9 ở ta. Và người báo tin vui cho tôi là thầy Phước (lúc đó thầy xuống Hải Phòng chấm cho trường HSMN số 6, trường mà trước đây tôi đã học . Khi báo kết quả cho tôi, thầy Phước cũng nhìn chằm chằm vào mắt tôi. Qua cặp kính cận dày cộp, tôi nhận ra ánh mắt rất khó hiểu của thầy, khiến tôi áy náy, hình như thầy đang nghĩ tới cái gì đó chưa từng thấy bao giờ, rằng tôi sao có thể làm văn được tới điểm 4?
Đó là điểm cao nhất môn văn đầu tiên và cũng là cuối cùng của đời học sinh mà tôi có được, do tự chính sự suy nghĩ của tôi chứ không nhờ vả hay coppy ai cả.

*** *****

Vt : Từ câu chuyện trên tôi lại nhớ về chuyện tôi làm hộ văn cho con lúc nó học tiểu học. Tôi cũng xót khi thấy con học văn bị điểm kém .Nên khi nó hỏi cách làm văn bài tả cây chổi tôi cũng làm hộ con sau khi đã nghiên cứu cẩn thận yêu cầu phải làm bài. Mấy bữa sau thằng con về vẻ mặt buồn hiu báo cho mẹ ‘’ bài văn mẹ tả cây chổi bị điểm 3’’. Tôi cười ngượng với con ‘’ sao kì vậy ta’’?

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Tình Yêu Theo Năm Tháng,,,

Minh Nga sưu tầm

6 tuần đầu. .. 6 tháng sau. .. và. .. 6 năm sau. ..
Hãy đọc để biết tình yêu trong tương lai !
Lời yêu thương:
-6 tuần đầu: Anh yêu em.
-6 tháng sau: Tất nhiên là anh yêu em.
-Sau 6 năm: Nếu không yêu, tôi cưới cô làm gì ?
Đi làm về:
-6 tuần đầu: Em yêu, anh về rồi.
-6 tháng sau: Đã về.
-Sau 6 năm: Nấu bữa tối chưa ?
Lời xin lỗi:
-6 tuần đầu: Em yêu, đừng lo, anh thề không bao giờ tái phạm.
-6 tháng sau: Được rồi, anh hứa.
- Sau 6 năm: Biết rồi, nói nhiều thế.
Đi siêu thị :
-6 tuần đầu: Ở cạnh em là anh vui rồi.
-6 tháng sau: Mua nhanh nhanh rồi về.
-Sau 6 năm: Em đi một mình được rôì.
Sau giờ làm:
-6 tuần đầu: Để anh đón em về luôn, tối mình cùng đi ăn tối.
-6 tháng sau: Em về nấu cơm trước, anh xong việc về ngay.
-Sau 6 năm: Em cứ ăn cơm trước, anh nhậu với bạn rồi.  
Giọng nói của vợ:
-6 tuần đầu: giọng em cứ líu ríu như chim hót ấy, anh nghe cả đời không chán.
-6 tháng sau: Nói ít thôi cho anh còn xem đá banh.
-Sau 6 năm: Sao cứ quàng quạc như vịt suốt ngày thế nhỉ, không biết mệt à!
Du lịch:
-6 tuần đầu: Anh sẽ đưa em đi khắp thế gian này.
-6 tháng sau: Ở nhà thôi, đi một chuyến cũng mất toi mấy tháng lương.
-Sau 6 năm: Du lịch du liếc gì, năm nào cũng đi chưa chán à!
Vợ hỏi chồng: Em có béo không anh?
-6 tuần đầu: Không, nhìn em phúc hậu.
-6 tháng sau: Không!
-Sau 6 năm: Nhiều mỡ quá, ngấy lắm!”

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

NHỮNG HÌNH ẢNH VUI

 Ảnh 1: Làm xiếc

 Ảnh 2: Ngủ trong lớp học

 Ảnh 3: So sánh

Ảnh 4: Bố trông con



VND st - Hội những người thích cười (fb)

ĐỐ

Đố các bạn : - Bức ảnh này chụp ở đâu ? - Thời điểm chụp bức ảnh, mấy giờ...kém 15, bình minh hay hoàng hôn ? - Người chụp bức ảnh này đang no bụng hay đói bụng ? (Hồ Hòa Bình- 10K)

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

KÍNH GỬI TUỔI HỌC TRÒ

Nguyễn Duy 
Học trò con trai ma quỷ
Học trò con gái thần tiên
Thầy xếp thần tiên ngồi kèm ma quỷ

Bén hơi ma quỷ ghẹo thần tiên 
Lập lòe đom đóm vĩnh cửu 
Ô mai đổi kẹo bạc hà 

Lấm láp trang đời mỗi dày mỗi kịch 
Tuổi học trò đồng nghĩa với trang thơ 
Thời gian không mất trắng bao giờ 

Câu chuyện học trò không đầu không đuôi 
Tình ý học trò quả me chua loét 
Lưu bút mùa hoa phượng cháy không nguôi 

Lá thư học trò vu vơ dấm dúi 
Nỗi nhớ học trò chấp chới suốt đời nhau 
Đẹp như là không đâu vào đâu.

BàngHS st

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

THÔNG BÁO

Tụi con gái chúng tớ vốn hay lo xa , lại sẵn đang đợt khuyến mãi giá rẻ nên đã book vé máy bay để 7/10 này về họp khóa 72 và đi chơi Ba vì xem ‘’con bò vang ‘’.
Vì mua giá khuyến mãi nên không có đổi được đâu. Nếu BTC có gì thay đổi kế hoạch là tụi tớ chỉ có mà ‘’nhẽn tò’’ .
Thế mới biết tinh thần ‘’duizẻ ‘’ của chị em trong TPHCM là số một phải không?.
MRS THI XUAN HAI TRAN
MRS CUU THI HUONG CHI NGUYEN
MRS THI VIET THU NGUYEN
MRS MINH THUAN TRAN
MRS DAN HONG PHAN
MRS THI HONG CHAU TRAN

chuyến bay và hành trình

Ngày Số hiệu chuyến bay Khởi hành
Tp. Hồ Chí MinhThu 04 Oct 20121215 hr / 12:15 pmSân bay Tân Sơn Nhất - Ga quốc nội
Hà nộiThu 04 Oct 20121425 hr / 2:25 pmSân bay Nội Bài - Ga quốc nội....v....v...

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

LỚP TRƯỞNG 10H THĂM HÀ NỘI

Vừa qua, lớp trưởng 10H có ghé qua Hà Nội. Trời thì nóng, bia thì mát. Lớp trưởng có gặp lại anh chị em 9I-10H tại 19C phố Ngọc Hà, con phố gắn với tuổi thơ, tuổi thanh niên... của nhiều người, trong đó có lớp trưởng.

Thục - Thoa


Thục- Việt Hòa

Thành - Nguyệt

Dũng - Thoa


Việt Hòa-Bàng

Bảo:"Tôi nhớ lúc chiến dịch Quảng Trị đang diễn ra, ông Thục còn bé!"


Ảnh chung 1

Ảnh chung 2

BàngHS

CẦU VỒNG



Sài gòn mưa rồi chợt nắng . Sau đó cầu vồng hiện lên với sắc màu rực rỡ . Nhìn lên bầu trời lòng tôi chợt thấy bình yên thanh thản đến kì lạ , bao nhiêu lo toan phiền muộn như được cơn mưa gột sạch chỉ còn lại những hy vọng tươi sáng như chiếc cầu vồng kia.

XHải 10A

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Một người bạn Trường Trỗi




TRẦN CHIẾN một người Hà Nội hào hoa và tử tế

PHAN THỊ THANH NHÀN


Cha của Trần Chiến- danh nhân văn hóa Trần Huy Liệu –quê ở Vụ Bản, Nam Định,nơi cũng là quê gốc của các nhà văn Vũ Cao, Vũ Tú Nam, rồi của các nhạc sĩ Văn Ký, Văn Cao…Vậy thì thực sự,  quê gốc của anh không ở thủ đô. Nhưng trong số các bạn văn chương mà tôi biết, tôi thấy Trần Chiến “rất Hà Nội”.

Những năm, từ 1962-1985, tôi là phóng viên báo Hà Nội Mới, và Trần Chiến thì về công tác ở báo này từ 1980. Vậy là chúng tôi có khoảng 6 năm cùng một cơ quan. Anh làm việc lặng lẽ, viết sắc sảo mà điềm đạm, không tham gia các
cuộc tranh luận hay đấu đá và không ham hố chức vụ. Cho đến nay, anh vẫn cứ thủng thẳng, ung dung mà làm được rất nhiều việc, viết những cuốn sách giá trị, chỉ nhìn cũng đủ nể, và đọc rồi thì lại càng khâm phục anh hơn. Thú thật, là trong số sách được mọi ngừơi tặng, dù không nhiều lắm, nhưng tôi thường cũng chỉ đọc qua, đôi khi chỉ lật giở vài trang, nếu gặp phải câu nào, ý nào huyênh hoang, nhạt nhẽo hoặc nhảm nhí, là thôi không đọc nữa. Nhưng sách của Trần Chiến, thì tôi thường dành cả ngày, có khi còn thức đêm để đọc. Anh rủ rỉ, nhẩn nha mà chính xác, cẩn trọng đến từng chi tiết, và anh rí rỏm, hài hước một cách tinh tế, nhẹ nhàng. Sau khi tặng tôi sách mới, khoảng nửa tháng, Trần Chiến thường gọi điện thoại: “Bà chị đọc chưa đấy, có ý kiến gì không? Em viết cuốn này chơi chơi thôi, nhưng công phu ra trò đấy”. Biết rồi mà, Trần Chiến làm việc gì cũng nhẩn nha mà vô cùng thận trọng, dành cả tâm huyết cùng lòng đam mê, nhưng không quá coi trọng thành quả của nó. Trần Chiến và tôi, có thời gian, lúc cả hai đang học để sử dụng internet, có thể nói là…suốt ngày “tâm sự vụn linh tinh trên mạng” với nhau. Ví dụ, anh  email cho tôi: “Buồn quá, cả ngày không được việc gì ra hồn. Lại sắp đến mùa hè nắng nóng phát điên rồi”, “Chị ơi, mùa thu đẹp kinh hoàng đang gõ cửa Hà Nội kìa” hoặc anh tâm sự: “Càng ngày càng thấy văn chương trên mạng phát triển mà mình không thể lấy tiêu chí  của văn chương bình thường ra để đo đếm được, thành thử đôi lúc, em thấy mình cứ lơ ngơ thế nào’’,“Chị đừng có chê em viết không dấu, em cũng đánh được “dix doigts”, mỗi lần  viết cho bạn bên Pháp, có lẽ còn khó hơn chị đánh vật bây giờ nhiều”, “Chị cũng phải quen dần với ngôn ngữ mạng, nó thực dụng, nhí nhố vô cùng, nhưng cũng có vẻ trẻ trung, thoải mái”…

   Và tôi thường viết rất dài cho anh, nhân tiện để tập đánh vi tính có dấu. Gửi tặng tôi tập tản văn “Chữ văn, chữ báo”, sau ít ngày Trần Chiến  email cho tôi: “Em thích nhất “Đại Đồng”, còn chị?”. Tôi viết rất thật thà và thoải mái: “Có lẽ bọn con trai tụi em thì thích ‘Đại Đồng”, vì chuyện bia rượu mà. Còn chị thì thích…hơi nhiều (phổng mũi nhé), nhất là cái giọng văn tưng tửng mà thực thì đắm say của em dành cho Hà Nội, ví dụ nhé: “Các hiệu karaoke mở hết cỡ, khai thác sạch sành sanh tiềm năng thổn thức của thanh thiếu niên”, “Đã tít tắp không gian sông hồ, mặt người chìm trong sương giăng. Khói bếp nhóm than tổ ong cũng dần dạt ra ven ngoại”, “Để rồi xem cái máu ngại về làng của mình nhân lên mấy mươi lần thì thành cái máu ngại về nước của họ”… Đó là chị lật trang nào “trích ngang” trang ấy thôi, chứ không chủ ý chọn những câu, những đoạn đặc tả con người, tính cách hay phong cảnh thiên nhiên Hà Nội cùa Chiến, vì chị có phải nhà nghiên cứu phê bình đâu. Nhưng chị hiểu, em rất yêu Hà nội “của chị em mình”, yêu một cách cụ thể, chi tiết và vô cùng sống động với cách miêu tả tỏ ra…dửng dưng, lại còn chê bai nữa chứ! Thế mới thật là Trần Chiến, thât là Hà Nội. Mà cả cái tính thích đi đây đi đó  nữa chứ (chỉ trong vòng một tháng mà Chiến cho tôi biết, lúc thì anh  về quê Nam Định, lúc đang ăn đồ biển ở Nghệ An, rồi “Mai lại có đứa rủ em đi Tây Bắc, chưa biết có nên không?). Còn cái kiểu trong đám đông không bao giờ…lộ măt, cứ lẳng lặng quan sát để rồi viết linh tinh, vừa châm biếm, vừa thương yêu với vẻ bàng quan song thực thì vô cùng gắn bó, vô cùng thiết tha…Chiến à, theo chị đó là cái gì rất Hà Nội mà em đang sở hữu”.

      Có lần, nhân anh than là đang buồn vì một chuyện gì đó, tôi lại viết dài: “Thôi mà, để chị kể chuyện mà chị vừa nghe trong chuyến đi Hà Giang nhé. Ở miền núi có gia đình kia rất nghèo nên cô con gái 18 tuổi chưa một lần được xuống chợ. Thương quá, mẹ dành dụm mãi mới có 2000 đồng cho cô và dặn: mai con xuống chợ, muốn tiêu gì thì tiêu, nhưng khi về nhớ mua cho mẹ gói muối iôt. Cô bé đi chợ, ăn 1 bát thắng cố , mua 1 cái kẹp tóc hết 1500, còn lại 500, cô mua gói muối cho mẹ rồi ra về. Vào rừng, cô quay lại phía sau thì thấy có một anh chàng đi theo, sợ quá , cô bỏ chạy, thằng kia cũng chạy theo, cô càng sợ, chạy nhanh hơn thì chẳng may vấp ngã, cô nhanh tay giấu gói muối của mẹ vào bụi cỏ, thì đúng lúc thằng cha ập tới, đè cô xuống. Xong việc, nó cười, cô cũng cười, mắng: “Tao cứ tưởng mày đuổi theo để lấy gói muối của mẹ tao, nên tao mới chạy, chứ cái đấy, mày không lấy thì thằng T.C viết  “Táo mèo” nó cũng đuổi theo đòi à”…

 Thỉnh thoảng, Chiến và tôi rất tếu, ví dụ anh viết cho tôi:  “Em đang lang thang, hôm qua ở Hòa Bình, ăn đồ rừng, hôm nay lại vừa ngồi ở chợ Giao Thủy -Nam Định ăn đồ biển. Hôm nào về, em sẽ ‘camera” lại cho chị...thèm”! Còn về chuyện Trần Chiến cứ một mực email không dấu, tôi đã trêu anh: “Chiến ơi, em viết “cung dinh”, chị không biết phải đọc là cung đình hay cùng đinh đây.”

   Tôi thấy Trần Chiến “Hà Nội gốc”, vì anh không coi cái gì là quan trọng quá, vì anh rất tự trọng, không bao giờ thanh minh, xin xỏ, không bao giờ cầu cạnh ai để đạt một cái gì…Ví như, tôi đã mấy lần nói ở Hội Nhà văn VN: Trần Chiến, không phải vì anh là con trai bác Trần Huy Liệu, mà vì anh viết rất hay, đã có hai tiểu thuyết “Đèn vàng” và “ 49 chưa qua” được dựng phim truyền hình dài tập rất nhiều người khen, cùng với một loạt các tác phẩm công phu và xuất sắc như các tập truyện ngắn “Đường đua”, “Con bụi”, hai tập tản văn“Hà nội phố và chợ”, “Chữ văn, chữ báo”…, anh rất xứng đáng là hội viên hội nhà văn Việt Nam!”. Gần đây, Trần Chiến lại tặng tôi tập sách anh viết về cha mình “Trần Huy Liệu- cõi người”. Anh là con trai người vợ hai của ông (bà là một cô gái Hà Nội gốc, sinh ra và lớn lên ở phố cổ Hàng Đường. Có lẽ Trần Chiến phần nào mang đậm cốt cách của bà!). Và cuốn sách, bằng một phong thái thật khách quan, thật công tâm và cẩn trọng, Trần Chiến đã cho chúng ta thấy một Trần Huy Liệu hiếu động nghịch ngợm từ nhỏ, nhưng cũng rất thông minh, nghiêm cẩn, đâu ra đấy. Ông làm cánh mạng với cả tâm hồn trong sạch, đầy trách nhiệm, nhưng cũng đào hoa, cũng yêu đương rồi bối rối vì tình. Ông là một mối mâu thuẫn nhưng cái cuối cùng mà ông đạt được, là lòng kính trọng vì đức độ, vì tài năng mà ông đã dành cho đất nước cho gia đình. Ông đã là phó chủ tịch Ủy ban dân tộc giải phóng (sau là chính phủ lâm thời), là trưởng phái đoàn  Chính phủ lâm thời vào Huế tước ấn kiếm của Bảo Đại năm 1945, chính ông là người soạn quân lệnh số 1 phát lệnh tổng khởi nghĩa. Sau hòa bình, ông là Viện trưởng Viện sử học, Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học CHDC Đức. Ông đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học và lịch sử, lại có cả tập“Thơ Trần Huy Liệu”… Trần Chiến viết về cha mình: “Tuy nổi tiếng về nhiều phương diện, Trần Huy Liệu  lại là con người không dễ tìm hiểu, hiểu rồi không dễ viết ra, viết ra rồi vẫn khó toàn vẹn…”. Nhưng đọc tập sách, tôi nhận ra lòng anh yêu kính, xót xa thương cảm, khâm phục và tin cây cha mình biết bao. Phải chăng anh là một phần nhỏ của ông, cái phần nhà nho uyên thâm, tinh tế, cái phần ham mê thơ phú văn chương, cái chất đào hoa ngơ ngác, cùng lòng yêu đời dưới cái nhìn tỉnh táo mà mơ màng, với đôi chân say bước trên mọi nẻo đường đất nước… Anh chỉ là một phần của cha thôi, bởi vì anh có vẻ thờ ơ hơn, coi nhẹ mọi điều hơn ông, mặc dù anh đã sống hết mình cho các trang viết, đã vô cùng yêu Hà Nội theo kiểu của anh  và đã là môt nhà văn đáng nể, anh vẫn cứ nhẩn nha thủng thẳng viết, không ham hố bất cứ sự nổi tiếng hay một chức vụ cao sang nào.

Là con trai một danh nhân văn hóa  đã được đặt tên cho một con đường ở thủ đô, nếu anh muốn, tôi nghĩ, những điều đó với anh không phải là quá khó! Đó là Trần Chiến mà tôi quen đã lâu, có thể là cũng…có lúc thân thân, nhưng cho đến nay, tôi cảm thấy mình vẫn chưa thật hiểu anh, một chàng trai lãng tử đến mức thỉnh thoảng anh lại thông báo cho tôi, anh đang ở, lúc thì Yên Bái, lúc lại SaPa, khi thì Hoàng Liên Sơn, khi thì Tây Bắc… Nhưng điều chính yếu khiến tôi quí anh là tâm sự của nhà văn Trần Chiến, cũng như của tôi vậy: “Em đang muốn viết một loạt bài về Hà Nội nữa, một Hà Nội của thời nay, rất mở, rất muốn vươn ra thế giới, nhưng hình như cũng hơi vội vã, cũng hơi vụng về…”