Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

CHÚC MỪNG NĂM MỚI



Năm mới
Hòa TX





Nâng cốc!
Đỗ Quyên

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Cuộc sống hóa ra thật đơn giản

1. Một người đi tìm việc làm, đi trên hành lang thuận tay nhặt mấy tờ giấy rác dưới đất và bỏ vào thùng. Vị phụ trách tuyển người vô tình nhìn thấy, thế là anh được nhận vào làm việc.
Hóa ra để được tưởng thưởng thật là đơn giản, chỉ cần tập tành thói quen tốt là được.
 
2. Có một cậu bé tập việc trong tiệm sửa xe, một người khách đem đến chiếc xe đạp hư, cậu bé không những sửa xe, lại lau chùi xe đẹp như mới, bạn bè cười nhạo cậu đã làm một việc thừa. Hai ngày sau, khách đến lấy xe đạp, liền đón cậu về làm việc trong hãng của ông ta.
Hóa ra để thành công cũng đơn giản, hãy chứng tỏ mình thích làm nhiều hơn điều phải làm.
 
3. Một ông chồng nói với vợ: “Vợ, hôm nay em rất đẹp.” Bà vợ hỏi : “Tại sao ?” Ông chồng trả lời: “Bởi vì hôm nay vợ không cằn nhằn.”
Hóa ra sắc đẹp trong mắt người khác cũng đơn giản, chỉ cần không cằn nhằn là được.
 
4. Một huấn luyện viên quần vợt nói với học sinh : “Làm thế nào tìm được quả bóng rơi vào đám cỏ ? Một người nói: “Bắt đầu tìm từ trung tâm đám cỏ.” Người khác nói: “Bắt đầu tìm từ nơi chỗ trũng nhất.” Kẻ khác lại nói : “Bắt đầu tìm từ điểm cao nhất.” Đáp án huấn luyện viên đưa ra là : “Làm từng bước, từ đám cỏ đầu này đến đầu kia.”
Hóa ra phương pháp để tìm thành công thật đơn giản, từ số 1 đến số 10 không nhảy vọt là có thể được.
 
5. Có một cửa hàng đèn thường sáng trưng, có người hỏi: “Tiệm của anh dùng loại đèn nào vậy, dùng rất bền.” Chủ cửa hàng nói: “Đèn bị hư hoài đấy chứ, nhưng tôi thay ngay khi nó bị hư thôi.”
Hóa ra để duy trì ánh sáng thật đơn giản, chỉ cần dám thay đổi thôi.
 
6. Con nhái ở bên ruộng nói với con nhái ở bên vệ đường: “Anh ở đây quá nguy hiểm, dọn qua chỗ tôi mà ở.” Con nhái ở bên đường trả lời: “Tôi quen rồi, dọn nhà làm chi cho vất vả.” Mấy ngày sau nhái ở bên ruộng đi thăm nhái bên đường, nó đã bị xe cán chết, xác nằm bẹp dí.
Hóa ra phương pháp an toàn thật đơn giản, tránh xa lười biếng thì có thể được.
 
7. Có một con gà nhỏ khi phá vỏ trứng để chui ra, Thấy con rùa đi ngang gánh chiếc mu nặng nề. Con gà nhỏ quyết định rời bỏ cái vỏ trứng.
Hóa ra muốn thoát ly gánh nặng thật đơn giản, dẹp bỏ cố chấp thành kiến là có thể được.
 
8. Có mấy em bé rất muốn làm thiên thần, thượng đế cho chúng mỗi đứa một chân đèn, và dặn lau chùi chúng cho thật bóng sáng. Một hai ngày trôi qua thượng đế không đến, tất cả các bé đều bỏ cuộc. Chỉ có một em bé vẫn lau chùi chân đèn sáng bóng dù cho thượng đế không đến, dù mọi người chê nó dại, kết quả chỉ có em được trở thành thiên thần.
Hóa ra làm thiên thần thật đơn giản, chỉ cần đem tấm lòng thật thà ra làm là được.
 
Hóa ra cuộc sống cũng rất đơn giản phải không các bạn. Chúc Bạn luôn nhìn mọi sự thật giản đơn
Holly st

Chuyện vui cuối tuần

Mỹ viện
Ông bố bảo đứa con: Xích con chó dữ lại.
Cậu con hỏi: Nhà sắp có khách từ xa tới à bố ?
Bố đáp: Không ! Mẹ mày sắp từ mỹ viện về !

Ngoại tình
Ông chồng đi làm về bất chợt thì gặp vợ đang nằm với một người bạn thân. Ông rút súng bắn chết ngay thằng bạn.
Bà vợ nói ngay: Cứ cái đà này thì ông sẽ mất hết bạn bè !

Kinh nguyệt
Thầy giáo hỏi cả lớp: Các em đã hiểu việc kinh nguyệt quan trọng thế nào đối với phụ nữ chưa ?
Trò Mike đáp : Thưa hiểu. Khi chị con nói tháng này không có thấy kinh nguyệt thì mẹ con ngất xỉu, bố con bị đột quỵ tim, còn anh tài xế thì vùng chạy ra ngoài cửa !

Lãng mạn
Trên bãi biển, một nhà thơ lãng mạn ngồi bên người yêu.
Cô gái nói: - Em thích nằm xuống cát cho dễ chịu.
- Nhưng anh thích em ngồi thế này cơ.
- Để làm gì?
- Khi chúng mình đứng dậy, anh rất thích ngắm nhìn trái tim do mông em in trên cat

Có ý nghĩa chứ
Này cậu, tại sao áo ngủ của phụ nữ lại in hoa, còn pijama của đàn ông lại in sọc nhỉ ?
- Ồ có gì đâu ! Vì ban đêm với phụ nữ là mùa Xuân, còn đối với đàn ông là lao động khổ sai !

(Nguồn : tin tuc cao nien)

HẬU SINH KHẢ ÚY

Xin mời mọi người xem và trao đổi nội dung về một bài học trong sách giáo khoa Sinh vật lớp 8 (Bài "Thân nhiệt")



 và


Hình như quan điểm bài giảng là "học sinh tự tìm hiểu, giáo viên định hướng" . Nhưng nếu thế này thì thông tin quá ít, chắc trên lớp, thầy cô phải nói nhiều và học sinh phải tra trên Internet nhiều hơn.
Quả thực xem xong, nếu là một học sinh bình thường trong lớp, tôi cũng chịu không rút ra một số nội dung chính của bài qua những kiến thức nêu trong sách giáo khoa. Thử làm bài tập trong bài, tôi cũng "Rét run cầm cập". 
Còn bạn. bạn nghĩ sao?


Trọng Thức

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Ở BẢO TÀNG
CHIẾN THẮNG B52

Bom bi

Mũ rơm



....Con chim vành khuyên xinh

Chim vành khuyên của mẹ
Vành khuyên tập xuống hầm từ bé

Nước ngập hầm sâu mẹ tát mấy lần

Đội mũ rơm đến trường,
Bao vành khuyên giấu đèn trong ống nứa.
Ít mơ thấy sắc màu hoa quả,
Thường mơ thấy quân thù, thấy súng và bom.
Con thức ban ngày, mẹ che chở cho con,
Đêm con mơ lấy ai che chở?
Trong giấc mơ chỉ mình con bé nhỏ,
Chỉ mình con chống chọi với quân thù.....


 Xuân Quỳnh



BàngHS
b

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Quên những cái nên quên

Giang Nhất Yến

Một buổi tối, tôi đi thăm người bạn từng bị vu cáo hãm hại.
Lúc ăn cơm, anh nhận được một cuộc điện thoại, người đó muốn nói cho anh biết ai đã hãm hại anh.
Nhưng anh bạn tôi đã từ chối nghe.
Nhìn thấy vẻ mặt ngạc nhiên của tôi, anh nói
“Biết rồi thì sao chứ? Cuộc sống có những chuyện không cần biết và có những thứ cần phải quên đi”.
Sự rộng lượng của anh khiến tôi rất cảm kích. Đời người không phải lúc nào cũng được như ý, muốn bản thân vui vẻ, đôi khi việc giảm áp lực cho chính mình là điều cần thiết và cách để giảm áp lực tốt nhất chính là học cách quên, bởi trong cuộc sống này có những thứ cần nhặt lên và bỏ xuống đúng lúc.
Trong kinh Phật có một câu chuyện kể rằng: tiểu hòa thượng và lão hòa thượng cùng đi hóa duyên, tiểu hòa thượng lễ độ cung kính, việc gì cũng đều nhìn theo sư phụ. Khi tới bờ sông, một cô gái muốn qua sông, lão hòa thượng đã cõng cô gái qua sông, cô gái sau khi cảm ơn thì đi mất, tiểu hòa thượng trong lòng cứ thắc mắc “ Sư phụ sao có thể cõng một cô gái qua sông như thế?”. Nhưng cậu ta không dám hỏi, cứ thế đi mãi được 20 dặm, cậu ta thực sự không kìm được đành hỏi sư phụ: “Chúng ta là người xuất gia, sao thầy có thể cõng một cô gái qua sông?” Sư phụ điềm đạm nói: “Ta cõng cô gái qua sông thì bỏ cô ấy xuống, còn ngươi thì đã cõng cô gái ấy 20 dặm rồi vẫn chưa bỏ xuống.”
Lời nói của lão hòa thượng đầy thiền ý, hàm chứa trong nó chính là nghệ thuật nhân sinh. Cuộc đời con người giống như một cuộc hành trình dài, không ngừng bước đi, ven đường nhìn thấy vô vàn phong cảnh, trải qua biết bao những gập ghềnh, nếu như đem tất cả những nơi đã đi qua đã nhìn thấy ghi nhớ hết trong lòng thì sẽ khiến cho bản thân mình chất chứa thêm rất nhiều gánh nặng không cần thiết. Sự từng trải càng phong phú, áp lực càng lớn, chẳng bằng đi một chặng đường quên một chặng đường, mãi mãi mang một hành trang gọn nhẹ trên đường.
Quá khứ đã qua, thời gian cũng không thể quay ngược trở lại, ngoài việc ghi nhớ lấy những bài học kinh nghiệm, còn lại không cần thiết để cho lòng phải vướng bận thêm.
Sẵn sàng quên đi là một cách cân bằng tâm lý, cần phải chân thành và thản nhiên đối mặt với cuộc sống.
Có một câu nói rất hay rằng tức giận là lấy sai lầm của người khác để trừng phạt chính mình,
Cứ mãi nhớ và không quên khuyết điểm của người khác thì người bị tổn thương nhiều nhất chính là bản thân mình, bởi lẽ đó để có được niềm vui và cuộc sống thanh thản ta không nên truy cứu lỗi lầm cũ của người khác.
Rất nhiều người thích câu thơ :
“Xuân có hoa bách hợp, thu có trăng. 
Hạ có gió mát, đông có tuyết”.
Trong lòng không có việc phải phiền lo mới chính là mùa đẹp của nhân gian.
Nhớ những cái cần nhớ,
quên những cái nên quên,
sống cuộc sống cởi mở,
trong lòng không vướng mắc thì cuộc sống này sẽ thật tươi đẹp.

BàngHS   st

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Silent Night

Đêm yên lặng
Đêm yên lặng, đêm linh thiêng
Mọi thứ thật êm đềm và sáng chói
..........
 

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Mừng Lễ Giáng Sinh Và Năm Mới 2013

(Gửi lời chào các Bạn từ Thành Phố Viên)

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Có nhiều thứ đã từ lâu tận thế

Vũ Trung Hiếu

Tận thế ư? Thật tình tôi chả sợ
Báo mỗi ngày đăng toàn những chuyện buồn
Khi cuộc sống hắt những ngày nặng trĩu
Thì có khi tận thế lại còn hơn

Tôi thấy quanh tôi hàng triệu nỗi buồn
Những câu hỏi im lìm trong đáy mắt
Những dối trá đang nhấn chìm sự thật
Những lời hứa vô tâm, những dự án vô hồn

Lên mạng online để càng thêm cô đơn
Nhà cửa càng rộng lòng người càng chật
Tiền vào túi mà chữ tình rơi mất
Ôi cuộc đời vụng dại những vòng si

Tận thế ư, tôi chả thấy sợ gì
Có nhiều thứ đã từ lâu tận thế

(Nguon : nguyenthongblog)

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

HOA DÂM BỤT

Chúng mình có thú vui đi du lịch và chụp ảnh . Chỉ là những bức ảnh về cây cỏ, hoa lá hoặc phong cảnh đẹp tại mỗi điểm dừng chân.
Hội những người thích chụp ảnh xin gủi tới blog Anbum đầu tiên có chủ đề ‘’ Hoa dâm bụt’’.
''Có một số cho rằng loài hoa này vốn có tên gốc là hoa dâng bụt (hoa để dâng lên cho Bụt, tức Phật), về sau do đọc trại mà thành dâm bụt. Có lẽ không chính xác. Dâm bụt còn có nghĩa là Râm: che bóng, Bụt: Phật. Dâm Bụt là cái lọng che Phật vì hoa có hình dạng giống cái lọng'' ( theo Wikipedia)

Chụp ở quê nhà Học
Chụp ở Ninh Chũ
Chụp ở Cần thơ
Chụp ở Cần thơ
Chụp ở Đồ sơn
Chụp ở Bà nà – Đà nẵng

Mong được mọi người cùng chia sẻ

VThu & VNDung

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

BIẾM HỌA NGÀY TẬN THẾ

1-"Ngày tận thế" sắp tới rồi, đi mua đồ trả góp thôi.
2- họ tin rằng cần phải chuẩn bị cho ngày cuối cùng của trái đất.

3 - Em yêu, ông ấy đứng ở đó 15 năm nay rồi.
 
                                                                                                                          (Vntime)

CƯỜI CHÚT CHƠI...


Chuyện Pháp
Jack và Tony đang đánh gôn trên sân. Jack đang chuẩn bị đánh bóng thì thấy đám tang bên kia sân, liền chạy lại, vứt vợt xuống đất, bỏ mũ, lim dim đôi mắt, cúi đầu cầu khấn. Tony thấy vậy thì rất cảm động mà rằng:" Đây có lẽ là sự việc mà tôi cảm động nhất... và cao thượng nhất mà tôi gặp". Jack liền trả lời tỉnh khô:" Ồ, cuối cùng thì tôi và nàng cũng lấy nhau được tới 35 năm"




Chuyện Đức
Người chỉ huy nhận thấy gần đây một chiến sĩ có hành động không bình thường: Tha thẩn nhặt những mảnh giấy trên bãi tập lên xem rồi lẩm bẩm:" Không phải tờ này, không phải tờ này...", rồi vứt trở về chỗ cũ. Nghi là người lính bị bệnh tâm thần, chỉ huy liền cho anh đi khám ở bác sĩ thần kinh. Bác sĩ khám thấy anh lính bị bệnh thần kinh liền cấp giấy đề nghị được thoái ngũ. Cầm tờ giấy kiến nghị trong tay, anh lính tươi cười hét lớn:" Đúng là tờ này rồi, đúng là tờ giấy này rồi."



Chuyện Canada
Trong lần đưa người lên vũ trụ lần đầu của cơ quan vũ trụ Mỹ, họ đã phát hiện chiếc bút bi do không có trọng lực nên không dùng được. Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học Mỹ đã phải dùng tới 10 năm, tốn kém tới 12 tỷ USD để cho ra đời chiếc bút bi cải tiên dùng được trong điều kiện  không có trọng lực. Trong khi đó người Nga liền dùng bút chì thay cho bút bi mà vẫn có được hiệu quả tương tự.


Chuyện Anh
Một phụ nữ ôm đứa con nhỏ bước lên xe buýt. Thấy đứa trẻ, lái xe hét lớn:" Chu cha! Đây có lẽ là đứa trẻ xấu nhất mà tôi nhìn thấy". 
Người phụ nữ rất bực mình, đến cuối xe ngồi xuống và phân trần với hành khách ngồi cạnh:" Cha lái xe thật thô lỗ, xuc phạm tôi..". Ông hành khách liền nói vẻ đồng tình:" Thật chẳng ra sao cả, chị đưa tôi ẵm hộ con khỉ này, lên mà mắng cho anh ta một trận.


Chuyện Mỹ
Hai anh chàng New Jersey đang đi săn trong rừng thì một anh ngã lăn ra bất tỉnh, miệng không thở, mắt mũi đờ đẫn. Anh chàng kia liền rút ngay điện thoại gọi cho trung tâm cấp cứu:" Alo, bạn tôi chết rồi. Tôi phải làm sao đây?"
Tiếng nhân viên trực tổng đài:" Cứ bình tĩnh đã, tôi có thể giúp anh. Trước tiên phải biết chắc là anh ta đã chết thật chưa".
Im lặng trong giây lát, rồi một phát súng vang lên.
Và tiếp theo, tiếng anh chàng thợ săn hồi hộp:" Xong rồi. Chết thật rồi đấy. Rồi sao nữa?"


 Hữu Khánh st

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Triết Lý về Ly CàPhê !

Thứ 1 :
  "Đừng nên hâm nóng lại café. Bởi nếu hâm nóng lại thì café sẽ mất hết mùi vị và gây ra vị đắng. Uống không ngon và sẽ có mùi khét."
Cuộc sống có lẽ cũng như vậy. Việc hâm nóng lại café cũng như việc suy nghĩ quá nhiều về quá khứ. Nhiều người đang sống trong hôm nay nhưng đầu óc thì vẫn luông trông ngóng về những thứ đã qua. Họ nuối tiếc, họ nhìn mãi về một mối tình đã xa hoặc nhớ nhung về một người nào đó mà quên mất đi rằng - những việc đó chỉ mang lại sự buồn chán và khó chịu thậm chí là gây ra sự đớn đau cho chính họ mà thôi. Quá khứ là những thứ qua rồi, đừng nên khơi nhắc lại mà hãy sống với thực tại thì hay hơn...

Thứ 2 :
"Hãy bảo đảm café bạn uống cần phải luôn tươi mới. Hãy uống ngay khi pha xong , bởi café chỉ nên giữ ấm khoảng 15 phút trên bếp , trước khi hương vị của nó trở thành khó chịu. Thưởng thức ngụm café đầu tiên với cảm giác sảng khoái, tuyệt vời..."
Tại sao không bắt đầu lại mọi thứ trong hôm nay khi mà thực tại là cơ hội của sự đổi mới? Hãy nắm bắt nó khi cơ hội vẫn còn. Không nên lãng phí thời gian mà hơn hết là hãy biết sử dụng nó để mọi thứ trở nên có ích hơn... Thay đổi mình, thay đổi khẩu vị, thay đổi một ly café và thưởng thức một mùi vị mới. Điều đó cũng nên lắm chứ khi mà mùi vị cũ - đã trở nên nhạt nhẽo đi nhiều rồi...

Thứ 3 :
"Hãy rang café đúng cách. Nếu xay quá nhuyễn café sẽ trở nên quá đắng. Nếu xay quá thô café sẽ chỉ là nước loãng..."
Về nguyên tắc này cũng giống như việc đòi hỏi về sự quan tâm, săn sóc trong tình yêu vậy. Nó nhắc nhở ta nên biết cân nhắc và trân trọng với những gì mình đang có. Sự quan tâm quá mức đôi khi sẽ không đem lại một kết quả như ý mà thậm chí còn làm hư hỏng một tình yêu. Nhưng ngược lại, nếu thiếu vắng đi sự săn sóc, hay vì quá vô tâm và hời hợt thì tình cảm cũng sẽ trở nên khô khan và nhạt nhẽo. Mất dần đi vị ngọt rồi sớm muộn cũng trở thành thứ nước loãng mà thôi.

Thứ 4 :
  "Đừng cố sử dụng lại bã café vì nó chỉ còn là vị đắng và sẽ có mùi khét khi pha."
Nên dứt khoát trong việc tình cảm. Đừng nên cố gắng vớt vát với những thứ đã khôngthuộc về mình. Việc đừng sử dụng lại bã café cũng như việc không nên tìm gặp lại người yêu cũ. Sẽ chẳng thể đi đến một điều gì khi mà ta đứng này mà vẫn trông núi nọ. Tập trung và trân trọng với những gì mình đang có. Điều đó mới có thể tạo nên một hương vị café thực sự cũng như là một điều cốt yếu để tạo dựng một hạnh phúc cho bản thân.

Lời kết :
Để có được một ly café ngon - người pha đòi hỏi phải có một kiến thức rộng rãi. Để có một tình yêu thật sự đẹp, không thể không đòi hỏi những sự vun vén của cả hai. Yêu như thế nào, cư xử và cách quan tâm ra sao, bên ly café cuộc sống đã nói lên rất nhiều. Thôi thì hãy để một sáng đẹp trời, qua nhà đón người mà mình yêu mến. Nhẹ nhàng ăn sáng, rồi nhẹ nhàng thưởng thức một ly café thật đậm đà và tươi mới. Không mùi khét, không vị đắng và chẳng còn loãng nhạt...
Từ từ uống,
  từ từ thưởng thức nhạc
và từ từ tìm hiểu một triết lý café...

(Thêm một triết lý về cafe : Cafe có đường !)

Thứ 5
Cuộc sống cũng giống như ly café. Bạn ngồi bên cửa sổ, nhấc tách café lên nhấp một ngụm và chợt nhận ra rằng ly cafe chưa có đường. Rồi bởi vì ngại đứng dậy để lấy đường, bạn ngồi đó và uống ly café đắng. Khi ly café đã cạn, bạn mới phát hiện ra rằng đường đã không tan ra và dính ở đáy ly... Chúng ta mất quá nhiều thời gian để băn khoăn tại sao cuộc đời lại quá ảm đạm, nhạt nhẽo, và tốn rất nhiều thời gian đi tìm kiếm sự ngọt ngào trong khi ta chỉ cần khuấy lên. Chính tôi, chính bạn sẽ làm cho cuộc sống của mình đầy hương vị nếu ta không chờ đợi.

DDHst

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Có những buổi chiều

 
Có những buổi chiều im ắng
Ngồi nghe tiếng thời gian đi
Gót xưa nằm như dấu lặng
Xôn xao một thuở vân vi

Có những buổi chiều lộng gió
Một mình nghĩ ngợi vẩn vơ
Người ta giờ đã quên ngõ
Còn đâu ngày trước mà chờ

Có những buổi chiều đếm lá
Âm thầm tuổi lọt qua tay
Chẳng còn cái thời nông nổi
Ngọt ngào, say đắm từng ngày...

Có những buổi chiều da diết
Về từ cõi mộng thật xa
Kỷ niệm níu tay tha thiết
Người ơi còn nhớ hay là...

Có những buổi chiều rất nhẹ
Nhìn đời qua áng mây ngoan
Thấy mình như sương, như khói
Dần tan dưới dải nắng vàng

08/11/2012
Thu Phong

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

Tuyet dau mua o Berlin










Nhung bong tuyet dau mua o Berlin lam nguoi di xa lai chanh long nho den Ha Noi va cac ban.Toi xin gui tang cac ban 10G va K22 mot vai hinh anh ve mua dong o Berlin nam 2012 va chuc cac ban vui khoe va chuan bi don Noel va nam moi vui khoe va hanh phuc. Xin loi viet khong dau vi phan mem viet chu VN bi loi, thong cam nha.

THÔNG BÁO 1 (12/2012)

Về việc đón nhận hài cốt liệt sĩ

Ban liên lạc toàn khóa xin trân trọng thông báo:
Bạn Đỗ Thái Lai, liệt sĩ chiến trường B, là cựu học sinh 9C-10C cấp III Nguyễn Trãi khóa chúng ta. 
Vào lúc 8h30 sáng chủ nhật(9/12), gia đình bạn sẽ tiếp nhận hài cốt liệt sĩ từ Phùng Hưng, qua nhà, sau đó chuyển về Nghĩa trang Liệt sĩ Thành phố  để an táng.
Kính mời các bạn đến chia xẻ cùng gia đình bạn Lai. 
Ban Liên Lạc 10C đã hẹn lớp 9h00 tập trung tại Nghĩa Trang Liệt Sĩ Thành Phố để dự lễ cùng gia đình.
Ban Liên Lạc khóa
Một số thông tin bổ sung:
Địa chỉ nhà bạn Đỗ Thái Lai: 578 Thụy Khê, Hà Nội.
Nghĩa trang Liệt sĩ Thành Phố: Tây Tựu, ngã tư Nhổn rẽ phải 3 km .





Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Một chỗ nương tựa

Nguyễn Ngọc Tư

Bà mẹ kể rằng lúc bà qua Hàn Quốc giữ cháu cho con gái đi làm, thấy nó thường xuyên bị chồng và gia đình bên chồng đánh đập, chửi mắng thậm tệ.
Nghe kể tới đó, tôi nghĩ chắc là nghe lầm. Hoặc bà mẹ cứ lảm nhảm vu vơ trong lúc trộn thính vô mớ cá rô để làm mắm mà hoàn toàn không ý thức được mình đang nói gì. Nhưng bà mẹ lại nhấn mạnh lần nữa, rằng nhiều lần bà thấy thằng rể ngoại quốc đối xử tệ với con gái (đã đẻ hai đứa con kháu khỉnh cho chồng), đánh con gái bầm mặt mũi chân tay, thậm chí còn bóp cổ nó muốn ngất xỉu. Chi tiết này được bà mẹ kể với chú Ba, thím Bảy, bà dì Út…, không sai lệch một chút nào.
Tôi tò mò không biết trước cảnh ấy, bà mẹ đã làm gì ? Bà mẹ phản ứng dữ dội và bảo con gái hãy trở về, làm lại cuộc đời ? Phía trước còn dài lắm, duyên trời dun rủi biết đâu sẽ lại lấy một tấm chồng tử tế, không thì cứ ở vậy, má nuôi. Không đi đường hoàng được thì trốn, đừng có sống cái đời sống tủi cực này, dù là một ngày. Bà dọa với con rễ và bên nhà thông gia là sẽ đi kiện, sẽ cầu cứu chính quyền (chỉ cần bà dọa thôi, còn làm hay không, biết cách hay không thì tính sau). Hay bà mẹ sẽ ngọt lạt bảo con thôi cố nhịn cho ba má lâu lâu đi Hàn Quốc chơi, bên này kiếm tiền nhiều hơn ở quê, gom được kha khá rồi về, bị đánh chửi thì coi như không, ba mày hồi trẻ cũng đánh chửi tao suốt, nhằm nhò gì. Thắc mắc quá, không biết bà mẹ phản ứng kiểu gì trong suốt thời gian ở Hàn Quốc chứng kiến con cháu bị ngược đãi thậm tệ (như lời bà kể), nhưng rõ ràng bà thấy núm ruột của mình không hạnh phúc. Bà có giúp nó không ?
Ngay từ khởi đầu của bi kịch, thử hình dung bà mẹ nói gì khi con gái báo tin sẽ lấy chồng. Một ông chồng mặt mũi lạ hoắc nói năng bằng thứ ngôn ngữ lạc hoắc, cách biệt hai mươi tuổi và mới gặp nhau có ba ngày trên một cái chợ mà cô dâu bị săm soi như người ta coi vịt có bơm nước hay không. Cô dâu ấy là con gái mẹ, nó còn trẻ dại, ham vui, tin vào những bộ phim Hàn Quốc chiếu trên ti vi với cảnh đẹp lung linh và những anh chàng Hàn chung tình ấm áp, nhưng mẹ có tuổi, lẽ nào không lo âu với cuộc hôn nhân mù mờ trời đất này. Lẽ nào bà mẹ không băn khoăn như mẹ của mẹ từng thấp thỏm khi đàn trai đến dạm hỏi, “tao thấy thằng đó được, nhưng ông ngoại nó mê cờ bạc, không biết bây có phải chịu khổ không ?”. Tôi biết có những mối tình lận đận chỉ vì nỗi ngờ ngờ “hồi đó ông nội nó có ba vợ”, hay “bà con bên nhà đó toàn dân bất hảo, dọ kỹ nghen bây”. Tôi biết những bà mẹ, con lấy chồng ngay bên sông thôi mà buổi lễ xuất giá hai mẹ con còn ôm nhau khóc ròng. Bà mẹ của cô dâu Hàn này chắc cũng khóc trong hôm con gái lấy chồng, nhưng cái cách bà để nó đi vào cuộc hôn nhân mang tính chất bán mua thì thật kỳ lạ. Cái bản năng bảo vệ, bao bọc cho con cái chắc không biến mất, nhưng bị che lấp ở đâu đó, không biết bà mẹ có từng như gà mẹ, xòe cánh bảo vệ cho bầy con mỗi khi thấy bóng ác là chao rờn rợn trong vườn ? Hay hồ hởi, rốt cuộc mình cũng có thằng rễ ngoại kiều y như bà Tư đầu xóm, như ai đó ở xóm Lung, ai đó đằng xóm Chẹt trong một phong trào rầm rộ mà mấy ông nhà báo chơi chữ gọi là “chảy máu cô dâu”.
Thật lòng tôi ước ao bà mẹ đã ít nhất một lần ngăn con đi lấy chồng xa xứ, đã từng cố kéo nó khi thấy rơi vào vũng lầy của cuộc hôn nhân, đã từng cầu cứu với bà hội trưởng phụ nữ kiêm hàng xóm, hoặc ông trưởng ấp kiêm láng giềng – những người tương đối hiểu luật chút ít để nghe họ tư vấn xem làm cách nào can thiệp là tốt nhất. Không thể chờ đợi ở chính quyền, họ là người dưng, họ bảo họ là đầy tớ của dân là nói vui thôi, nhưng những thành viên trong gia đình làm gì để bảo vệ cho ruột thịt ? Bà mẹ đó ít nhất phải làm một việc gì, dù nhỏ, thí dụ như giựt cây chổi dứ đánh thằng rễ hung bạo, hoặc nếu sợ cái cảnh thế cô trên đất khách thì cũng lấy thân mình che đòn cho con nó đỡ đau và biết đâu thức tỉnh cái thằng người kia một chút gì bằng cái gọi là tình mẫu tử. Giống như đứa bạn ốm yếu cùng xóm mỗi khi thấy tôi bị bắt nạt nó cũng biết co giò chạy đi cầu cứu người lớn. Những hành động dù yếu ớt, nhưng đủ để con gái nhớ rằng nó còn có chỗ nương tựa, để trong lúc quẩn trí nhất, tuyệt vọng nhất nhìn cái chết đang giơ tay chào đón ở mặt đất, cách chỗ nó đang đứng một khoảng không chóng mặt được đo bằng mấy chục tầng lầu, hay lúc thần chết ngoắc nó từ đáy sông sâu, đứa con nhớ ra mình còn người thân để nương tựa.
Không phải đâu, chắc không phải bà mẹ chỉ vô tư vào ra trong cái nhà tường (được xây bằng tiền con gái gửi về), làm hủ mắm cá rô, vỗ béo bầy gà, mua đầu lân, sắm máy lạnh… để chờ đến cuối năm con cháu bồng bế nhau về ăn một cái Tết linh đình. Những biểu hiện của tình thương yêu đó, có vẻ ghỉ sét quá, so với những trận đòn tươi xoi xói mà bà mẹ biết chắc rằng đang trút lên đầu con gái mình ở nơi nào đó, xa xôi…
Thảm kịch của cô dâu Việt này có một lộ trình rõ ràng, phơi trắng ra dưới nắng, đâu phải như phim kể về đứa con giả vờ mình có đời sống hạnh phúc, cho cha mẹ yên tâm vui hưởng tuổi già.

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

DÙ LÀ VUA HAY DÂN CÀY...

Vừa uống bia vừa vụng trộm ôm người khác giới gọi là "bia ôm". "Karaoke ôm", "thịt chó ôm"... cũng na ná như vậy. Trong chuyện "ôm", quý ông thường sắm vai chính. Mặc dù tuổi tác, địa vị xã hội và nghề nghiệp khác nhau, song nhìn chung họ có cái gì đó giống nhau. Người bảo cái giống nhau ấy là ham của lạ. Kẻ cho rằng cái giống nhau ấy là phần CON mạnh hơn phần NGƯỜI. Anh bạn tôi, người từng "ôm" như điên một thời thì quả quyết rằng: cái giống nhau ấy là không có tình yêu, chứ không phải thiếu tình dục. Anh lý giải: trong tình yêu không thể thiếu tình dục. Nhưng khi đã có tình yêu, người ta có thể "thiếu vắng" chuyện ấy trong một thời gian dài mà vẫn cảm thấy hạnh phúc. Tình yêu trong "Đợi anh về" của Ximônôp là một thí dụ.
Ngoại tình hay "hoạt động tình báo" thực ra cũng là một dạng "ôm", nhưng có vẻ "cao cấp" hơn. Nếu "bia ôm", "karaoke ôm"... vui nhiều buồn ít, thì ngoại tình thường vui ít buồn nhiều. Anh bạn tôi, người từng có nhiều "tiền án tiền sự" thổ lộ: "Hoạt động tình báo" nhiều khi đem lại những giây phút hạnh phúc, nhưng tốn kém thời gian, tiền bạc và hao tổn tâm lực. Lắm khi, tôi ngồi ở nhà với vợ mà đầu óc lại nghĩ đến người tình kém mình hơn chục tuổi, vừa hạnh phúc vừa đau khổ. Rồi lo không biết cô ta có đi với chàng trai trẻ nào không; bởi "chuyện ấy" thì đàn ông lúc nào cũng muốn nhưng không phải lúc nào cũng được, còn đàn bà không phải lúc nào cũng muốn nhưng muốn lúc nào cũng được...
Rồi anh chua chát nhắc lời đại thi hào Đức W.Goethe: "Dù là vua hay dân cày, người hạnh phúc là người tìm thấy niềm vui dưới mái nhà của mình".
 
Xuanhoanews

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

CHIỀU HẢI CẢNG

....Trong những ca khúc Liên Xô chúng tôi yêu thích ấy có bài "Chiều Hải cảng" của Sôlôviốp Sêđôi: 

Thành phố quí mến của tôi ơi! 
Ngày mai tôi sẽ vắng xa rồi
Trời nắng mới sáng lên
Biển khơi đón chúng ta
Trên bờ khăn xanh thắm vẫy chào ta

    Có lẽ tuổi nhỏ ít hiểu biết, có lẽ là những năm tháng trong trắng ấy, tâm hồn trong trắng đang phát triển, những năm 50 tôi chưa bao giờ thấy biển, chưa bao giờ được đi lên hạm tàu, lại càng chưa làm lính thủy, ấy thế mà hễ hát bài ca này lại thấy lòng xao xuyến, như chính mình đang ở hoàn cảnh đó, tâm hồn bay bổng. Tại hải cảng trong màn sương đêm, trước mặt là biển cả mênh mông bát ngát, sắp bắt đầu ra khơi xa, sau lưng là thành phố thân yêu, cô gái mến yêu đang vẫy chiếc khắn xanh tiễn biệt. Sao mà đẹp và thương cảm bùi ngùi đến thế, sao mà cao cả mà lại dịu hiền, bịn rịn mà lại tự do đến thế! Giai điệu ấy, tiết tấu ấy, chính là đang biểu đạt cái xốn xang của thủy triều và nhịp đập trái tim. Hơi thở của biển cả và thủy thủ, sương đêm và vẫy chào của chiếc khăn. Tôi không tách bạch được tiếng hát, tiếng thủy triều và tiếng của trái tim....

Vương Mông(Nhà văn Trung Quốc )
Trích "Sớm mai chúng tôi ra khơi xa"



 

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

NHỚ HÀ NỘI VÀ CÁC BẠN!


Nhớ những ngày cuối thu và đầu đông hiu hiu gió lạnh... ở Hà Nội. Từ nơi xa, mình gửi các bạn 1 vài bức ảnh kỷ niệm.....

Vẫn còn lưu luyến mãi....

Nhà bố mẹ bạn Học (10H)


Tạm biệt Hà Nội...


 
Tạm biệt TP HCM....


Chiều hoàng hôn ở hồ Tây với ánh nắng cuối ngày. Chỉ chậm 1 chút là sẽ không còn giọt nắng nào nữa, hì hì...

Thân mến!
VND (10A)

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Những điều thú vị về Canada mà có thể bạn chưa biết


THAY LỜI MUỐN NÓI NGÀY 20.11
Xin chuyển những ý tưởng về thực tế cao quí nhất của môi trường và hệ thống giáo dục chung đến thầy cô giáo và quí vị có kiêm nhiệm trách nhiệm trong công tác giảng dạy cho thế hệ sau.

Những điều trông thấy mà vui
Những điều nghĩ tới mà ........


1.  Thiện nguyện

Tháng nào thằng bé cũng mang về cái thư của trường báo có ngày sinh hoạt ngoại khóa không bắt buộc: đi xem kịch, bảo tàng, triển lãm nghệ thuật, di sản văn hóa, thảo cầm viên, vườn thú... Nếu bố mẹ đồng ý cho con đi thì ký vào giấy, nếu cháu nào thích đi mà gia đình không có khả năng trả tiền vé thì nhà trường sẽ cấp vé cho cháu miễn phí. Phụ huynh nào có nhã ý tham gia đi theo thiện nguyện giúp thầy cô giáo trông các em cùng thì phải đăng ký trước và tự trả tiền vé cho mình. Sẵn lòng đi giúp không công, tự chi trả cho mình mà vẫn còn hồi hộp vì luôn có quá nhiều người sẵn sàng giống mình, nhiều khi trường phải cho những người thiện nguyện bốc thăm chọn chỉ lấy bốn người cho mỗi lớp 25 cháu. Khó thay để được làm thiện nguyện ở xứ sở được mệnh danh là thiên đường của "vị kỷ" và "cá nhân chủ nghĩa" này!
 
2.  Stop Sign

67 là tuổi nghỉ hưu. Nhiều người già không muốn cho phần đời còn lại vô nghĩa xin thành phố cho làm việc thiện nguyện. Việc của họ có thể là cầm cái biển dấu hiệu "STOP" ra trực các ngã tư để dẫn học sinh qua đường lúc 8-9h sáng; 12-1h trưa và 3-4h chiều là giờ các cháu đi, về học. Mùa hè ấm áp thì học sinh được nghỉ hè. Thân già, giữa mùa đông tuyết giá ra đứng đường trông trẻ là cả một cố gắng. Cuộc sống thật có ý nghĩa hơn khi nó không phải chỉ cho mình.
 
3.  Dọn nhà

Mấy năm trước tôi dọn đến ở khu vực cũ kỹ của thành phố. Trên trăm tuổi đã được coi là lâu đời vì Canada cũng mới có 145 tuổi. Dọn về đây vì tôi thấy thú khi thấy cái tòa thị chính cũ bé tí tẹo chả nhỉnh gì hơn cái nhà dân thường trong khu. Trong khi đó các trường cấp 1, 2, 3 là các tòa lâu đài thật đồ sộ, vật vưỡng to gấp cả trăm lần tòa thị chính. Nhà thờ tuy to thứ hai sau trường học mà cũng chỉ bằng 1/20 khuôn viên trường. Các ngân hàng, cửa tiệm không bằng cái móng tay so với trường. Mỗi nhà dân chỉ được xây cất xấp xỉ ½ diện tích đất của mình vậy mà tổng diện tích cây xanh, công viên, hồ, đường xá bên ngoài vẫn chiếm tới 70% toàn khu vực. Cảm ơn các tiền nhân Canada đã mở mắt cho kẻ hậu bối thật nhiều điều.
 
4.  Chapters

Là cửa hàng sách. Một tòa nhà cổ lộng lẫy ở một vị trí cực kỳ đắc địa là đón lõng toàn bộ học sinh mấy trường phổ thông. Ai qua đây cũng có ba việc có thể làm là mua sách, ngắm sách hoặc là lấy bất kỳ cuốn nào, mới tinh, thơm mùi mực in ra ngồi ở bất kỳ cái ghế bọc da hay nỉ êm ái nào trong cửa hàng và nghiền đến lúc nào xong rồi trả sách lại về giá rồi ra về. Nếu chưa đọc xong mai cửa hàng mở cửa lại ra đọc chùa tiếp. Xin mời cứ tự nhiên, vô tư. Yêu khu vực dân cư mà những tòa nhà lớn nhất là trường học, bệnh viện, thư viện bao nhiêu thì càng thấy yêu sự tế nhị và hào hiệp trong nghiệp kinh doanh của Chapters bấy nhiêu. Tri thức cũng như thương mại là cái không phải cứ ép mà được.
 
5.  Kỳ thị

Mark sinh ở Chicago. Từng rất cố gắng làm việc từ bồi bàn, dọn dẹp, bán hàng để góp thêm tiền trả học phí đại học và sau đó là... bảo vệ thành công hai bằng tiến sỹ. Một âm nhạc và một về nhân chủng học. Hai hướng đi chả có gì gần nhau nhưng đó là ý thích của anh từ bé muốn hiểu rõ về giống người và âm thanh. 13 năm cuộc đời để làm hai cái Ph.D. rồi chàng yêu và lấy một cô Canada. Hiện nay người trung niên da trắng gốc Mỹ ấy là giáo sư của hai trong ba đại học của Toronto. Vợ bảo lĩnh anh sang Canada theo diện hôn thê. Mark mới nói với tôi là anh thật hạnh phúc vì cuối cùng Bộ công dân và di trú Canada đã hết nghi ngờ anh và anh vừa nhập quốc tịch. Một minh chứng sống cho việc không phải chỉ vài sắc dân châu Á bị nghi ngờ tìm cách vào Canada theo con đường hôn thê dởm.
 
6.  Giáo viên

Chưa yên tâm hành nghề giáo sư đại học; từ khi có con Mark mới thấy là mình thích thành giáo viên. Để làm giáo viên ở Ontario thì dù là giáo sư anh vẫn phải đi học thêm một năm sư phạm nữa. Nhiều khi gặp các thầy cô ở trường phổ thông hỏi họ trước làm nghề gì. Nhiều người nói là tiến sỹ, bác sỹ, kỹ sư cao cấp... Động cơ nào khiến họ từ bỏ công việc thu nhập cả vài trăm ngàn, học lại ra làm giáo viên với lương chỉ 50-80 ngàn$/năm. Tiền bạc không thể lý giải nổi thì chắc động cơ chỉ còn là niềm đam mê.
Khi tới Canada định cư, ở sân bay tôi được phát tờ quảng cáo của chính phủ hướng dẫn là có ba nghề rất được tin cậy và tôn trọng ở đây là giáo viên, cảnh sát và bác sỹ. Vào quốc tịch cần có người biết mình từ ba năm trở lên chứng nhận và danh sách hàng đầu những người có thể ký chứng nhận không phải là tiến sỹ hay giáo sư nọ kia ... mà là ba nhóm người hành nghề trên.
 
7.  Răng đẹp

Canada không cho phép tư nhân hóa y tế cơ bản. Không có bệnh viện tư, y tế không mất tiền. Tuy nhiên y tế công không bao thẩm mỹ. Và răng lợi được coi là làm đẹp nên phải tự trả tiền túi hoặc bảo hiểm trả. Làm giáo viên ở Ontario có chế độ bảo hiểm răng thật trên mức tuyệt vời. Khi đi khám nha sỹ rất thích đè thầy cô ra chữa răng, miệng. Lo cho thầy cô luôn có hơi thở thơm tho, nụ cười được nở trên mặt cùng hàm răng đều trắng trẻo sẽ giúp các thầy cô thêm tự tin và duyên dáng trước các công dân tí hon của đất nước.  

8. Vui

Hôm nào đón con đi học về tôi cũng hỏi là ở trường hôm nay thế nào? Vui lắm bố ạ. Cô giáo của con năm nay thế nào? Cô giỏi lắm bố ạ. Sao năm nào con cũng khen cô giỏi, thế không có ai kém à? Không! Họ đều giỏi theo những cách khác nhau.
Đứa khác hôm nào tối mịt cũng mới thấy mặt. Hỏi sao con về muộn thế? Bố ơi hôm nào về nhà thấy trời còn sáng con thấy tiếc như mình còn chưa sống trọn vẹn đủ một ngày. Chúng con bây giờ là người Type A tức là người học hết mình nhưng chơi còn hết mình hơn. À ra thế! Nhà trường đã thành công khiến chúng học như chơi và chơi như học.
 
9.  Thời tiết

Để làm quen, dân Anglo-Saxon thường bắt chuyện từ thời tiết. Tôi thích mùa xuân vì sau cơn ngủ đông cây ra cả trăm màu xanh của sự sống dâng trào. Mùa thu ngắn như người đàn bà hồi xuân khao khát cháy hết những rạo rực còn lại trong đời. Mùa xuân thong dong như gái mười tám đôi mươi còn dài đường tính. Các danh họa Canada trong Group of Seven thật nổi tiếng nhưng chưa ấn phẩm thu nào của họ sắc nét bằng Golden Autumn của Levitan. Mùa thu nước Nga đã thật mê hồn, nhưng mùa thu Canada còn đầy hấp lực hơn. Vì ở Nga cây chủ đạo là bạch dương trong khi ở Canada cây chủ đạo là cây phong. Mà phong đa dạng hơn bạch dương nhiều lắm. Các lá phong vàng đỏ bay trong gió như những bàn tay nhỏ vẫy chào thế gian đầy lưu luyến. Thật hay là lá còn đang rất tươi và đang độ đẹp đã rời cành. Không đeo bám dai dẳng với quyền lực tới khô đen như nhiều chính trị gia già nua trên thế giới này.
 
10.  Mẹ

Các tiếu lâm dòng chính bên này khai thác chuyện con rể mẹ vợ. Còn bên ta chủ đề "hot" là mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu. Ở đây, dù là mẹ, nhưng chèn vào tự do của con cũng bị chê cười.
 
11.  Khóa cửa

Mấy lần đổi nhà thinh thoảng có người hỏi là có thay ổ khóa cửa không? Tôi hỏi thay làm gì nhỉ khi bên này hai cái thượng tôn nhất, quí nhất là quyền tự do và quyền tư hữu thì đều hiện diện và được bảo vệ chu đáo như nhau cả ở trong nhà cũng như ngoài đường.
 
12.  Dân chủ

Ở châu Âu 70% dân chúng ở nhà thuê. Ở Mỹ người ở nhà của mình là 65,4%. Còn chủ nhà Canada chiếm tới hơn 70% dân số. Tại Ontario các mâu thuẫn của người chủ nhà và người thuê nhà do tòa Landlord and Tenant Board giải quyết. Nếu người thuê kiện người chủ thì người thuê nộp lệ phí tòa là $50 và có luật sư miễn phí cãi hộ tại tòa. Nếu người chủ kiện người thuê thì lệ phí tòa là $150 và phải tự đi thuê luật sư với giá tối thiểu $1000/ngày.  
 

13.  Công bộc

Ở Canada nếu thấy xe cảnh sát nháy đèn ngay sau xe bạn thì phải tấp xe vào vệ đường, đánh đèn hỏng, rút bằng lái và giấy tờ bảo hiểm xe ra, hạ cửa kính bên phía người lái xuống, để hai tay lên vô lăng và ngồi chờ. Cảnh sát sẽ tới, cúi chào bạn trước sau đó xin cho xem giấy tờ rồi họ về xe cảnh sát. Khoảng 15 phút sau họ quay lại xe bạn trao trả giấy tờ và phiếu phạt. Giải thích nội dung bạn vi phạm và quyền của bạn rồi chào bạn, đường ai nấy đi. Nếu đồng ý mức phạt bạn trả ngay trong vòng 14 ngày. Nếu không bạn ra tòa. Ra tòa phần đông vì mong cảnh sát vì lí do gì đó không ra thì mình sẽ trắng án. Cậu em tôi cũng thử ra tòa. Rủi thay là chàng cảnh sát đó cũng lại ra. Khi tòa hỏi cậu có muốn đối chất với cảnh sát xem ai sai không thì cậu thấy chả có gì để nói vì cảnh sát đúng. Vậy mà viên cảnh sát đó (đã thay cảnh phục sang comlê đen cà vạt tuyệt đẹp) lại đứng lên nói với tòa: hôm nay tôi đến đây để muốn xin quan tòa cho anh ấy giữ nguyên mức tiền phạt, nhưng không cắt điểm vì trong sổ công tác tôi có ghi chú lại là anh ấy hành xử rất lịch sự lúc nhận phiếu phạt. (Không cắt điểm thì không bị bảo hiểm xe tăng giá). Cậu em kể lại và chua thêm sao bọn này nó đào tạo "đầy tớ" tốt mà lại ít thế nhỉ, chỉ cho có mỗi 2 tên đày tớ trên 1000 dân.
 
14.  Chết

Mẹ của cô giáo Doris vừa mất. Ôm chúng tôi cô khóc kể khi chỉ còn nửa bước nữa là tới cửa thiên đường, cụ bỗng mở mắt, nhìn tám người con nuôi và con đẻ đang không cầm được nước mắt vây quanh giường, cười và nói: Các con, mẹ đã sống một cuộc đời vô cùng hạnh phúc. Sau chiến tranh thế giới II dân miền nam nước Ý nghèo đói chỉ làm nông nghiệp và băng đảng đã di cư sang Canada. Là một nông dân chỉ quen cày cuốc ít học mà mẹ đã có các con phương trưởng làm giáo viên, bác sỹ, luật sư. Mẹ sắp được gặp bố. Các con phải vui và chúc mừng cho mẹ đi chứ?
Đúng là:

"Người dưới vực sâu còn cứu kẻ trên bờ
Nếu dưới vực sâu còn dũng khí" 

 
15.  Lời hứa
 
Tôi thường hay tản bộ ra High Park hay Rennie Park. Thiên nhiên mùa nào cũng có bộ cánh tuyệt đẹp. Mùa xuân rạo rực với cả triệu triệu bông anh đào đua sắc. Mùa thu thanh thản suy tư cùng đàn thiên nga trắng muốt lượn lờ trong hồ. Hai công viên này có đủ thứ từ vườn thú, sân tennis, bể bơi, sân trượt băng...Và tất cả đều miễn phí. Khởi đầu là hai người giàu có trước khi chết hiến tặng lại gia sản cho thành phố với điều kiện thành phố chỉ được dành cho đại chúng và không được thu phí gì kể cả chỗ đỗ xe. Hàng trăm năm qua thành phố luôn giữ lời.
 
16.  Phương tiện
 
Hôm nọ có việc phải ngó vào hồ sơ của hai người hành nghề kiểm toán. Chồng báo kiếm $12,000/tháng, vợ $18,000. Ba mươi ngàn $/tháng, nhà trả hết, Visa Master Cards không nợ và... không có ô tô. Giờ nhiều hãng cho mua chịu ô tô trả dần từ 3-5 năm có 0% lãi xuất. Gặp họ tôi hỏi họ di chuyển như thế nào? Họ nói chúng tôi chỉ dùng xe đạp và đi bộ.
Anh bạn mới sang Canada họp hội nghị khoa học ở trường Tổng hợp Toronto vào phòng chủ nhiệm khoa thấy bề bộn sách vở và chình ình giữa phòng là ... cái xe đạp. Ồ ra xứ này đang chuyển giao biểu tượng. Người giàu đi bộ, xe đạp, người nghèo ôtô. "Đổi mới" để làm gì nhỉ? Có minh chứng hùng hồn để rao giảng là từ những năm 80 ta đã có phương tiện ngang tầm dân giàu Canada của tận năm 2012 rồi mà?
 
 
17.  Chùa
 
Tháng 9/2012 ra sân bay tiễn vợ về Việt Nam. Nhìn thấy một em trung tuổi mặt mũi khá sạch nước cản đang gọi điện thoại bằng tiếng Hoa. Hết cú điện thoại bỗng em đon đả bằng tiếng Việt: Anh về Sài Gòn? (à ra em là người Việt gốc Hoa) Không anh chưa, ra tiễn vợ về Hà Nội thăm nhà thôi. Em tưởng anh về dự hội nghị Việt kiều lần II. Có gì hay ở đó hả em? Được xe đưa đón và bao ăn ở khách sạn sang toàn bộ. Em sang Canada bao năm rồi? 30 năm anh ạ. Em làm nghề gì? Em làm công ty bảo hiểm. Trời ạ. Em có công ty riêng, thành đạt ở một xứ giàu có 30 năm về còn hí hửng khoe được bao đi lại và ăn ở. Em không tự lo được nổi cho mình mấy cái vặt vãnh đấy sao?
 
18.  Thủ lĩnh
 
Canada có ba đảng chính trị tầm vóc quốc gia. Hữu là Bảo thủ. Tả là Tân Dân Chủ và khuynh tả là Tự Do. Bảo thủ được coi là đảng của người giàu vì nhiều người giàu là đảng viên của đảng; nhưng phần lớn nông dân và binh sỹ cũng tham gia đảng này. Đường hướng của đảng này là nhà nước hãy can thiệp ít nhất vào cuộc sống của dân chúng, giảm thuế sẽ cùng giảm sự bao biện của bộ máy công quyền. Stephen Harper - đảng trưởng Bảo thủ- người đàn ông lên đỉnh cao quyền lực từ năm 2006 khi 46 tuổi theo đánh giá của dân Canada qua 3 lần liên tiếp thắng cử cũng "not too bad" ( không quá tệ)! Về đối nội ông liên tục giảm thuế cho dân chúng và các công ty, dẫn Canada vững bước phát triển qua cơn khủng hoảng kinh tế tồi tệ toàn cầu. Về đối ngoại, (...) ông từ chối tham dự Olympic Bắc Kinh 2008. Mới đây là nước phương Tây đầu tiên dẹp luôn tòa đại sứ của mình tại Iran và đuổi toàn bộ nhân viên sứ quán Iran ra khỏi Canada. Đêm Stephen Harper đắc cử lần đầu, báo chí Canada chạy tít Thủ tướng Tim Hortons. Tim Hortons là loại cà phê rẻ tiền của Canada (coi như đẳng cấp chè vối của Việt Nam) vì Harper không có tài sản gì đáng kể ngoài cái ôtô cũ và căn hộ nhỏ. Trong khi người mà ông đánh bại là Paul Martin - thủ tướng tiền nhiệm- là thủ lãnh đảng thiên tả Tự do lại là chủ hãng vận tải biển có tài sản trên 70 triệu đô.
 
19.  Ồ Canada!
 
Khi mới tới đây định cư, cảm giác đầu tiên là sao cái đất này cái gì cũng nhẹ nhàng, thiếu quá chất hào hùng kể cả từ bài quốc ca. Ồ Canada cứ như một khám phá nhỏ dịu dàng đến ngỡ ngàng.
Vậy mà ở càng lâu càng thấy sao câu thơ lại chỉ thấy đúng đến thế ở nơi cách xa quê hương của tác giả tới nửa vòng địa cầu lận:
 
"Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào
Ta nghẹn ngào..."

 
HoànTV st

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Truyện cực ngắn, đọc... sao cay mắt quá !


Ngày cưới của cha
Anh hai làm ở thành phố, tổ chức đám cưới luôn trên ấy. Ba vượt hơn 200 cây số đường quành quả các thứ lo đám cưới cho anh.
Anh kế, rồi đến đám cưới tôi, ba lo lắng đến từng chi tiết, cả đến cách lạy, cách đi đứng như thế nào cho phải đạo...
Mẹ mất sớm, ba sống cô đơn hàng chục năm. Khi các con đã yên bề cả, ba đi thêm bước nữa. Ngày cưới của ba, cả ba anh em tôi đều viện cớ vắng mặt...

Lòng tin
Xe ngừng…
- Mận ngọt đây! ...
- Bao nhiêu tiền bịch mận đó?
- Dạ 2000.
- Hổng có tiền lẻ!
- Để con đổi cho!
Cái bóng nhỏ lao đi. Năm phút, mười phút…
- Trời! Đồ ranh! Nó cầm 5000 của tui đi luôn rồi!
- Ai mà tin cái lũ đó chứ!
- Bà tin người quá! ...
Xe sắp lăn bánh… Cái bóng nhỏ hớt hải:
- Dì ơi! Con gửi ba ngàn. Đợi hoài người ta mới đổi cho.

Khoe
Ngày xưa, khi có ai hỏi con: "Bố làm nghề gì ?", bố thấy con không vui và không bao giờ chịu trả lời là bố làm nghề thợ hồ.
Bố cố gắng làm việc nhiều hơn để nuôi con ăn học & mong sau này con có được 1 nghề mà mọi người nể trọng trong xã hội.
Con thành đạt rồi lấy chồng. Mỗi lần khách đến chơi, câu đầu tiên bố thường nghe con khoe là: "Nhà em làm luật sư nên lúc nào cũng bận".
Bố buồn, chỉ ao ước được 1 lần nghe con khoe về nghề của bố...

Nhạt
Người đàn bà vội vã ra đi vào một chiều mưa tầm tã. Ngày ngày, chỉ còn lại người đàn ông lầm lũi bên xe mì gõ đầu hẻm.
Chẳng hiểu vì lý do gì, khách đến ăn ngày một thưa dần rồi vắng hẳn. ...
Ngày nọ, có người đàn bà sang trọng tìm về con hẻm xưa. Không ai còn nhận ra bà. Người đàn ông và xe mì gõ không còn ở đó nữa. Người ta bảo, kể từ cái dạo vợ bỏ đi, mì ông nấu không còn ngon như trước và quá nhạt. Nhạt nên người ta không ăn của ông nữa...

Đưa đón
Nội từ quê vào thăm, mang quà quê vào cho cháu, nào là bánh đa gạo nếp, có cả chục trái dừa khô. Thấy nội lỉnh kỉnh vất vả, con trách bố: "Sao không đón nội?"
Bố bảo: "Bận quá!"
Ngoại nước ngoài về thăm quê. Các cậu, dì thuê hẳn một xe ôtô đi đón. Bố cũng đóng cửa hàng nghỉ buôn bán vài hôm, để cùng đi đón ngọai.
Bố bảo: "Ai cũng có mặt, bố không đi ngoại trách...."

Ba
Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi.
Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba…
Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi: "Có dư đồng nào không con?”
Tôi đáp: “Còn dư bốn ngàn ba ạ”.
 Ba nói tiếp: "Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa”.
Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng…

( BáTrần giới thiệu- tintuccaonien )

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Cuoi Thu o Berlin



Than tang cac ban chum anh cuoi Thu o Berlin, chuc cac ban cuoi tuan vui khoe va hanh phuc.