Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Monsanto: Một hiện tượng kỳ quái của Hoa Kỳ?

PHẦN 2: Âm Mưu Tiêu Diệt Nhân Lọai







Lưu ý: Đây không phải là hiểm họa và chuyện riêng của Hoa Kỳ mà là mối nguy cơ của cả thế giới . Monsanto đã có mặt tại Việt Nam rồi. Hiểm họa này rùng rợn, thâm độc, âm thầm, lặng lẻ..... Ai có chiều sâu, hãy vận dụng hết trí óc mà hiểu thì sẽ hiểu quyền lực vô hình nào đằng sau Monsanto.

Bây giờ mời các bạn nghiên cứu thêm những gì Monsanto đã và đang làm gì trong CP Hoa kỳ: 

- Tại Hoa Kỳ, có 3 cơ quan lớn của chính phủ đặc trách trông coi về thực phẩm là: Bộ Nông Nghiệp, Bộ Môi Sinh (EPA), và Cơ Quan An Toàn Thực Phẩm (FDA). Không hiểu vì lý do gì, cả 3 cơ quan này đều để trót lọt mọi họat động của Monsanto từ môi sinh, an toàn tiêu thụ, và biến đổi Giene DNA. Khi dân chúng được báo về nguy cơ gây bịnh do dùng sản phẩm của Monsanto, các công ty dược phẩm cũng không được phép dùng mẫu cây, trái, hạt giống của Monsanto để nghiên cứu tạo ra thuốc chống ung thư.

-      Monsanto đã thu mua hàng chục ngàn hạt giống nguyên thủy, biến đổi chúng, rồi làm chủ chúng. Monsanto buộc các nông dân tiêu hủy lúa giống của họ.
- Monsanto cho lan tràn các hạt giống VÔ SINH. Monsanto còn chế chất kích thích độc hại rBGH chích vào bò để làm sữa cho người dân uống. Cho dến ngay bây giờ, họ đã làm chủ một số giống thú bị biến đổi DNA, trong đó có Heo, cá Hồi.



Tôi muốn các bạn thấy chiến lược âm mưu đường dài của Monsanto. Nên nhớ là cây trái rau quả hạt thóc đã bị đổi DNA, khi phấn nó phối với giống nguyên thủy thì giống nguyên thủy sẽ bị đổi gien luôn. Nó sẽ lan tràn, phối hợp với giống nguyên thủy qua thụ phấn. Đây là một diển tiến không thể đi lùi lại được vì DNA của các lọai biến đổi Gien này là Gien “thống trị” (dominant).

CÂU HỎI là tại sao CP Hoa Kỳ không làm gì hết với âm mưu rùng rợn của Monsanto? Không hiểu CP Hoa Kỳ có dùng Monsanto như một vũ khí để thống trị thế giới không hay là chính họ đã bị tập đoàn này khống chế hoàn toàn.

- Trong lần bầu cử năm 2006 Monsanto đã chi tổng cộng $ 3.640.000 đô la vận động hành lang.
-Phó Tổng thống Dan Quayle, chống lại các quy định mạnh mẽ để giám sát chặt chẽ vào ngành nông nghiệp sinh học của các cơ quan CP.

-Bác Sĩ Richard Burroughs của FDA bị sa thải năm 1989 vì chống đối việc chích kích thích tố rBGH vào bò sửa. Kích thích tố rBGH đuợc bào chế bởi... Monsanto.  Dan Glickman, Bộ Trưởng Nông Nghiệp thời TT Clinton thú nhận “ tôi đuợc ‘cấp cao’ hơn cảnh báo là không đuợc đẩy mạnh vịệc giám sát nông nghiệp sinh học và sự phát triển công nghiệp biến đổi DNA trên thực vật.”

Một số quan chức nhà nước làm việc cho Monsanto:

o    Michael Taylor, Phó Ủy Viên của FDA 1991-1994 ( Tư vấn cao cấp của Monsanto, sau đó là Phó Chủ Tịch về Chánh Sách Công Cộng của Monsanto từ 1998 đến 2001
o    Linda Fisher, Phó bộ trưởng của EPA (Phó Chủ Tịch của Monsanto)
o    Clarence Thomas, Chủ Tịch Tòa Tối Cao Hoa Kỳ (Luật sư của Monsanto)
o    Josh King, cựu Giám Đốc Thông Tin của Tòa Bạch ốc (Giờ là Giám Đốc Thông Tin của Monsanto tại Washington,D.C
o    Margaret Miller, Phó Giám Đốc FDA (cựu khoa học gia của Monsanto năm 1989)
o    Micky Kantor, Bộ trưởng Thuơng mại (Ban Giám Đốc của Monsanto)
o    Linda Watrud, nhân viên EPA (Khoa học gia nghiên cứu sinh học của Monsanto)
o    Anne Veneman, Bộ Trưởng Nông Nghiệp (Ban Giám Đốc của CT Calgene, chuyên làm hạt giống vô sản, Monsanto đã mua đứt công ty này)
o    Michael Friedman, Ủy Viên FDA (Phó Chủ Tịch Monsanto)
o    Marcia Hale, cựu Phụ tá cho TT Mỹ (Giờ là Giám Đốc Quốc Tế Vụ của Monsanto)
o    Suzanne Sechen, nhân viên FDA đặc trách chất rBGH, năm 1989 (Khi là sinh viên, đuợc Monsanto tài trợ cho các nghiên cứu)
o    William Ruckelshaus, Chủ Tịch Quản Trị EPA (Thành viên Ban Giám Đốc Monsanto)
o    Donald Rumsfeld, Bộ Trưởng Quốc Phòng (Chủ Tịch CT Searte, công ty con của Monsanto)
o    John Ahscroft, Bộ Trưởng Tư Pháp (Quỹ vận động vào ghế này do Monsanto tài trợ
o    Tom Vilsack, Bộ Trưởng Nông Nghiệp của TT Obama (Sáng lập viên của Governor's Biotechnology Partnership, Đồng minh,bạn thân của Monsanto, bật đèn xanh trong việc GMO Alfalfa cho Monsanto, ( xem thêm Tom Vilsack - Wikipedia, the free encyclopedia )

Đồng thời, còn hơn chục nhà nghiên cứu, luật sư, bác sĩ,…bị CP sa thải vì chống Monsanto, tên tuổi họ không quan trọng nên không cần đăng lên.


Muốn kiểm chứng, bạn lên mạng và đánh : (tên của họ và Monsanto), ví dụ : Donald Rumsfeld monsanto.
ĐôĐH st


Monsanto

 Thông tin tham khảo

SSC phân phối 3 giống ngô của Monsanto

LÊ BÌNH   -
Vừa qua, Cty Dekab Việt Nam và Cty CP Giống cây trồng miền Nam (SSC) đã tổ chức hội nghị khách hàng khu vực Tây Bắc tại tỉnh Sơn La. Từ tháng 5/2012, SSC là nhà phân phối chính thức 3 sản phẩm ngô lai chất lượng của Monsanto gồm C919; DK6919; DK8868.
C919 là giống đang được hầu hết các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc đưa vào cơ cấu gieo trồng của tỉnh. C919 là giống ngô tốt đã được bà con nông dân sử dụng hơn 10 năm trở lại đây, thích ứng với hầu hết các chân đất, đặc biệt đây là giống có khả năng chịu hạn tốt, năng suất cao, bắp có từ 14-16 hàng hạt, tỷ lệ hạt trên bắp hơn 76,8%. C919 có TGST ngắn 90-95 ngày trong vụ xuân, năng suất 7,5-8,2 tấn/ha.
DK6919 là giống mới được Bộ NN-PTNT công nhận giống cây trồng mới theo QĐ số 168/QĐ-TT-CLT ngày 14/5/2012. DK6919 là giống có bộ lá đứng, gọn, khả năng trồng dầy rất tốt có thể trồng ở mật độ 72.000 - 74.000 cây/ha, chịu hạn, ít bệnh lá phổ biến hiện nay so với các giống khác.
Đặc biệt giống DK6919 có độ kín lá bi được đánh giá tốt nên giảm thiểu tối đa hao hụt nông sản do ngô nảy mầm trên bắp. DK6919 dạng hạt đá, độ ẩm hạt thấp gần 28,7%, tỷ lệ hạt trên bắp hơn 82%, chất lượng hạt tốt, năng suất bình quân đạt 8,4 - 8,7 tấn/ha, nếu đảm bảo mật độ trồng dầy có thể đạt 11-12 tấn/ha.
DK8868 được Bộ NN-PTNT công nhận chính thức theo QĐ số 420/QĐ-TT-CLT ngày 6/9/2011. Giống ngô DK 8868 sinh trưởng khoẻ, cây to, bắp to đều, hạt sâu cay, cùi bắp nhỏ, vỏ bi mỏng kín. Mặc dù bắp đã vào thời kỳ cho thu hoạch nhưng bộ lá của cây vẫn còn xanh, bộ lá được đánh giá là siêu bền, phù hợp tận dụng làm thức ăn chăn nuôi.
Theo đánh giá, giống ngô lai DK 8868 thích nghi rộng trên nhiều loại đất khác nhau như đất đồi núi và đất ruộng. TGST của DK8868 trong vụ xuân khoảng 105-110 ngày, năng suất bình quân đạt 8,6-8,8 tấn/ha, có khả năng trồng dầy để tăng năng suất.
Hàng năm, SSC cung ứng cho thị trường hàng ngàn tấn ngô LVN 10, SSC 586, SSC 131 chất lượng tốt và hàng ngàn tấn ngô nếp MX được nông dân tin cậy. Đến nay, là nhà phân phối chính thức 3 sản phẩm ngô tốt của Mosanto, SSC tự tin trở lại ngôi vị là một trong 3 đơn vị cung ứng giống ngô lớn nhất cho cả nước.
Công ty TNHH DEKALB Việt nam là công ty nông nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, trực thuộc tập đoàn Monsanto (Mỹ) và là một trong những Công ty hàng đầu thế giới về lĩnh vực hạt giống và công nghệ sinh học.

Trong những năm qua công ty chúng tôi có nhiều sản phẩm giống cây trồng tốt mang nhãn hiệu DEKALB phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn cả nước.

Thông tin tham khảo thêm các bạn vào đường kết nối dưới đây:
Viện Y Dược Môi Sinh Hoa Kỳ (The American Academy of Environmental Medicine) khuyến cáo là ăn thức ăn GMO (GMO Genetically Modified Organism : sinh vật biến đổi gen) sẽ gây bịnh:

    Hư trầm trọng cơ tạng, 
    Hư hệ thống tiêu hóa (ung thư ruột),
    Suy yếu hệ thống miển nhiểm,
    Mau già
    Gây bịnh vô sinh (trứng/tinh trùng tổn thương)
    Rối loạn chức năng điều chỉnh chất Insulin và cholesterol.

Sau đây là tóm tắt  50 NGUY HIỂM CỦA KỸ NGHỆ GMO:

1. Tử vong tăng cao gần đây do ăn GMO.
2. Dị ứng thực phẩm : khõang 50 triệu dân Mỹ bị ngứa, ghẻ khi ăn đồ ăn GMO
3. Ung thư
4. Hư thai & giảm tuổi thọ
5. Tích tụ độc tố trong cơ thể
6. Đất đai bị hủy diệt, tích chứa chất độc
7. Nhiều cây cỏ bị diệt chủng
8. Tạo ra nhiều Siêu sinh vật
9. Giết hại loài ong mật
10. Mùa màng ít hơn
HH 9G10C st

Monsanto: Một hiện tượng kỳ quái của Hoa Kỳ?





PHẦN 1: Monsanto Và Hạt Giống

“ Ai làm chủ hạt giống sẽ làm chủ thực phẩm, ai làm chủ đuợc thực phẩm sẽ làm chủ thế giới..” (Monsanto)

“ Nông nghiệp Biến Giống DNA sẽ chiếm đóng ngay trong Tòa Bạch Ốc, bất kỳ ai thắng cử Tổng Thống vào tháng 11..” ( Monsanto)

- Trong thập niên 60, nông dân Mỹ thường dùng chất DDT để diệt trừ sâu bọ phá họai mùa màng. Sau đó, người ta khám phá ra là chất này khi phun lên rau cải, sẽ gây ra bịnh ung thư cho người tiêu thụ nên đã bị cấm dùng.


- Năm 1970, một tập đoàn công ty hóa chất có tên là Monsanto đã phát minh ra hóa chất diệt cỏ dại tên là “Round Up”. Sản phẩm này có mục đích là giúp nông dân diệt hết cỏ hoang mọc trong nông trại của họ. Khi xịt chất này trên ruộng đồng, tất cả cỏ dại đều chết tiệt. “Round Up” chính là cha đẻ của chất da cam mà sau đó quân đội Hoa Kỳ đã đem thí nghiệm tại chiến trường VN vào thập niên 70.
- Monsanto đã chế ra chất diệt cỏ cực mạnh, giờ họ lại chế ra giống cây chịu đựng được chính chất diệt cỏ đó. Trong phòng thí nghiệm trồng loại cây này, bất cứ sâu bọ nào ăn nhằm lá, rể, củ, hoa,.. của những giống này đều bị chết sạch.



- Sau khi chế thuốc diệt cỏ xong, Monsanto đi một bước tới vô cùng nguy hiểm cho nhân loài đó là BIẾN ĐỔI GIEN của cây cỏ nông nghiệp ( sẽ trình bày trong phần 4). Đầu tiên, họ phun chất “Round Up” với nồng độ cực mạnh lên chỗ thí nghiệm rồi dùng lửa đốt cháy chỗ đó. Họ khám phá ra là có 1 lọai vi khuẩn không bị hề hấn gì. Họ dùng DNA của vi khuẩn này và ghép vào cây trồng trọt. Kết quả là họ cho ra đời một giống cây nông nghiệp có sức chịu đựng kinh khủng đối với lửa, tuyết, khí hậu khắc nghiệt và chất diệt cỏ của họ.




- Nhưng Monsanto đã không dừng lại ở đây đâu. Bước kế tiếp của họ là đem ra những hạt giống biến đổi Gien này đi đăng ký để giữ chủ quyền. Sau nhiều lần thất bại tại địa phương, họ đã thắng kiện tại Tòa Tối Cao của Hoa Kỳ vào năm 1997. Việc này có nghĩa là gì? Theo phán quyết của Tòa, Monsanto được làm chủ lọai cây giống nào do họ biến đổi DNA và nguy hiểm hơn, họ sẽ có chủ quyền luôn với tất cả bất cứ vật gì, cây gì, thứ gì có mang cái DNA đó: nếu nó di truyền tới đâu, họ sẽ có chủ quyền ở đó.

-Việc hợp thức hóa việc làm của Monsanto của lụật pháp là một việc kinh khủng vì từ nay về sau, họ sẽ làm chủ và toàn quyền kiểm soát sinh vật, thực vật và sự sống trên quả địa cầu qua sự ghép Gien và phối giống của họ.

- Chưa hết, Monsanto sau khi được mở đường, họ liền mua hầu hết tất cả các công ty hạt giống nguyên thủy và sau đó biến đổi hết DNA của chúng. Họ đã đem đi đăng ký chủ quyền và đã nắm trong tay hơn… 11,000 hạt giống trên thế giới.

- Còn KINH KHỦNG hơn nữa, Monsanto còn tạo ra một lọai hạt giống có Gien VÔ SINH. Hạt giống này sau khi cho ra hạt, chúng sẽ không thể trồng lại cho vụ mùa tới. Chúng là giống đã bị triệt sản: chỉ trồng được 1 lần thôi. Nếu phấn của chúng bay qua và phối hợp với giống khác, giống đó cũng sẽ mang Gien vô sinh. Bạn nghĩ thế nào nếu con người, chim chóc, thú vật đã ăn phải lọai thực phẩm vô sản này?

Xin giải thích thêm lọai này cho các bạn hiểu: khi hạt của cây bắt đầu thành hình (lúa, bắp, Canola….) những tế bào trong hạt đó tiết ra hóa chất giết cái MẦM của hạt giống đó khiến chúng không thể mọc thành cây khác sau khi chín mọng. Nếu những hóa chất đó đi vào cơ thể con người, thú vật, các bạn nghĩ sao?
ĐôĐH st

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

ĐƯỜNG VỀ NHÀ

 Tây Tạng



Trên đường về nhà 
Ta gặp lại nhau 
700 năm1 thất lạc 

 Em còn nhớ không, mùa xuân Tây Tạng 
Thảo nguyên tháng Tư hoa cỏ nồng nàn 
Anh một lời chưa nói 
700 năm tìm nhau 

Tenzin Padma, Tenzin Padma2... 
Anh thầm gọi 
tên em suốt chiều dài năm tháng 
Ơi đóa sen hồng Tây Tạng 
Thanh khiết sương mai 

 “Đi thôi anh, nắm chặt tay nhau nhé…” 
Núi tuyết sông băng, chân cứng đá mềm 
Ta nguyện cầu cho đường xa ngắn lại
Om mani padme hum3

Om mani padme hum... 
 Xuân Hòa
 ------------------
1)700 năm: thời gian tái sinh một kiếp người, theo quan niệm về luân hồi 
2)Tenzin Padma: Tenzin – người nắm giữ giáo pháp; Padma – hoa sen; người nắm giữ giáo pháp tên Hoa Sen 
3)Om mani padme hum: thần chú 6 âm, người Việt thường đọc là “án ma ni bát mê hồng”

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Cuối tuần mua sách




- Bà chủ ơi, cho hỏi cuốn"Gia đình hạnh phúc" nằm ở dãy nào ? 
- À, cuốn đó thuộc thể loại khoa học giả tưởng, dãy số 1

- Thế cuốn "Đạo vợ chồng"thì sao ? 
- Dãy số 2 loại võ thuật đấm đá cạnh ngăn nhu đạo + hiệp khí đạo .

- Còn cuốn "Cách tiết kiệm để mua nhà ?" 
- Loại tổng hợp chứng vọng tưởng, trong thể loại sách tâm thần, dãy số 8

- Thế còn cuốn " Làm thế nào để thăng quan tiến chức " ? 
- Đó là loại sách tội phạm nằm ở dãy thứ 3

- Cuốn "Người vợ đảm đang " ? 
- Dãy số 5, truyện thần thoại

- Vậy cuốn sách nổi tiếng "Đàn ông là trụ cột gia đình" ? 
- Xin lỗi ông, ở đây chúng tôi không bán truyện cổ tích !!
XH 10a st

Ảnh chân dung

Chồng của bạn ấy là họa sĩ, xin giới thiệu một vài bức ảnh chân dung bạn ấy do ông xã vẽ tặng .
Chúc mừng cuộc sống hạnh phúc của gia đình bạn

 
Tranh sơn dầu - 1983
 

Tranh chì màu

Tranh sơn dầu

Bà và cháu – Tranh sơn dầu
XHải 10A

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

19 loại thực phẩm tiềm ẩm nguy cơ gây ngộ độc.

(GDVN) - Có một số loại thực phẩm luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc ở người. Người nội trợ cần tìm hiểu và cẩn trọng khi chế biến những loại thực phẩm này để tránh ngộ độc thực phẩm không đáng có.


Ngộ độc thực phẩm đang là một mối lo và đặc biệt quan tâm của tất cả mọi người. Nhưng việc lựa chọn thực phẩm sạch không dễ. Dễ bị ô nhiễm nhất là các thực phẩm giàu chất đạm như: thịt, cá, trứng, sữa. Thứ hai là các thực phẩm giàu chất béo và thứ ba là các loại rau quả. Môi trường ảnh hưởng rất nhiều tới thực phẩm.

Rau, quả trồng ở vùng bị ô nhiễm nước thải công nghiệp hoặc sử dụng phân bón không đúng qui định dễ bị ô nhiễm hoá chất độc, ký sinh trùng. Những vùng bị ô nhiễm chất thải công nghiệp khiến các thực phẩm bị ô nhiễm kim loại nặng như: thuỷ ngân, chì, cadimi... và hoá chất độc hại.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) đã đưa ra danh sách các loại thực phẩm dễ bị ngộ độc nhất. Chúng ta cùng thử tham khảo để cẩn trọng hơn, bởi những loại thực phẩm này vô cùng quan trọng cho sức khỏe nên không thể không sử dụng.

1. Giá đỗ không có rễ
Trong quá trình sản xuất giá đỗ, một số cá nhân đã ứng dụng tác dụng của thuốc diệt cỏ để phát triển mầm đậu không có gốc. Thuốc diệt cỏ có chứa chất độc hại gây ung thư, quái thai và gây đột biến mà khi đưa vào cơ thể chúng gây ra những tác động nghiêm trọng.

Mầm khoai tây có chứa solanine đắng và độc.

2. Khoai tây nảy mầm
Mầm khoai tây có chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Solanine có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ bộ phận nào của cây, bao gồm cả lá, quả và củ. Nó rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ. Ngoài ra chất này còn có ở cà chua và các cây khác trong họ Solanaceae. Solanine có tính gây mê và trước đây được dùng để chữa chứng động kinh. Olanine được tạo thành từ alkaloid solanidine và carbohydrate (glyco-) mạch nhánh.

3. Cà chua xanh
Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.

4. Chè bị mốc
Chè là thức uống vô cùng quý giá cho sức khỏe con người. Nhưng lưu ý, nếu phát hiện chè bị mốc tức là nó đã nhiễm penicillin và aspergillus. Nếu uống trà bị mốc, nhẹ cũng cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy.

5. Hạt cà phê tươi

Hạt cà phê tươi có thể gây ra hội chứng tán huyết, dị ứng, mệt mỏi, thiếu máu và các triệu chứng khác.

6. Rong biển đổi màu
Màu sắc của rong biển tiết ra chất peptide cyclic, fucose, một chất độc tố độc hại. Nếu sau khi ngâm nước lạnh, rong biển chuyển sang màu xanh tím than thì điều đó có nghĩa là rong biển đã bị nhiễm độc trước khi làm khô, đóng gói. Loại rong biển này rất có hại cho cơ thể.

7. Bắp cải thối
Trong bắp cải thối có chứa nitrite, chất này đóng vai trò trong sự hình thành methemoglobin trong máu người, khiến máu mất các chức năng oxy, làm cho ngộ độc oxy, chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa, tím môi… bị nặng có thể gây bất tỉnh, co giật, khó thở, không kịp thời cứu hộ có thể đe dọa tính mạng.

Ăn cải bắp thối có thể bị ngộ độc ôxy.

8. Gừng héo
Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt, nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.

9. Khoai có đốm đen trên vỏ
Khoai có chứa nhiều chất xơ, protein, các vitamin A, C, B6, E, sắt, canxi... nên nó đứng cao nhất về giá trị dinh dưỡng so với các loại rau củ khác. Tuy nhiên khi chọn mua hay khi ăn cần chú ý để tránh “rước họa”. Nếu thấy trên vỏ khoai xuất hiện những đốm đen chứng tỏ nó đã bị nhiễm nấm, ăn vào sẽ dễ trúng độc.

10. Mộc nhĩ trắng biến chất
Mộc nhĩ trắng (còn gọi là ngân nhĩ hay nấm tuyết) đã biến chất, biểu hiện dưới các dấu hiệu như màu ngả vàng, kém tươi, không đàn hồi, … chứng tỏ nó đã bị nhiễm khuẩn flavobacterium. Sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy…

11. Đậu xanh không nấu chín
Đậu xanh có chứa saponin và lectins, saponin, một chất gây kích thích mạnh mẽ đối với đường tiêu hóa của con người, có thể gây ra viêm xuất huyết, giải thể các tế bào máu đỏ. Trong đậu cũng chứa hemagglutinin với tập hợp tế bào máu đỏ gây ra ngộ độc sau khi ăn. Vì vậy nếu ăn đậu xanh chưa nấu chín dễ bị ngộ độc.

12. Dưa muối chưa kỹ
Các loại dưa muối nói chung (kể cả cà muối) là thực phẩm được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để làm lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Ăn dưa muối đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể và bữa ăn hàng ngày.

Dù có những tác dụng như trên nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.

13. Các loại cải lá 
Bao gồm xà lách, bắp cải, cải bó xôi... Những loại này gây ngộ độc là do chúng bị nhiễm khuẩn, nhiễm hóa chất trong quá trình trồng, chăm sóc. Để tránh ngộ độc khi ăn các loại cải lá, chúng ta cần rửa sạch chúng trước khi nấu nướng và tránh nhiễm khuẩn chéo bằng cách rửa tay trước khi làm bếp.

Điều ít người nội trợ biết là các loại cải rất dễ nhiễm khuẩn chéo nếu chúng được xắt trên cùng một tấm thớt trước đó chúng ta xắt thịt và rửa không kỹ. Vì vậy, tốt nhất chúng ta nên chuẩn bị nhiều tấm thớt khác nhau để dùng cho những loại thực phẩm khác nhau.

14. Trứng
Mới đây, Mỹ đã thu hồi hơn 500 triệu trứng gà bị nhiễm khuẩn. Trứng rất dễ nhiễm một loại vi khuẩn có tên là Salmonella. Vi khuẩn này có thể ngấm vào tận bên trong trứng. Vì vậy, nấu chín trứng là điều rất cần thiết và nên bỏ thói quen "nuốt sống" trứng.

Cá ngừ rất dễ nhiễm độc tố scombrotoxin.

15. Cá ngừ
Loại cá này rất dễ nhiễm độc tố scombrotoxin. Độc tố này gây ra những triệu chứng ngộ độc như sốt, đau đầu, co giật cơ... Nếu bảo quản ở nhiệt độ không thích hợp, cá ngừ sẽ tiết ra độc tố và điều nguy hại là độc tố này không bị tiêu hủy khi nấu nướng.

16. Hàu
Hàu rất dễ bị nhiễm virus Norovirus và vi khuẩn Vibrio vulnificus, gây nôn mửa và tiêu chảy. Bởi vậy, món hàu sống là không nên dùng, dù ăn với mù tạt.

17. Phô mai
Cũng rất dễ nhiễm các vi khuẩn như Salmonella và Listeria. Riêng Listeria là một sát thủ chuyên gây sẩy thai. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên thai phụ nên tránh xa các loại phô mai mềm.

18. Kem
Kem lạnh thường bị nhiễm vi khuẩn Salmonella và Staphylococcus. Những bà nội trợ thích làm kem tại gia, nếu sử dụng trứng sống thì cũng rất dễ bị dính Salmonella.

19. Dâu tây
Là thứ rất dễ bị nhiễm một loại khuẩn có tên là Cyclospora vốn gây ra những cơn tiêu chảy chết người, mất nước cơ thể và co giật cơ. Vào năm 1997, hàng ngàn trẻ em ở Mexico đã bị nhiễm viêm gan siêu vi A do ăn phải dâu tây bị nhiễm khuẩn.

P.L (th)

HH 9G10C St



Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Bộ tộc phụ nữ đẹp như tiên tự biến mình thành "quỷ".

   Thấy một bộ tộc Apatani ( bang Arunachal của Ấn Độ ) Phụ nữ ở đây. Được tiếng là xinh đẹp nhất đất nước, nhưng lại có lối làm đẹp kì lạ nhất , mời các Bạn xem một số hình ảnh của họ nhé !


(VTC News) - Những phụ nữ không có hình xăm giữa mặt, không có hai cái nút mũi thì đố lấy được chồng.
  

Phụ nữ của bộ tộc Apatani không chỉ xinh đẹp nhất cao nguyên Apatani mà còn đẹp nhất bang Arunachal của Ấn Độ. Tuy nhiên, có một điều đặc biệt là những phụ nữ xinh đẹp như thiên nga của bộ tộc chỉ có 60 ngàn thành viên này lại tìm cách biến mình thành những con cóc xấu xí, kỳ quặc, trông như quỷ.









    Họ làm xấu mình bằng cách kéo to hai cánh mũi lên, đục hai lỗ ở hai cánh mũi rồi nhét một chiếc nút như đồng xu vào hai cái lỗ đó.Ngay khi còn nhỏ, cha mẹ đã đục mũi các cô bé.








   Những chiếc nút được nhét vào lỗ đục ở cánh mũi. Những chiếc nút cứ lớn dần theo tuổi tác của người phụ nữ. Đến tuổi trưởng thành, phổng phao, xinh đẹp, thì cũng là lúc chiếc nút mũi to nhất.





 Không những đeo hai chiếc nút mũi quái dị, họ còn xăm một vệt to tướng từ trán chạy dọc sống mũi, cùng 5 vệt xanh lè ở cằm. 



Không biết tục lệ quái gở biến phụ nữ xinh đẹp thành xấu xí này có từ bao giờ, nhưng theo các nhà khoa học thì có thể đó là cách để tránh bị kẻ thù bắt cóc, hãm hiếp. 



Bộ tộc Apatani được coi là bộ tộc hiền lành, yếu đuối, dễ bị các bộ tộc khác xâm lược, bắt nạt, nên họ phải dùng cách đó, biến mình thành những “con cóc”, để kẻ thù không thèm ngó ngàng đến.

Nhưng rồi, tục đục mũi, xăm mặt lại trở thành mốt và là cách làm đẹp. Những phụ nữ có hình xăm đậm trên mặt, cánh mũi với hai cái nút to tướng trở thành biểu tượng cho cái đẹp. Những phụ nữ không có hình xăm giữa mặt, không có hai cái nút mũi thì đố lấy được chồng





     Tuy nhiên, sự giao thoa với thế giới hiện đại đã khiến tục lệ này dần mất đi. Phụ nữ Apatani thời nay đã biết sử dụng sắc đẹp trời cho của mình để giao lưu với đàn ông bộ tộc khác, nên họ không đục mũi, xăm mặt kiểu quái gở nữa. Kiểu làm xấu kỳ quặc này chỉ còn tồn tại ở những người lớn tuổi.



VT St


Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Những món ăn dân dã trong ca dao, dân ca Nam bộ

Trên tổng thể, ca dao Nam bộ thể hiện tất cả những đặc điểm chung của ca dao Việt Nam, nhưng đồng thời ca dao Nam bộ còn là tiếng nói tâm tình của người dân miền sông nước nơi đây. Có những câu ca dao mà nội dung chỉ là kể về những món ăn tuy rất dân dã, rất bình dị nhưng chứa chan một niềm tự hào của người dân miền sông nước, đồng thời thể hiện nét văn hoá rất đặc trưng mang đậm chất Nam bộ.
  Chúng ta thử thưởng thức món “cá trê rau đắng” có từ thời Nam kỳ lục tỉnh:
Rau đắng nấu với cá trê
Ai đến lục tỉnh thì mê không về.

 
 


Rau đắng
Cùng với các loại rau dại khác như: rau má, rau trai, rau ngót… thì rau đắng là một trong các loại rau có rất nhiều ở vùng quê Nam bộ. Người dân Nam bộ chẳng cần tìm cho nó một cái tên hoa mỹ nào mà nhằm ngay vào bản chất của nó mà gọi: rau đắng (vì đây là loại rau có vị rất đắng người không quen sẽ không ăn được). Còn cá trê là một trong những loại cá đồng có rất nhiều ở Nam Bộ đặc biệt là miền Tây sông nước Cửu Long. Về món canh “hỗn hợp” “rau đắng – cá trê” phải công nhận rằng không chê vào đâu được.
  Một món ăn khác cũng được tìm thấy trong ca dao Nam bộ mà có lẽ chỉ những người dân có thâm niên sống ở miền Tây mới biết. Đó là:
Canh chua điên điển cá linh
Ăn chỉ một mình thì chẳng biết ngon

 
Bông điên điển
Bông điên điển là loại bông giống như bông so đũa nhưng nhỏ hơn và có màu vàng thường mọc dọc theo những kênh rạch. Theo như người xưa kể lại đây là món ăn rất dân dã nhưng không thua bất kỳ một món “cao lương mỹ vị nào”. Cá linh và bông điên điển tuy một là động vật, một là thực vật nhưng có lẽ do “hữu duyên” nên chỉ đến mùa nước nổi miền Tây chúng mới xuất hiện cùng nhau. Chiều quê miền Tây mưa rả rích trên mâm cơm có được tô “canh chua điên điển cá linh” bốc khói có lẽ ăn hoài cũng chẳng biết… no!
  Ca dao Nam bộ cũng kể lại có một bà mẹ nào đó chỉ vì một món ăn rất dân dã mà mong được gả con gái mình về xứ sở miệt vườn, sông nước? Hay có khi đây chỉ là cách nói chọc ghẹo xa gần của cô gái nào đó với chàng trai “miệt vườn” cũng không chừng:
“Mẹ mong gả thiếp về vườn
Ăn bông bí luộc dưa hườn nấu canh”

 
bông bí

Kể về những món ăn dân dã ở Nam bộ mà quên đi món “bông súng – cá kho” thì thật là thiếu sót vô cùng. Bông súng là loại thực vật sống ở vùng đầm lầy có nhiều nhất là ở vùng Đồng Tháp Mười. Bông súng có hai loại, một loại hoa màu trắng, một loại hoa màu tím. Người dân thôn quê miền Tây ăn uống rất giản dị, bông súng có sẵn ngoài đầm cứ thế mà hái vào; cá có sẵn trong ao cứ thế mà bắt lên. Giản dị nhưng mà cũng rất đậm đà, người dân Đồng Tháp Mười rất tự hào về xứ sở mình:

Muốn ăn bông súng cá kho
Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm.


Rau bông súng
Và nếu như thật “đã thèm”với món “bông súng cá kho” thì hãy thưởng thức tiếp một món ăn cũng bình dị và đậm đà không kém:
Kèo nèo mà lại làm chua
Ăn với cá rán chẳng thua món nào.

 
Kèo nèo
Kèo nèo (hay còn gọi là “cù nèo” theo cách phát âm của một số người dân miền Tây) đó là một loại rau cọng xộp có rất nhiều ở miệt vườn sông nước Nam bộ. Thường thì không cần phải làm chua, kèo nèo ăn cũng rất ngon vì có thể dùng nấu canh chua hoặc ăn sống chấm với nước cá kho. Tuy nhiên theo cách nói của người xưa trong câu ca dao trên thì có lẽ kèo nèo làm chua ăn với cá rán (cá chiên) thì là ngon nhất.
Tới miền Tây mà không nhậu cá lóc nướng trui thì coi như chưa tới, người dân miệt vườn sông nước vốn rất hiếu khách, sẵn sàng: Bắt con cá lóc nướng trui Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa Cá lóc nướng trui ở miền Tây là một món ăn có cách chế biến rất giản dị nhưng cũng rất độc đáo. Người miền Tây có khi nướng trui cá lóc ngay lúc làm đồng, lúc vừa mới bắt được. Từ họng con cá lóc người ta xỏ vào một thanh tre sau đó cấm đầu còn lại của thanh tre ấy xuống đất. Tiếp theo là dùng rơm khô có sẵn ngoài đồng ruộng chất lên và đốt. Cá lóc nướng như thế này chín rất đều, thịt cá vừa tươi vừa ngọt lại thơm mùi rơm khô, nếu có thêm xị rượu trắng (rượu đế), tí hạt muối ngồi nhâm nhi với vài ba chiến hữu thì có lẽ đến Thượng đế cũng phải… thèm.
Người dân Nam bộ từ lâu đã rất tự hào về sự giàu có bởi những sản vật mà thiên nhiên đã ban tặng cho xứ sở mình. Vì thế “dân nhậu” miệt vườn miền Tây nhiều khi cũng rất “kén chọn”:
Cần chi cá lóc, cá trê
Thịt chuột, thịt rắn nhậu mê hơn nhiều.
 
Quả thật, đến miền Tây ăn nhậu ngoài món cá lóc nướng trui ra phải công nhận còn món nào ngon bằng chuột nướng, rắn hầm sả hay rắn xào lá cách…
  Cuối cùng, một món ăn có thể nói đối với người Nam bộ xưa là dân dã nhưng với chúng ta ngày nay đã trở thành đặc sản vì không phải ai cũng dễ dàng thưởng thức được:
Thương chồng nấu cháo le le
Nấu canh bông bí, nấu chè hạt sen
 
Lele
 
Rõ ràng, với chúng ta ngày nay, canh bông bí, chè hạt sen thì có thể còn tìm được nhưng cháo le le thì không đơn giản chút nào.
Qua việc tìm hiểu những món ăn dân dã được người dân Nam bộ xưa hát lên bằng những lời ca, câu hò, điệu lý cho chúng ta thấy được nét đẹp văn hoá trong suy nghĩ và ứng xử của những con người ở vùng quê sông nước nơi đây. Đó là nét đẹp rất đời thường nhưng cũng chính là cái hồn của dân tộc, của quê hương. Người dân thôn quê hát lên những câu ca ấy cũng chính là cất lên tiếng nói tâm tình nhằm bày tỏ niềm tự hào về sự phong phú của những sản vật mà thiên nhiên đã ban tặng cũng như nói lên sự gắn bó của họ đối với quê hương xứ sở.
Những món ăn dân dã cũng nói lên một điều người dân thôn quê có một cuộc sống vô cùng giản dị. Họ biết tận dụng những thứ có sẵn ở xứ sở mình chứ không xa hoa phung phí. Những món ăn của họ là những loại rau, củ, cây, trái… có sẵn quanh nhà và rất rẻ tiền. Chân thật và đầy tự hào họ nói về điều đó một cách rất tự nhiên:
Má ơi, đừng đánh con đau
Để con bắt ốc hái rau má nhờ.
Hay:
Má ơi, đừng đánh con hoài
  Để con kho cá bằm xoài má ăn

(Nguồn: Vanhoaviet- cadaotucngu )
ĐHĐ st