Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Những phát ngôn của giới trẻ ngày nay

 

-Ác như con tê giác.
- Ăn chơi sợ gì mưa roi.
- Chuẩn không cần chỉnh.
- Ngất trên cành quất.
- Dã man con ngan.
- Ngất ngây con gà tây.
- Oách xà lách.
- Tuyệt vời ông mặt trời.
- Mập mà tấp nập người theo.
- Bá đạo trên từng hạt gạo.
- Thà nhịn đói chứ không nhịn nói.
- Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu.
- Nàng dịu dàng nhưng hơi bị phũ phàng.
- Một điều nhịn là chín điều nhục.
- Tiền ai nấy tính... thì... tình ai nấy tiến.
- Nhan sắc có hạn, lựu đạn có thừa.
- Đừng bao giờ bán rẻ bạn bè nếu như... chưa được giá.
- Quá khứ rẻ tiền... đừng làm phiền tương lai đắt giá.

- Khi tình yêu hết hạn...
Thì... sự khốn nạn bắt đầu lên ngôi.

- Em đã ra đi, khi anh còn khốn khó...
Thì cũng đừng quay lại, lúc anh có cơ ngơi.

- Độc thân không phải là ế
Độc thân... là chờ người tử tế để yêu.

- Chớ chê em xấu, em già
Em đi sửa lại, đẹp ra bây giờ.

- Cuộc đời thật lắm bất công
Thằng ba bốn đứa, thằng không có gì.

- Tận cùng của sự ngu dốt
Là đối xử quá tốt với nhiều người.

- Một khi cái thánh thiện bị đập nát
Thì... sự độc ác sẽ lên ngôi.

- Trăm năm Kiều vẫn là Kiều
Đẹp trai vẫn ế... là điều hiển nhiên.

- Yêu anh mấy núi cũng leo,
Mấy sông cũng lội, thấy anh nghèo... lại thôi.

- Đau đầu vì nhà giàu
Mệt mỏi vì học giỏi
Buồn phiền vì nhiều tiền
Ngang trái vì đẹp trai
Và… mất ngủ.... vì không có đối thủ.

- Lời hứa chẳng... mất tiền mua
Tội gì không hứa để mà... lừa nhau.

- Chúng ta rồi cũng sẽ già
Sẽ lên nóc tủ ngắm gà sexy
Nên giờ sống thật chút đi
Đừng có giả dối ăn gà mất ngon.

Sưu tầm

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Thư gửi Táo Y tế sau vụ bác sĩ phi tang xác bệnh nhân

Ôi chao chị táo y tế ơi
Em sợ quân của chị lắm rồi
Cái nghề vốn cứu nhân độ thế
Mà đụng đâu cũng chết người

"Nhân bản" Hoài Đức vốn chưa yên
Tráo thủy tinh thể lại nổi lên
Tiêm chủng trẻ em dăm đứa chết
Xử lý đến đâu, chị có quên?

Thanh Hóa, chị kia, rõ khổ chưa?
Tiền thì chả có để mà đưa
Chậm mổ, mất luôn con lẫn mẹ
Đền tiền, người đã khuất núi Nưa.

Phòng khám không phép thì tràn lan
"Bác sĩ" bên Tàu cũng từng đàn
Tiền thì thu giá đến cắt cổ
Toàn "Maria", dân chết oan.

Bệnh viện thì chả thấy đầu tư
Mỗi giường nằm tới tận ba, tư
Chị có xuống thăm vẫn cảnh ấy
Nằm trong gậm giường rên ử ư.

Máy móc nhà nước thì lắt lay
Để cho "nhóm lợi ích" bắt tay
Đem đồ tư nhân vào "hợp tác"
Giá cao mà được thu tiền ngay.

"Y đức", chữ Tàu khó học thay
Giờ tiền đi trước mới là hay
Khẩu hiệu: Cấm phong bì triệt để
Thì đòi tiền mặt, trao tận tay.

Thế nên nâng ngực, lại chết người
Xăm mắt, hút mỡ cũng đi đời
Đem xác bệnh nhân quăng xuống nước
Bác sĩ thành ra quân giết người!

Thế nên chị Táo Y tế ơi
Chị có còn thương dân chúng tôi
Mong chị sửa sang ngành từ gốc
Để danh "Từ mẫu" lưu với đời

(vnexperss- Facebook Cụ Rùa khó tính )


Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

ĐÚNG hay SAI?


ảnh 1: sưu tầm trên fb


Ảnh 2: "Đời là bể khổ"

Qua được "bể khổ"...
Là... qua Đời.

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

VTV “vạch mặt” nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.


Kênh Youtube có tên VTV Đài Truyền Hình Việt Nam đã đăng tải một phóng sự gây sốc cho rất đông quần chúng tin vào năng lực của những nhà ngoại cảm.



Chương trình phóng sự vạch mặt các nhà ngoại cảm
Đây chính là chương trình Trở về từ ký ức số mới nhất. VTV đã chia sẻ khá nhiều thông tin quan trọng về khả năng thực sự của các nhà ngoại cảm. Trong số đó có cả nhà ngoại cảm nổi tiếng Phan Thị Bích Hằng.
Theo chương trình, rất nhiều thân nhân, gia đình của các liệt sĩ đã nhận nhầm xương động vật thành xương của người đã khuất. Theo cục Người có công (Viện pháp y quân đội) thì trong một vụ giả mạo xương các liệt sĩ thì gần như 100% các mẫu xương tìm theo lời của nhà ngoại cảm mang đến giám định đều cho kết quả sai. Và 2-5% số xương mang đến không phải xương người. Với các trường hợp do thân nhân tự mang đến xét nghiệm cũng cho các kết quả sai khá cao.
Chương trình cũng nêu ra một số trường hợp đau lòng vì quá tin nhà ngoại cảm mà các gia đình đã mang các xương động vật về thờ cúng trang nghiêm. Nổi cộm nhất là vụ việc tìm hài cốt của liệt sĩ Phùng Chí Kiên – người đầu tiên được Hồ Chí Minh phong hàm tướng. Tướng Kiên đã bị giặt Pháp bắt và chặt đầu treo để thị uy. Năm 1990, phần thân thể của vị tướng tài đã được vào nghĩa trang liệt sĩ. Còn phần thủ cấp thì vẫn chưa tìm ra. Bộ quốc phòng và gia đình đã nhờ đến nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng chỉ giúp. Khi đem kiểm định, phần xương mà bà Bích Hằng mang về lại là mảnh sành vụn và 1 chiếc răng lợn. Sau vụ việc trên bà Bích Hằng vẫn tiếp tục đi tìm hài cốt và không có bất cứ lời giải thích nào.
Ngoài Phan Thị Bích Hằng, chương trình còn tiếp tục “vạch mặt” một nhà ngoại cảm khác là Vũ Thị Hòa – người đã từng có tiền án buôn bán động vật hoang dã và là nhân vật chính của vụ lừa đảo tìm hài cốt tại nhà lao Tân Hiệp cũ (Biên Hòa – Đồng Nai).
Trở về từ ký ức là chương trình kết nối thông tin về liệt sĩ và người thiệt mạng trong chiến tranh. Mỗi số dài 45 phút và được trực tiếp trên kênh VTV1 từ 14h15 – 15h mỗi Chủ nhật giữa tháng.
Khắc Trung

Blogger K1972 Nguyễn Trãi.

Họp lớp

Ngày 20/10 lớp 10B đã gặp nhau để họp bàn về vấn đề Nam tiến vào tháng 5 năm 2014 nhân dịp ‘’ 60 năm cuộc đời ‘’ . 
 Cuộc họp rất sôi nổi và hào hứng 
 
 Nhân ngày 20/10 nên ‘’âm thịnh dương suy’’

Nhưng đấy mới chỉ là họp nháp , trưa ngày 24/ 10 cánh 10B & 10D lại tập trung ở nhà Việt (10D ) họp tiếp 


 Lại họp sôi nổi và hào hứng
 

Có cả Chi 10G và Thuần 10B từ TP HCM  cùng tham dự

Trên tinh thần nhất trí cao với kế hoạch Nam tiến , nhưng vẫn cần có thêm nhiều  cuộc họp nháp nữa cho tới tháng 5 năm sau .

Minh Thuần 10B

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

MÙA THU

Nhớ mùa thu Hà Nội, gửi các bạn 1 vài hình ảnh mùa thu ở Vienna...













"LÀM CON!"

Bạn phổ thong chia sẻ ( facebook nguyentraik 1970-1972)

Khi tôi lên giường đi ngủ là 11 giờ đêm, bên ngoài cửa sổ những bông tuyết nhỏ đang rơi. Tôi chui vào trong chăn, cầm lấy cái đồng hồ báo thức, phát hiện ra nó không kếu được nữa, tôi quên chưa mua pin. Trời lạnh như thế này, tôi chẳng muốn dậy. Tôi liền gọi điện cho mẹ:

- Mẹ ơi, đồng hồ báo thức của con hết pin rồi, mai con phải đi sớm đến công ty, có cuộc họp, 6h mẹ gọi con dậy nhé!’’

Giọng mẹ ở đầu bên kia chừng một lúc mới nghe thấy, có lẽ mẹ đang ngủ, mẹ bảo: “ Được rồi con yêu!”

Khi chuông điện thoại reo, tôi vẫn đang mơ một giấc mơ đẹp, bên ngoài trời vẫn còn tối. Mẹ ở đầu bên kia nói:

- Tiểu Cát à, con mau dậy đi, hôm nay có cuộc họp đấy!

Tôi ngẩng đầu nhìn, mới có 5h40 phút. Tôi không nhịn được bực mình:

- Con không phải là bảo mẹ 6h rồi sao? Con muốn ngủ thêm một chút nữa!

Mẹ ở đầu bên kia không nói gì cả, tôi cúp máy.

Thức dậy, tôi tắm gội xong xuôi rồi đi làm. Thời tiết thật lạnh, tuyết rơi lả tả giữa trời đất bao la. Đứng ở bến xe bus, chân tôi run cầm cập. Xung quanh còn mờ mờ ảo ảo, đứng bên cạnh tôi là hai bác đã có tuổi, tóc hoa râm. Tôi nghe thấy bác trai nói với bác gái:

- Bà xem tối nào bà cũng ngủ không ngon, mới có mấy giờ sáng đã giục tôi dậy rồi, bây giờ thì đứng đợi rõ lâu!

Đúng vậy, chuyến xe đầu còn 5 phút nữa mới đến. Cuối cùng xe cũng đã đến, tôi lên xe. Lái xe là một chàng trai còn rất trẻ, đợi tôi lên xe xong, anh ta liền cho xe chạy. Tôi nói với anh ta: “Này anh tài xế, còn hai bác nữa đang ở dưới, trời lạnh như thế này mà họ đã đợi rất lâu rồi, tại sao anh không đợi người ta lên xe rồi mới chạy?”

Anh ta rất bình tĩnh nói:
- Không sao đâu, đó là bố mẹ tôi. Hôm nay là ngày đầu tiên tôi lái xe bus, bố mẹ tôi đến để xem đấy!

Bỗng nhiên tôi bật khóc! Tôi nhìn thấy tin nhắn gửi đến của bố: “Con gái à, mẹ nói là mẹ đã không tốt, mẹ cả đêm ngủ không ngon, dậy từ rất sớm, lo con sẽ muộn cuộc họp”

Tôi bỗng nhớ đến một câu ngạn ngữ của người Do Thái:
“ Khi cha mẹ cho con cái thứ gì đó, con cái cười
Khi con cái cho cha mẹ thứ gì đó, cha mẹ khóc!”

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

EM VỀ HÀ NỘI

Hoàng Anh Tuấn
Hà-nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc
Mấy chục năm, xa đến mấy nghìn năm
Giã từ em -mười bảy tuổi- một lần
Thu rất mỏng, mưa hững hờ đẫm lá 

Hà-nội yêu, áo lụa ngà óng ả
Thoáng khăn san nũng nịu với heo may
Năm ngón tay nhón một trái ô mai
Chiếc răng khểnh xinh nụ cười cam thảo

Hà-nội yêu, mối tình đầu khờ khạo
Em nhận thư, anh ngây ngất tủi mừng
Khi về nhà, cười nụ với cầu thang
Một tuần lễ, vui như ngày thi đỗ

Hà-nội yêu, cốm Vòng đơm gió nhỏ
Nên mùa Thu kín đáo khép tà mây
Ván giải gianh, có một lúc bàn tay
Vơ nắm sỏi với lòng anh hồi hộp

Hà-nội yêu, đẹp Trưng Vương mái tóc
Chiếc kẹp nghiêng, ba lá nép vào nhung
Miếng sấu xanh đừng chua quá ghê răng
Em hóm hỉnh, chiếc mũi xinh chun lại

Hà-nội yêu, liễu hẹn hò nắng mới
Hẹn hò em anh bối rối chim khuyên
Nào có bao giờ anh được hôn em
Nên dáng liễu còn u sầu vạn thuở

Hà-nội yêu, xin cầm tay lần nữa
-một lần thôi cho vừa đủ hai lần-
thèm ngày xưa hạnh phúc rất thiên thần
anh chết lặng trong tình yêu thác đổ.

Hà-nội yêu, vẫn y nguyên tưởng nhớ
Nên nghìn năm vẫn ngỡ mới hôm qua
Bóng hoàng lan, sân gạch mát sau nhà
Còn vương vấn trong những bài thơ cũ

Hà-nội yêu, xin về từ thống khổ
Dây kẽm gai dù xé rách bờ vai
Bóng ngục tù dù ngầu đục mắt nai
Anh xin đón vào đôi tay khô héo.
Đô ĐH st

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Bài ca Phụ nữ Việt nam


Ngày 20/10 hàng năm được chọn là Ngày Phụ Nữ Việt Nam, đó là sự ghi nhận của đất nước với những con người xứng danh 8 chữ vàng: "Cần cù, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang"

K1972 Chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam. Chúc các bạn nữ K1972 Nguyễn Trãi một ngày, cũng như 365 ngày trong năm luôn mạnh khỏe, vui tươi, hạnh phúc và yêu chồng, thương con, thương cháu.

Các bạn không xem được, các bạn vào đường dẫn dưới đây :
http://www.youtube.com/watch?v=kp8VwegY-aE&feature=em-upload_owner

Blogger K1972 Nguyễn Trãi.

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Phải có Bảo tàng Võ Nguyên Giáp

16/10/2013 04:55 (GMT + 7)

TT - “Tôi hoàn toàn đồng ý, ủng hộ việc nên xây dựng, thành lập một bảo tàng danh nhân mang tên Bảo tàng Đại tướng Võ Nguyên Giáp” - PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà, viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, đã trao đổi vớiTuổi Trẻ như vậy. Ông nói:

- Có nhiều việc phải làm sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời. Thiết thực, cụ thể nhất cần phải triển khai ngay, để từ đó kết nối hàng triệu, hàng triệu trái tim VN, là cần phải tổng kết, đúc kết di sản văn hóa, nhất là quân sự mà Đại tướng đã để lại. Chẳng hạn hơn 100 cuốn sách về đường lối, chủ trương, về học thuyết quân sự của Đại tướng. Không chỉ vậy, cần tổng kết đúc kết những kho tàng, những công trình về văn hóa, thơ ca của Đại tướng. Chúng ta phải có toàn tập, tổng tập về Đại tướng. Vì lâu lắm rồi VN chúng ta mới có một người như Đại tướng, một người mà cả thế giới phải kính trọng, ngay đến các đối thủ của Đại tướng cũng phải ngả mũ ngưỡng mộ Người.
* Cụ thể, theo PGS-TS, chúng ta cần phải làm gì?
    PGS-TS Nguyễn Mạnh Hà -  Ảnh: Đức Bình
- Chúng tôi là những người nghiên cứu lịch sử và thấy: tư duy, tư tưởng quân sự của Đại tướng ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng quân sự của VN. Chúng ta là người VN, chúng ta phải tự hào về điều này. Vì thế chúng ta cần nghiên cứu, có chương trình nghiên cứu về học thuyết quân sự, tư tưởng quân sự của Đại tướng, cần phải tổng kết, đúc kết để thấy rõ tư tưởng quân sự của Đại tướng, của VN. Tôi nghĩ nếu làm sẽ rất nhiều nhà khoa học, rất nhiều người VN hào hứng tham gia việc này.
Thứ hai, theo tôi, cần phải có những tượng đài hoành tráng về Đại tướng. Việc này không mới, bởi trong lịch sử chúng ta đã có những tượng đài hoành tráng về các anh hùng dân tộc, danh nhân nổi tiếng như Quang Trung, Trần Hưng Đạo... Với  Đại tướng, cá nhân tôi cũng mong sẽ có những tượng đài và phải có ở khắp nơi, nhất là những địa danh lớn, địa danh gắn liền với tên tuổi, sự nghiệp lẫy lừng của Đại tướng như Quảng Bình, Hà Nội, TP.HCM, Điện Biên...
* Một bảo tàng thì sao, thưa PGS-TS?
- Chắc chắn phải có bảo tàng. Chúng ta đã có Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Tôn Đức Thắng thì cũng nên có thêm Bảo tàng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Qua đám tang, tôi có thể hiểu cả triệu người VN muốn tìm hiểu thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng và họ cũng muốn bày tỏ tâm tư, tình cảm với Đại tướng.
Bảo tàng sẽ là nơi tập hợp tất cả kỷ vật, hiện vật về Đại tướng. Từng là một người lính, từng được gặp trực tiếp Đại tướng, tôi cũng có nhiều bức ảnh, nhiều kỷ vật liên quan đến Đại tướng muốn hiến tặng bảo tàng. Bảo tàng sẽ là nơi kết nối triệu trái tim Việt. Đến đó, mọi người, nhất là thế hệ trẻ sau này, sẽ thấy tự hào, cảm nhận được sức mạnh vô cùng to lớn từ Đại tướng.
* Theo ông, bảo tàng này sẽ xây dựng như thế nào, ở đâu?
- Những ngày qua, tôi thấy cả triệu người, trong đó rất nhiều là những bạn trẻ, những người chưa từng gặp mặt Đại tướng nhưng vẫn tìm về ngôi nhà 30 Hoàng Diệu để bày tỏ lòng cảm phục, niềm tiếc thương vô hạn với vị tướng huyền thoại của dân tộc. Chúng tôi - những người nghiên cứu lịch sử - thấy sau sự ra đi của Đại tướng là một hi vọng khi thấy hàng triệu người đang bày tỏ một niềm tin vào đất nước VN - đó là một niềm tin tươi sáng vào ngày mai.
Theo tôi, bảo tàng nên đặt ngay tại thủ đô Hà Nội, nơi Đại tướng gắn bó gần như cả cuộc đời mình. Bảo tàng mang tên Đại tướng phải ở Hà Nội, nằm cạnh chuỗi công trình, cụm di tích tiêu biểu để đông đảo đồng bào, du khách đến thăm. Tôi ủng hộ việc xây dựng một bảo tàng mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngay nơi Người từng ở - 30 Hoàng Diệu (Hà Nội). Tôi cũng muốn nhà Đại tướng sẽ thành thư viện, thành bảo tàng Đại tướng để các thế hệ sau đến đó tìm hiểu thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng.

ĐỨC BÌNH thực hiện

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

HÀ NỘI ĐÊM THÁNG MƯỜI

Tác giả : Nguyễn Trường Thọ

Hà nội ơi ! Tháng Mười
Lịch sử vẹn nguyên một thời chiến trận
Kiêu hãnh đoàn quân về tiếp quản
Thủ Đô rạng rỡ mắt Người …

Sao… bước chân ai đêm nay
Đi qua đường Hoàng Diệu
Cũng chầm chậm… dừng
Ngỡ ngàng nhìn vào ngôi nhà Đại tướng
Lòng nén lòng giọt mắt ứa rưng rưng …

Hà Nội đêm nay và nhiều đêm sau không ngủ .
Trong màu mây Tổ Quốc sáng vô cùng .

Đêm 4 – 10 – 2013


(Nguyentrongtao.info)

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Đại tướng có những lúc khóc thầm

 Chia sẻ về những kỷ niệm với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đại tá Nguyễn Mạnh Hà - viện phó viện Lịch sử quân sự Việt Nam cho biết có nhiều điều đáng nhớ tiết lộ tính cách của một nhân vật lịch sử.

Tôi được tiếp xúc Đại tướng nhiều lần, ông lúc nào cũng rất thẳng thắn. Có lần tôi muốn mời Đại tướng viết một bài nhân hội nghị kỷ niệm 50 năm chiến thắng Việt Bắc, đó là năm 1997. Ông gọi tôi đến và bảo: “Đã 50 năm rồi, tôi cũng quên nhiều, cậu nói lại cho tôi diễn biến chiến dịch. Nghe xong tôi sẽ viết”.
Sau đó tôi cùng Đại tướng và thư ký là ông Nguyễn Huyên ngồi làm việc, Đại tướng lắng nghe suốt hai tiếng đồng hồ. Đại tướng còn lên Thái Nguyên tham dự hội nghị cuối năm đó. Ông cũng căn dặn chúng tôi: viết lịch sử cần phản ánh được lịch sử oai hùng của dân tộc.

Võ Nguyên Giáp
Đại tướng đại diện cho trường phái chiến tranh nhân dân độc đáo của Việt Nam.
Ảnh: Reuters



Một lần khác, tôi có dịp đưa cháu nội của ông Ngọc Trình, là một trong 34 người đầu tiên trong đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đến gặp Đại tướng. Ông Ngọc Trình đã hy sinh nhưng gia đình chưa nhận được chế độ chính sách gì. Khi gặp Đại tướng, ông đã ký nhận ông Ngọc Trình là thành viên của đội để yêu cầu có chế độ với gia đình ông. Thư ký của Đại tướng cho biết Đại tướng nhiều khi còn khóc thầm vì nhiều anh em trong số 34 người đó mỗi người một nơi.
Ngôi nhà của Đại tướng ở số 30 Hoàng Diệu, Hà Nội là biệt thự kiểu Pháp mà hầu như không trang trí gì nhiều. Trong nhà toàn là cờ thêu, bức tượng… của anh em, đồng đội và quê hương gửi tặng. Đại tướng vẫn tiếp đón chúng tôi ở bộ tràng kỷ cũ. Ông sống cuộc đời thanh liêm, không đòi hỏi “vì tôi cống hiến mà phải được cái này cái kia”.
Đại tướng đại diện cho trường phái chiến tranh nhân dân độc đáo của Việt Nam. Nếu không có học thuyết quân sự của ông, Việt Nam không thể giành thắng lợi trong các cuộc chiến với các thế lực lớn mạnh hơn rất nhiều. Ở chiến dịch Điện Biên Phủ, gắn với tên tuổi Đại tướng, phương châm tác chiến được thay đổi chỉ trước mấy tiếng trước khi nổ súng. Lòng dũng cảm của người làm tướng khác với người chiến sĩ cầm súng đối diện với kẻ địch trên chiến trường, đó là dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm trước sinh mạng của hàng vạn con người, trước thành bại của cuộc chiến.
Có những chỉ huy người Pháp, Mỹ đánh giá cao Đại tướng và muốn gặp ông để “biết con người đã đánh bại mình”. Và sau những cuộc tiếp xúc đó, họ hiểu ra người Việt Nam chỉ muốn hoà bình, chiến tranh là do các nước khác mang đến.
Nhà sử học người Mỹ John Prados đánh giá Đại tướng là người làm thay đổi định hình lịch sử hiện đại.

Theo Sài Gòn Tiếp Thị
======
Nguồn Vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/143762/dai-tuong-co-nhung-luc-khoc-tham.html         ( )

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Cảm xúc từ một chuyên đi Hàn quốc

Tuần trước trong tour Du lịch Hàn quốc , VT và Minh Thuần (10B) đã được  thăm quan Khu quân sự DMZ (Bàn Môn Điếm ) là biên giới nơi chia cách 2 miền Nam và Bắc Triều tiên.. Nơi đây chỉ cho phép người có nhiệm vụ và khách nước ngoài ghé thăm quan với sự kiểm tra kỹ càng của lính gác trước khi vào DMZ  ,Có quy định rõ ràng về phạm vi dược phép xem , nơi được phép chụp ảnh ..

Từ trên vọng cao có lắp đặt các thiết bị  quan sát từ xa để nhìn sang phía Bắc Triều,
 nhưng không được chụp ảnh 

 Cây cầu Tự do trong khu DMZ 

 Những ruộng lúa chen lẫn hàng rào dây kẽm gai 

 Một bụi hoa đẹp bên cạnh chòi gác và hàng rào chắn 

Biểu tượng này có ở nhiều chỗ trong khu DMZ

Những lời nhắn nhủ cho người thân còn ở bên kia biên giới phía Bắc

 Ga Dorasan được xây dựng để nối liền Hàn quốc với Lục địa 

Nhưng con tàu vẫn không thể xuất bến vì sự chia căt 2 miền . 


Lính Hàn Quốc và cả lính Mỹ thuờng xuyên tuần tra 

 2 bên Đường vào khu DMZ là những hàng rào với biển báo nguy hiểm 

Bức tượng mang ý nghĩa mong ước hàn gắn sự chia cắt 
VTN 

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Võ Nguyên Giáp: Một trong 21 danh tướng của thế giới

Trong cuốn Những vị tướng lừng danh, Ducan Townson khẳng định: “Võ Nguyên Giáp là một trong 21 vị danh tướng của thế giới, từ thời Alexandre Đại đế đến Hannibal rồi đến thời cận hiện đại với Kutuzov, Jukov...

Từng là một thầy giáo dạy môn lịch sử, chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã góp phần quan trọng làm nên trang sử hào hùng cho dân tộc Việt Nam. Tài năng, đức độ và bầu nhiệt huyết cách mạng của tướng Giáp khiến bạn bè quốc tế nể phục.
 
Điều đó được thể hiện trong hàng chục cuốn sách quân sự, hàng nghìn, hàng vạn bài báo ca ngợi Tướng Giáp được viết bởi những tác giả nước ngoài.
Trong cuốn Những vị tướng lừng danh, Ducan Townson khẳng định: “Võ Nguyên Giáp là một trong 21 vị danh tướng của thế giới, từ thời Alexandre Đại đế đến Hannibal rồi đến thời cận hiện đại với Kutuzov, Jukov..., những người đã có chiến công tạo nên bước ngoặt của nghệ thuật chiến tranh”.
Kinh ngạc trước chiến thắng của một lực lượng quân đội không qua đào tạo bài bản, thiếu thốn cả về sức người sức của, nhà sử học quân sự Mỹ Cecil Curay trong tác phẩm Chiến thắng bằng mọi giá - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiên tài của Việt Nam đã viết những dòng đầy ngưỡng mộ:
“Tướng Giáp là vị tướng duy nhất trong lịch sử hiện đại tiến hành chiến đấu chống kẻ thù từ thế vô cùng yếu, thiếu trang bị, thiếu nguồn tài chính. Dù mới đầu trong tay chưa có quân, vậy mà vẫn liên tiếp đánh bại tàn quân của đế quốc Nhật Bản, quân đội Pháp (một đế chế thực dân số 2) và quân đội Mỹ (một trong hai siêu cường thế giới)... Ông Giáp là chuyên gia hiện hữu vĩ đại nhất về chiến tranh nhân dân... là một vị tướng hậu cần vĩ đại của mọi thời đại”.
Có cùng cái nhìn tương tự, nhưng Bách khoa toàn thư quân sự Bộ Quốc phòng Mỹ xuất bản năm 1993 còn đặc biệt nhắc tới nghề thầy giáo cao quý của vị Đại tướng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
“Tài thao lược của tướng Giáp về chiến lược, chiến thuật và hậu cần được kết hợp nhuần nhuyễn với chính trị và ngoại giao... Sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu việt về công nghệ cùng với sức mạnh áp đảo về quân sự và hỏa lực khổng lồ của các quốc gia phương Tây đã phải khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng từng một thời là thầy giáo dạy sử”.
G.Bonnet, trong Từ điển bách khoa toàn thư Pháp, cũng đã viết: “Là người tổ chức quân đội nhân dân, ông Giáp đã thực hiện được một sự tổng hợp độc đáo các học thuyết quân sự mácxít kết hợp nhuần nhuyễn với truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, vận dụng khôn khéo vào những điều kiện của một quốc gia có đất đai tương đối hẹp”.
Tạp chí Time của Mỹ hồi năm 1968 đã cho đăng tải một bài viết sâu sắc về nhà quân sự Việt Nam kiệt xuất mang tên Võ Nguyên Giáp, lấy tên bài là: North Vietnam: The Red Napeleon, cùng bức ảnh chân dung Đại tướng lên trang bìa.
Le Monde của Pháp là tờ báo có lượng tin, bài không nhỏ viết về Tướng Giáp. Trong khi truyền thông quốc tế hồi thập niên 60, 70 chỉ tập trung phân tích tài thao lược của Tướng Giáp thì trong một bài viết của mình, Le Monde lại miêu tả về ngoại hình và con người bình dị của ông. “Ông là người mập, tròn, tươi cười, nhã nhặn và tự tin”, Le Monde viết.
Theo Thu Thảo Dân Việt

=== 
Nguồn: http://www.tienphong.vn/the-gioi/649106/Vo-Nguyen-Giap-Mot-trong-21-danh-tuong-cua-the-gioi-tpol.html

Kỷ niện một năm ngày gặp mặt tại Thiên Sơn - Suối Ngà

Các bạn thân mến!       
      Đúng ngày này năm ngoái (7-10-2012) chúng ta tổ chức ngày hội toàn khóa tại Thiên Sơn - Suối Ngà. Nhân dịp vừa tròn một năm kỷ niệm ngày hội này, tôi xin gửi các bạn tấm ảnh để chúng ta hình dung ra không khí lễ hội của cả khóa như thế nào nhé!
       Sắp tới mong rằng  ngày hội toàn khóa tổ chức  tại miền Nam được đông và vui hơn thế này thì thật tuyệt. 
      Chúc các bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.
Phạm Đức Khánh.
( Các bạn 10A thứ 7 này cũng sẽ gặp mặt chuẩn bị cho kế hoạch "Nam tiến" năm 2014 của toàn khóa đấy các bạn ạ!)

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

Gặp gỡ mùa thu


.
Chiều nay 5/10/2013 lớp 10E đã có một buổi gặp gỡ giao lưu rất vui vẻ tại Quán Lá 2 Linh Đàm bàn về vấn đề nam tiến vào tháng 5/2014.










 Hoa sữa đầu mùa



Hoa khế rụng tím ngần lối nhỏ











Nhớ về Hà nội năm 1972.


Không xem được các bạn vào đường dưới :
http://www.youtube.com/watch?v=qYPSCqD9aN8

Blogger k1972 Nguyễn Trãi.

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Tin vắn


Vào ngày thứ bẩy (28/9/2013), Ban Liên lạc các lớp ngoài Bắc đã gặp nhau với nội dung chính  thảo luận bước đầu cho đợt gặp gỡ ở miền Nam năm sau. Một số điểm được nêu sau:
 - Trước hết, nhận xét thấy kế hoạch các bạn miền Nam đề xuất khá tỷ mỷ. Ở ngoài này đánh giá rất cao sự nhiệt tình và cẩn thận của các bạn trong ấy. Một trong những khuyến cáo quan trọng giữa các lớp là dù đi xa nhưng có chuẩn bị tốt, lại có dịp gặp nhau toàn khóa nên mọi người hãy nhiệt tình tham gia.
- Thảo luận (những công việc cần làm )
1/ Các lớp về triển khai gặp gỡ các thành viên của lớp mình: phổ biến kế hoạch( theo bản in "kế hoạch 60 năm.." đã đăng trên Blog) để mọi người nắm vững. Hạn cuối cho việc hoàn tất danh sách là tuần cuối tháng 12/2013.
2/ Thống nhất với  các bạn trong Nam về thời  hạn sớm nhất để chuyển tiền góp kinh phí triển khai và thực hiện(2 triệu/người) góp phần cho kinh phí hoạt động.
3/ Như vậy đã có phương án đi lại cho phương tiện tàu hỏa, còn đường hàng không thì sẽ cùng nhau bám sát lịch trình hàng không giá rẻ. Có thể từng lớp lo hoặc nhóm các lớp cùng lo.
4/ Cần phòng trước các trường hợp:
* Giá cả có thay đổi
* Biến động danh sách 
* Sức khỏe các bạn tham gia
* Đồng bộ làm việc giữa các bộ phận
*.......
Rất mong ý kiến đóng góp, trao đổi  từ tất cả các bạn!


Ban Liên lạc khóa

MỘT VÀI HÌNH ẢNH








Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Trung Quốc trên bờ vực
thảm họa sinh thái

Khi tôi ở Nhật đầu năm nay, các đồng nghiệp Nhật chỉ về phía hướng Trung Quốc, nhìn thấy rất rõ 1 bầu trời ô nhiễm đen nghịt của TQ.


Cần phải loại bỏ ô nhiễm môi trường, khi đó mới dễ dàng hơn trong việc đối phó với các rối loạn tự nhiên ở Trung Quốc hiện nay. Các chuyên gia Nga đã nhận xét như vậy về tình hình sương mù và khói dày đặc bao trùm khu vực trung và đông Trung Quốc. Đây là hiện tượng chưa từng thấy trong suốt lịch sử theo dõi khí tượng.



ở Trung Quốc đang có sự kết hợp giữa áp suất không khí rất cao và nồng độ phát thải mạnh các khí độc hại và các chất độc hại, đặc biệt là từ ống xả xe hơi. Chuyên gia Viện nghiên cứu Viễn Đông Igor Ushakov lưu ý rằng thành phố Bắc Kinh với dân số 20 triệu người có đến 4 triệu chiếc xe hơi, chưa kể xe của người dân ngoại ô vào thủ đô. Đây thực sự là thảm họa sinh thái.
Ông Ushakov nói: “Điều đó liên quan đến hoạt động của con người trong những hoàn cảnh không thuận lợi. Hiện tượng này có cả tính chất nhân tạo và tính chất tự nhiên. Đây là một vấn đề nghiêm trọng đối với người Trung Quốc. Đã xuất hiện màu sắc xã hội, gây ra những hậu quả xã hội. Người Trung Quốc đã đưa ra con số, năm ngoái gia tăng 30% cuộc biểu tình liên quan đến môi trường. Nước bẩn, không khí ô nhiễm. Gần đây "Trung Quốc ngày nay" ghi nhận rằng những người trên 50 tuổi sống ở phía Nam sông Dương Tử không thoát khỏi môi trường bị ô nhiễm kim loại nặng. Phương tiện truyền thông Trung Quốc đôi khi thẳng thắn đến mức đáng ngạc nhiên: họ viết về sương mù rằng đại hội Đảng lần thứ 18 nói về một Trung Quốc tươi đẹp trong lúc bầu trời Bắc Kinh đen ngòm. Họ đặt vấn đề một cách trực diện.”


Sương mù và khói trên bầu trời Trung Quốc là nguyên cớ để các chuyên gia gióng lên tiếng chuông báo động. Trả lời phỏng vấn đài "Tiếng nói nước Nga," ông Alexei Knizhnikov, lãnh đạo chương trình Chính sách môi trường trong tổ hợp nhiên liệu và năng lượng thuộc Quỹ động vật hoang dã thế giới khẳng định rằng cần phải nhanh chóng đưa ngành năng lượng và các ngành công nghiệp khác chuyển sang sử dụng những nguồn năng lượng sạch hơn: “Cho đến nay, ngành năng lượng của Trung Quốc chủ yếu dựa vào than đá. Và điều đó có nghĩa là lượng khí thải rất cao. Liên quan đến vấn đề này, rất muốn lưu ý rằng cần phải gia tăng tỷ lệ nhiên liệu sạch, đặc biệt là khí đốt tự nhiên trong cân bằng năng lượng của Trung Quốc. Chúng ta phải xây dựng đường ống dẫn đến Trung Quốc để chuyển đổi các nhà máy điện từ than đá sang khí đốt.”


giờ một phần bảy lãnh thổ Trung Quốc nằm trong khu vực thảm họa môi trường. Bắc Kinh là khu vực ô nhiễm cao nhất, ở độ 6 theo mức rủi ro môi trường. Khi được hỏi, liệu đó là có là mối đe dọa thiên tai hay không, chuyên gia Viện nghiên cứu Viễn Đông Andrei Ostrovsky trả lời: “Nếu điều đó sẽ kéo dài khoảng một tháng thì có thể sẽ là thảm họa. Nếu không có gió, nếu vùng áp suất cao vẫn bảo lưu. Hai tuần đã trôi qua.”
Trong những ngày tới, theo dự báo, tại khu vực trung tâm và phía Đông Trung Quốc sẽ có mưa nhỏ và tuyết rơi/Tiếng Nói Nước Nga

Cá chết dày đặc trên một con sông bị ô nhiễm ở Vũ Hán




Sản phẩm Trung Quốc muốn đầu độc cả thế giới thì nay chính nguời dân cuà họ đã sống trong hoảng loạn và cố chạy thoát sang những nuớc khác và tuyệt đối không dùng những sản phẩm mà chính nuớc họ sản xuất.  Gậy ông thì đập lưng ông.

Người Trung quốc đang sống trong hoảng loạn...

Báo chí trên các Blog mấy tuần nay ở Trung quốc đã truyền tay nhau đăng tải tình trạng báo động đỏ đó là khách du lịch vào Trung quốc giảm 30% so với giữa năm 2012. Nguyên nhân chính là do 3 yếu tố không thể hóa giải nổi đó là:


1, Nguồn nước tại Trung quốc cho người ăn và uống nhiễm độc ghê gớm đặc biệt là nhiễm chì, a-xít và các hóa chất độc hại suốt hơn mấy chục năm qua, hậu quả của sự phát triển nóng thị trường làm ăn kinh tế do các nhà máy, các xí nghiệp thải ra đã ngấm nặng trong lòng đất và trên các sông hồ, các nguồn nước trên phạm vi cả nước. Người ta tính rằng nay chỉ còn có Tây tạng đã đỡ chút ít mà thôi, nhưng với tình trạng này cứ kéo dài thì cũng không thể là nơi con người có thể sống được.




Sau khi báo chí đăng tải về lợn chết đổ vứt ra sông, rồi vịt và sau cùng là hình ảnh hàng loạt cá chết đặc trên các hồ thì những lời cảnh cáo này trên các Blog càng lan nhanh hơn bao giờ hết. Chính quyền Trung quốc đang lúng túng không biết sẽ làm gì để trấn an dân, hầu như là bất lực.


2, Lý do thứ hai là ô nhiễm khí thở của con người từ hai phía: Đó là từ khí thải ở các nhà máy, các công trường xí nghiệp thải ra. Người ta đo lượng Các-bon-nic và các chất độc trong không khí đã đến mức báo động đỏ, nồng độ đậm đặc khiến cho những người khỏe biến thành người bệnh, nhiều người bị bệnh như hen xuyễn hay phổi nhất là trẻ em và người có tuổi bị tử vong nhiều trong mấy năm qua và nhất là những năm gần đây. Nhưng thảm họa đến nữa là do các trận bão cát do sự sa mạc hóa đang tràn đến các thành phố.



3, Tình trạng này cùng với vấn đề chính trị, xã hội thiếu minh bạch, công bằng đã khiến đa số người dân Trung quốc sống cảm thấy bất an, càng ngày càng nhiều người giầu có mức tiền triệu đô-la trở lên đã đăng ký ồ ạt bỏ nước ra đi định cư tại các nước như Mỹ, Canada, Anh, Úc và nay khi có dấu hiệu các quốc gia này thấy không thể nhận thêm người vào nữa thì họ và nhiều người lưng vốn ít hơn đã đổ vào các nước Nam Mỹ, Capuchia, Lào và có xu hướng cả Việt nam nhưng trên danh nghĩa các nhà đầu tư làm ăn. Họ mang theo cả gia đình, anh em họ hàng thậm chí cả dòng họ.

Như báo chí Trung quốc đã phải nói đây thực sự là cuộc chạy tỵ nạn khỏi Trung quốc chứ không phải là đi định cư như vẫn xảy ra lâu nay.
Người ta thấy phổ biến cảnh ngày ngày tại các đại sứ quán các nước tại Trung quốc, số người xếp hàng ghi tên làm thủ tục ngày càng đông, có người đã thuê phòng trọ gần đó để chờ cho bằng được đến lượt mình. Trung quốc không chỉ lo số ngoại tệ sẽ biến khỏi đất nước này mà lo đây sẽ là hiệu ứng tai hại là sẽ đến ngày khách nước ngoài không dám vào Trung quốc. Như báo chí đăng tải khuyên người đi du lịch rằng bạn không thể đến du lịch Trung quốc nếu cứ đeo mặt nạ cả ngày và đeo bên mình hàng can nước lọc mang theo đi khắp nơi trên đất nước này.

 Không còn ai ở Trung quốc dám ăn các loại hoa quả và sữa, thịt từ chính Trung quốc làm ra vì các thứ đó độc hại va nguy hiểm cho con người. Như báo chí châu Âu và Mỹ , Úc v.v… mấy tuần qua liên tục đăng bài cảnh báo việc người Trung quốc ra sức gom sữa trên khắp các cửa hàng ở châu Âu và các quốc gia phương Tây để đưa về Trung quốc và nay cả quả tươi vì những người có chút tiền ở Trung quốc không dám ăn quả tươi, thịt lợn, gà, vịt và uống sữa, sản phảm làm ra tại chính quốc gia mình. Người ta cho rằng những sản phẩm sữa Trung Quốc vẫn chưa khôi phục được niềm tin người tiêu dùng sau vụ tai tiếng năm 2008 nay chẳng những chưa ngưng mà có khả năng kém phẩm chất và độc hại cao hơn vì không tin vào sự minh bạch của các thông tin nhà nước đưa ra.


“Các siêu thị hay những nơi bán lẻ mặt hàng sữa trẻ em đang hạn chế bán,” ông Richard Dodd cho biết. Họ phải làm điều này vì xuất hiện một số khách hàng mua với số lượng lớn bất thường. Xu hướng không bình thường này được cho là kết quả của việc xuất khẩu sữa không chính thức sang Trung Quốc.
Những tuần qua, các siêu thị tại Anh quốc đã phải dán thông cáo yêu cầu khách hàng không mua nhiều hơn hai hộp sữa một lúc để đảm bảo nguồn cung cấp cho những người khác. Nhiều người tiêu dùng tại Anh cho biết họ để ý thấy có tình trạng khan hiếm sữa tại các siêu thị và phải đi nhiều nơi mới mua được nhãn hiệu mình thường dùng.
“Vào Chủ Nhật, chúng tôi đã không thể tìm được sản phẩm nào từ Asda hay Tesco, chúng tôi đã phải tới Sainsbury’s,” bà Lyn Patterson nói với Reuters.

Hãng thực phẩm của Pháp Danone, công ty sản xuất sản phẩm sữa Aptamil nói hiện đang phải tăng cường sản xuất để đáp ứng nhu cầu tăng bất thường này.
“Chúng tôi hiểu nhu cầu tăng cao bắt nguồn từ những đợt xuất khẩu không chính thức sang Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu của các phụ huynh muốn tìm kiếm nhãn hiệu sữa phương Tây cho con cái mình,” công ty này nói trong một thông cáo.

Giá hoa quả tươi ở các chợ và siêu thị ở châu Âu tăng cao gấp rưỡi và nhiều hoa quả đặc sản cũng không thấy có để bán nữa. Nhiều người đã kêu gọi chính phủ phải có biện pháp ngăn chặn ngay nếu không sẽ là vấn nạn. Đến nay cả quả tươi bị người Trung quốc gom mua đóng hòm mang về nước để phục vụ với hơn tỷ người thì khối lượng nhập về sẽ càng ngày càng cao hơn...
 Tại Việt nam các lái buôn cá, thịt, gạo tạp pí lù người Trung quốc đã có mặt trên các thị trường Việt nam để gom hàng mang về bên kia biên giới hay qua các ngã đường biển và hàng không. Đổi lại họ chuyển sang Việt nam các hàng mà người Trung quốc lo sợ độc hại không dám dùng nhưng cho thêm các thuốc hãm độc hại để giữ lâu không héo. Như thế, độc hại lại càng kinh khủng hơn. Như báo chí đăng tải là lòng lợn, chân gà, nạm bò v.v… những thứ khoái khẩu của người Việt và hầu như được mang vào trong tình trạng bị hối thối và đang bị phân hủy. Phương thức vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy và nay cả bằng cả đường hàng không nữa, thật là nguy hiểm hết chỗ nói. Nên tỷ lệ người dân bị bệnh ung thư đang tăng cao ở quốc gia này.


Vơ vét hàng mang về là “Siêu lợi nhuận”

Một sản phẩm sữa chỉ với giá 10 bảng Anh được bán với giá cao gấp ba lần ở thị trường Trung Quốc, Reuters cho biết.
Chính quyền Hong Kong đã phải hạn chế số sữa người dân Trung Quốc được mang về lục địa sau khi tình trạng mua gom đẩy giá và gây khan hiếm sữa tại đây.
Một doanh nhân người Trung Quốc nói với Sky News rằng ông mua sữa từ các siêu thị và sau đó bán qua một trang mua sắm trên mạng Taobao của Trung Quốc.

“Tôi mua với giá 7 đến 9,5 bảng mỗi hộp sữa, và bán với giá từ 16,5-19,5 bảng,” ông này nói.

Ông này cũng cho biết người Trung Quốc gom sữa dưới nhiều hình thức khác nhau:

“Thứ nhất là các sinh viên hay khách du lịch được gia đình hoặc bạn bè nhờ mua một vài hộp sữa. Thứ hai là những công ty nhỏ và vừa như chúng tôi. Và thứ ba là những nhà buôn lớn thường ở London hay Portsmouth. Họ mua trực tiếp từ các nhà phân phối hàng cho siêu thị, với những đơn hàng từ 20.000 bảng.”

Trả lời BBC Tiếng Việt, ông Junqi Yang, người dân tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc cũng cho biết các dịch vụ giao hàng, cho thuê kho tại đây đang rất phát triển nhờ sữa nhập từ nước ngoài. Trung Quốc là nước có ngành công nghiệp sản xuất sữa khá phát triển. Tính đến nay, ngành công nghiệp này có giá trị khoảng 30 tỷ đôla, với mức tăng trưởng thường niên trên 20% kể từ năm 2000. Theo ông: “Nhiều người Trung Quốc ở đây thà trả giá cao còn hơn chấp nhận đánh cược với sức khỏe và tình mạng của con cái mình khi dùng sữa nhãn hiệu Trung Quốc.”

Trung quốc gần đây đã ra sức trấn an người dân rằng các sản phẩm sữa tại Trung Quốc là an toàn và được kiểm nghiệm chặt chẽ. Tuy nhiên, hệ thống luật pháp thiếu hiệu quả tại đây đang vẫn là một vấn đề lớn. Vấn đề là ở chỗ người dân Trung quốc đang thấy bất an và tình trạng nay đã trở nên hoảng loạn khó thể trấn an được nữa.

Người ta thấy ngay các quan chức thì gia đình nào cũng đưa con cái ra sống ở nước ngoài và bản thân họ cũng chỉ cần vơ thêm khẩn trương chút nữa là cũng biến mất lúc nào nhà nước cũng không thể biết.
 Tuơng lai của đất nước này đang đến mức bất ổn và chắc chắn sẽ rất ảm đạm từng ngày và phải được đọc tăng lên khi nhìn vào con số tăng trưởng kinh tế. Như chính người Trung quốc nói: “Không thể kiểm soát được nữa, đầu hàng thôi! Nếu tôi có khả năng đi được ra nước ngoài thì tôi cũng đi. Cái cột điện còn muốn dời đi nữa là con người?
Tuấn Dũng st