Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Những hình ảnh tối 11/5/2014 cho Hội khoá 55+...



Ảnh do bạn Phưong Thu cung cấp.

Các bạn không xem được các bạn vào đường dẫn sau :

https://www.youtube.com/watch?v=yI3eaQZrRa8

https://www.youtube.com/watch?v=3WeaIDmZzGw

Blogger K1972 Nguyễn Trãi.

Video do Bạn Phương Thu thực hiện 55+...




Video clip do Bạn Phương Thu thực hiện tối 11/5/2014 tại TP HCM. 
Hội trường bệnh viện mắt Phương nam 360 Điện biên phủ, quận 10, TP HCM.

Các bạn không xem được các bạn vào đường dẫn sau :




Blogger K1972 Nguyễn Trãi.

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

Lớp 10B và Nguyễn Trãi K1972 tháng 05/2014



Khúc hát tuổi Học trò - Lớp 10B Nguyễn Trãi Tại TP HCM 05/2014
          
Các bạn không xem được thì vào đường dẫn sau :


Blogger K1972

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Chuyện vui dọc đường Du lịch Đà lạt Mũi né

Ngày 12/ 5 dân NguyentraiK22 lên đường đi chơi Đà lạt - Mũi né.Tối trước cả hội đã có một bữa tiệc hoành tráng  nhân ngày gặp mặt 


 Bảo Xoăn 10 H có vẻ như tối trước mải vui nên sáng sau  bị  '' phải gió''. Trên xe một chốc lại nghe hắn thốc tháo .Khi phóng viên tới chụp một tám ảnh , hắn nở nụ cười méo xẹo , tội nghiệp kinh !!!!

 tới trạm dừng chân Bảy Hổ - Bảo lộc, chàng ta cố gắng nuốt một chút cháo trắng nóng 

 May có Doctor Thuần 10B bấm huyệt  kịp thời 

Bảo Xoăn đã khỏe , cười toe , hú vía 

Phóng viên Nguyen 

Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

BẢN DI CHÚC
CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG


Phật Hoàng Trần Nhân Tông


Trần Nhân Tông ( 陳仁宗; 1258 – 1308), tên thật là Trần Khâm (陳昑) là vị vua thứ ba của nhà Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước Trần Anh Tông) trong lịch sử Việt Nam.
Ông ở ngôi 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Ông là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu đà Hoàng giác Điếu ngự. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam.

Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, ông xuất gia tu hành tại cung Vũ Lâm, Ninh Bình, sau đó rời đến Yên Tử (Quảng Ninh) tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà). Ông là tổ thứ nhất của dòng Thiền Việt Nam này. Về sau ông được gọi cung kính là “Phật Hoàng” nhờ những việc này.

Ông qua đời ngày 3 tháng 11 âm lịch năm 1308, được an táng ở lăng Quy Đức, phủ Long Hưng, xá lỵ cất ở bảo tháp am Ngọa Vân; miếu hiệu là Nhân Tông, tên thụy là Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hóa Dân Long Từ Hiển Hiệu Thánh Văn Thần Võ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế.
************

Ông đã để lại bản di chúc dặn dò con cháu, cũng là lời dặn dò cho muôn đời hậu thế nước Việt, gần ngàn năm qua vẫn còn nguyên chân giá trị!



Thắng Bình st

=====
Nguồn: http://linhsinhvien.vnweblogs.com/post/33592/452560

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Mong ước Kỷ niệm xưa




Mong ước Kỷ niệm xưa cho ngày Hội khóa K1972 _ 55 + 5... Tháng 5 năm 2014. Tại TP HCM.

Blogger K1972

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Lớp 10A ngày hội ngộ 55+.... và du lịch Đà Lạt, Mũi Né

Gửi các bạn 1 vài hình ảnh thử nghiệm của lớp 10A qua đường link sau:

https://www.mediafire.com/folder/6upg6833bho99/10A

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Happy Mother's day.


Chúc các bạn Nữ Người mẹ nhiều Sức khỏe, Hạnh phúc,Trẻ mãi, Đẹp mãi với thời gian... Được yêu mãi mãi...


Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

Những thi điệu biên cương hải đảo
(trích trường ca)

 

Đỗ Quyên



 [Nhân sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 và các tàu hải quân xâm chiếm, tấn công vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam trong các ngày 2,4,5 và 7 tháng 5/2014] *)
  

“Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay”

Nguyễn Du

 

 “Cần phải bắt những trật tự đã cứng đờ nhảy múa lên,

bằng cách hát cho chúng nghe các âm điệu của bản thân chúng.”

K. Marx
                                                                                                                          
“Phát minh ra giai điệu là bí ẩn tột cùng của các khoa học nhân văn.”
C. Lévi-Strauss





*
Thi sĩ dẹp hết chuyện cuối tuần cuối tháng cuối năm
Cuối đầu óc cuối ruột gan
Quá giang leo lưới lên biên ải Thị Hoa [1]
Cao Bằng vừa cao vừa xa từ đảo Vancouver Canada
Dùng trường ca may ra theo nổi đoàn văn nhân
May ra
Thì cứ từng bậc mà leo
Khắc đi khắc tới
(Nói ngay kẻo ngộ nhận tác quyền
Các câu chữ dưới đây thơ hóa phóng sự Trần Nhương
Nội dung chín mươi chín phần trăm cố thủ)

Đường từ thị xã Cao Bằng lên đồn Thị Hoa một trăm cây số ngót
Thuộc huyện Hạ Lang cái tên nghe đã kiếm cung
Chuyện biên thùy nhiều lắm
Trăm ngàn văn thi sĩ Việt xúm lại chửa chắc viết xuể thiếu tá đồn phó kể hoạch định đường biên binh tình ổn hơn không dễ lấn sâu
Như dạo trước
Bao giờ ông-bạn-anh cũng dành phần hơn chẳng nhường ông-bạn-em mấy nỗi thích chiếm đồng bãi ưa nhường núi đá cheo leo
Mình phải chuyển hơn ba trăm ngôi mộ nghĩa là ông bà ông vải ngụ nơi ấy từ lẩu từ lâu mộ họ chuyển về chỉ tròn mấy chục
(Thi sĩ ngưng thơ ra bàn thờ thắp nhang viếng các cụ tổ
Hai bên
Hương hỏa bay lên
Công bình thẳng tắp song phương)
Cột mốc 912
Bây giờ đẹp đá nhẵn thín không xi măng xù xà xù xì như đời ông Tây Râu anh Mãn Tóc đường tiểu ngạch buôn bán không nhộn nhịp vẫn thấy hàng chục xe tới xe lui bên này xuất gạo đi nhập về dược liệu
Chiều tối khách văn tới huyện lỵ Hạ Lang một trong hơn năm mươi huyện nghèo nhất Việt Nam và có bảy mươi tư cây số đường biên
Với Trung Quốc

Phóng sự kết
Chưa có thì giờ viết sâu chỉ dọc đường ghi chép
Thi sĩ hứa cập nhật
Bản trường ca kế tiếp

*
Lâu rồi anh mới gặp trăng thu
            trên nóc nhà hàng xóm
Hàng xóm tứ thời vẫn là hàng xóm
Trăng thu mãi là trăng bốn mùa
Cái nóc nhà
Cái nóc nhà hàng xóm có thể chập chờn
                trống vắng
Trong tầm nhìn của anh
              xuân hạ đông
Lá xanh đất hồng tuyết trắng
Ngủ ngon nghe em
Anh đứng ru bên nóc nhà hàng xóm
          vàng thu

*

Đang soạn câu
                        Phụ nữ dễ chết vì thơ và nhà thơ -
                        Một vài dòng cả đời nghiêng ngả -
                        Cho em ngắm mười ngón tay thơ đâu -

Thì gặp câu
“Hai mươi ba năm trở về chín người lính sống sót trong trận Gạc Ma sống ra sao
Anh Dũng tâm sự con cái từng cho rằng chuyện anh bị Trung Quốc bắt làm tù binh là
Hoàn toàn không có thật” [2]

Sự bình đẳng và khoan nhượng chưa tự hiện diện giữa thi từ
Chữ lớn nuốt chữ bé
Nhịp mạnh đè nhịp lép
Mưa rơi là rơi ngoài trời
Bàn văn là nơi Thi sĩ cúi đầu
Và xếp đặt
(Giữ nguyên câu
Không nguyên văn
                               cho vừa thi điệu):

            “Ngày Mười ba tháng Ba năm 2012 [3]
Nhà báo quân đội Mai Thanh Hải viết
trên blog cá nhân:

… Quần đảo Trường Sa gồm khoảng một trăm bốn mươi tám đảo nhỏ
đảo san hô và đảo chìm ở giữa
biển Đông
hiện nay là của huyện Trường Sa tỉnh Khánh Hoà
  
…Trong những tháng đầu năm 1988 Hải quân Trung Quốc cho quân
chiếm đóng một số bãi đá
Hải quân Việt Nam đưa vũ khí khí tài ra đóng giữ
ngăn chặn được hành động mở rộng phạm vi

Đầu tháng Ba Trung Quốc huy động hai hạm đội xuống khu quần đảo
Tư lệnh Hải quân Việt Nam lệnh cho Vùng 4 sẵn sàng chiến đấu

Mười chín giờ ngày Mười một tàu HQ-604 rời cảng ra đảo Gạc Ma
Chiến dịch CQ-88
Tàu HQ-605 đến Len Đao năm giờ ngày Mười bốn và cắm cờ Việt Nam trên đảo

Bộ Tư lệnh Hải quân ra lệnh cho công binh khẩn trương dùng xuồng chuyển
vật liệu xây dựng lên đảo ngay trong đêm Mười ba
Lữ đoàn 146 bí mật đổ bộ cắm cờ Việt Nam và triển khai 4 tổ bảo vệ đảo

Trung Quốc điều thêm hai hộ vệ hạm trang bị pháo 100 mm và
yêu cầu phía Việt Nam rút khỏi đảo Gạc Ma

Sáng ngày Mười bốn
Thiếu uý Trần Văn Phương
và hai chiến sĩ Nguyễn Văn Tư
Nguyễn Văn Lanh
được cử lên đảo bảo vệ lá cờ Việt Nam đang cắm

Sáu giờ sáng
Hải quân Trung Quốc thả ba thuyền nhôm và bốn mươi quân đổ bộ lên đảo
giật cờ Việt Nam
Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh bị lê đâm và bị bắn trọng thương
Thiếu úy Trần Văn Phương bị bắn tử thương
trước khi chết thiếu úy Phương đã hô
Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo
hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống Quân chủng Hải quân

Hải quân Trung Quốc cho quân xông về phía tàu Việt Nam
Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội trên tàu sử dụng các loại súng AK47, RPD, B-40, B-41 đánh trả quyết liệt buộc đối phương phải nhảy xuống biển
bơi trở về tàu

Trung Quốc tiếp tục nã pháo
Tàu HQ-604 của Việt Nam bị thủng nhiều lỗ và chìm dần
Thuyền trưởng Vũ Phi, lữ đoàn phó 146 Trần Đức Thông cùng một số thủy thủ trên tàu đã hy sinh

Đảo Cô Lin
lúc sáu giờ
tàu HQ-505 của Hải quân Việt Nam đã cắm hai lá cờ trên đảo

Tám giờ mười lăm phút
thủy thủ tàu HQ-505 dập lửa cứu tàu bảo vệ đảo
và đưa xuồng đến cứu thủy thủ tàu HQ-604 bị chìm phía bãi Gạc Ma gần đó

Thượng uý Nguyễn Văn Chương và trung uý Nguyễn Sĩ Minh chỉ huy
đưa thương binh và chiến sĩ về tàu 505
Thi hài Trần Văn Phương và Nguyễn Văn Tư, cùng các thương binh
được đặt trên xuồng
Số người còn sức một tay bám thành xuồng một tay
làm mái chèo đưa xuồng về đến bãi Cô Lin

Trong trận chiến ngày Mười bốn
Hải quân Việt Nam bị thiệt hại ba tàu
ba người hy sinh
mười một người khác bị thương
bảy mươi người bị mất tích
(sau này Trung Quốc trao trả Việt Nam chín người bị bắt
sáu mươi tư người vẫn mất tích và
được xem là đã hy sinh
                                     cho tới tận hôm nay)

Nhờ hành động dũng cảm của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và tập thể tàu HQ-505
tàu Việt Nam nằm trên đá Cô Lin và giữ được bãi đá ngầm này

Trung Quốc chiếm đá Gạc Ma từ ngày Mười sáu
tháng Ba năm 1988 và vẫn giữ
cho tới tận giờ này

Suốt thời gian chiến sự
Hải quân Liên Xô đóng ở Cam Ranh đã không can thiệp
dù giữa Việt Nam và Liên Xô có ký riêng một
hiệp ước
liên minh quân sự

Khi các tàu Hải quân Việt Nam bị đánh đắm
tàu chiến Trung Quốc chặn không cho tàu Hội Chữ thập đỏ vào
để cứu chữa thương binh…”

*
“Không làm nắm đấm trong tay kẻ khác”[4]
anh làm thơ lên mỗi ngón tay em
tay phải thơ thời cuộc tay trái thơ tình
             nghe em

nếu lời thơ không thể hết tình
anh xin được nuốt
từng đốt
từng đốt
ngón tay
 em sẽ nở hoa trong anh

nếu lời thơ không phận sự thế thời
hóa lửa thay thơ
tay mình
 anh sẽ phải tự đốt

 

“Không làm nắm đấm trong tay kẻ khác”.

 

Vancouver 2011 - 2014 (Bản 10/5)

Đỗ Quyên

                 

--------

*) Trích ghép trường ca Trăm thi điệu, với tu chỉnh hai chương 65 & 74. Phiên bản 9/5 đã đăng trên trang mạng khác.
[1] Trần Nhương; Lên biên giới Thị Hoa huyện Hạ Lang (Cao Bằng), trannhuong.com 29/10/2011.
[2] Quỳnh Chi; rfa.org 1/11/2011.
[3] Mai Thanh Hải; Chiến dịch CQ-88 và trận chiến 14/3/1988 tại Trường Sa, maithanhhaiddk.blogspot.com 13/3/2012.
[4] Thơ Bùi Chí Vinh.




Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

Địa chỉ 360 Điện biên phủ, F 11, Q 10, TP HCM. Nơi họp hội khóa K1972 Nguyễn Trãi.


Địa chỉ 360 Điện biên phủ, F 11, Q 10, TP HCM. Nơi họp hội khóa K1972 Nguyễn Trãi.

Nhà khách Người Có Công, 168Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh,

Khoảng cách từ 168 Hai Bà Trưng tới 360 Điện biên phủ khoảng 3 Km

Địa chỉ 360 Điện biên phủ,
F 11, Q 10, TP HCM



Địa chỉ 360 Điện biên phủ, F 11, Q 10, TP HCM. Nơi họp hội khóa K1972 Nguyễn Trãi.

Nhà Khách Pasteur ở địa chỉ 167Pasteur, Phường 6,
Quận 3, Thành phố Hồ Hồ Chí Minh.

Khoảng cách từ 167 Pastuer tới 360 Điện biên phủ khoảng 2,400 Km.


Kế hoạch tổ chức HỌP MẶT 60 NĂM TUỔI tại TP HCM

A – Buổi gặp mặt tiếp đón của Hội TPHCM
Vào tối CN  ngày 11/5 /2014) _ TP HCM chiêu đãi.
Từ  17g Tiệc gặp mặt khóa tại hội trường BV Mắt Phương nam 360 Điện Biên Phủ Q10 TP HCM.

B – Chương trình đi thăm quan Đà lạt – Mũi né 4 ngày 3 đêm
Ngày 1 thứ hai 12/5/2014:
5g45 :
-          Xe 1 lớp 10A; 10B; 10C  Tập trung tại BV Mắt Phương Nam 360 Điện Biên Phủ Q10
-          Xe 2 Lớp 10D; 10E, 10G, 10H tập chung tại  công viên Lê Văn Tám cổng Điện Bên Phủ.
6g10 khởi hành từ địa điểm tập trung, ăn sáng trên xe
11g Ăn trưa ở nhà hàng Bảy hổ Madagui – Bảo lộc
15g Thăm thác Freen
16g30 Nhận phòng KS Tân Thành số 15 Lê Đại Hành F3 , Đà lạt
18g Ăn tối tại Nhà hàng KS Minh Tâm (  Vườn hồng Trần Lệ Xuân )
20 g Cà fê nhạc Trịnh ( tự túc ) hoặc tự do thăm quan Đà lạt về đêm

Ngày 2 Thứ ba 13/5/2014
6g30 -7g  ăn sáng tại KS
7g30  Thăm quan núi Lang biang , Chi phí tự túc cho ai có nhu cầu lên  Đỉnh Lang Biang
Thăm quan Thung lũng tình yêu , vườn hồng Đà lạt
11g30g Ăn trưa tại KS
 13g30 Thăm quan thiền viện Trúc Lâm ; Thác Đatanla
18g Ăn tối ở Quán nướng Cu Đức
20g tự do thăm chợ đêm Đà lạt

Ngày 3 Thứ tư 14/5/2014
6g30 Ăn sáng ở KS, trả phòng
7g30 Khởi hành đi Mũi né,
12g    ăn trưa  ở Mũi né KS Hà lê,
13g30 Nhận phòng
14g30 Thăm quan đồi cát , suối tiên chiều tắm biển
17g30g Ăn tối tại KS ,
18g30 Thăm quan chợ đêm Mũi né, Sealink city
20g30 về KS nghỉ ngơi

Ngày 4 Thứ năm 15/5/2014
5g- 7g30g Tắm biển ăn sáng , trả phòng
7g30 g Khởi hành đi thăm thành phố Phan thiết : Trường Dục Thanh
12g  Ăn nghỉ ở  Suối nước nóng bình châu . Tắm nước khoáng ( Tự túc)
15g  về SG
18g 30 liên hoan chia tay tại nhà hàng 176 Nam kì khởi nghĩa Q3 TPHCM  

 C – Chi phí
- Hội TPHCM tài trợ xe đi thăm quan tuyến Đà lạt – Mũi né .
- Kinh phí cho chuyến đi thăm quan dự kiến 2.000.000 đồng /người bao gồm:  ăn sáng , trưa,tối ; vé vào cổng các địa điểm tham quan ( Thác freen, , Thung lũng Tình yêu , vườn hồng  ) 2 đêm ở khách sạn Đà lạt và 1 đêm ở mũi né.
- Thân nhân đi kèm chuyến đi thăm quan 2.000.000 đồng /người
- KS  phòng lớn 4 người. Ai có nhu cầu ở phòng đôi nộp thêm 100.000đ/ người

- Trong các bữa đoàn lo nước ngọt, nước suối, rượu. Chi phí  uống bia  tự túc . 


DU LỊCH "CHỚP NHOÁNG"

Trong 24 tiếng đồng hồ, bọn này đã đi từ Nam chí Bắc. Nói có "xách"(bò), mách có "trứng"(gà)(!!!)


Đồi Sim và Mua 
Bàng bên đồi sim TB

Bảo bên đồi sim VB

Bàng bên tháp Chàm PR
Hào quang trong tháp Chàm PR


Từ trong tháp(1)
Từ trong Tháp (2)


Chùa Khơ me HG
Bảo ĐT





Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

Tại sao người Việt Nam ít nói “cảm ơn”?

Bài 1

~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*
Báo Tuổi Trẻ có một bài thú vị về chuyện “cám ơn”. Bài này làm tôi liên tưởng đến những giao tiếp của mình ở trong nước. Như các bạn có thể đoán được, tôi nhận nhiều thư hỏi han hay xin giúp đỡ. Có rất nhiều thư không bao giờ xưng tên gì cả! Còn những câu hỏi, chữ viết thì ... khỏi nói, chỉ biết dơ tay lên trời. Toàn là thư từ địa chỉ công cộng, nên chẳng biết người đó có thật sự hiện hữu hay không. Khi tôi trả lời xong, thì coi như người đó biến mất, không bao giờ có một thư nói là đã nhận được thư (chứ chưa đòi hỏi phải “cám ơn”). Thoạt đầu, tôi tưởng chắc chỉ vài ba trường hợp, nhưng tôi sai: hình như hiện tượng này mang tính hệ thống, cứ như là một văn hóa vậy. Văn hóa không cám ơn. Mà, thú thật, tôi cũng chẳng quan tâm, vì khi mình làm gì, cái tôi cần không phải là một lời cám ơn (dù lời nói đó cũng làm cho mình ấm lòng) mà chỉ muốn làm hết việc của mình mà thôi.
Nhưng đó là tôi, một người Việt Nam, còn người Tây thì sao? Tôi chỉ sợ cái văn hóa đó mà ứng dụng cho người Tây phương thì họ sẽ nghĩ không tốt về người Việt Nam. Nếu thay vai tôi cho một ông Tây nào đó, tôi biết ông Tây đó sẽ nghĩ người Việt Nam rất vô ơn, rất mất lịch sự, thiếu văn minh trong giao tiếp xã hội. Thật ra thì người Việt Nam chúng ta không vô ơn đâu, nhưng chỉ vì không quen với cách nói “cám ơn” mà thôi.
Ngày tôi mới sang đây, tôi thấy hai chữ “thank you” và “sorry” giống như là những chữ nằm lòng. Thật ra, ngay từ ngày mới vào học tiếng Anh, người ta dạy khi được hỏi “How are you today”, thì câu trả lời đại khái phải là “I am fine, thank you.” Phải có chữ cám ơn đằng sau. Đi chợ mua hàng, sau khi trả tiền, người bán hàng cũng “cám ơn”, và mình (người mua hàng) cũng “cám ơn” lại. Bên Mĩ, họ còn lịch sự hơn nữa: cám ơn, và chúc ông/bà một ngày tốt đẹp.
Trong các hội nghị khoa học, chúng tôi thậm chí còn nhắc nhở nghiên cứu sinh đến quầy của các công ti kĩ nghệ nói một tiếng cám ơn người ta, vì nếu không có tài trợ của họ thì chắc gì các nghiên cứu sinh được đi dự hội nghị. Lời cám ơn rất quan trọng. Ấy thế mà tôi thấy trong nhiều báo cáo khoa học từ Việt Nam, tác giả chẳng cám ơn ai!
Tương tự, chữ sorry (xin lỗi) cũng là chữ đầu môi. Đi đường, nếu bị ai đụng nhẹ một cái, họ liền quay lại nói “xin lỗi”. (Còn ở nước ta, có lẽ do mật độ dân số cao, nên chuyện đụng chạm là bình thường, chẳng cần xin lỗi). Nói ra một câu gì rồi mình tự thấy vô duyên thì câu sau sẽ là “tôi xin lỗi”. Thậm chí, nhiều khi họ đấm người ta một cú như trời giáng mà cũng quay sang nói với nạn nhân mình là “xin lỗi nhé”! Có khi tôi nghĩ sao người Tây phương khách sáo quá.
Hồi xưa, lúc còn ở trong nước tôi hay nghe người ta nói người Tây phương lịch sự nhưng họ vô đạo đức lắm. Nhưng khi ra ngoài này, tôi nghĩ quan điểm đó quá sai. Tôi thấy cám ơn và xin lỗi gần như là một nét văn hóa của người Tây phương, mà cụ thể là người Anh, Mĩ (tôi không biết mấy dân tộc bên Đông Âu ra sao nên không dám nói). Họ chẳng những rất lịch sự mà còn rất đạo đức. Họ không bao giờ quay mặt với một tai nạn để cho nạn nhân nằm chết trên đường lộ như ở Việt Nam ta. Trẻ con từ lúc còn rất nhỏ được dạy phải có trách nhiệm xã hội, phải biết nói “cám ơn” và “xin lỗi”. Tôi thấy đây cũng là điểm mà mình cần phải học người Tây phương.


Bài 2

~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*

TT - Đọc bài “Các bạn ít nói xin lỗi” trên mục Trong mắt người nước ngoài (Tuổi Trẻ ngày 14-10-2008), tôi thấy cần phải tự phê là người VN mình cũng rất ít khi nói “cảm ơn”. Chuyện này cứ lặp lại nhiều lần, và gần như là một thói quen cố hữu của người Việt nên tôi xin kể câu chuyện sau đây để mọi người cùng suy nghĩ.
Hôm ấy chúng tôi đến công ty sớm hơn mọi ngày. Buổi họp sắp bắt đầu, mọi người lấy viết, máy tính, sổ tay đặt lên bàn. Anh phụ trách kỹ thuật lo chỉnh máy chiếu LCD cho màn hình được rõ nét. Ai cũng gấp gáp.
Kevin, giám đốc marketing, đứng dậy đi lấy nước. Trước khi ra cửa anh hỏi: “Các bạn có ai uống gì không? Tôi mang vào cho”. Cả phòng họp gồm các giám đốc phòng ban, kẻ trả lời có, người trả lời không bằng thứ tiếng Anh trôi chảy mà họ vẫn nói hằng ngày. Tuy nhiên chỉ có một trong số gần mười câu trả lời đó có kèm theo tiếng “cảm ơn”.
Chiều hôm ấy, Kevin nói với tôi: “Mình thấy bị sốc và lấy làm rất lạ là tại sao người VN không nói cảm ơn. Hồi sáng, người nói “yes” thì thiếu “please”, còn người trả lời “no” thì không kèm theo chữ “thanks”.
Tôi cười buồn. Tuy không phải tất cả đều như thế nhưng phải công nhận là nhận xét nói trên hoàn toàn đúng. Đối với người nước ngoài, khi ai đó tỏ ra muốn giúp đỡ gì cho mình thì ta nên cảm ơn ngay, không phụ thuộc vào việc có nhận sự giúp đỡ đó hay không. Với người VN, từ nhỏ trẻ em không được hướng dẫn rõ ràng như vậy.
Tôi xin ví dụ bằng hai câu chuyện có thật và thường xảy ra hằng ngày:
1. Bé Hoa nghe tiếng chuông liền chạy ra mở cửa. Bác Liên đi chợ về một tay xách giỏ thức ăn, tay kia cầm chiếc bánh bao hỏi bé Hoa:
- Con ăn bánh bao không?
- Dạ không, con ăn sáng rồi.
Đối với chúng ta như thế là đã quá lễ phép, không cần bắt bẻ gì nữa. Vì thế, bé Hoa sẽ không nói cảm ơn với bác Liên hay bất kỳ ai khi bé không nhận quà.
2. Hôm nay toàn thể giáo viên lên quận họp. Hương loay hoay dắt chiếc xe Attila ra cửa, Quân từ trên cầu thang chạy xuống nói vọng ra:
- Xe nặng đấy, để anh dắt ra cho.
- Được rồi, cảm ơn anh.
- Ôi, sao lại nói cảm ơn. Em khách sáo quá!
Thế đấy! Chữ cảm ơn bị từ chối và chữ khách sáo lại bị dùng sai.
Vì quan niệm như thế nên chúng ta ngại nói lời cảm ơn và dẫn đến hình ảnh không hay trong mắt của người nước ngoài. Liệu mình có thể làm được gì để giúp cải thiện hình ảnh đó không? Tôi nghĩ rằng có thể.
Hãy dạy cho con trẻ biết nói cảm ơn từ khi còn nhỏ, cả lúc nhận lẫn lúc từ chối lời mời. Việc này tuy nhỏ nhưng tôi tin rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ em, nhất là giúp trẻ tránh được thái độ vô ơn. Trong thế giới đẹp đẽ này, bao nhiêu phần được xây bằng những điều to tát, bao nhiêu phần được xây từ những cái nhỏ nhoi? Tôi nghĩ rằng núi lớn non cao cũng rất cần hoa cỏ, biển rộng sông dài cũng không thể thiếu suối khe. Viết lên những dòng tâm sự trên, tôi chỉ muốn chúng ta cùng góp sức để làm đẹp cho đời từ những phần nhỏ nhoi đó, điều đó vừa sức với tôi cũng như đa số mọi người.

HOÀNG MẠNH HẢI (P.12, Q.Tân Bình. TP.HCM)
    ĐôĐH st

Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

Nhật ký giữa tâm dịch sởi của một bà mẹ trẻ

Đọc nhật ký chăm con mắc sởi ở bệnh viện của một bà mẹ trẻ mới thấy được nỗi lòng, sự vất vả của các bậc phụ huynh trong cơn “bão sởi”. Từ những dòng chia sẻ chân thành này, các mẹ cũng học được kinh nghiệm để chăm sóc con.
Sau đây là nguyên văn những dòng nhật ký của bà mẹ trẻ đang chăm con ở khoa Nhi, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
Ong thân yêu,
Mẹ vừa tạt về nhà sau hơn 2 ngày "quần thảo" cùng con trong bệnh viện, tranh thủ lúc bố đang trông con, mẹ về nghỉ ngơi và ghi nhanh lại vài dòng để sau này con đọc lại, biết được gã SỞI đáng ghét đã ghé thăm nhà mình và làm con khó chịu như nào nhé.
Đầu tiên phải nói đến chuyện tại sao con chưa được tiêm phòng sởi dù đã gần 29 tháng tuổi. Không phải vì mẹ con chủ quan, hay sợ hãi khi có nhiều ca tử vong do tiêm chủng gần đây như một số bà mẹ khác. Chỉ vì ngoài 1 tuổi con "khỏe" quá, liên tục uống thuốc, nằm viện vì các bệnh tai mũi họng, hiếm có lúc nào khỏe khỏe để mẹ đưa đi tiêm cả.
Con bắt đầu sốt từ chiều thứ ba, 15/4 sau khi đi học về, với cái trán hâm hấp và tai trái chảy dịch. Trước đó con đã có cả chục ngày ho hắng, chảy mũi và mẹ đã cho uống kháng sinh Augmentin, long đờm Exomuc, siro phòng dị ứng Aerius, ăn đủ thứ hoa quả tẩm bổ cả chục ngày nhưng vẫn chưa đỡ hẳn. Thế nên mẹ chỉ nghĩ con sốt vì viêm tai trái như mọi lần. Chiều thứ tư, 16/4 mẹ đặt được lịch hẹn riêng với bác sĩ L, người vẫn khám chữa cho con ở Việt Pháp. Bác kiểm tra tai mũi họng và kết luận con vẫn bị viêm tai trái như mọi lần, vì ống thông khí đã rơi ra từ lúc nào, sớm hơn mẹ tưởng rất nhiều, vì con mới đặt ống thông hôm 10/2, tức là mới hơn 2 tháng. Mẹ cũng lo lắng tâm sự với bác về bệnh sởi, sợ con bị viêm tai thế này, miễn dịch kém, sẽ dễ mắc, bác vỗ vai động viên mẹ không phải lo, sởi cũng bình thường thôi mà. Bác kê loại kháng sinh khác, long đờm Exomuc, thuốc nhỏ tai, với thuốc hạ sốt. Ngay lập tức mẹ khuân về một cân hạt mùi già để tắm cho con và cả nhà, dù đọc thấy đủ ý kiến trái chiều, nhưng vẫn cố gắng tin hạt mùi có tính sát khuẩn, không bổ chỗ A thì bổ chỗ B, cốt cứ để an tâm cái đã.
Con vẫn tiếp tục sốt cao 39, 40 độ trong suốt thứ tư, năm. Tới tối thứ 5 trên mũi con bắt đầu xuất hiện các nốt đỏ li ti, lấm tấm, lan xuống cằm. Mẹ đã hốt hoảng nghĩ đến sởi. Nhưng xem đi xem lại thấy các nốt chỉ xuất hiện từ mũi, cằm, mà tai không có. Mẹ cố gắng lạc quan nghĩ rằng con chỉ bị sốt phát ban thôi. Tới sáng thứ sáu, mẹ đã hoàn toàn lạc quan khi thấy các nốt đỏ mờ đi, vẫn không thấy sau tai có gì. Chiều thứ sáu, mẹ yên tâm đến công ty giải quyết công việc và định ở lại để 7h30 tối dạy luôn, thì 6h bố gọi điện báo con đã mọc thêm nốt sau tai, vùng da quanh mắt đỏ ửng, hơi chảy nước mắt. Mẹ hốt hoảng nhờ cô giáo khác dạy thay để về với con. Con vẫn sốt cao, cáu kỉnh, khó tính và bám riết lấy mẹ. Mẹ lên FB hỏi xin địa chỉ của một số bác sĩ nhận đến khám tại nhà vì sợ khi chưa xác định rõ có phải sởi hay không, không dám đi viện khám, sợ lây chéo. Comment về tới tấp, mẹ cố gắng bình tĩnh lọc và phân tích thông tin. Trong lúc đó mẹ cũng gọi điện cho mẹ của cô Giang bạn mẹ là bác sĩ Nhi ở bệnh viện huyện Thanh Trì, kể về triệu chứng và xin cô lời khuyên. Cô cũng khuyên mẹ như những gì mẹ đọc được trên mạng, có điều Tây y thì không kiêng nước, mà được tắm gội thoải mái. Cô bảo triệu chứng như vậy 80% là sởi rồi.
Tới 11h đêm thứ sáu, con sốt cao lên 40 độ. Mẹ cho uống hạ sốt, rồi không thể chờ thêm, gọi taxi đưa con vào Việt Pháp khám khoa cấp cứu. Bình thường Việt Pháp lúc 11h vắng hoe, nhưng hôm ý đông bất thường, ai cũng đeo khẩu trang, còn nhân viên y tế thì lắc đầu ngán ngẩm "Lại sởi à?". Y tá nói trước với mẹ: "Chị ơi bệnh viện hết sạch giường rồi, nếu cháu bị sởi thật, chúng em phải cho chuyển viện sang viện Nhiệt đới chị ạ". Chưa bao giờ Việt Pháp hết giường, kể từ lúc con sinh ra và thường xuyên vào đây. Mẹ bắt đầu thực sự lo lắng và nhận ra sự bùng phát kinh khủng của dịch sởi, gấp nhiều lần những gì đọc thấy trên internet 3 tuần nay. Bác sĩ đa khoa đưa con vào phòng cách ly khám, sau khi soi trong miệng, nghe phổi, khám lâm sàng thì kết luận 100% con bị sởi vì đã có nốt Koplik trong miệng. Nhưng vẫn bảo phổi bình thường, con không cần nằm lại điều trị đâu. Cả nhà lại đi taxi về. Con thậm chí còn vui vẻ hơn mấy ngày trước dù vẫn sốt 39 độ, lại còn nô nghịch như giặc, vít cổ mẹ xuống bắt thổi vào bụng cù con và cười sằng sặc cả tiếng đồng hồ sau đó, khiến mẹ khá yên tâm.
Đến 2h sáng con mới chịu ngủ. Bố mệt quá, đã thiếp đi, ngáy pho pho bên cạnh. Mẹ thì thao thức, vào mạng tìm thêm thông tin để chăm sóc con những ngày tới. Bỗng chừng 10' sau khi con bắt đầu ngủ, bỗng mẹ nhìn sang thấy toàn thân con run cầm cập, hơi thở gấp và phát ra những tiếng nấc nấc. Mẹ hoảng quá, bế con lên, con kéo tay với lấy cái chăn mỏng tự đắp lên người. Mẹ nghĩ con bị lạnh, vội quấn cho con cái chăn quanh người, thấy 2 phút sau con vẫn tiếp tục run, môi tím tái. Mẹ lay bố dậy, bố còn bảo "Đâu, lần nào nó sốt cao chẳng thế, mình không để ý thôi". Nhưng bản năng người mẹ mách bảo mẹ có gì đó rất không ổn. Mẹ quyết định vơ vội ít đồ, gọi taxi và cả nhà vào thẳng Bệnh viện Nhiệt đới.
Tới phòng cấp cứu Viện Nhiệt đới là cỡ gần 3h sáng, mở chăn ra thì toàn thân con tím ngắt, vẫn run, tuy có đỡ hơn trước. Bác sĩ trực (dáng vẻ uể oải tiếp đón, có vẻ chẳng có gì phải vội) nghe phổi, nói có khả năng con bị sởi biến chứng sang phổi rồi, vụ toàn thân tím tái là do phổi bị tổn thương. Con được đưa vào chụp X-quang (bấm chuông cỡ chục lần mới thấy chú nhân viên y tế đầu tóc bù xù ra mở cửa, mặt rất nhăn nhó vì bị đánh thức), rồi được nhập viện ngay trong đêm. Rồi lấy máu, lấy ven truyền nước với đủ màn khóc lóc, la hét, giãy giụa khiến bố mẹ và ông ngoại cũng toát mồ hôi. 15' sau kết quả chụp X-quang của con về cùng bệnh án, có dòng chữ chú thích bên cạnh: viêm phổi. Trong lúc chờ đợi, mẹ tìm số điện thoại bệnh viện Vinmec, Hồng Ngọc, nơi đâu cũng báo hết giường vì bệnh nhân sởi quá đông, kể cả khoa khám chữa theo yêu cầu của chính Bệnh viện Nhiệt đới cũng phải đăng kí tên xếp hàng vì chưa có chỗ. Lúc này có tiền cũng không giải quyết được việc gì. Nhìn vào khoa Nhi nơi con sắp vào nằm, thấy la liệt chiếu ngoài hành lang chật chội, trong phòng mỗi giường 2-3 cháu nhỏ, mỗi cháu 1 mẹ nằm bên, bố hoặc bà thì nằm hành lang hoặc ngay bất kì chỗ nào trống trong phòng. 4h sáng, con chính thức được đặt lưng xuống giường, được truyền nước, hạ sốt, còn bố mẹ thì liên tục chườm ấm quanh người để giúp con nhanh mát. Thoáng cái trời đã sáng, rồi trưa, rồi chiều... cuộc chiến của cả nhà mình với bệnh sởi giờ mới chính thức bắt đầu.
19/4/2014
Bệnh tật chẳng chừa ai, và ở cái xứ sở này hãy học cách cứu mình trước.
Con trai mình đang nằm ở một trong những bệnh viện là trung tâm của dịch sởi. Hơn 300 ca, không ít là người lớn. 3-4 cháu ghép một giường, cộng thêm 1-2 bố mẹ đi cùng. Phòng 7 giường, vị chi 40-80 con người chen chúc thở chung và lây chéo bệnh trong 1 căn phòng chừng 60m2.
Nếu không phải vì con biến chứng sang phế quản và chính bác sỹ có chút quen khuyên đừng chuyển viện thì mình cũng không muốn đày ải con và gia đình trong hoàn cảnh thế này. Các bệnh viện đắt tiền thì không còn giường nào trống cũng vì sởi. Đêm qua ngoài Ong có 1 bạn mới, sáng nay 3 bạn mới. Và mẹ vừa chứng kiến một bạn chỉ 2-3 tháng tuổi ngừng thở, được chuyển sang Bạch Mai. Mẹ phải chạy ra ngoài giấu nước mắt của sự xót xa và sợ hãi.

Tấm biển này trưa nay mới được dựng lên ở hành lang khoa Nhi.

 Tấm biển này trưa nay mới được dựng lên ở hành lang khoa Nhi. Quá muộn rồi các vị lãnh đạo ạ...
20/4/2014
Ong vào viện lúc 4h sáng thứ 7, tức là thời gian đầu con nằm viện rơi đúng vào 2 ngày cuối tuần. Mẹ quan sát và nhận thấy một trong những nguyên nhân khiến dịch sởi mất kiểm soát là bệnh viện quá tải bệnh nhân, trong khi số y tá, điều dưỡng, bác sĩ không đủ, đặc biệt là vào cuối tuần. 2 ngày cuối tuần không có bác sĩ điều trị, chỉ có bác sĩ trực mà lực lượng cũng mỏng và kiệt sức, đến nỗi cũng không buồn/ không thể thông báo chính thức cho phụ huynh là con họ bị sởi bội nhiễm sang đâu và mức độ nghiêm trọng như thế nào, mà chỉ cho phác đồ điều trị và thuốc. Bố mẹ nào có chút hiểu biết như nhà mình, lên hỏi cặn kẽ thì được giải thích qua loa, còn đâu thì khá mù mờ. Tại sao rõ lắm bác sĩ, y tá, điều dưỡng thất nghiệp mà trong những lúc như này lại không có đủ nhân lực nhỉ?
Các bà mẹ chăm sóc con bị sởi trong tâm trạng hết sức lo lắng, bất an.

"Bản năng nghề nghiệp" của một người luôn tha thiết tâm huyết với những hoạt động thiện nguyện, đang chăm con mà mẹ vẫn đau đáu nghĩ mãi không biết có giúp gì được cho chính mình và cho những bà mẹ khác đỡ khổ hơn trong "tâm bão" này không? Ví như ở BV Nhiệt đới đây thôi, cũng có rất nhiều thứ mà cộng đồng có thể chung tay giúp bệnh viện kiểm soát và hạn chế dịch như tăng cường thùng rác trong nhà vệ sinh (200 con người dùng chung 1 toilet ngăn 2 khu, thậm chí còn không có biển chia khu nam - nữ, luôn trong tình trạng tắc, hỏng, nhớp nháp vì người dùng thiếu ý thức vứt giấy cứng, nilon gây tắc trong khi toilet không có thùng rác, cũng không có các biển báo nhắc nhở, hướng dẫn), đặt các giỏ đựng khẩu trang y tế ở hành lang công cộng để bệnh nhân lấy miễn phí, tự bảo vệ mình. Rồi bệnh viện có 3 máy khí dung thì bị hỏng 1, tối qua 1h Ong đang ngủ còn bị dựng dậy chạy khí dung vì lúc đó mới tới lượt. Hôm đầu vào viện, có 1 cháu bé 2-3 tháng tuổi bị sởi biến chứng sang viêm não, bị ngừng thở, lúc mọi người đang cuống cả lên cấp cứu, ngó vào phòng thuốc còn thấy các điều dưỡng vây quanh 1 bình ô xy bị hỏng van hay sao đó, mãi không mở được. Bác sĩ, y tá ai cũng bơ phờ vì quá tải, 2h chiều còn chưa được ăn cơm trưa... Chứ chưa nói đến khả năng có thể bị thiếu máy thở cùng các thiết bị khác mà mình không được biết. Họ đã hết sức hết mình rồi, nên đôi lúc thấy họ hơi cao giọng với bệnh nhân, mình cũng thấy xót xa thông cảm giùm. Mẹ đã nghĩ thứ hai sẽ lên xin gặp bác sĩ trưởng khoa hỏi thăm xem họ thiếu gì, cần hỗ trợ gì từ cộng đồng...
Bạn Ong hôm nay ho nhiều hơn, nhịp thở nhanh hơn và bị trớ mấy lần. Bác sĩ nghe phổi bảo không đáng ngại, tiếp tục điều trị kháng sinh.
Từ hôm qua đến giờ viện Nhiệt đới tiếp nhận cỡ 15 ca sởi mới, còn số các cháu được ra viện hoặc tự xin về ngoại trú không đáng kể, nên tình trạng như viện Nhi có lẽ không xa. Phòng này thì cỡ 30 ca sởi, phòng bên cạnh thì toàn bệnh nhân cúm và có xu hướng tăng nên các bố mẹ lại có thêm mối bận tâm về bệnh mới: cúm. Dù riêng phòng nhưng chung hành lang, chung toilet (cả tầng với khoảng 200 con người chỉ có 2 toilet luôn trong tình trạng tắc, hỏng) nên sởi lây cúm, cúm lây sởi chắc khá dễ dàng. Kể cả người đã tiêm cũng có 5% khả năng mắc. Ngay trong phòng Ong cũng có trường hợp đã tiêm đủ mũi nhưng vẫn mắc, vẫn bị biến chứng sang phổi.
Số bệnh nhân trên 1 giường đã đạt 4-5. Các bệnh nhân đang điều trị viêm phổi và các biến chứng khác sau sởi được vận động sang phòng bên cạnh, nơi có các bệnh nhân điều trị viêm phổi sau... cúm (!) để dành chỗ cho số bệnh nhân sởi mới vào. Dù biết bệnh viện chỉ có ngần ấy giường, không có cách nào khác, nhưng ai nhìn nhau cũng hoang mang, lo con mình vừa dứt sởi đang yếu, hệ miễn dịch kém, lại sang chung phòng bệnh nhân chưa rõ hết virus cúm trong người hẳn chưa, thì khả năng lây chéo thêm bệnh là rất cao.
Phòng sởi vừa có một bạn mới vào. Vậy giường Ong là 4 bạn rồi. Bạn này lên sởi, sốt, lặn ban ở nhà. Cả nhà chăm, kiêng rất kĩ, tưởng đã đẩy lùi sởi rồi. Hôm nay lại lên cơn co giật, run lẩy bẩy và ho nhiều nên cả nhà cấp cứu. Virus biến chứng nhiều lắm các bố mẹ ạ. Không phải lặn ban đã là an toàn đâu.
Nhiều bạn hỏi sao không đi viện ABC... Xin thưa là trước khi vào đây nhà mình đã vào Việt Pháp, Hồng Ngọc, Vinmec đều cháy giường, chủ yếu là bệnh nhi mắc sởi. Khoa dịch vụ của viện này cũng phải đăng kí xếp hàng giường trống, chưa biết khi nào tới lượt.
Đủ biết dịch không xa xôi như ta tưởng! Gắng lên các bố mẹ.
P.S: Các bệnh nhân kháo nhau: sáng mai bộ trưởng bộ Y tế sẽ "vi hành" vào đây. Còn điều dưỡng thì vào thông báo 6h30 sáng mọi người dọn dẹp đồ đạc, "giấu" bớt ra hành lang sau để đón đoàn kiểm tra. Làm mẹ Ong nhớ đến hồi bé cong mông học thuộc lòng câu trả lời mẫu và tập giơ tay để đón đoàn dự giờ!
Từ Facebook Nguyệt Ca
(Nguồn : Chuyên mục Đời sống - Vietnamnet )