Ban Liên lạc lớp 9I-10H thương tiếc báo tin:
Cụ Vũ Trọng Kiên, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Chính phủ, thân sinh bạn Tạ Quốc Hùng- cựu học sinh của lớp, đã mất lúc 4h19' ngày 20/6/2017.
Tang lễ tổ chức: từ 9h30 đến 10h45 ngày mai thứ bảy (24/6/2017)
Tại : Nhà Tang lễ Bộ Quốc phòng , 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội .
Các bạn lớp 9I-10H sẽ vào viếng cụ lúc 10h cùng ngày.
Ban Liên lạc lớp 9I-10H xin kính báo
Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017
Chủ Nhật, 11 tháng 6, 2017
Miền Nam, Đà Nẵng mang tiếng khóc mẹ tôi
Tản văn ĐỖ NGỌC
Một tiếng khóc đã theo tôi, kể từ
sau giờ khắc ấy, từng muốn đi vào các trang văn mặt báo mà rồi cứ quay ngược nằm
lại ký ức. Đã có duyên ra đời, hôm nay.
•
Miền Nam với một khoảng tuổi thơ trong tôi,
đó là Đà Nẵng. Suốt các năm đầu chiến tranh phá hoại miền Bắc và cũng là những
năm Hải Phòng hứng chịu nhiều tàn phá, gia đình tôi sơ tán ở đấy. Bố mẹ làm
trong ngành y tế, anh em tôi lóc nhóc đi theo trên khắp các huyện, quận Đất
Cảng. Cứ thế nhung nhăng cùng những đàn máy bay Mỹ rập rình ngoài biển khơi rồi
nhanh như trộm lao vào cắn xé Thành phố hoa phượng đỏ.
Nhớ, thời ấy mỗi tỉnh thành ngoài
Bắc đều “chơi” với một tỉnh thành trong Nam . Người lớn gọi là Phong trào
kết nghĩa Bắc-Nam. Hải Phòng thì “chơi” với Đà Nẵng trong câu khẩu hiệu: “Hải Phòng-Đà Nẵng - nặng lòng tình nghĩa”.
Mỗi khi cùng các bạn hát trong lớp
hay nghêu ngao ngoài đường những câu cửa miệng triệu triệu trẻ thơ thời đó… “kìa nắng sớm mai chiếu soi ngàn muôn tia
sáng/ Chúng em vây quanh cô giáo trong giờ chơi…/ Đây miền Nam đồng ruộng mênh mông”, chẳng hiểu sao tôi ít nhập tâm các nơi
chốn như Cửu Long, Tháp Mười, Cần Thơ, Cà Mau… Chỉ nghĩ đến “nhịp cầu cách ngăn” rồi đến thành phố kết
nghĩa. Với thằng bé tôi mươi tuổi miền Nam
là cầu Hiền Lương, miền Nam
là thành phố Đà Nẵng!
Hết chiến tranh, lại trở về Hà
Nội. Những khi rỗi hơi đôi ba bạn học Trưng Vương 3A rồi Nguyễn Trãi chúng tôi lại
rủ nhau lượn lờ vẩn vơ với màn cuối là dắt xe đạp, đi dọc đường Phan Đình Phùng
đêm ngày đầy cây lá. Thích dừng lại dưới cổng thành Cửa Bắc rêu phong cổ kính bị
khoét lõm bởi hai phát đạn đại bác của quân Pháp bắn trong đợt đánh chiếm Hà
Nội lần thứ II vào năm 1882. Đâu như “Bàng bí thư” thì bảo y như hai vết cào cấu;
còn “Hòa đạo mạo” thấy như hai con mắt đen xỉn.
Tôi có cái ví von của mình, quên
rồi. Chỉ nhớ những khi đó hay lan man nghĩ nhanh về Đà Nẵng. Vô thức thôi. Khi
đó chưa suy tư rành mạch rằng, tại bởi năm 1858 pháo thuyền Pháp khởi đầu đánh chiếm
Việt Nam bằng trận tấn công Đà Nẵng. Rằng tới năm 1965 lính thủy quân lục chiến
Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng, chính thức mở ra cuộc chiến kinh hoàng nhất thời đại…
Ra đời, trôi nổi vòng vo địa cầu.
Ấy thế ngay tại xứ sở mình vẫn có hai nơi cứ tìm đến hoài vẫn chưa tới nơi. Cố đô
Huế, tôi mộng mơ lỗi hẹn dăm lần. Và Đà Nẵng. Là biểu tượng miền Nam
dọc theo một tuổi thơ; và còn là nơi khiến mẹ tôi từng phải khóc ròng.
Lần gần nhất tôi “về Quảng Nam -
Đà Nẵng” là dịp Tết ta vừa qua. Báo Lao Động Miền Trung & Tây Nguyên, bài
của nữ văn sĩ họ Ngô mà lại mang tên loài hoa quen thuộc. Chuyện xưa 1975 và
nay 2017. Chiến tranh và hòa bình. Mất mát, còn lại và phục sinh. Bài ký đan
quyện kể, bình, phê.
Rằng sau khi tiếng súng ngưng
hẳn, người cha dẫn các con nhỏ về quê cũ Gò Nổi tìm lại ngôi nhà ông bà để lại
sau 10 năm phải sống ở Đà Nẵng tránh những cơn binh lửa. Nhưng họ không thể nào
tìm nhận ra nhà cửa, lối xóm. Tất cả chỉ là hố bom kề hố bom. Lại những con mắt
đen xỉn… Nhưng ấn tượng nhất là tấm hình chụp trước 1975, hai chị em học trò Đà
Nẵng áo dài cười mỉm chi trong gió. Tươi tắn, mặn mòi, tự tin. Nhìn mắt cô em
thấy cũng tinh nghịch y chang đám học sinh Hải Phòng, Hà Nội chúng tôi xưa.
•
… Trở lại chuyện tôi. Nhà có 7
anh chị em thì 4 người tham gia quân đội kể từ sau khi Mỹ ném bom miền Bắc;
trong 2 người anh trai lâm chiến, một người năm 1972 có mặt trong đoàn quân
vượt Trường Sơn vào Nam. Hai mươi ba tuổi, vừa tốt nghiệp loại ưu ngành Toán lý
thuyết từ Đông Âu trở về, anh tôi không lời thưa cùng cha mẹ, một mình “dám” đến
trụ sở phường Giảng Võ nộp đơn tình nguyện ra chiến trường. Sau, báo Nhân Dân
có bài viết. Oách nhất là câu trích thư anh viết về cho mẹ: “Con sẽ bắn quân Mỹ
bằng đường ngắm của một nhà toán học!”
Cả Hà Nội lại sơ tán, tránh trước
trận Điện Biên Phủ trên không cuối năm đó. Bạn bè anh từ các tỉnh tới lui nhà
tôi trong khi chờ nhận công tác. Tôi vừa mới thi vào đại học; đang phấp phỏng
chờ và được phép ở lại thay mặt cả nhà đón tiếp khách quý. Nên đã biết được là anh tôi đáng lẽ ở lại Đông Âu làm tiếp
luận án phó tiến sĩ; rồi có trong danh sách về dạy ở Đại học Bách khoa Hà Nội.
Một năm sau đó, như là chuyến đi một
mình và xa lạ nhất của chàng trai Hà Thành, tôi hân khoái dong xe lên mạn ngược
Hòa Bình, vượt dốc Cun (nghĩ lại còn thấy hoảng!) đi mãi mới tìm ra gia đình
người Mường nơi anh tôi từng đóng quân. Được ăn xôi lam gà nướng nứa để rồi nhận
về các đồ cá nhân đã không thể cùng anh vào Nam .
Rồi 30-4-1975. Đúng lúc Đài phát
thanh tiếng nói Việt Nam sang
sảng loan tin “Miền Nam
hoàn toàn giải phóng…” tôi đang ở nhà. Cả khu
tập thể Bộ Y tế ào lên hơn cả cháy nhà. Hơn cả hồi chạy bom B52. Mọi người đổ
ra các mảnh sân nho nhỏ trước mỗi căn nhà thấp bé của mình. Ai cũng ới gọi hàng
xóm ra cùng. Bố tôi chạy ra sớm nhất, tôi ra theo… Nhà nọ nhà kia tranh nhau
nói. Kể. Bình. Bàn. Rồi cùng im bặt, nghe tiếp tiếng phát thanh viên. Đúng lúc
đó, một cô nhà bên bỗng gọi bố tôi: “Ối, trong nhà bác có ai khóc… Tiếng lạ. Khóc
to! Bác gái đâu rồi ạ?” Đã qua cơn sốc chung, tôi nhớ trong nhà đang có mẹ.
Bố vẫn cười nói như đã biết tiếng
khóc đó từ lâu, từ những khi tiếng khóc âm ỉ. “À chị đấy mà. Nhớ, lo cho cháu quá!
Thì đơn vị nó vẫn chốt ở Thượng Đức từ năm ngoái...” Đoạn ông chuyển sang nói
về ý nghĩa quyết định của trận Thượng Đức với số phận miền Nam .
Đám đông không còn mối quan tâm
như trước. Mỗi người nhắc đến một người thân quen của mình trong Nam , trong quân
đội, ở nơi xa…
Tôi vào nhà. Mẹ khóc to hơn. Cách
khóc cũng khác mọi lần. Như thể một người nào đó tôi chưa biết. Hai chục tuổi
ranh, chết chóc chỉ nhòm từ xa; lần gần nhất cũng tận hơn 30 mét may nhờ chiếc hầm
kèo chắc chắn, nên trong hầm tôi cùng đám bạn học lớp Năm (cô Xuân Cát Dài chủ
nhiệm) chỉ nghe thấy sức ép bom. Tôi đâu hiểu tiếng khóc ngày chiến thắng là gì.
Nếu hiểu ắt lúc đó sẽ an ủi được mẹ, và sau này biết đâu một thiên tiểu thuyết
kiểu như Nỗi buồn chiến tranh sẽ chẳng
để lọt vào tay vị nhà văn khi ấy cũng trẻ tuổi mà kinh nghiệm chiến binh đầy
mình ấy?!
Mẹ vẫn khóc. Bố vẫn ngoài sân
cùng đám đông phấn chấn. Trong bối rối tôi sực nhớ giờ đi học. Là buổi thực tập
trong xưởng, ca chiều. Vội phóng xe lên đường Đê La Thành thân thuộc, luôn chật
chội mặt đường mà lộng gió bốn phương. Không khí Đê La Thành buổi ấy căng phồng
hết cỡ.
Đến lớp, thày Đởn - cán bộ Đoàn
chuyên trách nghiêm túc thế mà cũng mỉm cười hạ lời cho nghỉ. Cả lớp, bọn ngoại
trú chở bọn nội trú, líu ríu đạp xe ra hồ Hoàn Kiếm. Đông nhộn. Ai cũng rạo rực
muốn mà không biết nói với ai điều gì cho ra nói. Nhớ nhất: đám chúng tôi bắt
chước lũ học sinh phi tàu bay giấy ra mặt hồ.
Tới lúc hoàng hôn, một bạn nữ nói
về “thiệt hại của quân ta”, tôi mới nhớ tiếng mẹ khóc. Đạp xe chầm chậm về nhà
theo phố Nguyễn Thái Học, cái con đường từng biết khá nhiều chuyện chán nản của
tôi. Hà Nội lại đang lên đèn…
Cả nhà vào bữa tối, tôi thoáng
nhận ra mẹ đã khóc đã lo từ cuối tháng trước cơ. Thế ra mẹ khóc lo suốt từ ngày
Đà Nẵng hòa bình cho đến ngày Sài Gòn hòa bình, Việt Nam hòa bình. Mà tôi không biết.
Còn những tháng năm trước đó, từ buổi anh tôi hoan hỉ nhận giấy báo nhập ngũ?
Còn những tháng năm trước nữa khi bố tôi đang là bộ đội đánh Pháp, ông bà ngoại
tôi chịu oan Cải cách ruộng đất mà mẹ là chị cả của đại gia đình với 13-14
người con? Tôi không biết. Còn những tháng năm trước và sau nữa khi chị cả, anh
cả rồi em út tôi nhập ngũ? Còn những tháng năm trước và sau khác nữa? Tôi cũng
không biết.
Đúng, hẳn mẹ
không rành Thượng Đức ở đâu: Quảng Nam , Quảng Ngãi hay Quảng Trị? Hẳn đọc
báo nghe đài, hỏi han đó đây chỉ biết ấy là một vùng núi gần địa danh dễ nhớ
hơn cả: Đà Nẵng. Đúng, phải tới ngày 29 tháng Ba Đà Nẵng hòa bình mới làm bao dân
thường ngoài Bắc thổn thức thật sự về dấu chấm hết thật sự của một thập niên lửa
đạn chưa từng có.
Sau 30-4-1975 ít lâu anh trai tôi
cũng kịp từ Thượng Đức bắn tin về, rồi vài năm sau được chuyển quân ra Bắc. Trở
về nhà. Nguyên vẹn.
•
… Trong nhà tôi từng là đứa con
thường xuyên sống gần cha mẹ hơn cả. Song thân chúng tôi nay chẳng còn ai trên
đời nữa. Cho tới ngày mẹ đi xa, tôi - không may mắn và may mắn - từng chứng
kiến ngót mươi lần mẹ khóc. Vì sao trong tôi tiếng-khóc-30-4 của mẹ mãi khôn
nguôi? Giờ tôi vẫn chưa hiểu hết. Nhưng tôi hiểu rõ mẹ là một người phụ nữ chịu
đựng, chỉ khóc khi buộc phải. Như bao người mẹ khác. Việt
Nam .
Đỗ Ngọc
[Phiên bản đầu
tiên của bài đã đăng trên Tạp chí Đô thị
& phát triển, số 67 – 2017]
Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2017
CHUYỆN KỂ CỦA MỘT NGƯỜI MẸ TRÊN FB*
Ta nói GIÀU HAI CON MẮT, KHÓ HAI BÀN TAY:
Khoảng 9g sáng bỗng nhận được một cuộc điện thoại từ BGH trường gọi mời phụ huynh vô trường gấp đón bé (lớp 3) về với lý do bỗng dưng mắt cháu không nhìn thấy gì hết
Đón con về, phải nắm tay dắt đi vì không thấy đường đi (tâm trạng rối bời)
- Chở con tới mắt kính đường PNT, đo thị giác còn 2/10, nhưng họ khẳng định không phải do cận thị và khuyên đưa tới chuyên khoa
- Lao ngay đến viện mắt ĐBP, đo mắt vẫn 2/10, bệnh viện không tìm ra nguyên nhân. Cho thuốc về uống theo dõi (tâm trạng hoang mang lo lắng)
- Đưa con tới bệnh viện NTP, bác sĩ trưởng khoa mắt trực tiếp khám, ông cứ lẩm bẩm sao trường hợp này lạ quá, không thể có ở trẻ nhỏ được và giới thiệu tiếp
- Qua bệnh viện CR, cũng đo, cũng khám, cũng kiểm tra bằng máy móc các kiểu để cũng không phát hiện ra bệnh lý và lại giới thiệu tiếp, nơi đây cẩn thận khám cả .....tim. Bác sĩ nói có thể do sang chấn tâm lý hoặc do não có vấn đề nên giới thiệu cần chụp cắt lớp..... (tâm trạng bế tắc kinh khủng)
- Bên Medit HH, nhìn thằng bé, họ từ chối chụp với lý do anh ku còn quá nhỏ, lại tăng động thế này thì không nằm im để chụp được. Phụ huynh ra sức vừa năn nỉ bs, vừa hù doạ thằng bé, thậm chí nói nếu cần chấp nhận chụp thuốc mê để cháu nó nằm im (Ngồi ngoài, lòng cha mẹ như lửa đốt) 30' sau, bác sĩ vui vẻ bước ra gọi phụ huynh vô lay anh cu dậy, hoá ra vô phòng mát lạnh, lại nệm êm nên khi nằm im chưa đầy 1' ảnh đã đi chợ mơ (hơ hơ). Vẫn không tìm ra nguyên nhân
- Chạy về bệnh viện NĐ1, lại đo, lại khám, bác sĩ kết luận mắt bị cận thị nặng và đưa cho tấm card visit dặn đi dặn lại nhớ ghé nhà kính của bác sĩ để đo kính cận (mừng như vớ được cọc, tâm trạng vui, hy vọng tràn trề, cười nói suốt chặng đường đi, nhưng cảm thấy bị vị bác sĩ tư lợi quá nên không ghé)
- Quay trở lại mắt kính PNT để đo mắt mua kiếng. Lần này cửa hàng huy động 1,2,3,4,5 bác sĩ cùng tới đo đo, khám khám và cùng khẳng định cháu không phải bị cận thị và khuyên trở về viện mắt ĐBP (đất dưới chân bỗng nứt ra, tui rơi tõm xuống vực đen, rồi lịm dần, tỉnh dậy khóc như mưa như gió, như chưa bao giờ được khóc)
- Lết quay trở về bệnh viện ĐBP, sau khi hội chuẩn rất lâu, các bác sĩ đã kết luận : " cháu sẽ bị mù mắt vĩnh viễn trong vài ngày nữa do mắc bệnh chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, còn trẻ con đây là lần đầu tiên có ở Việt Nam. Chúng tôi sẽ cho cháu đơn thuốc này để cầm cự trong vòng 10 ngày tới, gia đình về thu xếp dắt cháu đi chơi đây đó, giúp cháu ghi nhận được hết mọi cảnh vật xung quanh.....bla.....bla......"
Thế là sau nửa tháng lê lết qua lại bao bệnh viện, tốn kém bao nhiêu công sức, thời gian, tiền bạc, kết quả thật bi đát.
Không đủ thời gian để suy sụp tinh thần, không còn nước mắt để khóc, không dám chần chờ một giây một phút nào..... Phụ huynh để lại đằng sau tất cả để đưa anh cu đi chơi phố phương, Đầm Sen, Thảo cầm viên....., chỉ cho con ghi nhận, ghi nhớ các loại hoa, các loài vật, mọi cảnh vật đang ở xung quanh.....tất tất.
Và rồi như một cơ duyên, còn nước còn tát.
- Địa điểm đến khám là một phòng khám tư trên đường ĐBP. Bác sĩ sau khi thăm khám rất kỹ đã kết luận "thị giác tụt giảm đột ngột chỉ là tạm thời do cháu đang bị viêm xoang". (Tâm trạng chưng hửng không á, ớ gì được hết)
Bác sĩ dặn dò:
1. Uống thuốc theo đơn kê của bs để dứt điểm bệnh xoang và phục hồi thị lực
2. 7 ngày sau tái khám
3. Học thật nhẹ nhàng, không gây áp lực gì hết, học được đến đâu học
Quả thật, sau thời gian "ăn chơi triền miên", vừa dứt bệnh xoang, vừa phục hồi được thị lực . Hiện chỉ cận nhè nhẹ 2* thôi, vẫn còn cặp mắt sáng tinh để nhìn đời.
Thật là hạnh phúc vô biên cả nhà ạ
Bànghs st
========
* Đầu bài do chúng tôi tự đặt
Khoảng 9g sáng bỗng nhận được một cuộc điện thoại từ BGH trường gọi mời phụ huynh vô trường gấp đón bé (lớp 3) về với lý do bỗng dưng mắt cháu không nhìn thấy gì hết
Đón con về, phải nắm tay dắt đi vì không thấy đường đi (tâm trạng rối bời)
- Chở con tới mắt kính đường PNT, đo thị giác còn 2/10, nhưng họ khẳng định không phải do cận thị và khuyên đưa tới chuyên khoa
- Lao ngay đến viện mắt ĐBP, đo mắt vẫn 2/10, bệnh viện không tìm ra nguyên nhân. Cho thuốc về uống theo dõi (tâm trạng hoang mang lo lắng)
- Đưa con tới bệnh viện NTP, bác sĩ trưởng khoa mắt trực tiếp khám, ông cứ lẩm bẩm sao trường hợp này lạ quá, không thể có ở trẻ nhỏ được và giới thiệu tiếp
- Qua bệnh viện CR, cũng đo, cũng khám, cũng kiểm tra bằng máy móc các kiểu để cũng không phát hiện ra bệnh lý và lại giới thiệu tiếp, nơi đây cẩn thận khám cả .....tim. Bác sĩ nói có thể do sang chấn tâm lý hoặc do não có vấn đề nên giới thiệu cần chụp cắt lớp..... (tâm trạng bế tắc kinh khủng)
- Bên Medit HH, nhìn thằng bé, họ từ chối chụp với lý do anh ku còn quá nhỏ, lại tăng động thế này thì không nằm im để chụp được. Phụ huynh ra sức vừa năn nỉ bs, vừa hù doạ thằng bé, thậm chí nói nếu cần chấp nhận chụp thuốc mê để cháu nó nằm im (Ngồi ngoài, lòng cha mẹ như lửa đốt) 30' sau, bác sĩ vui vẻ bước ra gọi phụ huynh vô lay anh cu dậy, hoá ra vô phòng mát lạnh, lại nệm êm nên khi nằm im chưa đầy 1' ảnh đã đi chợ mơ (hơ hơ). Vẫn không tìm ra nguyên nhân
- Chạy về bệnh viện NĐ1, lại đo, lại khám, bác sĩ kết luận mắt bị cận thị nặng và đưa cho tấm card visit dặn đi dặn lại nhớ ghé nhà kính của bác sĩ để đo kính cận (mừng như vớ được cọc, tâm trạng vui, hy vọng tràn trề, cười nói suốt chặng đường đi, nhưng cảm thấy bị vị bác sĩ tư lợi quá nên không ghé)
- Quay trở lại mắt kính PNT để đo mắt mua kiếng. Lần này cửa hàng huy động 1,2,3,4,5 bác sĩ cùng tới đo đo, khám khám và cùng khẳng định cháu không phải bị cận thị và khuyên trở về viện mắt ĐBP (đất dưới chân bỗng nứt ra, tui rơi tõm xuống vực đen, rồi lịm dần, tỉnh dậy khóc như mưa như gió, như chưa bao giờ được khóc)
- Lết quay trở về bệnh viện ĐBP, sau khi hội chuẩn rất lâu, các bác sĩ đã kết luận : " cháu sẽ bị mù mắt vĩnh viễn trong vài ngày nữa do mắc bệnh chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, còn trẻ con đây là lần đầu tiên có ở Việt Nam. Chúng tôi sẽ cho cháu đơn thuốc này để cầm cự trong vòng 10 ngày tới, gia đình về thu xếp dắt cháu đi chơi đây đó, giúp cháu ghi nhận được hết mọi cảnh vật xung quanh.....bla.....bla......"
Thế là sau nửa tháng lê lết qua lại bao bệnh viện, tốn kém bao nhiêu công sức, thời gian, tiền bạc, kết quả thật bi đát.
Không đủ thời gian để suy sụp tinh thần, không còn nước mắt để khóc, không dám chần chờ một giây một phút nào..... Phụ huynh để lại đằng sau tất cả để đưa anh cu đi chơi phố phương, Đầm Sen, Thảo cầm viên....., chỉ cho con ghi nhận, ghi nhớ các loại hoa, các loài vật, mọi cảnh vật đang ở xung quanh.....tất tất.
Và rồi như một cơ duyên, còn nước còn tát.
- Địa điểm đến khám là một phòng khám tư trên đường ĐBP. Bác sĩ sau khi thăm khám rất kỹ đã kết luận "thị giác tụt giảm đột ngột chỉ là tạm thời do cháu đang bị viêm xoang". (Tâm trạng chưng hửng không á, ớ gì được hết)
Bác sĩ dặn dò:
1. Uống thuốc theo đơn kê của bs để dứt điểm bệnh xoang và phục hồi thị lực
2. 7 ngày sau tái khám
3. Học thật nhẹ nhàng, không gây áp lực gì hết, học được đến đâu học
Quả thật, sau thời gian "ăn chơi triền miên", vừa dứt bệnh xoang, vừa phục hồi được thị lực . Hiện chỉ cận nhè nhẹ 2* thôi, vẫn còn cặp mắt sáng tinh để nhìn đời.
Thật là hạnh phúc vô biên cả nhà ạ
Bànghs st
========
* Đầu bài do chúng tôi tự đặt