Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010
Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010
Nữ sĩ Kaputikian và bài thơ “Sao mà anh ngốc thế”
Nói không ngoa, bài thơ này có mặt trong tất cả các cuốn sổ tay của nhiều thế hệ những người yêu thơ ở Việt Nam. Có điều, không nhiều người ghi đúng tên tác giả đích thực của bài thơ mà lại hay “đổ vấy” cho những thi sĩ khác như Olga Bergols hay thậm chí cả... Evgueni Evtushenko! Toàn bộ bài thơ như sau:
Да, я сказала: "Уходи"...
Да, я сказала: "Уходи",
-Но почему ты не остался?
Сказала я: "Прощай, не жди",
-Но как же ты со мной расстался?
Моим словам наперекор
Глаза мне застилали слезы.
Зачем доверился словам?
Зачем глазам не доверялся?
Dịch nghĩa:
Vâng, em đã nói "hãy đi đi"
Nhưng tại sao anh không đứng lại?
Em đã nói "hãy chia tay, đừng chờ đợi"
Sao anh lại rời xa em?
Lời em nói chứa đầy ngược ngạo
Mà mắt em tràn nước mắt
Tại sao lời nói thì được tin?
Tại sao đôi mắt lại không được tin?
Bài dịch ( Dịch giả vô danh )
Em bảo anh đi đi,
Sao anh không đứng lại?
Em bảo anh đừng đợi,
Sao anh lại về ngay?
Ôi lời nói gió bay,
Đôi mắt huyền đẫm lệ.
Sao mà anh ngốc thế
Không nhìn vào mắt em?
Phải, em đã bảo “Đi đi!”,
Nhưng sao anh không ở lại?!
Em cũng đã bảo chia tay,
Nhưng sao anh về ngay thế?!
Chao ôi, những lời con gái!
Mắt em lệ đẫm mi rồi...
Anh tin làm gì câu nói!
Mắt em, sao chẳng soi lòng?!.
Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010
CHUNG TAY
Kỷ niệm về các Liệt sỹ
Y Hòa K7 Trỗi-K22 Nguyễn Trãi Hà nội,
Nguyễn Chấn Hưng K22 Nguyễn Trãi Hà nội
và Ngô Tất Thắng K7 Trỗi-Cựu hs Chu Văn An Hà Nội.
Ngô Thái Hòa
Kỷ niệm không thể nào quên với những người lính Học sinh trường Nguyễn Văn Trỗi anh hùng như Liệt sỹ Y Hòa (Mlo dzuon dzu) K7 , Liệt sỹ Ngô Tất Thắng K7 và Liệt sỹ Nguyễn Chấn Hưng K22 trường Nguyễn trãi Hà Nội.
Tôi được biên chế vào Đại đội 42, tiểu đoàn 54, trung đoàn 59 quân tăng cường cho mặt trận Quảng Trị của Bộ tư lệnh Quân khu Thủ Đô. Đại đội tôi có những học sinh trường Trỗi như Y Hòa K7(em của Y Nguyên K5, GS-TS hiệu phó Trường Đại học Tây Nguyên, nay về hưu, đang tu tập Phật học và võ công ở Trúc Lâm thiền viện, Quảng Ninh), Ngô Thái Hòa K6+7, Ngô Tất Thắng K7, Vũ Trung K8, Hồ Phương Bình K7, Phan (xy) K7, Nguyễn Trường Vỹ (gỗ) K7,...và có rất nhiều học sinh trường PTTH Nguyễn Trãi và Chu Văn An Hà Nội như Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Lương Hòa, Nguyễn Chấn Hưng,...Chúng tôi tập trung ở Tây Mỗ và Đại Mỗ Hà Nội khám sức khỏe lần cuối và phát toàn trang thiết bị súng ống đạn dược sau đó đi bộ 70km lên Bãi Nai, Lương Sơn, Hòa Bình. Y Hòa do bi viêm cầu thận cấp, có biểu hiện áp huyết rất cao, được nữ bác sỹ K.Ny (V 108) khám và quyết định trả về đi học tiếp, nhưng Y Hòa kiên quyết xin được nhập ngũ để được đi miền Nam chiến đấu.
Sau hai ngày đi bộ lên đến nơi là bãi đất trống, chúng tôi hạ ba lô là vác xẻng quân dụng vào rừng chặt cây, tre, nứa về dựng lán trại, sau đó là những tháng ngày luyện tập kỹ chiến thuật đáp ứng cho chiến trường phía nam. Y Hòa và Ngô Tất Thắng luôn luôn là những chiến sỹ gương mẫu trong rèn luyện, nắm vững kỹ chiến thuật, thương yêu đùm bọc đồng đội, nhất là những đồng đội là bạn Trỗi thời thơ ấu. Trong đợt bắn đạn thật bia số 4 cự ly 100 mét và bia số 7 cự ly 200 mét ( bắn đêm), Y Hòa và Ngô Tất Thắng đều đạt thành tích xuất sắc, được biểu dương toàn tiểu đoàn .Hồi đó Y Hòa đã có người thương là Hoàng Dung, cô bạn cùng lớp 10G trường PTTH Nguyễn Trãi, Ba Đình, Hà Nội, nhưng Y Hòa rất kiên định và không bao giờ tỏ ra yếu đuối và biểu lộ sự nhớ nhung thái quá ra ngoài. Ngô Tất Thắng thì sôi nổi và mơ mộng hơn, bận thì thôi, rảnh là Thắng viết nhật ký hay viết thư, hành quân mệt đến đâu, nhưng hạ ba lô là thấy Thắng hý hoáy viết hay ghi chép rồi. Người nhận thư nhiều nhất đơn vị là Ngô Tất Thắng, vì ngày nào Thắng cũng viết thư và nhận thư của Tg BH K7, học sinh của trường PTTH Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội và bạn bè gần xa. Trong đại đội 42 Vũ Trung là người đẹp trai nhất, có tài dạy chó, bất cứ con chó nào của dân bản hay của đơn vị đều quấn quýt và nghe lệnh của Vũ Trung răm rắp. Nhưng người lính đào hoa nhất đại đội là Hồ Phương Bình, thứ bảy hay chủ nhật nào Hồ Phương Bình cũng có vài bóng hồng từ Hà Nội lên thăm hỏi động viên. Mình , Nguyễn Chấn hưng ...và Nguyễn Trường Vỹ không có ai thăm hỏi nên thường hay ra bờ suối gần đơn vị tâm sự nhớ về những bạn bè trường Trỗi và PTTH ở Hà Nội mà cả hai cùng có nhiều kỷ niệm chung thời thơ ấu. Nguyễn Chấn hưng , Nguyễn Lương hòa,Y Hòa và Nguyễn thanh Sơn cùng ở khu tập thể 5B Hoàng hoa Thám Hà nội cùng với tôi. Nguyễn Chấn Hưng hiền lành ít nói và hay giúp đỡ đồng đội lúc kho khăn, một tiểu đội phó gương mẫu của C42D54E59 quân tăng cương cho Mặt trận Quảng Trị của BTL Thủ Đô năm 1972. Nguyễn Chấn hưng hay hát và hát cũng rất hay. Sau bảy tháng huấn luyện tích cực và căng thẳng ở Bãi Nai, Lương Sơn và Tân Lạc, Hòa Bình, chúng tôi lên đường bổ xung cho mặt trận Quảng Trị.
Trên đường vào Nam, tôi được lệnh chuyển đơn vị gấp theo sự điều động của cấp trên. Không kịp chia tay với những anh em Trỗi khác, chỉ kịp gặp và chia cho Y Hòa, Chấn Hưng, Thanh Sơn thuốc tăng lực và sâm Cao Ly, đồng thời hẹn gặp lại các bạn khi chiến tranh kết thúc, khi giải phóng miền nam. Thật không ngờ đấy là lần gặp mặt cuối cùng với Y Hòa và Chấn Hưng, hai bạn đã anh dũng hy sinh và vĩnh viễn nằm lại Quảng Trị. Báo của sư đoàn 312 sau đó có đăng tin biểu dương gương chiến đấu vô cùng dũng cảm và kiên định của Y Hòa, trung đội trưởng trung đội hỏa lực 12 ly 7 đã quyết tử khi chốt chận trên Đồi Cháy gần thành cổ Quảng Trị,hy sinh ngày 15 tháng 10 năm 1972. Đối với Ngô Tất Thắng, sau khi giải phóng miền nam, Thắng theo học lớp Báo chí khóa 2 của khoa Báo chí trường Nguyễn Ái Quốc TƯ, rồi về làm phóng viên của báo Quân đội nhân dân. Bạn đọc trong cả nước và bạn bè gần xa háo hức chờ đợi những tác phẩm tiếp theo của Thắng sau khi nhà văn trẻ cho ra mắt tác phẩm "Sau cành Violet", tiểu thuyết trinh thám ái tình rất ăn khách trong thập kỷ 80, báo hiệu một ngôi sao đang dần tỏa sáng trên bầu trời văn học Việt Nam. Một buổi chiều cuối thu năm 1978 Thắng đến thăm và chia tay tôi ở 71 Hàng Trống, Hà Nội, để chuẩn bị lên đường đi chiến trường Cam Pu Chia. Khi đó tôi là thư ký tổng hợp kiêm biên tập viên Ban Nhà nước và Quốc phòng của Báo Nhân dân. Tôi tặng Thắng một cây bút bi Anh Hùng và động viên Thắng lên đường may mắn và mong bạn có nhiều phóng sự hay và nóng bỏng gửi về từ chiến trường. Sau đó nhiều bài vở và phim ảnh nóng bỏng khói súng của Thắng từ chiến trường tới tấp gửi về được báo QĐND, Nhân dân và nhiều báo đăng tải. Ngày 7 tháng 1 năm 1979 trong không khí cả nước vui mừng đón tin thắng trận từ mặt trận phía tây nam và Cam Pu Chia, thì trong buổi giao ban , cả phòng họp lặng đi chia xẻ với đại tá Ngô Từ Vân, Cục trưởng Cục Xuất bản quân đội, (Thân sinh của Ngô Tất Thắng) khi nghe tin nhà văn, nhà báo Ngô Tất Thắng đã anh dũng hy sinh khi đang thao tác nghiệp vụ của người phóng viên chiến trường trên tháp pháo của chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào giải phóng thủ đô Phnôm Pênh của Cam Pu Chia, thành lũy cuối cùng của bọn diệt chủng Khơ me đỏ.
Từ đó đến mãi mãi về sau những bạn Liệt sĩ trường Trỗi nói riêng và những bạn liệt sỹ trường Nguyễn Trãi nói chung và các bạn Y Hòa, Ngô Tất Thắng và Nguyễn Chấn Hưng vẫn sống mãi trong tâm tưởng của anh chị em Trỗi chúng ta. Riêng tôi thì không thể nào quên những kỷ niệm thời thơ ấu ở trường Trỗi, ở trường PTTH Nguyễn Trãi Hà Nội và ở trong quân ngũ với các bạn Y Hòa, Ngô Tất Thắng và Nguyễn Chấn Hưng.
Mời các bạn vào link này tham khảo:
http://bantroi.blogspot.com/2010/07/gac-but-nghien-len-uong-chien-au.html
http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/4/232/232/118987/Default.aspx
Ngô Thái Hòa
(Ảnh thứ tự từ trên xuống dưới: Y Hòa, Ngô Tất Thắng, Nguyễn Chấn Hưng)
Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010
Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2010
Я ВАС ЛЮБИЛ
Александр Сергеевич Пушкин
Александр Сергеевич Пушкин
Xin góp thêm 3 bản dịch tiếng Anh cho bài thơ "Tôi yêu em":
I LOVED YOU.
I loved you, and I probably still do,
And for awhile the feeling may remain;
But let my love no longer trouble you,
I do not wish to cause you any pain.
I loved you; and the hopelessness I knew,
The jealousy, the shyness -- though in vain --
Made up a love so tender and so true
As may God grant you to be loved again.
I LOVED YOU.
I loved you; and the feeling, why deceive you,
May not be quite extinct within me yet;
But do not let it any longer grieve you;
I would not ever have you grieve or fret.
I loved you not with words or hope, but merely
By turns with bashful and with jealous pain;
I loved you as devotedly, as dearly
As may God grant you to be loved again.
I LOVED YOU
Even now I may confess,
Some embers of my love their fire retain;
But do not let it cause you more distress,
I do not want to sadden you again.
Hopeless and tongue-tied, yet I loved you dearly
With pangs the jealous and the timid know;
So tenderly I loved you, so sincerely,
I pray God grant another love you so.
Puskin_1829
ThuNV(10H) st
Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2010
Я ВАС ЛЮБИЛ -
TÔI YÊU EM, BÀI THƠ KHÔNG HÌNH ẢNH
TÔI YÊU EM, BÀI THƠ KHÔNG HÌNH ẢNH
"Tôi yêu Em" của Puskin chắc chắn là một trong những bài thơ dịch nổi tiếng nhất ở nước ta nói chung và của dịch giả Thuý Toàn nói riêng. Bản thân người viết những dòng này cũng thuộc lòng bản dịch bài thơ từ tuổi học trò. "Tôi yêu Em" không chỉ tồn tại trong sổ tay các bạn trẻ đang tuổi yêu đương và người người quan tâm đến văn học Nga, mà còn được dạy trong trường phổ thông. Đó chắc chắn là một thành công và vinh dự mà không phải người dịch nào cũng có thể làm được trong đời mình.
Tuy nhiên, không có bản dịch nào là hoàn thiện tuyệt đối. Vì thế, ngay cả những bản dịch nổi tiếng nhất cũng có thể và nên được góp ý. Đó cũng là một cách để hiểu sâu thêm nguyên bản. Trên thực tế, bản dịch của Thúy Toàn cũng đã được nhiều người góp ý. Trong bài này, tôi muốn góp thêm một ý kiến nữa về một vài chỗ mà theo tôi là chưa chính xác, đồng thời cũng đề cập đến một số khía cạnh độc đáo của nó mà có lẽ do thiếu thông tin nên Thúy Toàn đã bỏ qua. Nguyên bản tiếng Nga của bài thơ như sau:
Я вас любил
Александр Сергеевич Пушкин
Я вас любил: любовь еще, быть может,
Dịch nghĩa:
Tôi yêu Em: tình yêu, có lẽ,
(Thúy Toàn dịch)
1. Một nhược điểm dễ nhận thấy trong câu đầu tiên của bản tiếng Việt là cụm từ "chừng có thể". Theo tôi cách nới này không được thuần Việt cho lắm, vì thế nó không trung thành với ngôn từ trong sáng của nguyên bản. Theo tôi, tốt nhất là ta cứ dịch một cách giản dị, sát nghĩa thành:
Tôi yêu Em: tình yêu, có lẽ,
Tuy nhiên, đó chỉ là tiểu tiết, và trên thực tế thì câu thơ dịch này cũng đã được chấp nhận khá rộng rãi. Quan trọng hơn, theo tôi, là Thúy Toàn đã thay lối biểu đạt ngập ngừng, nếu không nói là đầy kịch tính, của Puskin bằng một câu văn trôi chảy. Nhưng ngay cả điều này có lẽ cũng có thể chấp nhận được trong chừng mực nào đó nếu như nó không liên quan đến những đặc điểm quan trọng hơn mà tôi sẽ bàn dưới đây.
2. Một nét độc đáo của bài thơ nằm ở chỗ nó hoàn toàn không hề có một hình ảnh nào. "Ngọn lửa tình" là hình ảnh Thúy Toàn thêm vào, có lẽ do gợi ý của động từ "tắt" (угасла). Nhưng từ "tắt" ở đây chỉ đơn thuần có ý nghĩa là chấm dứt hẳn, kết thúc hoàn toàn, như khi ta nói "ngày đã tắt", "chiến tranh đã tắt hẳn" hay "hy vọng cuối cùng đã tắt". Chính nét độc đáo này, theo Roman Jakobson, đã gây nên những cuộc tranh cãi giữa những người theo quan điểm truyền thống (cho rằng "thơ là tư duy bằng hình tượng", rằng một bài thơ hay phải có hình ảnh độc đáo), với những nhà Hình thức chủ nghĩa (chủ trương "Nghệ thuật như là thủ pháp" - tên tiểu luận có tính cách mạng của Shklovsky đã được dịch ra tiếngViệt)[1].
3. Một nét độc đáo khác của bài thơ là sự "nghèo nàn" về ngôn ngữ. Và điều này cũng lại trái ngược với quan niệm truyền thống cho rằng một bài thơ hay phải có ngôn từ phong phú, trau chuốt, hay độc đáo. Ngoài từ duy nhất ít mang nghĩa ít nhiều bóng bẩy là từ "tắt" chỉ sự kết thúc hoàn toàn đã nói ở trên, tất cả các từ trong bài đều được dùng với nghĩa trực tiếp, giản dị nhất. Roman Jakobson, trong bài Thơ của Ngữ pháp và Ngữ pháp của Thơ[2], chỉ ra rằng bài thơ chỉ có 47 từ nhưng có tới 14 đại từ, 10 động từ, và chỉ có 5 danh từ, đều là danh từ trừu tượng. Cái hay của bài thơ, vì thế, chủ yếu nằm ở các thủ pháp ngữ pháp đặc biệt, trong đó có cách ngắt câu ngập ngừng tôi đã nói ở trên.
4. Nhưng thủ pháp ngữ pháp đặc biệt nhất và hiệu quả nhất là ở hai câu cuối cùng, cũng là hai câu Thúy Toàn đã hiểu sai ý tác giả. Mặc dù "дай вам Бог" ở mệnh lệnh thức, đúng như Roman Jakobson nói, nó thật ra không có ý nghĩa mệnh lệnh thức hay cầu khẩn[3]. Thật đáng kinh ngạc, Puskin sử dụng nó làm vế thứ hai của một cấu trúc so sánh "так...как..." Nghĩa thực của câu cuối cùng không phải chỉ là một thái độ cao thượng: "Cầu em được người tình như tôi đã yêu em" như trong bản dịch của Thúy Toàn, mà còn có một ý nghĩa nữa, đó là "Có lạy Trời em [mới lại] được ai khác yêu chân thành, nâng niu đến thế". Lối nói này cũng tương tự khi người Việt nói: "Có trời mà biết được!" để nói rằng "Chẳng ai biết được đâu!"
Theo tôi, phải hiểu cả hai hàm ý này mới thấy hết cái hay của bài thơ. Puskin vừa muốn thấy cô gái của mình có được hạnh phúc với kẻ khác, vừa tuyệt vọng nhủ với nàng rằng: "Tôi là người yêu Em nhất", rằng "Sẽ chẳng bao giờ có ai yêu Em được như tôi nữa đâu!" Đó mới thực là tình yêu, mới thực là bi kịch của tình yêu, mới thực là tình yêu cao thượng.
5. Một khó khăn khi dịch bài thơ là làm thế nào để chuyển tải ý nghĩa của lối dùng kính ngữ (вас) sang tiếng Việt. Tôi cho rằng Thúy Toàn đã cho tác giả xưng "Tôi" chư không phải là "anh". Tuy nhiên, với từ "em", tôi đề nghị dùng cách viết hoa. Đây chính là cách dùng kính ngữ của của người Italia: khi "lei" viết thường, nó được hiểu là ngôi thứ ba giống cái số ít (cô ta, bà ta...), còn khi viết hoa, "Lei", nó được hiểu là ngôi thứ hai, tương tự như "bac" trong tiếng Nga. (Trong bản dịch nghĩa ở trên tôi đã dùng cách viết hoa này).
6. Cuối cùng, viết những dòng này, với tư cách độc giả, tôi muốn tỏ lòng biết ơn đến dịch giả Thuý Toàn, người đã cho tôi biết Puskin trước khi tôi biết tiếng Nga. Như tôi nói ở đầu bài, bất kỳ bản dịch nào cũng có thể và cần phải sữa chữa nhiều lần. Tôi không có ý định đưa ra bản dịch của mình, vì Thúy Toàn là người xứng đáng nhất để chỉnh trang lại bản dịch, nếu như ông thấy cần. Vả lại, tôi nghĩ, giả sử nếu tôi có ý định dịch lại, chắc tôi cũng sẽ phải ghi tên Thúy Toàn là đồng dịch giả. Bản dịch của ông từ lâu đã là một phần ký ức trong tôi.
Normal, tháng 02/ 2006.
Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2010
NHỚ ƠN THẦY CÔ GIÁO!
Thứ Năm, 18 tháng 11, 2010
NGƯỜI KỸ SƯ TÂM HỒN
Thiếu giáo dục tình cảm thì không thể nào có được một trình độ văn hóa thật sự.
Thiếu sách vở thì không thể nào sống được dù anh là một nhà bác học hay một đứa trẻ mục đồng. Nếu anh biêt tôn trọng mọi người, nếu anh chưa mất hết tinh thần tự trọng, nếu anh không muốn xuống dốc, nếu anh muốn quí trọng phẩm giá và danh dự của một người sống giữa xã hội văn minh và sau hết, nếu anh là một người thông thái…thì anh không thể nào sống thiếu sách vở được.
Trước khi chuyển gia đình ra khỏi làng quê sẽ nằm lại dưới đáy biển hồ nhân tạo tương lai thuộc về công trình thủy lợi của thành phố Crê-men-truc, người bố đã buộc các con cháu phải quét dọn trước sân nhà cẩn thận và dọn dẹp rác rưởi đi.
Người con cả hỏi bố:
- Quét dọn làm gì để cho hoài công hở cha? Thế nào rồi ở đây cũng biến thành đáy biển cơ mà!
Ông lão nổi giận nói:
- Lương tâm con người phải luôn luôn trong sạch, chính vì vậy mà chúng ta phải quét dọn rác. Chúng ta chịu khó không phải vì loài cá mà vì chính mình. Chúng ta làm như vậy để khi tự vấn lương tâm, chúng ta không hổ thẹn…
“…Đáng trân trọng biết mấy công sức của người thầy giáo. Chị thợ dệt sau một giờ làm việc đã nhìn thấy thành quả lao động của mình. Anh thợ nấu thép sau vài giờ đã có thể sung sướng nhìn mẻ thép ra lò nhờ công sức của mình. Và chị thợ cấy chỉ sau vài tháng đã được ngắm nghía những bông lúa nảy lên từ mầm hạt mà bàn tay chị gieo xuống. Còn người thầy giáo thì phải lao động năm này qua năm khác mới nhìn thấy thành quả của mình, thường thì phải hàng chục năm ròng….”
“…Trên đời này không có việc nào vất vả như lao động của nhà giáo dục. Người thầy giáo cũng là một con người, cũng có gia đình con cái, cũng có những lo lắng buồn phiền riêng của mình. Nhưng khi bước vào lớp, người thầy giáo bắt mình phải quên đi mọi tai họa và vết thương lòng riêng tư của mình để hướng mọi suy nghĩ theo đúng dòng tư tưởng nghĩa vụ yêu cầu. Song bạn chớ nghĩ rằng đó là sự hy sinh tự nguyện, sự phó thân cho số mệnh. Nếu người thầy giáo quả thực là con người sáng tạo ra con người thì sẽ thấy lao động đó chính là hạnh phúc của đời mình. Nếu bạn thờ ơ với người thầy giáo, nếu bạn không hiểu hết mức độ phức tạp trong công việc của ông thầy, thì bạn sẽ là kẻ liều lĩnh hoang phí một trong những giá trị vĩ đại nhất của nhân loại…
Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010
CON ĐÒ TÌNH NGHĨA
Trong cuộc sống , khi đi qua những dòng sông , mấy ai nhớ người lái đò. Không biết tự bao giờ người đời ví “ nghề dạy học như người lái đò chở khách qua sông”, nhưng khách lên bờ, khách chẳng trông lại đò. Nguyễn Trãi K22 không như thế, chúng em rất nhớ các Thầy Cô- Người lái đò đặc biệt chở ĐẠO làm người .
Bài thơ “con đò tình nghĩa” này như một lời tri ân của lứa học trò NT k22: Xin cám ơn Thầy Cô đã cho chúng em một tuổi thơ hạnh phúc.
Con đò chở khách qua sông
Khách lên bờ , khách chẳng trông lại đò
Khách lên, mặc khách lên bờ
Người chở đò chẳng hững hờ nhìn theo
Tháng năm chẳng quản sớm chiều
Người thầy đưa biết bao nhiêu chuyến đò
Dù khi sóng cả gió to
Vượt qua thử thách nắng mưa đời thường
Con đò tình nghĩa yêu thương
Đưa biết bao lớp trò sang bến bờ
Xa trường trò vẫn thường về
Phượng hồng đầy chặt tiếng Ve, bóng Bàng
Thầy đưa mỗi chuyến đò sang
Dõi theo từng bước tháng năm đợi chờ
Người Thầy vẫn lái con đò
Chở bao khát vọng ước mơ cuộc đời!
MỘT CHÚT HÀ NỘI
Hà nội cái gì cũng rẻ - chỉ có quý nhất tình người thôi !
Hà nội cái gì cũng buồn - buồn đến thế mùa thu ơi !
Hà nội cái gì cũng vui - rủ nhau ra phố bia hơi vỉa hè .
Hà nội mùa mưa - bạn bè tuổi thơ lội dòng " sông Phố " nô đùa .
Hà nội mùa đông - " quán Đê " thơm nồng mùi ngô nướng xé .
Hà nội là em - vụng dại thầm kín một thời thiếu nữ u hoài .
Hà nội mẹ tôi - vấn khăn nâu sòng một thời áo cũ thương con , mắt đỏ thờ chồng .
Hà nội lúc nào cũng bụi - cả nhà ra ngắm hồ Gươm xanh .
Hà nội tiết trời giá lạnh - chỉ chờ êm ái bàn tay anh .
Hà nội có lần khóc thầm - chạy lên thang gác bóng mẹ còn đâu ?
Hà nội có gì rất đau - người ta " yêu dấu ", đi không trở lại .
Hà nội hồ Gươm - bình rượu ngàn năm để lại bên phố nghiêng buồn .
Hà nội ngàn thu - lối xưa xe ngựa , đèn lồng thương nhớ .
Hà nội ngoại ô - một chều đầy gió một người không nỡ quay về .
Hà nội lòng tôi - giấc mơ xa vời của người xa quê , ai ơi sống gửi thác về !
Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2010
Thầy Văn Tâm của Bàng, của tôi, và của các bạn!
Vâng, bản thảo còn đó, đã qua hàng chục lần “dọn nhà trên máy tính”. Đọc xong bài của Bàng, tôi bỏ dở các việc gấp gối khác, lao vào “Kho bài còn nợ”. Và tìm nhanh được bài về thày Văn Tâm; như mọi lần: nhìn nhanh lại các suy nghĩ của mình, và gom góp các suy nghĩ của bao người khác về thày…
Các bạn ạ! Tôi vốn viết chậm, nên bài về thầy, cứ nhủ lòng, phải viết sao cho ra tấm ra miếng, mới xứng với những gì có được từ thầy. Dù tôi tin là thầy không biết; Như bao thầy giáo cô giáo khác, khó có thể biết mình đã gieo trồng được bao nhiêu cây đời trên mặt đất nhân loại. Bản thảo đó tôi khởi viết sau khi đọc hai-ba lần cuốn sách để đời của thầy: Vườn Khuya Một Mình.
Hôm nay, tôi viết vội bài báo nhỏ này, như tiếp lời bạn Bàng, nhân 20-11 cùng tất cả các bạn, nhớ đến thầy Văn Tâm và các thầy các cô khác ở trường Nguyễn Trãi trong năm 1972 – cái năm mà sau đó mỗi chúng ta đã vĩnh biệt tuổi thơ, tạm biệt mái trường.
Dưới đây, mời các bạn đến với trích đoạn từ một tham luận văn học của tôi (với bút danh Đỗ Quyên), được viết 3 năm trước, có nhắc tới thầy Văn Tâm. (Để hợp với nguyentraik22.blogspot.com, tôi cũng đã biên lược đôi chút mà không thay đổi nội dung bản gốc)
“Hai chữ Tâm Văn:
Văn học Việt ở nước ngoài hình thành một Tâm Thế Văn Chương rất đa dạng ở các tác giả. Tâm Thế Văn Chương là gì? Cũng được nhắc đến lâu nay, nhưng có lẽ chưa ai chỉ mặt đặt tên, khái quát nó như một kết quả của dòng văn học Việt Nam ở ngoài nước.
Tôi xin tạm gọi mối tương quan của nhà văn với đất nước, với thời thế xuyên qua tâm tư, hoàn cảnh riêng của cá nhân (….) khi ra nước ngoài là Tâm Thế Văn Chương. Và rút gọn lại một lần nữa: Tâm Văn.
Có thể chữ Tâm Văn này nghe chưa ổn, về cấu tạo từ vựng. Mong Hội thảo tạm cho qua. Ăn nhau là ở cái nội dung. Nếu như (…) để so sánh với các tác giả trong nước thì ta thấy, tâm văn của các đồng nghiệp đó - trừ một số rất ít - không nổi trội lên qua tác phẩm của mình.
Phải thưa ngay cùng Hội thảo rằng, hai chữ Tâm Văn tôi có được là để viếng tặng người thầy giáo dạy văn mà tôi may mắn được học ở lớp cuối trung học, trường Nguyễn Trãi, Hà Nội: thầy Văn Tâm! Những ai làm phê bình văn học, hoặc quan tâm đến sinh hoạt của văn giới Hà Thành, ít nhiều đều biết nhà phê bình, nhà giáo Văn Tâm, tên thật Nguyễn Văn Tâm. Là nhà phê bình văn học – và không may bị sự kiện NV-GP đẩy ra ngoài lề ngay khi mới ra nghề và đang thành tài - Văn Tâm luôn luôn vượt văn phận của mình, đến cuối đời vẫn giữ một vị trí tiền phong và độc đáo trong một số cách tân táo bạo ở sự thẩm định một số tác phẩm văn học, một số phương pháp phê bình, giảng dạy văn học…
Thày của tôi mất đã mấy năm rồi. Tới nay tôi còn nợ mình một bài viết khóc thầy khi ở ngoài này hay tin buồn đó. Bản thảo vẫn là bản thảo, và đây là dịp tôi được viết ra đôi điều trong đó.
Với nhiều tác giả khá dễ dàng xác định tâm văn của họ: nhà văn Nguyễn Văn Thọ, nhà thơ Thế Dũng, nhà văn Thuận, nhà thơ Đinh Linh, nhà phê bình-dịch giả Đinh Từ Bích Thúy… Và còn nữa, ở các tác giả thâm niên hải ngoại như: nhà phê bình Đặng Tiến, nhà thơ Thường Quán, dịch giả Nguyễn Ước, nhà thơ Viên Linh, nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc, nhà thơ Đỗ Kh., nhà văn Mai Thảo, nhà văn Nhật Tiến, nhà báo–nhà văn Khánh Trường… Và có không ít tác giả không dễ “tìm ra” tâm văn. Với mỗi tác giả đó, cần có sự đọc chu đáo về họ.
Tính đa dạng tâm văn của văn học Việt ở ngoài nước không khó giải thích nguyên nhân. Chỉ còn lại những câu hỏi: Ảnh hưởng của nó lên sáng tác, lên các động thái văn học ra sao? Nó làm văn chương hay lên, hay là dở đi? Tức là, có thể đặt lại vấn đề: sự phong phú – có phần rắc rối - của tâm văn nơi các nhà văn ở ngoài nước là thành tựu hay là cản trở cho nền văn học này?”
Cám ơn Hồ Sĩ Bàng đã viết một bài sinh động và đầy đặn về THẦY VĂN TÂM như là một người thầy dạy văn của Bàng, cũng là của tôi, và tất nhiên là của cả chúng ta – các thành viên của nguyentraik22.blogspot.com!
Chiều 12/11/2010
Đỗ Ngọc Thủy
THẦY VĂN TÂM CỦA TÔI
Vào đầu năm lớp 10, chúng tôi được biết thầy sẽ dạy văn chúng tôi là thầy Văn Tâm. “ Thầy ấy giỏi lắm! Đáng lẽ thầy dạy văn Đại học nhưng “dính” một họa văn chương nên mới xuống dạy trường Cấp III mình đấy!”. Chúng tôi hồi hộp chờ.
Buổi đầu lên lớp, với mái tóc vuôt ngược để lộ vầng trán cao, khuôn mặt đầy đặn ẩn sau cặp kính, đôi môi luôn hơi mím lại tôi thấy thầy có vẻ khó gần. Giờ đó, thầy giảng về quá trình làm một bài văn. Thầy có cách giảng: đọc cho học sinh chép những điều cần thiết, sau đó bắt đầu là quá trình diễn giải, lúc đó ai muốn ghi gì thì ghi. Bài giảng của thầy thật thú vị với hình ảnh làm văn cũng như xây một tòa nhà với tìm hiểu công năng căn nhà định xây( phân tích đầu bài), quá trình thiết kế nhà (xây dựng dàn ý), chuẩn bị vật liệu (lựa chọn dẫn chứng, mạch văn), thi công (viết bài). Một vấn đề tưởng chừng khó mà thầy diễn giải nghe rất hình ảnh và đơn giản làm sao? Tôi vẫn coi môn văn là môn “khó nhai”, thế mà cũng thấy hứng thú. Tôi thích thầy ngay từ đó.
Những giờ văn thầy giảng đều chứa đựng nhiều nội dung: xuất xứ của tác giả, tác phẩm và các bài văn và thơ đều được dẫn chứng sinh động. Qua thầy, tôi càng hiểu rõ thêm mỗi tác phẩm nổi tiếng đều mang đấu ấn tư duy, môi trường sinh hoạt mà tác giả đã trải nghiệm.”Ý nghĩ của kẻ trong lâu đài khác với của kẻ trong túp lều tranh”. Khi giảng các bài về “Chí Phèo”, “Đôi mắt”, thầy cho thấy nhiều góc độ khác nhau của Nam Cao thông qua việc dẫn giải nhiều tác phẩm của Nam Cao không có trong sách giáo khoa . Tôi vẫn nhớ hình ảnh mà thầy nói về Nam Cao :“ cái cười trong ông là cười nhếch mép”.
Có lần, thầy dẫn bài thơ: “…Chúng tao là đoàn quân du kích / Là tao chỉ thích có đánh Tây / Mùa đông này mà mày tiến lên đây / Thì tao đánh cho mày phải chết / Lưỡi gươm này mài sắc phải biết / Chém đầu Tây cho hết thì thôi / Thế là Việt Nam ta độc lập rồi / Dân ta không phải làm phu nữa..” Bài thơ nghe rất ngô nghê! Nhưng thầy nói: hãy hiểu đây là những người dân thể hiện tấm lòng mình. Đặt tâm trạng môt người không có nhiều chữ trong kháng chiến giữ lấy đất nước với chính quyền non trẻ trước một kẻ thù mạnh hơn gấp nhiều lần. Thầy chỉ ra tính đơn giản của bài thơ nhưng với bối cảnh lúc đó nó phản ánh một khí thế hừng hực của bao người dân yêu nước, sẵn sàng tiêu diệt bọn xâm lược. Thầy so sánh cách nhìn của những người dân này với cách nhìn của nhà tri thức trong “ Đôi mắt” của Nam Cao. Chúng tôi có thêm những cái nhìn đa chiều trước hiện thực văn học thời đó. Và còn gặp lại những điều này khi đi cùng những bài giảng khác của thầy nữa.
Ấn tượng nhất là những bài giảng của thầy về những bài thơ trong “Nhật ký trong tù”. Bao giờ thầy cũng yêu cầu tìm hiểu nguyên tác trước. Sách giáo khoa có bài “Rằm tháng giêng”. Mở đầu thầy không dạy ngay : “Chúng ta viết viết nguyên tác nào!”
NGUYÊN TIÊU
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Bản dịch:
RẰM THÁNG GIÊNG
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn mầu trời thêm xuân;
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Rồi thầy bắt đầu giảng. Vốn Hán Việt của thầy rất sâu sắc . Thầy ca ngợi điệp từ “xuân” trong câu thứ hai của nguyên tác và cho thấy hai câu đầu của bản dịch đã giữ trọn được ý hai câu đầu của nguyên tác. Nhưng ý “yên ba thâm xứ” thì bản dịch dù nêu cảnh rất đẹp nhưng chưa nêu được trọn ý. Rồi thầy nêu thủ pháp tả cảnh, tả tình. Tôi nghe bài giảng mà cảm giác mình cũng đang chiêm ngưỡng đêm rằm ở nơi xa xôi huyền ảo đó. Cho đến bây giờ mấy đưa lớp tôi vẫn thuộc nhiều bài nguyên tác trong “ Nhật ký trong tù”, và khi trao đổi với bạn bè nơi khác vẫn đọc nguyên tác làm chúng nó phục lăn.
Thầy là một giáo viên đòi hỏi ở học sinh khá khắt khe. Lớp có một số bạn có năng khiếu văn như bạn Thoa, bạn Thủy…được thầy khen nhưng rất kiệm lời. Tôi không là học sinh giỏi văn trong lớp. Nhưng có lần, tôi được thầy gọi lên và nói:” Bài tập làm văn của em, thầy định cho điểm 7. Bài có nhiều tư liệu nhưng nếu diễn giải mạch lạc hơn thì mới có điểm tốt đươc, em cố gắng bổ sung nhé”. Tôi vâng lời và cả tối trằn mình ra viết lại. Nhưng khi trả bài vẫn là điểm 6. Tôi đã phụ lòng tin của thầy. Nhưng được điểm đó của thầy, tôi vẫn thấy tự hào.
Những ngày đầu năm 1972 đỏ lửa chiến trường, lớp tôi có mấy cậu nhập ngũ. Lũ học sinh cùng lớp chúng tôi chia tay bịn rịn với bao tình cảm. Về sau tôi mới biết thầy Văn Tâm đã mời các cậu một bữa ăn tại nhà thầy mấy hôm trước khi họ nhập ngũ. Lớp trẻ vô tư với những gì phía trước, còn người thầy thấu hiểu những khó khăn gì nơi chiến trường đang chờ đón các cậu ấy.
Về sau, khi đã ra trường, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn đến thăm thầy và nghe thầy nói chuyện. Có hôm thầy kể về việc được mời đến nói về văn thơ của Bác Hồ cho một cơ quan thuộc Thành ủy. Thầy mở đầu bằng cách đặt vấn đề “ Bác Hồ có nghĩ về mình không?” “ Có đấy!” làm cả hội trường xôn xao. Bác đâu có nghĩ về mình, nghĩ cho dân cho nước chứ! Nhưng từng bước thầy cho thấy Bác là con người rất Người, luôn đặt mình trong mỗi bối cảnh người dân, từ đó mới tìm ra những khúc mắc, những nguyện vọng của họ và do vậy mới có sự đồng cảm với mọi người. Câu hỏi được giải đáp rất thấu đáo và ai cũng cảm thấy thú vị.
Lại có lần bọn tôi đến thăm thầy. Tôi kể chuyện một lần khi về công tác ở trường Sư phạm Vinh, khi đi đến Xuân Thành, qua Nghi Xuân, chúng tôi rẽ vào nhà thờ cụ Nguyễn Du. Bác bảo vệ khi thấy tôi treo mũ vào xe thì nhắc:” Anh mang theo vào đi, nếu không trẻ con nó lấy mất!”, tôi đùa :” Quê của cụ Nguyễn Du cơ mà, ai làm thế, cụ trách chết!”. Nghe thế, thầy buột miệng :”Cậu nói được đấy”, nhưng rồi thầy trầm xuống: “ Thế đấy các em ạ!”
Một lần qua hiệu sách, tôi mua được được cuốn “ Vườn khuya một mình” của thầy. Đọc cuốn sách đó, tôi càng hiểu thêm người thầy của mình. Những bài giảng ngày xưa như hiện về trong tôi rất đậm nét thông qua các bài “ Cảm thức nhân loại trong Nhật ký trong tù”,”Mấy suy nghĩ về học thuật hôm nay nhân vấn đề văn học lãng mạn”,”Buồn vui lý luận phê bình hôm nay”…Quá trình tìm tòi tư liệu để viết về các tác phẩm Vũ Trọng Phụng, Tản Đà, Đoàn Phú Tứ… của thầy thật đáng trân trọng. Nhiều nhà văn đã ca ngợi công lao phát hiện của thầy với những tác gia này. Họ đều cảm phục sức lao động, tinh thần dũng cảm vượt qua những khó khăn về tinh thần và thể chất và trên hết là lòng đam mê văn học nghệ thuật của thầy.
Về sau, tôi vẫn gặp lại kỷ niệm về thầy qua cô giáo dạy văn cho con gái tôi. Cháu rất khâm phục cô giáo của mình và thường “tầm chương trích cú” những lời của cô. Hỏi ra mới biết cô giáo cũng từng là học sinh Nguyễn Trãi. Cô giáo tâm sự:”Anh biết không, ngày ấy Nguyễn Trãi thường là trường đội sổ của quận, chẳng học sinh khá nào muốn vào học, nhưng em xin học ở trường vì nơi đó có thầy Văn Tâm dạy văn”. (Nói ra vị thế trường lúc đó chắc các bạn Nguyễn Trãi chúng ta cũng hơi buồn nhưng quả đúng vậy ). Cô giáo mang niềm đam mê văn học ấy đi học sư phạm văn và trở thành một giáo viên văn học giỏi của trường. Tôi đã xem các tài liệu mà cô giáo cung cấp cho học sinh. Chúng rất chi tiết, khoa học, thể hiện những tinh thần làm việc nghiêm túc và yêu nghề hết mực . Tôi cảm thấy trong cô vẫn có sự kế thừa từ thầy. Kết quả thi cuối kỳ về ngữ văn của lớp rất cao đến mức khi cô hứa sẽ thưởng cho học sinh nào điểm 8 văn trở lên thì hơn nửa lớp đạt được kết quả đó!
Chúng tôi luôn tưởng nhớ về thầy. Chúng tôi đã có được cách thức thẩm văn theo phương pháp của thầy. Chính thầy đã giúp chúng tôi sống “Người” hơn, biết nhìn nhận nhiều vấn đề xã hội với con mắt nhân văn, biết trân trọng giá tri cuộc sống hơn! Em xin chân thành cảm ơn thầy !
Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010
THÔNG BÁO
Thân gửi các bạn đồng khóa!
Thay mặt Ban Liên lạc
An Khanh
Thứ Tư, 10 tháng 11, 2010
Olga Bergholtz 100 năm
Mùa thu ở Mátxcơva người ta thường treo những tấm biển trên các đại lộ, với dòng chữ: “Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng”
Những đàn sếu bay qua.
Sương mù và khói toả.
Matxcơva lại đã thu rồi!
Bao khu vườn như lửa chói ngời,
Vòm lá sẫm ánh vàng lên rực rỡ
Những tấm biển treo dọc trên đại lộ
Nhắc ai đi ngang dù đầy đủ lứa đôi
Nhắc cả những ai cô độc trong đời:
“Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng”
Ôi trái tim, trái tim một mình tôi
Đập hồi hộp giữa phố hè xa lạ
Buổi chiều kéo lang thang mưa giá
Khẽ rung lên bên khung cửa sổ sáng đèn
Ở đây tôi cần ai khi xuôi ngược một mình?
Tôi có thể yêu ai? Ai làm tôi vui sướng?
“Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng”-
Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi!
Nếu không có gì ao ước nữa trong tôi
Thì có nghĩa chẳng còn gì để mất
Anh từng ở đây, từng là người thân nhất
Sao phút này làm người bạn cũng không?
Tôi chẳng hiểu vì sao cứ ngùi ngẫm trong lòng
Rằng sẽ phải xa anh vĩnh viễn
Anh – con người không vui, con người bất hạnh
Con người đi đơn độc quá trong đời
Thiếu cẩn trọng chăng? Hay chỉ đáng nực cười?
Thôi, hãy biết kiên tâm, mọi điều đều phải đợi
Diu dàng quá, dịu dàng không chịu nổi!
Mưa thầm thì rơi mãi lúc chia ly
Mưa tối rầm nhưng ấm áp nhường kia
Mưa run rẩy trong sáng ngời chớp loá…
Anh hãy cố vui lên dù con đường hai ngả
Tìm hạnh phúc bình yên trong ấm áp cơn mưa!…
Tôi ra ga, lòng lặng lẽ như xưa
Một mình với mình thôi, chẳng cần ai tiễn biệt
Tôi không thể nói cùng anh đến hết
Và bây giờ còn biết nói gì thêm!
Cái ngõ con đã tràn ngập màu đêm
Những tấm biển dọc đường càng thấy trống:
“Tránh đừng động vào cây,
mùa lá rụng…”
---------------------
EM MONG ĐƯỢC TRỞ VỀ
Em mong được trở về trong giấc mơ anh
Dẫu trong mơ em không còn như ảnh
Em một thuở như cuộc đời, như chim, như nắng
Như tuổi thanh xuân, như hạnh phúc vô bờ
Anh bây giờ đã ở rất xa
Khoảng cách bao la xóa nhòa hình dáng
Chỉ còn lại trong tim nắm tro tàn ảm đạm
Không thể nào cháy lửa nữa đâu anh
Chỉ mình em có lỗi – chỉ mình em
Vì đã vội lìa xa anh quá sớm
Vì vẫn sống trái tim đầy kiêu hãnh
Sự khát thèm chẳng thể nào yên
Em mong được trở về trong giấc mơ anh
Dẫu trong mơ em không còn như ảnh
Em một thuở như cuộc đời, như chim, như nắng
Như tuổi thanh xuân, như hạnh phúc vô bờ.
Thứ Ba, 9 tháng 11, 2010
Chúc Mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam!
10E và kỷ niệm
Kỷ niệm…
Tặng các bạn 10E Nguyễn Trãi cho 20/11/2010.
Các bạn xem bao nhiêu năm qua rồi
Mà cứ ngỡ vẫn còn như ngày ấy
Ta mười lăm cuộc đời giơ tay vẫy
Trang sách hồng lấp lóa ánh trăng soi
Ba mấy năm… như một thoáng vừa trôi
Rời Nguyễn Trãi hòa dòng đời mải miết
Bàn ghế nhớ lũ học trò tinh nghịch?
Tình bạn xưa năm tháng có phôi phai?
Lớp 10 E… chúng ta còn những ai
Đây bạn Côi mắt lá dăm cười tít
Bí thư Liêm luôn dịu dàng, chân chất
Lớp trưởng Hằng đôi má lúm… vẫn xinh
Nhắc với nhau những kỷ niệm thời mình
Bao năm tháng vẫn nhớ chú lợn nhỏ
Bịch cơm cháy cùng chia thời gian khó
Ngồi với nhau câu chuyện cũ rưng rưng
Thầy Mầu đây một nấm đất khiêm nhường
Giữa đồng xa… mong manh từng cơn gió
Mầu xanh kia non tơ những lá cỏ
Lũ học trò đứng lặng khói hương bay…
Nhớ vô cùng thuở được thầy dắt tay
09/11/2010
Thu Phong
NHỚ TRƯỜNG XƯA
Tuy trường gần thế, nhưng chúng tôi ít có dịp về thăm, mãi gần đây nhân kỷ niêm 60 năm thành lập , chúng tôi cùng trở về trường cũ. Mái trường thân yêu không già đi mà trẻ hơn bởi màu vôi mới, còn chúng tôi đã “lụ khụ” lắm rồi, tóc đã bạc màu sương gió, má hồng sạm nắng mưa. Những cái nhìn ngỡ ngàng chợt lạ, chợt quen và rồi cùng vỡ òa trong ký ức, những cái tên thân thiết lai réo lên: Kìa Cao lùn,Vinh tĩn, Quang chuột, Quang heo, Mai còi , Lý bôn…,Chẳng cần biết bạn học lớp nào, muôn trái tim đều hòa chung nhịp đập, chúng tôi bồi hồi nhớ lại ngày xưa.
Bạn còn nhớ không những ngày đi lao động đắp đê sông Hồng, những ngày đi gặt lúa giúp dân, những phút bịn rịn tiễn chân người lính.v.v… Dạo ấy, chiến tranh chống Mỹ đang thời kỳ ác liệt, Tổ quốc cần lắm những chiến binh, các bạn tôi đành xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ, mặc dù kỳ thi tôt nghiệp Phổ thông đã cận kề. Khối 10 chúng tôi đóng góp khá nhiều tân binh: Trọng Bình, Y Hòa, Lương Hòa, Vinh, Bảo , Thành, An, Dật v.v.. còn nhiều bạn nữa tôi không nhớ hết.
Khi ấy trường nghèo, quỹ lớp không có, biết lấy gì tặng các bạn đây ? Bọn con gái chúng tôi họp nhau tìm lời giải: Bạn hiến kế tặng bút , tặng vở; người nói tặng cánh hoa Phượng ép vào trang sách… Suy tính mãi, cuối cùng chúng tôi ra “Nghị quyết, mỗi bạn nữ tự nghĩ ra món quà của mình. Thật bất ngờ, không ai bảo ai nhưng đều âm thầm xé vở học sinh gập thành những chiếc phong bì trắng xinh xắn. Chúng tôi có được món quà nhỏ vô cùng ý nghĩa tặng các bạn của mình cùng với niềm tin rằng, những chiếc phong bì này sẽ là cánh chim báo tin vui từ chiến trường, ngày chiến thắng sẽ không còn xa nữa và các bạn của chúng tôi nhất định sẽ về. Giờ đây, nhớ lại giây phút ấy tôi vẫn thấy bồi hồi xúc động…
Trường Nguyễn Trãi thân yêu của chúng tôi lưu giữ biêt bao kỷ niệm tuổi học trò, từ ngôi trường này, tôi và những bạn bè tuổi thơ đã trưởng thành. Giờ đây mỗi người một nơi, một công việc nhưng không thể nào quên được mái trường đầy ắp những kỷ niệm ấy.
Ngày xa trường
Chúng tôi còn rất trẻ
Ba mươi năm trở lại trường xưa
Ba thập kỷ trôi như giấc mộng
Vẫn nhớ trường theo tháng ,theo năm
Thứ Hai, 8 tháng 11, 2010
LỜI ĐỀ NGHỊ
Trong lời đề nghị tháng 11 vừa rồi, có người nêu ý kiến, đề nghị quá gấp nên không chuẩn bị kịp. Chúng tôi xin trả lời:
1- Nội dung yêu cầu chỉ là trọng tâm của tháng, các bài đăng không nhất thiết phải hợp nội dung đã nêu (các nội dung khác, càng nhiều càng ít!!!)
2- Không nên quá câu nệ về thời điểm có bài. Các bài đăng vẫn tiếp tục tồn tại (Ví dụ: đăng về ngày 20-11 năm nay vẫn có ý nghĩa cho 20-11 năm sau!)
Và tháng tới là tháng 12 với ngày kỷ niệm thành lập Quân đội (22-12) . Chúng tôi rất mong các bài đăng từ các bạn về chủ đề này. Xin lưu ý:
1- Về hình thức: các bài văn, thơ, bản nhạc, hình vẽ,video… do các bạn sưu tầm hoặc tạo ra.
2- Về nội dung:
a) Có thể là những kỷ niệm giữa các bạn:
…. Gói một chùm hoa trong chiếc khăn tay
Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm
Bên ấy có người ngày mai ra trận…
b) Những người lính với kỷ niệm và tâm tư của mình:
…Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm…
c) Những hoạt động, cuộc sống thường nhật của những người lính hay gia đình của họ hôm nay
….Đầu đường đại úy bơm xe
Cuối đường thiếu tá bán chè đỗ đen…
Rất mong các bài đăng của các bạn!
Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2010
NHỚ MÙA THU HÀ NỘI
Cây cơm nguội vàng
cây bàng lá đỏ,
Nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu
Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội, mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió,
Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ,
Cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua.
Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi.
Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời.
Hà Nội mùa thu đi giữa mọi người, Lòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai,
Sẽ có một ngày trời thu Hà Nội trả lời cho tôi,
Sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi.
Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội, nhớ đến một người ...
Để nhớ mọi người.
Vu Thuy Anh
7/132 Kham Thien, Hanoi
Tel: 3851 8849
Đậu hoàn Đô (10H) st
Thứ Năm, 4 tháng 11, 2010
TRÁI TIM NGƯỜI THẦY
Thân tặng các Bạn là nhà Giáo.
Trái tim người Thầy , đó là chủ đề tháng 11 của Blog chúng ta. Hòa cùng nhip đập đó tôi nghĩ về nhưng người THẦY CÔ thuở ấy của chúng mình .
Lớp 9X của tôi rất may mắn được cô NGỌC dạy Vật lý làm giáo viên Chủ nhiệm . Cô chỉ dạy 1 năm rồi chuyển vào Nam công tác. Dù chỉ 1 năm nhưng cô đã để lại cho lớp tôi bao tình cảm tốt đẹp. Cô yêu chúng tôi bằng tình yêu bao la của Mẹ, cô luôn lắng nghe, theo dõi từng bước đi của trò. Em nào tiến bộ, cô động viên, cổ vũ. Trò nào có nỗi buồn, cô chia sẻ hỏi han .
Ngày ấy, lớp tôi có nhiều trò nghịch phá : đánh nhau, xô đổ bàn ghế, đốt quả Thối, trèo theo đường ống nước trốn xuống sân chơi, phi máy bay giấy trong giờ học, vẩy mực vào lưng áo con gái v.v…Làm cô lúc nào cũng lo lắng buồn phiền. Cũng bởi sự quấy phá ấy mà sau này lớp 9X của tôi bị xé ra cho lớp khác một số bạn ( trong đó có 9H,9I,9E), ”hoa thơm mỗi lớp hưởng một tí ”. Tôi còn nhớ, cứ cuối mỗi buổi học, dù các lớp bạn đã về hết , dù bụng đói meo nhưng lớp tôi vẫn phải ở lại chờ cô Chủ nhiệm đến phán xử. Mỗi khi cô đọc cuốn sổ đầu bài ghi đầy tội lỗi của trò, mặt cô đỏ lên, đôi lúc mắt cô rớm lệ, chắc lúc đó cô giận lắm. Cả lũ chúng tôi co rúm người lại chờ cơn” sấm sét lôi đình”. Nhưng không, cô vẫn nhẹ nhàng , ân cần chỉ dạy cho các trò đã mắc lỗi. Dù cô không trách phạt, nhưng “lũ” cán bộ lớp như tôi vẫn cúi mặt xuống bàn vì đã không tự quản lớp được tốt để cô Chủ nhiệm đau lòng.
Nhiều năm đã qua, nhưng hình bóng cô Chủ nhiệm vẫn in đậm trong ký ức của mỗi trò lớp tôi . Chính cô là người đã nhen cho tôi ngọn lửa ước mơ để trở thành cô giáo. Sau khi tốt nghiệp phổ thông tôi đã vào học trường Sư phạm.
Sau nhiều năm lưu lạc, gần đấy nhờ các bạn Nguyễn Trãi ở Thành phố Hồ Chí Minh tôi mới gặp lại cô Chủ nhiệm của mình. Tôi ôm chặt lấy cô như đứa con tìm lại được hơi ấm của Mẹ. Nếu được nói một điều gì đó , tôi muốn nói rằng : Cô là người Mẹ thứ hai của chúng tôi .
Các bạn ơi! hạnh phúc cho chúng ta , trong cuộc đời có những người THẦY để kính yêu, để nhớ và ngưỡng mộ. Đôi khi , trong cuộc mưu sinh quá bận rộn, những học trò như chúng ta đã sơ suất không quan tâm hỏi thăm đến những người Thầy, nhưng các Thầy vẫn bao dung , tha thứ cho sự sơ suất của trò, vẫn bên chúng ta, tiếp sức cho học trò không bị ngã gục bởi những gian khổ trong cuộc sống này
Có câu nói đại ý là “Một lần làm Thầy , cả đời làm Cha” . tôi cũng nghĩ như vậy về những Người Thầy đáng kính cúa Nguyễn Trãi K22 chúng ta
* * *
THƯA THẦY
Trước ngọn thước là con đường xa tắp
Bông hoa nào cũng có vẻ bình yên
Và em tin, sau cay đắng vẫn tin
Những ngọn suối không làm đau bóng lá
Đã vấp ngã, thưa Thầy, nhiều vấp ngã
Không ở đâu xa, ở giữa những con người
Em bước đi, thảng thốt nghĩ về Thầy
Đời nhanh quá, vui buồn chưa kịp cũ
Đời nhanh quá tóc Thầy khói phủ
Giáo án chông chênh, bão giật đời thường
Cây trước cửa, gió ở ngoài tay với
Thầy yêu trò vật vã với văn chương .
.
Ngọc Hà 10G(st)
Thứ Tư, 3 tháng 11, 2010
NHỮNG KHOẢNH KHẮC NGÀY GẶP MẶT
Gọi cơn gió mát trở về ngày xanh
Lứa mình chìm nổi bao năm,
Chia tay thăm thẳm những miền trời xa...
Hôm nay kỷ niệm vỡ òa,
Lục trong tâm tưởng hóa là đồng niên!
Thầy cô ngày ấy thanh xuân,
Nay ôm trò nhỏ ngũ tuần sương mai.
Con đò xưa… lại nhớ người,
Nhớ ai chi chút cây đời tương lai?
Này đây là những bạn trai,
Bao trò tinh nghịch để ai bận lòng...
Trải qua nắng hạ, mưa đông
Ẩn trên khuôn mặt những dòng thời gian
Má hồng xưa, nét đoan trang,
Cho người trai những xốn xang, vụng về...
Chưa xa những mái tóc xưa
Bên nhau... im lặng.... trú mưa ven đường .
Men say chạm nỗi nhớ thương,
Vỗ tay ta lại cùng chung tiếng cười.
Vô tư giọng hát giữa đời,
Vẫn là tươi trẻ của thời học sinh.
Thời gian sao cứ vô tình!
Niềm vui chưa trọn, lại đành chia tay.
Người về có nhớ hôm nay?
Dâng trào kỷ niệm những ngày vợi xa….
Mai ngày có trận mưa to,
Mẫy cô bạn cũ... ngồi lo cháu mình
Hồ Sĩ Bàng
Thứ Ba, 2 tháng 11, 2010
HẠNH PHÚC LÀ GÌ ?
6.1.2008. Hoàng hôn buông xuống quân cảng Cam Ranh. Một hồi còi dài vang lên, đoàn tàu chở bộ đội hải quân rời bến đi Trường Sa. Người ra đi lẫn người ở lại vẫy tay lưu luyến. Một năm sau, những người lính biên thuỳ này mới quay trở lại. Khi tàu cách xa cầu cảng vài chục mét, một phụ nữ mắt đỏ hoe bồng con nhỏ tất tả chạy theo. Đến cuối cầu cảng, chị dừng lại, mắt dõi theo đoàn tàu dần xa bờ. Rồi chị thổn thức nói với con gái: “Con chào bố đi…”. Đứa bé giơ bàn tay yếu ớt: “Con chào bố”. Ở trên tàu, người cha không thể nghe tiếng con chào tạm biệt, nhưng tôi chắc rằng anh đang rơi nước mắt, nhìn vợ con ở cuối cầu tàu.
Có người để mà rơi nước mắt vì xa cách nhớ nhung…, chẳng phải là hạnh phúc đó sao?
NẮNG GIÓ VÀ...
Nắng thì đi đường thẳng
Gió đi đường vòng vèo
Có những nơi gió đến
Nắng chỉ đành ngó theo.
Nắng sẽ không là Nắng
Cứ nằm tròn trong mây
Gió sẽ không là Gió
Để cây lặng cả ngày
Ta không còn là mình
Khi tình yêu đã chết
Và không còn gì hết
Khi Đất - Trời hết xanh
…
Nắng cứ đi đường thẳng
Gió đi đường của mình
Còn em thì mãi mãi
Đi con đường có anh.
Hoàng Thị Kim Dung (10G) st
Thứ Hai, 1 tháng 11, 2010
GỬI BẠN PHƯƠNG XA MỘT CHÚT THU HÀ NỘI
Tôi lắng nghe trong phố tiếng rao: “Ai cốm Vòng ơ…ơ…”. Tiếng rao lan dần quanh con phố rồi từ từ xa khuất… Tôi chợt nghĩ mùa thu đã vào từng dãy phố và mang nỗi nhớ quê hương đến với mỗi người. Những hạt cốm mảnh mai và hương thơm ngào ngạt kia sẽ đọng lại trong trí nhớ biết bao người . Đã có lần, những người con Hà Nội đi xa , nhớ về cố đô, khóc vùi trong ký ức bởi hương hoa sữa và những hạt cốm làng Vòng.
Bạn tôi ở Tp HCM nhắn rằng: “Ai đó nhớ Hà Nội đã mang hoa Sữa về trồng trước cửa, nhưng đợi mãi không thấy mùa thu về ”. Ước gì gửi cho bạn tôi một chút hương hoa Sữa và chút se lạnh của đất trời ban cho Hà Nội, một chút cốm quê hương để bạn nhận ra mùa thu đã thật sự đến với mình. Ước gì bạn có mặt ở Hà Nội trong những ngày này, bạn sẽ cùng bạn bè đi dưới tán cây cơm nguội vàng, cảm nhận được những cánh hoa Sữa li ti rải trên thảm cỏ và mùi hương nồng nàn suốt tận đêm thâu .
Thu Hà Nội , cái se lạnh khiến lòng người cô đơn , trống trải với bao ký ức buồn vui đan chen, với bao nỗi ngẩn ngơ bởi những ước mơ chưa biến thành sự thật. Những người con Hà Nội đi xa vẫn nghe trong trái tim mình thổn thức tiếng gọi thầm :
Hà Nội mùa này mùa hoa Sữa
Anh đợi em góc đường Nguyễn Du
Hoa Sữa thơm mùi hoa chờ đợi !
Tình yêu nào không xây bằng hương….
Ngọc Hà (10G)