Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

GIỎI LẮM, LÀO ƠI

Ngô Minh


Cả tháng nay, báo chí Việt Nam lùm sùm về đập thủy điện Xayaburi ở hạ lưu sông Mê Công mà nước Lào đang rục rịch xây dựng . Chính phủ Lào phản ứng trước mọi nghi vấn và chỉ trích về con đập . Nước Lào trong mấy năm nay sống chủ yếu bằng “tiền bán điện” do các Nhà máy thủy điện sản xuất. Hiện nay Lào có tổng cộng 70 dự án thủy điện, trong đó 10 dự án đã khởi công. Như vậy , nước Lào không coi “Tình hữu nghị đặt biệt Việt –Lào” là cái cớ bắt buộc để dừng dự án. Cũng như Trung Quốc đã không coi “16 chữ vàng”, “môi hở răng lạnh” là sự ràng buộc để thu lại cái “lưỡi bò” vô cùng tham lam trên bên Đông của mình. Từ lâu người Lào đã làm theo cách của mình, còn người Việt thì vẫn ngây thơ tin về về tình hữu nghị, tin vào cũng chung hệ tư tưởng, cùng là nước Xã hội chủ nghĩa, tin vào “16 chữ vàng”…

Thời bao cấp ở xứ ta đi ra nước ngoài khó lắm. Nên mới có bài thơ dân gian nói chuyện “thụt vào thụt ra” rất phổ biến thời ấy:

Trăm năm trong cõi người ta

Ai ai cũng muốn thụt ra thụt vào

Lạc hậu như cái nước Lào

Người ta cũng cứ thụt vào thụt ra

Lạ thay cái nước Nam ta

Dân không hề được thụt ra thụt vào

Quả thực, người Việt mỗi khi nghĩ đến nước Lào cũng đều cho là lạc hậu, là nước kém phát triển so với nước mình. Thế mà “Lạc hậu như cái như cái nước Lào/ Người ta vẫn cứ thụt vào thụt ra”, nghĩa là trong việc xuất ngoại từ lâu Lào đã tự do hơn Việt Nam. Trong một tuần đi thăm và ăn Tết Bunpimay tháng 4/2011 tại Viên Chăn và các tỉnh ở Lào, tôi đã mục sở thị nhiều sự việc người Lào, nước Lào rất văn minh.

Điều dễ nhận thấy nhất là xe chở đoàn nhà văn Huế đi từ Cửa khẩu Lao Bảo đến Viên Chăn xa 700 cây số mà tuyệt nhiên tôi không thấy bỗng dáng một anh cảnh sát giao thông Lào nào. Ở Thủ đô Viên Chăn mấy ngày tôi cũng không thấy cảnh sát đứng đường như ở Việt Nam. Tại cuộc gặp gỡ giữa Hội Nhà văn Lào và Đoàn nhà văn Huế, nhà văn Nguyễn Đắc Xuân đã phát biểu chân thực: “Đây là lần đầu tiên tôi đến đất nước Lào của các bạn. Ấn tượng đầu tiên của tôi là suốt hai ngày nay tôi không gặp anh công an nào trên đường. Chứng tỏ đất nước các bạn rất bình yên và văn minh”. Không có công an trên đường chứng tỏ xã hội rất trật tự. Không có công an nên không hề có “bắn tốc độ” hay “làm tiền” xe ca, xe tải một cách trắng trợn như ở khắp các con đường Việt Nam. Nhờ vậy mà chúng tôi làm xong thủ tục ở Lao Bảo lúc 10 giờ sáng, xe chạy 750 cây số đến Viên Chăn 6 giờ chiều, chỉ 8 giờ đồng hồ.

Ở Cửa Khẩu Lao Bảo tôi đổi tiền KIP Lào để sang Viên Chăn tiêu. 1.000.000 (một triệu) đồng Việt Nam ngày 12/4/2011 đổi được 350.000 kíp. Như vậy một đồng tiền Việt giá trị chỉ bằng một phần ba đồng Kip. Năm 2004, tôi làm báo Thương mại sang Kron, Lào đổi một Kip được 1,4 đồng Việt. Thế mà chỉ 7 năm sau, đồng tiền Việt đã mất giá gần 100 % so với tiền Kíp. Có đi mới biết đồng tiền của mình nó èo uột như thế nào. Tháng 3-2004, trong lúc cả thế giới đồng tiền nào cũng lên giá so với đô-la Mỹ, còn đồng Việt trong Ngân hàng lại quyết định xuống giá từ hơn 19.000 ngàn ăn một SD xuống hơn 21 ngàn / 1USD .Đồng tiền mất giá, điện, xăng dầu tăng giá, nghĩa là con ngựa bất kham là lạm phát đã thoát ra khỏi chuồng. Mần răng mà chống lạm phát ? Lào ơi, giỏi thiệt.

Ngày Tết Bunpimay ở Lào, tất cả người Lào đều phải đến viếng 9 cái chùa mới “đủ tiêu chuẩn” để cầu may mắn. Nhà văn Trần Công Tấn người Triệu Phong, Quảng Trị hiện ở TP Hồ Chí Minh là người có thẻ bài thành viên trong Hoàng Gia Lào. Cứ đến lễ lạc Hoàng Gia là anh được mời sang. Vì anh là con nuôi của Hoàng thân Xuphanuvong. Anh Tấn quen rất nhiều lãnh đạo nước Lào, cả thủ tướng Lào. Anh Tấn kể : Khi vào chùa ông Tổng bí thư , Thủ tướng Chính phủ , giàu hay nghèo đều là quỳ trước Phật. Trước Phật tất cả đều bình đằng. Tổng Bí thư tự lái xe riêng mà đi chùa. Thủ tướng tự lái xe riêng mà đi chùa. Không biết lái ô tô thì nhờ con cháu lái. Chứ không có chuyện lái xe nhà nước trực cả ngày Tết để lái xe chở quan lớn đi làm việc riêng . Càng không có chuyện quan lớn về tỉnh lễ chùa cũng cả đoàn xe công an còi hụ đẹp đường. Chuyện đó ở ta e khó ! Giỏi lắm, Lào ơi !

Ấn tượng nhất là người dân Lào chấp hành luật giao thông rất nghiêm. 5 giờ kém 15 sáng, tôi đi bộ từ khách sạn Mina trên đường Lanexang đến Khải Hoàn môn hơn cây số, đèn đỏ đèn xanh ở các ngã tư vẫn hoạt động. Có chiếc ô tô đi làm sớm, đến gặp đèn đỏ, dù bốn phía trước sau chẳng có xe nào, người lại xe vẫn cho xe đỗ , chờ đèn xanh mới vượt ngã tư. Chứ như ở Việt Nam đang đỏ vẫn vượt, đèn còn vàng, chưa xanh vẫn vượt. Nước Lào không bắt buộc đội mũ bảo hiểm, vì đa phần xe cộ lưu thông trên đường là ô tô (Thành phố Viên Chăn có 400.000 dân, đã có 60.000 chiếc ô tô). Thế nhưng vẫn có rất nhiều người đi xe máy trên đường phố đội mũ bảo hiểm. Đó là ý thức tham gia giao thông từ trong máu thịt. Nước Lào họ giáo dục công dân răng mà giỏi rứa hè ?

Ở Lào có tới hàng trăm ngàn người gốc Việt Nam,chủ yếu ở các thành thị, họ đến Lào nhiều nhất là vào năm Thân , năm Dậu (đầu những năm 1940). Họ phải chạy khỏi quê hương để tránh nạn đói dang hoành hành. Họ là bộ đội tình nguyện Việt Nam tại Lào, rồi lấy vợ Lào, thành người Lào.v.v… Người Lào Lùm (người Lào sống ở thành phố Viên Chăn và các tỉnh đồng bằng phía nam) rất giống người Việt . Rất khó phân biệt. Một người Việt làm ăn ở Lào đã 20 năm tên là Trà này bày cho chúng tôi cách phân biệt người Việt với người Lào như sau : Vào siêu thị hay chợ thấy người nào bán mà nói thách giá trên trời thì đó là người gốc Việt; người nào mua hàng mà trả giá một cách kiên nhẫn hàng giờ đích thị là người Việt. Người Lào chân thực, thật thà mua bán ít nói thách, ít trả giá. Ở phố quán nào bán hàng khuya tới 10, 11 giờ đêm đích thị là quán người Việt. Vì người Lào chỉ bán hàng đến 8 giờ tối là nghỉ đi nhảy lăm vông. Ở quán nhậu nào mà có người hô “zô..zô…zô…” đích thị là người Việt, 10 người ăn cắp trên phố có 7 người Việt.v.v..

Về tổ chức nhân sự bộ máy đảng, nhà nước, nước Lào cũng văn minh hơn Việt Nam từ mấy chục năm trước. Ở Việt Nam Tổng Bí thư đảng riêng, Chủ tịch nước riêng. Còn ở Lào từ những năm 80 của thế kỷ trước, ông Cay Xon Phômvihản vừa Chủ tịch Đảng, vừa Thủ tưởng Chính phủ. Ở nước Lào ở Trung ương hiện nay, Tổng bí thư Đảng là Chủ tịch nước, ở các tỉnh Bí thư tỉnh ủy là chủ tịch tỉnh, bí thư huyện ủy là chủ tịch huyện. Nên mỗi lần cán bộ Lào sang thăm Việt Nam, một ông làm việc với hai ba ông Việt Nam, nghĩa là một ông Lào “buộc “ hai (có khi ba bốn) ông Việt phải tiếp tử tế. Sang trọng lắm chứ. Oai phong lắm chứ. Nước Lào có có 18 tỉnh và thành phố (cả Viên Chăn), mỗi tỉnh có nhiều huyện. Cơ cấu nhân sự Đảng, nhà nước như thế giảm được biên chế, công việc chạy hơn, tính chủ động cao hơn và nhât là tiết kiệm được rất nhiều ngân sách , vì lương và lộc của mộ máy lãnh đạo Trung ương, tỉnh, huyện là rất cao . Nếu nước ta mà học tập Lào về việc này thì hàng năm tiết kiệm được ba bốn trăm tỷ đồng tiền thuế của dân vì nước ta có tới 64 tỉnh, 500 huyện.

Mấy chuyện sơ sịa như thế cũng đủ thấy nước Lào giỏi như thế nào. Họ tiếp nhận tất cả sự hỗ trợ của các nước, nhưng không theo nước nào cả !

Tham khảo: [http://ngominhblog.files.wordpress.com/2011/04/dsc00701.jpg?w=300&h=168]<http://ngominhblog.files.wordpress.com/2011/04/dsc00701.jpg>

Nguyentraik22.5

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

TẠ

Phùng Quán

Ngày ra trận
Tóc tôi còn để chỏm
Nay trở về
Đầu đã hoa râm…

Sau cuộc trường chinh ba mươi năm
Quỳ rạp trán xuống đất làng
Con tạ…
Con tạ đất làng quê
Thấm đẫm máu bao anh hùng đã khuất
Không ngọn cỏ nào không long lanh nước mắt
Không lá cây nào không mặn chát gian lao!
Con tạ ơn cha
Đã yêu đằm thắm mẹ con
Con tạ ơn mẹ
Đã sinh con đúng lúc
Con tạ trời
Tạ đất
Đã mưa thuận gió hoà đêm mẹ lên giường sinh
Con tạ bà mụ vườn
Tạ lưỡi liềm cùn cắt rốn
Đã đỡ con ra đời
Vẹn toàn, sung sức…
Con tạ
Manh chiếu rách con nằm
Con tạ
Bát cơm nghèo mẹ con ăn
Con tạ
Câu dân ca mẹ con hát….
Tất cả thành sữa ngọt
Nuôi con ngày trứng nước…
Để hôm nay con được sống
Được lớn khôn…
Được chiến đấu hết mình
Vì tự do của Tổ Quốc
Được ca hát hết mình
Tổ Quốc thành thơ!

1985



Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

Tin buồn





17 giờ 30 ngày hôm nay ( 28 tháng 4 năm 2011), tập thể lớp 9I-10H cùng một số bạn đồng khóa đã đến viếng Vũ Bá Dật, người anh-người bạn cùng lớp. Anh đã vĩnh viễn đi xa sau tai nạn giao thông ngày 27 tháng 4.
Khi anh đang gắn bó với mái trường cấp III Nguyễn Trãi thì nhập ngũ vào năm 1972 và rời quân ngũ sau nhiều năm gian khổ ác liệt. Anh là người hiền lành, giản dị , tận tâm và không nề hà khó khăn vất vả. Anh mất khi sắp tới ngày 30-4 lịch sử, một thời điểm hào hùng đã có phần công sức đóng góp của anh. Đây là một mất mát lớn của gia đình và của mỗi người bạn của anh.





Bàng HS

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

ĐỐ VUI


Hai ông già hàng ngày rủ nhau đi dạo và ngồi nói chuyện với nhau. Sau một hồi hết chuyện, ông A quay ra hỏi ông B:
 - Ông A nói: Tôi đố ông biết nếu không nhìn thấy mà chỉ nghe 2 âm thanh thôi thì ông có đoán được sự việc gì xảy ra không?
 - Ông B hỏi: Đó là âm thanh gì?
 - Ông A bảo: Đó là 2 âm thanh:
    1./ Bụp  và  A a a a a…
    2./ A a a a a... và  Bụp.
Ông B nghĩ mãi không sao đoán ra được. Khi được nghe ông A giải thích, ông B cười sặc sụa, rồi 2 ông cùng dìu nhau đi về nhà.

Các bạn thử đoán xem đó là hiện tượng gì nhé?

Dung (10A) st và dịch

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Gửi các bạn và chúc Ostern-Phục sinh vui vẻ!

Giỏ trứng Ostern


Trứng Ostern


Chàng thỏ này" Thấy người ta đẻ cũng  ngoi lên giường!"
Lễ Phục sinh theo đạo Thiên chúa giáo, là lễ mừng Chúa Jésus Christ sống lại sau ba ngày. Lễ này tiếp theo Tuần Thánh mà người ta tổ chức cho bữa ăn cuối cùng của Chúa Jésus với các Tông đồ (ngày thứ Năm: La Cène) và ngày Chúa chết trên thập tự giá (thứ Sáu). 

hinh anh Thien Chua phuc sinh
Hình ảnh Thiên Chúa theo lời kể của các Tông Đồ

Lễ Phục sinh là lễ mùa Xuân, hy vọng và sự tái sinh. Từ xưa lắm, mọi người mừng sự trở lại của mùa Xuân sau những tháng dài lạnh, cây cối bắt đầu đâm chổi nẩy lộc. 



Chúa Jésus sống dậy đồng thời với ngày lễ Pâques của Do Thái. Theo lịch, mùa xuân bắt đầu từ 21 tháng 3, nên thông thường lễ Pâques nằm trong khoảng 22/03 tới 25/04.  Mãi đến năm 325 người ta mới quyết định lấy ngày chủ nhật đầu tiên sau ngày rằm đầu tiên của mùa xuân để định ngày lễ Phục sinh. Thí dụ hôm nay ngày 17/4/2011  là rằm tháng 3 âm lịch, vậy ngày lễ Phục sinh sẽ là chủ nhật sắp tới, tức ngày 24/4/2011( tức 22 tháng ba âm lịch). 
Lễ Phục sinh, người theo đạo Thiên chúa giáo gọi là Pâques, người Do Thái gọi là Pâque, tiếng Anh là Easter, nguồn gốc từ tên Eostre, là nữ thần mùa Xuân.

Trứng Pâques:

Các huyền thoại về tạo dựng trời đất của nhiều dân tộc xưa, họ nghĩ rằng vũ trụ được sinh ra từ một cái trứng. Nên trứng là biểu tượng của thiên nhiên, của sự tái tạo và sống lại.
Đối với người theo đạo Thiên chúa, trứng  biểu tượng cho ngôi mồ của Chúa, từ đó Chúa sống lại , nên đã có một thời nhà thờ cấm ăn trứng trong  mùa chay (Carême), để dành cho lễ Pâques
Truyền thống tặng nhau trứng vào đầu mùa xuân bắt đầu từ thời Cổ đại. Trong rất nhiều nền văn hóa, trứng là biểu tượng cho sự sung túc, đổi mới, sinh sản. 
Trước đây khoảng 5000 năm, những người Ai Cập, Ba Tư (Perse)  vào ngày Xuân phân (21/03), bắt đầu một năm mới, bạn bè thường trao đổi cho nhau các quả trứng có tô điểm màu sắc. Đối với người thời xưa việc một sinh vật sống từ quả trứng mà ra là một điều hết sức kỳ diệu. Những người La Mã cũng vậy, họ cho rằng đập bể trứng ngày đầu Xuân là để làm sạch bầu khí quyển. Ở Ukraine, từ thời tiền sử người ta đã vẽ lên trứng (lúc bấy giờ được gọi là pysanky писанки) khi mùa Xuân bắt đầu.

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

TÌNH BẠN





Nguyentraik22.1

ĐÍNH CHÍNH VỀ BỨC "TRANH KHÔNG LỜI"


Sau khi thấy nhiều bạn thắc mắc về bức tranh không lời số 2 của Biếm Sĩ TK. Thám tử VND đã mở 1 cuộc điều tra và phát hiện ra được: Đó là do hiện tượng „hiệu ứng“ chụp nhiều ảnh người mẫu „thân thiện với môi trường…“ của bạn TK.
Bức tranh không lời số 1 thì đúng rồi, còn bức tranh số 2 thì như sau:

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

Ngày Xuân nhớ về Hà Nội

Thân gửi các bạn K22 Nguyễn Trãi, vừa qua vì hơi bận rộn nên không lên mạng đóng góp cho Blog K22 được nên một số bạn thắc mắc TH đi đâu?, hay đang ấp ủ gì?,...Mình vẫn ở Berlin, thủ đô của CHLB Đức, vẫn khỏe và đang chuẩn bị đón Lễ Ostern, tụi mình được nghỉ từ 21-04 đến 25-04( Lễ Thỏ đẻ hay người theo Kito giáo gọi là Lễ Phục sinh). Sau Lễ Phục sinh, mình sẽ gửi các bạn một chùm ảnh của người VN ở Berlin nha. Vui chung cùng dân Đức thôi chứ tụi mình và nhiều người Đức cũng không theo Đạo nào cả.
Lễ Phục Sinh thường được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo đạo Kitô giáo. Ngày lễ Phục Sinh tất cả rơi vào một Chủ nhật và thứ hai (cuối tháng tư hằng năm) được công nhận là ngày nghỉ lễ chính thức của hầu hết các quốc gia có truyền thống Kitô giáo.
Cứ mỗi khi bên này có ngày Lễ hay ngày Tết, mình và mọi người lại nhớ về Hà Nội, nhớ về gia đình và bạn bè. Nhân dịp này mình gửi tặng các bạn trích đoạn bài thơ "Em ơi, Hà nội phố" của Phan Vũ nha:

Em ơi, Hà Nội phố
Tác giả: Phan Vũ


Gửi những người Hà Nội đi xa


1.
Em ơi! Hà Nội – Phố!
Ta còn em mùi hoàng lan
Ta còn em mùi hoa sữa
Tiếng giày ai gõ nhịp đường khuya
Cọt kẹt bước chân quen
Thang gác thời gian
Mòn thân gỗ
Ngôi sao lẻ lạc vào căn xếp nhỏ


Ta còn em chấm lửa
Điếu thuốc cuối cùng
Xập xòe
Kỷ niệm
Một con đường
Một ngôi nhà
Khuôn mặt ai
Dừng trong khung cửa
Những phong thư bỏ quên trong hộc tủ
Không tên người
Không tên phố
Người gửi không tên


Ta còn em chút vang động lặng im
Âm âm tiếng gọi
Trong lòng phố


2.
Em ơi! Hà – Nội – Phố!
Ta còn em một gốc cây
Một cột đèn
Ai đó chờ ai
Tóc cắt ngang
Xõa xõa bờ vai
Khung trời gió
Con đường như bỏ ngỏ


Ta còn em khăn choàng màu tím đỏ
Thoáng qua
Khuôn mặt chưa quen
Bỗng xao nỗi nhớ
Mỗi góc phố một trang tình sử…


23.
Em ơi! Hà Nội – Phố!
Ta còn em mùi hoàng lan
Ta còn em mùi hoa sữa
Tiếng giày ai gõ nhịp đường khuya
Thang gác thời gian
Mòn thân gỗ,
Ngôi sao lẻ lạc vào căn xếp nhỏ…


Ta còn em!
Ta còn em
Ta còn em


Mãi mãi…


Mùa đông 1972
(Tất cả là 23 khổ thơ đã được nhạc sỹ Phú Quang phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng "Em ơi,Hà nội phố"). Nếu các bạn muốn nghe ca sỹ Mỹ Linh thể hiện bài hát này và tìm hiểu thêm về bài thơ này thì vào đây:  http://www.thica.net/2008/02/04/em-oi-ha-noi-pho/ 
Nhân dịp này mình gửi tặng các bạn vài hình ảnh "Hoa cỏ Mùa Xuân" ở quanh nhà mình nha:
Phố City Meiler(cũ) nay là Hellersdorfer Prommenade:
E ấp nụ xuân:
Hoa cỏ:
 Hoa Anh đào trắng:
Vườn xuân:
 Phố hoa Anh đào:
Anh đào khoe sắc Xuân:
 Ảnh các cháu Việt Nam hòa nhập xã hội Đức: Quân đội Đức và các nhà xã hội học vui chung cùng các cháu Việt Nam ở Quellinburg-CHLB Đức.
Thân mến.
NTH.(10G)

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

Hịch Khoa học Công nghệ

Blog tháng trước đã giới thiệu Hịch 8/3. Nay xin gửi đến những người làm Khoa học Công nghệ chúng ta hiện nay để suy ngẫm.


Tác giả: “Khoa học Đại vương” Trần Công Nghệ
Ta cùng các ngươi
Sinh ra phải thời bao cấp
Lớn lên gặp buổi thị trường

Trông thấy:
Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng
Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước
Nhật đưa rô-bốt na-nô vào thám hiểm lòng người
Anh, Pháp công nghệ gien chế ra cừu nhân tạo


Thật khác nào:
Đem cổ tích biến thành hiện thực
Dùng đầu óc con người mà thay đổi thiên nhiên!

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
Chỉ giận chưa thể đuổi kịp nước Nga, vượt qua nước Mỹ, mà vẫn chỉ hơn Lào, hao hao Băng-la-đét ( Bangladesh )
Dẫu cho trăm thân này phơi trên sao Hỏa, nghìn xác này bọc trong tàu ngầm nguyên tử, ta cũng cam lòng.

Các ngươi ở cùng ta,
Học vị đã cao, học hàm không thấp
Ăn thì chọn cá nước, chim trời
Mặc thì lựa May 10, Việt Tiến
Chức nhỏ thì ta… quy hoạch
Lương ít thì có lộc nhiều
Đường bộ thì Ma-tít, Cam-ry
Đường không leo E-lai, Xi-fic (Vietnam Airlines, Pacific).
Vào hội thảo thì cùng nhau tranh luận
Lúc tiệc tùng thì cùng nhau “dzô dzô”
Lại còn đãi sỹ chiêu hiền
Giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân, ai cũng có phần, không nhiều thì ít
Lại còn chính sách khuyến khoa
Doanh nghiệp, giáo viên, trí thức, nông dân nhận cúp, nhận bằng còn thêm tiền thưởng


Thật là so với:
Thời Tam quốc bên Tàu, Lưu Bị đãi Khổng Minh,
Buổi hiện đại bên Nga, Pu-tin dùng Mét-vê-đép,
Ta nào có kém gì?

Thế mà, nay các ngươi:
Nhìn khoa học chậm tiến mà không biết lo
Thấy công nghệ thụt lùi mà không biết thẹn
Giáo sư ư? Biết “Thần Đèn” chuyển nhà mà chẳng chạnh lòng
Tiến sỹ a? Nghe “Hai Lúa” chế tạo máy bay sao không tự ái?
Có người lấy nhậu nhẹt làm vui
Có kẻ lấy bạc cờ làm thích Ham mát-xa giống nghiện “u ét đê” (USD)
Ghét ngoại ngữ như chán phòng thí nghiệm
Chỉ lo kiếm dự án để mánh mánh mung mung
Không thích chọn đề tài mà nghiên nghiên cứu cứu
Ra nước ngoài toàn muốn đi chơi
Vào hội thảo chỉ lo ngủ gật
Bệnh háo danh lây tựa vi-rút com-pu-tơ
Dịch thành tích nhiễm như cúm gà H5N1
Mua bằng giả để tiến sỹ, tiến sy
Đạo văn người mà giáo sư, giáo sãi
Thử hỏi học hành như rứa, bằng cấp như rứa, thì mần răng hiểu được chuyện na-niếc na- nô?
Lại còn nhân cách đến vậy, đạo đức đến vậy, thì có ham gì bút bút nghiên nghiên
Cho nên “Tạp chí hay” mà bán chẳng ai mua
“Công nghệ tốt” mà không người áp dụng
Đề tài đóng gáy cứng, chữ vàng, mọt kêu trong tủ sắt
Mô hình xây tường gạch, biển xanh, chó ị giữa đồng hoang
Hội nhập chi, mà ngoại ngữ khi điếc, khi câm?
Toàn cầu chi, mà kiến thức khi mờ, khi tỏ?
Hiện đại hóa ư? Vẫn bám đít con trâu
Công nghiệp hóa ư? Toàn bán thô khoáng sản
Biển bạc ở đâu, để Vi-na-shin nổi nổi chìm chìm
Rừng vàng ở đâu, khi bô-xít đen đen đỏ đỏ


Thật là:
“Dân gần trăm triệu ai người lớn
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”! (*)

Nay nước ta:
Đổi mới đã lâu, hội nhập đã sâu
Nội lực cũng nhiều, đầu tư cũng mạnh
Khu vực có hòa bình, nước ta càng ổn định
Nhân tâm giàu nhiệt huyết, pháp luật rộng hành lang
Thách thức không ít, nhưng cơ hội là vàng!
Chỉ e: Bệnh háo danh không mua nổi trí khôn
Dịch thành tích chẳng làm nên thương hiệu
Giỏi mánh mung không lừa nổi đối tác nước ngoài
Tài cờ bạc không địch nổi hắc-cơ quốc tế
Cặp chân dài mà nghiêng ngả giáo sư
Phong bì mỏng cũng đảo điên tiến sỹ
Hỡi ôi, Biển bạc rừng vàng, mà nghìn năm vẫn mang ách đói nghèo
Tài giỏi thông minh, mà vạn kiếp chưa thoát vòng lạc hậu

Nay ta bảo thật các ngươi:
Nên lấy việc đặt mồi lửa dưới ngòi pháo làm nguy
Nên lấy điều để nghìn cân treo sợi tóc làm sợ
Phải xem đói nghèo là nỗi nhục quốc gia
Phải lấy lạc hậu là nỗi đau thời đại
Mà lo học tập chuyên môn
Mà lo luyện rèn nhân cách
Xê-mi-na khách đến như mưa
Vào thư viện người đông như hội
Già mẫu mực phanh thây Gan ruột, Tôn Thất Tùng chẳng phải là to
Trẻ xông pha mổ thịt Bổ đề, Ngô Bảo Châu chỉ là chuyện nhỏ

Được thế thì:
Kiếm giải thưởng “Phiu” cũng chẳng khó gì
Đoạt Nô-ben không là chuyện lạ
Không chỉ các ngươi mở mặt mở mày, lên Lếch-xớt, xuống Rôn-roi
Mà dân ta cũng hưng sản, hưng tâm, vào Vi-la, ra Rì-sọt
Chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu
Mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng
Chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí
Mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm
Chẳng những tên tuổi ta không hề mai một
Mà thương hiệu các ngươi cũng sử sách lưu truyền
Trí tuệ Việt Nam thành danh, thành tiếng
Đất nước Việt Nam hóa hổ, hóa rồng
Lúc bấy giờ các ngươi không muốn nhận huân chương, phỏng có được không?

Nay ta chọn lọc tinh hoa bốn biển năm châu hợp thành một tuyển, gọi là Chiến lược
Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này theo lời ta dạy bảo thì suốt đời là nhà khoa học chính danh
Nhược bằng không tu thân tích trí, trái lời ta khuyên răn thì muôn kiếp là phường phàm phu tục tử

Vì:
Lạc hậu, đói nghèo với ta là kẻ thù không đội trời chung
Mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn trừ hung, không lo rửa nhục
Chẳng khác nào quay mũi giáo mà đầu hàng, giơ tay không mà thua giặc.
Nếu vậy rồi đây khi nước Việt hóa hổ, hóa rồng, ta cùng các ngươi há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất này nữa?


Cho nên mới thảo Hịch này
Xa gần nghiên cứu Trên dưới đều theo!

Đô ĐH st

------------ (*) Hai câu thơ của cụ Tản Đã

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011

Hoàn cảnh nào, người Việt Nam cũng đùm bọc lẫn nhau

Việt Phương *


Nhà báo Việt Phương tại cửa khẩu Ras Jadir, biên giới Tunisia và Libya.


Ảnh: Ngọc Thịnh



Trong suốt 10 ngày, chúng tôi đã được tới một nơi xa lạ. Xa và lạ theo đúng nghĩa đen bởi ở đó, nơi sa mạc xa xôi với những nét văn hóa Hồi giáo khác biệt, tôi đã được chứng kiến sự nỗ lực, sự nhân đạo và tình người đùm bọc lẫn nhau, không chỉ người Việt với nhau mà cả những người khác quốc tịch.


Những ngày đầu tiên của “chiến dịch giải cứu lao động Việt Nam” là những ngày cực nhất, vì mọi người trong đoàn hầu như không ngủ. Chập chờn được mấy tiếng trên máy bay sang Cairo, xuống đến sân bay là phải lao vào làm thủ tục để đưa lao động về. Tiếp đến là tính đường sang Tunisia, rồi chập chờn ngủ mấy tiếng trước khi đáp chuyến bay sớm lúc 3, 4 giờ sáng để đi thủ đô Tunis, rồi đến Djerba, nơi tập trung đông lao động Việt Nam di tản từ Libya.

Đêm sa mạc ở khu vực Bắc Phi lúc này này rất lạnh!

Những khó khăn ban đầu mà chúng tôi gặp phải là thiếu ngủ, đồ ăn không hợp, rào cản về ngôn ngữ (ở Tunisia ngôn ngữ chính là Ả Rập và tiếng Pháp). Về sau thì những khó khăn đó cũng được khắc phục…

Tôi đã phải chạy đua với thời gian để gửi bài về nước trong điều kiện Internet không phải là thoải mái như ở Việt Nam. Lúc đó tôi chỉ muốn đưa tin về nhà thật nhanh, để những người thân của lao động ở Việt Nam nắm được tình hình, để họ không phải lo lắng khi mà mọi chuyện ở Tunisia và Ai Cập đã có đoàn công tác chăm lo.

Tôi nghiệm ra nhiều điều từ chuyến đi này. Đó là tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau của người Việt. Dù có ở đâu, trong hoàn cảnh nào thì người Việt ta cũng thể hiện được truyền thống đó.

Tôi cũng rất ấn tượng về những con người Tunisia thân thiện, tốt bụng. Họ giúp đỡ những lao động nước ngoài rất nhiệt tình. Những người dân địa phương còn lập ra một quầy phát thức ăn miễn phí như sữa, nước ngay tại sân bay Djerba, nơi mà những lao động bị mắc kẹt có thể ăn uống thoải mái, và có thể ăn bất cứ lúc nào.

Tôi ngạc nhiên khi người dân ở Djerba biết đến Việt Nam. Có lần, một cậu bé học sinh thấy tôi đi trên đường đã hét lên: "Xin chào" khi chạy ngang qua tôi. Hay một anh lái taxi người Tunisia kể cho tôi nghe về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về chiến thắng Điện Biên Phủ. Điều đó hoàn gây bất ngờ cho tôi ở một nơi xa xôi như vậy.

Và trong mắt người nước ngoài, theo tôi, người Việt Nam chúng ta đã tạo được ấn tượng tốt. Tôi chỉ nói thế này thôi: riêng trong khu trại của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc, người Việt Nam chúng ta được đánh giá là đoàn kết, kỷ luật, có trật tự, và chưa để xảy ra điều gì gây điều tiếng cho đất nước.


==========

*Nhà báo Việt Phương, hiện công tác tại báo Thanh Niên, là con trai bạn Trần Xuân Hòa (10H)

TRANH KHÔNG LỜI


Trung Kần

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

Tổ quốc bắt đầu từ đâu?

M.Matuxovxki
(Bài ca trong phim"Thanh kiếm và lá chắn")
Tổ Quốc bắt đầu từ đâu?
Từ bức tranh ta được xem ngày nhỏ,
Từ những người bạn tốt vẫn cùng ta
Thường đi học và chơi chung một phố.

Cũng có thể tổ quốc được bắt đầu
Từ bài hát mẹ ta ru âu yếm,
Từ những cái ta quyết giữ vẹn tròn
Cả trong giờ khó khăn nguy hiểm.

Tổ Quốc bắt đầu từ đâu?
Từ chiếc ghế ta vẫn ngồi trước ngõ,
Từ cây phong đơn độc giữa cánh đồng
Khẽ chao nhẹ mỗi lần có gió.

Cũng có thể tổ quốc được bắt đầu
Từ bài hát đầu xuân con sáo hát,
Từ con đường ven xóm nhỏ quanh co
Và biến mất trong sương chiều xanh nhạt.

Tổ Quốc bắt đầu từ đâu?
Từ ánh đèn nhà ai đang run rẩy,
Từ chiếc mũ bố ta đội ngày xưa,
Mà bất chợt trong hòm ta lại thấy,
Cũng có thể Tổ Quốc được bắt đầu
Từ tiếng gõ của con tàu mệt mỏi,
Từ lời thề mà thời trẻ, yêu nhau
Ta giữ kín trong tim, không dám nói.

Tổ Quốc bắt đầu từ đâu?

Thái Bá Tân dịch

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011

Một số hình ảnh thành phố Viên

Thủ đô Viên của nước Áo không „hoành tráng“ hoặc „oách“ như thủ đô của các nước châu Âu khác như Pháp, Anh, Đức, Ý…, mà chỉ là một thành phố nhỏ (diện tích khoảng 415km²) nhưng xinh đẹp, có cuộc sống thanh bình và rất tiện nghi.
Mời các bạn xem một số hình ảnh thành phố Viên qua „ống kính“ của VND để hình dung nhé.

                                 Nhà thờ Stephansdom ở trung tâm TP


Phủ Tổng Thống Áo (trước kia là cung điện Hoàng Đế Áo - Hung)


                                Nhà quốc hội - Parlament


                                TP Viên chụp từ lâu đài Schönbrunn



Một trong các quán rượu vang dưới chân núi Kahlenberg


 
Nhà thờ Hồi Giáo

                                   Bảo tàng Nghệ Thuật


Bến tầu thủy trên sông Đa Nuýp - Donaumarina


                                         Khu hội chợ - triển lãm

                                       Khu phố đi bộ



                                Đường tầu điện ngầm U4, U6



                                1 cảnh trong khu lâu đài Schöbrunn


                                         Một kiểu nhà hiện đại

Phía bắc ngoại ô thành phố chụp từ trên Tháp Donau



                                  Dạo chơi thành phố bằng xe ngựa rất lãng mạn


                                         Tượng nhạc sĩ thiên tài Mozart


                                  Khu nhà mình (bên trái)


                                  Sân vườn khu chung cư mình đang ở


                                        Trường đại học tổng hợp


Đường phố dành cho mua sắm dài khoảng 2 km - Mariahilferstraße


                                   Công viên Oberlaa ở quận Favoriten


                                  Đi tầu điện ngắm TP rất thích


                                 Tượng nhạc sĩ thành Viên - Johann Strauss

                                  Trong tầu điện ngầm


 Đường phố, trước kia là tường thành bao quanh thành Viên - Wiener Ringstraße



 
                                                      Phố nhỏ


                                    Công viên Stadtpark


                               Ngựa nhảy theo nhạc cổ điển (chụp trộm đấy)


                                         Chiều trên sông Donau – Đa Nuýp


                                   Vườn trong lâu đài Schönbrunn


                                  Khu suối nước nóng tự nhiên


Một kiểu nhà đặc biệt của họa sĩ và kiến trúc sư Hundertwasser 


                                  Khu vui chơi giải trí Prater


                                  Voi con trong vườn thú


                                 Một góc khu lâu đài Schönbrunn

                                 Tượng nữ hoàng đế Áo Maria Theresia


        Thành Phố lúc bắt đầu lên đèn