“Bửa nớ đi ngoài cươi bấp cái cẳng bổ trợt cái trục cúi, mai đi mần không đặng. Quê choa nói rứa đó, bọn bây dịch đi”.
Mỗi vùng, miền trên đất nước Việt Nam lại có bản sắc văn hóa của riêng mình, trong đó tiếng địa phương (phương ngữ) là một nét văn hóa quý báu cần được bảo tồn. Tiếng Nghệ Tĩnh (khu vực gồm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh) là một trong những phương ngữ như vậy.
Trong thời gian gần đây, một bài viết có tựa đề “Giáo trình tự học tiếng Nghệ trong 24h” đã lan truyền trong cộng đồng mạng Việt Nam với tốc độ chóng mặt. Với nội dung gồm những những kiến thức cơ bản kèm theo ví dụ minh họa sống động, “Giáo trình” này đã xuất hiện trên hàng chục diễn đàn lớn nhỏ và thu hút rất đông các bạn trẻ hào hứng vào học tiếng Nghệ.Tiếng Nghệ thật là phong phú
Trong phần mở đầu của “giáo trình” tiếng Nghệ, người biên soạn cho biết “công trình” của mình được thực hiện nhằm “khắc phục tình trạng mình nói mà các bạn ngoài Bắc nghe không hiểu gì, đồng thời đáp ứng nhu cầu học tiếng Nghệ An ngày càng cao của một số anh chị em ngoài Bắc muốn làm dâu rể Nghệ An”.
Theo giáo trình, tiếng Nghệ có ngữ pháp thống nhất với tiếng Việt nói chung và khá giống các tỉnh miền Trung (từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế) ở các từ vựng cơ bản như "mô, tê, răng, rứa".Đặc trưng làm nên sự khác biệt giữa tiếng Nghệ Tĩnh với tiếng của các địa phương khác là ở âm điệu và hệ thống từ loại. Theo đó, về mặt âm điệu, người xứ Nghệ đọc dấu ngã (~) thành dấu nặng (.), cho nên nghe giọng Nghệ mới “nặng trình trịch”. Thậm chí, ở một số vùng, dấu hỏi (?) cũng được đọc thành dấu nặng (.). Các phụ âm “s” và “x”, “tr” và “ch”, “r” và “d” người Nghệ Tĩnh phát âm rất rõ, chứ không đọc bằng nhau như giọng Hà Nội.
Về hệ thống từ vựng, mỗi địa phương ở Nghệ Tĩnh lại sử dụng những từ khác nhau, đặc biệt là danh từ, nhưng về toàn thể thì ở mọi vùng đều dùng chung một số từ thông dụng và phổ biến. Những từ vựng này được liệt kê ở một “từ điển” đi kèm “giáo trình”.
Từ điển tiếng Nghệ:
Đại từ - Mạo từ:
* Mi = Mày
* Tau = Tao
* Choa = Chúng tao
* (Bọn)bây = Các bạn
* Hấn = Hắn, nó
* Ci (ki, kí), cấy = Cái.
Danh từ:
* Con du = con dâu
* Chạc = Dây
* Chủi = Chổi
* Con me = Con bê
* Đọi = (cái) Bát
* Nạm = Nắm.
* Trốc = Đầu.
* Tru = Trâu.
* Trốc tru = Đồ ngu.
* Trốc gúi = Đầu gối.
* Khu = Mông, đít.
* Mấn = Váy.
Thán từ - Chỉ từ:
* Mô = 1. Đâu. 2. Nào.
* Mồ = Nào.
* Ni = 1.Này. 2.Nay.
* Tê = Kia.
* Tề = Kìa.
* Rứa = Thế
* Răng = Sao.
* Chi = Gì.
* Nỏ = Không.
* Ri = Thế này.
* A ri = Như thế này.
* Nớ = Ấy .
* (Bây) Giừ = (Bây) Giờ.
* Hầy = Nhỉ.
* Chư = Chứ.
* Rành = Rất.
* Đại = 1. Khá. 2. Bừa.
* Nhứt = Nhất
Động từ:
* Bổ = Ngã.
* Bứt = Bẻ.
* Chưởi = Chửi.
* Ẻ = Ỉa.
* Đấy = Đái.
* Đút = Đốt.
* Đập (chắc) = Đánh (nhau).
* Dắc = Dắt.
* Gưởi = Gửi.
* Hun = Hôn.
* Mần = Làm.
* Nhởi = Chơi.
* Rầy = Xấu hổ.
* Vô = Vào.
Tính từ:
* Cảy = Sưng
* Ngái= Xa.
* Su = Sâu.
* Túi = Tối.
"Mùa nực với mùa gắt
Kêu chắc đến rồi tề
Dừ sốt hơn bựa tê…
Khát khô mui nẻ họng
Ung bứt toóc dới rọng
Mụ cào ló trửa cươi
Con chắt ả mô rồi
Hắn cợi tru vô rú
Bếp lạnh tanh mun trú
Cho ga trọi ga bươi
Nác chát ở mô rồi
Múc cho tui một đọi
O tê ngong rành sọi
Ả nớ chộ cũng tài
O ả có thương ngài
Nấu cho nồi nác chat
Tui uống vô mát rọt
Thứ chè gay rành tài
Nắng ra răng mặc trời
Cũng thua nồi nác chát".
Và đây là một “bản dịch” được cho là tương đối “chuẩn” của thành viên có nick thanhve:
Mùa nực với mùa gắt - Mùa nóng với mùa gặt
Nhìn chung, dù còn đơn giản nhưng sự ra đời của giáo trình tự học tiếng Nghệ đã được các bạn trẻ hưởng ứng nồng nhiệt. “Tiếng Nghệ rất khó nhưng cũng rất dễ thương. Hè này về Nghệ An du lịch chắc chắn mình sẽ mang theo “cẩm nang” tiếng Nghệ này để tập nói chuyện với người địa phương”, Phương An, thành viên mạng xã hội Facebook, chia sẻ.
Giáo trình tự học tiếng Nghệ An[2]
Việt Nam có một nền văn hóa rất đa dạng, phong phú. Mỗi vùng, miền trên lại có những bản sắc văn hóa riêng, trong đó tiếng địa phương (phương ngữ) là 1 trong những nét tinh hoa quý báu cần đc bảo tồn trên cơ sở “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Trong đó có tiếng Nghệ An
Nhằm khắc phục tình trạng mình nói mà các bạn ngoài Bắc nghe ko hiểu gì , đồng thời đáp ứng nhu cầu học tiếng Nghệ An ngày càng cao của 1 số anh chị em ngoài Bắc (muốn làm dâu rể Nghệ An mà ), theo yêu cầu của bạn Hòa Mít… note này đc ra đời.
Tiếng Nghệ An về cơ bản là giống với các tỉnh miền Trung (từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế), các từ cơ bản là “mô, tê, răng, rứa”.Đặc biệt, từ “nỏ” (nghĩa là ko) trong tiếng Nghệ là từ tiếng Việt duy nhất được người Anh vay mượn, nhưng mà chưa thấy trả. Nó lấy luôn thành từ “No” mà chúng ta đc học ngày nay. Cũng chưa thấy ai đi đòi tiền bản quyền cả
Rất quan trọng.- Dấu ngã (~) thành dấu nặng (.) nên mới nghe giọng Nghệ An nặng trình trịch ( ở 1 số vùng dấu hỏi (?) cũng nói thành dấu nặng (.) nốt)- Các phụ âm “s” và “x”, “tr” và “ch”, “r” và “d” người Nghệ An phát âm rất rõ ràng (nên viết ít sai).
III. Ngữ pháp:
- Tương tự tiếng Việt.
IV. Từ loại:Đây chỉ là 1 số từ thông dụng và phổ biến nhất. Mỗi huyện, mỗi vùng trong tình lại có thêm nhiều từ khác nữa, đặc biệt là danh từ.
Đại từ - Mạo từ:
* Mi = Mày * Tau = Tao * Choa = Chúng tao *
* (Bọn)bây = các bạn
* Hấn = hắn, nó
* Ci(ki, kí), cấy = cái. VD: đóng ci cựa lại=đóng cái cửa lại
Thán từ - Chỉ từ:
Mô = 1. đâu. VD:
* Bây đi mô đó, cho choa đi với.
= 2. nào. VD: Khi mô mi đi học = khi nào mày đi học.
* Mồ = nào. VD: cho tí kẹo mồ!Ko nói : cho tí kẹo mô* Ni = 1.này. VD: con ni bị điên à= con này bị điên à?
= 2.nay. VD: bữa ni = hôm nay
* Tê = kia. VD: đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng
* Rành = rất. VD: hấn học rành giỏi = Nó học rất giỏi.,
= 2. bừa. VD: nỏ biết thì cứ chọn đại đi = ko biết thì cứ chọn bừa đi.
* Nhứt = nhất. VD: đẹp nhứt = đẹp nhất
Động từ:
* Bổ = ngã. VD: đi bị bổ = đi bị ngã
Tính từ:
* Cảy = sưng. VD: cảy 1 cục
Danh từ:
* Con du = con dâu
* Con me = con bê
* Đọi = (cái) bát
[1] http://baodatviet.vn/Home/congdongviet/Ro-trao-luu-hoc-Nghe-ngu-tren-cong-dong-mang/20114/142669.datviet
[2] http://touch.linkhay.com/linkmobile282145/giao-trinh-tu-hoc-tieng-nghe-trong-24h
Người ta còn nói "tiếng Nhật bản cũng có gốc của tiếng Nghệ". Quả đúng vậy. Ta có thể thấy qua cách phát âm Nghệ ngữ mà Nhật bắt chước:
Trả lờiXóa- O ra khi mô ?
- Răng o ra ri?
- O mô ri ?
Tạm dịch theo từ điển Nghệ ngữ:
- Chi đến luc nào đấy?
- Tại sao chi lại như thế này?
- Cô nào đây?
Một bài thơ hay gủi tới các bạn Quê choa
Trả lờiXóaTiếng Nghệ ( của Nguyễn Bùi Vợi )
Cái gầu thì bảo cái đài
Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
Chộ tức là thấy mình ơi
Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em
Thích chi thì bảo là sèm
Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào
Cá quả lại gọi cá tràu
Vo troốc là bảo gội đầu đấy em…
Nghe em giọng Bắc êm êm
Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
Răng chưa sang nhởi nhà choa
Bà o đã nhốt con ga trong truồng
Em cười bối rối mà thương
Thương em một lại trăm đường thương quê
Gió Lào thổi rạc bờ tre
Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn
Chắt từ đã sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em
Ngvt st
Răng nghe bài ni hay rứa, Đúng là dân Nghệ tịnh mìêng rùi !!!
Trả lờiXóa