Chứng trầm cảm có hai dạng chính:
1) Cơn rối loạn trầm cảm lớn (major depressive disorder): bệnh nhân không thấy thích thú, thú vị trong bất cứ chuyện gì, không thích làm việc, hoạt động, mang mặc cảm tội lỗi, không tập trung được, lo lắng mất ngủ, ăn không thấy ngon.
2) Dysthymia: buồn bã không thấy lạc thú, hững hờ với công việc, kéo dài trên 2 năm; triệu chứng nhẹ hơn, nhưng mãn tính (kinh niên) hơn loại trầm cảm trên.
Thuốc trị trầm cảm chủ yếu tác dụng tăng mức các chất dẫn truyền thần kinh [neurotransmitters] trong não bộ. Norepinephrine và serotonin là 2 chất truyền dẫn thần kinh (neurotransmitter) được tiết ra trong khớp thần kinh (synapse), tạo liên lạc, đưa tín hiệu từ tế bào thần kinh này qua tế bào thần kinh kế tiếp.
Thuốc trị trầm cảm thế hệ thứ nhất làm tăng chất norepinephrine trong các khớp thần kinh (synapses). Ví dụ: loại tricyclic antidepressant [thuốc chống trầm cảm 3 vòng], như amitriptylin [“Elavil”].
Hiện nay, các thuốc trị trầm cảm mới (thế hệ thứ hai, second generation antidepressants), tuy không hiệu nghiệm hơn, được ưa chuộng hơn và rất thịnh hành. Thuốc ít phản ứng phụ hơn các thuốc trị trầm cảm thế hệ trước, nhất là ít tác động lên tim mạch và bịnh nhân khó chết vì thuốc hơn nhiều nếu chẳng may hoặc cố tình uống quá liều. Tuy nhiên, cũng nên nhắc ở đây là FDA cảnh báo các bác sĩ cần chú ý đến hiện tượng gia tăng tự sát ở các trẻ em, thanh thiếu niên dùng thuốc chống trầm cảm, nhất là cần theo dõi chặc chẻ bịnh nhân trong tháng đầu tiên.
Những thuốc này được gọi là SSRI (Selective Serotonin Reuptake Inhibitors, “thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin”. Serotonin là một chất truyền dẫn thần kinh (neurotransmitter) được tiết ra trong khớp thần kinh (synapse). Thuốc loại SSRI ngăn chặn không cho serotonin bị thu hồi trở ngược lại vào tế bào thần kinh phía trước (presynaptic cell), do đó tăng serotonin ở khe khớp thần kinh (synaptic cleft). Những thuốc thường gặp là fluoxetin (Prozac, Sarafem), sertralin (Zoloft), paroxetin (Paxil), fluvoxamin (Luvox).
Theo khuyến cáo hiện nay, lúc chữa cơn trầm cảm bằng thuốc, nếu thuốc hiệu nghiệm người ta cho bệnh nhân uống thêm chừng 6-12 tháng. Sau đó nếu muốn dừng thuốc, người ta giảm liều thuốc từ từ (progressive tapering) trong nhiều tháng, và canh chừng xem bịnh có tái phát (relapse).
Những trường hợp sau đây, người ta khuyến cáo nên uống thuốc trong khoảng thời gian "vô hạn định" (indefinitely):
• bệnh nhân phát bệnh lên cơn đầu trước tuổi 20, hoặc sau tuổi 50,
• hoặc người trên 40 tuổi mà đã bị lên cơn 2 lần (2 depressive episodes) với một lần xảy ra sau 50 tuổi,
• hoặc bất cứ tuổi nào mà đã có trên 3 cơn (episodes).
Đương nhiên, thông tin này là để trả lời một cách tổng quát câu hỏi của thính giả. Mọi quyết định của bác sĩ còn tùy theo bệnh nhân, tùy theo thuốc được dùng. Ngay những khuyến cáo này cũng thay đổi theo kiến thức mới và thuốc mới có thể sẽ xuất hiện.
Chúc bệnh nhân may mắn.
Tài liệu tham khảo:
1) 2011 Current Medical Diagnosis and Treatment, Stephen McPhee, McGrawHill
2) Guidelines by the American College of Physicians
Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011
Chứng trầm cảm
Bác sĩ Hồ văn Hiền
Đô ĐH st
Mình đang bị trầm cảm vì sắp bị... cô đơn. Có Bạn nào giúp đỡ mình được không ? Xin chân thành cám ơn ( và hậu tạ )
Trả lờiXóaTrần Văn Rầu
Rất đơn giản, bạn chỉ cần đổi tên là Trần Văn Hỷ, thế là hết bệnh liền. Không cần hậu tạ.
Trả lờiXóaCám ơn Bạn Dung nhé. Mình đã đổi tên ngay theo tư vấn của Bạn. Tuy tình trạng có...cải thiện nhưng không khá hơn được bao nhiêu. Vậy, có phương cách nào...hiệu quả hơn không ? Xin chân thành cám ơn ( và...không hậu tạ )
Trả lờiXóaTrần Văn Hỷ
Bạn sờ đầu Kị Rùa và ước điều mình thích! Hì hì...
Trả lờiXóaCám ơn ĐÔ bạn có những thông tin rất bỗ ích mong bạn luôn duy trì nhé
Trả lờiXóalanvinh