Ở tuổi 20, Bill Gates và Steven Jobs quyết định bỏ học, theo đuổi niềm đam mê của chính mình – và họ đã biến đổi thế giới theo cách chưa từng có trong lịnh sử của nhân loại. Giờ đây, Bill Gates dốc toàn bộ thời gian, sức lực cũng như đã cam kết tài chính nhiều hơn bất cứ ai trong lịch sử để cải thiện đời sống trên hành tinh này. Cách đây ít hôm, chúng tôiđã giới thiệu bài diễn văn của Steven Jobs trong lễ tốt nghiệp ở đại học Stanford, nay xin được hân hạnh giới bài phát biểu của Bill Gates tại lễ tốt nghiệp của Ðại Học Harvard – 2007
Thưa Ngài Chủ tịch Bok, ngài cựu Chủ tịch Rudebstine và ngài Chủ tịch nhiệm kỳ mới Faust, các thành viên của Tập đoàn Havard, các giảng viên và phụ huynh, và đặc biệt các sinh viên tốt nghiệp, tôi đã chờ đợi hơn 30 năm để được nói điều này: “Thưa Cha, con luôn nói với cha rằng con sẽ quay trở lại và nhận tấm bằng tốt nghiệp của con”
Tôi muốn cảm ơn Harvard vì niềm vinh dự đến thật đúng lúc. Tôi sẽ thay đổi công việc của tôi vào năm tới và thật là tuyệt vời để cuối cùng có được tấm bằng đại học trong bản sơ yếu của tôi (ngụ ý đùa, từ năm 2008 ông Bill Gates chuyển sang làm việc hoàn toàn cho quĩ từ thiện của ông và thôi không làm Chủ tịch của tập đoàn Microsoft nữa – ND).
Tôi khen ngợi các sinh viên tốt nghiệp hôm nay đã theo một con đương trực tiếp hơn [tôi] rất nhiều để nhận được tấm bằng tốt nghiệp của các bạn. Về phần mình, tôi thực sự vui sướng khi Crimson (tờ nhật báo của sinh viên Ðại học Harvard – ND) đã gọi tôi là “kẻ bỏ học thành công nhất của Harvard”. Tôi đoán điều đó biến tôi thành thủ khoa của lớp học đặc biệt của riêng tôi. Tôi là kẻ thành công nhất trong những người đã thất bại.
Nhưng tôi cũng muốn được công nhận như một kẻ đã làm cho Steve Ballmer bỏ học trường kinh doanh (Steve Ballmer là CEO của Microsoft từ năm 2000 và là bạn học của Bill Gates từ hồi ở Harvard, năm 1980 bỏ học trường cao học quản trị kinh doanh ra làm cho Microsoft – ND). Tôi là người chuyên gây ảnh hưởng xấu. Đó là lý do tại sao tôi được mời đến nói chuyện tại lễ tốt nghiệp của các bạn. Nếu tôi được mời nói chuyện trong lễ nhập trường của các bạn, chắc sẽ có ít người hơn có mặt ở đây ngày hôm nay.
Harvard đã là một kinh nghiệm phi thường đối với tôi. Cuộc sống học đường thật là hấp dẫn. Tôi đã từng ngồi trong nhiều lớp học mà tôi không hề đăng ký dự lớp. Và cuộc sống ở ký túc xá thật là tuyệt vời. Tôi đã sống ở Radcliffe, trong Currier House. Lúc nào cũng có nhiều người trong phòng cư xá của tôi đến tận khuya tranh luận nhiều chuyện, bởi vì mọi người biết là tôi không phải lo lắng về việc dậy muộn vào buổi sáng hôm sau. Vì thế tôi đã trở thành người lãnh đạo của nhóm những kẻ chống lối sống nề nếp tập thể. Chúng tôi bám níu lấy nhau như một cách thừa nhận sự từ chối của tập thể đối với chúng tôi.
Radcliffe là một nơi tuyệt vời để sống. Có nhiều phụ nữ sống ở đó, và hầu hết đàn ông đều thuộc dân khoa học và dân toán. Sự kết hợp như thế đã ban cho tôi những lợi thế tốt nhất, nếu các bạn biết ý tôi muốn nói cái gì. Ðó cũng là nơi mà tôi đã học bài học đau xót rằng cải thiện cơ hội của bạn không nhất thiết bảo đảm cho sự thành công của bạn.
Một trong những kỷ niệm lớn nhất của tôi ở Harvard là vào tháng Giêng năm 1975, khi tôi gọi điện từ Currier House cho một công ty ở Albuquerque là công ty bắt đầu chế tạo nhưng chiếc máy tính cá nhân đầu tiên của thế giới. Tôi đề nghi bán phần mềm cho họ.
Tôi lo rằng họ có thể nhận ra tôi chỉ là một sinh viên đang ở trong cư xá và sẽ dập máy không thèm nói chuyện với tôi. Thay vào đó, họ bảo: “Chúng tôi chưa hoàn toàn sẵn sàng, một tháng nữa hãy đến gặp chúng tôi”, mà đó lại là điều tốt, bởi vì chúng tôi cũng đã viết phần mềm đó đâu. Kể từ lúc đó, tôi làm việc cả ngày lẫn đêm cho cái đề án vốn chỉ được thêm một chút, và nó đã đánh dấu kết thúc việc học hành ở đại học của tôi, và bắt đầu của một hành trình đặc biệt đáng kể với Microsoft.
Tất cả những điều mà tôi nhớ về Harvard trên đây đã xảy ra giữa những gian đoạn đầy nhiệt huyết và hiểu biết. Có khi đầy phấn chấn, có khi hoang mang, thậm chí đôi khi chán nản, nhưng luôn luôn đầy thử thách. Ðó đã là một đặc ân tuyệt vời – và mặc dù tôi rời bỏ trường sớm, tôi đã được biến đổi bởi những năm tháng của tôi ở Đại học Harvard, bởi tình bạn mà tôi đã có ở đó, và bởi những ý tưởng mà tôi đã làm việc hồi bấy giờ .
Nhưng, nhìn lại một cách nghiêm túc tôi thấy có một điều đáng tiếc lớn.
Tôi rời Harvard mà không hề nhận thức được những sự bất bình đẳng khủng khiếp trên thế giới – sự khác biệt đáng sợ về sức khoẻ, của cải và cơ hội, vốn bị qui là đã khiến cho hàng triệu người sống trong nỗi tuyệt vọng.
Tôi đã học được rất nhiều tại đây, ở Harvard về các ý tưởng mới trong kinh tế và chính trị. Tôi đã có những dịp tuyệt vời tiếp xúc với các tiến bộ đang được thực hiện trong các ngành khoa học.
Nhưng các tiến bộ vĩ đại nhất của nhân loại không phải là các khám phá – mà là trong việc những khám phá đó được ứng dụng để giảm bớt sự bất công như thế nào. Có chăng thông qua nền dân chủ, nền giáo dục công cộng mạnh mẽ, chăm sóc sức khoẻ có chất lượng, hoặc các cơ hội kinh tế rộng rãi làm giảm sự bất công là thành tựu lớn nhất của nhân loại.
Tôi rời khỏi khuôn viên trường biết rất ít về hàng triệu thanh niên bị gạt ra khỏi các cơ hội giáo dục ở đất nước này. Và tôi không biết chút gì về hàng triệu người sống trong sự nghèo khổ cũng như bệnh tật không tả xiết ở các nước đang phát triển.
Phải mất hàng chục năm tôi mới biết được.
Các bạn, những người tốt nghiệp Harvard tại một thời điểm khác. Các bạn biết nhiều hơn về những bất bình đẳng trên thế giới so với các lớp đi trước. Trong những năm các bạn ở đây, tôi hy vọng các bạn đã có một cơ hội để nghĩ làm thế nào – trong kỷ nguyên công nghiệp gia tăng ngày nay – cuối cùng chúng ta có thể đảm đương và giải quyết các vấn đề bất bình đẳng đó.
Hãy hình dung rằng, chỉ với mục đích thảo luận, các bạn có vài giờ một tuần và một vài đô la một tháng để đóng góp cho một mục đích – và các bạn muốn tiêu khoảng thời gian và số tiền đó vào nơi có những tác động to lớn nhất trong việc cứu giúp và cải thiện đời sống. Bạn muốn tiêu chúng ở đâu?
Đối với Melinda và đối với tôi, thách thức là như nhau: làm thế nào chúng ta có thể làm tốt nhất giúp cho số lượng [người] lớn nhất với các nguồn tiềm lực mà chúng ta có.
Trong những lần thảo luận của chúng tôi, Melinda và tôi đã đọc một bài báo về hàng triệu trẻ em đã chết hàng năm ở những nước nghèo do nhữnh bệnh tật mà chúng ta đã làm cho vô hại từ lâu ở trong đất nước của chúng ta. Ðậu mùa, sốt rét, viêm phổi, viêm gan B, sốt vàng da, Một bệnh mà tôi thậm chí chưa hề nghe đến, rotavirus, đã giết chết nửa triệu trẻ em hàng năm – không một ai ở Hoa Kỳ cả.
Chúng tôi đã bị choáng váng. Chúng tôi chỉ giả sử rằng nếu hàng triệu trẻ em đã chết hàng năm và các em đó lẽ ra đã có thể được cứu sống, thế giới đáng ra phải biến đó thành một ưu tiên để khám phá và cung cấp thuốc men để cứu các trẻ em đó. Nhưng thế giới đã không làm điều đó. Chỉ với ít hơn 1 đô la, đã có những biện pháp can thiệp mà lẽ ra đã có thể cứu sống các sinh mạng, vậy mà đã không đem lại được.
Nếu các bạn tin rằng mỗi một đời sống là có giá trị như nhau, thật là phẫn nộ khi biết rằng một số sinh mạng được coi là đáng gía để được cứu sống và những kẻ khác thì không được. Chúng tôi nói với chính mình: “Điều này không thể là sự thật Nhưng nếu nó là sự thật, nó xứng đáng là một ưu tiên hàng đầu trong việc đóng góp của chúng ta”.
Và thế là chúng tôi bắt đầu công việc của chúng tôi giống như bất cứ ai ở đây có thể bắt đầu. Chúng tôi hỏi “Làm sao mà thế giới lại để các trẻ em đó chết?”
Câu trả lời thật là đơn giản và tàn nhẫn. Thị trường đã không ban thưởng cho việc cứu sống các sinh mạng trẻ em đó, và các chính phủ cũng không trợ giúp cho việc đó. Vì thế, trẻ em chết bởi vì các ông bố và các bà mẹ của chúng không có quyền lực trong thị trường và không có tiếng nói trong hệ thống chính quyền.
Nhưng các bạn và tôi, chúng ta có cả hai điều đó.
Chúng ta có thể khiến cho các lực lượng thị trường hoạt động tốt hơn cho những người nghèo nếu chúng ta có thể phát triển một chủ nghĩa tư bản sáng tạo hơn – nếu chúng ta có thể mở rộng phạm vi của các lực lượng thị trường sao cho nhiều người hơn nữa có thể kiếm được lợi nhuận, hoặc ít nhất cũng là kiếm đủ sống, phục vụ những người chịu đựng thống khổ những bất bình đẳng tồi tệ nhất. Chúng ta có thể thúc đẩy các chính quyền trên thế giới chi tiêu tiền đóng thuế theo những cách phản ánh tốt hơn các giá trị của dân chúng là những người phải đóng các loại thuế.
Nếu chúng ta có thể tìm ra các phương cách để đáp ứng được các nhu cầu của những người nghèo trong những cách mà có thể tạo ra lợi nhuận cho giới kinh doanh cũng như các lá phiếu cho các chính trị gia, chúng ta có thể tìm ra được cách thức bền vững để giảm bớt sự bất công trong xã hội.
Nhiệm vụ đó là không bao giờ kết thúc. Nó có thể không bao giờ được hoàn tất. Tuy nhiên, một nỗ lực có ý thức để đáp trả sự thách thức đó sẽ làm thay đổi thế giới.
Tôi lấy làm lạc quan rằng chúng ta có thể làm được điều đó, nhưng tôi cũng đã nói chuyện với những người hoài nghi, vốn cho rằng điều đó là không có hy vọng : “Bất công đã ở cùng với chúng ta ngay từ lúc ban đầu, và sẽ ở cùng với chúng ta cho đến lúc kết thúc – bởi vì mọi người không thèm quan tâm đến điều đó “.
Tôi hoàn toàn không đồng ý.
Tôi tin rằng chúng ta quan tâm hơn cái mà chúng ta biết phải làm như thế nào.
Tất cả chúng ta đang ở trong sân trường này, vào lúc này hay lúc khác, đã từng thấy các thảm kịch của nhân loại mà đã làm con tim chúng ta đau đớn, và dù chúng ta chẳng làm gì – không phải vì chúng ta không quan tâm, mà bởi vì chúng ta không biết phải làm gì. Nếu chúng ta đã biết làm thế nào để giúp, chắc hẳn chúng ta đã hành động.
Các rào cản để thay đổi không phải là quá ít quan tâm; mà vì nó quá ư là phức tạp.
Nhưng muốn biến sự quan tâm thành hành động, chúng ta cần phải nhìn thấy vấn đề, tìm thấy một giải pháp, và thấy sự tác động ảnh hưởng. Nhưng sự phức tạp đã ngăn cản tất cả ba bước đó.
Ngay cả với sự ra đời của Internet và tin tức được cập nhật liên tục 24 giờ, đó vẫn là một công việc phức tạp để làm cho mọi người thực sự nhìn thấy các vấn đề. Khi một chiếc máy bay bị tai nạn, các quan chức ngay lập tức tổ chức một chuộc họp báọ Họ hứa hẹn điều tra, xác định nguyên nhân, và tìm cách ngăn ngừa các tai nạn tương tự trong tương lai.
Nhưng nếu những vị quan chức kia thành thực một cách mộc mạc, họ có thể nói “Trong số tất cả những người trên thế giới hôm nay chết do những nguyên nhân có thể ngăn ngừa được, một nửa của một phân trăm trong số họ là đã ở trong chiếc máy bay này. Chúng tôi nhất quyết sẽ làm tất cả mọi thứ có thể, để giải quyết vấn đề đã lấy mất đi sinh mạng của một nửa phần trăm đó.”
Vấn đề lớn hơn không phải là vụ tai nạn máy bay, mà là hàng triệu ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Chúng ta không đọc nhiều về những cái chết. Truyền thông thích đưa tin tức về những cái mới lạ – và hàng triệu người chết chẳng có gì là mới cả. Vì thế, truyền thông vẫn tồn tại trên nền tảng của nó và dễ dàng bỏ qua những vấn đề đó. Nhưng ngay cả khi chúng ta nhìn thấy hoặc đọc về điều đó, cũng khó mà bắt chúng ta tập trung vào vấn đề đó. Thật khó mà xem xét nỗi thống khổ nếu tình trạng là quá phức tạp mà chúng ta không biết làm sao để giúp. Và thế là chúng ta quay đi.
Nếu chúng ta thực sự nhìn thấy vấn đề, mà đó là bước thứ nhất, chúng ta sẽ đi đến bước như hai: cắt xuyên qua sự phức tạp để tìm ra một giải pháp.
Tìm ra các giải pháp là thực sự cần thiết, nếu chúng ta muốn làm được nhiều nhất cho điều quan tâm của chúng ta. Nếu chúng ta đã có các câu trả lời rõ ràng và đã được chứng minh, bất cứ lúc nào một tổ chức hay một cá nhân nào đó hỏi “Tôi có thể giúp như thế nào?”, khi đó chúng ta có thể nhận được hành động ]giúp đỡ] – và chúng ta có thể chắc chắn rằng không một sự quan tâm nào trên thế giới là bị phí phạm.
Tuy nhiên, sự phức tạp của vấn đề khiến cho khó tạo ra con đường hành động cho mỗi người quan tâm - cũng như khó biến sự quan tâm của họ trở nên có ý nghĩa.
Cắt xuyên qua sự phức tạp để tìm được giải pháp phải đi qua bốn giai đoạn có thể dự đoán được: xác định mục tiêu, tìm giải pháp có tác dụng cao nhất, khám phá ra công nghệ lý tưởng cho giải pháp đó, và đồng thời tạo ra các ứng dụng thông minh nhất từ công nghệ mà bạn đã có sẵn – dù đó là cái tinh vi phức tạp như thuốc, hay cái gì đó đơn giản hơn, chẳng hạn như giường võng.
Bệnh dịch AIDS cho ta một ví dụ. Mục tiêu rộng lớn, dĩ nhiên là chấm dứt dịch bệnh. Giải pháp có tác dụng cao nhất là ngăn ngừa. Công nghệ lý tưởng nhất có thể là thuốc chủng ngừa (vacine) cho phép miễn dịch suốt đời với một liều chủng ngừa duy nhất. Vì thế các chính phủ, các công ty dược chế tạo thuốc, và các quĩ cung cấp tài trợ cho nghiên cứu thuốc chủng ngừa. Nhưng công việc của họ có khả năng sẽ mất hơn một thập kỷ, và vì vậy trong thời gian đó chúng ta phải làm việc với cái mà chúng ta đã có trong tay – và biện pháp phòng ngừa tốt nhất mà chúng ta có hiện nay là làm cho mọi người tránh các hành vi nguy hiểm.
Theo đuổi mục tiêu đó lại bắt đầu chu trình 4 bước. Ðó là một mô hình mẫu. Ðiều quan trọng quyết định là không bao giờ ngừng suy nghĩ và làm việc – và không bao giờ làm cái mà chúng ta đã từng làm với bệnh sốt rét và bệnh lao trong thế kỷ 20 – là đầu hàng cho sự phức tạp và bỏ cuộc.
Bước cuối cùng – sau khi nhìn thấy vấn đề và tìm thấy một giải pháp – là đo lường ảnh hưởng công việc của bạn và chia sẻ những thành công và thất bại của bạn sao cho những người khác học được từ những nỗ lực của bạn.
Dĩ nhiên bạn phải có các số liệu thống kê. Bạn phải có khả năng chứng tỏ rằng một chương trình đang chủng ngừa thêm hàng triệu trẻ em. Bạn phải có khả năng chứng tỏ một sự giảm sút số lượng trẻ em tử vong hàng năm do dịch bệnh. Ðó là điều cần thiết không chỉ để cải thiện chương trình, mà còn giúp thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp và các chính phủ.
Nhưng nếu bạn muốn truyền cảm hứng cho mọi người để họ tham gia, bạn phải chứng tỏ nhiều hơn những con số; bạn phải truyền đạt ảnh hưởng của con người đối với công việc đó – sao cho mọi người có thể cảm nhận việc cứu sống được một sinh mạng có ý nghĩa cảm động như thế nào đối với những gia đình bị ảnh hưởng.
Tôi nhớ đến Davos vài năm trước và ngôi trong một tiểu ban về y tế toàn cầu thảo luận về các phương pháp để nhằm cứu sống hàng triệu sinh mạng. Hàng triệu ! Hãy nghĩ đến niềm vui sướng xúc động của việc cứu sống chỉ một con người – và nhân lên hàng triệu lần. Vậy mà đó lại là một trong những tiểu ban tẻ nhạt nhất mà tôi từng được tham dự – chưa từng có. Tẻ nhạt đến mức thậm chí tôi không chịu nổi.
Ðiều làm cho cái kinh nghiệm đó trở nên đặc biệt ấn tượng là tôi vừa đến từ một nơi mới có sự kiện chúng tôi trình diện phiên bản thứ 13 của một số chương trình phần mềm, và chúng tôi thấy mọi người ở đó nhảy cẫng và hét lên đầy hào hứng. Tôi thích làm cho mọi ngừời phấn khích về phần mềm – nhưng tại sao chúng ta thậm chí không thể tạo ra sự hào hứng hơn với việc cứu sống sinh mạng con người?
Bạn không thể làm cho mọi người hào hứng trừ khi bạn có thể giúp cho họ thấy và cảm nhận được ảnh hưởng [của công việc]. Và làm thế nào để bạn làm được điều đó – là một câu hỏi phức tạp.
Dẫu vậy, tôi vẫn rất lạc quan. Vâng, bất công đã cùng với chúng ta từ muôn thuở, nhưng các công cụ mới mà chúng ta có để cắt xuyên qua sự phức tạp thì chưa từng có với chúng ta từ muôn thuở. Các công cụ đó là mới mẻ - chúng có thể giúp chúng ta làm được nhiều nhất cho sự quan tâm của chúng ta – và đó là tại sao tương lai có thể khác với quá khứ.
Những phát minh đang xảy ra và có tính xác định quan trọng của thời đại hiện nay – công nghệ sinh học, máy tính, internet – cho chúng ta một cơ hội mà chúng ta chưa từng có trước đây, để kết liễu sự cực kỳ nghèo khổ và kết liễu sự chết chóc từ các dịch bệnh có thể ngăn ngừa được.
Sáu mươi năm trước đây, George Marshall đến dự lễ tốt nghiệp tại đây và đã công bố một kế hoặch giúp các quốc gia của Châu Âu sau đại chiến. Ông nói “Tôi nghĩ rằng, một trong những khó khăn to lớn là sự phức tạp kinh khủng của số lượng khổng lồ các sự kiện được trình bày cho công chúng bằng báo chí và đài phát thanh, khiến cho một người dân bình thường hết sức khó khăn để có thể đánh giá được tình hình một cách rõ ràng. Ðiều đó là hầu như không thể làm được với khoảng cách nắm bắt như thế về mức độ quan trọng thực sự của tình hình”.
Ba mươi năm sau bài phát biểu của Marshall, khi khóa học của tôi tốt nghiệp mà không có tôi, công nghệ đã hiện ra khiến cho thế giới nhỏ hơn, rộng mở hơn, rõ rệt hơn, ít ngăn cách hơn.
Sự xuất hiện của các máy tính cá nhân rẻ tiền đã làm làm nảy sinh ra một mạng lưới có quyền lực to lớn làm biến đổi các cơ hội để học hỏi và giao tiếp.
Điều kỳ diệu về mạng lưới này không chỉ không chỉ làm co lại khoảng cách và làm cho tất cả mọi người trở thành hàng xóm của bạn. Nó cũng làm tăng một cách ghê gớm số lượng những bộ óc lỗi lạc mà chúng ta có thể có được làm việc với nhau trên cùng một vấn đề – và điều đó làm tăng tốc độ của phát minh sáng chế tới một mức độ đáng kinh ngạc.
Ðồng thời, cứ mỗi một người trên thế giới có sự tiếp cận với công nghệ đó, thì có năm người lại chưa có chưa được. Ðiều đó có nghĩa là nhiều bộ óc sáng tạo đang còn bị loại ra khỏi cuộc tranh luật này – những người thông minh với trí tuệ thực tiễn và các kinh nghiệm thích hợp những người không có công nghệ để làm chủ tài năng của họ, hoặc đóng góp các ý tưởng của họ cho thế giới.
Chúng ta cần có càng nhiều người có thể tiếp cận với công nghệ này càng tốt, bởi vì những tiến bộ này đang châm ngòi cho một cuộc cách mạng trong những cái mà con người có thể làm được cho nhau. Những tiến bộ đó đang làm cho không chỉ các chính phủ quốc gia, mà còn cả các trường đại học, các công ty, tổ chức nhỏ hơn, và thậm chí cá nhân để có thể thấy được các vấn đề, thấy được các giải pháp, và đo lường tác động những nỗ lực của họ để giải quyết các vấn đề đói, nghèo khổ, và tuyệt vọng mà George Marshall đã nói về 60 năm trước đây.
Các thành viên của Gia đình Harvard: Ở đây, ngay trong sân trường này là một trong tập hợp tuyệt vời nhất các tài năng, trí tuệ trên thế giới.
Ðể làm gì?
Không một ai nghi ngờ rằng các giảng viên, cựu sinh viên, các sinh viên, và các ân nhân của Harvard đã sử dụng quyền lực của họ để cải thiện cuộc sống của dân chúng ở đây và người dân trên toàn thế giới. Nhưng liệu chúng ta có thể làm nhiều hơn nữa không? Liệu Harvard có thể cống hiến trí tuệ của mình để cải thiện cuộc sống của những người dân mà thậm chí sẽ không bao giờ nghe thấy tên của nó?
Hãy cho tôi làm có một yêu cầu cho các Trưởng khoa và các vị giáo sư – các nhà lãnh đạo trí tuệ ở đây, tại Đại học Harvard: Khi vị tuyển chọn giảng viên mới, bổ nhiệm chức vụ, xem xét lại chương trình giảng dạy, và xác định các yêu cầu của bằng cấp, xin hãy tự hỏi chính mình:
Nên chăng những bộ óc tuyệt vời nhất của chúng ta được dành để giải quyết các vấn đề lớn nhất của chúng ta?
Nên chăng Harvard cần khuyến khích các giảng viên của mình dám nhận thách đố về vấn đề bất bình đẳng tồi tệ nhất của thế giới. Nên chăng sinh viên Harvard cần tìm hiểu về mức độ nghèo khổ toàn cầu, tỷ lệ đói ăn trên thế giới, nạn khan hiếm nước sạch, việc các bé gái tiếp tục không được đi học, trẻ em chết vì dịch bệnh mà chúng ta có thể chữa khỏi?
Nên chăng những người có đặc quyền nhất thế giới tìm hiểu về cuộc sống của những người ít đặc quyền nhất của thế giới?
Đây không phải là câu hỏi cường điệu – quí vị sẽ trả lời với các chính sách của quí vị.
Mẹ tôi, người đã tràn ngập niềm tự hào ngày mà tôi đã được nhận vào trường Hravard, chưa hề ngừng hối thúc tôi làm nhiều hơn cho những người khác. Một vài ngày trước lễ đám cưới của tôi, bà đã tổ chức một sự kiện dành riêng cho cô dâu, và tại đó Bà đọc to lên một bức thư về hôn nhân mà Bà đã viết cho Melinda. Vào thời điểm đó, Mẹ tôi bị bệnh ung thư nặng, nhưng Bà đã nhìn thấy một cơ hội lớn hơn để truyền đạt bản thông điệp của mình, và kết thúc bức thư, Bà viết: “Tới những người được ban tặng nhiều, trông đợi cũng sẽ rất nhiều”.
Khi bạn xét đến những gì mà những người trong chúng ta đang ở đây trong sân trường này đã được ban cho – về tài năng, về đặc quyền, và về cơ hội – hầu như không có giới hạn nào mà thế giới không có quyền mong đợi từ chúng ta.
Phù hợp với lời hứa của lứa tuổi này, tôi muốn khuyên nhủ mỗi sinh viên tốt nghiệp ở đây nên đảm đương một vấn đề – một vấn đề phức tạp, sự bất công bằng sâu nặng, và trở thành một chuyên gia về vấn đề đó. Nếu bạn làm cho điều đó trở thành trọng tâm của sự nghiệp của bạn, đó sẽ là một điều phi thường. Nhưng bạn không phải làm điều đó để tạo ra một tác động. Với một vài giờ mỗi tuần, bạn có thể sử dụng sức mạnh ngày càng tăng của Internet để có được thông tin, tìm thấy những người khác có cùng sở thích, nhìn thấy các rào cản, và tìm cách để cắt xuyên qua chúng.
Ðừng để sự phức tạp chặn bạn lạị Hãy là người hành động. Hãy gánh vác trách nhiệm về các vấn đề bất bình đẳng lớn. Nó sẽ là một trong những kinh nghiệm tuyệt vời trong cuộc sống của bạn.
Các bạn tốt nghiệp trong một thời điểm tuyệt vờị. Khi rời khỏi Harvard, các bạn có công nghệ mà các bạn đồng khóa của tôi đã không hề có được. Các bạn có được nhận thức về sự bất bình đẳng toàn cầu mà chúng tôi không có được. Và với nhận thức như thế, các bạn rất có thể cũng có một lương tâm hiểu biết khiến các bạn sẽ bị hành hạ nếu các bạn từ bỏ những người mà cuộc sống của những người khốn khổ đó có thể được thay đổi với một chút nỗ lực của các bạn.
Các bạn có nhiều hơn chúng tôi đã từng có, các bạn phải bắt đầu sớm hơn, và tiếp tục dài lâu hơn.
Nhận thức được những gì bạn biết, làm sao bạn lại có thể không hành động?
Và tôi hy vọng các bạn sẽ quay lại đây, tới Harvard, 30 năm sau kể từ bây giờ và phản ánh về những gì bạn đã làm với tài năng và nghị lực của các bạn. Tôi hy vọng các bạn sẽ tự đánh giá mình không chỉ dưạ trên duy nhất các thành tựu chuyên môn của các bạn, mà còn về việc các bạn đã giải quyết các mối bất bình đẳng sâu sắc nhất của thế giới như thế nào, cũng như về việc các bạn đã đối xử với những người dân cách xa một thế giới và chẳng có gì chung với các bạn ngoài việc họ cùng đồng loại con người với các bạn.
Chúc may mắn.
Bill Gates
Nguyễn Trùng Dương dịch
TH st.