Dạo bé, mỗi lần về quê ăn cỗ khi thấy các cụ cứ khách
khí giữ kẽ, thì người nhà cô tôi nhắc khéo” Mời các cụ xơi, ta cứ tự nhiên như
người Hà Nội ấy ạ”.
Không biết ở đâu ra cái câu “tự nhiên như
người Hà Nội” “vậy.! Đến giờ, tôi vẫn ấm ức mỗi khi nghe câu nói đó và muốn đi
tìm hiểu về tính cách người Hà Nội
Người Hà Nội xưa và nay nghĩ gì , làm gì ,tính cách ra
sao? Luôn là một trong những chủ đề bàn luận lý thú của nhiều cuộc hội thảo khoa
học. Chẳng biết có phải vì mang thân là thủ đô mà Hà Nội mặc nhiên được coi là
khuôn vàng thước ngọc cho các giá trị, nhất là văn hoá của đất nước .Người Hà Nội
đi đến đâu cũng thành ra “đại sứ văn hoá” và những bà con ngoại tỉnh trông vào
đó mà bảo “Hà Nội là thế đấy”!
Theo các nhà nghiên cứu nhận xét:
Người Hà Nội
hào hoa, nhã nhặn, lịch sự.Người Hà Nội
ăn nói nhỏ nhẹ, đi đứng khoan thai không vội vàng hấp tấp, biết thưởng thức cái
đẹp, cái ngon, ý nhị trong thưởng ngoạn
thẩm định văn chương, ẩm thực.Trong giao tiếp biết đánh giá người khác, biết
làm đỏm, điệu đàng, kín đáo ,v.v…Xem thế thì thấy từ “thanh lịch” không đủ để
toát lên tính cách độc đáo này.
Chất kẻ sĩ
‘Kẻ sĩ Bắc Hà” vốn lừng danh trong lịch sử được vua chúa kính nể nay vẫn đậm
nét trong lối ứng xư bản lĩnh, không khuất phục, khinh bạc, coi trọng cái nghĩa,
cái tâm, cái tình, cái trí tụệ hơn danh vọng, tiền bạc, phú quý.
Đậm chất trí tuệ văn hiến, tri thức: Hàn lâm,
thông thạo sách vở, thông tuệ , thâm thuý, thông hiểu đông tây kim cổ, thích
thơ phú.
Người Hà
thành đặc biệt cần mẫn, chăm chỉ, bền bỉ, kiên nhẫn.Trong sự học hành, làm ăn ,
đầu tư luôn âm thầm lặng lẽ, kín đáo không thích màu mè, phô trương.
Hoà đồng,
dễ tiếp thu, nhưng tinh thần hợp tác kém…Dễ hoà hợp , ít mắc bệnh địa phương
chủ nghĩa, khiêm nhường, biết người biết ta, song ít phục nhau, kém tinh thần
hợp tác, quen làm ăn cá lẻ, gia đình chủ nghĩa.
Hoài cổ,
nuối tiếc cái cũ, cái đã qua, tiếc than những kỷ niệm, có một cảm giác khó nói, mông lung luôn níu
kéo người Hà Nội nhớ về ngày xưa hơn ngày nay.
Chừng mực: Giữ thái độ trung dung, né tránh
va chạm, đổ vỡ, ngại đẩy mọi cái đến cực độ. Ngại phá bỏ những khuôn khổ chuẩn
mực cũ dù không còn thích hợp.
Người Hà Nội
ngày nay có còn đẹp không? hình như có ai quan tâm đến cũng đặt một câu hỏi như
thế khi nét văn hoá ứng xử của người Hà Nội trở nên xa vời, khi môi trường sống
không chứng minh được ưu thế của “thanh lịch” hay “văn minh” ”. Có lúc bị
“thủng phông văn hoá” bị người ta chê
bai rằng : người Hà Nội bây giờ cư xử chả ra sao, không như ngày xưa.
Ngày xưa ấy, lũ chúng tôi tự hào là dân Hà Nội ‘Xịn”,
hộ khẩu hường trú tại phường X,Y… quận Ba Đình, học trò trường Nguyễn Trãi. Chúng
tôi mang cốt cách của người H à Nội tuy còn đan xen cả cái hay, cái dở nhưng vẫn luôn
ý thức về một nét tính cách Tràng An . Dù
sống ở nơi đâu, lũ chúng tôi vẫn giữ vẻ đẹp của tâm hồn người HàNội . Nhìn Hà
Nội đổi thay, chúng tôi càng day dứt và hoài cổ về những đặc trưng đã trở
nên quý hiếm ấy. /.
Ngọc Hà
( bài viết sử dụng tư
liệu của các nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Quý, Đức Uy…)
Người Hà nội thật chuẩn, thật tinh tú.
Trả lờiXóaCảm ơn Ngọc Hà.
Hà Nội bây giờ rộng lớn và xô bồ, ồn ã quá ! mình rất nhớ HN yên bình, thư thái ngày xưa .
Trả lờiXóaCả lũ bạn thong thả đi bộ từ trường Nguyễn Trãi, tắt qua làng Vạn phúc rồi về Đội Cận, Đại Yên, Ngọc Hà. Vừa đi vừa tán gẫu rôm rả!