Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

THÔNG BÁO 5




Tình hình mới: Do nhiều bạn cấp III Nguyễn Trãi trong TP Hồ Chí Minh sẽ ra Hà nội muộn nhất là sáng ngày 9/10 và sẽ trở vào sau 10/10, chương trình cần có một số thay đổi phù hợp sau:
- Buổi gặp gỡ chung giữa các bạn cùng khóa Nguyễn Trãi hai miền vào 17h ngày 9/10/2010 tại nhà hàng Cơm Lam Pắc Bó 437 đường Âu Cơ, Tây Hồ, HN- ĐT: 04.3718 2017 ( Chúng tôi đã đến quán “Tre Place” . Ở đó giá quá đắt , mặt khác nơi đó cũng xa ).
- Ngày 11/10, kế hoạch đang mở.
Việc chuẩn bị với các bạn miền Bắc : như ở THÔNG BÁO 4 (hiện có thêm bạn đại diện 10E)
Đại diện các lớp sẽ gặp nhau vào chiều thứ sáu (1/10) để thống nhất lần cuối.
Mong mọi người vui lòng thông báo cho các bạn khác khi đọc được tin này . Xin chân thành cảm ơn .

Banghs


DANH SÁCH ĐẠI DIỆN CÁC LỚP10A :
1-Phạm Đức Khánh(0913253686)
2- Mai Tiến Dũng (0912352638)
3- Nguyễn Bích Hạnh(0904088861)
10B:
1- Phạm Anh Dũng (0978859546)
2- Nguyễn Văn Trung (0913368945)
10C: chưa có thông tin
10D:
1- Trần Tuấn Việt (904041455)
2- Lê Trí Liêm(983375935)
3- Phạm Quang Cường(989090558)
10E:
1- Lê Thị Bích Hằng ( 0902148588)
10G:
1- Đoàn Nhật Cao (0915006659)
2- Hoàng Thị Kim Dung (0989099517)
3- Đồng Ngọc Toàn (0912170167)
10H:
1- Hồ Sĩ Bàng (0913546785)
2- Đặng Thái Bảo (0934275679)
-



NHÀ HÀNG CƠM LAM PẮC BÓ

























Một số thông tin tham khảo về tình hình giao thông trong các ngày lễ để chọn đường đi thích hợp
(Rất tiếc không có bản đồ để lựa chọn)
Hà Nội: Công bố phương án cấm đường dịp Đại lễ

(Dân Việt) - Hôm qua, 20-9, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cho biết, sẽ cấm các phương tiện giao thông lưu hành ở hàng chục tuyến phố trung tâm trong ba ngày 1, 7, 10-10 và tối 6, 9-10.


Theo phương án đảm bảo trật tự, an toàn giao thông vào dịp Đại lễ của Công an thành phố và Sở GTVT Hà Nội công bố, ngay trước Lễ khai mạc vào 7 giờ sáng 1-10, lực lượng chức năng sẽ cấm phương tiện ra vào khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ, phân luồng, hạn chế phương tiện không đi vào khu vực Hồ Hoàn Kiếm.

Trong khu vực Quảng trường Ba Đình sáng 10-10 sẽ không cho phép người dân vào tham gia, mọi người có thể xem qua truyền hình trực tiếp hoặc qua các màn hình LED cỡ lớn tại tụ điểm công cộng.

Người dân cũng có thể đứng xem hai bên đường trên các tuyến phố mà đoàn diễu hành đi qua. Đó là các tuyến Nguyễn Thái Học - Cửa Nam - Tràng Thi - Hàng Khay - Tràng Tiền - kết thúc tại Quảng trường Cách mạng Tháng 8 và tuyến Nguyễn Thái Học - Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai - Văn Cao. Những tuyến đường này cũng sẽ cấm phương tiện vào các ngày tổ chức sự kiện.

Từ ngày 7-10 đến hết ngày 10-10, sẽ cấm các xe khách từ 24 chỗ ngồi trở lên lưu hành trên các tuyến đường từ vành đai 3 vào trung tâm thành phố. Các phương tiện này sẽ phải dừng, đỗ tại 8 điểm trông giữ xe và của Tổng công ty Vận tải Hà Nội.
Cụ thể là Bến Gia Thụy (Long Biên), gầm cầu Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng), bến xe Mỹ Đình (Từ Liêm), bến đỗ xe Kim Ngưu (Hoàng Mai), Bến đỗ xe Hải Bối (huyện Đông Anh), đường bao ngoài Công viên Yên Sở (quận Hoàng Mai), đường Hồng Hà (quận Ba Đình), bãi xe Dịch Vọng (quận Cầu Giấy). Vào ngày 10-10, tại các điểm đỗ này sẽ có xe buýt đưa đón miễn phí người dân vào trung tâm thành phố.

“Mỗi sự kiện lớn dịp Đại lễ có khoảng 40.000 người tham gia, kể cả khách mời. Do vậy, công tác an ninh, an toàn đều được đặt nên hàng đầu”- ông Nguyễn Quốc Hùng
Để phục vụ tổng duyệt và lễ diễu hành, từ tối 6-10 đến hết ngày 7-10 và tối 9-10 đến hết ngày 10-10, lực lượng chức năng sẽ cấm phương tiện đi lại toàn bộ Quảng trường Ba Đình, các tuyến đường Hùng Vương, Độc Lập - Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Cảnh Chân - Bà Huyện Thanh Quan - chùa Một Cột, toàn bộ công viên Bách Thảo, đoạn từ ngã tư Phan Đình Phùng - Hoàng Diệu - Quan Thánh, đường Thanh Niên, Hoàng Hoa Thám, Cửa Bắc - Nguyễn Tri Phương, Hàng Đậu, vườn hoa Vạn Xuân, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Thụy Khuê.
Lễ bế mạc kỷ niệm 1.000 năm tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình vào tối 10-10, lực lượng chức năng sẽ thiết lập vành đai bảo vệ và cấm các tuyến đường Cầu Diễn - Hồ Tùng Mậu - Phạm Hùng - Trần Duy Hưng - Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến - Láng - Hòa Lạc - đường 70.

Ông Hùng lo ngại: Vào ngày 7-10 khi tổ chức tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình, lực lượng chức năng sẽ cấm đường theo thông báo.
Tuy nhiên, đây là ngày đi làm bình thường của người dân nên khả năng ùn tắc giao thông trên một số tuyến phố là khó tránh khỏi. Còn ngày 10-10 rơi vào ngày Chủ nhật nên việc ùn tắc khó có thể xảy ra.

CẤM ĐƯỜNG HÀ NỘI NGÀY ĐẠI LỄ

PHÂN LUỒNG GIAO THÔNG CÁC TUYẾN PHỐ TRUNG TÂM PHỤC VỤ ĐẠI LỄ 1000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI

Việc cấm phương tiện giao thông diễn ra trong các ngày 1, 7, 10/10 và tối 6, 9/10. Những người sống hoặc làm việc trong khu vực cấm sẽ phải xuất trình giấy tờ với lực lượng bảo vệ. Ùn tắc giao thông tại Hà Nội được dự đoán sẽ xảy ra.

Ngày 20/9, Công an thành phố và Sở GTVT Hà Nội đã công bố phương án đảm bảo trật tự, an toàn giao thông vào dịp đại lễ.
Trước Lễ khai mạc vào 7h sáng 1/10, lực lượng chức năng sẽ cấm phương tiện ra vào khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ, đồng thời phân luồng, hạn chế phương tiện không đi vào khu vực hồ Hoàn Kiếm.
Để phục vụ tổng duyệt và lễ diễu hành, từ tối 6/10 đến hết ngày 7/10 và tối 9/10 đến hết ngày 10/10, lực lượng chức năng sẽ cấm phương tiện đi lại là toàn bộ Quảng trường Ba Đình, các tuyến đường Hùng Vương, Độc Lập - Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Cảnh Chân - Bà Huyện Thanh Quan - chùa Một Cột, toàn bộ công viên Bách Thảo, đoạn từ ngã tư Phan Đình Phùng - Hoàng Diệu - Quan Thánh, đường Thanh Niên, Hoàng Hoa Thám, Cửa Bắc - Nguyễn Tri Phương, Hàng Đậu, vườn hoa Vạn Xuân, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Thụy Khuê.
Trong khu vực Quảng trường Ba Đình sáng 10/10 sẽ không cho phép người dân vào tham gia, mọi người có thể xem qua truyền hình trực tiếp hoặc qua các màn hình LED cỡ lớn tại tụ điểm công cộng. Ngoài ra, người dân có thể đứng xem hai bên đường trên các tuyến phố mà đoàn diễu hành đi qua. Đó là các hướng Nguyễn Thái Học - Cửa Nam - Tràng Thi - Hàng Khay - Tràng Tiền - kết thúc tại Quảng trường cách mạng tháng 8 và hướng Nguyễn Thái Học - Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai - Văn Cao. Những tuyến đường này cũng sẽ cấm phương tiện vào các ngày tổ chức sự kiện.
Tại lễ bế mạc kỷ niệm 1000 năm tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình vào tối 10/10, lực lượng chức năng sẽ thiết lập vành đai bảo vệ và cấm các tuyến đường Cầu Diễn - Hồ Tùng Mậu - Phạm Hùng - Trần Duy Hưng - Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến - Láng - Hòa Lạc - đường 70.
Theo Đại tá Bạch Thành Định, Phó giám đốc Công an Hà Nội, mỗi sự kiện lớn dịp đại lễ có khoảng 40.000 người tham gia, kể cả khách mời. Do vậy, công tác an ninh, an toàn đều được đặt nên hàng đầu. Lễ mít tinh, diễu hành được chia thành 5 tiểu khu đều có lãnh đạo Công an thành phố ứng trực. Các xe ra vào khu vực tập kết đều phải có phù hiệu.
Tuy nhiên, địa bàn cấm phương tiện trải rộng, dân cư đông, do vậy, công an thành phố kêu gọi ý thức chấp hành của người dân, để đóng góp cho thành công của đại lễ. Với các trường hợp người dân trong khu vực cấm người có nhu cầu qua lại cần mang theo chứng minh thư và trình bày cụ thể với những người bảo vệ trong khu vực. Cán bộ, công nhân viên có trụ sở làm việc thuộc khu vực bảo vệ phải có giấy tờ tùy thân hoặc thẻ cán bộ, công nhân viên của cơ quan.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, cho biết, Bộ Giao thông Vận tải đã chấp thuận phương án phân luồng từ xa của Hà Nội đệ trình. Theo đó, phân luồng từ xa cho các phương tiện lưu hành theo hướng Bắc - Nam và ngược lại trên các tuyến đường qua cầu Yên Lệnh (Hà Nam) và cầu Trung Hà (Phú Thọ). Lưu hành theo hướng Đông - Tây và ngược lại trên các tuyến đường liên tỉnh.
Ngoài ra, từ ngày 7/10 đến hết ngày 10/10, sẽ cấm các xe khách từ 24 chỗ ngồi trở lên lưu hành trên các tuyến đường từ vành đai 3 vào trung tâm thành phố. Các phương tiện này sẽ phải dừng, đỗ tại 8 điểm trông giữ xe và của Tổng công ty Vận tải Hà Nội. Cụ thể là Bến Gia Thụy (Long Biên), gầm cầu Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng), bến xe Mỹ Đình (Từ Liêm), bến đỗ xe Kim Ngưu (Hoàng Mai), Bến đỗ xe Hải Bối (huyện Đông Anh), đường bao ngoài Công viên Yên Sở (quận Hoàng Mai), đường Hồng Hà (quận Ba Đình), bãi xe Dịch Vọng (quận Cầu Giấy). Vào ngày 10/10, tại các điểm đỗ này sẽ có xe buýt đưa đón miễn phí người dân vào trung tâm thành phố.
Theo ông Hùng, mối quan ngại nhất là ngày 7/10 khi tổ chức tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành tại quảng trường Ba Đình, lực lượng chức năng sẽ cấm đường theo thông báo. Tuy nhiên, đây là ngày đi làm bình thường của người dân nên khả năng ùn tắc giao thông trên một số tuyến phố là khó tránh khỏi."Ngày 10/10 là chủ nhật nên phương tiện sẽ không lưu thông nhiều, chúng tôi không quá lo lắng như ngày tổng duyệt, rất mong người dân chấp hành quy định phân luồng và ý thức tham gia giao thông", ông Nguyễn Quốc Hùng bày tỏ.


= = =

Theo
http://tintuc.timnhanh.com/xa-hoi/20100927/35AAC601/Dip-Dai-le-Nam-lich-phan-luong-de-luu-thong-hop-ly.htm


Dịp Đại lễ: Nắm lịch phân luồng để lưu thông hợp lý

Ngày 26/9, CA TP Hà Nội đã có Thông báo số 77 về việc phân luồng giao thông phục vụ dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Kế hoạch này áp dụng vào ngày khai mạc Đại lễ 1/10 và các ngày đặc biệt quan trọng như 7, 9 và 10/10. Người dân nắm chắc lịch phân luồng, cấm đường sẽ không bị mất nhiều thời gian đi lại và tham gia giao thông hợp lý, hữu ích hơn.
Ngày 1/10:Từ 5h đến 11h:CATP tạm cấm toàn bộ phương tiện (trừ xe có phù hiệu ưu tiên) không được hoạt động trên các tuyến đường: Đinh Tiên Hoàng (từ Tràng Tiền đến Trần Nguyên Hãn), Lê Lai, Lê Thạch.Hạn chế các loại xe ô tô, mô tô không có nhiệm vụ không được hoạt động trên các tuyến đường: Hàng Khay, Tràng Tiền, Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Dầu, Cầu Gỗ, Lõ Sũ, Nguyễn Hữu Huân, Trần Nguyên Hãn, Lý Thái Tổ, Ngô Quyền, Hai Bà Trưng, Hàng Bài, Lý Thường Kiệt, Quang Trung, Quán Sứ, Tràng Thi, Hàng Trống.

Trong thời gian phân luồng, hướng dẫn các xe ô tô đi theo các tuyến:Điện Biên Phủ đến Cửa Nam rẽ theo đường Cửa Nam-Lê Duẩn-Trần Nhân Tông hoặc Đại Cồ Việt. Không cho xe vào Phan Bội Châu, Hàng Bông, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo.
Các xe từ quận Hai Bà Trưng lên Hoàn Kiếm đến Trần Hưng Đạo rẽ Đê 401 hoặc đường Lê Duẩn không vào các tuyến phố đến hồ Hoàn Kiếm.Xe từ Yên Phụ-Trần Nhật Duật đi phía Nam theo đường Trần Quang Khải-Trần Khánh Dư-Nguyễn Khoái (không rẽ vào các tuyến phố thuộc quận Hoàn Kiếm)
Ngày 7, 9, 10/10:Từ 17h đến 23h ngày 9/10:Tổ chức phân luồng hạn chế xe ô tô không có nhiệm vụ không được vào khu vực đường Phạm Hùng (từ Mễ Trì đến Trần Duy Hưng); đường Đỗ Đức Dục, Đại lộ Thăng Long (làn đường tiếp giáp Trung tâm Hội nghị Quốc gia); đường Khuất Duy Tiến (từ Trần Duy Hưng đến Lê Văn Lương) và tuyến đường Trần Duy Hưng.
Từ 15h đến 24h ngày 7-10 và từ 20h ngày 9-10 đến 12h ngày 10-10:Tạm cấm toàn bộ các phương tiện (trừ các xe có phù hiệu ưu tiên, phù hiệu bảo vệ) không được hoạt đông trên các tuyến phố: Hùng Vương, Hoàng Văn Thụ-Chùa Một Cột-Độc Lập-Ông Ích Khiêm-Bà Huyện Thanh Quan-Tôn Thất Đàm-Nguyễn Cảnh Chân-Bắc Sơn-Mai Xuân Thưởng-Lê Hồng Phong-đường Thanh Niên-Hoàng Hoa Thám (từ Mai Xuân Thưởng đến Văn Cao); Thụy Khuê (từ Quán Thánh đến Tam Đa); Quán Thánh (từ đường Thanh Niên tới Hòe Nhai); Phan Đình Phùng (từ Hàng Bún đến Hùng Vương); Điện Biên Phủ, Chu Văn An, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Trần Phú, Lê Trực, Sơn Tây, Nguyễn Thái Học, Lê Duẩn (đoạn từ Điện Biên Phủ đến Hai Bà Trưng, Cửa Nam) Tràng Thi, Hàng Khay, Tràng Tiền, các tuyến xung quanh Quảng trường Cách mạng Tháng 8, Trần Quang Khải, Trần KHánh Dư, Kim Mã, Liểu Giải, Văn Cao, Nguyễn Chí Thanh, (từ La Thành đến Kim Mã), Yên Phụ, công viên Bách Thảo.

Ngoài các tuyến phố trên, CATP sẽ cấm toàn bộ các loại xe ô tô tải, xe ô tô chở khách từ 26 chỗ trở lên (trừ ô tô buýt, xe của Công ty môi trường thu gom rác, xe có phù hiệu, phục vụ lễ diễu binh diễu hành) không được hoạt động trên các tuyến phố Cát Linh, Tôn Đức Thắng-Lê Duẩn; Hàng Gai-Hàng Bông-Hai Bà Trưng-Nghi Tàm-Âu Cơ-Lạc Long Quân-Thụy Khuê-Bưởi-Hoàng Hoa Thám-; Lê Duẩn-Phan Chu Trinh-Lý Thường Kiệt; Trần Nhật Duật-Phan Đình Phùng-Hàng Than; đường Láng-Ngã Tư Sở-Trường Chinh-Ngã Tư Vọng-Đại La-Minh Khai-Nguyễn Khoái-Trần Khánh Dư; Thanh Niên-Yên Phụ-Trần Nhật Duật-Trần Quang Khải-Trần Khánh Dư.
Từ ngày 28-9 đến hết ngày 11-10, tạm cấm toàn bộ xe ô tô tải, xe chở khách từ 24 chỗ ngồi trở lên không đi qua cầu Chương Dương.
Từ 15h đến 23h ngày 10-10 và ngày tổng duyệtTạm cấm đối với các loại xe ô tô tải từ 1 tấn trở lên; xe ô tô chở khách từ 25 chỗ trở lên (trừ các xe ô tô phục vụ lễ hội, xe có phù hiệu bảo vệ, xe buýt, xe vệ sinh và giải quyết sự cố) không được hoạt động trên các tuyến đường Lê Đức Thọ, Lê Quang Đạo, Nguyễn Cơ Thạch, Mễ Trì, Hồ Tùng Mậu, Quốc lộ 32 (từ Nhổn đến Cầu Diễn), Xuân Thủy, Cầu Giấy, Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh.
Từ ngày 28-9 đến 11-10
CATP phối hợp thực hiện Quyết định về việc phân luồng tổ chức giao thông phục vụ Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải. Trong thời gian thực hiện phương án phân luồng toàn thành phố, hướng đi của các phương tiện như sau: Các ô tô trong diện tạm cấm từ Quốc lộ 5 đi Quốc lộ 1B (Hà Nam) chủ yếu qua cầu Vĩnh Tuy, Thanh Trì; xe từ Quốc lộ 1A, 1B (Hà Nam) đi Quốc lộ 5 (Gia Lâm) đến Pháp Vân qua cầu Thanh Trì hoặc theo đường Tam Trinh-Minh Khai để qua cầu Vĩnh Tuy đi các tỉnh phía Bắc
Xe từ các tỉnh phía Nam đi phía Bắc (qua cầu Thăng Long) đến Văn Điển rẽ Phan Trọng Tuệ-Quốc lộ 70-Phùng Hưng rẽ trái đường Quang Trung-Chu Văn An (Hà Đông)-Quốc lộ 79-Nhổn-Quốc lộ 32-Hồ Tùng Mậu-Phạm Văn Đồng-cầu Thăng Long; xe từ cầu Thăng Long đi các tỉnh phía Nam theo đường Phạm Văn Đồng-Hồ Tùng Mậu ra Nhổn hoặc Phạm Hùng-Mễ Trì-Lê Quang Đạo-Láng Hòa Lạc-đường 70-Chu Văn An-Quang Trung-Phùng Hưng (Hà Đông)-đường Cầu Bươu-Phan Trọng Tuệ-Ngọc Hồi.
Riêng xe ô tô tải từ 13 tấn trở lên từ phía Nam đi phía Bắc đến Phùng Hưng-Cầu Trắng-Quang Trung- (Hà Đông) sẽ đi Thẳng Quốc lộ 6-Xuân Mai-đường Hồ Chí Minh-Láng-Hòa Lạc-Quốc lọ 70-Nhổn-Quốc lộ 32-Hồ Tùng Mậu-Phạm Văn Đồng-cầu Thăng Long-. Xe từ phía Bắc đi phía Nam theo chiều ngược lại.
Nếu trong khu vực nội thành xảy ra ùn tắc sẽ tổ chức phân luồng giao thông từ Quốc lộ 2 (Vĩnh Phúc-Phú Thọ) về Hà Nội sẽ đi theo Quốc lộ 2-Quốc lộ 3-Quốc lộ 5 (hoặc Quốc lộ 18)-Quốc lộ 1B để đi qua cầu Thanh Trì đi các tỉnh phía Nam (đề nghị công an Phú Thọ phân luồng xe ô tô đi theo Quốc lộ 32-cầu Trung Hà-Sơn Tây-đường Hồ Chí Minh đi các tỉnh phía Nam).
Xe ô tô từ các tỉnh phía Nam đi các tỉnh phía Đông Bắc sẽ không qua nội thành Hà Nội mà đến Đỗ Xá (Thường Tín) hoặc từ Hà Nam rẽ đê sông Hồng hoặc cầu Yên Lệnh sang Hưng Yên ra Quốc lộ 5. Xe đi từ các tỉnh phía Bắc đến Thường Tín rẽ đường liên tỉnh lên đường Hồ Chí Minh qua Sơn Tây-cầu Trung Hà.

                      "GỬI GẮM"



Tranh của Nguyễn Trung Thục (10H)

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010

CHUYỆN VUI


MỘT TÊN TRỘM NGU NHẤT THẾ GIỚI

Một tên trộm móc túi lấy được ví của 1 người phụ nữ và chắc mẩm lần này sẽ có 1 khoản tiền kha khá. Nào ngờ trong ví chẳng có tiền mà chỉ có 1 tấm vé đá bóng giải vô địch thế giới 2006, trận Đức đá với Achentina. Là 1 tay ham mê bóng đá Đức nên hắn cũng vẫn đắc thắng.
Hôm đó, hiệp 1 đội tuyển Đức đá rất dở*. Hắn tức giận, la hét chửi bới om sòm trên khán đài, làm người đàn ông ngồi bên cạnh thấy khó chịu.
Định thần 1 lát ông này gọi điện thoại cho vợ để hỏi số vé bóng đá của vợ và ông ta nghi ngờ có thể hắn là tên trộm đã móc túi vợ mình, liền gọi điện cho cảnh sát đến bắt.
Sau khi bị tra hỏi hắn đã khai hết sự thật và bị ngồi tù, chẳng được xem tiếp nữa.

* Cuối cùng thì đội Đức cũng thắng được Achentina, sau khi mãi đến gần cuối trận mới gỡ hòa 1-1, đá thêm hiệp phụ, rồi đá phạt 11m. Thủ môn Lehmann đã trở thành người "hùng nước Đức“ vì bắt và đỡ được 2 quả đá phạt 11m.

Dung (10A) st

ÔNG BỐ VUI TÍNH


Mẹ đi công tác. Ở nhà, bố bảo Tèo:
-Con sang nhà bác Năm, Xin-ga-po cho bố mấy cái lá Lốt-an-giơ-lét. Mà nhanh lên đấy, không bố Băng-cốc cho, đừng bảo bố Hung-ga-ry. Hôm nay, bố sẽ trổ tài, cho con -hi-cô luôn, chứ U-ru-quay của con, đến tối mới về cơ.

Banghs (10H) st

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

Ngày tôi xa Hà Nội!

Ngày tôi xa Hà Nội
*******

Nhờ có 4 năm học ở trường Nguyễn Trãi – Q.Ba Đình- Hà Nội trong các năm từ 1968 đến 1972, cuộc đời học sinh của tôi gắn liền với các chuyến tàu điện. Nhà tôi ở ngay bến tàu điện Hà Đông, cho nên hồi bé mọi chuyện của lũ trẻ chúng tôi đều có liên quan đến tàu điện.
Những năm học ở trường Nguyễn Trãi, sáng nào tôi cũng đi chuyến đầu tiên từ Hà Đông đến bến tàu điện Giám, xuống đi bộ hết phố Cát Linh là tới trường. Có những hôm dậy muộn, tàu đã đi được một đoạn và bắt đầu tăng tốc, tôi lao nhanh từ nhà ra đuổi theo, rồi nhẹ nhành nhẩy lên 1 toa nào đó. Tàu đi từ Hà Đông đến bến Giám thường là 45 phút. Tàu điện tuyến Hà Đông – Bờ Hồ thường tránh nhau ở các ga Cầu Mới, Hàng Bột và Cửa Nam. Nhiều hôm tôi vẫn bị muộn học là do tàu chờ tránh nhau quá lâu. Ngày đó, ô tô buýt cũng đã nhiều, nhưng tôi gắn bó với tàu điện vì vé tháng rẻ hơn. Nhờ có vé tháng, thỉnh thoảng bỏ 1 tiết học, tôi lại nhảy tàu đi chơi, hết giờ lại quay về trường. Gắn bó với tàu điện rất nhiều, nhưng kỷ niệm sâu sắc nhất là với chuyến cuối cùng mà tôi đi trước ngày lên đường nhập ngũ, năm 1972.
Tôi nhớ hôm đó là ngày 30 hoặc 31 tháng 12 năm 1971. Đó là ngày cuối cùng tôi có mặt ở lớp 10H. Cả lớp đã dành 1 giờ đầu để tổ chức lễ kết nạp đoàn và tiễn tôi lên đường nhập ngũ. Sau khi bịn rịn chia tay lớp 10H thân thương, tôi lại ra bến tàu điện Giám để về nhà chuẩn bị cho buổi lên đường hôm sau. Khi đứng chờ tàu, tôi có cảm giác như ai đó đang để ý mình. Tôi ngoái lại và hơi lúng túng khi bắt gặp ánh mắt của một người con gái đang nhìn mình như từ rất lâu. Tôi thoáng bối rối, nhìn em rồi lại quay đi. Mấy lần như thế, tôi vẫn bắt gặp ánh mắt của người con gái ấy đang nhìn tôi đăm đắm. Tôi cảm nhận được ánh mắt ấy như có điều gì muốn nói, tha thiết và đằm thắm biết bao. Tôi muốn tiến lại gần để nói với cô ấy rằng: ngày mai tôi sẽ đi xa. Nhưng chân tôi như trĩu nặng, trong lòng đắn đo, rụt rè, lúng túng, chẳng biết phải làm gì.
Thực ra, tôi đã biết cô gái này học trường Nguyễn Trãi và cũng chờ tàu ở đây. Tôi còn biết cô thường xuống bến tàu nhà máy Thuốc lá Thăng Long và hình như nhà ở khu tập thể Đại học Tổng hợp. Tôi dự định một ngày nào đó sẽ làm quen… Còn bây giờ, tôi thấy cơ hội làm quen chỉ còn có buổi sáng nay thôi. Một người con gái có đôi mắt to, đôi hàng bím tóc ôm lấy khuôn mặt hiền dịu, đang nhìn tôi lâu như thế, mà tôi thì cứ sợ sệt, đắn đo không dám tiến về phía cô ấy. Thời gian cứ trôi đi, đoàn tàu điện đã đến tự lúc nào, đỗ một lát rồi lại leng keng chuyển bánh. Tôi ngoái nhanh về phía em một lần nữa. Và vẫn là đôi mắt ấy. Khoảnh khắc đó qua đi, tôi quyết định lên tàu và nghĩ rằng chúng tôi đi cùng chuyến tàu như mọi khi. Nhưng không, cô ấy vẫn đứng đấy, nhìn theo và im lặng. Môi tôi thầm thì 2 tiếng: “Chào em”! Lòng tôi bâng khuâng, trống vắng, miên man, luyến tiếc. Cho đến khi tàu về đến Hà Đông tôi mới bừng tỉnh. Xuống tàu, tôi cố nhìn lại để nhớ mãi cái màu đỏ thân quen của từng toa tàu và như cố tìm lại hỉnh ảnh của người con gái nhỏ mà tôi vừa chia xa.
Mấy ngày sau, ngày 2/1/1972 tôi lên đường nhập ngũ, tôi trở thành người chiến sỹ thực thụ, ngày đêm rèn luyện để ngay năm đó hành quân vào chiến trường. Qua bao nhiêu miền đất nóng bỏng của chiến tranh, tôi luôn nhớ về Hà Nội, nhớ cái bến tàu nhỏ bé, nơi vườn hoa Giám. Những cảm xúc ban đầu từ đôi mắt của người con gái xinh đẹp và dịu dàng dường như lúc nào cũng theo tôi cùng năm tháng. Tôi cứ hỏi vì sao, sáng hôm đó cô gái ấy cũng về sớm như tôi và nhìn tôi như vậy? Rồi bao câu hỏi vì sao? Vì sao?... Dù không biết người con gái ấy tên là gì? Học lớp nào? Nhà ở đâu? Nhưng bóng hình cô ấy luôn ở trong tôi, gắn liền với tình yêu và nỗi nhớ về Hà Nội.
Năm 1978 tôi được phục viên. Việc đầu tiên là tôi quay lại trường Nguyễn Trãi lấy bằng tốt nghiệp làm hồ sơ thi Đại học. Bến tàu điện Giám giờ đây chẳng thấy người xưa đâu nữa và tôi thấy yêu cái bến tàu nhỏ bé ấy vô cùng. Vào đại học Tổng hợp Hà Nội, học ở giảng đường Mễ Trì, tôi vẫn đi học bằng tàu điện. Thỉnh thoảng đi tàu lên bến Giám, tôi hy vọng gặp lại bóng dáng người xưa. Kỷ niệm đó một phần làm nên tình yêu của tôi với Hà Nội. Giờ đây tàu điện cũng không còn, người con gái ấy bây giờ biết ở nơi đâu?... Tôi nghĩ là sẽ không bao giờ gặp lại được những hình ảnh thân thương đó. Nhưng nếu không có nó thì chắc gì tôi có được tình yêu Hà Nội nồng nàn, đắm thắm như hôm nay.
Nguyễn Văn Hùng
Cựu học sinh lớp 10H (1971 – 1972)
Trường Nguyễn Trãi – Ba Đình – Hà Nội
(ĐT: 0914.507.056)

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2010

NHỮNG NGÔI SAO PHƯƠNG NAM


Họ là những đứa con miền Bắc, đã từng là thành viên của trường cấp III Nguyễn Trãi Hà nội khi xưa. Vì những lý do khác nhau, họ đã xa Hà nội và định cư ở phương Nam. Tình bạn, tình thầy trò và tiếng gọi của thời gian đã kết nối họ lại. Ngày 10-10 hàng năm được mọi người trong đó lấy là ngày gặp mặt của các cựu học sinh của trường Nguyễn Trãi . Đây là một bức ảnh của họ nhân ngày 10-10-2008 tại công viên Văn Thánh (thành phố Hồ Chí Minh).


Bạn An Khanh (10G) và Trung Thục (10H) gửi đến chúng ta tấm ảnh này

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2010

ĐỘT QUỴ

ĐỘT QUỴ (Tai biến mạch máu não) :
CÁCH ĐỊNH BỆNH ĐỘT QUỴ:
Trong một buổi tiệc ngoài trời, một chị bạn trượt chân và bị ngã nhẹ - bạn bè định gọi bác sĩ nhưng chị bảo đảm rằng mình khỏe thôi, chị chỉ vấp một viên đá vì đôi giày mới. Bạn bè chùi sạch và lấy cho chị đĩa thức ăn khác. Chị có vẻ run nhẹ, nhưng rồi Ingrid tiếp tục cuộc vui suốt buổi tối.
Sau bữa tiệc, chồng Ingrid gọi báo tin cho mọi người là vợ ông đã vào bệnh viện và đã chết hồi 6 giờ tối, chị đã bị đột quỵ trong buổi tiệc ban chiều. Nếu mọi người biết cách phát hiện ra sự đột quỵ thì có thể hôm nay chị Ingrid còn ở với họ rồi. Một số người đột quỵ thoát chết nhưng lại rơi vào tình trạng vô vọng, vô phương.





Mời bạn dành một phút để đọc bài này...
Một bác sĩ thần kinh nói rằng nếu ông ta tiếp nhận bệnh nhân bị đột quỵ trong vòng 3 giờ đồng hồ, ông có thể hoàn toàn cứu được..hoàn toàn. Ông nói bạn nên biết một mẹo nhỏ để nhận ra chứng đột qụy và đưa bệnh nhân đến chuyên viên y tế trong vòng 3 giờ đồng hồ để được cứu.

NHẬN DIỆN CHỨNG ĐỘT QUỴ
Cầu Trời cho bạn có thể nhớ được 3 bước, CNĐ. Nhớ Đọc và Học lấy nhé !
Đôi khi thật khó nhận ra dấu hiệu của sự đột quỵ. Bất hạnh thay, sự thiếu hiểu biết nhiều khi có nghĩa là tai họa.Nạn nhân đột quỵ có thể bị tổn thương nghiêm trọng não nếu như người thân không nhận ra các biểu hiện của chứng đột quỵ.
Ngày nay, các bác sĩ nói rằng những người qua đường bắt gặp cũng có thể phát hiệnđột qụy bằng cách hỏi 3 câu đơn giản sau :
C* (Cười) Yêu cầu người ấy cười
N* (Nói) Yêu cầu người ấy nói một câu đơn giản, ví dụ : Hôm nay trời nắng
Đ* (Đưa tay lên) Yêu cầu người ấy đưa cao hai tay lên.

Nếu người ấy tỏ ra khó khăn với bất cứ một câu yêu cầu nào trên đây thì hãy gọi xe cấp cứu ngay lập tức và mô tả các dấu hiệu này cho người tiếp nhận. Dấu hiệu Mới để nhận diện Đột quỵ.... Làm ơn Thè Lưỡi Ra.

GHI CHÚ : Yêu cầu người bệnh thè lưỡi ra. Nếu lưỡi bị cong queo hoặc dính vào một bên miệng thì đúng là bị đột quỵ.
Một bác sĩ tim mạch nói nếu bất cứ ai nhận được email này nếu chịu chuyển cho 10 người khác thì bạn có thể cá rằng có it nhất một người đột qụy được cứu sống.

Nguyễn Việt Thu-Đậu Hoàn Đô (10H) sưu tầm

CỨU MẠNG NGƯỜI BẰNG MỘT CÂY KIM

Ở cái độ tuổi U50 chúng ta đều thấy sức khỏe là quan trọng nhất . Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn và người xung quanh khi gặp phải hữu sự .


Có thể quí vị đã có đọc những dòng chữ này rồi, nhưng chúng tôi muốn trích dịch ra tiếng Việt Nam và phổ biến rộng rãi, trong hy vọng có thể cứu được mạng người trong cơn nguy cấp, khi chờ đợi được các chuyên viên Y-tế săn sóc.

Chỉ cần một ống tiêm thuốc (loại dùng xong rồi phế thải, bằng nhựa), hoặc một cây kim may, là chúng ta có thể cứu mạng một bệnh nhân đang bị chứng tai biến mạch máu não (stroke).

Việc cứu chữa thật đơn giản và dễ dàng một cách lạ lùng, nhưng có thể mang đến những kết quả cũng không kém lạ lùng và hữu hiệu.
Chúng ta chỉ cần một phút để đọc tài liệu này, và các điều ghi trong tài liệu quả là những hướng dẫn tuyệt vời.

Xin quí vị ghi nhớ hoặc lưu giữ tài liệu này để sẵn sàng áp dụng, vì biết đâu, một ngày nào đó, quí vị sẽ dùng đến để cứu sống mạng người.

Cô Irene Liu kể chuyện: 'Cha tôi bị tê liệt và chết sau đó vì ông là nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não.Ước chi tôi biết được thủ thuật này từ trước. Khi tai biến mạch máu não xảy ra, tất cả những tia huyết quản nhỏ trong não bộ sẽ từ từ vỡ ra sau đó.'

Khi có bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chúng ta phải giữ bình tĩnh, đừng cuống quít.

Điều quan trọng nhất là ĐỪNG BAO GIỜ DI CHUYỂN NẠN NHÂN, bất kỳ là họ đang bị nạn ở đâu. Vì nếu nạn nhân bị di chuyển, các tia huyết quản trong não bộ sẽ vỡ ra. Từ từ giúp bệnh nhân ngồi thẳng dậy, và chúng ta có thể bắt đầu công việc 'rút máu'.

Nếu quí vị có sẵn một ống tiêm thuốc, thì tốt nhất, nếu không thì một cây kim may hay một cây kim gúc, cũng có thể giúp chúng ta được.
1- Trước hết, chúng ta hãy hơ nóng kim bằng lửa (bật lửa, đèn nến) để sát trùng, rồi dùng kim để chích trên mười đầu ngón tay.

2- Chúng ta không cần tìm một huyệt đặc biệt nào cả, chỉ cần chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một ly (milimetre).

3- Chích kim vào cho đến khi có máu rỉ ra.

4- Nếu máu không chảy, nên nặn đầu ngón tay cho đến khi thấy máu nhỏ giọt.

5- Khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, thì chờ vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh dậy.

6- Nếu mồm bệnh nhân bị méo, thì chúng ta phải nắm hai (lỗ) tai của bệnh nhân kéo mạnh, cho đến khi hai tai đều ửng màu đỏ.

7- Châm vào dái tai (ear lobe) hai mũi mỗi bên cho đến khi máu nhỏ giọt từ mỗi dái tai. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại. Chúng ta hãy kiên tâm chờ cho đến khi bệnh nhân hoàn toàn hồi tỉnh và không có một triệu chứng nào khác thường mới mang bệnh nhân đến bệnh viện.

Vì nếu nạn nhân được chuyên chở vào bệnh viện sớm hơn. Có thể những dằn sóc của xe cứu thương sẽ làm cho các mao quản (capillaries) trong não bộ bị vỡ ra. Nếu sau khi đó mà họ còn có thể đi đứng được, thì đúng là do phúc đức của Tổ Tiên họ.

Cô Liu nói tiếp: 'Tôi học cách cứu chữa qua cách làm xuất huyết này từ một Đông y tên Hà Bảo Định (Ha Bu-Ting). Ngoài ra, tôi còn có cơ hội áp dụng phương pháp này nữa. Vì thế nên tôi khẳng định là phương pháp hữu hiệu 100%. Năm 1979, tôi đang dạy tại Đai học Fung-Gaap tại Đài Trung. Một buổi trưa nọ, tôi đang giảng bài trong lớp, thì một giáo sư khác chạy sổ vào lớp học của tôi, vừa thở vừa nói 'Cô Liu, đến gấp dùm, ông Giám sự của chúng ta đang bị tai biến mạch máu não'.

Tôi chạy lên lầu 3 ngay tức thì và thấy ông Giám sự của chúng tôi là Trần Phúc Tiên, mặt mày nhợt nhạt, tiếng nói ngọng nghịu, và mồm thì méo xệch qua một bên, ông hội đủ tất cả những triệu chứng của một người đang bị tai biến mạch máu não. Tôi bảo một người sinh viên đang thực tập tại Đại học, đến Dược phòng bên ngoài mua cho tôi một ống tiêm, và dùng kim tiêm để châm đầu mười ngón tay của ông Trần, cho đến khi mỗi đầu ngón tay có một giọt máu cỡ hạt đậu. Sau vài phút, mặt ông Trần đã nhuận sắc trở lại, và mắt ông cũng đã bắt đầu có thần. Nhưng mồm ông thì vẫn méo, nên tôi kéo hai tai ông cho đến khi hai tai đều đỏ vì máu đọng, rồi châm vào mỗi bên dái tai hai mũi để hai giọt máu tươm ra.

Khi hai giọt máu hai bên dái tai được rỉ ra, một phép lạ đã xảy ra. Chỉ nội trong vòng từ 3 đến 5 phút, mồm ông ta đã từ từ trở lại hình dạng nguyên thủy, và tiếng nói của ông cũng trở lại bình thường.

Chúng tôi để ông nghỉ ngơi một lúc, rồi rót cho ông một tách nước trà nóng rồi đưa ông đi đến bệnh viện Ngụy Hoa gần đó. Ông nghỉ ngơi tại bệnh viện một đêm, rồi hôm sau lại trở về nhiệm sở làm việc.

Sau đó, mọi việc đều bình thường. Ông không có triệu chứng nào nguy hại sau đó. Trái lại, các nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não thường khó trở lại bình thường, vì các tia máu trong não bộ bị vỡ trong khi xe cứu thương di chuyển họ đến bệnh viện. Kết quả là không thể làm cho họ vãn hồi lại trạng thái cũ.'

Chúng tôi hy vọng là quí vị có thể phổ biến tài liệu này đến với bạn bè và người thân để dùng khi hữu sự

Nguyễn Việt Thu-Đậu Hoàn Đô (10H) st

Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2010

TRUY TÌM NGƯỜI QUEN (!!!)




















Thân gửi các bạn !
Có 2 người trên ảnh kèm theo đây là những nhân vật đã từng là học sinh 10G hoặc 10H trường cấp III Nguyễn Trãi. Họ đã "lặn mất tăm" khá lâu mà không thấy "nổi" lên. Mong các bạn tìm hộ xem họ là ai và đang ở đâu để anh chi em cùng khóa diện kiến. Ảnh chụp khá lâu rồi, nhưng ....


Bloggers

THÔNG BÁO 4

Được biết các bạn cấp III Nguyễn Trãi trong TP Hồ Chí Minh sẽ ra Hà nội muộn nhất là ngày 7/10 và sẽ trở vào sau 10/10, tối hôm qua (18/9), các bạn đại diện lớp 10B-10D-10G-10H (chưa có mặt các bạn lớp 10A-10C-10E) đã nhóm họp và dự kiến như sau:
- Sẽ có một buổi gặp gỡ chung giữa các bạn cùng khóa Nguyễn Trãi hai miền vào 17h ngày 8/10/2010 tại tại quán "Tre Palace " 142 An Dương Vương ( đi qua phố thịt chó và ngã 3 Lạc Long Quân, phía tay phải ven sông Hồng)
ĐT: 3 7583117.
- Ngày 9-10/10 mọi người thu xếp theo kế hoạch riêng. Những ngày này chắc thành phố sẽ rất đông và khó tổ chức.
- Ngày 11/10, kế hoạch đang mở.
Việc chuẩn bị với các bạn miền Bắc sẽ bao gồm
- Thống nhất các đại diện mỗi lớp (xem danh sách kèm dưới đây)
- Các đại diện lớp lên danh sách số bạn có thể tham gia và gửi email cho bạn Bàng (
hosibang@gmail.com chậm nhất 25/9/2010)
- Kinh phí dự trù mỗi bạn tham dự: 500.000 đ /người và đại diện các lớp sẽ gặp nhau vào chiều thứ sáu (1/10).
Rất mong các bạn thu xếp thời gian và đóng góp ý kiến. Vì đây là lần đầu tiên gặp gỡ thế này, rất cần sự nhiệt tình của mọi người. Thời gian rất gấp, mong mọi người vui lòng thông báo cho các bạn khác khi đọc được tin này . Xin chân thành cảm ơn .
Banghs


DANH SÁCH ĐẠI DIỆN CÁC LỚP
10A :
1-Phạm Đức Khánh(0913253686)
2- Mai Tiến Dũng (0912352638)
3- Nguyễn Bích Hạnh(0904088861)
10B:
1- Phạm Anh Dũng (0978859546)
2- Nguyễn Văn Trung (0913368945)
10C: chưa có thông tin
10D:
1- Trần Tuấn Việt (904041455)
2- Lê Trí Liêm(983375935)
3- Phạm Quang Cường(989090558)
10E: chưa có thông tin
10G:
1- Đoàn Nhật Cao (0915006659)
2- Hoàng Thị Kim Dung (0989099517)
3- Đồng Ngọc Toàn (0912170167)
10H:
1- Hồ Sĩ Bàng (0913546785)
2- Đặng Thái Bảo (0934275679)
-

Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2010

"KHAO KHÁT" KỶ NIỆM XƯA



Bạn Nguyễn Trung Thục (10H) xin gửi tới chúng ta tranh vui này

Thứ Năm, 16 tháng 9, 2010

THÀNH PHỐ TÔI YÊU

Tôi lớn lên trong lòng Hà Nội
Giữa nhịp đời thành phố sinh sôi.
Trong tiếng ru da diết của mẹ tôi,
Có bao la một khoảng trời thành phố

Đã in đậm vào tôi, trong trí nhớ
Từng gốc cây, đường phố, mái trường xưa
Tiếng ve ran nao nức gọi học trò,
Cơn gió bấc tím đôi vành môi nhỏ

Thành phố tôi đi trong giấc ngủ,
Thức với đêm là những ánh đèn đường,
Tiếng guốc tan ca gõ dài vào đêm,
Tiếng còi tầu vào ga văng vẳng…

Thành phố ôm tôi trong lòng bè bạn,
Đôi mắt người yêu-chớp lửa cuộc đời tôi,
Phút chia tay gọi kỷ niệm vô hồi,
Thành phố trong tim đứa con xa Hà Nội

Sẽ hiểu những gì thành phố này chưa nói
Qua rêu phong phủ kín những mái chùa
Bức tường nao xoáy vết đạn xưa?
Nét nhân ái trải dài cùng lịch sử

Bịn rịn nhiều là giọt mưa qua phố
Hạt nắng nơi đây muộn đến sớm về
Gió sông Hồng mát rượi đường đê
Gọi sức sống những bãi ngô xanh mướt

Những đêm xa, qua mắt tôi thao thức
Hà Nội là nơi khoảng sáng phía chân trời .
Vẫn ghé về luôn mà vẫn bồi hồi ,
Niềm thương nhớ nối dài theo khoảng cách

Tôi chợt hiểu những gì thân yêu nhất,
Tôi đã trao cho thành phố tôi yêu…



Vĩnh Yên-Hà Nội 20-24/12/1980
Hồ Sĩ Bàng

Thứ Hai, 13 tháng 9, 2010

ĐẠP XE ĐUỔI Ô TÔ ĐỂ BẮT TAY NHAU


Tháng 6/1973 sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở chiến trường, đơn vị chúng tôi được trở về miền Bắc và đóng quân ở Hà Trung – Thanh Hóa. Vào một ngày tháng 9 năm đó, tôi cùng đoàn cán bộ của đơn vị đi trên 1 chiếc xe quân sự phóng nhanh về Hà Nội để khảo sát địa bàn bảo vệ đê sông Hồng khi bão lụt xảy ra. Trời sẩm tối, xe chúng tôi lại khẩn trương trở về Thanh Hóa và hành trình theo hướng từ Chèm- Cầu Giấy- Cửa Nam- đường Nam Bộ…
Xe chạy trên đường Kim Mã, tôi bồi hồi ngoái nhìn về mái trường Nguyễn Trãi thân yêu thấp thoáng sau những dãy nhà bên kia đường tàu điện. Và khi xe đi đến đầu phố Sơn Tây, tôi bỗng nhìn thấy 2 người bạn đèo nhau trên 1 chiếc xe đạp. Tôi nhận ra ngay đó là Xuân Hòa và Thủy, bạn học cùng lớp 10H trường Nguyễn Trãi. Tôi chồm về phía cuối thùng xe và gọi tên 2 bạn. Xuân Hòa và Thủy cũng nhận ra tôi, lập tức đuổi theo và liên tục gọi : “Văn Hùng ơi! Văn Hùng ơi!”. Còn chiếc xe quân sự thì cứ hối hả vô tư trên đường về đơn vị. Xe lao nhanh trên đường Kim Mã, Nguyễn Thái Học, qua hết ngã tư này đến ngã tư khác. Còn Hòa và Thủy vẫn cố đạp xe theo. Có lúc xe đạp đến sát được với ô tô, Hòa và Thủy cố giơ tay ra để bắt tay và gọi tên tôi. Tôi thấy nguy hiểm vô cùng và luôn mồm giục các bạn đừng đuổi theo nữa. Xe đến Cửa Nam và rẽ về đường Nam Bộ (nay là đường Lê Duẩn). Qua ánh đèn lấp loáng, tôi vẫn nhìn thấy 2 bạn mải miết đạp xe theo sau. Chắc 2 bạn đã đuối sức, cho nên đến cửa ga Hàng Cỏ, tôi không còn nhìn thấy họ đâu nữa. Xe tiếp tục lao nhanh về Phương Nam, xa dần những ánh đèn Hà Nội. Tôi thầm gọi tên hai người bạn thân và lo lắng không biết họ có bị hỏng xe dọc đường hay không? Tôi mong Hòa và Thủy thông cảm cho “nhiệm vụ quân sự” tôi không thể xin dừng xe để xuống bắt tay và tâm tình với các bạn được. Ôi! Dù bắt tay hụt với bạn bè trên đường hành quân, nhưng tôi vẫn thấy ấm lòng biết bao.
30 năm sau - năm 2003. Do yêu cầu của công việc làm báo, tôi có chuyến đi công tác các tỉnh phía Nam và ở lại thành phố biển Nha Trang 1 đêm. Sau ngần ấy năm, tôi mới gặp lại Xuân Hòa cũng là nhà báo thường trú tại đây. Gặp nhau trên bờ biển Nha Trang, tôi và Xuân Hòa bắt chặt tay nhau thật lâu. Chúng tôi cùng nhớ lại những cánh tay chới với tìm nhau trên đường phố Thủ đô 30 năm về trước và còn nắm tay nhau thật nhiều, thật lâu trong lần gặp nhau đầy xúc động này. Còn với Thủy, năm 2009 vừa qua, sau 37 năm tôi mới gặp và được bắt tay nhau trong buổi họp lớp tại Hà Nội. Giờ đây, chắc các bạn cũng như tôi, ai cũng mong được sống lại tuổi học trò giữa trường Nguyễn Trãi thân yêu.
Nhưng cuộc sống là thế, cứ trôi đi và chúng ta cứ phải xa nhau, xa mãi. Nhưng “Dù ta xa nhau, lòng ta vẫn có nhau”. Vì tình bạn của chúng ta có được từ lớp 9I, 10H vẫn ấm mãi trong những cái bắt tay./.

Nguyễn Văn Hùng
Cựu học sinh lớp 10H (1971 – 1972)
Trường Nguyễn Trãi – Ba Đình – Hà Nội
(ĐT: 0914.507.056)

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010

TRAO ĐỔI


CUỘC ĐỜI như thế nào là toại nguyện?

Mời các bạn K22 Nguyễn Trãi tham gia vào chủ đề này, với mục đích cùng nhau chia sẻ những trải nghiệm riêng của mỗi người, cùng nhau giải đáp những khúc mắc trong cuộc sống, để cùng giúp cho nhau vẫn có cuộc sống ổn thỏa và vui vẻ khi tuổi mỗi ngày mỗi già và sức khỏe thì yếu dần đi.

*****

Theo mình thì CUỘC ĐỜI như là một quãng đường dài mà ai cũng phải đi, bắt đầu từ lúc SINH RA cho đến khi đi về với THẾ GIỚI BÊN KIA.
Còn TOẠI NGUYỆN thì mỗi người mỗi khái niệm riêng?

Mình mong được học hỏi kinh nghiệm của bạn bè để sao cho khi mình về tới „đích“ mà vẫn cười tươi, thế là toại nguyện rồi!
V.N. Dung (10A)

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2010

LỚP 10A GẶP MẶT


Bạn Phạm Đức Khánh 10A gửi tới chúng ta một kỷ niệm nhỏ. Ảnh này chụp lớp 10A khi đi dã ngoại ( Hà bắc) nhân dịp 30 năm ngày ra trường (1972-2002), Tên các nhân vật trong ảnh thì chắc Khánh nhớ, nhưng vấn đề là các bạn cùng khóa, đặc biệt các bạn 10A không trong ảnh chỉ ra hộ nhé


phamduc_k@yahoo.com

Thứ Tư, 8 tháng 9, 2010

Trường Nguyễn Trãi trong tôi


*********



So với các bạn cùng khóa tôi có nhiều kỷ niệm hơn với mái trường Nguyễn Trãi thân yêu. Vì bị lưu ban 1 lần, cho nên tôi có 4 năm liền là học sinh của trường. Tôi vào lớp 8C niên khóa 1968 – 1969 do cô Nhu làm chủ nhiệm. Lúc đó trường đang sơ tán ở thôn Vĩnh Trung, xã Đại Áng, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là huyện Thanh Trì, Hà Nội). Năm học 1969 – 1970 tôi tiếp tục học lớp 9C. Vào lúc đó, trường đã về Hà Nội, ở địa điểm như hiện nay. Do bị lưu ban, nên năm học 1970 – 1971 tôi được chuyển về lớp 9I, và lên lớp 10H niên khóa 1971 – 1972 do cô Nhung làm chủ nhiệm. Đầu năm 1972 tôi lên đường nhập ngũ. Những năm tháng ở chiến trường và đến tận hôm nay, tôi luôn mang trong mình hình ảnh thân thương của trường Nguyễn Trãi và các bạn bè, cô giáo lớp 9I, 10H. Gần đây, mỗi khi họp lớp, lòng tôi tràn đầy xúc động, như được sống lại những năm tháng tuổi học trò giữa thủ đô thân yêu. Tuy nhiên tôi cũng rất nhớ những kỷ niệm với cô giáo và các bạn ở lớp 8C, 9C năm học 1968 – 1969; 1969 – 1970. Đó là những ngày ở nơi sơ tán, chúng tôi cùng học trong những chiếc Lán có tường hào bao xung quanh, cùng ăn cơm tập thể, cùng ở nhà dân. Cuối tuần ai cũng náo nức đi bộ hoặc đi nhờ xe về Hà Nội thăm nhà. Rồi một ngày, tất cả chúng tôi hăm hở khênh bàn ghế lên ô tô, cùng toàn trường trở về Hà Nội, khi giặc Mỹ đã ngừng ném bom miền Bắc. Nhà tôi ở ngay bến tàu điện Hà Đông, sáng nào cũng đi tàu điện hoặc đi xe buýt từ Hà Đông xuống vườn hoa Giám, đi bộ hết phố Cát Linh là tới trường. Cứ thế, rồi một ngày tôi xa Hà Nội, chia tay với mái trường Nguyễn Trãi, đến hôm nay đã gần 40 năm. Giờ đây tôi vẫn thường xuyên gặp lại các bạn ở 9I, 10H. Nhưng còn các bạn ở 8C, 9C, 10C (từ 1968 – 1971) bây giờ họ làm gì? Ở đâu? Tôi còn nhớ các bạn Hoàng Xuân Đỉnh, Nguyễn Tiến Dũng, Phí Đình Bích ở Yên Phụ; Bạn Phan Hùng ở phố Sơn Tây; Bạn Phạm Hùng ở phố Hàng Hòm; Bạn Lan Hoa ở phố Hàng Trống; Bạn Tiến Thành ở phố Cửa Nam; Bạn Văn cũng ở phố Sơn Tây……
Tôi mong đươc gặp các bạn và tin rằng trong lòng chúng ta luôn có 1 mái trường Nguyễn Trãi gần gũi, thân thương./.

Nguyễn Văn Hùng
Cựu học sinh lớp 10H (1971 – 1972)
Trường Nguyễn Trãi – Ba Đình – Hà Nội
(ĐT: 0914.507.056)

Thứ Ba, 7 tháng 9, 2010

HOẠT ĐỘNG THƯỜNG KỲ CỦA LỚP 10B

Dịp kỷ niệm 30 năm tốt nghiệp lớp 10B đã tổ chức gặp gỡ ở Nhà nổi Hồ Tây , có mời một số giáo viên bộ môn . Dịp kỉ niệm 35 năm lớp tổ chức ở Hạ Long và năm tới có lẽ sẽ lại ra biển vào dịp hè 2011 . Nói chung lớp 10B ngoài các việc hiếu hỉ hàng năm tổ chức găp nhau vào đầu tuần tháng 12.




Một tấm ảnh kỷ niệm gặp gỡ giữa các cựu học sinh lớp 10B

Hàng trước từ trái sang : Phạm Dũng , Thái Hà , Minh Sơn , Hoàng văn Hòa , Tăng quỳnh Nga , Trịnh thanh Mai , Bùi thị Tuyết , Nguyễn xuân Nguyên ( anh vợ Mạnh Hà ) . Hàng sau từ trái sang : Quang Huy , Văn Trung , Kim Bình , Trí Dũng , Trần Thành , Mạnh Hà .

Bọn lớp mình tụ tập giao lưu cũng đã lâu rồi , hàng năm hẹn gặp mặt vào tháng 12 , nhưng gặp nhau mỗi khi các bạn có việc thì nhiều lắm .

Phạm Anh Dũng (10B)