Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

"HÔN NHÌN"

Mình tình cờ đọc được bài phỏng vấn nhà thơ Đỗ Quyên (Đỗ Ngọc Thủy -  9I 10H Nguyễn Trãi khóa 1970 - 1972) với nhan đề : „BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI“ trên báo Tiền Vệ: (http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=3327).

Thấy rất tâm đắc nên mình (mạn phép Thủy) giới thiệu cho các bạn cùng đọc và mình chỉ đưa trích đoạn „phát minh hôn nhìn“ để giải đố cho các bạn:

                                                  ***
1./ LỜI TÒA SOAN: „Ðỗ Quyên tham gia cuộc phỏng vấn do Trần Nhuệ Tâm thực hiện không phải chỉ với tư cách một nhà thơ hiện đang sống ở hải ngoại mà còn với tư cách một độc giả trung thành của Tiền Vệ, người đã theo dõi loạt bài phỏng vấn này một cách thích thú. Chính vì sự thích thú ấy, anh đã không chỉ hài lòng với việc trả lời phỏng vấn mà còn, từ cảm nhận riêng của anh, bình luận về cuộc phỏng vấn, về ý kiến của những người trả lời phỏng vấn trước anh. Hằng ngày, tiếp xúc với bạn bè gần xa qua các phương tiện truyền thông như email hay điện thoại, chúng tôi cũng được biết có không ít người như Ðỗ Quyên. Họ cũng say sưa theo dõi các bài trả lời phỏng vấn. Cũng tâm đắc với ý này, phân vân trước ý nọ. Những phản ứng như thế, rất chính đáng, có lẽ làm cho Trần Nhuệ Tâm cảm thấy việc làm của mình có ý nghĩa. Và những nhà văn và nhà thơ tham gia cuộc phỏng vấn cũng có thể an tâm là tiếng nói của mình đã được lắng nghe.“

2./ TRÍCH ĐOẠN „HÔN NHÌN“: „…Khi ở sân bay Nội Bài, tôi nhìn xuống khoảng cuối cùng của nền bê-tông phi trường, ngay trước cầu thang leo lên phi cơ. Khoảng vật chất đó căng ra trong nắng như muốn khóc, nếu bàn chân tôi lạnh lùng dẫm lên nó. Tôi đã kịp gỡ chiếc kính cận ra (kẻ đã làm hỏng nhiều cú hôn của tôi!), đã cúi thâm thấp xuống… Nhưng kẹt vì cả một dòng đầu người ở phía sau, nhấp nhô nhô nhấp như sóng vỗ theo kiểu Hoàng Cầm trong “Đêm Liên Hoan”. Đã tính chạy ra khỏi hàng. Nhưng, nói thật nha (giữa cánh văn nghệ văn giềng nhân chi sơ tính bản hèn với nhau): cho kẹo cậu cũng đếch dám! Nhân viên an ninh ấy à, họ là tinh mắt lẹ tay lắm. Họ sẽ xách tay nhà thơ quẳng về cơ quan chủ quản, tịch thu vi-già, treo giò bát-xì-bo, v.v… Cũng phải thôi! Bên các anh ấy bận lắm! Rách việc! Làm sao các anh ấy có thời gian và những tài liệu tham khảo để thơ hóa một hành vi yêu đất (nước) của một nhà thơ, trong khi đó lại là giốp của giới độc giả, của cánh phê bình – tức là của thời gian, của lịch sử. Song, cái khó ló cái thơ! Tôi sáng tạo ngay ra một thao tác: hôn nhìn. Đôi mắt luôn buồn mênh mông ấy đã kịp buồn thêm, kịp mêng mông ra mà chùm lên khoảng đất nhỏ những cái hôn nghiêng trời nghiêng đất. Tôi hôn nhìn nó với cái ngoái đầu lại khi đã bị dòng người xô lên cầu thang vào máy bay. Tôi hôn nhìn nó trong những tháng ngày về sau (Khác với thơ Nguyễn Đình Thi, tôi đi xa đầu có ngoảnh lại cơ mà!) Sau 5-7 năm di dạt, đến một khi tôi chợt nhận thấy, cái hôn nhìn đó không còn là ở những lúc ngoái nhìn lại mà là những khi tôi ngẩng đầu nhìn về phía trước. Thì ra, thời gian đã làm chuyển vế cho một số phương trình nào đó của đời…“

(trích phỏng vấn của ĐQ - Ba mươi năm: khoảng cách và dấu nối).
 Vũ Ngọc Dung (10A) st
Vũ Ngọc Dung st

5 nhận xét:

  1. Cảm ơn bạn Dung(10A) đã bật mí về khái niệm Hôn nhìn và tác giả của nó, nhưng hình như nó cũng chứa đựng một chút nguy hiểm, và còn nguy hiểm hơn nếu nó được che đậy dưới một cặp kính trắng.

    Trả lờiXóa
  2. Trời ! hóa ra "hôn nhìn " mà bạn Thủy phát minh có sức mạnh ghê nhỉ, cái nhìn ấy "trùm lên khoảng đất nhỏ những cái hôn nghiêng trời nghiêng đất"
    Mong chị em k22 dùng " võ" này thật nhiều khiến các Liền anh "nghiêng ngả"...Cám ơn bạn Dung đã cất công về quê nhà mở " Lò Võ nhìn "

    Trả lờiXóa
  3. Trên tất cả mọi nguy hiểm , nụ hôn đó còn được che đậy bởi bộ râu xồm của tác giả.
    TNTM

    Trả lờiXóa
  4. Không biết rằng những nụ "Hôn nhìn" của tác giả sau khi bay lượn vài chục vòng trái đất và lang thang nơi xứ người, khi quay về "Nơi chốn cũ" thì các "Phương trình" toán lý lại đảo chiều chăng?("Sau 5-7 năm di dạt, đến một khi tôi chợt nhận thấy, cái hôn nhìn đó không còn là ở những lúc ngoái nhìn lại mà là những khi tôi ngẩng đầu nhìn về phía trước. Thì ra, thời gian đã làm chuyển vế cho một số phương trình nào đó của đời…“)???!Tôi chợt nhớ đến lời một ca khúc:"Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt!"

    Trả lờiXóa
  5. doc bai nay vinh lai nho toi ban qua biet chung nao chung minh moi lai gap nhau day

    Trả lờiXóa