Dùng gừng làm thuốc chữa cảm sốt và lạnh bụng là những kiến thức dân gian rất thông dụng. Khoa học ngày càng chứng minh điều này một cách thuyết phục. Nói gừng trị bách bệnh có lẽ cũng không ngoa.
Nhờ vị cay, tính nóng, gừng chống lạnh, làm giảm ho. Dân gian kết hợp gừng với cá, ốc là rất khéo vì thơm ngon, lại giải độc vì các chất cay trong gừng diệt nấm, kháng viêm, trị giun sán, phân giải chất gây dị ứng. Khả năng kích thích đường tiêu hóa của gia vị này cao, khiến tăng tiết nước bọt, dịch dạ dày, tăng hấp thụ tiêu hóa tốt cho người kém ăn, ăn không tiêu, bụng trướng. Hơn nữa nhờ tác dụng giảm co bóp ruột và dạ dày, người say xe mang theo gừng để ngậm phòng nôn.
Gừng cũng làm sạch cơ thể toàn diện nhờ tăng huyết áp, khiến tim đập nhanh, giãn mạch, ngừa tụ máu, làm ra mồ hôi để hạ nhiệt, giảm sốt. Người bị mỡ trong máu ăn gừng thường xuyên sẽ duy trì mức độ chất béo trong máu ổn định. Nước gừng tươi hoặc gừng ngâm rượu còn dùng để xoa bóp, giảm đau, chữa các bệnh về khớp, tê thấp.
Với đàn ông, gừng tráng dương, tăng tinh dịch và tính năng động của tinh trùng. Với đàn bà đây là thuốc trị băng huyết. Cũng như nhiều rau củ khác, các nhà khoa học tìm ra khả năng khống chế tế bào ung thư của gừng.
Gừng thật sự rất tốt cho đại đa số người dùng, chỉ không nên khi mắc bệnh gan, đau mắt, trĩ, người nóng, dễ ra mồ hôi. Phụ nữ có thai thường nên tránh. Dân gian cũng lưu truyền câu răn dạy: “Mùa hè ăn gừng, mùa đông ăn củ cải,“ hay “Gừng ăn buổi sáng bổ như nhân sâm, gừng ăn chiều tối độc như thạch tín.“ Người bị chảy máu, mất máu cũng không nên dùng.
Bài thuốc dân gian
Hen suyễn: Một chút gừng tươi thái nhỏ đánh với 1 quả trứng gà, trưng chín, ăn nóng.
Đái đường: Đun 5g gừng tươi, 6g chè xanh với nửa lít nước, khi cạn còn 2/3 thì rắc thêm muối rồi uống.
Cảm lạnh: Gừng tươi giã hoặc thái lát, nấu sôi, uống nóng, đắp mền cho ra mồ hôi.
Cảm gió: Gừng giã nát, bọc vào khăn vải màn, chà xát theo hai bên sống lưng.
Ho đờm: Gừng giã giập, hòa mật ong ngậm.
Ho khan: Gừng xắt lát ngậm.
Đau bụng do lạnh: 150g gừng sống giã nát, một ít chườm vào bụng, phần còn lại đun với một chén rượu uống nóng.
Chân tay lạnh: Ngâm chân tay vào nước ấm pha muối và gừng vào buổi tối 15-20 phút. Đi ngoài ra máu: Gừng sống, ngải cứu với lượng bằng nhau sắc uống.
Gừng thật sự rất tốt cho đại đa số người dùng, chỉ không nên khi mắc bệnh gan, đau mắt, trĩ, người nóng, dễ ra mồ hôi. Phụ nữ có thai thường nên tránh. Dân gian cũng lưu truyền câu răn dạy: “Mùa hè ăn gừng, mùa đông ăn củ cải,“ hay “Gừng ăn buổi sáng bổ như nhân sâm, gừng ăn chiều tối độc như thạch tín.“ Người bị chảy máu, mất máu cũng không nên dùng.
Bài thuốc dân gian
Hen suyễn: Một chút gừng tươi thái nhỏ đánh với 1 quả trứng gà, trưng chín, ăn nóng.
Đái đường: Đun 5g gừng tươi, 6g chè xanh với nửa lít nước, khi cạn còn 2/3 thì rắc thêm muối rồi uống.
Cảm lạnh: Gừng tươi giã hoặc thái lát, nấu sôi, uống nóng, đắp mền cho ra mồ hôi.
Cảm gió: Gừng giã nát, bọc vào khăn vải màn, chà xát theo hai bên sống lưng.
Ho đờm: Gừng giã giập, hòa mật ong ngậm.
Ho khan: Gừng xắt lát ngậm.
Đau bụng do lạnh: 150g gừng sống giã nát, một ít chườm vào bụng, phần còn lại đun với một chén rượu uống nóng.
Chân tay lạnh: Ngâm chân tay vào nước ấm pha muối và gừng vào buổi tối 15-20 phút. Đi ngoài ra máu: Gừng sống, ngải cứu với lượng bằng nhau sắc uống.
ĐHĐ st
Cám ơn ĐHĐ đã sưu tầm những bài thuốc quí!
Trả lờiXóaMình đang cần tìm một nhánh gừng già đây , nghe nói rất cay lại trị bá bệnh .
Trả lờiXóaTrmt