Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

NÓI LÁI

Nói lái là một cách nói kiểu chơi chữ của dân Việt. Có nhiều cách nói lái:
Cách 1: Đổi âm sau, giữ chữ đầu và thanh: Thí dụ: Cái bằng - nói lái thành - Cắng bài
Cách 2: Đổi toàn bộ, trước ra sau, nhưng giữ thanh Thí dụ: Cái bằng - lái lại thành - Bắng cài
Cách 3 : Đổi dấu thanh Thí dụ : Thụy điển có thủy điện
Các câu nói lái phổ thông
Câu đố:
Lăng quằng lịt quịt ... lăng quằng trứng là cái gì ? (lưng quần trắng)
Lăng quằng lịt quịt ... lăng quằng rừn là cái gì? (lưng quần rằn)

Nói lái trong thơ
Nói lái thành thơ có lẽ là nghệ thuật chơi chữ tuyệt diệu và độc đáo trong tiếng Việt:
Một bài thơ của cụ Thảo Am viết sau khi nghe tin giặc Pháp chiếm lại đồn Mang Cá, 1946:
Lũ quỷ nay lại về luỹ cũ
Thầy tu mô Phật cũng thù Tây.

Làm thơ nói lái thật không dễ. Ví dụ bài thơ nhắn bạn sau đây:
Làng vọng còn hơn cái lọng vàng
Mang sơ tấm áo, chớ mơ sang
Nhắn bạn lên non đừng bắn nhạn
Hang lỗ tìm vào bắt hổ lang

Cụ Nguyễn Khoa Vy mất năm 1968, cùng với cụ Ưng Bình Thúc Giạ thuộc thế hệ cuối cùng của Quốc tử giám. Cụ làm bài thơ Nhớ bạn thế này:

Nhớ Bạn
Nhắc bạn những thương tình nhạn bắc
Trông đời chỉ thấy cảnh trời đông
Đêm thâu tiếng dế đâu thêm mãi
Công khó chờ nhau biết có không

Hoặc một bài thơ khác:
Đời chua, bậu cứ thử đùa chơi
Chơi ngổ xong rồi, kiếm chỗ ngơi
Bến đậu thênh thang, mời bậu đến
Ngồi đây say tít, ngất ngây đời.
Câu cuối của bài thơ ngồi đây đã bị ép thành ngây đời. Điều đó chứng tỏ nói lái thành thơ, không phải dễ!

Ấy vậy mà bài thơ sau đây sẽ còn làm chúng ta thật sự ngạc nhiên về sự phong phú, đa dạng của ngôn từ tiếng Việt cũng như sự tài tình của nhà thơ.
Nếu ai định dịch nó sang ngôn ngữ khác, chắc là phải bó tay! (khi đọc nhớ lái ở ba từ cuối mỗi câu):
Mỗi độ xuân sang chả có gì (chỉ có già)
Giàu sang, keo kiệt để mà chi? (đĩ mẹ cha)
Vui xuân chúc tết cầu gia đạo (cạo da đầu)
Cạn chén tiêu sầu tiễn người đi (đĩ người tiên).
"Chú phỉnh" tôi rồi "chính phủ" ơi,
"Chiến khu" đông lúa "chú khiên" rồi
"Thi đua" sao cứ "thua đi" mãi
"Kháng chiến" lâu rồi "khiến chán" thôi !!!
Thầy giáo tháo giầy, tháo giáo án dán áo
Nhà trường nhường trà, nhường cả hoa, nhòa cả hương
Làm giáo chức, phải giứt cháo
Thảo chương, rồi để được ... thưởng chao
Nhường luôn hết cả nhà xe, nhè luôn hết cả xương
Nhường luôn miếng đất, nhất luôn cả miếng đường
Nhường tới tận rau, nhàu luôn tới tận xương
Nhường tới cái túi, nhúi...tới cái tường
Lấy lương hưu, để lưu hương

Vua Tự Đức cũng có 1 câu đối chỉnh mà đến nay chưa chắc ai giải được.
Vế đối ra:
Kia mấy cây mía
và vế đối lại của vua Tự Đức là:
Có vài cái vò
Chỉnh hết chỗ nói!

Nói lái sau năm 1975
Sau năm 1975 đời sống nhân dân khó khăn, do đó trong dân gian có những câu nói lái rất phổ thông:
Quy mã là qua Mỹ , hay :
Kỹ sư đôi lúc làm cư sĩ
Thầy giáo lắm phen cũng tháo dày.
Giáo chức giờ đây đành dứt cháo
Khoái ăn sang nên... sáng ăn khoai.

Nói về tệ nạn cửa quyền tham nhũng của chế độ và các tệ nạn thì nhân gian có các câu nói lái :
Thủ tục đầu tiên là ..tiền đâu ?
Vũ Như Cẩn là Vẫn như cũ.
Nguyễn Y Vân là Vẫn Y Nguyên
Bùi Lan là Bàn Lui
Hộ khẩu là Hậu khổ.

Chỉ riêng ngành giáo dục không thôi đã có nguyên một bài nói lái tự thán như sau :
Thầy giáo tháo giày đi dép
Nhà trường nhường trà uống nước trong
Tháng đầy thầy đáng dăm lon gạo
Lương thầy tiền lính tính liền xong
Thầy giáo tháo ủng tháo giày
Tháo ủng thủng áo tháo giày nóng chân
Giáo án dành lại khi cần
Thay vải dán áo việc làm tốt thôi.

(Theo wikipedia)
T- N st

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét