* Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà - Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Sự giúp đỡ to lớn của quốc tế cho con đường Hồ Chí Minh trên biển
Những sự giúp đỡ của quốc tế đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống đế quốc Mỹ đã góp phần rất quan trọng làm nên thắng lợi cuối cùng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Trong đó, sự giúp đỡ của các nước, đặc biệt là của Trung Quốc, đối với con đường vận chuyển trên biển mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một ví dụ tiêu biểu.
Dai ta Nguyen Manh Ha
Từ năm 1954, hàng chục cán bộ, công nhân Việt Nam đã được nhận sang học tại Trường chuyên nghiệp đóng tàu Thượng Hải của Trung Quốc. Trong số này, có đồng chí Trịnh Xương. Sau 5 năm học, với vốn liếng, kinh nghiệm tích lũy được, ông đã trở về và trở thành cán bộ chủ chốt của ngành đóng tàu Việt Nam.
Trịnh Xương từng là “kiến trúc sư trưởng” của hầu hết các con tàu không số làm nhiệm vụ vận chuyển người, vũ khí, hàng hóa vào miền Nam. Từ những thuyền vỏ gỗ nhỏ, có trọng tải nhỏ từ 5-7 tấn, tốc độ chậm, được đóng theo kiểu những con tàu đánh cá ở các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ cuối những năm 1959, đầu 1960, theo chủ trương của Bộ Quốc phòng, cán bộ, công nhân Xưởng đóng tàu 3 của Hải Phòng đã mày mò nghiên cứu và đóng được các con tàu vỏ gỗ hai đáy với sức chở 35 tấn, rồi đến các con tàu vỏ sắt trọng tải 100 tấn, có tốc độ nhanh hơn, phục vụ yêu cầu ngày càng tăng của chiến trường và đối phó với các hành động bao vây, truy đuổi của kẻ thù.Trong số các tàu sắt của Đoàn 759 (sau đổi là Đoàn 125) có nhiều tàu được các xưởng đóng tàu của Trung Quốc đóng giúp vì bạn có điều kiện về kỹ thuật thiết kế, trình độ tay nghề nên chất lượng tàu đảm bảo hơn, có thể chống chọi được sóng gió cấp 7, cấp 8, trong khi khả năng đóng tàu của Việt Nam chưa thể đáp ứng được.
Đại tá Trần Thế Dân, hiện công tác tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, là một trong số gần 50 người sang tiếp nhận tàu vận tải quân sự của Trung Quốc, nhớ lại: Đầu tháng 4/1972, Quân chủng Hải quân giao cho Đoàn 125 (lúc này đóng tại Trạm Giang, Hải Nam, Trung Quốc), tổ chức đoàn tiếp nhận tàu do bạn đóng giúp tại TP. Quảng Châu. Đây vừa là đợt tiếp nhận, vừa là lớp học tại chỗ về cách sử dụng và đưa tàu về đơn vị. Trong đợt này, Hạm đội Nam Hải bàn giao cho ta 4 tàu chở hàng quân sự.
Mỗi tàu có chiều dài khoảng 50 mét, được đóng theo dạng tàu đánh cá, có hai khoang chứa hàng rộng, ở từng khoang có cả cần cẩu hàng. Tàu được thiết kế hợp lý cho tác nghiệp của nhân viên kỹ thuật và thủy thủ; được trang bị các loại súng 12,7mm, 14,5mm, trang bị cá nhân có súng AK, B40, B41...
Sau khi tiếp nhận tàu là thời gian bạn nhiệt tình hướng dẫn chuyên môn cả lý thuyết và thực hành, sửa chữa cho từng người để có thể sử dụng thành thạo máy móc và các tính năng kỹ thuật trên tàu; kể cả việc phải học chéo một số loại máy khác nhau như báo vụ, đo sâu, các việc trên mặt boong... để có thể hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết. Kết thúc nửa tháng học hỏi, cả 4 tàu tổ chức hội thảo đánh giá kết quả tiếp nhận, sử dụng tàu, sau đó rời Quảng Châu về nước nhận nhiệm vụ mới.
Các con tàu của Trung Quốc đã đi hàng chục, hàng trăm chuyến vào Nam ra Bắc, vận chuyển được hàng chục ngàn tấn hàng các loại và hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ cho tiền tuyến lớn miền Nam. Đặc biệt, sau khi đế quốc Mỹ thả mìn và thủy lôi phong tỏa các cửa sông, cửa biển ở miền Bắc (từ tháng 5/1972), gây nhiều khó khăn cho việc nhận và chuyên chở của ta, thì việc Trung Quốc cho ta sử dụng một số cảng ở tỉnh Quảng Châu, đảo Hải Nam để tiếp tục nhận hàng viện trợ của các nước, trong đó có nhiều hàng của Trung Quốc và chở vào miền Nam, là một sự giúp đỡ quý báu, đáng trân trọng.
Việc chính phủ Campuchia cho phép ta nhận một số lượng lớn hàng từ cảng Xihanúcvin, sau đó quá cảnh qua đất Campuchia vào Việt Nam, cũng góp phần giảm bớt khó khăn cho ta trên cả tuyến đường biển cũng như đường bộ...
Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012
Rạng danh những chiến công Đường Hồ Chí Minh trên biển
Bạn Nguyễn Mạnh Hà, một trong những học sinh 10B cùng khóa, đã có nhiều công sức đóng góp xây dựng cho nền Lịch sử quân sự Việt Nam. Blog xin giới thiệu một bài của người bạn đó.
Lam Hạnh (ghi)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chúc mừng sự thành đạt của bạn N.T.Hà (10B)!
Trả lờiXóaXin lỗi mình viết sai tên đệm bạn Nguyễn Mạnh Hà (10B)!
XóaDai ta Nguyen Manh Ha khong an anh, chu ngoai doi tre trung dep trai hon nhieu.
Trả lờiXóaBan cung lop