Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

Một vài hình ảnh lớp 10A nhân dịp hè sau 39 năm tốt nghiệp phổ thông




Hạnh, Thiết và Dung đang ngồi chuyện trò chờ đón các bạn






Lúc này các bạn nam đang bị các bạn nữ áp đảo






Nâng cốc chúc nhau sức khỏe!





Bây giờ lớp trưởng Hạnh mới chịu đứng lên chúc mừng ngày hội ngộ.





Xuân Hoa và Mai Dũng đang làm gì đấy?






Mai Dũng đang giải thích tại sao chỉ có nước Áo mà không có nước Quần?

Bạn MTD bảo: Thế thì mới có nước CU BA!





Từ trái sang phải:

Hàng ngồi: Xuân Hoa, Thanh Bình, Nguyễn Nam, Ngọc Dung, Bích Hạnh và Vũ Hòa

Hàng đứng: Nhân, Khánh, Toàn, Thiết, Dũng Tuấn và Mai Dũng

Có đúng 6 đôi rất là đẹp!

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

Người Việt chỉ dùng trí thông minh vào chiến lược tầm thấp?

Trần Thị Trường (Nhà văn)


Những thành phần ưu tú của xã hội chưa được chọn lựa đúng giá trị làm cho các chuẩn giá trị bị đảo lộn cũng là một nguyên nhân làm cho con người không phát huy tối đa hiệu quả sự thông minh vốn có của mình.
Người Việt có thông minh!
Còn nhớ những năm 80, tôi đang ở Sofia, những người Bulgari hay những người ngoại quốc sống ở đó bảo với tôi rằng, 1 người Do Thái thông minh bằng mười người châu Âu, nhưng 10 người Do Thái cũng chỉ bằng 1 người Việt Nam.
Cũng có người cho rằng đó là câu nói giễu cợt, cắt nghĩa sự ma lanh của người Việt trong các mánh lới buôn bán. Điều đó có nhưng không hoàn toàn.
Tôi đã thấy những ánh mắt khâm phục rõ ràng đối với các thợ hàn bậc cao của Việt Nam. Người Âu không thể hàn các mối hàn đứng (trong công nghệ hàn tàu thuỷ), cũng không thể xây tường đơn (chỉ có các viên gạch một -10 cm- chồng lên nhau, nối bởi các mạch vữa) mà không cần khuôn. Thợ xây người Âu xây tường nhà luôn có chiếc khuôn làm cữ, đặt vữa và viên gạch vào khuôn, rồi chờ một lát cho đủ kết dính, nhấc khuôn ra mới đặt viên khác. Hầu hết những thợ xây tay nghề cao của Việt Nam đều được ngưỡng mộ và được trả giá công cao khi người Âu thuê làm nhà.
Và tôi cũng đã nghe thấy sự trầm trồ của nhiều người trước những thợ thêu Việt Nam, thêu hai mặt như nhau những bức tranh lụa hết sức tinh tế và sinh động. Trong khi người Âu, muốn thêu phải có những tấm vải dệt sợi vuông, họa tiết chỉ được thêu bằng những đường kim mũi chỉ dựa trên những ô vuông nho nhỏ đó thôi.
Chưa kể đến người Việt học tiếng của nước sở tại, hay tiếng Anh đều nhanh hơn người các nước khác học tiếng Việt, hoặc tiếng Anh v.v...

Nếu ngần ấy chưa đủ để nói rằng người Việt là thông minh, là chẳng kém bất cứ sắc dân nào trên thế giới thì có thể kể thêm những ví dụ khác:
Năm 2004 đội tuyển Robocon FXR của Việt Nam đã đoạt chức vô địch châu Á tại Seoul. Tại cuộc thi đó, các bạn sinh viên của trường Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh đã xử trí thông minh, khéo léo, vượt các đối thủ cực kỳ khó chơi như: Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc... để đoạt chức vô địch robocon năm ấy.
Ngược thời gian, chúng ta gặp lại Đặng Thái Sơn với giải nhất cuộc thi piano quốc tế Fréderic Chopin 10.1980. Ông là nghệ sĩ dương cầm châu Á đầu tiên đoạt giải kỳ thi dương cầm nổi tiếng quốc tế. Năm 1999, ông là nghệ sĩ piano duy nhất không phải là người Ba Lan được mời đến dự buổi hòa nhạc nhân kỷ niệm 150 năm ngày mất của Fréderic Chopin.
Từng là giám khảo trong nhiều cuộc thi âm nhạc, nhưng Đặng Thái Sơn cũng chính là người Á Đông đầu tiên được chọn vào ban giám khảo Concours Chopin năm 2005.
Những bài trình diễn của ông thường là những bài nhạc dương cầm của Fréderic Chopin, hay là của những nhạc sĩ trường phái lãng mạn và ấn tượng, cũng như những bài nhạc hoà tấu dương cầm của hầu như tất cả những nhà soạn nhạc nổi tiếng ( Beethoven, Chopin, Schumann, Grieg, Mozart, Rachmaninov ...).
Ngoài Đặng Thái Sơn có thể kể đến những nghệ sĩ thành danh ở nước ngoài như: Pianist Nguyễn Bích Trà, anh em nhà Nguyễn Hữu Khôi Nguyên, Nguyễn Hữu Khôi Nam violinist,v.v.
Trong giới chính khách hay khoa học có những người như Philipp Roesler, sinh tại Sóc Trăng, được nuôi dưỡng và lớn lên ở Đức, giờ 36 tuổi, là Bộ trưởng Y tế Đức. Có những người như GS Ngô Bảo Châu, người trẻ nhất mang hàm giáo sư, hiện đang ở tuổi 36 được thế giới toán học bình chọn là 1 trong 10 khám phá khoa học tiêu biểu nhất (năm 2009), người đã thành công trong nghiên cứu công trình " Bổ đề cơ bản" Langland. Sinh ra và lớn lên ở Việt Nam nhưng học toán ở nước ngoài và hiện đang sống và làm việc ở Mỹ. Hay GSTS Đặng Lương Mô, nhà khoa học Việt nổi tiếng tại Nhật Bản về lĩnh vực vi mạch, sinh tại Hải Phòng, tốt nghiệp tiến sĩ tại Nhật năm 1968, tới nay có hơn 300 công trình nghiên cứu, có 10 bằng phát minh sáng chế, là viện sĩ Viện Hàn Lâm khoa học New York từ 1992...





Không gian ngổn ngang, điều kiện xã hội cũng tương tự, những tinh hoa, tinh tế được tinh tuyển từ truyền thống cũng bị gián đoạn trong chiến tranh, khôi phục lại và phát triển lên không phải là chuyện dễ, một sớm một chiều. Thiếu tinh hoa, tinh tuyển, tinh tế thì trật tự xã hội khó ở mức ổn định, tất nhiên xuất hiện cảm giác bất an ở diện rộng. Chính cảm giác này làm nảy sinh tâm lý bon chen, giành giật, co cụm, xo xúi. Và từ đó, tầm nhìn bị hạn chế, khiến hành động sai lệch. Từ sai lệch nhỏ, dẫn đến sai lệch lớn.


'Một ví dụ tươi mới nhất đó là Alexandra Huỳnh, cô gái gốc Việt 17 tuổi, học từ bé ở trường Mỹ tốt nghiệp cử nhân. Tháng 10 tới sẽ lên đường đến ĐH Harvard để theo học bậc tiến sĩ về miễn dịch học.
Khó có thể kể hết ở đây những người Việt mà khả năng học tập, làm việc đã làm tên tuổi của họ được cả thế giới biết đến. Đó là những người Việt, mang dòng máu Việt và khả năng của họ khiến cho ta không còn nghi ngờ, không còn phải đặt ra câu hỏi người Việt ta có thông minh không.
Nhưng...
Chữ nhưng ở đây có nghĩa là, nếu người Việt thật sự thông minh như thế nhưng hiệu quả thực tế mà sự thông minh ấy đem lại là gì?
Trước hết có thể phải khảo sát đến hai từ "số phận". Số phận là hiện diện những chi phối nằm ngoài các quyết định chủ quan của con người (của cộng đồng hay quốc gia).
Những ví dụ kể trên cho thấy những con người thành đạt thường nằm ở ngoài biên giới nước Việt. Có nghĩa là họ thụ hưởng một môi trường sống khác với số đông đang sống trong nước. Cái môi trường đó bao gồm không gian sống được thiết lập ngăn nắp, sạch sẽ, phóng khoáng từ nhiều năm đến nay. Bao gồm các điều kiện xã hội xung quanh khá lý tưởng, được thiết kế bởi những con người có ý thức cao. Và tất nhiên còn nhiều điều khác nữa...
Những người Việt trong nước cũng thông minh như thế, cũng cần cù và giàu hoài bão như thế nhưng môi trường sống hiện tại của họ là một không gian đang phát triển (một không gian được tái lập sau những năm tháng chiến tranh) với muôn vàn ngổn ngang (chưa kể là phải đối diện thường trực với những yếu tố chưa hợp lý).
Không gian ngổn ngang, điều kiện xã hội cũng tương tự, những tinh hoa, tinh tế được tinh tuyển từ truyền thống cũng bị gián đoạn trong chiến tranh, khôi phục lại và phát triển lên không phải là chuyện dễ, một sớm một chiều. Thiếu tinh hoa, tinh tuyển, tinh tế thì trật tự xã hội khó ở mức ổn định, tất nhiên xuất hiện cảm giác bất an ở diện rộng. Chính cảm giác này làm nảy sinh tâm lý bon chen, giành giật, co cụm, xo xúi. Và từ đó, tầm nhìn bị hạn chế, khiến hành động sai lệch. Từ sai lệch nhỏ, dẫn đến sai lệch lớn.
Hệ quả là Việt Nam có số lượng không nhỏ hộ gia đình thu nhập dưới ngưỡng nghèo đói của Ngân hàng Thế giới (2 USD/ngày).
Ngoài ra còn nguyên nhân khác là sự chênh lệch đời sống giữa các khu vực (vấn đề công bằng xã hội) khiến cho con người trở nên bất mãn, tư duy hoặc trở nên trì trệ hoặc tê liệt sức sáng tạo.
Người phương Tây có câu: "Giá trị của định chế không phụ thuộc vào định chế nhưng phụ thuộc vào người áp dụng định chế đó". Hay nói cách khác, "giá trị của một tổ chức không phụ thuộc vào học thuyết mà tổ chức ấy theo đuổi nhưng phụ thuộc vào hệ thống người quản lý hệ thống ấy". Những thành phần ưu tú của xã hội chưa được chọn lựa đúng giá trị làm cho các chuẩn giá trị bị đảo lộn cũng là một nguyên nhân làm cho con người không phát huy tối đa hiệu quả sự thông minh vốn có của mình.
Đã 35 năm đất nước Việt Nam liền một dải, chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng từ lâu, cùng khoảng thời gian ấy, Đức và Nhật Bản sau Thế chiến thứ II đã giàu lên nhanh chóng. Hay Hàn Quốc, sau chiến tranh Triều Tiên khoảng năm 1953, đến thập niên 80 đã trở thành một nước công nghiệp đáng nể mà thế giới cũng thường nhắc đến như một hiện tượng.
Còn Việt Nam? Phải chăng là vì bên cạnh các điểm yếu đã nêu ở trên còn một điều nữa là sự tự tin và niềm tin vào người khác của mỗi người Việt còn quá mỏng? Mỗi người chỉ sử dụng trí thông minh của mình vào một chiến lược ở tầm thấp và trong phạm vi hẹp nên hậu quả là sự thông minh ấy dường như, nói một cách thậm xưng, chỉ là giẫm đạp lên nhau? Người này tìm cách kéo người kia thấp xuống và chính mình cũng không phát huy được?


Đô ĐH st

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011

Hịch nhân Ngày Đàn ông!

Để hưởng ứng phong trào "Bình đẳng giới" và thêm phần "Văn nghệ" tôi giới thiệu bài "Hịch" và bài thơ mới sưu tầm, mong các bạn vui và các bạn nữ "Yêu chồnng thương con" thì đừng "Chạnh lòng" nha:

Thưa anh em.


Có bất công không? Khi trong suốt cuộc đời vất vả, nặng nhọc đầy gian lao chúng ta không có một ngày dành cho mình. Đã từ lâu, cái thế giới mỏng manh này có "Ngày chống thuốc lá", "Ngày phòng si-đa", thậm chí có cả "Ngày cúm gà",... mà vẫn làm ngơ, không dành cho đàn ông một hôm nào cả.


Vì sao thế? Và đã từ lâu, thế giới bị phụ nữ thao túng mất rồi. Từ trong nhà ra đường phố, từ công ty tới bệnh viện, phụ nữ đã tràn ngập, đã cai quản, đã ra lệnh. Chúng ta mặc gì, chúng ta ăn gì, chúng ta đi đâu, quan hệ với ai, kiếm ra tiền và cất ở chỗ nào đều bị phụ nữ kiểm soát, bắt bớ, theo dõi và tra khảo. Vậy phụ nữ là ai?


Về bản chất, phụ nữ cũng là con người như chúng ta. Nghĩa là cũng thích ăn, thích uống, thích vui chơi và tụ tập đàn đúm (khoản sau cùng này thì hơn hẳn). Ta thuốc lá, chị em có thuốc lá. Ta rượu, chị em có rượu. Ta cờ bạc, chị em cũng bạc cờ, ta... vân vân, chị em cũng... vân vân và vân vân.


Sở dĩ "chúng" hơn ta, làm khổ ta, hại được ta và "chúng" có những vũ khí tối tân mà chả bao giờ ta có: đấy là nước da trắng, đấy là làn môi cong, đấy là mắt bồ câu, đấy là mũi dọc dừa, là giọng nói dịu dàng và tiếng cười khanh khách như chim.


Mang những dụng cụ “giết người hàng loạt” như thế, xông vào đám đàn ông ngơ ngác, tội nghiệp, thiếu đoàn kết, phụ nữ đã xây dựng nên một chế độ hà khắc, một hoàn cảnh sống thật tội nghiệp: Bao nhiêu đàn ông bị giam cầm trong các gia đình, bị ăn, ngủ, xem ti vi và cả tắm nữa theo điều lệnh. Bao nhiêu trai trẻ bị áp tải đi chơi, bị ép phải mua quà, bị dồn vào thế phải tặng hoa, tặng bánh sinh nhật hoặc phải chờ đợi đến mềm nhũn dưới trời mưa như rất nhiều bộ phim tình cảm đã tố cáo. Bằng các thủ đoạn quỷ quyệt như nhảy múa tung tăng, chớp chớp mắt (có gắn lông mi) và kêu thét lên mỗi khi thấy chuột, phụ nữ làm đội ngũ đàn ông tan tác, mất hết lý trí, không còn chút sáng suốt, quên mình, quên cả tiền bạc của mình.


Bằng những mảnh vải mỏng, nhẹ, gọi là áo, bằng những miếng cắt xéo, quấn bí hiểm gọi là váy, bằng những sợi dây sặc sỡ như con giun gọi là ruy-băng, phụ nữ làm chúng ta phải đầu hàng, phải sung sướng khi bị bắt làm tù binh, thà chết (và đã chết) chứ không vượt ngục. Hậu quả chính sách hà khắc của nền cai trị chuyên chế đó là trong khi chúng ta còng lưng bên máy tính, đổ mồ hôi trong nhà xưởng thì phụ nữ ngồi chễm chệ trong tiệm gội đầu, vểnh tay làm móng hoặc ngồi gật gù quanh gánh bún riêu. Trong khi chúng ta kiệt sức vì hội thảo, vì nghe lời la mắng của sếp thì phụ nữ hào hứng lắc vòng, nằm dài trong phòng hơi nước để giảm cân. Trong khi chúng ta mất ngủ vì giá xăng dầu, giá xi măng, phụ nữ cứ vác về mà chả quan tâm tới giá tiền kem dưỡng da, kem tan mỡ và kem trị mụn.


Hỡi anh em.


Tưởng như vậy đã tột cùng, phụ nữ vẫn không dừng lại. Chả tham khảo ý kiến, chả cần tìm hiểu sức khỏe và tiền bạc của đàn ông, phụ nữ tung ra ngày 8/3 như một ngày tổng phản công cuối cùng, nhằm quét sạch những ước mong chống đối.


Trong cái ngày dài hơn thế kỷ ấy, hàng triệu thân xác gầy gò, lóng ngóng tội nghiệp của anh em chúng ta sẽ phải chúi đầu vào chậu rửa chén, rụt cổ trong giỏ thức ăn mua từ chợ, lê bước trong phòng với chổi lau nhà. Trong cái ngày kinh khiếp đó, anh em sẽ giặt tã đến mười hai giờ, bổ củi đến ba giờ, rửa tủ lạnh, khua mạng nhện, đổ rác đến đêm, những lúc giải lao thì khâu quần áo.


Anh em có sống sót qua một ngày như thế không? Tôi tin là không. Nhưng nổi loạn à? Đường lối đấu tranh của chúng ta đã định hướng từ lâu là không manh động. Chạy trốn à? Chưa từng có ai chạy thoát, mà thoát là thoát đi đâu? 


Vậy anh em hãy chứng tỏ sức mạnh của mình bằng cách làm thật tốt những gì phải làm, khiến phụ nữ kinh ngạc, hoảng sợ choáng váng: Nếu rửa bát, anh em hãy rửa sạch đến mức ba tuần sau vẫn không cần rửa lại. Nếu lau nhà, anh em hãy lau bóng tới mức con ruồi đậu xuống không bay nữa vì mải soi gương. Nếu đi chợ, anh em hãy mặc cả ráo riết, trả giá gắt gao, mua rẻ tới độ sau ngày này, các hàng bán cá, bán gà đều phá sản. 


Thưa anh em, Đã qua rồi cái "Đêm trường trung cổ" vậy là cuối cùng sau nhiều thăng trầm và biến cố của lịch sử chúng ta đã có một ngày của riêng mình. Từ nay trở đi ngày 03/11 hằng năm trở thành ngày "Quốc tế đàn ông" Ngày mà đàn ông được quyền làm tất cả ... đối với phụ nữ..
Tôi hy vong rằng các bạn sẽ biết làm gì? và làm như thế nào? để tận hưởng niềm vui sướng tột độ và quên đi quá khứ đau thương...


Chào thi đua và quyết thắng!!!
Trần Cô Đơn.


Ghi chú:
* Ngày quốc tế đàn ông bắt đầu tổ chức từ năm 2000.
* Ngày Đàn ông ở Đức là "Vatertag wird in Deutschland am christlichen Feiertag Christi Himmelfahrt gefeiert, dem 40. Tag nach Ostern. Er wird auch als Männertag " ( Ngày các ông bố- Ngày Chúa lên trời-Là lễ hội của đàn ông được tổ chức 40 ngày sau lễ Phục sinh- Thường là ngày Chủ nhật đầu tháng 6 hàng năm).Năm nay vào ngày Chủ nhật 05.06!


Và đây là bài thơ vui và các bình luận của nhóm bạn Trỗi:



Đức Dũng - Trỗi K5(Cựu cầu thủ CAHN-Kinh doanh một Vietnamrestaurant ở Berlin):




Đàn ông


Chúng mình một lũ đàn ông
Thằng râu tua tủa, thằng không sợi nào.
Thằng lêu đêu tựa ngọn sào
Thằng lùn, béo mập, hao hao giống "Tầu"
Thằng tóc bạc, thằng hói đầu
Thằng răng "cải mả" tới đâu cũng cười.
Nhiều thằng khỏe mạnh mà lười
Lang thang, ăn bám người đời cười chê
Vợ con, nhà cửa đề huề
Lại thèm "Của lạ", đi "Mê" vợ người.
Nói ra sợ chị em cười
Đàn ông sao lại có người thế a?
...Vẫn còn lắm kẻ thật thà
Chỉn chu việc nước việc nhà sớm khuya
Lắm thằng nghiện ngập rượu, bia
Đề đóm, cá cược đầm đìa nợ vay
Nghe đâu giờ đã trắng tay
Cửa nhà mất sạch, mặt mày buồn thiu.
Lắm ông góp nhặt, chắt chiu
Dành tiền tiết kiệm để chiều "Quân ta".
Nghiện tá lả. Thích "Mát xa"
Đến khi đèn tắt hóa ra "Mát gần".
"Quân ta" bơ sữa, gà tần
"Bọn địch" thân thiết, rau cần dưa chua
Nói ra cứ tưởng chuyện đùa
Vài ông quan chức bị "bùa" gái trinh
Cho nên phạm tội tầy đình
Chưa kịp đón "bé" về dinh ...Đi tù
Nhiều thằng có mắt như mù...


Văn Hùng- Trỗi K7( Cựu cầu thủ CAHN - Chủ quán cafe Phố ở Hà Nội) xin dưa góp:


Trên đầu tóc chẳng còn xanh
Thọc tay vào túi "Củ hành" vẫn "Tươi"
Hỏi"Cụ" cứ móm mém cười
"Hành" gieo đất lạ "Xanh tươi" bốn mùa 


tk8: Khào dị bài thơ của V.H:


Trên đầu tóc vẫn còn xanh
Thọc tay vào túi "Củ hành héo queo"
Hỏi, "Anh" cứ khóc tì tì...
"Xài" mà như phá còn gì "Hành Tươi"!
 Mong các bạn góp ý, hihi.

TH st.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

Một người đàn ông gốc Việt Nam thành công ở xứ người






Chính khách gốc Việt Philipp Roesler


Sắp tới Ngày Đàn ông ở Đức, Chủ nhật 03-06-2011 còn gọi là Ngày Ông Bố-Vaterstag hay Ngày Chúa Chris lên trời-Chris Himmel fahrt ( 40 ngày sau Lễ Ostern-Lễ Phục sinh), tôi giới thiệu với các bạn một người đàn ông đích thực và thành đạt ở Đức:

Hiện tượng chính khách gốc Việt Philip Roesler :
Philip Roesler trở thành Bộ trưởng Bộ Y tế ở tuổi 36, trẻ nhất trong nội các Chính phủ Liên bang Đức hiện nay (gồm 16 thành viên, tuổi bình quân 51, có 11 tiến sỹ, 4 cử nhân, 1 kỹ thuật viên), và từ 18-05-2011 nắm chức Chủ tịch Đảng FDP và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế Liên bang ở tuổi 38, trẻ nhất trong lịch sử đảng FDP và nước này; và giá trước đó đảng FDP giành được đa số phiếu cử tri, đứng ra lập chính phủ, thì ông đã là thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử nước Đức.
Roesler trở thành hiện tượng đặc biệt trên chính trường Đức, giống như bất cứ “người của công chúng” nào, truyền thông ra sức khai thác “đời tư” gốc thuần Việt của ông, sinh ngày 24.2.1973, ở trại trẻ mồ côi, Khánh Hưng, Khánh Hoà, Việt Nam, sau đó chuyển về trại trẻ mồ côi ở TPHCM và được một đôi vợ chồng người Đức nhận sang Đức làm con nuôi lúc lên 9 tháng tuổi, trong khi chính trường chẳng mấy quan tâm đời tư đó. Bởi thời đại ngày nay không còn cơ sở để phân biệt chủng tộc, một khi khoa học đã xác nhận số gien người như nhau, nghĩa là không dân tộc nào thông minh hơn dân tộc nào; Tổng thống Mỹ Obama gốc Kenia hay Phó Thủ tướng Đức Roesler gốc Việt không thể bị nhìn nhận khác tổng thống hay phó thủ tướng người bản địa bởi nòi giống. Mặt khác, chiểu theo Hiến pháp Đức, “người Đức là người mang quốc tịch Đức”, thì Roesler đích thực người Đức chứ không phải người Việt; khác với dân tộc có thể sống phân bố ở nhiều quốc gia, quốc tịch nước nào thì phải phụng sự quốc gia đó, được quốc gia đó bảo đảm. Vì thế, đứng dầu một quốc gia đa dân tộc, người ta chỉ có thể chọn ai chứ không phải chọn người dân tộc nào. Tổng thống Mỹ da đen Obama hay Phó thủ tướng Đức da vàng Roesler nằm trong lẽ hoàn toàn tự nhiên đó.

Hiện tượng Roesler đã thu hút sự chú ý đặc biệt của chính trường lẫn công luận ngay từ khi trở thành Phó Thủ hiến Tiểu bang Niedersachsen, được coi là “vũ khí bí mật của đảng FDP”, “tương lai của FDP”, “Shooting-Star – Ngôi sao đang lên [tên giải thưởng cao nhất của Tổ chức Phim châu Âu EFP tặng tài tử điện ảnh trẻ]”; người ta hâm mộ ông bởi tài năng bẩm sinh “nói nhanh, sắc bén”, “điểm đúng huyệt, nhưng chừng mực, lịch sự”, “tuân thủ luật hoàn hảo, không chơi xấu đối thủ kiểu đấm bốc vào vùng cấm dưới thắt lưng, không làm tổn thương đẩy họ vào thế đối đầu”, “diễn thuyết đặc biệt hấp dẫn”, “bởi có thể cùng lúc sắm cả vai phản biện chất vấn tranh cãi với chính mình, thay luôn cả đối thủ”.

Sự nghiệp của ông tới nay được coi là “thẳng đứng”, “cực nhanh”, “rất kỳ lạ”, “ít bị tranh cãi”: Tốt nghiệp phổ thông 1992, Philipp Roesler gia nhập đảng FDP, trở thành Chủ tịch đoàn cấp thành phố năm 1994 (21 tuổi), cấp Tiểu bang năm 1996 (23 tuổi); Tổng Thư ký đảng FDP Tiểu bang năm 2000 (27 tuổi); Trưởng đoàn Nghị sỹ FDP Tiểu bang năm 2003 (30 tuổi); Chủ tịch đảng FDP Tiểu bang năm 2006 (33 tuổi); Phó Thủ hiến, kiêm Bộ trưởng Kinh tế tiểu bang năm 2009 (35 tuổi). Chức vụ chưa hẳn khẳng định tài năng, mấu chốt nằm ở thành công. Chỉ 8 ngày sau nhậm chức Phó Thủ hiến (chỉ kéo dài 8 tháng), đơn đệ trình của ông đòi hoãn 1 năm kế hoạch tăng 30% lệ phí quản lý đường hàng không, được Thượng viện bỏ phiếu chấp thuận; 9 ngày sau nhậm chức, ông triển khai chương trình kích cầu 50 tỷ euro toàn Liên bang lúc đó, cho xây dựng 3 tuyến đường tiểu bang kết nối với đường liên bang. 8 tháng sau, với thắng lợi kỳ bầu cử Quốc hội Liên bang 27.9.2009, Roesler đẫn đầu đảng FDP đàm phán thành công với song đảng CDU/CSU về các chính sách cơ bản cho chính phủ liên minh, giữ chức Bộ trưởng Y tế Liên bang.
Thành công của chính khách bắt nguồn từ tư tưởng chính trị. Chủ thuyết của Roesler là “cần xây dựng một xã hội mạnh thay vì một nhà nước mạnh”, bởi “trật tự, pháp luật, nhà nước, tất cả chỉ là công cụ, phải phục vụ cho các giá trị xã hội, chứ không phải ngược lại”. Một chủ trương muốn thuyết phục được dân chúng phải là chủ trương được chính họ phản biện thường xuyên…; và chỉ có thể khẳng định qua thực tế, chứ không phải suy ra từ lý thuyết. Vì thế, Roesler lại cũng là một con người thực tiễn, luôn biết rõ người dân cần gì ở mình; chính là lợi ích thiết thân của họ, chứ không phải những lời kêu gọi, đánh giá, ca ngợi rập khuôn; trang mạng cá nhân ông mang tên “sổ ý kiến”, mở ngỏ ai cũng có thể viết hoặc mở đọc, được chính ông trả lời hàng ngày.
Tuy nhiên dù Roesler tài xuất chúng tới mấy, thì ghế Chủ tịch Đảng và Phó thủ tướng trước đó không phải bỏ trống chờ ông, mà đã được đảm đương bởi nhân vật lừng danh, 10 năm liền được suy tôn lãnh tụ đảng, vị đương nhiệm Chủ tịch đảng FDP, Phó Thủ tướng Guido Westerwelle. Ông sinh năm 1961, sống theo cha khi bố mẹ ly dị hệt Roesler, học đại học luật, làm tiến sỹ luật, và mở văn phòng luật. Tương tự Roesler, ông gia nhập đảng FDP năm 19 tuổi, nhanh chóng nổi bật trên chính trường: 22 tuổi Chủ tịch Đoàn thanh niên, 27 tuổi Ủy viên BCH đảng FDP Liên bang, 33 tuổi Tổng thư ký FDP liên tục dưới 2 đời Chủ tịch, tác giả cương lĩnh đảng FDP lúc đó, 35 tuổi Nghị sỹ quốc hội, 40 tuổi Chủ tịch FDP. Tới kỳ bầu cử Quốc hội nhiệm kỳ này, năm 2009, lần đầu tiên trong lịch sử 60 năm thành lập, đảng FDP do Westerwelle đứng đầu đã lập kỷ lục thắng lợi, giành được tới 14,6% phiếu cử tri, chiếm 6 ghế bộ trưởng trong nội các liên minh 16 thành viên, trở thành Phó thủ tướng ở tuổi 48.
Là biểu tượng tinh thần của Đảng, quyền lực thứ 2 quốc gia, sự kiện tại cuộc họp đoàn chủ tịch đảng FDP tháng trước, Westerwelle tuyên bố không ứng cử tiếp chức chủ tịch đảng, bàn giao chức phó thủ tướng, chỉ sau 1năm rưỡi tại vị, được báo LVZ miêu tả không phải một cuộc “đảo chính“, ngầm ý đánh giá ý nghĩa ngang chính biến ở những quốc gia tranh giành quyền lực, nhưng khác hẳn ở chỗ “đầy nước mắt” lẫn “tiếng vỗ tay vang dội” đối với cả tân chủ tịch tương lai Roesler lẫn người tiền nhiệm Westerwelle vốn từng mang lại chiến thắng vang dội nhất cho đảng ông, và giờ đây còn chứng tỏ được bản lĩnh vĩ đại, chiến thắng cả chính mình dám thừa nhận thất bại, từ bỏ quyền lực đang nắm trọn trong tay, khi ông thẳng thắn thừa nhận, “đó là một quyết định cực kỳ khó khăn đối với một chủ tịch đã cống hiến liên tục suốt 10 năm liền (ở Đức, đại hội nhiệm kỳ đảng 2 năm 1 lần) bằng cả trái tim đầy nhiệt huyết!”. Ông coi đây là một ngày đặc biệt đối với ông bởi đã đưa ra một quyết định đúng đắn, đặc biệt đối với đảng, bởi đảng sẽ có cơ hội khởi đầu một bước ngoặt mới.
Lý do: hiện tại đảng FDP do ông đứng đầu đang từ đỉnh cao tín nhiệm chiếm 14,6% cử tri năm 2009, sau 1 năm cầm quyền 2010 chỉ còn 10% cử tri ủng hộ theo thăm dò dư luận (mất 1/3), nửa năm tiếp, tháng trước rớt xuống mức thấp nhất trong lịch sử đảng này chỉ còn 3% số cử tri ủng hộ (mất 4/5), trách nhiệm chính trị không ai khác ngoài người đứng đầu phải gánh chịu, nếu không muốn đảng mình bị đào thải khỏi chính trường. Sai lầm đầu tiên là chủ trương hứa cắt giảm thuế vốn người dân nào cũng mong muốn, ủng hộ, đã không được nội các thông qua do không thể cân đối ngân sách; tới lời hứa giảm thuế giá trị gia tăng cho ngạch khách sạn từ 19% xuống 7% được thực thi nhưng lại gây tranh cãi phản đối trên chính trường, do mang tính giải quyết cục bộ, đòi phải xem lại; ủng hộ kéo dài thời hạn hoạt động các nhà máy điện hạt nhân để giảm giá nhiên liệu, gặp lúc thảm họa nổ lò phản ứng Fukushima Daiichi ở Nhật, bị dân Đức quyết tẩy chay.
Sự kiện Đức bỏ phiếu trắng, mà người chịu trách nhiệm là Bộ trưởng Ngoại giao Westerwelle, khi Liên Hiệp Quốc biểu quyết về Libya, bị chính giới chỉ trích nặng nề, cho là lần đầu tiên trong lịch sử, CHLB Đức đã tự cô lập trên trường quốc tế. Phát ngôn của Westerwelle đối với chính sách trợ cấp cho người thất nghiệp lâu dài, bị cả trong và ngoài đảng phản đối, khi ông so sánh chính sách đó với thời La Mã cổ đại tự tiêu vong, do tạo cho lao động không muốn cố gắng. Những chính sách và phát ngôn trên chưa ảnh hưởng gì ghê gớm đến lợi ích nước Đức, nhưng đe dọa vai trò cầm quyền của đảng FDP, vốn do người dân quyết định nơi lá phiếu, được đặt vào đảng nào họ tín nhiệm hơn. Hậu quả, cả 3 cuộc bầu cử quốc hội tiểu bang cách tháng trước, thì cả 3 nơi đảng FDP đều thất bại nặng nề.
Tại tiểu bang Sachsen-Anhalt, từ 6,7% cử tri ủng hộ lần bầu cử trước, tụt xuống chỉ còn 3,8%, dưới ngưỡng 5% theo luật định nên không còn đại biểu trong quốc hội. Tại tiểu bang Rheinland-Pfalz thất bại tương tự, rớt từ 8% cử tri kỳ bầu cử trước xuống 4,2%. Tại tiểu bang Baden-Wüttemberg, từ 10,7% trước đây, xuống còn 5,4%, mất luôn vai trò cầm quyền. Cứ theo đà mất từ 1/3 tới 1/2 cử tri như 3 tiểu bang trên, thì tương lai đảng FDP từ chỗ vốn có đại diện quốc hội tại 16 tiểu bang, và tham gia chính phủ liên minh ở 6 tiểu bang, có thể chỉ còn giữ đuợc 1 nửa. Lo lắng nhất ở cấp Liên bang, với 3% mức tín nhiệm hiện nay, nếu bầu cử, FDP sẽ bị loại khỏi quốc hội lẫn chính phủ, đặt FDP vào tình thế không còn đường lựa chọn, hoặc phải từ giã chính trường hoặc phải cải tổ đảng, để giành lại tín nhiệm cử tri, tùy thuộc giữ hay thay người đứng đầu, dù họ là ai.
Thế giới chắc không hiếm người tài giỏi như Roesler, nhưng ông bước được lên vũ đài chính trị thay thế Westerwelle, khẳng định bản lĩnh cả hai, chính là do môi trường chính trị ở họ, người dân định đoạt số phận mọi đảng phái, lúc đó chỉ còn niềm tin đóng vai trò xác quyết, không phân biệt “màu cờ, sắc áo”, chủng tộc… Để thấu hiểu ý nghĩa quyết định tiền đồ quốc gia cực kỳ sâu xa đó, có thể liên hệ tới dẫn liệu nghịch, liên quan tới nhà nước phong kiến Trung Quốc được Lỗ Tấn khắc hoạ: "Đến xê dịch mỗi chiếc bàn thôi, cũng phải đổ máu!".

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức.

TH st.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

"HÔN NHÌN"

Mình tình cờ đọc được bài phỏng vấn nhà thơ Đỗ Quyên (Đỗ Ngọc Thủy -  9I 10H Nguyễn Trãi khóa 1970 - 1972) với nhan đề : „BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI“ trên báo Tiền Vệ: (http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=3327).

Thấy rất tâm đắc nên mình (mạn phép Thủy) giới thiệu cho các bạn cùng đọc và mình chỉ đưa trích đoạn „phát minh hôn nhìn“ để giải đố cho các bạn:

                                                  ***
1./ LỜI TÒA SOAN: „Ðỗ Quyên tham gia cuộc phỏng vấn do Trần Nhuệ Tâm thực hiện không phải chỉ với tư cách một nhà thơ hiện đang sống ở hải ngoại mà còn với tư cách một độc giả trung thành của Tiền Vệ, người đã theo dõi loạt bài phỏng vấn này một cách thích thú. Chính vì sự thích thú ấy, anh đã không chỉ hài lòng với việc trả lời phỏng vấn mà còn, từ cảm nhận riêng của anh, bình luận về cuộc phỏng vấn, về ý kiến của những người trả lời phỏng vấn trước anh. Hằng ngày, tiếp xúc với bạn bè gần xa qua các phương tiện truyền thông như email hay điện thoại, chúng tôi cũng được biết có không ít người như Ðỗ Quyên. Họ cũng say sưa theo dõi các bài trả lời phỏng vấn. Cũng tâm đắc với ý này, phân vân trước ý nọ. Những phản ứng như thế, rất chính đáng, có lẽ làm cho Trần Nhuệ Tâm cảm thấy việc làm của mình có ý nghĩa. Và những nhà văn và nhà thơ tham gia cuộc phỏng vấn cũng có thể an tâm là tiếng nói của mình đã được lắng nghe.“

2./ TRÍCH ĐOẠN „HÔN NHÌN“: „…Khi ở sân bay Nội Bài, tôi nhìn xuống khoảng cuối cùng của nền bê-tông phi trường, ngay trước cầu thang leo lên phi cơ. Khoảng vật chất đó căng ra trong nắng như muốn khóc, nếu bàn chân tôi lạnh lùng dẫm lên nó. Tôi đã kịp gỡ chiếc kính cận ra (kẻ đã làm hỏng nhiều cú hôn của tôi!), đã cúi thâm thấp xuống… Nhưng kẹt vì cả một dòng đầu người ở phía sau, nhấp nhô nhô nhấp như sóng vỗ theo kiểu Hoàng Cầm trong “Đêm Liên Hoan”. Đã tính chạy ra khỏi hàng. Nhưng, nói thật nha (giữa cánh văn nghệ văn giềng nhân chi sơ tính bản hèn với nhau): cho kẹo cậu cũng đếch dám! Nhân viên an ninh ấy à, họ là tinh mắt lẹ tay lắm. Họ sẽ xách tay nhà thơ quẳng về cơ quan chủ quản, tịch thu vi-già, treo giò bát-xì-bo, v.v… Cũng phải thôi! Bên các anh ấy bận lắm! Rách việc! Làm sao các anh ấy có thời gian và những tài liệu tham khảo để thơ hóa một hành vi yêu đất (nước) của một nhà thơ, trong khi đó lại là giốp của giới độc giả, của cánh phê bình – tức là của thời gian, của lịch sử. Song, cái khó ló cái thơ! Tôi sáng tạo ngay ra một thao tác: hôn nhìn. Đôi mắt luôn buồn mênh mông ấy đã kịp buồn thêm, kịp mêng mông ra mà chùm lên khoảng đất nhỏ những cái hôn nghiêng trời nghiêng đất. Tôi hôn nhìn nó với cái ngoái đầu lại khi đã bị dòng người xô lên cầu thang vào máy bay. Tôi hôn nhìn nó trong những tháng ngày về sau (Khác với thơ Nguyễn Đình Thi, tôi đi xa đầu có ngoảnh lại cơ mà!) Sau 5-7 năm di dạt, đến một khi tôi chợt nhận thấy, cái hôn nhìn đó không còn là ở những lúc ngoái nhìn lại mà là những khi tôi ngẩng đầu nhìn về phía trước. Thì ra, thời gian đã làm chuyển vế cho một số phương trình nào đó của đời…“

(trích phỏng vấn của ĐQ - Ba mươi năm: khoảng cách và dấu nối).
 Vũ Ngọc Dung (10A) st
Vũ Ngọc Dung st

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

GẶP BẠN NGÀY "BẦU CỬ"

Ngày 22/5 Hội k22 Nguyễn Trãi HCM đã có một buổi gặp gỡ với bạn Võ Xuân Thắng lớp 9H-10G ở Berlin về chơi. Mời các bạn xem một số hình ảnh của buổi họp mặt nhé.


Võ Xuân Thắng 9H- 10G , cựu học sinh Trường Trỗi


Dương Hồng Thanh 9B-10B, cựu học sinh trường Trỗi


Đỗ Hoài Nam 9A- 10A và Phu nhân ,


Đều là con bộ đội , học cùng lớp 3 & 4 Trường Nguyễn Bá Ngọc( Văn Hòa 10Đ ; Hồng Thanh 10B ; Việt Thu 10H)


10B ơi nhìn xem, đẹp đôi chưa nào ?
( Minh Thuần , Hồng Thanh)


Hội độc thân vui vẻ ( Dân cư 10G : Chi, Khanh, Thắng có kèm theo hoa hậu Thuần 10B làm nền)


Cùng khu tập thể 3B Ông Ích Khiêm
( Hòa Bình 10B; Văn Hòa 10Đ , Việt Thu 10H)


Bình và Thuần gân 40 năm mới gặp lại bạn Thanh ( 10B )


Cựu HS trường Trỗi và An Khanh 10G


Chúng mình xa nhau đã được 40 năm rồi nhỉ ?

Bạn bè Nguyễn trãi K 22 HCM


Thu NV

Bảo vệ chị em trước tệ nạn:

"Phở" đang cạnh tranh với "Cơm"
 Không biết ông nào cà rỡn nghĩ ra cái ẩn dụ cho "Cơm" và "Phở" thật dí dỏm: "Cơm" là vợ, "Phở" là… em út nơi quán xá, nhà hàng.  "Phở" thường đẹp hơn "Cơm" về mẫu mã, kiểu dáng, bởi "Phở" luôn chăm chút, tỉa tót, tô son, “chạy chỉ”. Còn "Cơm" thì đa phần vì bươn chải lo toan vun vén gia đình nên phải chào thua món trang điểm lụa là.

Có một thực tế mà "Cơm" không để ý: "Phở" đang cạnh tranh với "Cơm" bằng vẻ ngoài rất… "Văn hóa ứng xử", nhưng thật ra đó là những chiêu "Ma mị" bọc đường. Thường thì "Phở" ăn nói dịu dàng, một vâng hai dạ, anh cần chi ạ, có em có em…

Được khen đẹp, "Phở" nhẹ nhàng thỏ thẻ: “Dạ em cám ơn anh, nhưng em làm sao bằng chị nhà được ạ?...”.

Rồi "Phở" đưa anh lên mây xanh, nói em tu chín kiếp cũng chưa chắc đã sở hữu một ông chồng đẹp trai, hào hoa như anh. Anh nào cũng cười tít mắt, thấy lâng lâng từ "Ngón chân cái" đến đỉnh đầu.

Nếu là "Phở Hà Nội", các anh sẽ được nghe giọng oanh vàng ríu rít: “Thủ trưởng ơi, chương trình quán em có nhạc sống đấy!”... Còn nếu là "Phở Huế", khi ngồi một mình đăm chiêu, anh sẽ được quan tâm với lời nói như gió thoảng trên dòng Hương: “Anh chi ơi, chiều ni răng mà buồn rứa?...”. Nghe ngọt như mía lùi.

"Phở" lượn lờ ân cần hỏi han, anh ăn ngon miệng chứ, rồi lả lướt đi qua đi lại, có khi sát sàn sạt với khách, đụng chỗ này tí, chạm chỗ kia tí, rồi cười nụ, mắt chớp chớp, nói “ấy chết, em xó-ri nhá!” (sorry: xin lỗi, rất tiếc). Nhiều chàng tranh nhau khoe vốn tiếng Anh với "Phở", rối rít nói “nót thing, nót thing” (not thing: không có gì) thậm chí "No Star where!"( không sao đâu!) ...Chu cha là vui.

Bia cạn, không anh nào tự rót, cứ mắt cụp, mắt xòe nháo nhác tìm "Phở". "Phở" đến, vịn vai khách, rót bia từ phía sau, cái lưng khách bỗng "mát dịu" như núi đồi Đà Lạt. Cứ thế, "Phở" lúng la lúng liếng, nói có gì gọi em sẵn sàng chiều anh! Chỉ có bấy nhiêu mà đáng lẽ uống vài chai thành vài chục chai. Hầu hết "Phở" biết “trang trí” khá bắt mắt: "vài lát ớt đỏ, mấy cọng hành xanh, thêm miếng chanh tươi mọng nước..." Đang "Đói...", thử hỏi anh nào không "Chóp chép"?

Trên “tinh thần” đó, khá nhiều anh tìm "Phở" giải khuây, nghe ngòn ngọt, uống cay cay, đu đưa vài câu, liếc liếc vài cái, giải quyết thẩm mỹ cho con mắt rồi về. Chẳng có gì ghê gớm. Đấy là nói "Phở nhẹ”. Còn "Phở nặng” trong nhà nghỉ, khách sạn bịt bùng thì lại là chuyện khác...Rốt cục, buổi chiều sau khi "Du Blut dann ich nach Mittag - Em thích thì anh chiều" thì "Your Sugar, you go - my Sugar, I go - Đường em, em đi - đường anh, anh đi",( Văn phong kiểu teen thời @ ), hihi.

Tan tầm về ngay với "Cơm" ư? Có anh nói đó là "Buổi chiều… ngu nhất". Mặt buồn xo, anh ta than rằng "Cơm" của anh thường "đá thúng đụng nia, dằn mâm xén bát, giọng nói khô rát như gió Lào", vẫn là chuyện "cơm áo gạo tiền" muôn thuở. “Bả làm như tại tui mà vật giá leo thang, lúc nào cũng mặt nặng mày nhẹ. Trong bữa cơm thế nào cũng rên rỉ "gạo lên, thịt lên, rau lên... Chán!”.
Có người thở dài nói: “Ôi, "Cơm" của tui xét nét lắm!”. Rồi anh khen thơ của ai đó viết đúng tâm trạng của anh: "... Im lặng vợ bảo giận gì/tươi cười vợ bảo chắc đi với bồ"... Thật chẳng biết sống làm sao cho "phải". Mình không "Phở", "Cơm" cũng nghĩ mình "Phở". Kiểu này thì cứ "Phở" cho bõ ghét.


"Cơm" hay “nguội lạnh”, xẵng giọng với chồng, có ác cảm với "Phở" là điều cần phải thông cảm. Các ông thử làm "Cơm" mới thấy. Còn bây giờ các ông vẫn là “Đôi đũa vàng”, muốn lùa "Cơm" hay khoắng "Phở" gì cũng được.


Mình từng nghe một ông chồng ba trợn ba trạo nói về "Cơm" rất cảm động. Anh kể, có lần "Phở nhẹ” xong, về tới hiên nhà chợt nghe "Cơm" ru con: "Chàng ơi phụ thiếp làm chi/thiếp như "Cơm nguội" chờ khi đói lòng. Anh bỗng thấy nghèn nghẹn ở cổ, thương "Cơm" quá là thương. Rồi cũng chính anh, trong một lần trà dư tửu hậu đã cao hứng tuyên bố mình có… lá bùa hạnh phúc. Lá bùa chính là hai câu thơ (của ai anh quên mất tên): "Vợ là Thánh chỉ Vua ban/bảo sao nghe vậy, miễn bàn đúng sai".


Anh nói mỗi ngày anh đều “tâm niệm” và làm đúng y vậy nên bây giờ anh với "Cơm" tình thắm nghĩa nồng. Bạn bè vỗ tay cười rật rật tán thưởng.

Trần Cao Duyên.
(TH st.)

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Tâm sự của một người phụ nữ Việt Nam ở Đức

Ngày 08-03 và ngày Bà mẹ qua chưa lâu, để thông cảm với chị em nhiều nỗi gian truân khi gánh vác nhiều trọng trách gia đình và xã hội, tôi gửi tặng chị em K22 một bài thơ:



Đàn bà khổ lắm


Kén chồng khó lắm ai ơi! 
Mười hai bến nước, biết rơi bến nào? 
Nợ đời cơm áo lao đao 
Thân Cò lặn lội bờ ao, tảo tần 
Chồng con cái nợ đồng lần 
Có ai mà được mười phân vẹn mười?


Ông thì, cờ bạc tơi bời 
Ông thì, nóng tính, ông lười chảy thây 
Ông thì, hút hít bầy hầy 
Ông thì, chè, thuồc, ông hay võ mồm 
Ông thì, chìa khoá, tay hòm 
Vắt chày ra nước, còn hơn đàn bà


Ông thì ăn nói ba hoa 
Anh hùng hảo hớn, chỉ ta một mình 
Ông thì, bạn với „Lưu Linh“ 
Có hai chai rượu, một mình ngất ngây 
Đến khi ngứa ngáy, chân tay 
Thôi thì bát đũa cứ bay ào ào


Có chàng, trông thật bảnh bao 
Nhưng tiền cho gái,đớn đau… ruột Tằm 
Ông thì công việc rất chăm 
Nhưng mà khó tính gấp năm, bảy lần


Nói ra thì thật tủi thân 
Vài lời tâm sự bớt phần khổ đau


Nhưng mà suy trước, tính sau 
Có hai con Ngựa cùng tàu vẫn hơn 
Vì chưng xe nặng, đường trơn 
Hai con cùng kéo, còn hơn một mình 
Vài lời bày tỏ chân tình 
Các Anh đọc, chớ bực mình! Được không?      




Bởi vì : 
Đàn bà nói "có" là "không" 
Nói "mưa" là "nắng", nói "Đông" là "Đoài" 
Mình ơi! Đừng có giận ai 
Vài lời kể lể, làm bài thơ vui 


Em đây chỉ có...  Anh thôi 
Mình như đôi đũa, suốt đời có đôi...     





Võ Thiên Nga, Dresden 2009


TH st.

KỶ NIỆM THUỞ
TRÈO SẤU , TRÈO ME






Tôi nhớ trước đây trong khu tập thể nhà tôi trồng rất nhiều sấu , ngay trước cửa nhà tôi cũng có một cây sấu già... Người ta vẫn nói “đồ trèo me trèo sấu” để chỉ những thói nghịch ngợm của con trẻ. Tôi thường cùng mấy đứa bạn gái hàng xóm trèo lên cây , càng trèo cao càng có thành tích.Có những tối cúp điện trời nóng oi bức, dăm ba đứa còn hóng gió bằng cách nằm vắt ngang qua những nhánh cây , mỗi đứa một nhánh , tôi vốn nhát gan thường ôm chặt nhánh cây gần gốc nhất và thán phục sự can đảm của mấy đứa lớn nằm ở nhánh tầng trên. Chúng tôi nằm ngước nhìn trời sao và nói chuyện linh tinh cho tới khuya mới đi ngủ.

Trừ thân cây cứng quá còn thì chúng tôi dùng tất những gì có trên cây sấu. Khi cây bắt đầu có lá non, tôi trèo lên cây hái những chiếc lá đầu cành về chấm muối ăn, vị chua chua chát chát mà sao ngon thế. Tới lúc sấu bắt đầu ra hoa , những chùm hoa trắng be bé mọc đầy cây.Hoa sấu ăn cũng được . Còn thì suốt vụ từ khi trái sấu mới chớm bằng hòn bi ,hột còn non mềm cho tới lúc sấu già hột bắt đầu cứng bọn trẻ con hái ăn tuốt tuột. Trái sấu chua ăn với muối ớt vừa ăn vừa nhăn mặt . Ăn không hết đem ngâm muối rồi vớt ra phơi làm sấu khô . Hễ cứ canh chua , rau muống luộc thế nào cũng nhớ tới nước canh sấu dầm. Tới khi sấu chín có quả vàng thì cây chẳng còn bao nhiêu trái , đó là những trái ở xa ngọn khó hái. Đành phải lấy cây đập hoặc chờ khi sấu rụng mới nhặt được. Không gì ngon hơn bằng ăn sấu chin, thưởng thức cái vị chua thanh kèm theo mùi hương trái chín.
Mẹ tôi thường lấy lá sấu nấu nước cho chị em tôi gội xả tóc , gội xong tóc mượt lắm mà không có gầu. Mà cũng chẳng cần nấu , chỉ cần hái lá vò trong nước gội xả cũng công dụng. Những lúc than củi khó khăn thời bao cấp, hàng ngày tôi thường quét lá sấu rụng , bắc 3 hòn gạch ngay dưới gốc cây, nấu ấm nước sôi. Nhiều khi nấu xong nước toàn mùi khói nhưng mẹ đi làm về uống vẫn khen làm tôi sung sướng lắm.
Lớn lên, tôi xa khu tập thể sống ở nơi khác . Cây sấu đầu nhà tôi ngày xưa cũng không còn nữa, nghe nói nó già quá nên được đốn chặt mất rồi. Tuy nhiên cứ vào tháng năm , khi con ve sầu kêu tôi lại nhớ tới Hà nội , nhớ khu tập thể, nhớ cây sấu già đã gắn bó bao kỉ niệm thời trẻ con nghịch ngợm trèo sấu, trèo me.






Thu NV

Thông báo khẩn

Bác Nghiêm Thị Uông, mẹ của bạn Trần Hòa Bình ( 10A) mới mất. Tang lễ sẽ được tổ chức từ 8 giờ tới 9h30 ngày thứ hai 23/5 tại nhà tang lễ thành phố 125 Phùng Hưng( Hà nội). Bạn nào quen biết thì thông tin giùm nhé.


Bloggers

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

NGÔN NGỮ

KHÔNG THIÊNG

Câu đố: Nghe nói miếu "Văn Xương Công" thiêng lắm, cầu gì được nấy, cậu Thanh đến xin phù hộ cho môn thi Anh văn của mình đạt yêu cầu để khỏi phải thi lại. Kết quả, Minh vẫn bị trượt. Tại sao?



XUẤT XỨ

Chồng: Em mua gà này từ Nghệ An à?
Vợ: Sao anh lại biết gà này từ Nghệ An?
Chồng: Gà ngoài bắc nó kêu “Chiếp Chiếp”, gà này ở Nghệ An vì nó kêu “Chiệp Chiệp”




PHẢI HỌC THÔI!

Mèo con rình mãi trước hang chuột, chuột mãi không ra. Mèo mẹ bảo mèo con:” Con xem mẹ bắt nó nhé!”
Nói rồi mèo mẹ thu mình, kêu “chit chit” như chuột gọi nhau. Con chuột trong hang thận trọng bò ra. Mèo con lao tới và chộp được ngay.
Mèo mẹ nói với mèo con: “ Học ngoại ngữ có lợi thế đấy!”


Nguyentrai22.6 st

======================

Giải đáp: Tại vì Văn Xương Công ....không biết tiếng Anh.

Thực phẩm “đẩy cao tinh thần” cho một ngày mới

Hồng Quang theo nguyệt san “Parents”, Aug 23, 2010


Cali Today News - Ngày thứ hai đầu tuần thường là ngày bị “ghét bỏ” nhất, vì đa số cứ nghĩ tới 1 tuầnlàm việc dài dằng dặc, cũng như thứ sáu được ưa thích nhất vì ngày mai đã nghỉ rồi!
Shara Aaron, một chuyên gia về dinh dưỡng cho biết có những thực phẩm gọi là “feel-good food” sẽ gópphần làm cho ‘tính khí’ (mood) của chúng ta không quá ủ dột khi bắt đầu một ngày mới.
Một nguyên tắc là chúng ta nên chọn loại thực phẩm có nhiều chất photochemicals (vốn có khả năngchống đỡ các tật bệnh) và nhiều chất dinh dưỡng như folate, vitamin B và D, omega-3.
Bác sĩ Connie Diekman thuộc đại học Washington, nói: “Các khảo cứu cho thấy thật rõ: các thực phẩmloại này sẽ giúp bạn chống cự được các áp lực gây ra lo lắng trong cuộc sống hàng ngày”
Đầu tiên là ‘oatmeal’, tức là tất cả các loại thực phẩm có chứa yến mạch, một loại ngũ cốc sẽ khiến cơthể tăng cường tiết ra serotonin, hóa chất khiến cơ thể cảm thấy hưng phấn hơn. Theo Bonnie Taub-Dix,đại diện Hiệp hội American Dietetic Association, yến mạch có tính bền vững, rất tốt cho người bị bệnhtiểu đường nếu dùng ăn sáng.
Các loại mixnuts, như đậu phộng, hạt điều, hạnh nhân có chứa nhiều chất selenium, một khoáng chất luôn làm tinh thần cảm thấy sung mãn. Những thực phẩm khác có nhiều selenium là lòng đỏ trứng gà, cá, sò hến và thịt gà. Nhưng không nên ăn nhiều như mixnuts vì các loại thực phẩm sau có nhiều chấtbéo.
Fortified cereals (ngũ cốc tăng cường) là thực phẩm ăn sáng lý tưởng vì chúng có nhiều vitamin B, kể cả folate, thiamin, B6 và B 12. Tất cả những thứ này làm cho não tiết ra nhiều serotonin. Các khảo sát khoa học cho thấy người nào ăn nhiều ngũ cốc tăng cường có thể giảm được sự âu lo. Các thực phẩm khác như chuối, gà và rau spinach cũng rất tốt.
Trà xanh chứa nhiều amino acid, theanin, vốn là những chất có thể giúp làm giảm căng thẳng và âu lo.Theo tiến sĩ Shawn Talbott, tác giả quyển “The Cortisol Connection”, mỗi ngày uống hai cốc trà xanh có thể giúp cơ thể tỉnh táo và sảng khoái. Nhưng vì trà có chứa caffeine, chỉ nên uống trà xanh vào lúc buổi sáng hay đầu buổi chiều mà thôi.
Theo Erika Schwartz, một chuyên gia về dinh dưỡng, thì người nào dễ bị trầm uất và bị kéo dài, hệ miễn nhiễm cơ thể sẽ bị ảnh hưởng rất tai hại, vào mùa đông dễ đau ốm, cảm cúm, và các dạng bị viêm.
Thường thì người nào hay bị trầm uất và lo lắng, âu sầu dễ vướng vào các căn bệnh hiểm nghèo như cao huyết áp, tim mạch, viêm, đột quỵ, tiểu đường, ung thư. Connie Diekman nói: “Nếu bạn dùng thực phẩm như liều thuốc tự nhiên chống các loại viêm thì các bạn có thể tăng cường tình trạng sức khỏe tổng quát một cách hữu hiệu”
Vì thế có nhiều thực phẩm mang tác dụng chống viêm khá tốt như các loại berries, nhất là blueberries và strawberries, vì chúng giúp các mao quản trong não ít bị viêm. Chúng chứa nhiều flovonoids là chất chống viêm rất tốt. Các loại hành tây, trái táo, rượu vang đỏ và trái bưởi cũng có nhiều flavonoid.
Chocolate, nhất là loại đen, chứa nhiều flavonoid. Một khảo sát ở Ý cho thấy người nào thường ăn chocolate đen (dark chocolate) sẽ ít bị viêm hơn những người chả bao giờ “đụng tới” món này, dù chỉ ăn có nửa thanh cách 2 ngày một lần.
Yogurt(sữa chua) là thực phẩm có chứa trytoplan, một loại amino acid giúp não tiết ra nhiều serotonin, vì thế yogurtcó tác dụng làm thư giãn cơ thể, theo Diekman. Buổi tối có thể ăn 1 hay 2 hủ yogurt nhỏ trước khi đi ngủ thì rất tốt, có thể chúng giúp các bạn “yên tâm hơn” và đi vào giấc ngủ dễ hơn.

Đô ĐH st

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

Một bức thư ngỏ gửi một người bạn K22

Bạn Ngọc Dung (10A) thân mến,
Mặc dù chưa nhận được câu giải đố của bạn, nhưng tôi rất vui vì đúng như bạn vừa nhắc là Chờ đợi cũng là một Hạnh phúc! Nếu ai biết chờ và biết đợi thì có lẽ Hạnh phúc sẽ không Cong môi từ chối Niềm hy vọng của họ đâu. 
Tôi vừa có ý kiến khen bạn Việt Thu có công sưu tầm bản dịch từ nguyên bản tiếng Nga bài thơ Đợi anh về của Xi-mo-nop đấy. Phải nói là K22 chúng mình nhiều nhân tài thật. 
Tại sao bạn lại sợ bạn MTD đến vậy? Theo mình có lẽ là "Bụt chùa nhà không thiêng", (vậy cái thuở học trò ngây thơ ấy bạn đã "Cảm tình" hơn tình bạn học trò với ai chưa?) vậy nên những buổi ra chơi và tan trường trước đây 40 năm mới nhộn nhịp và sâu lắng khác thường, có những tình cảm hoc trò và hơi trẻ con giữa các bạn của khối 9, khối 10 trường ta, có những giây phút thời gian như ngừng trôi và lắng đọng khi các bạn nắm tay nhau trên núi Nùng trong Bách Thảo, khi mặt trời còn chưa kịp lặn để che đi những e ấp trong buổi hẹn hò đầu tiên của một thời áo trắng... Đấy có lẽ là nguồn cảm hứng cho những áng văn thơ của Hồ Sỹ Bàng (Tâm tư ngày ấy), Nguyễn Thị Mộng Mơ (Nhớ tết xưa - Dạo ấy, các bạn tôi cũng thường vào làng mua hoa ,để được vừa rẻ, vừa đẹp. Tôi còn nhớ, có lần các Chàng ”thiếu gia“ lớp 10H đi vãn cảnh ngắm hoa đã lạc bước vào nhà tôi. Có lẽ, đó là mùa xuân đẹp nhất của tôi với những rung cảm đầu đời…) và để lại câu hỏi cho K22 . Ngọc Hà (Nhớ bạn Y Hòa, Tiễn anh lên đường, Kỷ niệm ngày ra trận - Sau thời gian huấn luyện ngắn ngủi, Bạn được về phép một đêm để vào mặt trận. Chúng tôi lăng lẽ đi bên nhau trên những con phố thân quen Ngọc Hà, Đội Cấn, Điện biên…
"...Bịn rịn tiễn nhau ánh đèn im lặng
muốn nói câu gì mà đường quá ngắn
phố mơ màng như thể bắt đầu say…"
Đêm ấy, thật đặc biệt, tôi không muốn khóc mà mắt cứ cay cay, cổ họng nghèn nghẹn… không phải vì buồn bã yếu hèn mà vì quá xúc động, buổi chia tay này thiêng liêng quá. Tôi sắp phải xa người bạn thân yêu nhất, không biết khi nào gặp lại?), ... Người ấy cũng có mặt trong bài Lũ trẻ sông Ngọc chăng?....
Riêng tôi thì có nhiều kỷ niệm với „Ông bạn vàng“ ấy lắm, vì cùng học Trỗi với nhau từ hồi lớp 5 ở bên Quế Lâm TQ cơ, vui có, buồn có,... đôi khi cũng "tưng tửng và rùng rợn" lắm, nhưng không bao giờ quên các bạn  cùng cái thời học trò ấy. Bạn Phương Thu thì lâu lắm rồi tôi không gặp từ dạo bạn  ấy chuyển vào công tác ở BV Mắt TPHCM. Một người bạn gái xinh đẹp, hiền thục, tốt bụng, dễ mến và thông minh. Cho mình gửi lời hỏi thăm hai bạn ấy nhé. Mình cũng chúc bạn một tuần vui khỏe như ý và trẻ mãi không già,...xứng đáng là một con rồng xinh đẹp dễ thương thông minh của Ngũ long Công chúa (10A) - Ban kèn đồng của Nguyễn Trãi Hà Nội nha. 
Thư chưa dài nhưng chẳng thể hết lời, hẹn bạn Ngọc Dung thư sau nói chuyện nhiều nha.
Thân mến!
Thái Hòa(9H+10G)

Nhớ Bác

Gửi các bạn:
BÀI THƠ "ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ"
Nhân dịp kỷ niệm  ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-05-1890 -- 19-05-2011):

Minh Huệ
1951


Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.


Lặng yên như bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.


Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.


Rồi bác đi dém chǎn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng.


Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Â'm hơn ngọn lửa hồng.


Thổn thức cả nổi lòng
Thầm thì anh hỏi nhỏ:
- Bác ơi! Bác chưa ngủ?
- Bác có lạnh lắm không?


- Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc!
Vâng lời anh nhắm mắt
Nhưng bụng vẫn bồn chồn.


Không biết nói gì hơn
Anh nằm lo Bác ốm
Lòng anh cứ bề bộn
Vì Bác vẫn thức hoài.


Chiến dịch hãy còn dài
Rừng lắm dốc lắm ụ
Đêm nay Bác không ngủ
Lấy sức đâu mà đi.


- Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phǎng phắc.


Anh vội vàng nằng nặc:
- Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi: Mời Bác ngủ


- Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng


Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chǎn...


Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau.


Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.


Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh




BÀI THƠ "ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ"
  RA ĐỜI TRONG HOÀN CẢNH NÀO?

CAO NĂM


Giữa tháng 4 năm 2000, tôi có việc nghỉ ở 37 Hùng Vương, Hà Nội, tình cờ ở phòng với nhà thơ Minh Huệ từ Nghệ An ra. Đi xe mệt, tối nhà thơ Minh Huệ và tôi không muốn đi đâu. Tôi ngày còn học phổ thông đã thuộc lòng "Đêm nay Bác không ngủ", nhưng giờ mới "mục sở thị" tác giả bài thơ nổi tiếng ấy. Nên vừa cạn tuần trà đầu, tôi hỏi ngay nhà thơ:
          -Ông viết bài thơ "Đêm nay bác không ngủ" trong hoàn cảnh nào?
          Như khơi đúng mạch, không cần nghĩ ngợi lâu, nhà thơ nói ngay:
          -Đấy là vào một đêm cuối mùa đông năm 1950, tôi vừa từ chiến trường Bình-Trị-Thiên ra Thanh Hoá, làm cán bộ Tuyên huấn Khu uỷ khu Bốn, thì gặp anh Trác. Tôi và Trác trước cùng công tác với nhau, sau anh ấy được điều ra Việt Bắc làm bảo vệ Trung ương. Biết anh Trác có đi chiến dịch Biên giới, tôi hỏi: "Nghe nói Bác Hồ đi chiến dịch, cậu có được gặp Bác không?". Thế là Trác kể luôn những chuyện về Bác Hồ đi chiến dịch Biên giới, mà anh ấy là một trong những người được đi bảo vệ Bác suốt chiến dịch. Nhưng trong những chuyện anh Trác kể, có một chuyện tôi nghe rất cảm động. Đó là vào một đêm chiến dịch, Bác cùng anh em trên đường đi, ghé vào dừng chân trong một cái lán có các chiến sĩ vệ quốc đang trú quân. Trời tối om. Bếp lửa tắt tự lúc nào. Bác nhóm lại lửa. Ngọn lửa cháy phừng phừng. Một anh vệ quốc quân tỉnh giấc, nhận ra Bác Hồ đang ngồi bên bếp lửa. Anh ta rón rén dậy, đi lại chỗ bếp lửa, lễ phép: "Bác ơi, Bác đi ngủ đi. Khuya lắm rồi". Bác quay lại, giục anh vệ quốc: "Cháu cứ đi ngủ đi. Ngày mai còn đánh giặc". Câu chuyện nghe anh Trác kể, tôi viết lại gần như thật trong bài thơ: "Anh đội viên thức dậy; Thấy trời khuya lắm rồi; Mà sao Bác vẫn ngồi; Lặng yên bên bếp lửa". Chỉ khác là khi viết, tôi để anh đội viên kia ba lần thức dậy: "Lần thứ ba thức dậy; Anh hốt hoảng giật mình", để lột tả tình cảm yêu thương Bác Hồ của anh vệ quốc quân, gói vào một khổ thơ với hai điệp ngữ "mời bác ngủ": "Anh đội viên nằng nặc; Mời Bác ngủ Bác ơi; Trời sắp sáng mất rồi; Bác ơi! mời Bác ngủ".
          Tôi hỏi cắt ngang lời nhà thơ:
          -Trước đây đọc bài thơ, tôi cứ ngỡ người viết đã có vinh dự được gần Bác Hồ, hoặc ít ra cũng nhiều lần được gặp Bác Hồ mới viết được như thế.
Nhà thơ Minh Huệ nói ngay, bằng một giọng chân thành và cảm động:
          -Khi làm bài thơ ấy, tôi chưa được nhìn thấy Bác Hồ lần nào. Nhưng thực thì Bác Hồ đã ở trong tâm tưởng tôi rồi. Tôi tự hào được là người con của quê hương Bác Hồ. Trong tôi vẫn nung nấu viết một cái gì đó về Bác. Đến khi nghe anh Trác kể chuyện Bác Hồ đi chiến dịch Biên giới thì lập tức trong tôi như bùng lên tình cảm mới và rất lớn lao về Bác Hồ. Sở dĩ trong bài thơ, tôi miêu tả cụ thể từng cử chỉ của Bác: "Rồi Bác đi dém chăn; Từng người từng người một; Sợ cháu mình giật thột; Bác nhón chân nhẹ nhàng" là vì tôi nghĩ tình cảm và sự chăm sóc của Bác Hồ đối với các chiến sĩ cũng giống như mẹ mình đối với mình hồi còn nhỏ. Cho nên khi viết, cảm hứng của tôi về Bác Hồ là cảm hứng về người mẹ đối với con cái vừa ân tình, cẩn thận lại vừa cụ thể dến từng chi tiết nhỏ: "Từng người từng người một; Sợ cháu mình giật thột". Đó là cử chỉ của một người mẹ. Cho nên, bài thơ không có chữ người mẹ nào, nhưng lại đúng là viết về người mẹ. Tôi quên đi là mình viết về lãnh tụ, mà mải nghĩ về một người mẹ chan chứa tình cảm yêu thương, chăm sóc cháu con.
          -Hẳn là khi đã có cảm xúc như thế thì ông viết cũng nhanh thôi, thưa nhà thơ?
          Câu hỏi của tôi dường như có làm nhà thơ Minh Huệ phải lần dở lại thời gian, nên ông dừng lại giây lát, rồi mới tiếp tục câu chuyện:
          -Không nhanh đâu. Tôi viết từ tháng 10 năm 1950, đến qua tết nguyên đán, tất cả khoảng gần 5 tháng mới xong. Lúc đầu tôi viết còn dài nữa. Rồi cứ sửa đi sửa lại. Cuối cùng chỉ để lại 16 khổ thơ như hiện nay. Nhưng làm xong chưa gửi đi đâu, vẫn để trong cặp tài liệu. Cho đến một hôm, có anh ở Chi hội văn nghệ khu Bốn đến chơi. Trong khi trò chuyện, anh ấy hỏi tôi lâu nay có làm được bài thơ nào không. Tôi lấy đưa anh ấy xem bài thơ, rồi anh ấy mang đi in trong tập thơ "Tin vui", do Chi hội văn nghệ khu Bốn ấn hành. Thế là bài thơ ra đời.
          -Trước đó ông đã viết bài thơ nào về Bác Hồ chưa?
          -Tôi có viết bài "Nắng Nghệ An chuyện trò với mây Việt Bắc" gửi gắm niềm mong ước của tôi, mà cũng là của người dân quê Bác mong được gặp Bác, đón Bác về thăm quê hương. Bài thơ viết theo lối hát ví- một loại dân ca rất gần gũi với người dân xứ Nghệ. Nhưng không thành công. Dù vậy, tôi coi đó là sự thể nghiệm của tôi trong việc sáng tác về Bác Hồ, về sự vận dụng dân ca vùng quê Nghệ-Tĩnh của tôi vào thơ. Đến "Đêm nay Bác không ngủ" là bài thứ hai, thì tôi hoá thân thành anh đội viên vệ quốc để được gặp người Mẹ-Bác Hồ. Còn cách viết, tôi vẫn theo lối hát ví, hát vè như ở bài thơ trước.
          -Từ ấy đến nay nhà thơ vẫn theo đuổi đề tài sáng tác về Bác Hồ?
          -Tôi vẫn viết, và còn viết nữa về Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Bác và Đảng luôn ở trong tôi, là nguồn cảm hứng vô tận của thơ tôi. Nên trong một bài thơ mới viết, tôi mong được góp một cái gì đó vào việc biến Di chúc của Bác Hồ thành hiện thực, thể hiện qua câu: "Đuốc Di chúc toả Thăng Long; Thơ ơi góp gió cánh rồng Vạn Xuân". Năm 1985, tôi đã ra tập thơ viết về Bác Hồ, mang tên: "Đêm nay Bác không ngủ" gồm 26 bài và một chuyện thơ về Nguyễn Ái Quốc với xô viết Nghệ-Tĩnh. Năm  (2000) nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh Bác Hồ, tôi lại cho ra tập thơ "Cõi xanh", gồm 40 bài thơ viết về Bác. Với tôi, một người làm thơ thì không gì bằng: "Yêu Bác làm thơ theo trí Bác; Tâm hồn yên tĩnh giữa trùng khơi".
          Cuộc trò chuyện giữa nhà thơ Minh Huệ với tôi về hoàn cảnh ra đời bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" tôi ghi kín mấy trang sổ tay. Nhưng chỉ xin ghi lại chừng ấy, xin được coi những dòng này như nén nhang tưởng nhớ nhà thơ Minh Huệ.

___________________________________________
Địa chỉ: CAO NĂM
Tổ 44, Xóm Mới, Ngõ 258 phố Đà Nẵng, Hải Phòng
ĐT: 0912.926.613;  Email: nam3564856@vnn.vn




MINH HUỆ
Nhà thơ Minh Huệ tên thật là Nguyễn Đức Thái, sinh năm 1927, tại Bến Thủy, Thành phố Vinh. Ngoài bút danh Minh Huệ, ông còn có các bút danh khác là Mai Quốc Minh, Nguyễn Thái 


Nhà thơ Minh Huệ đã trải qua nhiều lĩnh vực công tác: hội trưởng Hội Sáng tác văn nghệ Liên khu 4; trưởng ban thơ - lý luận phê bình Nhà xuất bản Văn Học; trưởng Ty văn hóa Nghệ An; bí thư Đảng đoàn kiêm chủ tịch Hội VHNT Nghệ An; hội viên sáng lập Hội Nhà văn VN (1957); ủy viên Ủy ban T.Ư Hội Liên hiệp VHNT VN. Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng; Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất; Huy chương vì sự nghiệp văn học nghệ thuật VN. 


Sự nghiệp sáng tác của ông ghi dấu ấn qua bảy tập thơ (có hai tập thơ viết về Bác Hồ là Cõi Sen và Đêm nay Bác không ngủ), bốn tập truyện ký và ký, hai tập truyện và nhiều bài báo, tiểu luận về đời sống văn học nghệ thuật và văn hóa VN. Bài thơ nổi tiếng Đêm nay Bác không ngủ được nhà thơ Minh Huệ viết năm 1951 lúc 24 tuổi 


Ông mất ngày 11-10-2003 tại khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An, thọ 77 tuổi. 


Tác phẩm: 
- Đêm nay Bác không ngủ( Thơ-1951)
- Tiếng hát quê hương (1959) 
- Đất chiến hào, (1970) 
- Mùa xanh đến (1972) 
- Đêm nay Bác không ngủ (Tập thơ-1985)
- Rừng xưa rừng nay (1962) 
- Ngọn cờ Bến Thủy (truyện ký, 1974-1979) 
- Người mẹ và mùa xuân (truyện ký, 1981) 
- Phút bi kịch cuối cùng (1990) 
- Thưởng thức thơ viết về Bác Hồ (1992) 
- Dòng máu Việt Hoa (1954)


Tình yêu và Thơ:
...Ba tôi- nhà thơ Minh Huệ... Không kể mối nhân duyên giữa tình yêu và thơ của ông thì thật là thiếu sót. Mỗi khi kể cho chúng tôi nghe về quá trình ra đời bài “Đêm nay Bác không ngủ”, ba tôi đều nhắc đến chi tiết, chính mẹ chúng tôi, người vợ yêu dấu của ông đã gợi ý cho ông nảy ra câu kết: “Vĩ một lẽ thường tình/ Bác là Hồ Chí Minh”...
Nay thì mộ ba và mẹ nằm cạnh nhau, hai người, nhà thơ và nhà giáo lại được ở bên nhau, vĩnh viễn, ở chốn vĩnh hằng. Và như lời ba thổ lộ với mẹ, ông yêu vợ “cả trong không gian và thời gian, cụ thể và trừu tượng, kiếp này và cả kiếp sau”, có lẽ bây giờ Ba của chúng tôi lại có thể đọc thơ tặng Mẹ của chúng tôi, ở đâu đó, một góc riêng tư:
Cám ơn em, đồng lúa ngát ban mai
Thơm suốt đời anh hương nồng xao xuyến
Đâu chỉ có ban đầu tình mới quyện
Trong lo toan, đằm thắm, em ơi.


Nguyễn Đức Lam


Và chúng ta cũng không thể nào quên ngày Bác đi xa:


Bác ơi


Tố Hữu
6-9-1969


Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...
Chiều nay con chạy về thǎm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!


Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!


Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thǎm, thấy Bác cười!


Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay...


Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi
Nǎm canh bớt nặng nỗi thương đời
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.


Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau
Nỗi đau dân nước, nỗi nǎm châu
Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ
Cho hôm nay và cho mai sau...


Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già


Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha
Bác nghe từng bước trên tiền tuyến
Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa.


Bác vui như ánh buổi bình minh
Vui mỗi mầm non, trái chín cành
Vui tiếng ca chung hòa bốn biển
Nâng niu tất cả chỉ quên mình.


Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.


Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều
Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu?
Ra đi, Bác dặn: "Còn non nước..."
Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều


Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác - Lênin, thế giới Người hiền
A'nh hào quang đỏ thêm sông núi
Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!


Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn
Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.


TH.st.