Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

THĂM QUAN HỒ DẦU TIẾNG – TÂY NINH

Ngày 28/10 Hội Nguyễn trãi K22 TPHCM tổ chức đi thăm quan Hồ Dầu Tiếng – Tây Ninh. Mới hơn 7h sáng mọi người đã tập trung đầy đủ . Số người đi vừa chẵn 7 cặp .
Hồ Dầu Tiếng là một hồ chứa nước do con người tạo ra từ công trình thủy lợi. Với diện tích rộng trên 27.000 ha và 1,5 tỷ m3 nước, hồ không những có những khả năng tưới cho hàng trăm ngàn ha đất trồng mà còn là một vùng cảnh quan du lịch hấp dẫn
.



Ảnh 1: Nơi đoàn dừng chân thăm quan



Đoàn lên núi ghé thăm miếu thờ “Cậu Bảy” với nhiều tảng đá tạo thành những hình tượng vô cùng hấp dẫn. Dưới chân núi có ngôi chùa Thái Sơn do hoà thượng Thích Đạt Phẩm (thế danh: Đinh Văn Trên) xây dựng vào năm 1988, tổng diện tích trên 5 hecta gồm các hạng mục như: cổng Tam Quan, ngôi Đại Tháp cao 36m có 9 tầng, tượng quan Thế âm cao 12m, chánh điện, điện ngọc cũng được xây đựng theo lối kiến trúc cổ lầu




Ảnh 2 : Chùa Thái Sơn Núi Cậu




Ảnh 3 : Giây phút các bạn gái bên nhau



Ảnh 4 : Chinh phục đỉnh cao


Chúng mình đã có một bữa ăn trưa thật ngon tại quán ăn ven hồ. Thưởng thức món gà luộc nổi tiếng của Tây Ninh, lẩu cá lăng và tôm tưoi nướng được đánh bắt ngay tại hồ.




Ảnh 5: Ăn trưa bên hồ


Khi xuống núi Đoàn vui chơi tại Hồ Than thơ .Đây là một thác nước tuôn chảy chen qua các tản đá rồi đổ xuống một trũng nước rộng. Bởi những âm thanh xao động rì rào của thác nước mà nơi đây mới có tên gọi là Hồ Than Thở


Ảnh 6 : Hồ Than Thở




Ảnh 7 : Tạm biệt và hẹn gặp lại


Nhom bloggers 10H

VUI QUÁ XÁ CỠ


Coi chừng … té



Titanic 10H- ''My heart will go on''



….….Cùng sướng



Tại sao Thục Phán phải giơ tay đấm ?




Đừng co' ma giàu trí... tưởng bở



Không quần


Nhón bloggers 10H

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN

Con trai –con gái qua…GOOGLE



Đã bao giờ bạn tự hỏi con trai –con gái nghĩ và làm có giống nhau ?


Một ngày nào rảnh rỗi ,bạn thử vào công cụ tìm kiếm của Google gõ các” từ khóa” bạn nghĩ ra, bạn sẽ thu hoạch được lắm điều thú vị. Dĩnhiên độ tin cậy của công cụ tìm kiếm này tới đâu, đó là chuyện khác. Nhưng để thư giãn trong ngày nghỉ cuối tuần, bạn có thể “tò mò”một chút. Những kết quả dưới đây được “search” vào lúc…giờ, ngày…,năm…



1) Anh yêu em :4.880.000 kết quả


Em yêu anh: 3.700.000


Rõ ràng con gái kín đáo, bẽn lẽn hơn contrai



2) Anh nhớ em:1.720.000 kết quả



Em nhớ anh :214.000 kết quả


Con gái ít nhớ người yêu! Nhưng…


3) Chồng nhớ vợ: 115.000 kết quả


Vợ nhớ chồng :195.000 kết quả

Chứng tỏ con trai lập gia đình xong là hết nhớ vợ, con gái thì ngược lại


4) Anh hứa:245.000kết quả


Em hứa : 105.000 kết quả

Quá chênh lệch, chứng tỏ con gái rất thận trọng khi hứa hẹn! Con trai hiên ngang sẵn sàng tuyên bố, sẵn sàng gánh vác.Nhưng…


5) Anh sẽ làm: 1.950.000 kết quả


Em sẽ làm :1.950.000 kết quả


Khi thực hiện thì kết quả ngang nhau, chứng tỏ phụ nữ nói ít nhưng làm nhiều không kém đàn ông


6) Làm vợ anh nhé: 4.680.000 kết quả


Làm chồng em nhé : 158.000 kết quả


Chứng tỏ ở xứ ta (và có lẽ ở phương Đông nói chung) số “trâu đi tìm cọc" chiếm ưu thế áp đảo so với số “cọc đi tìm trâu”!


7) Anh không yêu em: 6.650.000 kết quả


Em không yêu anh : 42.000 kết quả


Tôi có hoa mắt không vậỵ? Trong tình cảm con gái lại bị từ chối nhiều hơn con trai sao?

Hay con trai phụ bạc nhiều hơn con gái, nếu phần lớn mẫu câu này thốt lên lúc chia tay?


8) Anh đã có người khác :16.700.000 kết quả


Em đã có người khác: 13.000.000 kết quả


Con trai dễ thay đổi hơn con gái? Cách đây 2 năm kết quả này rất chênh lệch, bây giờ số con gái "đã có người khác” tăng hơn trước, chứng tỏ con gái đang tìm cách đối phó với sự phụ bạc của con trai


9) Anh buồn:205.000 kết quả


Em buồn :1.980.000 kết quả


Con trai ít buồn hơn con gái hay có nhiều thú vui để khỏa lấp nỗi buồn?


10)Đừng quên anh nhé: 262.000 kết quả


Em đã quên anh :1.030.000 kếtquả

ÔI ,con gái!


11) Anh muốn chia tay : 804 kết quả


Em muốn chia tay :984.000 kết quả


Con gái nói chia tay dễ dàng hơn : Nhưng:


12)Em muốn làm hòa : 104.000 kết quả


Anh muốn làm hòa :9 kết quả


Con gái hay nghĩ lại . Con trai" đã ra đi đầu không ngoảnh lại”. Kết quả chênh lệch không tin nổi


. Sốc quá !


Ngọc.Hà ( st)

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

BẢN HUYỀN CA CỦA XỨ SỞ

Tác giả: Nguyễn Quang Thiều
Bài đã được xuất bản.: 1 giờ trước 20/10/2011





Chúng ta chẳng cần nói những điều to tát mà chỉ cần cúi đầu trong suy tưởng, chúng ta sẽ thấy hình ảnh của những người mẹ Việt Nam Anh hùng hiện lên lặng lẽ trong ngôi nhà đơn sơ của mẹ khi đất nước có chiến tranh và trong cả những ngày của hòa bình.

Năm 2003, tôi có một buổi tọa đàm về chiến tranh ở trường đại học Massachusetts, Boston, Hoa Kỳ. Những người đến dự buổi tọa đàm đó đã đặt rất nhiều câu hỏi về những cuộc chiến tranh giữ nước của người Việt Nam. Các câu hỏi tập trung vào vấn đề vì sao người Việt Nam lại có thể đi qua được những cuộc chiến tranh tàn khốc như vậy. Tôi không trả lời trực tiếp câu hỏi đó. Tôi kể cho họ nghe câu chuyện về một người mẹ Việt Nam trong chiến tranh.
Người mẹ ấy đã vì nền độc lập, tự do của dân tộc mà gửi đứa con trai thứ nhất ra mặt trận. Đứa con trai thứ nhất hy sinh.
Người mẹ ấy gửi đứa con trai thứ hai ra mặt trận. Đứa con trai thứ hai hy sinh.
Người mẹ ấy gửi đứa con trai thứ ba ra mặt trận. Đứa con trai thứ ba hy sinh.
Người mẹ ấy gửi đứa con trai thứ tư ra mặt trận. Đứa con trai thứ tư hy sinh.
Người mẹ ấy gửi đứa con trai thứ năm....


Khi tôi nói đến đó, một người đàn ông Mỹ luống tuổi đứng dậy và kêu khẽ lên: "Xin đừng gửi nữa, xin đừng gửi nữa...". Giọng ông nghẹn lại như muốn òa khóc. Tất cả hội trường im lặng rất lâu. Sau đó, một phụ nữ Mỹ vừa lau nước mắt vừa nói: "Tôi đã đến Việt Nam, tôi đã gặp những bà mẹ Việt Nam giản dị và lặng lẽ trong những ngôi nhà, trên những cánh đồng, trên những con đường...Nhưng tôi không nhận ra được sự diệu kỳ trong họ. Bây giờ thì tôi đã hiểu tất cả. Xin cám ơn những bà mẹ ấy".
Câu chuyện tôi kể chẳng có thủ pháp nghệ thuật gì nhưng đã dội vào trái tim những người dự buổi tọa đàm hôm đó một ấn tượng vô cùng mạnh mẽ. Nhưng chính xác hơn, đó không phải là một câu chuyện mà là một sự thật. Và sự thật ấy chứa đựng trong đó mọi lý giải cần thiết cho những ai muốn hiểu về dân tộc Việt Nam và đặc biệt là những người phụ nữ Việt Nam đã hiến dâng cho độc lập và tự do của tổ quốc họ như thế nào.
Chiến tranh đã lùi vào quá khứ rất xa, nhưng tôi vẫn thấy hiện lên hình ảnh những người phụ nữ của chính làng tôi, mà hai người trong số họ sau này đã được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng cho dù bây giờ họ đã thành người thiên cổ. Họ là những người cả đời đã sống trong ngèo khó và lặng lẽ như những ngọn đèn dầu trong khuya khoắt. Họ sinh ra những đứa con và làm tất cả cho những đứa con của họ. Họ có biết bao buổi tối đã nhịn ăn để giành cho con từ một củ khoai đến một bát cơm. Họ thức suốt đêm trong giá lạnh để ôm con khi chúng đau ốm. Họ vừa lo sợ vừa hạnh phúc nhìn những đứa con bước đi trên đường đời. Họ làm tất cả kể cả sự nổi giận khủng khiếp hầu như không có trong máu thịt họ để ngăn chặn bất cứ kẻ nào có ý định chạm bàn tay xấu xa vào những đứa con của họ. Họ có lẽ chẳng có một chút gia tài nào ngoài những đứa con. Nhưng đến một ngày súng nổ, đất nước bị giặc ngoại xâm dày xéo, họ đã nuốt nước mắt, mỉm cười để tiễn những đứa con của mình ra mặt trận. Có những người trong họ chỉ có duy nhất một đứa con trai. Và rất nhiều những đứa con không bao giờ trở về trong ngôi nhà đơn sơ, nơi mà họ đêm đêm đợi chờ chỉ một tiếng gõ cửa.
Một trong những người Mẹ Việt Nam Anh hùng là bác gái tôi. Bác tôi được Hàng không Việt Nam nhận nuôi dưỡng cho đến khi mất. Hơn 30 năm kể từ ngày báo tử anh tôi, bác tôi vẫn sống trong mộng mị đợi anh tôi trở về. Những buổi chiều, cứ có ai đến nhà, bác cũng ngước đôi mắt mờ đục lên hỏi : "Nghiệp à con". Có lẽ chỉ khi bác tôi trở thành người thiên cổ thì cơn mộng mị của thương nhớ đợi chờ kia mới chấm dứt.
Bây giờ đất nước đã đổi thay quá nhiều. Cuộc sống rộn rã với đủ loại âm thanh và rực rỡ bởi mọi ánh đèn. Nhưng cơn mộng mị của thương nhớ đợi chờ vẫn trôi miên man trong tâm trí của những bà Mẹ Việt Nam Anh hùng vẫn còn đang sống. Và cho dù những người mẹ Anh hùng thấu hiểu đến đâu những gì các mẹ đã làm cho dân tộc và kiêu hãnh về điều đó thì các mẹ vẫn mơ về một tiếng gõ cửa. Sau tiếng gõ cửa ấy, cánh cửa của ngôi nhà đơn sơ sẽ mở ra và đứa con thương nhớ của mẹ trở về.
Chúng ta chẳng cần nói những điều to tát mà chỉ cần cúi đầu trong suy tưởng, chúng ta sẽ thấy hình ảnh của những người mẹ Việt Nam Anh hùng hiện lên lặng lẽ trong ngôi nhà đơn sơ của mẹ khi đất nước có chiến tranh và trong cả những ngày của hòa bình. Và chỉ hình ảnh ấy thôi đã đủ tất cả để làm nên huyền ca cho xứ sở này.


Châu Minh st

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

Hãy nghe hát để quên buồn giận

HÀ NỘI VÀ TÔI


Thơ: Hoàng Phủ Ngọc Tường
Nhạc: Lê Vinh
Ca sĩ: Ngọc Tân


Nơi tôi sinh Hà Nội.
Ngày tôi sinh một ngày bỏng cháy.
Ngõ nhỏ phố nhỏ, nhà tôi ở đó.
Đêm lặng nghe trong gió
Tiếng sông Hồng thở than.

Những ngày tôi lang thang,
Tôi mới hiểu tâm hồn người Hà Nội.
Mộc mạc thôi mà sao tôi bồi hồi.
Mộc mạc thôi mà sao tôi nhớ mãi.
Tuổi thơ đã đi qua không trở lại.
Cháy hết mình cánh phượng nhẹ nhàng rơi.

Hà Nội ơi! Hà Nội ơi!
Cái ngày tôi chia xa Hà Nội,
Giờ ra đi mới thấy lòng tiếc nuối.
Những kỷ niệm một thời nông nổi,
Cứ thôi thúc hoài, khắc khoải nơi trái tim.

Hà Nội ơi! Hà Nội ơi!
Khát vọng trong tôi, tình yêu trong tôi.
Thời gian có bao giờ phôi phai.
Như nước Hồ Gươm xanh vời vợi,
Như hương hoa sữa nồng nàn đắm đuối.
Bước chân tôi qua bao nẻo đường.
Vẫn mong một ngày trở về quê hương.

Ngõ nhỏ, phố nhỏ nhà tôi ở đó.
Trong giấc mơ tôi vẫn thầm mơ.










‪VND (st)

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

ĐỪNG NÊN TỨC GIẬN

Mẹo sức khoẻ -Xin đừng để cơn thịnh nộ bùng nổ dù chỉ trong chốc lát, nghe quý bạn! Chỉ hại cho sức khoẻ thôi, mà lại tan nhà nát cửa... Mời đọc những hiện tượng sinh lý lúc giận dữ, tác hại của chúng và 8 lời khuyên để giúp kiểm soát bản thân.

Mọi người đều biết tức giận sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe nhưng cụ thể là những bệnh gì và nó gây hại ra sao?



1. Nám da


Khi tức giận, một lượng máu lớn sẽ dồn lên não, nguyên nhân là do lượng ô-xy trong máu giảm, độc tố tăng cao. Độc tố sẽ kích thích nang lông phát triển, dẫn đến viêm quanh nang lông ở các mức độ khác nhau, từ đó xuất hiện các vết nám trên mặt.
Lời khuyên: Khi gặp phải những chuyện không vui, bạn hãy hít một hơi thật sâu, dang hai tay ra để điều tiết cơ thể để loại bỏ các độc tố.




2. Lão hóa tế bào não


Khi một lượng máu lớn dồn lên não, nó sẽ tạo sức ép cho động mạch. Lúc này hàm lượng độc tố trong máu tăng mạnh, lượng ô-xy giảm xuống mức thấp nhất. Các tế bào não sẽ giống như như bị trúng thuốc độc vậy.
Lời khuyên: Như trên




3. Loét dạ dày


Tức giận dẫn đến các dây thần kinh giao cảm bị kích thích hưng phấn, ảnh hưởng trực tiếp đến tim và động mạch, khiến cho lượng máu lưu thông trong đường tiêu hóa bị giảm, quá trình lưu thông diễn ra chậm, gây kém ăn, dần dần sẽ dẫn đến bệnh loét dạ dày.
Lời khuyên: Mát xa vùng bụng khi căng thẳng




4. Thiếu máu cơ tim


Một lượng máu lớn dồn lên não và toàn bộ khuôn mặt, khiến cho lượng máu về tim giảm gây thiếu máu cơ tim. Trong khi đó, hoạt động của tim vẫn phải đảm bảo nên lúc này sẽ phải làm việc hơn bình thường gấp nhiều lần, dẫn đến nhịp tim đập bất thường.
Lời khuyên: Nhớ lại những kỷ niệm vui đã có trước đây để nhịp tim trở lại bình thường.




5. Gan bị tổn thương


Khi tức giận, cơ thể sẽ tiết ra một chất có tên là Catecholamine. Chất này tác động đến hệ thần kinh trung ương khiến cho huyết áp tăng cao, tăng cường phân hủy axit béo, các độc tố trong máu và gan cũng tăng theo tương ứng.
Lời khuyên: Hãy uống 1 cốc nước khi tức giận. Nước sẽ “rửa trôi” các axit béo tự do trong cơ thể, giảm bớt độc tố.




6. Kích thích tuyến giáp


Khi tức giận, hệ thống nội tiết trong cơ thể sẽ bị rối loạn, khiến cho hormone tuyến giáp tăng tiết, theo thời gian sẽ dẫn đến bệnh ở tuyến giáp.
Lời khuyên: Hãy ngồi xuống và thư giãn, nhắm mắt lại, hít thở thật sâu.




7. Hại phổi


Khi tâm trạng bị xúc động, nhịp thở sẽ rất gấp, phế nang liên tục mở rộng, ít co giãn, đồng thời cũng không thể thư giãn và nghỉ ngơi.
Lời khuyên: Tĩnh tâm, từ từ hít-thở sâu 5 lần, để cho phổi được nghỉ ngơi và thư giãn.




8. Tổn thương hệ thống miễn dịch


Khi tức giận, cơ thể sẽ theo mệnh ệnh của não tạo ra chất cortisol, hormone stress. Nếu như chất này bị tích lũy quá nhiều trong cơ thể, nó sẽ cản trở các tế bào của hệ thống miễn dịch hoạt động, làm giảm sức đề kháng của cơ thể.
Lời khuyên:Nghĩ lại những hồi ức đẹp trước đây mình đã có, cố gắng lấy lại trạng thái cân bằng lúc đầu.


Bình Doan

NẮNG ƠI !




















Ngày vẫn còn đây
Đừng trốn vội nhé
Buồn ngây đất trời

Ngàn xanh
đừng vội biếng lười
Cho mưa
rơi rớt
nụ cười …
gió lay

Tác Giả :Thu Phong

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

CÔ GÁI NÀY LÀ AI ?

Con gái người giàu nhất hành tinh lại rất bình dị với gương mặt thiên thần, có lẽ được thừa hưởng từ công đức cha mẹ.

Mời nhìn kỹ cô gái này:
-Phục sức đơn giản, màu sắc chuẩn: trắng - đen.
-Trang điểm nhẹ nhàng, không mắt xanh, môi đỏ, không thuốc mi mắt đen, lông mi giả.
-Nữ trang trên tay chỉ hai chiếc nhẫn nhận hột nhỏ, không bông tai tòn teng, không dây chuyền lủng lẳng...
-Khuôn mặt thông minh, thanh tú; toát lên vẻ thanh nhã, quý phái nhưng thân thiện, đơn giản



CÔ TA LÀ AI??????







Trả lời: Đó là Jennifer Katherine Gates!!! Con gaí cuả Bill Gates, người giàu nhất hành tinh.

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

NHẬT KÝ
MỘT NGÀY TRÊN SÔNG HỒNG

Một buổi sáng mùa thu (18/10), trong cái gió hanh và nắng vàng rực rỡ, tàu Thăng Long 333 chở các bạn NTK22 du ngoạn trên sông Hồng. Chúng tôi như một lũ trẻ náo nức, trước mỗi lần được nghỉ học đi chơi, được thoát khỏi cái bận rộn, tẻ nhạt của cuộc sống thường nhật. Hình như đêm qua ai cũng bồn chồn … nên 7g15 đã có mặt đầy đủ trên bến sông Hồng. BTC điểm danh. Ồ lạ chưa 1 bạn nữ mới xuất hiện, nghe nói nhà bạn vẫn ở Gốc Gạo đầu làng Ngọc Hà mà bấy lâu nay không ai gặp, chúng tôi nhìn nhau chợt lạ, chợt quen rồi ồ lên sung sướng. Hóa ra là bạn Hiền , nghe đồn rất thân với bạn Thắng và bạn Thục 10H ( vừa tới nơi bạn ấy đã hỏi thăm bạn Thục ), hôm nay Thắng cũng có mặt chỉ thiếu bạn TH, nếu không họ sẽ có buổi hội ngộ ”Bộ 3” vui vẻ.

Đúng 7g30 tàu khởi hành, sau 1g30 phút, tầu đưa chúng tôi đến ngôi đền cổ, có cái tên rất xưa “Đền Dầm” nằm bên sông Hồng thuộc địa phận Thường Tín. Các bạn có biết một vật dụng rất thiêng được thờ ở đây là cái gì không ? Cái mái chèo ấy , tên Nôm các cụ xưa gọi là cái Dầm

Đền Dầm đã có cách đây trên 700 năm, thờ bà Chúa Thủy Cung (dân gian gọi chệch là Bà Chúa Thoải). Tương truyền rằng, khi Hưng Đạo Vương- Trần Quốc Tuấn đem quân đi đánh giặc, Bà đã hiện lên báo mộng : “Ta sẽ phù hộ cho tướng sĩ” . Quả nhiên, hôm đó có trận cuồng phong và sóng lớn làm thuyền giặc chao đảo, quân ta thừa thắng xốc tới. Được cả 3 yếu tố “Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa” tướng sĩ nhà Trần đã làm nên những trận thủy chiến lẫy lừng trong lịch sử đánh bại lũ giặc Nguyên -Mông. Sau hơn 1 giờ tham quan Đền Dầm và Đền Đại Lộ, chúng tôi trở lại tàu tiếp tục xuôi dòng sông Hồng về Khoái Châu –Hưng Yên, tham quan Đền Đa Hòa. Đây là ngôi đền thờ Thánh Chử Đồng Tử cùng Nhị vị Phu nhân ( công chúa Tiên Dung và công chúa Tây Sa). Cảm động trước câu chuyện tình thơ mộng giữa chàng trai nghèo đánh dặm Chử Đồng Tử và nàng công chúa Tiên Dung xinh đẹp, con gái của Vua Hùng nên dân gian còn gọi một cái tên trìu mến là ngôi Đền Tình Yêu.

Đứng ở sân đền, nghe thuyết minh về bãi tắm “Tự nhiên” ( tên của bãi cát xưa –nơi Chử Đồng Tử gặp công chúa), các bạn nam thỏa sức tưởng tượng, mơ được vùi mình trên cát…bạn nam có mái tóc xoăn còn thắc mắc : khi ấy Chử Đồng tử nằm sấp hay nằm ngửa nhỉ ? cả Đoàn được trận cười giòn dã với món “dưa bở” …Sau đó, chúng tôi xuống tàu tiếp tục cuộc hành trình. Ồ, bữa trưa đã được nhà tàu chuẩn bị sẵn sàng, trước khi nâng cốc, Bàng- Trưởng bản thay mặt cho cánh mày râu tặng quà và chúc mừng chị em nhân ngày 20/10, món quà khá độc đáo và dí dỏm…Một bạn nữ vốn là bác sĩ khi nhận quà chợt hỏi “ không rõ bút còn mực không nhỉ”?. Bàng đang lúng túng chưa kịp trả lời thì một bạn nữ ( vốn hiểu ý người tặng) đã bình luận: Thấy chị em còn bừng bừng khí thế nên các anh Zai tặng bút với ngụ ý rằng bút còn nhiều mực đấy cứ xài thoái mái đi! . Nhưng nếu “viết” không …ra thì khéo phải thay …“giấy”, ( lúc đó đừng có hờn dỗi nha) . Chúng tôi cười sặc sụa đến nỗi chẳng ăn được cơm .

Trên sông nước mênh mang ngầu đỏ phù sa, trong tiếng reo vui của bạn bè, có một người còn cảm thấy rung động hơn cả vì hôm nay đúng ngày sinh nhật của hắn. Cầm micro, đứng trước màn hình, hắn hát những bài hát đã đi vào tâm khảm "Mẹ hiền yêu dấu", “Những ánh sao đêm” để tặng mẹ và các bạn nữ nhân ngày 20.10... Mấy anh bạn đồng khóa trên chuyến tàu cũng vui vẻ hóa thân cùng hắn vào bài hát :”Năm anh em trên một chiếc xe tăng”…

Chiều 14g30 tàu cặp bến Bát Tràng, chúng tôi vào tham quan mua sắm trong chợ gốm làng cổ , khi ra về ai cũng lỉnh kỉnh túi lớn , túi nhỏ đựng những món đồ ưa thích .
Một ngày du ngoạn trên sông Hồng, chúng tôi có những cảm giác mới lạ, thú vị, được hòa mình vào cảnh quan sông nước hữu tình, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của các ngôi đền cổ ven sông, tham quan làng nghề gốm Bát Tràng và lựa chọn cho mình những đồ gốm độc đáo. Và một điều rất thú vị xin được bật mí cho các bạn : Đền Dầm và Đền Chử Đồng Tử ngoài nét đẹp cổ kính còn rất linh nghiệm cho người đi cầu Tình yêu. Chúng tôi thành tâm cầu cho tình yêu , hôn nhân của con cái và cũng không quên cầu cho chính mình. Một bạn nam( hình như vẫn là bạn tóc xoăn) cầu cho bạn ấy đến khi 70 tuổi gặp được T.Y. như ý ! Các bạn nữ khấn thầm nên tôi không nghe rõ( tôi đoán các bạn nữ không đợi lâu thế đâu ). Nếu có dịp, các bạn đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm hai ngôi đền nhé!

17g chiều kết thúc một ngày du ngoạn vui vẻ, chúng tôi chia tay nhau lưu luyến nhưng sao mắt lại cay cay …Tôi biết, đêm nay nhiều người sẽ khó ngủ, sẽ có nhiều cuộc điện thoại, nhiều tin nhắn kết nối Tình Bạn .





MỘT VÀI HÌNH ẢNH

1- Trên tàu du lịch Thăng Long 333



2- Trên sông Hồng



3- Trước khi vào Đền



4- Đền Dầm


5- Cây thị cổ hàng trăm năm – những ước mong thầm kín


6- Người thay mặt anh chị em toàn đòan thỉnh chuông(Đền Đại Lộ)


7- Đền Đại Lộ



8- Đền Chử Đồng Tử - (vui vì không tưởng tượng!)


9- Nâng cốc mừng sinh nhật


10- Hợp ca với bài “5 anh em trên một chiếc xe tăng”


11- Buôn lợn “Tiết kiệm” tại làng Gốm Bát Tràng






Hoàng Ngọc Nhị

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

EM VÀ THỜI GIAN *


..."Nếu không có những hạnh phúc đàn bà như em
sẽ có chỗ Thời gian gián đoạn
Nếu không có những người đàn bà khổ đau như em
sẽ tới ngày Thời gian hữu hạn

Không tìm được trên những sợi tóc đen mượt của em
đoạn nào Thời gian ngưng đọng
Trên thân hình trong suốt của em
Anh không thấy Thời gian bị chặn

Không có vàng bạc cho em
Thời gian cho em cũng không
Chỉ có hàng hàng lớp lớp
những bài thơ chưa là của Thời gian
Là cho em
Anh dành tặng

Hôm nay anh đưa em và đàn bà
Tới Thời gian
so sánh
Hoặc là anh phạm tội hai lần
Hoặc là anh trắng án

Em né mặt sau những trang thơ
cho cuộc đời hiện diện
Càng đi xa càng thấy tháng ngày đau
Lá rụng xuống không để người cúi nhặt
Chiếc cầu treo treo mãi tình nhau
Tay nữ em đong đưa sàng năm tháng
Bao đời trai lọt xuống đất dày
Nếu có phải tính sổ cùng ánh nắng
Chỉ ngang bằng một lọn tóc mai
Em rút đời anh khỏi ngăn kéo Thời gian
Khoảng trống đó kỷ nguyên không thể biết
Sao vẫn nổ trên trời sâu
Sau mỗi đợt chuông chùa "...

Trích Chương I trường ca "Buồn muộn cùng Thế kỷ"
Đỗ Quyên

-------------------------------
* Đầu bài do chúng tôi tự đặt

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

THÂN CHÚC MỪNG CHỊ EM
NHÂN NGÀY 20-10



Cả thế giới nương nhờ
Dưới hai bầu vú sữa
Trời không ánh sáng, hoa nào nở
Dạ vắng yêu thương, cảnh những sầu
Đời thiếu Mẹ hiền, không Phụ nữ
Anh hùng, thi sĩ hỏi còn đâu?


Mácxim Goocky


Bloggers

Nhật ký ông chồng 'đau khổ'



Gửi chị em nhân ngày 20-10

Ngày… tháng… năm…
Tiếng quét dọn rầm rầm và tiếng bát đũa loảng xoảng, trời, "mụ" ấy đã thức. Chẳng nhìn cũng biết mặt mụ đang sưng lên, vì đêm qua mình về khuya. Cơ khổ, mới chỉ vài chai với anh em. Thân xác này đã hiến hết cho vợ con. Ôi, sao tôi không đập đầu vào gối chết quách đi.
Vừa đánh răng vừa liếc ra bàn, mụ đã dọn xong món cơm rang khủng khiếp, cùng đĩa cải chua thừa tối qua. Đáng đời chưa? Không ăn thì đay nghiến: "Đêm qua đi với con nào?", mà ăn thì nước mắt trộn cơm. Làm người đã khổ, làm chồng còn khổ hơn. Hơ! Cái em rót bia quán "Tím" xinh ghê. Suỵt!

Ngày… tháng… năm…
Ngồi ở cơ quan mà cứ như trên đống lửa. Tối nay anh em lại réo, phải nghĩ ra cơ sự gì đây. Những lý do như hội thảo, thăm bạn và sinh nhật sếp mình đã bịa nhiều, xài nữa mụ nghi mất. A, phải rồi, đi bác sĩ, cớ này chưa áp dụng bao giờ.
"Alô, em à? Anh thấy đau đầu, chắc không sao, em nhỉ?... Phải khám à?... Kệ, khám làm gì… chết là cùng… Sao, anh không chủ quan, nhưng anh thích về nhà... Thôi, nhưng nếu em cương quyết thì anh đi, nhưng lão bác sĩ này ở xa lại đông khách, anh lại phải về khuya, đừng lo".
Xong, thoát. Ôi, thực ra mụ cũng dễ thương, chỉ có tội nói hơi nhiều và nấu đi nấu lại món thịt kho giả cầy và món gà rang mặn. Ơ, em sinh viên thực tập vừa mới lướt qua, chân dài quá! Trời ơi, tôi già rồi. Tôi chết mất.

Ngày… tháng… năm…
Mình dắt xe ra khỏi nhà như một lão ở đợ. Ghi-đông là cặp sách cho con, yên sau là túi quần áo đi sửa, đằng trước là hai bịch xà bông. Còn đâu hình ảnh chàng trai dũng mãnh, chuyên gia vi tính, người đàn ông hào hoa sáu năm trước. Thôi, hình tượng mình có lẽ đã chết hẳn rồi. Gia đình đúng là cối xay, nghiền tất cả thú vui tuổi trẻ thành món cháo bèo nhèo.
Hôm nay mụ biệt phái mình đi sửa bếp gas. Không ngày nào mụ không giao một "nhiệm vụ bất khả thi", mặc dù mình không phải là "Tôm-cờ-ru-dơ", còn mụ tất nhiên chẳng phải là "Ni-kon-kit-man". Hôm thì phải mua chai nước mắm năm ngàn (trong khi toàn quốc đều bán sáu ngàn), hôm thì phải mua ký thịt bò mà về cân được cân mốt. Thôi để tôi đụng xe cho bà vừa lòng.
Gặp thằng bạn ở đầu ngã tư, nó giúi cho tờ thiệp cưới. Thế là mình sắp toi hai trăm, còn nó sắp toi cả cuộc đời. Mình muốn cản nó, rồi lại cười gằn: "Em dại thì cho em chết, anh hơi sức nào mà lo".

Ngày… tháng… năm…
Gặp chai kem dưỡng da, tần ngần rồi quyết định mua cho mụ. Của đáng tội, chả mấy khi dám xài cho bản thân. Nhưng để cẩn thận mình phải bóc giá tiền đi và ""khai" rẻ hai chục ngàn mới an toàn tuyệt đối.
Hôm qua, có một em mới về phòng. Sao mà trẻ trung xinh xắn thế. Mình phải làm mặt "ngầu" cho oai, chứ trong lòng buồn bã quá, già rồi còn gì. À không, không già. Để tuần sau ta sẽ mời em đi ăn kem. Đúng đắn nhất thế giới. Ôi, cái kính của tôi đâu rồi?
Thằng bạn tặng hai vé xem biểu diễn thời trang. Tối nay đi coi với mụ. Phải nhớ đến phần áo tắm cần giữ bộ mặt cau có và dửng dưng. Nếu không thì lộ hết. Suỵt! Bên kia đường mới khai trương một thẩm mỹ viện, ra vào toàn loại nhiều mỡ ít nạc. Các bà ơi, tập làm gì, mát-xa làm gì. Cứ phóng xe, hò hét chồng con như mụ nhà tôi thì da thịt săn chắc ngay thôi.
Chủ nhật phải đưa mụ và con bé đi sở thú. Chả hiểu sao mụ lại thích thiên nga, con bé thích gấu, còn mình chỉ thích đười ươi. Có lẽ bởi nom nó có vẻ vô tư và khỏe mạnh. Ơ, em vừa đi qua mặc áo hai dây. Nếu mụ mà mặc thì khá hơn, bởi vai trắng và tròn.
Ôi đàn ông, ôi lũ chồng, đứng núi này trông núi nọ. Phó phòng vừa biếu chai rượu. Thử nhấp một ngụm xem. Khà! Ngon. Nhìn ảnh vợ con trên bàn, sao mà lung linh. Hình như mụ ấy đang cười.

ngày..tháng.. năm
Hôm nay mình nói với mụ:
- Em ơi anh thèm ăn phở quá
Mụ trả lời
- Ừ thì anh thích phở bao nhiêu cũng được
Mụ cũng dễ thương ghê đấy chứ

Nhưng....
- Nhưng cơm canh em đã nấu sẵn rồi, anh vào ăn với em 3 bát xong rồi tự nhiên.
Hic..hic..Ba bát cơm thì mình no căn bụng mất, sức mình chỉ hai bát thôi...Đành vậy, bỏ ý định ăn phở thôi

ngày..tháng.. năm...

Vậy nên mới có:

ĐỊNH NGHĨA: VỢ LÀ GÌ?



Vợ là mẹ các con ta
Tục danh “Bà xã”, hiệu là “Phu nhân”
Vợ là tổng hợp: bạn thân,
Thủ trưởng, bảo mẫu, tình nhân, mẹ hiền
Vợ là ngân khố kho tiền
Gởi vô nhanh gọn, hơi phiền rút ra
Vợ là biển cả bao la
Đôi khi nổi sóng khiến ta chìm phà
Vợ là âm nhạc, thơ ca
Vừa là cô giáo, vừa là luật sư
Cả gan đấu khẩu vợ ư?
Lựa lời nói phải coi như hòa cờ(!)
Bạn ơi, đừng có dại khờ
Không vợ, đố biết cậy nhờ tay ai?!
Vợ là Phước-Lộc-Thọ-Tài
Thuộc trăm định nghĩa, đúng bài… vợ vui!

Học Hạc

TH st.

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

Bill Gates


Những Mong Ðợi Lớn Lao

Ở tuổi 20Bill Gates và Steven Jobs quyết định bỏ học, theo đuổi niềm đam mê của chính mình – và họ đã biến đổi thế giới theo cách chưa từng có trong lịnh sử của nhân loạiGiờ đây, Bill Gates dốc toàn bộ thời gian, sức lực cũng như đã cam kết tài chính nhiều hơn bất cứ ai trong lịch sử để cải thiện đời sống trên hành tinh này.  
Cách đây ít hôm, chúng tôiđã giới thiệu bài diễn văn của Steven Jobs trong lễ tốt nghiệp ở đại học Stanford, nay xin được hân hạnh giới bài phát biểu của Bill Gates tại lễ tốt nghiệp của Ðại Học Harvard – 2007
Thưa Ngài Chủ tịch Bok, ngài cựu Chủ tịch Rudebstine và ngài Chủ tịch nhiệm kỳ mới Faust, các thành viên của Tập đoàn Havard, các giảng viên và phụ huynh, và đặc biệt các sinh viên tốt nghiệp, tôi đã chờ đợi hơn 30 năm để được nói điều này: “Thưa Cha, con luôn nói với cha rằng con sẽ quay trở lại và nhận tấm bằng tốt nghiệp của con
Tôi muốn cảm ơn Harvard vì niềm vinh dự đến thật đúng lúc. Tôi sẽ thay đổi công việc của tôi vào năm tới và thật là tuyệt vời để cuối cùng có được tấm bằng đại học trong bản sơ yếu của tôi (ngụ ý đùa, từ năm 2008 ông Bill Gates chuyển sang làm việc hoàn toàn cho quĩ từ thiện của ông và thôi không làm Chủ tịch của tập đoàn Microsoft nữa – ND).
Tôi khen ngợi các sinh viên tốt nghiệp hôm nay đã theo một con đương trực tiếp hơn [tôi] rất nhiều để nhận được tấm bằng tốt nghiệp của các bạn. Về phần mình, tôi thực sự vui sướng khi Crimson (tờ nhật báo của sinh viên Ðại học Harvard – ND) đã gọi tôi là “kẻ bỏ học thành công nhất của Harvard”. Tôi đoán điều đó biến tôi thành thủ khoa của lớp học đặc biệt của riêng tôi. Tôi là kẻ thành công nhất  trong những người đã thất bại. 
Nhưng tôi cũng muốn được công nhận như một kẻ đã làm cho Steve Ballmer bỏ học trường  kinh doanh (Steve Ballmer là CEO của Microsoft từ năm 2000 và là bạn học của Bill Gates từ hồi ở Harvard, năm 1980 bỏ học trường cao học quản trị kinh doanh ra làm cho Microsoft  – ND). Tôi là người chuyên gây ảnh hưởng xấu. Đó là lý do tại sao tôi được mời đến nói chuyện tại lễ tốt nghiệp của các bạn. Nếu tôi được mời nói chuyện trong lễ nhập trường của các bạn, chắc sẽ có ít người hơn có mặt ở đây ngày hôm nay.
Harvard đã là một kinh nghiệm phi thường đối với tôi. Cuộc sống học đường thật là hấp dẫn. Tôi đã từng ngồi trong nhiều lớp học mà tôi không hề đăng ký dự lớp. Và cuộc sống ở ký túc xá thật là tuyệt vời. Tôi đã sống ở Radcliffe, trong Currier House. Lúc nào cũng có nhiều người trong phòng cư xá của tôi đến tận khuya tranh luận nhiều chuyện, bởi vì mọi người biết là tôi không phải lo lắng về việc dậy muộn vào buổi sáng hôm sau. Vì thế tôi đã trở thành người lãnh đạo của nhóm những kẻ chống lối sống nề nếp tập thể. Chúng tôi bám níu lấy nhau như một cách thừa nhận sự từ chối của tập thể đối với chúng tôi.  
Radcliffe là một nơi tuyệt vời để sống. Có nhiều phụ nữ sống ở đó, và hầu hết đàn ông đều thuộc dân khoa học và  dân toán.  Sự kết hợp như thế đã ban cho tôi những lợi thế tốt nhất, nếu các bạn biết ý tôi muốn nói cái gì. Ðó cũng là nơi mà tôi đã học bài học đau xót rằng cải thiện cơ hội của bạn không nhất thiết bảo đảm cho sự thành công của bạn.  
Một trong những kỷ niệm lớn nhất của tôi ở Harvard là vào tháng Giêng năm 1975, khi tôi gọi điện từ Currier House cho một công ty ở Albuquerque là công ty bắt đầu chế tạo nhưng chiếc máy tính cá nhân đầu tiên của thế giới. Tôi đề nghi bán phần mềm cho họ. 
Tôi lo rằng họ có thể nhận ra tôi chỉ là một sinh viên đang ở trong cư xá và sẽ dập máy không thèm nói chuyện với tôi. Thay vào đó, họ bảo: “Chúng tôi chưa hoàn toàn sẵn sàng, một tháng nữa hãy đến gặp chúng tôi”, mà đó lại là điều tốt, bởi vì chúng tôi cũng đã viết phần mềm đó đâu. Kể từ lúc đó, tôi làm việc cả ngày lẫn đêm cho cái đề án vốn chỉ được thêm một chút, và nó đã đánh dấu kết thúc việc học hành ở đại học của tôi, và bắt đầu của một hành trình đặc biệt đáng kể với Microsoft.
Tất cả những điều mà tôi nhớ  về Harvard trên đây đã xảy ra giữa những gian đoạn đầy nhiệt huyết và hiểu biết. Có khi đầy phấn chấn, có khi hoang mang, thậm chí đôi khi chán nản, nhưng luôn luôn đầy thử thách. Ðó đã là một đặc ân tuyệt vời – và mặc dù tôi rời bỏ trường sớm, tôi đã được biến đổi bởi những năm tháng của tôi ở Đại học Harvard, bởi tình bạn mà tôi đã có ở đó, và bởi những ý tưởng mà tôi đã làm việc hồi bấy giờ .    
Nhưng, nhìn lại một cách nghiêm túc tôi thấy có một điều đáng tiếc lớn.
Tôi rời Harvard mà không hề nhận thức được những sự bất bình đẳng khủng khiếp trên thế giới – sự khác biệt đáng sợ về sức khoẻ, của cải và cơ hội, vốn bị qui là đã khiến cho hàng triệu người sống trong nỗi tuyệt vọng.
Tôi đã học được rất nhiều tại đây, ở Harvard về các ý tưởng mới trong kinh tế và chính trị. Tôi đã có những dịp tuyệt vời tiếp xúc với các tiến bộ đang được thực hiện trong các ngành khoa học.
Nhưng các tiến bộ vĩ đại nhất của nhân loại không phải là các khám phá – mà là trong việc những khám phá đó được ứng dụng để giảm bớt sự bất công như thế nào. Có chăng  thông qua nền dân chủ, nền giáo dục công cộng mạnh mẽ, chăm sóc sức khoẻ có chất lượng, hoặc các cơ hội kinh tế rộng rãi  làm giảm sự bất công là thành tựu lớn nhất của nhân loại.
Tôi rời khỏi khuôn viên trường biết rất ít về hàng triệu thanh niên bị gạt ra khỏi các cơ hội giáo dục ở đất nước này. Và tôi không biết chút gì về hàng triệu người sống trong sự nghèo khổ cũng như bệnh tật không tả xiết ở các nước đang phát triển.
Phải mất hàng chục năm tôi mới biết được.
Các bạn, những người tốt nghiệp Harvard tại một thời điểm khác. Các bạn biết nhiều hơn về những bất bình đẳng trên thế giới so với các lớp đi trước. Trong những năm các bạn ở đây, tôi hy vọng các bạn đã có một cơ hội để nghĩ làm thế nào – trong kỷ nguyên công nghiệp gia tăng ngày nay – cuối cùng chúng ta có thể đảm đương và giải quyết các vấn đề bất bình đẳng đó.
Hãy hình dung rằng, chỉ với mục đích thảo luận, các bạn có vài giờ một tuần và một vài đô la một tháng để đóng góp cho một mục đích – và các bạn muốn tiêu khoảng thời gian và số tiền đó vào nơi có những tác động to lớn nhất trong việc cứu giúp và cải thiện đời sống. Bạn muốn tiêu chúng ở đâu?
Đối với Melinda và đối với tôi, thách thức là như nhau: làm thế nào chúng ta có thể làm tốt nhất giúp cho số lượng [người] lớn nhất với các nguồn tiềm lực mà chúng ta có.
Trong những lần thảo luận của chúng tôi, Melinda và tôi đã đọc một bài báo về hàng triệu trẻ em đã chết hàng năm ở những nước nghèo do nhữnh bệnh tật mà chúng ta đã làm cho vô hại từ lâu ở trong đất nước của chúng ta. Ðậu mùa, sốt rét, viêm phổi, viêm gan B, sốt vàng da, Một bệnh mà tôi thậm chí chưa hề nghe đến, rotavirus, đã giết chết nửa triệu trẻ em hàng năm – không một ai ở Hoa Kỳ cả.
Chúng tôi đã bị choáng váng. Chúng tôi chỉ giả sử rằng nếu hàng triệu trẻ em đã chết hàng năm và các em đó lẽ ra đã có thể được cứu sống, thế giới đáng ra phải biến đó thành một ưu tiên để khám phá và cung cấp thuốc men để cứu các trẻ em đó.  Nhưng thế giới đã không làm điều đó. Chỉ với  ít hơn 1 đô la, đã có những biện pháp can thiệp mà lẽ ra đã có thể cứu sống các sinh mạng, vậy mà đã không đem lại được.
Nếu các bạn tin rằng mỗi một đời sống là có giá trị như nhau, thật là phẫn nộ khi biết rằng một số sinh mạng được coi là đáng gía để được cứu sống và những kẻ khác thì không được. Chúng tôi nói với chính mình: “Điều này không thể là sự thật Nhưng nếu nó là sự thật, nó xứng đáng là một ưu tiên hàng đầu trong việc đóng góp của chúng ta”.
Và thế là chúng tôi bắt đầu công việc của chúng tôi giống như bất cứ ai ở đây có thể bắt đầu. Chúng tôi hỏi “Làm sao mà thế giới lại để các trẻ em đó chết?”
Câu trả lời thật là đơn giản và tàn nhẫn. Thị trường đã không ban thưởng cho việc cứu sống các sinh mạng trẻ em đó, và các chính phủ cũng không trợ giúp cho việc đó. Vì thế, trẻ em chết bởi vì các ông bố và các bà mẹ của chúng không có quyền lực trong thị trường và không có tiếng nói trong hệ thống chính quyền.
Nhưng các bạn và tôi, chúng ta có cả hai điều đó.
Chúng ta có thể khiến cho các lực lượng thị trường hoạt động tốt hơn cho những người nghèo nếu chúng ta có thể phát triển một chủ nghĩa tư bản sáng tạo hơn – nếu chúng ta có thể mở rộng phạm vi của các lực lượng thị trường  sao cho nhiều người hơn nữa có thể kiếm được lợi nhuận, hoặc ít nhất cũng là kiếm đủ sống, phục vụ những người chịu đựng thống khổ những bất bình đẳng tồi tệ nhất. Chúng ta có thể thúc đẩy các chính quyền trên thế giới chi tiêu tiền đóng thuế theo những cách phản ánh tốt hơn các giá trị của dân chúng là những người phải đóng các loại thuế.
Nếu chúng ta có thể tìm ra các phương cách để đáp ứng được các nhu cầu của những người nghèo trong những cách mà có thể tạo ra lợi nhuận cho giới kinh doanh cũng như các lá phiếu cho các chính trị gia, chúng ta có thể tìm ra được cách thức bền vững để giảm bớt sự bất công trong xã hội.
Nhiệm vụ đó là không bao giờ kết thúc. Nó có thể không bao giờ được hoàn tất. Tuy nhiên, một nỗ lực có ý thức để đáp trả sự thách thức đó sẽ làm thay đổi thế giới.
Tôi lấy làm lạc quan rằng chúng ta có thể làm được điều đó, nhưng tôi cũng đã nói chuyện với những người hoài nghi, vốn cho rằng điều đó là không có hy vọng : “Bất công đã ở cùng với chúng ta ngay từ lúc ban đầu, và sẽ ở cùng với chúng ta cho đến lúc kết thúc – bởi vì mọi người không thèm quan tâm đến điều đó “. 
Tôi hoàn toàn không đồng ý.
Tôi tin rằng chúng ta quan tâm hơn cái mà chúng ta biết phải làm như thế nào.
Tất cả chúng ta đang ở trong sân trường này, vào lúc này hay lúc khác, đã từng thấy các thảm kịch của nhân loại mà đã làm  con tim chúng ta đau đớn, và dù chúng ta chẳng làm gì – không phải vì chúng ta không quan tâm, mà bởi vì chúng ta không biết phải làm gì. Nếu chúng ta đã biết làm thế nào để giúp, chắc hẳn chúng ta đã hành động.
Các rào cản để thay đổi không phải là quá ít quan tâm; mà vì nó quá ư là phức tạp.
Nhưng muốn biến sự quan tâm thành hành động, chúng ta cần phải nhìn thấy vấn đề, tìm thấy một giải pháp, và thấy sự tác động ảnh hưởng. Nhưng sự phức tạp đã ngăn cản tất cả ba bước đó.
Ngay cả với sự ra đời của Internet và tin tức được cập nhật liên tục 24 giờ, đó vẫn là một công việc phức tạp để làm cho mọi người thực sự nhìn thấy các vấn đề. Khi một chiếc máy bay bị tai nạn, các quan chức ngay lập tức tổ chức một chuộc họp báọ Họ hứa hẹn điều tra, xác định nguyên nhân, và tìm cách ngăn ngừa các tai nạn tương tự trong tương lai.
Nhưng nếu những vị quan chức kia thành thực một cách mộc mạc, họ có thể nói “Trong số tất cả những người trên thế giới hôm nay chết do những nguyên nhân có thể ngăn ngừa được, một nửa của một phân trăm trong số họ là đã ở trong chiếc máy bay này. Chúng tôi nhất quyết sẽ làm tất cả mọi thứ có thể, để giải quyết vấn đề đã lấy mất đi sinh mạng của một nửa phần trăm đó.”
Vấn đề lớn hơn không phải là vụ tai nạn máy bay, mà là hàng triệu ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Chúng ta không đọc nhiều về những cái chết. Truyền thông thích đưa tin tức về những cái mới lạ – và hàng triệu người chết chẳng có gì là mới cả. Vì thế, truyền thông vẫn tồn tại trên nền tảng của nó và dễ dàng bỏ qua những vấn đề đó. Nhưng ngay cả khi chúng ta nhìn thấy hoặc đọc về điều đó, cũng khó mà bắt chúng ta tập trung vào vấn đề đó. Thật khó mà xem xét nỗi thống khổ nếu tình trạng là quá phức tạp mà chúng ta không biết làm sao để giúp. Và thế là chúng ta quay đi.
Nếu chúng ta thực sự nhìn thấy vấn đề, mà đó là bước thứ nhất, chúng ta sẽ đi đến bước như hai: cắt  xuyên qua sự phức tạp để tìm ra một giải pháp.
Tìm ra các giải pháp là thực sự cần thiết, nếu chúng ta muốn làm được nhiều nhất cho điều quan tâm của chúng ta. Nếu chúng ta đã có các câu trả lời rõ ràng và đã được chứng minh, bất cứ lúc nào một tổ chức hay một cá nhân nào đó hỏi “Tôi có thể giúp như thế nào?”, khi đó chúng ta có thể nhận được hành động ]giúp đỡ] – và chúng ta có thể chắc chắn rằng không một sự quan tâm nào trên thế giới là bị phí phạm.
Tuy nhiên, sự phức tạp của vấn đề khiến cho khó tạo ra con đường hành động cho mỗi người quan tâm - cũng như khó biến sự quan tâm của họ trở nên có ý nghĩa.
Cắt xuyên qua sự phức tạp để tìm được giải pháp phải đi qua bốn giai đoạn có thể dự đoán được: xác định mục tiêu, tìm giải pháp có tác dụng cao nhất, khám phá ra công nghệ lý tưởng cho giải pháp đó, và đồng thời tạo ra các ứng dụng thông minh nhất từ  công nghệ mà bạn đã có sẵn – dù đó là cái tinh vi phức tạp như thuốc, hay cái gì đó đơn giản hơn, chẳng hạn như giường võng.  
Bệnh dịch AIDS cho ta một ví dụ. Mục tiêu rộng lớn, dĩ nhiên là chấm dứt dịch bệnh. Giải pháp có tác dụng cao nhất là ngăn ngừa. Công nghệ lý tưởng nhất có thể là thuốc chủng ngừa (vacine) cho phép miễn dịch suốt đời với một liều chủng ngừa duy nhất. Vì thế các chính phủ, các công ty dược chế tạo thuốc, và các quĩ cung cấp tài trợ cho nghiên cứu thuốc chủng ngừa. Nhưng công việc của họ có khả năng sẽ mất hơn một thập kỷ, và vì vậy trong thời gian đó chúng ta phải làm việc với cái mà chúng ta đã có trong tay – và biện pháp phòng ngừa tốt nhất mà chúng ta có hiện nay là làm cho mọi người tránh các hành vi nguy hiểm.
Theo đuổi mục tiêu đó lại bắt đầu chu trình 4 bước. Ðó là một mô hình mẫu. Ðiều quan trọng quyết định là không bao giờ ngừng suy nghĩ và làm việc – và không bao giờ làm cái mà chúng ta đã từng làm với bệnh sốt rét và bệnh lao trong thế kỷ 20 – là đầu hàng cho sự phức tạp và bỏ cuộc.
Bước cuối cùng – sau khi nhìn thấy vấn đề và tìm thấy một giải pháp – là đo lường  ảnh hưởng  công việc của bạn và chia sẻ những thành công và thất bại của bạn sao cho những người khác học được từ những nỗ lực của bạn.
Dĩ nhiên bạn phải có các số liệu thống kê. Bạn phải có khả năng chứng tỏ rằng một chương trình đang chủng ngừa thêm hàng triệu trẻ em. Bạn phải có khả năng chứng tỏ một sự giảm sút số lượng trẻ em tử vong hàng năm do dịch bệnh. Ðó là điều cần thiết không chỉ để cải thiện chương trình, mà còn giúp thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp và các chính phủ.
Nhưng nếu bạn muốn truyền cảm hứng cho mọi người để họ tham gia, bạn phải chứng tỏ nhiều hơn những con số; bạn phải truyền đạt ảnh hưởng của con người đối với công việc đó – sao cho mọi người có thể cảm nhận việc cứu sống được một sinh mạng có ý nghĩa cảm động như thế nào đối với những gia đình bị ảnh hưởng. 
Tôi nhớ đến Davos vài năm trước và ngôi trong một tiểu ban về y tế toàn cầu thảo luận về các phương pháp để nhằm cứu sống hàng triệu sinh mạng. Hàng triệu ! Hãy nghĩ đến niềm vui sướng xúc động của việc cứu sống chỉ một con người – và nhân lên hàng triệu lần. Vậy mà đó lại là một trong những tiểu ban tẻ nhạt nhất mà tôi từng được tham dự – chưa từng có. Tẻ nhạt đến mức thậm chí tôi không chịu nổi.   
Ðiều làm cho cái kinh nghiệm đó trở nên đặc biệt ấn tượng là tôi vừa đến từ một nơi mới có sự kiện chúng tôi trình diện phiên bản thứ 13 của một số chương trình phần mềm, và chúng tôi thấy mọi người ở đó nhảy cẫng và hét lên đầy hào hứng. Tôi thích làm cho mọi ngừời phấn khích về phần mềm – nhưng tại sao chúng ta thậm chí không thể tạo ra sự hào hứng hơn với việc cứu sống sinh mạng con người?
Bạn không thể làm cho mọi người hào hứng trừ khi bạn có thể giúp cho họ thấy và cảm nhận được ảnh hưởng [của công việc]. Và làm thế nào để bạn làm được điều đó – là một câu hỏi phức tạp.
Dẫu vậy, tôi vẫn rất lạc quan. Vâng, bất công đã cùng với chúng ta từ muôn thuở, nhưng các công cụ mới mà chúng ta có để cắt xuyên qua sự phức tạp thì chưa từng có với chúng ta từ muôn thuở. Các công cụ đó là mới mẻ -  chúng có thể giúp chúng ta làm được nhiều nhất cho  sự quan tâm của chúng ta – và đó là tại sao tương lai có thể khác với quá khứ.  
Những phát minh đang xảy ra và có tính xác định quan trọng của thời đại hiện nay – công nghệ sinh học, máy tính, internet – cho chúng ta một cơ hội mà chúng ta chưa từng có trước đây, để kết liễu sự cực kỳ nghèo khổ và kết liễu sự chết chóc từ các dịch bệnh có thể ngăn ngừa được.
Sáu mươi năm trước đây, George Marshall đến dự lễ tốt nghiệp tại đây và đã công bố một kế hoặch giúp các quốc gia của Châu Âu sau đại chiến. Ông nói “Tôi nghĩ rằng, một trong những khó khăn to lớn là sự phức tạp kinh khủng của số lượng khổng lồ các sự kiện được trình bày cho công chúng bằng báo chí và đài phát thanh, khiến cho một người dân bình thường hết sức khó khăn để có thể đánh giá được tình hình một cách rõ ràng. Ðiều đó là hầu như không thể làm được với khoảng cách nắm bắt như thế về mức độ quan trọng thực sự của tình hình”.  
Ba mươi năm sau bài phát biểu của Marshall, khi khóa học của tôi tốt nghiệp mà không có tôi, công nghệ đã hiện ra khiến cho thế giới nhỏ hơn, rộng mở hơn, rõ rệt hơn, ít ngăn cách hơn.
Sự xuất hiện của các máy tính cá nhân rẻ tiền đã làm làm nảy sinh ra một mạng lưới có quyền lực to lớn làm biến đổi các cơ hội để học hỏi và giao tiếp.  
Điều kỳ diệu về mạng lưới này không chỉ không chỉ làm co lại khoảng cách và làm cho tất cả mọi người trở thành hàng xóm của bạn. Nó cũng làm tăng một cách ghê gớm số lượng những bộ óc lỗi lạc mà chúng ta có thể có được làm việc với nhau trên cùng một vấn đề – và điều đó làm tăng tốc độ của phát minh sáng chế tới một mức độ đáng kinh ngạc. 
Ðồng thời, cứ mỗi một người trên thế giới có sự tiếp cận với công nghệ đó, thì có năm người lại chưa có chưa được. Ðiều đó có nghĩa là nhiều bộ óc sáng tạo đang còn bị loại ra khỏi cuộc tranh luật này – những người thông minh với trí tuệ thực tiễn và các kinh nghiệm thích hợp những người không có công nghệ để làm chủ tài năng của họ, hoặc đóng góp các ý tưởng của họ cho thế giới.
Chúng ta cần có càng nhiều người có thể tiếp cận với công nghệ này càng tốt, bởi vì những tiến bộ này đang châm ngòi cho một cuộc cách mạng trong những cái mà con người có thể làm được cho nhau. Những tiến bộ đó đang làm cho không chỉ các chính phủ quốc gia, mà còn cả  các trường đại học, các công ty, tổ chức nhỏ hơn, và thậm chí cá nhân để có thể thấy được các vấn đề, thấy được các giải pháp, và đo lường tác động những nỗ lực của họ để giải quyết các vấn đề đói, nghèo khổ, và tuyệt vọng mà George Marshall đã nói về 60 năm trước đây.
Các thành viên của Gia đình Harvard: Ở đây, ngay trong sân trường này là một trong tập hợp tuyệt vời nhất các tài năng, trí tuệ trên thế giới.
Ðể làm gì?
Không một ai nghi ngờ rằng các giảng viên, cựu sinh viên, các sinh viên, và các ân nhân của Harvard đã sử dụng quyền lực của họ để cải thiện cuộc sống của dân chúng ở đây và người dân trên toàn thế giới. Nhưng liệu chúng ta có thể làm nhiều hơn nữa không? Liệu Harvard có thể cống hiến trí tuệ của mình để cải thiện cuộc sống của những người dân mà thậm chí sẽ không bao giờ nghe thấy tên của nó?
Hãy cho tôi làm có một yêu cầu cho các Trưởng khoa và các vị giáo sư – các nhà lãnh đạo trí tuệ ở đây, tại Đại học Harvard: Khi vị tuyển chọn  giảng viên mới, bổ nhiệm chức vụ, xem xét lại chương trình giảng dạy, và xác định các yêu cầu của bằng cấp, xin hãy tự hỏi chính mình:
Nên chăng những bộ óc tuyệt vời nhất của chúng ta được dành để giải quyết các vấn đề lớn nhất của chúng ta?
Nên chăng Harvard cần khuyến khích các giảng viên của mình dám nhận thách đố về vấn đề bất bình đẳng tồi tệ nhất của thế giới. Nên chăng sinh viên Harvard cần tìm hiểu về mức độ nghèo khổ toàn cầu, tỷ lệ đói ăn trên thế giới, nạn khan hiếm nước sạch, việc các bé gái tiếp tục  không được đi  học, trẻ em chết vì dịch bệnh mà chúng ta có thể chữa khỏi?
Nên chăng những người có đặc quyền nhất thế giới tìm hiểu về cuộc sống của những người ít đặc quyền nhất của thế giới?
Đây không phải là câu hỏi cường điệu – quí vị sẽ trả lời với các chính sách của quí vị.
Mẹ tôi, người đã tràn ngập niềm tự hào ngày mà tôi đã được nhận vào trường Hravard, chưa hề ngừng hối thúc tôi làm nhiều hơn cho những người khác. Một vài ngày trước lễ đám cưới của tôi, bà đã tổ chức một sự kiện dành riêng cho cô dâu, và tại đó Bà đọc to lên một bức thư về hôn nhân mà Bà đã viết cho Melinda. Vào thời điểm đó, Mẹ tôi bị bệnh ung thư nặng, nhưng Bà đã nhìn thấy một cơ hội lớn hơn để truyền đạt bản thông điệp của mình, và kết thúc bức thư, Bà viết: “Tới những người được ban tặng nhiều, trông đợi cũng sẽ rất nhiều”.
Khi bạn xét đến những gì mà những người trong chúng ta đang ở đây trong sân trường này đã được ban cho – về tài năng, về đặc quyền, và về cơ hội – hầu như không có giới hạn nào mà thế giới không có quyền mong đợi từ chúng ta.
Phù hợp với lời hứa của lứa tuổi này, tôi muốn khuyên nhủ mỗi sinh viên tốt nghiệp ở đây nên đảm đương một vấn đề – một vấn đề phức tạp, sự bất công bằng sâu nặng, và trở thành một chuyên gia về vấn đề đó. Nếu bạn làm cho điều đó trở thành trọng tâm của sự nghiệp của bạn, đó sẽ là một điều phi thường. Nhưng bạn không phải làm điều đó để tạo ra một tác động. Với một vài giờ mỗi tuần, bạn có thể sử dụng sức mạnh ngày càng tăng của Internet để có được thông tin, tìm thấy những người khác có cùng sở thích, nhìn thấy các rào cản, và tìm cách để cắt xuyên qua chúng.
Ðừng để sự phức tạp chặn bạn lạị Hãy là người hành động. Hãy gánh vác trách nhiệm về các vấn đề bất bình đẳng lớn. Nó sẽ là một trong những kinh nghiệm tuyệt vời trong cuộc sống của bạn.
Các bạn tốt nghiệp trong một thời điểm tuyệt vờị. Khi rời khỏi Harvard, các bạn có công nghệ mà các bạn đồng khóa của tôi đã không hề có được. Các bạn có được  nhận thức về sự bất bình đẳng toàn cầu mà chúng tôi không có được. Và với nhận thức như thế, các bạn rất có thể cũng có một lương tâm hiểu biết khiến các bạn sẽ bị hành hạ nếu các bạn từ bỏ những người mà cuộc sống của những người khốn khổ đó có thể được thay đổi với một chút nỗ lực của các bạn.
Các bạn có nhiều hơn chúng tôi đã từng có, các bạn phải bắt đầu sớm hơn, và tiếp tục dài lâu hơn.
Nhận thức được những gì bạn biết, làm sao bạn lại có thể không hành động?
Và tôi hy vọng các bạn sẽ quay lại đây, tới Harvard, 30 năm sau kể từ bây giờ và phản ánh về những gì bạn đã làm với tài năng và nghị lực của các bạn. Tôi hy vọng các bạn sẽ tự đánh giá mình không chỉ dưạ trên duy nhất các thành tựu chuyên môn của các bạn, mà còn về việc các bạn đã giải quyết các mối bất bình đẳng sâu sắc nhất của thế giới như thế nào, cũng như về việc các bạn đã đối xử với những người dân cách xa một thế giới và chẳng có gì chung với các bạn ngoài việc họ cùng đồng loại con người với các bạn.
Chúc may mắn.
 Bill Gates


Nguyễn Trùng Dương dịch


TH st.