Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

CON GÁI HÀ NỘI

Mến tặng N.A



Nhắc đến kỷ niệm Hà Nội, tôi thường nghĩ đến gương mặt một cô gái mười tám tuổi, xinh đẹp, có hai bím tóc đen tuyền và nụ cười tươi sáng. Em sinh ra trong một gia đình nền nếp ở phố cổ Hà Nội; được thừa hưởng từ mẹ nét duyên dáng trong đi đứng, nói cười. Mùa hè năm ấy, em ra ga Hàng Cỏ tiễn tôi vào Nam dạy học. Ba mươi năm xa Hà Nội, tôi vẫn nhớ khôn nguôi gương mặt và giọng nói dịu dàng của em. Gương mặt và nụ cười hồn nhiên ấy cứ theo tôi cùng năm tháng, như hình ảnh chuẩn mực của người con gái Hà Nội nghìn năm văn hiến. Một cây bút nữ viết đại ý: Đừng tưởng cứ xỏ chân vào hai ống quần jean là thành người Hà Nội. Tuy hơi “đanh đá”, nhưng nhận xét này quả là sâu sắc. Thầy giáo của tôi, người Hà Nội gốc, nói rằng người ta nhận ra con gái Hà Nội qua giọng nói và cử chỉ. Giọng nói con gái Hà Nội chính là cửa sổ tâm hồn người Hà Nội: thanh lịch, tinh tế, chân thành. Những phẩm chất này đâu có được một sớm một chiều. Nó tích tụ trong mỗi gia đình và được chuyển giao từ đời này sang đời khác như một thứ gia bảo. Nó thấm vào người ta từ khi còn bế ngửa, trong mỗi miếng ăn, ngụm nước, lời mời; nó được chắt lọc qua mỗi ánh mắt, cử chỉ, nụ cười củangười Tràng An qua bao thế hệ. Mưa xuân, nắng hè, gió thu và hơi ấm của đêm đông Hà Nội cùng với hương cốm, hương hoa mới có thể luyện nên giọng nói ngọt ngào duyên dáng ấy. Nhịp sống hiện đại dường như đang làm cho Hà Nội mất dần cái êm đềm, thanh nhã và sâu lắng. Quần ngắn cũn cỡn, áo thun hở lưng hở nách ngày càng nhiều; tóc tai cũng thêm màu thêm vẻ. Nhưng “cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ” thì vẫn như xưa, nền nã, thanh cao, chung thủy. Và giọng nói của em, sau ba mươi năm vẫn đằm thắm như Hà Nội thuở nào.Có người hỏi tôi nhớ điều gì nhất của quê hương? Tôi nói: “Nhớ nhất giọng nói con gái Hà Nội”. Giọng nói con gái Hà Nội, giọng nói người tôi yêu, đó là tinh túy của người Tràng An, do hồn thiêng sông núi ngàn đời lắng đọng mà thành...


HoàTX


* Từ vietnamnet

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

THÔNG BÁO

Nhân dịp ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20.10.2011, K22 Nguyễn Trãi tổ chức 1 ngày „DU LỊCH SÔNG HỒNG“ cho toàn thể các bạn của khóa, chương trình đi bằng tàu thủy trên sông Hồng như sau:
Hà Nội – Đền Dầm – Đền Đại Lộ - Đền Chử Đồng Tử - Bát Tràng – Hà Nội.
Giá bao gồm:
Phương tiện, hướng dẫn viên du lịch, bảo hiểm, ăn trưa, vé thắng cảnh, VAT, gửi xe: 315.000 đ / người.
Thời gian: Xuất phát lúc 7g30 và kết thúc vào lúc 16g30 tại bến 42 Chương Dương Độ - Hà Nội.
Trân trọng kính mời các bạn tham gia.
Dự kiến tổ chức vào ngày thứ ba 18/10/2011. Đề nghị các bạn đăng ký qua ban liên lạc của lớp và báo danh sách tham gia trước ngày 7/10 để BTC đặt vé.
ĐT liên lạc:

Hồ Sĩ Bàng (10H) : 0913546785
Vũ Ngọc Dung (10A) : 0904013485
Đồng Ngọc Toàn (10G): 0912170167
Ghi chú:

- Danh sách ghi đầy đủ họ tên.
- Vé đã mua không được trả lại.
- Không mang đồ ăn uống lên tàu.


BTC

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

NGUYỄN TRÃI:
HUYỄN – THỰC VÀ SẮC – KHÔNG

Bài này cực hay về thi nghiệp của "Thầy" Nguyễn Trãi “nhà ta": qua bình giảng một bài thơ tiêu biểu đã phác họa vị trí số 1 của Ức Trai cả về lịch sử niên đại và về nghệ thuật thi pháp trong nền văn thơ dân tộc Việt Nam.
Mời cả nhà đọc, sẽ rất có ích. Cách viết của tác giả có thể hơi chuyên môn, nhưng rất trong sáng và khoa học.
Bài theo link: http://lyluanvanhoc.com/?p=6160 (Nguồn: Tạp chí Hồn Việt số 25 năm 2009; xuất bản ở TP HCM) ---

Thủy ĐN


Nguyễn Trãi là một vị đại anh hùng và một đại văn hào của dân tộc. Trong lịch sử của nước ViệtNam, ông đứng ngang với Trần Quốc Tuấn và Nguyễn Huệ. Nhưng trong lịch sử văn chương Việt Nam, thì không có một ai có thể sánh với ông, vì ông là người khai sinh ra nền văn chương quốc âm của ta.
Trước ông, truyền thống nói rằng có Hàn Thuyên, có ChuVăn An, có Nguyễn Biểu, có Trần Quý Khoáng. Nhưng nếu các vị này có văn thơ bằng tiếng Việt thực, thì tất cả đều đã bị ngọn lửa tàn bạo của quân Minh đốt hết, không còn để lại một chữ nào gọi là chắc chắn, và Nguyễn Trãi vẫn là người khai nguyên cho dòng văn Việt, trong đó sau này đã nổi lên một Lê Thánh Tông, một Nguyễn Gia Thiều, một Nguyễn Du, một Phan Bội Châu, một Nguyễn Đình Chiểu.
Cho đến giờ phút này, tập Quốc âm thi của Nguyễn Trãi với 254 bài thơ vẫn là tác phẩm cổ nhất viết bằng tiếng Việt mà chúng ta còn có.
Thơ Quốc âm của Nguyễn Trãi rất khó đọc: đó là một điều dĩ nhiên, vì ông viết bằng tiếng Việt thời ông, là của thế kỷ 15; lúc ấy là lúc kim Việt ngữ đang hình thành, tuy đã có những nét cơ cấu chính của Việt ngữ đời nay, nhưng vẫn chưa bỏ hẳn ngữ pháp của Trung Việt ngữ. Một số tiếng được dùng trong Quốc âm thi lại đã mai một và không còn ai biết nghĩa nữa, nếu không có công nghiên cứu.
Một điều rất đáng chú ý là Nguyễn Trãi, một người là không gì không biết trong khoảng thời gian ba ngàn năm trăm năm văn chương học thuật của Trung Quốc, lại đặt một vài câu sáu tiếng, khi thì vào đầu khi thì vào giữa, khi thì vào cuối, một bài thơ phần lớn là dùng câu bảy tiếng. Nhìn qua những niêm luật đời nay, người ta lại còn có cảm tưởng rằng có nhiều câu thất niêm, thất luật.
Tiếp tục công cuộc xây dựng sự nghiệp độc lập của Việt Nam, Nguyễn Trãi đã muốn dựa vào Đường thi mà đặt ra những thể thơ đặc thù cho dân tộc. Ông đã thử nhiều cách, nhưng chưa đi đến một sự quyết định dứt khoát nào cả. Sau ông, cho đến thời Nguyễn Bỉnh Khiêm với Bạch Vân thi tập, thơ bốn câu và thơ tám câu vẫn còn chấp nhận sự xen kẽ của một câu sáu tiếng. Nhưng từ họ Mạc trở đi thì thể thơ này mất hẳn, và nhường chỗ cho thơ theo luật Đường thi.




Mộc cận
Ánh nước hoa in một đóa hồng
Vẫn nhơ chẳng bén bụt là lòng
Chiều mai nở chiều hôm rụng
Sự lạ cho hay tuyệt sắc không.
Nguyễn Trãi
(Quốc âm thi)



Trần Ngọc Ninh

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

CẬU BÉ VÀ CÔ BÉ


Bài thơ của thi sĩ người Bỉ Môrít Carem
Do nhà thơ Hồng Thanh Quang dịch qua tiếng Nga

Giá tớ được là con trai
Cô bé có lần đã nói,
Tự lâu tớ đã bỏ đi
Sang châu Phi chơi cho khoái!


Còn nếu tớ là con gái,
Cậu bé liền đáp lời ngay.
Thay cho chỉ màu tớ sẽ
Thêu bằng tia nắng ban mai!

Rồi hai người dần khôn lớn
Cùng nhau nên vợ nên chồng,
Với nhau sáng trưa chiều tối
Họ toàn nói chuyện tiền nong.

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

SẠCH VÀ BẨN

Có 8 nơi công cộng mà ai cũng phải cảnh giác, vì ở đó ... lúc nhúc những vi trùng!

Một con người bình thường, mỗi phút cũng phải tiếp xúc với khoảng 30 vật dụng trong cuộc sống hàng ngày. Và vật dụng nào đụng tay vào, như vòi nước, cái công tắc điện, cái ghế ngồi, cái remote bật tắt TV, cái điện thoại di động..., tất cả đều là những ... ổ vi trùng cả! Xin được tóm lược như sau:



1. Bẩn là cái … thực đơn nhà hàng ăn uống!

Có bao giờ bạn thấy người ta đem thực đơn đi rưả cho sạch không? Theo một nghiên cứu cuả một Tập San Vi Trùng Học ở Mỹ, các vi khuẩn bệnh cúm có thể sống lay lứt trong 18 tiếng đồng  hồ trên những bề mặt láng  cứng. Vậy ở một tiệm ăn càng nổi tiếng, càng đông khách, thì tờ thực đơn này đã qua tay hàng trăm người, nên ai sờ vào thì cũng có thể bị … nhiễm trùng!

Vậy, xem thực đơn xong, kêu món ăn xong, hãy đi rưả tay ngay, bạn nhé!

2. Ly Nước Có Một Lát Chanh Bỏ Vào


Theo một nghiên cứu cuả một tập san "Sức Khoẻ Môi Trường" thì 70% những ly nước kiểu này ở 21  tiệm ăn nổi tiếng ở Mỹ cũng chưá khoảng ... 25 loại vi trùng, như loại gây thổ tả (E coli) và nhiều bệnh đường ruột khác! Vậy, xin gọi nước chai cho chắc ăn!

3. Những Chai Tương Ớt, Gia Vị


Theo tiến sĩ Kelly Reynolds, giáo sư giảng dạy y tế cuả Đại Học Arizona cho biết những nhân viên nhà hàng đổ tương ớt vào bình, thì cũng làm việc này ở ... sau bếp, chứ ai hơi đâu mà khử trùng! Vậy khi bạn cầm chai tương ớt bóp trên tô phở, hãy nhớ lấy giấy ... lót tay nha!

4. Nắm Đấm Nhà Vệ Sinh Công Cộng


Ai cũng tin rằng đây là nơi bẩn nhất trong những chỗ bẩn, ở bất cứ nơi nào trên thế giới! Vậy sau khi vào nhà vệ sinh công cộng, rưả và lau tay xong, cứ lấy thêm một khăn giấy lót tay mà mở cửa nhé. Ai chê cười bạn là ... đồ rởm, là nhát gan, thì kệ họ, miễn là không hại ai, thì được!

5. Bình Xà Phòng Lỏng


Trên nguyên tắc, nó là nơi sạch mới phải, nhưng cái nút bấm cũng là nơi có ổ vi trùng đấy, vì thống kê ở Mỹ cho biết 25% những nhà vệ sinh công cộng ở Mỹ đều có vấn đề này, và những vi trùng thường là từ ... phân người!

Vậy sau khi ... chà xà bông xong, hãy mở nước nóng lên hai tay trong vòng 15-20 giây, rồi lấy khăn tẩm cồn riêng cuả mình mà lau!

6. Xe Mua Thực Phẩm Ở Siêu Thị


Những chỗ nắm tay vào mà đẩy xe, thì coi như là nhiễm đủ loại vi trùng rồi! Vì thế, nhiều siêu thị còn cung cấp ở ngay cưả siêu thị, những khăn loại tẩm dung dịch khử trùng cho khách hàng lau! Và nhớ là đừng nếm thử những món ăn bày bán trong siêu thị!

7. Nhà Vệ Sinh Trên Máy Bay

Đây cũng là những nơi rất bẩn, theo điều tra cuả tiến sĩ vi trùng học Charles Gerba tại một số lớn những máy bay thương mại, loại danh tiếng thế giới! Hèn chi không thiếu gì người đi du lịch mà ngã bệnh.

8. Phòng Thăm Bệnh Cuả Bác Sĩ

Đây quả thực là một ... trớ trêu, vì cũng là nơi tập trung đủ mọi loại vi trùng, vì dĩ nhiên là đa số những người đến đây, đều có vấn đề về sức khoẻ rồi. Vậy càng phải cảnh giác và cảnh giác!
Thu Hoàng st

Nguồn:
http://www.binhtrung.net/index.php?option=com_content&view=article&id=5729:sach-va-ban-lam-the-nao-de-tranh-binh-truyen-nhiem-&catid=42:khoa-hoc-ky-thuat&Itemid=141

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

NỖI NHỚ



..."Em đã làm gì trong những tháng ngày xa?
Để câu hát em nối hai nơi anh và em ở?
Để khuôn mặt em lồng trong khuôn mặt bao thiếu nữ?
Để tâm hồn em đốt lửa cháy lòng anh?"...

BàngHS

XÀI ĐỠ CÂY ĐÈN CẦY...

Hai vợ chồng cưới nhau được non một năm. Một buổi chiều nọ, vợ thấy chồng đi làm về, chạy ngay ra đón chồng, hôn 1 cái vào má và thỏ thẻ với ông :
- Anh ơi, em “trễ” 2 tháng rồi, chắc chúng ta có em bé quá!
Chồng vui mừng khôn xiết vì sắp được làm bố..
Sáng hôm sau, chồng lại đi làm, chỉ có mỗi bà vợ ở nhà.
Có 1 anh nhân viên Điện lực đến bấm chuộng. Bà vợ ra mở cửa hỏi:
-Chuyện chi vậy anh?
-À không , tôi đến đây chỉ để báo cho bà biết là bà đã trễ 2 tháng rồi nhá!!!”
Cô vợ trố mắt ngạc nhiên:
‎- Hả? Sao các anh lại biết?
- Bà đừng có cố tỏ vẻ ngạc nhiên như thế, bà trễ dù là 1 bữa chúng tôi cũng bíết chứ đừng nói chi đến 2 tháng như vậy!!!
Quá hoảng sợ, bà vợ nói :
-Thôi đợi chồng tôi nói chuyện với các anh!!! .
Cửa đóng sập lại!
Ngay sáng hôm sau ông chồng đến ngay Công ty Điện lực và gặp anh nhân viên thu tiền hôm trước, vỗ bàn hét :
- Này anh kia, anh muốn gì ở vợ chồng chúng tôi?”
- Cũng đơn giản thôi, ông bà vui lòng đưa chúng tôi tiền là mọi việc sẽ ổn thỏa
Ông chồng nghĩ đang bị tống tiền, nên càng thêm bực tức:
- Nếu tao không đưa tiền cho mày thì sao?
- Bắt buộc chúng tôi phải cắt của ông thôi – anh nhân viên thu tiền tỉnh bơ trả lời.
Ông chồng há hốc miệng:
-Cắt rồi vợ tôi xài cái gì ?
- Kêu bà ấy xài đỡ cây đèn cầy vậy !!!!!

Châu Minh st

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Nhớ Mùa Thu Hà Nội

Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Trình bày: Ngọc Tân



“…Trịnh Công Sơn chính là một người khách vãng lai ... Ông sinh ra ở Huế và gắn bó cuộc đời mình với Sài Gòn, thế nhưng "Nhớ mùa thu Hà Nội" của Trịnh viết lại khiến người ta ngạc nhiên bởi vì sao nó Hà Nội đến thế…“Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ ...“ đó hẳn là một sự cảm nhận vô cùng tinh tế, chỉ vài câu hát đã phác thảo lên trong giai điệu một hình dáng quen thuộc của thủ đô…”



http://www.youtube.com/watch?v=GOi8reBC0K0


== = = = =


MÙA THU HÀ NỘI 5


Đô ĐH st

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

LỖI BLOG

.
Mình không thể vào được blog nguyentraik22 để đọc
Có bạn nào bị giống như mình không?

BUỒN, VUI HAI CHỮ: “NGHỈ HƯU”!

“Ta cho con đời ta thanh bạch”
(Nguyễn Khuê)

Có khá nhiều cách gọi khác nhau đối với việc nghỉ hưu: hưu trí là cách gọi thông dụng nhất, để nói về một ai đó, sau thời gian tham gia lao động (chân tay hoặc trí óc), đến tuổi được nghỉ ngơi hoàn toàn, vẫn có lương (lương hưu) để sống tiếp, mà không bận tâm lo nghĩ gì nữa tới mọi công việc (và cả mọi sự đời?) để có thể: "Khi chén rượu, khi cuộc cờ/ Khi xem hoa, nở khi chờ trăng lên" (Kiều – Nguyễn Du). Đó là kiểu về hưu đúng nghĩa nhất và hạnh phúc nhất!
Nhưng trong thực tế, không phải ai cũng được thanh thản như vậy! Có người chưa đến tuổi, chưa đến hạn đã phải xin nghỉ (hoặc buộc phải nghỉ!), gọi là hưu non. Những người như thế, dân gian gọi đùa là... bị cho (thậm chí bị đá) “về vườn” – ý nói: Tuy còn sức khoẻ, nhưng nhà nước không dùng nữa, đành đem sức ấy về “đuổi gà cho vợ” (kể cả khi vợ chả có vườn hoặc chẳng nuôi gà)!
Lại có người về hưu mà trí chả hưu, ấy là bị nghỉ làm việc một cách tức tưởi, do bị đồng nghiệp chèn ép, vu cáo; do bị cấp trên ghét bỏ... Nghỉ như thế không thể không bất mãn, bất mãn với đời cũng có mà bất mãn với mình, cũng có! Nghỉ như thế cũng thường không được chuẩn bị trước về mặt tư tưởng, tâm lý, nên dễ bị hẫng hụt. Đã có những trường hợp, nghỉ hàng năm rồi, mà sáng sáng vẫn quần áo chỉnh tề, cắp ca-táp đến cơ quan; chỉ khi gần tới nơi, mới chợt tỉnh, nhận ra mình đâu có còn được đi làm? Họ như những người bị bệnh mộng du công việc – Người như thế cũng đáng thương lắm lắm! Mộng du như thế thực ra cũng chỉ đáng thương mà không đáng trách. Đáng trách là trách nhiều "quan" đã hết thời rồi, vẫn mộng du quyền chức, về với cuộc sống đời thường rồi mà vẫn không sao hoà nhập được!
Lại có kẻ, khi còn đi làm, vơ vét được khá nhiều công quỹ, nhưng không bị phát hiện (hoặc có bị phát hiện, nhưng không bị xử lý!), được nghỉ hưu – được “hạ cánh an toàn”! Loại này thường tỏ ra hí hửng lắm, nhưng chỉ hí hửng được thời gian đầu, chứ về sau, bị bà con lối xóm khinh bỉ, bất quan hệ đi lại; bạn bè chí cốt chả có, bạn “cánh hẩu” thì đã tan tác cả. Đi họp đi hành thì đâu còn được "tung hô" như thời đương chức, đã thế, nhiều hôm cứ ngồi vào hàng ghế nào thì những người đang ngồi ở đó lần lượt bỏ đi hàng ghế khác! Nghỉ thế thì trí cũng chả được hưu! Hàng ngày sống trong “lâu đài” giữa chốn đô hội, mà cô đơn như giữa đảo hoang, tội nghiệp lắm! Hưu như thế, đúng là “hưu hắt”! Tiền của chất cao như núi, cũng chả mua được tình, được nghĩa! Thường đến lúc như thế, những kẻ đó mới thấm câu “Quan nhất thời, dân vạn đại”!
Đáng thương là những người đã nghỉ hưu, đã quá tuổi lao động, vẫn phải làm việc vì miếng cơm manh áo! Ấy là do phải gánh một gia cảnh nghèo khó quá mức, trách nhiệm với con cháu vẫn đè nặng đôi vai già nua! Bởi vì cuộc sống có rất nhiều việc cần đến tiền mà lương hưu thì lại ít ỏi quá! Cũng có trường hợp, con cháu đều đã tự lập, không cần nhờ đến, nhưng chính vì không cần nhờ đến, nên bị con cháu khinh! Bưng bát cơm đạm bạc lên miệng mà không nuốt nổi vì những tiếng chì chiết: “Bôn” cho lắm vào, bây giờ mới khổ mình, khổ con!
Vâng! “Bôn” cho lắm vào – Cái từ bôn này ám chỉ sự giữ gìn liêm khiết khi còn đang chức. “Được tiếng thì mất miếng” là lẽ đương nhiên! Nhưng nếu con cháu không thông cảm, thì nỗi đau ấy dằn vặt ta suốt quãng đời còn lại! Mà đâu chỉ con cháu? Cả họ hàng làng nước nữa chứ! Người ta “một kẻ làm quan, cả họ được nhờ”, ông thì “cứ đúng tiêu chuẩn, chính sách mà làm”. Thế là nghỉ hưu, về quê không được trọng vọng như cái kẻ tham lam nhưng biết co kéo về cho họ hàng làng xóm – mà họ gọi là “Ăn, nhưng còn biết nghĩ đến người khác”! Ở quê tôi, có một ông chức to lắm, dân làng rất được nhờ, từ con đường bê tông hóa đến ngói hoá các lớp học... thẩy đều có công của ông. Vậy nhưng ông có phải bỏ đồng tiền túi nào ra đâu (mà túi ông thì quá dư thừa tiền!)? Ông chỉ dùng tới cái uy từ cái ghế của ông mà thôi! Mọi việc cụ thể, có đàn em lo tất; lo chu đáo, không hề để lại dấu vết gì bất lợi cho ông! Ông “vừa được tiếng, vừa được cả miếng”. Người như thế thì con cháu nào, họ hàng nào, làng xóm nào có thể mở mồm chê trách được? Ấy là những người khôn, những người thức thời, những người biết song hành cùng thời đại! Trong khi đó, một ông khác, đóng góp cho quê hương chỉ bằng đồng tiền chắt bóp tiết kiệm từ lương cùng các thu nhập chính đáng khác của bản thân và gia đình, thì phải ngồi “chiếu dưới” trong những bữa tiệc làng, tiệc họ,... mặc dù tuổi tác cao hơn ông kia! Bởi vì ông giữ gìn quá, ông “bôn” quá, ông chả giúp cho làng cho họ được bao lăm, nên bây giờ phải chịu lép vế!
Trong xã hội ta hiện tại, hầu như làm bất cứ cái gì cũng phải “chạy”: chạy việc, chạy chức, chạy tội... Tưởng chạy thế là quá lắm rồi! Nhưng về nghỉ hưu cũng phải chạy, đến khi cầm được tờ quyết định nghỉ hưu thì... đứt mạch máu não mà chết - Ấy là trường hợp thầy giáo Vũ Cao Thăng (Nam Ninh, Nam Định), có thâm niên dạy học trên 40 năm, thì là điều không thể tưởng tượng được. (http://giadinh.net.vn/22071p0c1000/mot-thay-giao-dut-mach-mau-nao-vi-nhan-duoc-luong-huu.htm)
Nghỉ hưu rồi, thì tình nghĩa cũng... hưu! Đó là chuyện thường ngày ở huyện! Thậm chí mới chỉ phong thanh được tin anh sắp hưu, thì tình nghĩa đã hưu trước anh rồi! Nhưng chuyện sau đây của ông bạn tôi, mới thật đáng kể: Ông chu đáo chăm lo đào tạo người kế cận, chu đáo đến chỉ còn thiếu việc “bế người đó lên mâm đã dọn sẵn” mà thôi! Vậy mà chỉ một năm sau, công sức của ông đã bị người kế cận đó phủi phui hết ráo! Thế nên, người đời mới có câu: “Thằng kế thì không cận, thằng cận thì không thể kế”! May mà cuối đời, người này nhận ra và hối hận; ấy là khi anh ta bị vấp ngã. Anh ta tìm đến ông, tạ lỗi với ông: “Đời em tuy có lên được chức này chức nọ, nhưng trừ lần được anh vô tư giúp đỡ, đào tạo, còn thẩy đều phải mua bằng tiền; không bằng tiền thì cũng bằng nhiều thứ quí giá khác của con người!”. Nghe vậy, ông vừa mủi thương cho số phận người đó, vừa cảm thấy trong lòng có phần được an ủi đôi chút!
Nhưng không phải ai cũng có được sự may mắn đó của ông bạn tôi. Thế mới biết cái nhẽ sống ở đời, khó thật!
Sống làm việc như thế nào, để khi nghỉ hưu được thanh thản cõi lòng; thể xác được hưu mà trí não cũng được hưu? Đó quả thật là điều không dễ có với tôi, với bạn và với cả mọi người! Bởi nó đâu chỉ phụ thuộc bản thân ta? Nó còn chịu ảnh hưởng quan niệm sống trong xã hội, của thời cuộc và thế thái nhân tình tại thời mà chúng ta đang sống!
Tác giả : Trần Huy Thuận
Vt st

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

THÔNG BÁO THÁNG 9-2011



Ngày 10-9-2011, Ban liên lạc của khóa đã có cuộc họp thường niên. Nội dung: trao đổi những việc đã thực hiện và kế hoạch sắp tới:

A. Những việc đã thực hiện:

-Trong thời gian qua, các bạn trong khóa đã gặp gỡ trao đổi với nhau. Các hoạt động chung của các lớp rất hay như 10A, 10G, 10H... và đặc biệt là 10B.
-Blog của khóa đã đi vào hoạt động ổn định, rất mong các bạn chịu khó viết và gửi bài, hay trao đổi các nhận xét(comment). Hiện các bạn có thể chủ động đăng bài. Blogger đã cấp tên chung để đăng bài là nguyentraik22, từ nguyentraik22.1 đến nguyentraik22.6 qua các ban liên lạc. (Nên xem thêm "Cách đăng bài cho Blog " ở dưới cột bên phải)
-Các hoạt động hiếu hỉ .






B. Kế hoạch sắp tới: Với trọng tâm là Gặp mặt nhân dịp Kỷ niệm 40 năm ra trường của khóa vào năm 2012, Ban liên lạc có các đề xuất sau:

1 -Về thời gian tổ chức: Căn cứ vào thời tiết và khả năng thu xếp thời gian của mọi người, có hai phương án hoặc cuối tháng 7 -đầu tháng 8 hoặc đầu tháng 10 năm 2012

2 -Về địa điểm :Căn cứ vào số lượng các bạn có thể tham gia cũng như khoảng cách vừa phải từ HN : dự định tổ chức trong một ngày tại Khoang Xanh -khu vực Ba Vì, cách thủ đô Hà Nội khoảng 60 km về phía tây bắc, gần Sơn Tây.

3 -Đến thăm và tặng quà thầy cô...


C. Triển khai bước đầu: Đề nghị các lớp xúc tiến những việc sau:

1 -Các lớp sẽ trao đổi ý kiến về kế hoạch với các bạn trong Ban liên lạc của lớp hoặc trên Blog của khóa để mau chóng đi đến kết luận cuối cùng. Muộn nhất vào 31-12-2011

. 2 -Thu thập thông tin từng lớp phục vụ cho ngày họp mặt (hoàn chỉnh hơn nữa danh sách học sinh, danh sách thầy cô liên quan, ảnh...)

Kính mong anh chị em của khóa đóng góp nhiều ý kiến và nhiệt tình tham gia.

Chúc sức khỏe và hạnh phúc

Ban liên lạc của khóa

MẶT TRỜI CỦA TÔI













‘’Có ánh sáng tuyệt vời
Ấm áp hơn mặt trời
Đó chính là nụ cười
Của người tôi yêu...’’

(Mặt trời của tôi)

T. X.Hòa

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

TRUYỆN CƯỜI NGÀNH Y

THIẾU SỮA TỐT


Một anh chàng có vợ mới sinh. Anh viết thư về khoe với mẹ : - "Vợ con đã sinh một đứa con trai, nhưng vì vợ con không có sữa nên đã phải nhờ một bà da đen cho bú, vì thế nên khi con gặp thì thấy đứa bé có tóc xoăn và da đen như người châu Phi....".

Bà mẹ ngay lập tức viết thư cho con trai: "Con trai yêu quí, mẹ rất mừng khi nhận được thư con. Ngày xưa khi mẹ sinh con mẹ cũng không có sữa nên đã phải cho con bú sữa bò, vì thế nên bây giờ con vừa ngu vừa có sừng......"


BÁC SĨ GIỎI


Bác sĩ cẩn thận kiểm tra sức khoẻ cho nó và phát hiện thằng bé bị thiếu cân khá nhiều do suy dinh dưỡng.
Bác sĩ hỏi: Hàng ngày chị cho cháu bú sữa mẹ hay bú bình?
- Sữa mẹ! - Người phụ nữ đáp.
- Vậy thì chị cởi áo ra! - Bác sĩ yêu cầu.
Người phụ nữ làm theo và bác sĩ khám tỉ mỉ, xoa nắn trên, dưới, xoắn phải, xoắn trái một hồi. Ra hiệu cho người đàn bà mặc áo vào, ông bác sĩ kết luận: Hèn chi thằng bé bị suy dinh dưỡng........Chị chẳng có chút sữa nào cả!
- Tôi biết! - Thiếu phụ công nhận - Nhưng tôi là bà ngoại của nó mà !


QUÁ TRỄ


Tại một kỳ thi của Trường Y, giáo sư hỏi một sinh viên:
- Với loại thuốc này anh sẽ cho bệnh nhân uống với liều lượng bao nhiêu?
- Dạ, ba thìa ạ.
Sau vài phút thấy thầy im lặng, thí sinh nọ dè dặt hỏi:
- Thưa giáo sư, em muốn trả lời lại.
Ông giáo sư nhìn đồng hồ rồi nói:
- Tôi rất lấy làm tiếc… bệnh nhân đó đã tắt thở.


GIẤY HẸN


Một cô gái đến phòng khám sản, bác sĩ khẳng định cô có bầu, rồi lặng thinh đóng lên bụng cô một con dấu gì đó.
Về nhà cô bảo chồng đọc xem nội dung con dấu trên bụng cô là gì. Phải dùng kính lúp, anh chồng mới đọc được. Đó là: "Khi nào có thể đọc được dòng chữ này bằng mắt thường, hãy đưa cô ấy đến nhà hộ sinh".


BàngHS st

SỢI TÓC

Theo nhận xét của nhiều bạn trên Blog, 1 comment bài "GHÉP ĐÔI" có giới thiệu bài thơ "SỢI TÓC" của bạn Ngọc Hà, là một bài rất ấn tượng. Chúng tôi xin chuyển comment đó thành bài đăng dưới đây.




Bloggers


SỢI TÓC



Phạm Đình Ân




Em tặng tôi sợi tóc của em
rồi ngày tháng vèo trôi,
em không nhớ nữa.

Năm mươi năm sau
khi tìm được về chốn cũ
tôi gặp một bà già tóc bạc
bà chẳng biết tôi
tôi tặng bà sợi tóc

Bà khóc
sợi tóc vẫn còn đen...





Ngọc Hà st

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

Hà Nội mùa lá bay

Sáng tác: Hữu Xuân
Trình bày: Ngọc Tân



“…Còn nếu kể đến ca khúc mà nhạc sĩ sáng tác lẫn ca sĩ thể hiện đều là người con Hà Nội thì chắc chắn đó là Hà Nội mùa lá bay của Hữu Xuân do Ngọc Tân thể hiện. Hà Nội qua tiếng hát của giọng ca số một đài tiếng nói Việt Nam quả là một Hà Nội đựng đầy bao nỗi nhớ, nhưng cũng nhẹ nhàng, da diết như chính những làn gió thổi xác lá thu tung bay. Nghe bài hát này, những người con Hà Nội đi xa chắc chắn sẽ tìm thấy được sự đồng cảm nhẹ nhàng, bởi tình yêu đối với mùa thu Hà Nội trong họ chính là những kỉ niệm dịu êm…”











http://www.youtube.com/watch?v=Shsg1Chu0hk

=======
HÀ NỘI MÙA THU 4




Đô ĐH st

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

Tự làm bánh dẻo:



Bánh dẻo theo phong cách bánh bao, Bánh trung thu khoai lang tím



Lại một mùa trung thu nữa sắp đến rồi! Các mẹ cùng vào bếp trổ tài với món bánh dẻo làm theo phong cách bánh bao và bánh trung thu khoai lang tím nhé. Đây là hai loại bánh dễ làm, màu sắc lại rất đẹp mắt chắc chắn các bé nhà bạn sẽ rất thích khi đón chị Hằng đấy!


Bánh dẻo theo phong cách bánh bao
Chỉ nhìn thôi thì khó mà phân biệt được lắm nhé!

Chuẩn bị những nguyên liệu sau:

- 100gr bột nếp chín (bột làm bánh dẻo)

- 150gr nước đường



- Nhân bánh

- Mè trắng

Cách làm:

Bước 1:

Nếu thích làm nhân vừng đen thì các bạn có thể dùng khoai tây (hoặc khoai lang) luộc chín, nghiền nhuyễn làm nền rồi trộn đều với vừng đen xay nhỏ và xào với đường cho đến khi được hỗn hợp dẻo mịn nhé!



Bước 2:

Giờ thì trộn đều bột nếp với nước đường để làm vỏ bánh này.




Bước 3:

Tiếp theo, chia bột thành nhiều phần nhỏ rồi cán thành hình tròn mỏng.



Bước 4:

Sau đó, cho nhân vào trong rồi viên tròn lại.



Bước 5:

Giờ thì cho bánh vào khuôn rồi ấn thật chặt để bánh lộ rõ họa tiết.





Dùng loại khuôn có hình xoắn dạng hoa trông sẽ càng giống hơn nữa. Nếu không thì nặn theo cách làm bánh bao cũng được nhé!


Bước 6:

Nhẹ nhàng gõ khuôn để lấy bánh ra.




Bước 7:

Quét một lớp hạt mè xay mịn lên trên cho đẹp mắt!




Thử đi mời cả nhà xem có ai nhận ra bánh dẻo không nào? Nhìn lạ đúng không?



Với phần vỏ bánh, chúng ta có thể trộn thêm bột trà xanh hoặc bột dâu, bột cacao để tạo hương vị mới cho bánh.



Phải cắt bánh ra thế này mới biết được nhé!



Bánh trung thu từ... khoai lang tím

Cũng là bánh Trung thu nhưng cách làm cực kỳ đơn giản, lại thơm quyến rũ, có cảm giác ngọt ngào, bùi bùi của khoai lang tím. Để làm thành công món bánh này, bạn chỉ cần vài ba củ khoai lang, màu sắc tùy bạn chọn và thêm một khuôn bánh trung thu.

Nguyên liệu: Ba củ khoai lang, mật ong hoặc sữa đặc, lạc rang, hạt điều.


Cách làm:
- Khoai lang tím rửa sạch rồi hấp chín. Bóc vỏ, thái hạt lựu

- Cho khoai lang vào rây, dùng thìa đánh nhẹ để có khoai lang thật mịn



- Lạc rang, hạt điều cho vào máy xay sinh tố xay nát.

- ½ lạc rang + hạt điều trộn cùng khoai lang.

- Tiếp tục cho sữa đặc hoặc mật ong vào khoai lang, trộn đều đến khi có thể nặn thành khối mịn, nhuyễn.

- Ép khoai vào từng khuôn bánh, tạo hình (bạn có thể mua nhiều khuôn để có nhiều mẫu hoa văn). Nhớ thoa một ít bơ lạc lên khuôn để bánh dễ róc ra


- Khi ăn hay bày ra đĩa, rắc thêm ½ lạc + hạt điều còn lại lên trên.

Chúc các bạn thành công!



TH st.

Hãy bảo vệ con cháu bằng cách tự làm bánh trung thu



Cách làm bánh trung thu nhân mè đen trứng muối


Những nguyên vật liệu làm bánh trung thu hiện nay được bán khá nhiều trên thị trường, đa số các gia đình đều đã có lò nướng nên việc làm bánh tại nhà cũng đơn giản hơn.


Giáo viên Trần Toàn Tri, giáo viên của Nhà văn hóa Phụ nữ TP HCM chia sẻ cách làm bánh trung thu nhân mè đen trứng muối tại nhà.

Nguyên liệu:


1.Vỏ bánh: 500 g bột mì (nên dùng 250 g bột mì số 8 và 250 g bột mì số 12), 350 g nước đường, 100 g dầu ăn, 1/3 muỗng baking soda, 1 muỗng nước tro tàu, 2 muỗng rượu Mai Quế Lộ, 2 muỗng bơ đậu phộng (loại bơ mịn, không mặn, nếu không có bơ có thể thay bằng 2 lòng đỏ trứng), 100 g dầu ăn.

2.Nhân bánh: 400 g đậu đỏ, 13-14 trứng muối, 0,2 mm súp rượu trắng, 200 g bột mè dẻo, ½ muỗng muối, 100 g mạch nha, 400 g đường + 80 g bột bánh dẻo + 50 g dầu bột mè, 2 ống vani, 100 g dầu ăn, nửa muỗng muối.






Đầu bếp Tri đang hướng dẫn làm món bánh trung thu. Ảnh: Lê Phương
Đầu bếp Trí đang hướng dẫn làm món bánh trung thu. Ảnh: Lê Phương

Cách thực hiện:


1. Nấu nước đường: 1 kg đường + 1 kg nước + 1/8 trái thơm (để nguyên miếng) + 1 trái chanh cắt khoanh không đứt . Bắc lên bếp nấu lửa lớn 5 phút cho tan đường. Sau đó nấu lửa trung bình trong một giờ, cho 50 g mạch nha vào, nấu lửa nhỏ cho đến khi còn 1,4 kg nước đường. Lưu ý không được khuấy trong suốt quá trình nấu.

2. Vỏ bánh: Cho nước đường vào thau, cho nước tro tàu, rượu mai Quế Lộ, 100 g dầu ăn, bơ đậu phộng, khuấy cho tan đều. Sau đó cho bột mì, baking soda vào trộn đều, để yên cho bột nghỉ 30 phút.

3.Nhân bánh:

Đậu đỏ rửa sạch, ngâm với nước nóng có pha chút bakin soda trong một ngày. Sau đó nấu chín mềm. Nên đổ nước xăm xắp, trong quá trình nấu nếu nước chưa cạn thì nên châm thêm nước sôi vào, nếu đổ nước nhiều quá đậu dễ chuyển sang màu xám. Nấu xong, xay nhuyễn đậu rồi tán qua rổ để bỏ phần xác đậu, phần bột đậu cho vào túi vải vắt nước.

Cho đậu đỏ vào chảo, sau đó cho đường, rượu trắng vào trộn đều , bắc lên bếp sên cho nóng, sau đó cho mạch nha vào, để lửa lớn, sên cho vừa ráo.

Pha 100 g dầu ăn vào bột bánh dẻo, cho hỗn hợp bột mè dẻo, dầu bột bánh dẻo vào, sên ráo trở lại, tắt lửa cho vani vào. Sên xong để nguội, nhồi lại bằng máy.

Trứng muối rửa nhẹ dưới vòi nước cho sạch, vớt ra khay, rắc lên mặt trứng muối 1 lớp đường cát mỏng và một ít dầu mè (hoặc dầu ăn). Cho vào nồi hấp chín hoặc cho vào lò nướng 120 độ C, nướng khoảng 10-15 phút.

4. Hỗn hợp nước quét mặt: 2 lòng đỏ, 1 lòng trắng trứng vịt + 1 giọt đỏ + 1 giọt vàng + vài giọt nước đường, 1 ít dầu ăn, hòa tan lược lại.

5. Nướng bánh

Chia vỏ 1/3 nhân 2/3

Khuôn 150 g: vỏ 50 g nhân 100 g

Khuôn 200 g: Vỏ 70 g nhân 130 g

Khuôn 250 g: Vỏ 90 g nhân 160 g

Nướng ở 180-200 độ C. Giai đoạn một nướng khoảng 10 phút cho đến khi vàng nhẹ, đem ra phun nước, quét mặt. Giai đoạn 2 nướng khoảng 10 phút, đến khi có màu như ý.



TH st.

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

GHÉP ĐÔI

Ghép đôi người này với người khác là chuyện thường hay xảy ra trong trường học, đôi khi còn gọi là ‘’gán ghép’’. Cũng là một kiểu đùa. Trong chúng ta ai mà chẳng có lúc vui buồn vì trò đùa này. Người lớn trêu trẻ con, bạn cùng lứa trêu nhau, bạn đồng nghiệp thi thoảng cũng áp dụng. Với tôi đó là những bóng nắng khi đứng im, khi lay động xuyên qua kẽ lá của tán cây cuộc đời.

Bên cạnh nhà tôi có một nhóc trạc tuổi với tôi. Lúc chúng tôi bé tý, hai gia đình thân nhau vẫn thường nói đùa sau này sẽ làm thông gia. Hai đứa trẻ lớn lên bên nhau và bênh nhau ghê lắm.Hàng xóm láng giềng ai cũng chọc ghẹo, lúc bé chưa biết gì, lớn lên một chút ngại ngùng mà không dám nhìn nhau.Mỗi lần cần hỏi han mượn sách vở, giải hộ bài toán … đành viết ra giấy nhờ con bé em làm cầu liên lạc và chúng tôi không thể nói chuyện với nhau như những bạn bè bình thường suốt nhiều năm trời. Thật buồn quá!

Vào lớp 1, tôi ngồi cạnh một cậu bé, con một gia đình cắt tóc khá giả . Chú nhóc ăn mặc sạch sẽ hơn lũ chúng tôi nhiều, viết chữ nắn nót rất đẹp nhưng chậm không theo kịp khi cô giáo đọc viết chính tả. Còn tôi viết rất nhanh nhưng chữ thuộc loại xấu nhất lớp. Chú nhóc viết không kịp phải nhìn sang vở của tôi. Một lần cô giáo bắt được mắng cả 2 đứa và phạt đứng cho tới giờ ra chơi.Thấy tôi bị oan từ đó nhóc ta thường mang kẹo bánh cho tôi ăn. (Cái thời đó kẹo bánh còn là xa xỉ lắm đối với con nhà nghèo như tôi). Bọn trẻ con biết nên ghép đôi 2 đứa với nhau. Tôi thì không thích nhóc ta vì nó chép bài của mình nhưng chữ đẹp nên được điểm cao hơn nhưng nhóc cứ nịnh cho quà để được mượn vở . Thành thử tức mà không làm gì được.

Hồi học cấp 2 ở khu sơ tán, chúng tôi học chung với học sinh địa phương ở trường làng. Con trai nông thôn bấy giờ nhiều người 15-17 tuổi rồi nhưng vẫn còn học lớp 7 và họ hay để mắt tới mấy em gái HN. Cùng lớp tôi có một bạn gái rất xinh, dân Thái lan về nước nên quần áo đẹp, đeo khuyên tai vàng, nổi bật nhất trường. Lớp phó lao động của chúng tôi là một thanh niên trai làng cao lớn lực lưỡng . Hắn ta đặc biệt giúp đỡ cô bạn gái kia trong các buổi lao động. Mọi người ai cũng gán ghép chọc ghẹo. Cô nàng chê anh chàng quê quá. Bữa nọ chúng tôi chợt thấy chàng diện một cái áo sơ mi trứng sáo, cổ áo lót một chiếc khăn mùi xoa đúng mốt thanh niên thời bấy giờ thường hay làm.Có áo mới vào trông hình dáng hắn ta ‘’tỉnh thành ‘’ hẳn. Bạn gái tôi cũng tự hào vì có người theo đuổi và bắt đầu chú ý tới hắn ta. Tuy nhiên cái thích chẳng được bao lâu vì phát hiện ra thanh niên kia cứ mặc hoài một chiếc áo. Áo cũ, còn bạn tôi nổi cáu cấm tiệt không cho chúng tôi nhắc tới tên hắn ta nữa..

Trò ghép đôi ở cấp 3 là cao trào nhất. Thích nhau, ghét nhau, ngồi cùng bàn .. đều là cái cớ để mà gán ghép .Có nhiều khi hết bị ghép với đứa này xong lại ghép sang đứa khác loạn cả lên. Còn nhớ hồi lớp 9 chẳng hiểu vì cớ gì mà chúng nó cứ ghép tôi với anh bạn A ngồi bàn trên. Tay này ăn nói phổi bò chẳng có gì đặc sắc cả. Bực nhất là giải lao xong vào lớp vừa thò tay xuống gầm bàn lấy vở thì đụng phải khi thì dép, khi thì vở, cây bút của tay A kia. Có hôm giận quá tôi ném thẳng cái dép lên bàn trên chỗ hắn ngồi, không ngờ chiếc dép rơi đúng bàn cô giáo. Khi đó cô Hai (Chủ nhiệm - dạy môn hóa) đang quay người lên bảng viết. Cô giáo nghe tiếng động mạnh quay lại thấy chiếc dép nằm ở trên bàn rồi, cô quát hỏi: "ai ném dép ?" . Tôi sợ quá nhưng cũng phải liều đứng lên xin lỗi cô và phân bua là không cố ý. May mà cô mắng một lúc rồi bỏ qua cho. Tới giờ tôi cũng không biết ai là thủ phạm đã giấu đồ của A vào gầm bàn. Nhưng tôi cũng phải cám ơn vụ đó, bởi vì sợ cô Hai ‘’ trù’’ tôi đã chú ý học môn hóa nhiều hơn và tự nhiên thấy thích môn học này.



Một thời gian sau bọn con gái lại chòng ghẹo tôi với tay Q chỉ vì chúng nó cho là tôi với hắn ta có cái mũi giống nhau. Có đứa nào nghịch lại còn viết lén tên hắn lên lưng áo khoác của tôi . Tôi chẳng biết gì cứ thế đi lại trong lớp. May có con nhỏ bạn thương tình mách cho mới hoảng hồn cởi áo khoác ra giấu đi ( mùa đông mặc nhiều áo mà). Thú thật thấy lũ bạn chọc ghẹo lâu lâu tôi cũng liếc trộm xem mũi của hắn ta có thật giống mũi mình hay không ?
Ở lớp 10H không riêng gì tôi , có những cặp bị ghép đôi nổi tiếng như Thục Phán và Lý ; Bảo Xoăn với Thoa , Bàng Tè với Lan, Thuyên và Minh Bẻo , Đăng Hòa với Vinh , Thắng Trâu với Liên , Học với Phi , Quý Trai làng với Việt … v.v… Lại có những bạn được ghép với đối tượng ở khác lớp. Nhưng mà nhiều đôi cũng thấy thích được ghép đấy. Cái vụ này phải là người trong cuộc nói lý do thôi.

Giờ đây già cả rồi, nhiều đứa đã lên chức ông bà nhưng cái tật gán ghép nhau vẫn không bỏ được. Lâu lâu tổ chức tiệc gặp nhau là ghép ra các cặp, ghép ngồi gần nhau, chụp ảnh chung, khoác cổ bá vai…. ra chiều thân mật lắm, lại còn giả vờ ghen tuông đủ kiểu. Nhưng rồi sau bữa tiệc mạnh ai về nhà nấy. Đã có mấy ai ghép đôi mà thành đâu ? Vui mà buồn vậy đó.


Viết tới đây thấy văn đã dài, tuy nhiên chưa thể kết luận. Tôi biết các bạn cũng có nhiều kỉ niệm về cái trò đùa này . Các phần tiếp theo của phóng sự ‘’ ghép đôi ‘’ xin mời các bạn tham gia tiếp nhé.



Nhóm bloggers10H

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

BÁNH TRUNG THU BỊ CHUỘT ĂN

Tác giả: Chu Chí Quang;
Người dịch: Bảo Châu



Trung thu năm ấy, nhà tôi gặp chuyện không may: mẹ bị ốm không thể đi làm, nhà máy của ba ngừng sản xuất, ba phải đi kiếm việc linh tinh. Một vị giám đốc công ty nhìn thấy ba trung thực thật thà, bèn cho ba 1 túi bánh Trung thu, bánh ấy vốn chỉ dành cho công nhân chính thức của công ty. Túi bánh có tất cả 5 cái. Nhìn qua túi nhựa, thấy đề là bánh Ngũ Nhân. Buổi tối, cả nhà ngồi yên lặng vây quanh bánh Trung thu, bố chăm chú nhìn mẹ. Đứa em trai 7 tuổi dõng dạc hỏi: “Bánh Ngũ Nhân mùi vị như nào ấy nhỉ? Con chưa từng được ăn bao giờ !” “Con cũng chưa bao giờ được ăn”. Đứa em gái 5 tuổi cũng yếu ớt phụ họa theo. “Năm ngoái vừa mới ăn xong, làm sao đã quên rồi?” Tôi lúc đó 8 tuổi - lấy uy phong của thằng anh cả nạt nộ, miệng cũng nhỏ một vài nước dãi. Mẹ ngược lại dường như không nghe, không nhìn thấy gì, đẩy bánh lại phía ba nói: “Cho cụ Năm ở bên cạnh bánh nhé. Hôm qua cụ ấy mang cho nho nhà cụ trồng được, chúng ta cũng chưa có gì tặng lại” “Nho đó chua lắm!” Thằng em lăn ra. “Chua sao anh còn tranh của em?”. Đứa em gái thẽ thọt nói. Mẹ lại quả quyết đẩy bánh về gần ba chút nữa. Ba do dự đứng lên, cầm bánh Trung thu tỉ mỉ nhìn: “Chiếc bánh này hình như bị chuột cắn rồi.” Chúng tôi vây quanh, quả nhiên nhìn thấy bánh bị sứt một miếng, mà chỗ túi ni lông đựng bánh cũng bị rách một lỗ nhỏ. Chiếc bánh mà bị chuột cắn như thế này đương nhiên không thể đem tặng được nữa rồi. Ba anh em chúng tôi vui mừng hớn hở chờ ba xử lý cái bánh: ba cẩn thận cắt sạch chỗ bị chuột cắn đi, sau đó cắt cho anh em chúng tôi mỗi người được khoảng phần ba cái bánh. Bố dành miếng còn lại cho mẹ, mẹ cũng không ăn, hai người cứ đùn đẩy nhau. Cuối cùng miếng bánh đó để đến ngày thứ hai, lại dành cho chúng tôi. Lúc đó, mẹ lấy chút vụn bánh đưa lên miệng, rồi chút còn lại đặt vào miệng ba, nói: “Chúng ta cũng được ăn bánh Trung thu rồi, cũng ăn Tết Trung thu rồi”.


Nhiều năm qua đi, chúng tôi đều đã có gia đình riêng. Mỗi năm đến Rằm tháng 8 lại biếu ba mẹ bánh Trung thu. Lúc ăn bánh “đoàn viên”(1), chúng tôi đều nhắc đến câu chuyện vui năm xưa – Về chuyện con chuột gặm bánh, bọn trẻ vẫn vây quanh ba và hét to: “Ông chuột! Ông chuột!” Lúc đó, mẹ lại cười nói: “Lúc đó anh đùa, ai mà không nhận ra. Làm gì có con chuột nào ăn bánh Trung thu cơ chứ!”


=========
Chú thích: 1. Đoàn viên: Tết Trung thu ở Trung Quốc cũng là Tết đoàn viên, hội tụ các thành viên trong gia đình. Nên bánh Trung thu còn gọi là bánh Đoàn viên
(Theo Bách Hoa – Truyện ngắn TQ)

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

CHUYỆN VUI CUỐI TUẦN

CHẾ TẠO ĐÀN BÀ

Ông vua xe hơi Henry Ford sau khi chết được đưa lên thiên đàng. Tại cổng thiên đàng có Thánh St Peter chờ sẵn để đón.
Vừa gặp Ford, Thánh Peter cho biết: Ford hồi còn sống, ngươi đã làm nhiều việc công ích cho xã hội, như sáng chế phương pháp làm việc dây chuyền cho kỹ nghệ xe hơi làm thay đổi cả thế giới. Với thành quả như vậy, ngươi sẽ được một ân huệ là có thể chuyện trò với bất cứ ai ở thiên đàng này.
Suy nghĩ vài giây, Ford xin được gặp Thượng Đế. Thánh Peter dẫn Ford đến gặp Thượng Đế. Vừa gặp Thượng Đế, Ford hỏi ngay:
- Thưa Ngài, lúc ngài chế tạo ra đàn bà, ngài đã suy nghĩ gì?
Thượng Đế nghe xong bèn hỏi lại:
- Ngươi hỏi như vậy là ý gì?
Ford liền trả lời:
- Trong sáng chế của ngài có quá nhiều sơ sót. Phía trước thì bị phồng lên, phía sau thì bị nhô ra. Máy thường kêu to khi chạy nhanh. Tiền bảo trì và nuôi dưỡng quá cao. Thường xuyên đòi hỏi nước sơn mới. Cứ đi 28 ngày là lại bị chảy nhớt và không làm việc được. Chỗ bơm xăng và ống xả lại quá gần nhau. Đèn trước thì quá nhỏ. Tiêu thụ nhiên liệu thì nhiều kinh khủng khiếp.
Thượng Đế nghe qua liền bảo:
- Ngươi hãy đợi một chốc lát để ta xem lại bản thiết kế.
Ngài bèn cho gọi toàn bộ kỹ sư thiết kế và cơ khí trên thiên đàng lại để xem lại quá trình, sau một thời gian họ đã trình lên cho Thượng Đế bản báo cáo. Xem xong, ngài bèn phán rằng:
- Những lời ngươi vừa nói hoàn toàn đúng, sáng chế của ta thật có nhiều sai sót, nhưng nếu tính trên phương diện kinh tế thì hiệu quả lại rất cao: Có gần 98% đàn ông trên thế giới xài sản phẩm do ta chế tạo, trong khi chỉ chưa đầy 10% đàn ông xài sản phẩm của ngươi.
( Vnexpress-Chie st )

CHUYỆN CẢM ĐỘNG : CÁI HỘP ĐỰNG GIẦY
- Hai ông bà cụ nọ, đã sống vơi nhau hơn 60 năm. Họ chia sẻ ngọt bùi, đủ mọi thứ. Duy chỉ có cái hôp đựng giầy mà bà cụ để ở dưới gầm tủ là ông cụ không hề biết trong đó đựng cái gì. Và cũng tôn trọng riêng tư của bà, ông chẳng bao giờ hỏi tới cái hộp đó.
Năm này qua năm nọ, một ngày kia cụ bà bỗng ốm nặng. Biết vợ mình không qua khỏi, cụ ông chợt nhớ tới cái hộp giầy bí mật. Bèn lấy đem đến bên giường cụ bà, cụ bà cũng đồng ý cho ông mở cái hộp ra.
Khi chiếc hộp được mở ra, bên trong chỉ vỏn vẹn có hai con búp bê bằng len nhỏ và một số tiền là 95.500 đô. Ông cụ ngạc nhiên hỏi vợ: “Thế này là sao?”
“Khi chúng ta mới lấy nhau”, cụ bà nói “Bà nội của em có dặn em rằng: Bí quyết để giữ hạnh phúc gia đình là đừng bao giờ cãi nhau. Nếu lỡ chồng con có làm điều gì khiến con bực mình, tức giận, con nên im lặng và bình tĩnh, đi ra chỗ khác lấy len đan một con búp bê nha con. Và anh thấy đó…”

Cụ ông không cầm được nước mắt. Suốt cuộc đời sống chung với nhau, người vợ thân yêu của mình chỉ giận mình chỉ có hai lần thôi. Ông cảm thấy hạnh phúc vô cùng.

“Còn món tiền lớn này thì sao?” Ông cụ hỏi.

Cụ bà trả lời: “Đó là… số tiền em bán những con búp bê mà em đã đan…”
(theo Tamnhin.net)


YÊU BẰNG MẮT
Hai vợ chồng đang đọc báo thì người vợ tháo cặp mắt kính chồng đang đeo và nói: "Anh yêu, anh không đeo kính trông trẻ hơn nhiều đấy".
Người chồng đáp:
- Em à, không có kính anh mới thấy em đẹp như xưa.
(Vnexpress - Oanh Thi st)

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

Đoản khúc thu Hà Nội

Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Trình bày: Trần Hiếu


“…Không viết nhiều về Hà Nội, nhưng thực sự mỗi bài hát của Trịnh Công Sơn đều để lại được dấu ấn lớn. Đoản khúc thu Hà Nội được viết trong một bối cảnh khác với Nhớ mùa thu Hà Nội. Thay vì sự râm ran, rạo rực như đã phải lòng Hà Nội, lần này, Đoản khúc thu mang lại một chút nhớ nhung, day dứt khi phải chia xa…”





http://www.youtube.com/watch?v=yGmCpSVPd1c&feature=related


Đô ĐH st



=======
MÙA THU HÀ NỘI 3

GHÉ THĂM NHÀ AN KHANH 10G


Ngay 8/9 An Khanh 10G có mời bạn bè tới quán Nâu - Café của gia đình để dự tiệc sinh nhật

Bà chủ quán Café




Bạn bè nâng cốc chúc mừng





Khi nào có dịp mời các bạn ghé Nâu- Café của Khanh nhé.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

Lễ khai giảng với thầy trò Trường THPT Nguyễn Trãi

Sáng 5/9, thầy và trò Trường THPT Nguyễn Trãi (Ba Đình, Hà Nội) đã long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học 2011 – 2012, năm học thứ 62 trong lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường. Đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã tới dự, đánh trống khai trường và phát biểu động viên thầy, trò nhà trường.


Bí thư Phạm Quang Nghị trò chuyện với các em học sinh


Là một trong những ngôi trường có bề dày truyền thống lịch sử của quận Ba Đình, trong những năm qua, các thế hệ thầy giáo, cô giáo và học sinh Trường THPT Nguyễn Trãi luôn phát huy truyền thống hiếu học, tinh thần đoàn kết thống nhất, trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề nghiệp, đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, trong mọi hoàn cảnh đều cố gắng “dạy tốt, học tốt”, có nhiều đóng góp cho Thủ đô và đất nước. Trong số những học sinh của trường, có những anh hùng lực lượng vũ trang như: Liệt sỹ không quân Vũ Xuân Thiều, nhà thơ Lê Anh Xuân…

Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp đó, trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển, Trường THPT Nguyễn Trãi tiếp tục đạt được nhiều kết quả trong các hoạt động giáo dục – đào tạo. Năm học 2010 – 2011, với sự đoàn kết, quyết tâm cao, thầy và trò Trường THPT Nguyễn Trãi đã nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ dạy và học. Các hoạt động giáo dục truyền thống, các phong trào thi đua hưởng ứng các cuộc vận động: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được triển khai có chiều sâu và tạo được sự chuyển biến trong nhận thức của mỗi thầy cô giáo, mỗi học sinh trong nhà trường. Kết thúc năm học 2010 – 2011, nhà trường được UBND Thành phố tặng bằng khen đơn vị tiên tiến xuất sắc.


Bí thư Phạm Quang Nghị đánh trống khai giảng năm học mới



Bước vào năm học 2011-2012, Trường THPT Nguyễn Trãi tiếp tục tăng cường đổi mới công tác quản lý và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường nhằm tạo được sự chuyển biến rõ rệt hơn nữa và đạt hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, xây dựng phong cách nhà giáo, phong cách học sinh Thủ đô.

Phát biểu tại lễ khai giảng, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đã biểu dương và chúc mừng các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh Trường THPT Nguyễn Trãi về những cố gắng và thành tích đã đạt được trong những năm qua. Theo Bí thư, năm học mới 2011-2012 là một năm học có ý nghĩa quan trọng, diễn ra trong bối cảnh Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XV Đảng bộ TP Hà Nội, trong đó nhấn mạnh việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo; đẩy mạnh thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; đặc biệt là Cuộc vận động xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh - những chủ nhân của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cần phải có đủ đức, đủ tài, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH Thủ đô và đất nước
Để thực hiện tốt định hướng đó, Bí thư đề nghị các thầy cô giáo Trường THPT Nguyễn Trãi cần phải là tấm gương sáng về tình thương và trách nhiệm; là tấm gương về đạo đức, tự học, tự rèn và sáng tạo, để các em học sinh noi theo; tạo môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, góp phần đẩy mạnh chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

Bí thư Thành ủy cũng mong muốn các em tiếp tục thi đua học tập giỏi, nói lời hay, làm việc tốt; kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ và người trên; kính trọng thầy cô giáo, thường xuyên giúp đỡ, yêu thương bạn bè; có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm an ninh trật tự, chấp hành tốt luật giao thông; kiên quyết phòng, chống bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma túy; làm nhiều việc tốt hơn nữa vì bạn bè, gia đình và cộng đồng xã hội, phấn đấu trở thành những công dân gương mẫu về đạo đức, lối sống văn minh, thanh lịch và thân thiện.
=====Nguồn: http://www.badinh.gov.vn/htx/Vietnamese/C1321/C1389/C1437/?newid=3239


Niềm vui ngày tựu trường của các nữ sinh Trường THPT Nguyễn Trãi -Ảnh: Viết Thành


====Nguồn: http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/Giao-duc/522661/hom-qua-59-hon-22-trieu-hoc-sinh-ca-nuoc-buoc-vao-nam-hoc-moi.htm




Bloggers

Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ trong ký ức hai con

b20 năm trôi qua không đủ để xóa hết nỗi đau trong lòng những người ở lại mỗi khi nhớ về đôi vợ chồng nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ. Điều ấy càng hằn rõ với hai người con Lưu Tuấn Anh và Lưu Minh Vũ.

Lâu nay, cả Tuấn Anh và Minh Vũ đều không muốn nhắc lại chuyện của 20 năm về trước. Nhưng trong những ngày này, hai anh đã mở lòng cùng Tuần Việt Nam về ký ức của “một thời rất đẹp”, trước ngày định mệnh 29/8/1988.





Từ trái sang: Lưu Quỳnh Thơ, Lưu Tuấn Anh, nhà thơ Xuân Quỳnh, nhà biên kịch Lưu Quang Vũ, Lưu Minh Vũ (Ảnh do gia đình cố nghệ sĩ cung cấp)


Lưu Tuấn Anh là con trai của nhà thơ Xuân Quỳnh và người chồng trước của bà - nghệ sĩ violin Lưu Tuấn. Anh sinh năm 1966, lớn tuổi nhất trong ba người con trai của gia đình. Hiện anh là giám đốc kinh doanh của một công ty thiết kế đồ họa - in ấn - quảng cáo ở Hà Nội.
Lưu Minh Vũ (sinh năm 1970) có phần nổi tiếng hơn, anh là biên tập viên của kênh VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam, cũng là MC chương trình Hãy chọn giá đúng. Minh Vũ là con của nhà biên kịch Lưu Quang Vũ và người vợ trước - diễn viên Tố Uyên.
Thời thơ ấu, họ cùng sống ở 96A phố Huế (Hà Nội), tập thể của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật. Minh Vũ ở cùng mẹ và bố dượng tại tầng hai. Tuấn Anh và bố ở tầng bốn.
Còn Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ và con trai chung của hai người - Lưu Quỳnh Thơ (sinh năm 1975) - thì ở tầng ba.
Tuy nhiên, ba anh em cực kỳ thân thiết, không khác nào anh em ruột thịt. Như Lưu Minh Vũ có nói, thời gian anh sống với “má Quỳnh” nhiều hơn thời gian anh sống với "mẹ Uyên".
Nói về thời thơ ấu, anh có nhiều kỷ niệm với má Quỳnh hơn là với mẹ. Do nghệ sĩ Tố Uyên thường phải đi xa, bận bịu với công việc diễn xuất, việc chăm sóc Minh Vũ gần như do Xuân Quỳnh đảm nhận.
Ký ức thời thơ ấu của cả Tuấn Anh và Minh Vũ đều tràn ngập hình ảnh một gia đình hạnh phúc: Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh và ba con trai. Cả ba anh em cũng đã là khuôn mẫu ngoài đời cho rất nhiều nhân vật trong các truyện ngắn dành cho thiếu nhi của nhà thơ Xuân Quỳnh.

* Lưu Minh Vũ: “Tại sao cuộc sống ngày ấy có thể thanh bình đến thế?”

Hồi ấy chúng tôi ở chung một tập thể với nhiều văn nghệ sĩ, như Nguyễn Văn Tý, Phan Huỳnh Điểu, Ngô Huỳnh…
Ba anh em không cùng cha mẹ, đúng là một trường hợp điển hình “con anh, con tôi, con chúng ta” đấy, nhưng chúng tôi thân nhau như anh em ruột, do được dạy dỗ rất kỹ. Bố và má luôn giáo dục các con phải nhường nhịn, không được đánh nhau.
Ngày ấy cả xã hội đều nghèo, văn nghệ sĩ cũng vậy, vất vả lắm. Cũng phải tem phiếu, xếp hàng như ai. Bố tôi làm phóng viên cho tạp chí Sân Khấu, do không có bằng cấp gì nên xét theo bậc thì lương của ông chỉ hơn lao công.
Thời gian đầu, ông còn không có lương, chỉ có nhuận bút. Sống bằng nhuận bút thì cực lắm, vì có phải lúc nào cũng viết ra bài đều chằn chặn như đan rổ đâu. Nhưng cũng thời gian làm phóng viên ấy khiến ông quen nhiều nghệ sĩ sân khấu và hiểu họ, hiểu tính cách, điệu bộ, kỹ thuật diễn và nói chung là cái “chất” của họ.
Sau này, khi viết kịch, có những vở ông viết theo đơn đặt hàng, và các nhân vật gần như được ông thiết kế dành riêng cho một diễn viên nào đấy.
Tôi lấy ví dụ như vai ông Quých trong "Tôi và chúng ta", ông viết gần như chỉ để cho diễn viên Trần Kiếm đóng. Sau này, không diễn viên nào thể hiện được cái chất Quých ấy nữa, vai đó đã được đo ni đóng giày cho Trần Kiếm rồi.
Nói riêng về vật chất thì chúng tôi đã sống một thời kỳ khó khăn, trong cái khó khăn chung của đất nước. Bữa cơm thường có những món rất “kinh điển” như lạc, nhộng. Có thịt thì quý lắm lắm. Về sau, bố tôi bắt đầu sáng tác kịch và nổi tiếng, cuộc sống khá hẳn lên. Thỉnh thoảng cả gia đình lại đưa nhau đi ăn tươi.
Bố tôi tính rộng rãi, thoáng đạt, thậm chí bốc đồng. Nhiều khi má nấu cơm rồi, thức ăn có rồi, nhưng ông lại hứng chí đi mua ít thịt gà cho con. Nhìn các con ăn là bố thấy hạnh phúc.
Tôi nhớ mãi cái ngày ba anh em được đưa ra bến Phà Đen chơi. Hôm đó bố tôi vừa lĩnh một khoản nhuận bút lớn, khao cả nhà một bữa thịt chó ở phố Lê Quý Đôn. Tôi cầm nguyên cái đùi mà ăn, sung sướng lắm. Cả ba đứa đều sung sướng.
Chi tiết xuống bến Phà Đen chơi được má tôi đưa vào truyện ngắn nổi tiếng của bà, “Bến tàu trong thành phố”. Nhân vật Trung Hà và Hưng là anh Tuấn Anh và tôi.
Bố má tôi thương con vô cùng, không bao giờ đánh con dù chỉ một lần. Bác Tuấn (nghệ sĩ Lưu Tuấn, bố đẻ Tuấn Anh) cũng yêu quý thằng Mí (tên thân mật của Lưu Quỳnh Thơ), coi nó như con ruột.
Bây giờ nghĩ lại, đó là khoảng thời gian đẹp nhất cuộc đời tôi. Tại sao ngày ấy cuộc sống lại có thể thanh bình đến thế? Yên ấm, đầy đủ, rất đầy đủ, không phải về vật chất mà là về tình cảm. Đùng một cái, việc dữ xảy ra. Bố má tôi và Mí đi chơi xa… rồi không bao giờ trở về nữa.
Tôi còn nhớ mấy ngày ấy trời Hà Nội cũng mưa nhiều. Tôi vừa có tin đỗ đại học (Minh Vũ học chuyên ngành quay phim, Đại học Sân khấu Điện ảnh) với tổng điểm cao nhất trường, có chỉ tiêu du học. Bố, má và em đi chơi, tôi ở Hà Nội cũng đi chơi suốt ngày, vui lắm.
Tin báo về, tôi không hề biết vì lúc đó có ở nhà đâu. Buổi chiều tôi đi bộ ngang qua nhà diễn viên Kim Oanh ở phố Trần Nhân Tông, thấy cô Oanh chạy ra hốt hoảng hỏi: “Bố có bị làm sao không cháu?”. “Không, cháu chả biết”.
Một cái gì đó như linh tính nổi lên, tôi ba chân bốn cẳng chạy về nhà. Nghe loáng thoáng có tiếng người bên đường bảo: “Thằng Kít (tên thân mật của Minh Vũ) nó về rồi kia kìa”.
Tới nhà, tôi được báo tin bố má và em bị tai nạn, mà cũng chưa biết là cả ba đã mất. Tôi đòi xuống Hải Dương thăm, người nhà giữ lại không cho đi, ấn tôi ngồi xuống, bảo: “Kít ngồi đây. Không đi đâu cả!”.
Lúc đó tôi mang máng hiểu. Từ phút ấy, tôi không nhớ gì nữa. Cả một cơn mê. Một cơn ác mộng.
Cuộc đời tôi thay đổi từ đó. Sau cái tang lớn, cả tôi và anh Tuấn Anh đều sa vào khủng hoảng. Ai cũng khuyên bảo tôi cố gắng lên, vực dậy đi, vươn lên mà sống, nhưng nghĩ lại, lúc đó tôi biết vươn lên kiểu gì? Cú sốc quá lớn.
Trước ngày ấy, cuộc sống của tôi như thể thiên đường. 18 tuổi, chuẩn bị đi học nước ngoài, bao nhiêu ước mơ sắp thực hiện - du học, trở thành nhà quay phim. Đời đẹp lắm. Thế rồi hẫng một cái.
Tôi vẫn đi Nga, rồi sang Đức học, nhưng bị cảm giác chán chường đè nặng. Chán đến không chịu nổi. Được bốn năm, tức là đến năm 1993, tôi bỏ dở, quay về Việt Nam. Tôi không theo nghề quay phim nữa, chuyển sang học báo chí. Năm 1997, tôi ra trường và vào công tác tại Đài Truyền hình Việt Nam cho đến nay.
Nếu không có sự cố đó, chắc chắn cuộc đời tôi đã khác rất nhiều. Biết đâu tôi có thể ở lại nước ngoài chẳng hạn? Hay là tôi sẽ làm nghề khác chứ không làm MC và biên tập viên truyền hình. Điều chắc chắn là từ sau cú sốc ấy, tôi thay đổi nhiều về tính cách. Tôi không còn hồn nhiên và yêu đời được như xưa.
Đồng nghiệp có người bảo tôi lên hình trông buồn, ít cười quá. Không hiểu có phải mặt tôi đã buồn từ hồi bố má và em mất không. Cũng có thể do tôi không thích vừa nói vừa cười khi dẫn chương trình. Có lý do gì để cười nhỉ? Phụ nữ cười để cho xinh, chứ mình cười thì làm gì?
Bây giờ, tôi vẫn thỉnh thoảng mơ tới những ngày thơ ấu. Tôi mơ thấy bố, má tôi, thấy ngôi nhà 96A phố Huế. Tôi đã lấy vợ, sinh con, chuyển đến nhà mới 10 năm rồi, nhưng không một lần mơ thấy nhà mới.

Tôi chỉ mơ thấy tập thể 96A phố Huế và ký ức thời xa xưa của tôi, lẫn lộn, mơ hồ, như một đám mây.










Lưu Minh Vũ: Vẫn còn đó nỗi buồn
khi nói về chuyện xưa...














* Lưu Tuấn Anh: “Mẹ mãi là người phụ nữ tuyệt vời nhất”





Lưu Tuấn Anh: "Sự thật là dù 20 năm có trôi qua và tôi đã có quá nhiều thay đổi, nỗi đau vẫn không mất đi".
(Ảnh: Mai Thi)





Tuổi thơ của tôi không thể gọi là yên bình vì tôi đã nghe tiếng bom gầm ở Hà Nội năm 1972, phải đi sơ tán và rồi chứng kiến bố mẹ tôi chia ly. Nhưng tôi lại không phải xa mẹ chút nào. Ngược lại, tôi có một gia đình thứ hai - gia đình mẹ và bố dượng tôi.

Tôi đã có những ngày thật đầm ấm bên mẹ, chú Vũ và các em. Tôi vẫn nhớ như in cái không khí của một gia đình tràn đầy tình yêu thương và nghệ thuật. Tôi nhớ ánh mắt mẹ và chú Vũ trìu mến khi thấy các con sum vầy.

Tôi nhớ căn phòng của mẹ và bố dượng đầy sách, các bản thảo và các bức vẽ trên tường. Những bữa ăn có đủ cả nhà thì chẳng bao giờ thiếu chuyện, dẫu chỉ là cơm rau.

Còn những buổi tối cả nhà đi xem kịch của chú Vũ nữa, sao mà vui thế. Anh em chúng tôi luôn ríu rít bên nhau mặc dù không cùng cha cùng mẹ. Minh Vũ hồi đó béo tròn và rất thích chơi những trò tai quái. Tôi cũng nghịch ngợm chẳng kém, nhưng ít nói và lầm lì hơn.
Em trai út Lưu Quỳnh Thơ có tên ở nhà là Mí. Mí dễ thương lắm; da trắng, môi đỏ, mắt to mà tóc để dài như con gái. Mí rất thông minh, học cái gì cũng giỏi và nhanh tới mức kinh ngạc. Ở trường, nó thường ở trong nhóm 5 học sinh đứng đầu lớp.
Mí có năng khiếu bẩm sinh về hội họa. Trẻ 3 tuổi thường cầm bút chưa vững, thế mà Mí đã vẽ thành thạo bằng cả bút chì lẫn màu nước. 3 tuổi rưỡi, nó được giải Nhì (không có giải Nhất) cuộc thi vẽ quốc tế do UNESCO tổ chức với chủ đề “Năm 2000 em sống như thế nào”.
Nó vẽ một cậu bé cưỡi ngựa đang bồng bềnh trong một vườn hoa trông như cái hồ sen. Bức tranh ấy bây giờ Minh Vũ vẫn giữ. Trong số các cuốn thơ “Bầu trời trong quả trứng” của mẹ từng xuất bản, có một cuốn do Mí tự minh họa.
Mí ít tuổi như vậy nhưng nó sống tình cảm và biết quan tâm tới bố mẹ và các anh. Hồi đó nhà tập thể tôi chỉ có nước máy ở tầng một. Tôi và Minh Vũ có nhiệm vụ xách nước lên tầng ba cho mẹ nấu cơm và rửa bát. Mí mới 10 tuổi không phải làm việc nặng nhưng lại tự xung phong xách nước cho mẹ.
Nó thương mẹ, sợ mẹ phải xách nước khi các anh mải chơi mà không làm. Nghĩ lại cảnh Mí nhỏ vậy mà cố xách hai cái bình nước bằng nhựa lớn đi lên cầu thang là tôi lại xót xa.
Hồi đó, tôi còn trẻ con, rất vô tư, ham chơi và chẳng nghĩ gì nhiều về gia đình. Tôi thấy mọi người khen mẹ làm thơ hay nhưng chẳng bao giờ đọc kỹ một bài thơ của mẹ. Điều quan trọng nhất với tôi là được mẹ thương yêu, còn thơ của mẹ ra sao thì chẳng phải chuyện tôi quan tâm. Tôi được bao bọc trong tình thương của mẹ và gia đình.
Với niềm tin của một đứa trẻ, tôi cứ nghĩ những ngày đầm ấm đó sẽ kéo dài mãi. Thế rồi cái ngày 29/8 định mệnh đó đến, thế giới quanh tôi sụp đổ hoàn toàn. Bỗng chốc tôi không còn mẹ, không còn bố dượng và không còn đứa em út. Lúc đó tôi mới hiểu rằng chẳng có điều gì trên đời này là vĩnh cửu, kể cả người thân và những niềm hạnh phúc.
Tôi khi đó đã tốt nghiệp đại học và đang làm biên tập viên cho Thông tấn xã Việt Nam. Mang tiếng là người lớn và đã đi làm, nhưng tôi vẫn còn quá trẻ con để chịu đựng một sự mất mát nghiệt ngã như vậy.
Sau cái ngày đó, tôi ốm và suy sụp hoàn toàn. Tôi thay đổi hẳn và không còn là tôi trước đó nữa. Sự vô tư trong con người tôi biến mất, thay vào đó là sự suy tư và bất cần. Mọi thứ với tôi đều trở nên trống rỗng và vô nghĩa. Lần đầu tiên trong đời, tôi đặt câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người.
Tôi ngơ ngác tự hỏi: “Cuộc sống tại sao lại bất công như vậy? Tại sao những người, tài năng, nhân hậu và có ích cho đời lại phải chết? Vậy thì ta phấn đấu vì những điều tốt đẹp để làm gì? Mất bao nhiêu năm tháng để một ngày lại ra đi vô lý như thế ư?
Em Mí của tôi chỉ là một đứa trẻ. Nó có tội tình gì? Nó ngoan hiền thế mà trời nỡ lòng nào bắt nó đi?”.
Mất nhiều tháng sau, tôi sống trong tình trạng nửa mê nửa tỉnh với những ý nghĩ luẩn quẩn và bi quan. Tôi nghỉ làm, ở nhà giở thơ của mẹ và bố dượng và đọc từng bài. Đọc bằng hết, điều trước đây tôi chưa từng làm. Lúc đó tôi mới thực hiểu mẹ hiểu bố dượng và sự lớn lao trong tâm hồn của cả hai người.
Mỗi lần đọc thơ là một lần tôi khóc. Tôi trách mình vô tâm với mẹ và chú Vũ quá và thật khó để tự tha thứ. Rồi sau bao dằn vặt, cũng đến lúc tôi tự nhủ mình: “Nếu mẹ, chú Vũ và em Mí còn sống, chắc chắn không ai muốn thấy mình chán nản và mất niềm tin như thế này”.
Vậy là tôi bắt đầu dùng lý trí để lấy lại thăng bằng. Tôi cố gắng sống vì mẹ tôi, bố dượng tôi, và em Mí. Tôi cố gắng sống vì những người thân yêu còn lại của tôi, trong đó có Minh Vũ - người bây giờ với tôi còn hơn em ruột. Tôi phục hồi dần dần.
Trong con mắt tôi, mẹ là một người phụ nữ vẹn toàn. Ngoài tài năng thơ, cho tới giờ mẹ tôi luôn là một hình mẫu sống cho tôi về lòng nhân ái và các giá trị làm người. Ngay từ những năm tôi còn rất bé, tôi đã nghe mẹ nói về trách nhiệm của người viết văn đối với xã hội.
Mẹ nói với tôi rằng cuộc sống có cái thiện và cũng có nhiều cái ác. Nhưng mẹ chỉ viết về cái thiện mà tránh nói nhiều tới những điều xấu xa của cuộc sống.






Xuân Quỳnh và con trai Lưu Tuấn Anh năm 1969.


(Ảnh do gia đình cố nghệ sĩ cung cấp)


Mẹ bảo tôi, một tác phẩm tốt phải khiến người đọc yêu và trân trọng cuộc sống hơn, hướng thiện hơn. Nếu đề cập quá nhiều tới những điều tiêu cực, kể cả đó là sự thật, nhà văn có thể làm người đọc mất niềm tin và nhìn đời một cách méo mó. Những truyện thiếu nhi của mẹ tôi thường có bóng dáng của ba anh em, như “Quà tặng chú hề” là về cu Mí đấy.
Truyện nào cũng hướng tới giáo dục cho thiếu nhi tình yêu thương, bắt đầu từ yêu thương những người gần gũi nhất của các em trong gia đình là ông bà, bố mẹ hay anh em rồi tới bạn bè, hàng xóm, thày cô giáo.
Thơ của mẹ tôi cũng phản ánh con người bà. Nó trong sáng, dung dị và chan chứa tình thương, tình yêu thiên nhiên, con người. Các bài thơ của mẹ có thể buồn nhưng không u ám, không bao giờ cay đắng và oán trách.
Mẹ tôi là thế, hy sinh nhiều, chịu thiệt thòi rất nhiều nhưng tấm lòng vẫn luôn rộng mở và bao dung. Bởi bà có một niềm tin đặc biệt mãnh liệt vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống và trong mỗi con người.
Thú thật, tôi không để ý nhiều tới ngôn từ trong các tác phẩm của mẹ hay số lượng tác phẩm. Tôi nghĩ cái quý giá hơn cả là những giá trị nhân văn mà mẹ tôi để lại trong các tác phẩm đó. Chưa nói tới tác động xã hội, mà những gì mẹ tôi viết ra có tác động ngay trong gia đình chúng tôi.
Đọc truyện "Bến tàu trong thành phố", tôi suy nghĩ nhiều lắm. Tôi bắt đầu có ý thức làm anh rõ ràng hơn với các em và biết nhường nhịn các em hơn. Tôi hiểu qua câu chuyện ấy, mẹ tôi muốn anh em chúng tôi yêu mến và gắn bó với nhau.
Nói về chú Vũ thì phần nhiều công chúng biết chú ấy qua các vở kịch với tư cách là người viết kịch. Nhưng không phải ai cũng biết chú ấy là một nhà thơ tầm cỡ. Có một số người trong giới văn đánh giá chú là tài năng thơ lớn và thuộc loại hiếm.
Tôi cho rằng họ nói như vậy là rất có cơ sở chứ không phóng đại. Vấn đề là thơ của chú Vũ kén độc giả và không phải ai đọc cũng hiểu. Có thể vì vậy mà nó không mang tính đại chúng cao. Để cảm nhận được thơ của chú ấy thì độc giả phải là người có nội tâm khá đặc biệt.
Tôi thích thơ của chú Vũ vì cái tính lạ lùng vừa phóng khoáng vừa sâu thẳm của nó. Bài thơ khiến tôi xúc động nhất và cũng ám ảnh tôi nhiều nhất là “Bài hát ấy vẫn còn là dang dở”.
Đọc đi đọc lại, tôi có cảm giác nó dường như là linh cảm của chú Vũ về ngày từ biệt. Nó vừa da diết luyến tiếc cuộc sống quá ngắn ngủi vừa mang sự mãn nguyện của một người đã làm xong nhiều việc lớn.

"Nắng đã tắt dần trên lá im
Chiều đã xẫm màu xanh trong mắt tối
Đường đã hết trước biển cao vời vợi
Tay đã buông khi vừa dứt cung đàn
Gió đã dừng nơi cuối chót không gian
Mưa đã tạnh ở trong lòng đất thẳm
Người đã sống hết tận cùng năm tháng
Sau vô biên sẽ chỉ có vô biên..."

Chú Vũ ra đi khi đang sung sức sáng tác nhưng cũng đã kịp hoàn thành rất nhiều tác phẩm. Chú ấy đi trong mãn nguyện sau khi để lại cho đời rất nhiều, đúng như câu kết của bài thơ vậy: “Buồm đã tới và lúa đồng đã gặt”.
20 năm qua rồi. Tất cả những gì gợi nhớ chuyện ngày ấy đều làm cho tôi buồn. Tôi tránh đọc thơ và không muốn xem kịch, vì sợ những kỷ niệm ngày xưa quay về.
Tôi không theo nghề báo mà đi làm công tác nhân đạo rồi chuyển sang kinh doanh. Cái thế giới thực tế của kinh doanh phần nào giúp tôi vượt qua cảm xúc của mình và vững vàng trong thực tại.
Tôi cũng đã có có gia đình yên ấm riêng của mình với nhiều niềm vui mới. Mỗi lần gia đình tôi và gia đình Minh Vũ tới thăm nhau, anh em tôi ngồi ngắm lũ trẻ chơi đùa trong cái cảm giác được chia sẻ và bù đắp.
Nhưng sự thật là dù 20 năm có trôi qua và tôi đã có quá nhiều thay đổi, nỗi đau vẫn không mất đi. Mãi mãi không mất.



(Theo Tuần VNN)