Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

BẢN DI CHÚC
CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG


Phật Hoàng Trần Nhân Tông


Trần Nhân Tông ( 陳仁宗; 1258 – 1308), tên thật là Trần Khâm (陳昑) là vị vua thứ ba của nhà Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước Trần Anh Tông) trong lịch sử Việt Nam.
Ông ở ngôi 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Ông là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu đà Hoàng giác Điếu ngự. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam.

Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, ông xuất gia tu hành tại cung Vũ Lâm, Ninh Bình, sau đó rời đến Yên Tử (Quảng Ninh) tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà). Ông là tổ thứ nhất của dòng Thiền Việt Nam này. Về sau ông được gọi cung kính là “Phật Hoàng” nhờ những việc này.

Ông qua đời ngày 3 tháng 11 âm lịch năm 1308, được an táng ở lăng Quy Đức, phủ Long Hưng, xá lỵ cất ở bảo tháp am Ngọa Vân; miếu hiệu là Nhân Tông, tên thụy là Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hóa Dân Long Từ Hiển Hiệu Thánh Văn Thần Võ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế.
************

Ông đã để lại bản di chúc dặn dò con cháu, cũng là lời dặn dò cho muôn đời hậu thế nước Việt, gần ngàn năm qua vẫn còn nguyên chân giá trị!



Thắng Bình st

=====
Nguồn: http://linhsinhvien.vnweblogs.com/post/33592/452560

2 nhận xét:

  1. Xin ai đó thông tuệ giải thích giúp tôi điểm này: Nhiều bài viết không phải là tài liệu nghiên cứu lịch sử trích-dẫn câu nói (được cho là )của vua Nhân-tông, xin vui lòng chỉ bảo xem câu này do sách nào viết. Dẫn chứng ở đâu? Dẫn chứng căn cứ vào tài liệu gốc nào?Phát hiện ở đâu?Do ai phát hiện ?Vì từ thời Trần , nước ta đã có văn tự sổ sách tương đối hoàn chỉnh , ghi chép có hệ thống nghiêm ngặt những hoạt động của hoàng gia và các vị quan gia (vua)
    Cần biết rằng:Sử sách chính thống đã ghi rõ: Khi quân Nguyên sang đánh nước ta, gặp thế nguy, nhà vua đi thuyền đến gặp Nhật-Duật, hỏi quốc-sách. Nhật-Duật cần mái chèo viết xuống nước hai chữ: Nhập Tống.
    Nghĩa là vào thời đó, khi chỉ về Trung quốc, ta dùng tên dòng-họ cầm quyền. Tên Trung-hoa Dân-quốc mới có từ năm 1912 khi lập nền Cộng-hòa.Còn cụm từ "người Tàu" cũng mới xuất hiện khi nhà Thanh chiếm Trung nguyên .Những người chạy chốn nhà Thanh dùng tàu thuyền vượt biển đến nước ta lánh nạn rất nhiêu nên dân gian gọi nhưng người này là "khách trú" là "người tàu"
    Hơn nữa, nếu đọc thật kỹ ta có thể nhận ra có rất ít"khẩu khí đế vương " vốn có trong lối văn sách(Hịch-chiếu v..v..)của các bậc vua chúa khai quốc hay đánh giặc thành công giữ nước ! Vậy câu gán cho vua Trần Nhân-tông, dùng tên Trung-hoa,dùng cụm từ "nước Tàu" tôi nghe có vẻ như một câu chuyện vui hơn là có thực! Từ tất cả những lẽ trên, tôi cho rằng:Có lẽ là do ai đó vì lòng ái quốc (hoặc có cả "lòng gì gì đó nữa không chừng (?) )mà ...hứng chí chế ra hoăc phóng tác thêm từ những mẩu tư liệu rồi gán đại cho vua mà thôi!"Lộng giả thành chân" đó mà

    Trả lờiXóa
  2. Tuy hỏi vậy nhưng tôi xin trả lời luôn;
    Với tinh thần :SỰ THẬT VÀ CHÂN LÝ KHÔNG THỂ ĐẢO NGƯỢC .Ta cần nghiêm túc để thừa nhận rằng :KHÔNG CÓ CÁI BẢN "DI CHÚC" NÀO CỦA TRẦN NHÂN TÔNG cả!
    Bịa tuốt!
    Tại sao vậy?
    Tại vì cái "di chúc" đang hoang truyền trên mạng _ Nhân danh tinh thần Dân Tộc trong sáng cũng có mà nhân danh "tinh thần Dân Tộc giả cày " tạo cớ để chửi càn chửi đổng lung tung cũng có _ Thực chất là do nhà văn Hoàng Quốc Hải "bịa " ra .Ông là tác giả của bốn cuốn tiểu thuyết về triều Trần: Huyền Trân công chúa (1987), Bão táp cung đình (1989),Thăng Long nổi giận (1991), Vương triều sụp đổ (1994).Tại cuốn 1 ông đã "cho" nhà vua nói thế !

    Ai không tin sự thật này?
    Nếu không tin thì xác minh rất dễ !
    Sách của ông Hải còn chất đầy trong các thư viện .
    Ông Hải còn "khỏe như cọp " và vẫn vui đời để sống , để viết , để chuẩn bị xuất bản tiếp bộ tiểu thuyết lịch sử về vương triều nhà Lý . Ông từng “bật mí” với bạn bè rằng:Trong bộ tiểu thuyết mới ông sẽ “cho” các vị quân vương nhà Lý “nói” không ít điều cũng “Hùng hồn –Thời sự(!) và Chí lý” chẳng kém những điều ông đã “cho” đức vua Trần Nhân Tông phán trong bản “di chúc” (!).Vì, đặc tính của tiểu thuyết đã cho ông cái quyền tha hồ thỏa trí tưởng tượng mà không ai có quyền bắt bẻ .
    Có lẽ Ông thường khoái chí mỉm cười khi biết thêm lại có ai đó cứ thích "gián tiếp " gán cho ông ngôi vị ..."Quân vương" ! (Hi..hi..!)

    Dân tộc ta tự ngàn xưa vốn đã sẵn có tinh thần nồng nàn yêu nước Chính bởi thế nên dân tộc Việt Nam vẫn trường tồn và độc lập phát triển mạnh mẽ ngay bên một ông "hàng xóm Sô-vanh" khổng lồ dù phải trải qua biết bao đổ máu hy sinh. Vậy có cần không việc phải "bịa " thêm những chi tiết không xác thực trong lịch sử chỉ để nhằm củng cố thêm tinh thần Dân Tộc ?
    Tôi cho rằng: Tiểu thuyết là tiểu thuyết .Lịch sử là lịch sử .Không thể cố tình nhập nhằng lẫn lộn tiểu thuyết với lịch sử.Không ai được phép “bịa” ra lịch sử và cũng không ai được phép cố tình liều lĩnh làm điều ấy dù với bất cứ động cơ nào.Ngoại trừ những “ai đó” có động cơ mờ ám hoặc những ai đó nông cạn thực dụng quen "ăn xổi" thì những người bình thường như chúng ta hãy chịu khó nhìn xa một chút sẽ thấy ngay những di hại khó lường về sau .
    Khỏi cần phải lý luận rắc rối sâu xa (Rồi lại sinh ra cãi lộn do không chịu nhau vì “lý “ này “lý “ nọ . Hi..hi..!) mà chỉ cần quan sát ngay các diễn biến của sự kiện làm giả "di chúc vua Nhân Tông" này.Người vô tâm nhất cũng có thể thấy: "LỢI BẤT CẬP HẠI" .Lợi và hại cách nhau chẳng bao xa .
    Cứ quan sát đi rồi sẽ thấy!

    Chỉ lạ bởi: Những vị “mũ cao áo dài” bằng cấp …”vô biên” , tiêu tiền như …nước ngồi chật ních ở các bạn bệ trong các cơ quan gác cổng văn hóa đều nín miệng lặng thinh !
    Hình như tất cả đều đang ngủ mơ?!
    Họ ngủ mơ bởi họ được “ru” trong cái “nhạc khúc” có vẻ “tràn đầy tinh thần dân tộc” kia mà không nhận ra những di hại khó lường trong những bất thường như ta đã thấy rõ ở trên .
    Họ có mau mau "giật mình tỉnh ngủ" không nhỉ ?!

    Trả lờiXóa