CẦN THƠ:
Ca dao xưa có câu: "Cần Thơ gạo trắng nước trong; Ai đi đến đó lòng không muốn về". Được thiên nhiên ưu đãi, lắm trái ngọt cây lành, cá tôm phong phú.... Nơi đây có bến Ninh Kiều – điểm hợp lưu của hai dòng sông Cần Thơ và Hậu Giang.
Chợ nổi là nét sinh hoạt độc đáo của cư dân đồng bằng sông Cửu Long. Quanh năm, từ tờ mờ sáng cho đến chiều tối, hàng trăm ghe xuồng ở các nơi khác tập trung buôn bán trên sông.
Chợ nổi Cần Thơ – sáng sớm ngày 30/8/2012
Mọi
người thường nói: “Xuống Cần Thơ mà chưa ghé chợ nổi coi như phí hoài cả chuyến
đi”.
SÓC TRĂNG:
Sự hoà lẫn những
nét đặc sắc của các dân tộc nơi đây đã tạo nên bản sắc văn hoá riêng biệt và độc
đáo tạo nên nét đặc trưng làm giàu bản sắc văn hoá việt nam.
Trước chùa KHLEANG(chụp ngày 1/9/2012).
Chùa
KHLEANG là một chùa cổ nhất, ngôi chùa nổi tiếng của người Khơ Me tỉnh Sóc Trăng.
Chùa gắn liền với truyền thuyết địa danh Sóc Trăng.
Chính điện có tượng
Phật cao 6,8 m, phần thân tượng cao 2,7 m được đúc vào năm 1916.
BẠC LIÊU:
Cách thị xã Bạc Liêu 7km về hướng Đông Nam , chùa Xiêm Cán là ngôi chùa lớn
nhất và đẹp nhất trong vùng. Chùa được xây dựng hồi thế kỉ 19 với kiến trúc độc
đáo.
Với hai màu chủ đạo là đỏ và vàng, kiến trúc ở đây lúc nào cũng rực
rỡ dưới nắng, dường như không chịu sự chi phối của thời gian. Chùa mang kiến
trúc Angkor của người Campuchia, thể hiện ở những
họa tiết nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang.
Chụp trước tượng Phật nằm
Trong khuôn viên chùa, bên cạnh các họa tiết phù điêu.
TIỀN GIANG:
Tiền Giang nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, có 32km bờ biển, cách TP. Hồ Chí Minh 70km. Miền đất này thuộc ĐBSCL, nằm trải dài 120 km bờ Bắc Tiền Giang , mang đặc trưng của miền sông nước với những vườn cây trái đặc sản nổi tiếng thơm ngon. Nơi đây còn có một ngôi chùa cổ kính, tôn nghiêm chưa từng nghe thấy bụi trần ô nhiễm. Đó là
chùa Bửu Lâm (Bửu Lâm Cổ tự). Đó cũng là nơi xứng đáng được du khách tham quan
cảnh vật, chiêm bái chư Phật chư Tôn..
Trước chùa Bửu Lâm , một ngôi chùa cổ kính đã hơn 200 năm tuổi
Bên tượng Phật trong chùa Bửu Lâm
Trong một mảnh vườn của người dân Tiền Giang
Một quán ở giữa miệt vườn Tiền Giang. Lúc này cuối vụ nên hoa trái hầu như đã hết( sáng 3/9/2012)
CÀ MAU:
Cà Mau-Vùng đất cuối cùng của Cực Nam
tổ quốc Việt Nam .
Đây là vùng đất trù phú được thiên nhiên ưu đãi với nhiều đặc sản mà bất cứ du khách
nào từng ghé qua Cà Mau điều phải nhớ mãi. Nỗi bật nhất là thủy – hải sản nước
ngọt và nước mặn như: Tôm, cá nước ngọt, cá nước mặn, mực, sò, nghêu, ghẹ…….
Ngoài ra còn có những đặc sản của địa phương như: Mật ong rừng, mắm cá lóc U
Minh, ba khía Rạch Gốc, tôm khô, cá khô lóc, cá khô sặc, cá khô khoai.....Có
người đã nói:
Cà Mau - mảnh đất tận cùng cực Nam tổ quốc.
Nơi Đất biết sinh và Rừng biết đi.
Điểm cuối cùng của đất liền đất nước Việt
Trước biển của Đất Mũi
Kênh rạch và rừng đước đất mũi(1)
Kênh rạch và rừng đước đất mũi(2)
Một quán chuyên bán cá khô và mật ong rừng
Đây là hành trình du lịch miền Tây. Còn một số tỉnh nữa chưa đi được. Lần sau nếu có điều kiện, mình sẽ đi nốt và sẽ gửi ảnh tiếp cho các bạn.
Thân
Đặng Thái Bảo
Bạn Bảo sướng nhỉ cứ rong chơi hoài.hoài...
Trả lờiXóaThế mới đúng là anh Bảo "xoăn":
Trả lờiXóaChơi xuân kẻo hết xuân đi
Cái già xồng xộc nó thì đến ngay
NABD
Nếu ‘’hắn’’ mà được quấn Cà sa thì cũng ra giáng sư cụ đấy
Trả lờiXóa