Mẹ đẻ bạn Nguyễn Đình Hùng lớp 10C k22 Nguyễn Trãi là cụ Nguyễn Thị Thìn đã mất lúc 11h00' ngày 25/10/2016 hưởng thọ 93 tuổi.
Lễ viếng tổ chức từ 17h00' ngày 25/10/2016 đến 14h00' ngày 26/10
/2016 tại nhà riêng số 15 ngõ 514 Thụy Khuê, phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội.
Lớp 10C tập trung lúc 09h30' ngày 26/10/2016 tại cổng đình An Thọ để cùng vào viếng Cụ.
BLL lớp 10C k22 NT kính báo !
Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016
Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016
TIN BUỒN!
Ban Liên lạc lớp 9I-10H thương tiếc báo tin:
Bác Nguyễn Thế Liễu, thân sinh bạn Nguyễn Thi Việt, đã mất sáng nay (30/9/2016) tại nhà, thọ 95 tuổi.
Ngày mai thứ bảy(1/10/2016), gia đình tổ chức phúng viếng cụ, 7h 30 ngày Chủ nhật, (2/10/2016) gia đình sẽ đưa cụ đến đài Hóa thân Hoàn vũ.
Trân trọng kính báo!
Xin thành thật chia buồn cùng gia đình bạn Việt.
---
Lớp 9I-10H sẽ đến viếng cụ vào 11h ngày thứ bảy (1/10/2016) tại nhà của cụ (17 ngõ 88 phố Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội)
Ban LL lớp 9I-10H
Bác Nguyễn Thế Liễu, thân sinh bạn Nguyễn Thi Việt, đã mất sáng nay (30/9/2016) tại nhà, thọ 95 tuổi.
Ngày mai thứ bảy(1/10/2016), gia đình tổ chức phúng viếng cụ, 7h 30 ngày Chủ nhật, (2/10/2016) gia đình sẽ đưa cụ đến đài Hóa thân Hoàn vũ.
Trân trọng kính báo!
Xin thành thật chia buồn cùng gia đình bạn Việt.
---
Lớp 9I-10H sẽ đến viếng cụ vào 11h ngày thứ bảy (1/10/2016) tại nhà của cụ (17 ngõ 88 phố Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội)
Ban LL lớp 9I-10H
Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016
SAO ĐÊM LẤP LÁNH
Mẹ kể: Một buổi tối, bom địch đánh tắc đường, mấy chiếc xe chở hàng được dấu
dưới tán rừng, các anh bộ đội lái xe ghé vào đơn vị xin nấu cơm nhờ, chị em
cùng Trung đội Thanh niên xung phong của mẹ ngủ dồn lại, nhường hầm cho các
anh. Mẹ quen bố từ lần ấy. Xe của bố có hai người, bố và chú phụ lái người cùng
làng tên là Hoàng. Trọng điểm giao thông mà đơn vị mẹ đảm nhiệm nằm trên cung
đường của bố nên hai người thường ghé thăm. Tình yêu giữa mẹ và bố không biết
nẩy nở từ lúc nào. Nhưng cứ một tuần không thấy bố ghé qua, hay những khi biết
bom đánh ác liệt các trọng điểm trên cung đường, lòng mẹ lại như lửa đốt. Chú
Hoàng phụ lái nhận ra tình cảm của mẹ dành cho bố thường không dấu được buồn
bực. Mẹ nhận ra chú ấy cũng có cảm tình với mẹ. Một hôm, bố nói với mẹ rằng bố
đang tìm một người lái phụ khác, vì Hoàng không chịu nổi ác liệt nên đã đào
ngũ. Rồi bố có lệnh được điều vào Trường Sơn. Hôm chia tay, mẹ khóc nhiều lắm.
Mẹ thương bố rồi đây sẽ phải đương đầu với bom đạn và vô vàn bất trắc trên tuyến
lửa Trường Sơn. Đêm ấy bố mẹ đã sống với nhau như vợ chồng. Trước khi chia tay,
bố viết vội lá thư gửi ông bà nội. Thư nói: “Thưa bố mẹ, đây là người con gái con yêu, cô ấy
mang giọt máu của con. Nếu vì sự khốc liệt của chiến tranh mà con không thể về
làm lễ cưới, thì xin cha mẹ nhận cháu nội”. Ngày bố mẹ chia tay cũng là ngày ly biệt. Mấy tháng sau, mẹ nhận
tin bố đã hy sinh trên tuyến lửa Trường Sơn. Mẹ đau đớn vô cùng. Người duy nhất
trong đơn vị biết mẹ đã mang thai là cô Trang,Trung đội trưởng.
Cuộc sống, công việc của Trung đội nữ TNXP của mẹ trên những cung
đường vô cùng gian nan, vất vả, chồng chất hiểm nguy. Một buổi chiều, bom Mỹ
đánh trúng mấy toa tàu chở thuốc trừ sâu, Trung đội của mẹ được điều đi khắc
phục hậu quả. Cô Trang Trung đội trưởng nói với mẹ: “ Hôm nay em ở
nhà nấu cơm cho chị em. Thuốc trừ sâu độc lắm, em đang mang thai, ra đấy không
tốt đâu”. Rồi trận bom kế tiếp
đánh vào nhà ga, mọi người trong Trung đội đều kịp trú trong hang đá nên may
không ai bị thương. Còn 1 quả bom rơi vào nơi trú quân thì đã thổi bay ngôi nhà
bếp mẹ đang nấu cơm. Một mảnh bom đã găm vào đầu khiến mẹ bất tỉnh, phải
đưa đi cấp cứu và nằm điều trị tại Quân y viện. Chữa khỏi vết thương,
nhưng mẹ cũng không thể giấu được cái thai trong bụng. Ra viện, mẹ được xuất
ngũ. Ngày chia tay, thấy mẹ gầy yếu quá, chị em trong Trung đôi dồn đường sữa
cho mẹ. Cô Trang còn dúi vào ba lô mẹ mấy tấm vải xô màn còn mới. Cô nói: “ Thứ này sẽ có
ích cho em khi sinh nở đấy”.
Con biết không, ngày ấy điều kiện chiến tranh thiếu thốn vô cùng. Những chiếc
quần lót của chị em còn phải vá chằng vá đụp, những mảnh vải xô này là quý lắm vì là thứ duy
nhất giúp họ vượt qua được những ngày “tới tháng” vô cùng vất vả nơi lam sơn
chướng khí. Mẹ nghẹn ngào ôm lấy cô Trang và chị em trong Trung đội. Họ là ân
nhân của mẹ con mình.
Từ đơn vị, mẹ ghé về quê nội. Ông bà nội đọc thư của bố, khóc nhiều lắm. Ông bà
giữ mẹ lại chăm sóc và để đứa cháu đích tôn được sinh ra mẹ tròn con vuông. Hôm
làm giấy khai sinh, ông bà mang lá thư của bố, và dắt mẹ lên xã đề nghị làm thủ
tục để con được công nhận là con Liệt sỹ. Chú Hoàng phụ lái ngày xưa hóa ra lúc
này lại đang làm trong Ủy ban xã. Không hiểu sao một kẻ đào ngũ như ông ta, trở
về địa phương lại ngồi được vào ghế đó. Đọc xong lá thư của bố, ông ta lạnh
lùng: “Một lá thư như thế này không thể là pháp lý được. May cho cô là
không bị kỷ luật, bây giờ lại còn đòi hỏi nữa sao?” . Mẹ không ngờ, với người thân của đồng đội đã
hy sinh, lại là người cùng làng mà sao ông ta lại có thể hẹp hòi đến vậy. Biết
rõ bản chất con người ông ta, ông nội con cay đắng nói: “Không phải nó hẹp hòi vì
ghen tuông do trước đây có tình cảm với con đâu, vì như thế thì nó vẫn còn tính
người. Cả xã này chẳng ai lạ gì nó. Không có tiền thì không có việc gì thành
được, kể cả những việc đền ơn đáp nghĩa người có công”.
Mẹ cả đời ở vậy nuôi tôi khôn lớn. Thương mẹ và hiểu nỗi thiệt
thòi của bao người đã đi qua chiến tranh. Tôi cố gắng học lên đến Đại học. Sau
khi tốt nghiệp, tôi xin về công tác tại Sở Lao động Thương binh xã hội
tỉnh với mong muốn được chăm lo giải quyết chính sách cho người có công. Thực
tế công việc không hề đơn giản để có thể làm cho thấu đáo. Chiến tranh đã qua,
hồ sơ Thương binh Liệt sỹ cứ chồng chất, nhất là trong đống hồ sơ ấy, thật giả
lẫn lộn. Những người làm chính sách như chúng tôi, dù nhiệt tâm, trong sáng bao
nhiêu cũng khó tránh được việc bỏ lọt những hồ sơ đúng, và mắc lừa những hồ sơ
giả mạo.
Hơn ba mươi năm trôi qua, tóc mẹ tôi giờ đã bạc nhiều. Mỗi khi
trái gió trở trời, vết thương lại tái phát nhức nhối. Vợ chổng tôi thay nhau
xoa bóp, thuốc thang cho mẹ. Sức khỏe của mẹ tôi cứ yếu dần. Vào một ngày đông
giá rét, mẹ tôi ngậm ngùi nói:
- Con ạ. Mẹ không được công nhận vợ Liệt sỹ, nhưng mẹ là Thương
binh, vẫn được hưởng phụ cấp. Mẹ lại có con, giọt máu cha con để lại. Vậy là mẹ
mãn nguyện rồi. Nhưng còn cô Trang và những đồng đội của mẹ, họ thiệt thòi lắm.
Mấy chục năm qua, phải chịu đựng chất độc trong người hành hạ, sức khỏe
suy kiệt dần, họ vẫn không hề được nhận chính sách chế độ gì từ Nhà nước. Con
làm trong ngành, hãy cố gắng trả lại sự công bằng cho các cô ấy, để mẹ nhắm mắt
được yên lòng.
Tôi coi lời dặn ấy là di nguyện của mẹ. Theo ghi chép trong sổ tay
của mẹ, tôi vạch kế họach tìm đến nhà cô Trang và những người trong Trung đội.
Quê cô ở một làng ven Quốc lộ. Nửa ngày xe đò là đến nơi. Căn nhà cô lớn lên từ
thời thơ ấu, giờ đã chia cho gia đình hai người anh. Còn cô, sức khỏe suy kiệt,
không chồng, không con, sống trong sự cưu mang của họ hàng. Khi cả hai người
anh qua đời, không muốn phiền các cháu, cô đã chuyển về huyện Lâm Sơn sống với các chị em cùngTrung đội.
Con đường vào “Xóm Không Chồng” nằm sâu trong một thung lũng. Từ
huyện lộ, chiếc xe ôm chở tôi nhảy chồm như ngựa, gần một giờ đồng hồ mới tới
nơi. Trời đã chạng vạng tối. Cô Trang và các bạn tiếp tôi như đứa con xa trở
về. Họ xuýt xoa, nắm tay, vuốt tóc tôi. Đã bốn mươi rồi, mà các cô cứ coi tôi
như một đứa trẻ. Lúc đó tôi mới hiểu ra, tôi là đứa con duy nhất trong Trung
đội mười ba người của mẹ.
Cô Trang kể lại về trận bom Mỹ đánh vỡ mấy toa chở thuốc trừ sâu
năm ấy, cả Trung đội được điều đi khắc phục hậu quả. Giữa thời chiến tranh, sâu
hại lúa nhiều vô kể, nên thuốc trừ sâu quý lắm. Trên lệnh phải cố gắng thu gom
tối đa. Công việc độc hại mà cả Trung đội không có bất kỳ một thứ bảo hộ gì
ngoài khẩu trang và khăn mùi soa bịt miệng. Phải bốc thuốc trừ sâu bằng những
chiếc găng tay bốc đá đã rách thủng, thuốc trừ sâu theo chỗ rách ngấm vào da
thịt. Rồi trời mưa, mùi thuốc sâu xông lên nồng nặc. Đến ngày thứ ba, đã có vài
người nôn mửa, lảo đảo vì ngộ độc. Mặc dù vậy, với tinh thần hăng hái của Thanh
niên xung phong thời đó, chị em trong Trung đội vẫn làm quần quật cả tuần lễ để
chuyển thuốc sâu vào kho. Sau lần ấy, mười hai chị em thay nhau ốm. Họ sốt, ho,
nôn mửa, rụng tóc, kinh nguyệt thất thường. Rồi lần lượt, họ phải phục viên vì
không còn đủ sức khỏe công tác. Nhiều năm trôi qua, họ đều lâm vào hoàn cảnh
giống nhau: Sức khỏe sa sút, không chồng, không con. Bác Khoan, nguyên Đại đội
trưởng, sau khi phục viên về làm Chủ tịch xã, biết hoàn cảnh của chị em, đã bảo
họ: “Đất chỗ tao rộng, đứa nào sống ở quê khó thì đến đây tao giúp!”. Vậy là họ lần lượt kéo nhau đến. Cùng hoàn
cảnh, họ đùm bọc nhau như chị em một nhà. Ủy Ban xã, các Hội: Phụ nữ, Cựu chiến
binh gom góp dựng cho họ mấy căn nhà tình nghĩa. Nhà tranh vách đất thôi, nhưng
đủ vững chãi để che mưa che nắng. Họ cùng nhau cuốc đất trồng rau, chăn nuôi gà
lợn. Ngày tháng trôi qua, nơi họ trú ngụ được gọi bằng cái tên: “Xóm không
chồng”. Từ lâu rồi, cái xóm không chồng nhỏ bé này mỗi năm thường có một đêm
lửa trại, đó là vào tối ngày 27 tháng 7, kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sỹ. Hôm
nay tôi đến thăm các cô cũng đúng vào ngày đó. Từ chiều, thanh niên trong xã đã
gom củi dựng thành khung lớn giữa sân nhà cô Trang. Đêm xuống, ngọn lửa được
nhen lên. Bác Khoan, lúc này đã là một cựu Thanh niên Xung phong tuổi bát tuần,
phát biểu rất cảm động về ý nghĩa ngày Thương binh Liệt sỹ, và nhắc nhở lớp trẻ
trong xã đừng quên công ơn của các anh hùng Liệt sỹ, Thương binh, trong đó có
những người như các cô Thanh niên xung phong đây, những con người đã âm thầm
dâng hiển tuổi trẻ cho đất nước. Sau đó họ hát. Không chỉ các bạn trẻ, mà cả
các cô trong Trung đội của mẹ cũng hát. Nhìn các cô hát, tôi bỗng cảm thấy nhói
đau. Những giọng hát giờ đã khàn đục, những gương mặt giờ đã sạm đen và mái tóc
đã bạc. Các cô vẫn hát vô tư về một thời Thanh niên sôi nổi, hát như phía trước
vẫn là những gì thật cao đẹp mà các cô đang theo nó đến hết cuộc đời.
Khi mọi người ra về, bác Khoan và các cô ngồi uống trà cùng tôi
đến tận khuya. Biết tôi là đứa con duy nhất trong Trung đội đang cố tìm cách giải
quyết chính sách chế độ cho các cô, bác Khoan nắm lấy tay tôi nghẹn ngào:
- Cảm ơn cháu! Bốn mươi năm nay, bác cũng đã đi gõ tất cả các cửa
rồi, nhưng chẳng giải quyết được gì. Chính cái ngày định mệnh ấy, bác đã động
viên các cô cố gắng cứu lấy từng cân thuốc trừ sâu để giúp bà con sản xuất. Cả
cấp trên, cả bác, và cả các cô đây đều đâu có hiểu được sự độc hại khủng khiếp
của loại thuốc trừ sâu ấy. Bác cảm thấy mình nợ các cô ấy nhiều lắm.
Đúng lúc đó, một tràng ho nặng nề của cô Nhuần từ phòng trong vọng
ra. Bác Khoan nhấp chén trà như để vợi bớt những gì đắng nghẹn, bác trầm
giọng:
- Cháu biết không, hơn ba mươi năm trước, các cô ấy về đây đủ mười
hai người. Bốn người đã ra đi rồi, bây giờ còn tám. Cô Nhuần giờ cũng yếu lắm.
Việc giải quyết chính sách, không biết chúng ta có kịp làm được gì giúp được họ
không. Thời xưa, quá nhiều ấu trĩ, mà hệ lụy đến tận bây giờ. Thời gian càng
trôi đi, lớp sau lại càng thiếu sự cảm thông, đó là chưa kể đến những nhiễu
nhương của xã hội thời nay!
Đêm ấy, tôi xin phép các cô mắc võng ngủ ngoài hiên. Tôi trân trân nhìn
lên bầu trời đầy sao mà lòng dạ rối bời. Câu chuyện xẩy ra cách đây ngót hai
mươi năm lại hiện về mồn một. Hôm ấy, tôi nhận bộ hồ sơ của một nữ Thanh niên
xung phong tên Nguyễn Thị Nhuần. Trường hợp của cô giống hệt đồng đội của mẹ.
Hồ sơ mô tả đầy đủ việc bom Mỹ đánh vỡ tung mấy toa tàu chở thuốc trừ sâu. Chị
em mấy ngày liền thu gom, rồi họ ngộ độc, không còn sức để công tác, phải phục
viên. Tôi tổng hợp hồ sơ trình lên cho Trưởng phòng, lúc đó không ai khác, lại
chính là ông Hoàng. Ông ta đọc lướt qua hồ sơ, rồi ngẩng lên nhìn tôi, giận dữ:
- Tôi hỏi cậu, cậu lập hồ sơ đề nghị giải quyết chính sách, thế cô
Thanh niên xung phong này có bị thương vì bom Mỹ không?
- Dạ…Không, nhưng là gián tiếp ạ. Chất độc đã làm họ mất sức lao
động suốt từ hồi đó.
- Gián tiếp? Vậy họ có bị vết thương nào gây gãy xương hay chảy
máu không?
- Dạ không.
- Họ có phải nhiễm độc vì chất độc da cam từ máy bay Mỹ rải xuống
không?
- Dạ không.
- Vậy cậu định xếp họ vào Thương binh loại gì đây? Chính sách Nhà
nước không phải cứ thích là tùy tiện ban phát được. Hiểu không!
Tôi không biết phải nói gì, đành lựa lời giải thích cho chị cựu
Thanh niên xung phong. Chị bưng mặt khóc:
- Cậu ơi. Như vậy, chúng tôi không phải là đã cống hiến tuổi thanh
xuân cho đất nước hay sao? Chẳng phải riêng tôi đâu. Cả Trung đội TNXP chúng
tôi bây giờ bị Nhà nước quay lưng lại, thì biết dựa vào ai đây?
Nhìn bóng chị lê bước ra khỏi cơ quan, cánh tay buông thõng nắm hờ
tập hồ sơ, Tôi thấy xót xa. Nhưng tâm thế của một Thanh niên mới ra trường chưa
đủ cho tôi hiểu thấu nỗi đau của chị. Về nhà, tôi kể cho mẹ nghe. Mẹ òa khóc:
- Cô Nhuần đơn vị mẹ đấy con ơi! Vậy là tất cả bọn họ đều chưa
được hưởng chính sách gì. Tội nghiệp quá!
Rồi mẹ bỗng nhìn tôi chăm chú đến đáng sợ - Nghe nói Ông Hoàng là
Thương binh phải không?
- Dạ đúng. Bác ấy đang hưởng phụ cấp thương tật loại ba trên bốn.
- Đồ lừa đảo! -Mẹ gằn giọng - Ông ta đào ngũ ngay sau mấy chuyến
chở hàng đầu tiên. Trên người không hề bị xây xát gì, sao lại là Thương binh
được?!
Từng nghe cơ quan xì xào ông Hoàng có cả một đường dây làm hồ sơ
Thương binh giả, nhưng đến lúc này, tôi mới hiểu thêm chân tướng vị Trưởng
phòng của mình. Ngày Thương binh Liệt sỹ hằng năm. Ông ta vẫn thường thay mặt
anh chị em Thương binh lên phát biểu. Ông cao giọng ca ngợi sự hy sinh của các
Liệt sỹ và Thương binh, và nhắc nhở mọi người đừng bao giờ quên công ơn của họ.
Tôi bỗng rùng mình về cái sự chân giả của thời nay.
Bây giờ, mọi việc cũng chẳng có gì khác xưa cả. Những người như
ông Hoàng vẫn còn đó. Còn cuộc sống của những người nữ Thanh niên xung phong
trong Trung đội của mẹ thì mỗi ngày một tàn lụi dần. Tôi không sao kìm được hai
hàng nước mắt cứ tuôn trào. Mẹ ơi. Không biết con có thực hiện nổi di nguyện
của mẹ không. Các cô trong Trung đội đã về đây đùm bọc nhau sống trong cái “Xóm
không chồng” này. Rồi họ lần lượt ra đi. Họ ra đi trong vòng tay đồng đội, nên
họ vẫn luôn nghĩ rằng họ đã ra đi trong niềm kiêu hãnh. Niềm kiêu hãnh của họ
là cái gì đó cao lắm, xa lắm, mà những người thời nay không dễ gì hiểu được. Mẹ
ơi. Tối nay các cô vẫn hát:
“Đi giữa trời khuya sao đêm lấp
lánh
Tiếng hát ai vang vọng cây rừng
Phải chăng em cô gái mở đường,
không thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát…”
Mẹ và các cô trong Trung đội đang lần lượt hóa thân vào những ngôi
sao lấp lánh kia. Những ngôi sao không cấp. Người ta thấy họ, nhưng chẳng ai
nhận diện và gọi được tên họ cả. Mẹ ơi! Nếu trên bầu trời đêm thiếu những ngôi
sao không cấp khi mờ khi tỏ ấy thì đâu còn là bầu trời đêm nữa, phải không mẹ!
Con tự hào về mẹ và những người đồng đội của mẹ.
Tháng 7/2016
Hồ Sỹ Hậu
Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016
Văn chương và thời sự: một đóng góp
về thể-loại tiểu-thuyết của Đỗ Quyên
về thể-loại tiểu-thuyết của Đỗ Quyên
Thời sự bao gồm rất nhiều mặt trong xã hội, nhưng ta nên phân biệt mặt nào nổi trội hơn hết. Mặt gần như vấn đề công ăn việc làm, an ninh công cộng. Mặt xa như tương lai đất nước sẽ đi về đâu. Ví dụ, ta đang sống tại đất nước Hoa Kỳ, mặt gần là tình hình mong ổn-định đời sống; mặt xa là cuộc bầu cử Tổng Thống mới cho nước Mỹ sắp diễn ra, vì điều đó đồng thời liên-hệ an-ninh thế giới, trong đó có đất nước Việt Nam. Còn cho Việt Nam, mặt xa của thời sự là vấn đề tranh chấp vòng đai an-ninh duyên hải, đưa tới sự an-toàn lãnh thổ, trong đó quyền khai thác tài nguyên về biển được tôn trọng. Nhà văn Đỗ Quyên hiện cư ngụ tại Vancouver-Canada, thì bận tâm về thời-sự cũng gần giống như cư dân Việt đang ở Mỹ, đang là công-dân Mỹ, nhưng nguồn gốc vẫn là người Việt có những suy-tư về tình hình ở Biển Đông, nơi một cường-quốc đang lên muốn gồm thâu gần hết chủ quyền ở vùng biển đó. Đọc suốt cuốn tiểu-thuyết lấy thời-sự Biển Đông làm đề-tài, ta nhận ra quan-điểm của nhà văn Đỗ Quyên rất đồng quan-điểm chung của người Việt: không muốn Việt Nam thành bãi chiến trường khu vực hay liên can vào tranh chấp quốc tế. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, vì quyền lưu-thông hàng hải liên-hệ kinh tế rất lớn với toàn vùng Đông Á và Đông Nam Á. Trung Quốc với ý định một mình làm chủ những mỏ dầu và ngư-trường của gần hết Biển Đông; muốn tạo vòng đai ủng-hộ gần như là lệ-thuộc kinh-tế của các nước chung quanh. Vì vậy, vừa muốn giữ quyền lợi lãnh hải cùng vẹn toàn độc lập quốc gia mà lại muốn được ở vị-trí Trung Lập, muốn không thành bãi chiến trường giữa hai thế lực, điều đó phải rất khôn khéo uyển chuyển không liên minh quân sự với cường quốc nào, đồng thời phải trang-bị quân-sự đủ sức chống trả, đủ sức tự-vệ để bảo đảm độc lâp quốc gia, chờ sự giải-quyết song phương hay đa phương bằng các Hiệp Định hòa bình. Đủ sức giải-quyết song phương hay không? Nếu không thì phải làm sao. Vì vậy, trước hết phải tiên-liệu vị-thế Trung Lập có vững không, có được bảo đảm nào bằng Hiệp Định thỏa thuận của hai phía và cả quốc tế?Nếu không thì phải làm sao? Có lẽ đây là những suy tư chung của người Việt. Nói tóm, thời sự mà nhà văn Đỗ Quyên đề cập là tình hình Biển Đông, không phải thời-sự cận gần đời sống hàng ngày, mà là thời sự phòng xa những rủi ro cho đất nước Việt Nam; đúng như lời nhà văn Nguyễn Trung Lâp mà ông Đỗ Quyên nhắc đến: “… kỷ nguyên đại dương đã đến, văn nghệ sĩ Việt mà thờ ơ với đại dương thì có ngày mất nước” (trang 140)
Trong lời Tựa, nhà phê bình Đỗ Minh Tuấn ở Hà Nội nhận định thể loại tiểu thuyết thời sự này là “Thi Pháp Đại Dương”, có lẽ nhà phê bình thấy ở trong tác phẩm cả một đại-tự-sự bao thầu rất nhiều những tiểu-tự-sư gồm tin tức, cắt dán tư-liệu, những câu thi ca, những trích đoạn phê bình, nhữngnối kết liên-văn-bản, những dòng xã luận nghiêm trang, những dòng dư luận đùa cợt, những giả tưởng ‘vũ khí sinh học viễn mơ” (Đỗ Minh Tuấn), cộng hưởng nhiều dáng vẻ gây “hiệu-quả thẩm mỹ hậu-hiện-đại”(Đ.M.T). Nhưng theo thiển nghĩ, tiểu-thuyết thời sự của tác giả Đỗ Quyên rất có thứ tự gồm “3 phần nhưng phân bố thành 4 bô-phận”: Phần đầu gồm hai truyện làm ta vội có cảm tưởng đây là đoạn khai mở của tiểu thuyết giả tưởng; phần thứ hai trên 400 trang toàn là Thời Sự Biển Đông; phần ba ngắn ngủi, trở lại với giả tưởng nhưng không mong chiến tranh kiểu giết người hàng loạt (Bom Trứng ám chỉ đến Vũ khí Hạt nhân hay vũ khí bí mật nào đó) trước tình thế có thể xảy ra chiến tranh cục bộ hay chiến tranh toàn vùng.
Phần mở đầu gồm hai truyện giả tưởng, nhưng hai truyện này bị bỏ lửng, tác giả không đào sâu tình tiết trong bộ phận chính của cuốn tiểu-thuyết thời sư; có lẽ như tác giả sử dụng hai truyện giả tưởng rất ngắn này như một khai mở gây tò mò muốn biết hồi kết như thế nào. Không có tình tiết nào thêm cho hai truyện giả tưởng trong phần chính hơn 400 trang toàn là chuyện thời sự; chỉ nhắc lại đôi dòng ở phần kết của truyện cốt nêu ra Quan Điểm không ưa chiến tranh, yêu chuộng bình an, không ưa gì vũ khí giết người hàng loạt, nên vũ khí sinh học chỉ là Đùa Cợt mà thôi. Ta nghĩ đây là kỹ thuật dựng truyện tiểu thuyết, vì chức năng tiểu-thuyết là để đọc cho thư giãn đời sống, vậy thì viết làm sao cho cho có dẫn lực để độc giả theo dõi cốt truyện. Truyện đầu nói về ý định làm sao di-chuyển cả nước Việt Nam và 90 triệu người Việt ra khỏi vị trí hiện tại để đến định cư ở vùng Canada hay Nam Cực (tác giả Đỗ Quyên dùng từ ngữ “moving” rất thông dụng ở Canada và Mỹ nói về di chuyển chỗ ở). Sở dĩ có ý kiến moving đất và người một quốc gia đi chỗ khác, vì định-mệnh địa-lý xứ ấy phải gắn liền với một xứ mà ba ngàn năm qua (kể từ triều-đại nhà Ân, nhà Tần bên Tàu) có đến 20 lần cất quân sang đánh Đại Việt: vậy trung bình 150 năm một lần. Nhưng riêng từ thời Cộng Hòa Dân Chủ Trung Hoa mới có 40 năm mà đã 4 lần sang đánh: vậy trung bình 10 năm một lần (Đỗ Quyên làm bản thống kê này, trang 284 trong sách). Nhưng “moving” như vậy tạo tiền-lệ không tốt với lý do: Tổ Quốc Moving vì họa xâm lăng. Từ định-mệnh địa lý đưa tới định mệnh văn-hóa. Vì ảnh hưởng văn hóa nàymà người Pháp (hay người Tây phương) đã đặt tên cho 3 nước Việt-Lào-Kampuchia gồm chung lại là “Indochine” (xứ Đông Dương): Lào và Kampuchia chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, Việt Nam chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa. Ông Hồ Hữu Tường đã từng muốn thay thế văn-hóa đó bằng truyện giả-tưởng “Phi Lạc Sang Tàu”, với nhân vật là một thằng mõ của làng Việt, bị bán sang Tàu, được nhà sư Hồng Lạc người Trung Quốc nhìn thấy như một thánh-sư cho sự nghiệp phò Minh phản Thanh: do vậy mà thằng mõ Việt được dịp phổ biến giá trị của văn minh châu thổ sông Hồng gồm ca-dao, tục ngữ, truyện tiếu-lâm; truyện ông Cống Quỳnh; và có lẽ cả giáo lý Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương vùng quê Cái-Răng Cần-Thơ ở Nam Bộ của Hồ Hữu Tường.Ông Hồ Hữu Tường từng là nhà văn viết cho các báo Pháp-ngữ thành thạo, nhưng trong “Phi Lạc Sang Tàu”thì rõ ràng ông không hề có ý-kiến thay thế văn hóa Trung Quốc bằng văn hóa Pháp hay Tây phương.
Truyện giả tưởng thứ hai cũng bị bỏ dở nửa chừng của nhà văn Đỗ Quyên: truyện chế tạo vũ khí sinh học, đó là Bom Trứng. Truyền giống bằng tinh trùng từ nam sang nữ, từ đực sang cái, đó là lẽ thông thường. Truyền giống từ trứng người nữ làm gián điệp mỹ-nhân-kế sang cho phái nam, đây là truyện giả tưởng của nhà văn Đỗ Quyên. Trứng đó là trứng hận-thù truyền sang trong thế mai-phục. Chúng sẽ sinh sôi nảy nở qua nhiều thế hệ, đợi khi có lệnh từ sóng vô tuyến thì đồng loạt giết kẻ thù(bằng lối tự sát?). Chúng rất tinh khôn, phân biệt được máu huyết ai là người đồng chủng từ hai thế hệ trước; ai là pha chủng ở những thế hê sau. Vậy pha chủng sẽ bị tiêu diệt hàng loạt. Nữ gián điệp đó cùng một yếu-nhân Trung Quốc sống như vợ chồng trên Giàn Khoan Dầu HY.189 neo trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Đại Việt: nữ gián điệp đã hoàn tất công tác truyền “bom giống” cho kẻ thù.Và cái mũi khoan như bị một bàn tay khổng lồ vô hình từ đáy biển vặn bẻ hoàn toàn bất khiển dụng cho thăm dò trữ lượng dầu của Đại Việt. Từ đâu mà có Mũi Khoan đó (trang 55). Không thấy nhà văn giải thích trong suốt hơn 400 trang còn lại của cuốn sách. Tác giả không vô tình bỏ quên, mà đây là cách gây tò mò đọc cho hết cuốn sách. Gọi là “nhảy cóc” của thể thức Hậu Hiện Đại cũng được.
Vậy hai truyện giả tưởng trên chỉ là mào đầu đưa ta vào phần chính gồm rất nhiều tư liệu kiến thức và thời sự Biển Đông. Chỉ riêng phần này đã bao trùm gần toàn bộ cuốn sách, hơn bốn trăm trang chứa đựng những điều liên hệ đến Biển Đông, phải chăng như thế mà nhà phê bình Đỗ Minh Tuấn gọi là Thi Pháp Đại Dương. Thi pháp Đại Dương, theo nhà phê bình, không chỉ bao la tư liệu cho đề tài, mà còn ở thể loại tiểu thuyết tân kỳ do tổng hợp nhiều dáng vẻ của lối viết đương đại trên thế giới, nhất là ở Tây phương: “… các tư liệu đa ngành, đa dạng bề bộn trong tiểu thuyết đã kết nối thành những hình tượng cắt dán liên-văn-bản”.Và chủ đích của Thi-pháp Đại dương theo nhà phê bình là gì? Là để cho ta thấy: “Câu chuyện éo le đầy nghịch lý quái đản về quan-hệ Trung-Việt Việt-Trung là đại-tự-sự của thời đại hôm nay trên sân khấu đại dương… Trung-Việt Việt-Trung là cuốn tiểu-thuyết hậu-hiện-đại trí tuệ, chua chát, hài hước… khi cái bóng Trung Quốc đè nặng trong tâm tưởng, đe dọa cả tương lai…” Vậy cuốn tiểu thuyết này là một đạị-tự-sự, nếu có cắt dán hoặc liên-văn-bản thì không phải rời rạc không ăn nhập gì với nhau; mà là một tổng hợp nhiều thông tin, nhiều cái nhìn đa chiều đa quan điểm.Lấy thời sự mà người Việt từ trong nước đến hải ngoại đều đang theo dõi, đều có mối lo âu tương lai đất nước ra sao ở tình thế có thể là một trong các bãi chiến trường của trận Đại-chiến Thế-giới lần thứ III; hoặc khu-vực hơn thì cũng có thể là Đại-chiến Đông-Á bao gồm nhiều nước liên-hệ (Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Đô, Úc, Phi Luật Tân, Đài Loan, Mã Lai, Indonesia, có thể còn có Kampuchia, Lào, Pakistan…) Lấy thời sự dầu sôi lửa bỏng làm đề tài tiểu-thuyết với văn phong đùa cợt, có khi rất hùng hồn như bản Tuyên Cáo Hải Chiến Với Trung Quốc (nhưng trận hải chiến đó bất thành); hoặc hào hứng liệt kê ưu điểm những tàu ngầm mới mua, thấy ở trang 326, hoặc hỏa lực lợi hại của các chiến hạm mới đóng, thấy ở trang 441 (nhưng xét ra thì quan điểm của tác giả cũng như đa số người Việt là cố tranh thủ hòa bình, mà muốn hòa bình thì phải giải trừ mọi đe dọa). Trận hải chiến có tàu sân bay (Hàng Không Mẫu Hạm) Liêu Ninh tham dự đã bất thành: bên Trung Quốc rút quân vì lý do xã hội (Phong trào Dù đòi Dân Chủ ở Hồng Kông); vì lý do Văn Học (Đòi tiếng Quảng Đông được dùng như căn cước văn hóa của người Hồng Kông).
Với văn phong đùa cợt, nhưng cuốn Tiểu Thuyết này hàm chứa nhiều thông tin liên hệ đến Biển Đông, gần như một cuốn Từ Điển Bách Khoa, chẳng hạn kiến thức Chủng Tộc Học vùng Đông Á (từ trang 157 và từ trang163); kiến thức 240 bộ sử của Trung Quốc (trang 165); kiến thức địa lý Trung Quốc thời vương triều Nhà Thanh (trang 243); kiến thức Địa lý cảng Cam Ranh (trang 309); kiến thức ưu-điểm đáng gờm của tàu ngầm Kilo mua của Nga (trang 326); kiến thức về Luật Biển Unclos (trang 412);kiến thức về Tiếng Quảng Đông (trang 418);và còn nhiều kiến thức nữa. Tác giả như có sở thích về Thống Kê, nhưng vì thể-loại là Tiểu Thuyết mà còn với tính chất hài hước đùa cợt nữa, nên không thể ghi chú các nguồn tài-liệu như thể loại biên khảo; do đó có thể làm độc giả bâng khuâng nguồn hư thực. Có những thống kê, ta biết đó là xác thật; như thống kê Quốc Phòng của từng nước Đông Á, Đông Nam Á, Đông Bắc Á (trang 362); như thống kê Mười Trận Hải Chiến Có Tàu Sân Bay (trang 340); như thống kê 12 cuộc chiến lớn của Trung Quốc (trang 274); như thống kê 20 lần Trung Quốc đem quân đánh Đại Việt trong vòng 3000 năm (trang 284)… Nhưng cũng có nhữngđiều mà ta đoán tác giả nói quá lời qua lối viết như giỡn chơi; ví dụ trong trận hải chiến tranh giành đảo Falkland giữa Anh và Argentina, hải quân Anh có hệ thống quan trắc dưới mặt nước nhìn xuyên thấu các Hàng Không Mẫu Hạm (trang 340); ví dụ trong vịnh Cam Ranh ẩn náu một đường hầm rất sâu chứa vài tàu ngầm nguyên tử (trang 311)…Đó là chưa kể tính chất giả tưởng vượt quá khoa học, vượt quá giới hạn tầm thực hiện của nhân loại, như Bom Trứng, Moving cả Đất Việt.
Xin nhắc lại, độc giả phỏng đoán có những điều như thật. Cũng chỉ là phỏng đoán, mà vì tính chất của thể loại Tiểu Thuyết làm tác giả không thể ghi chú nguồn tài liệu như kiểu biên khảo, vậy thiển nghĩ có thể đề nghị một giải pháp: Trong Lời Phi Lộ ở đầu cuốn sách, tác giả phân biệt giùm độc giả tài liệu nào là thật, tài liệu nào là đùa cợt. Lưu ý độc giả như sau: tài liệu nào thật, in lối chữ xiên hoặc đậm nét. Nhờ vậy, độc giả nào chỉ thích đọc tiểu thuyết; không có cảm giác rườm rà của những ghi chú. Độc giả nào đọc rồi cần tìm hiểu thêm, nhờ dạng chữ phân biệt ấy, họ biết điều nào là tài-liệu thật ở trong sách Trung-Việt Việt-Trung. Còn muốn rõ hơn thì họ kiểm tra lại trên internet, trên Google.
Riêng về văn phong của tác giả Đỗ Quyên; không gì dễ nhận ra hơn bằng những trích dẫn sau đây, đọc để cảm thức vẻ trào lộng của thể loại tiểu thuyết đọc chơi cho vui, vui nhưng hàm chứa vài nét văn hóa đặc thù của mỗi quốc gia. Chẳng hạn với Thái Lan:…bác Thái Lan như thể vô ý hoặc cố tình coi chuyện “tranh” chuyện “chấp” vài cái bãi khi chìm lúc nổi xa khơi là chuyên ngoài cửa Phật. Bên các cụ đồ nho gọi là kính nhi viễn chi… cũng phải thôi, bởi bác Thái Lan có quan hệ đối tác khá chặt chẽ về kinh tế và quân sự với chú Ba (trang 368). Chẳng hạn với Nhật Bản: … nhà bác Nhật đều được phòng vệ vững hơn bàn thạch bằng hệ thống tên lửa hiện đại…tên lửa có thể bắn tan như xác pháo các tên lửa đạn đạo bay ra ngoài bầu khí quyển: Phải như vậy thì bác mới yên tâm ngắm hoa anh đào, làm thơ Haiku… (trang 378).Đọc có chỗ thấy tác giả có vẻ khách quan, không cố tình mạt sát chê bai, nhận xét nền văn minh Trung Quốc đã có bao nhiêu ngàn năm phát triển (từ trang 250). Trong đó có một điều ta ta mới biết khi nói rằng đời nhà Đường ở thế kỷ thứ 7 đã phát minh yên ngựa có chân đứng: khi phóng ngựa như bay có thể đứng lên bắn cung, làm nên sức mạnh áp đảo của kỵ binh. Trước đây, ta tưởng chính quân Mông Cổ ở thế kỷ 13 đã phát minh yên ngựa có chân đứng và ứng dụng trong cuộc trường chinh Châu Âu bằng thế tiến công vô địch này. Khách quan kể về nền văn minh lâu đời của Trung Quốc, nhưng ở chỗ khác tác giả lại hài hước, cũng một kiểu văn phong đùa cợt khi nói về Thái Lan và Nhật Bản như trên; lần này với Hải quân Trung Quốc trước sức mạnh của Hạm Đội Hoa Kỳ: “… đến năm 2016, tàu sân bay thế hệ mới USS Gerald Ford của hải quân Mỹ trình làng tại đây… Với trị giá gần 13 tỷ USD dù kích thước chỉ bự hơn chút mẻm, song vũ khí trang bị trên tàu thì thôi rồi chú Ba Tàu ơi…” (trang 289).
Có chỗ, nếu không đọc kỹ, ta lẫn lộn từ chuyện này bắt qua chuyện khác. Ví dụ ở trang 246 đến 248 là thư từ qua lại giữa hai người Việt khen ngợi Bom Trứng, tức Bom Dị Bào; rồi tiếp liền theo đó là những bàn luận giữa những ngườiTrung Quốc nói về Đảng Cộng Sản Việt quên ơn Hậu phương Trung Quốc trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ (không thấy người Trung Quốc nhắc đến sự kiện Tổng Thống Mỹ Nixon bí mật thỏa thuận gì với Chủ Tịch Mao Trạch Đông). Nếu không lưu ýcó sự khác nhau giữa hai bàn luận ấy, ta sẽ không rõ danh xưng “chúng ta” là hai người nào. Đọc lại lần thứ hai chỗ trộn lẫn ấy thì ta mới hay ý-kiến qua lại giữa hai người Việt là từ thư-từ do tình báo Trung Quốc thu được, và trong khi nói chuyện với nhau người Trung Quốc nhắc đến ý kiến qua lại bị tóm thâu ấy. Đây là một ví dụ cho ta thấy tác giả Đỗ Quyên có áp dụng “kỹ thuật nhảy cóc” từ việc này sang việc khác, bằng “lối viết liên tục bất phân”, một trong những kỹ thuật viết tiểu thuyết hiện đại. Chắc còn nhiều chỗ áp dụng kỹ thuật này mà ta vô tình không lưu ý trong tiểu thuyết có quá nhiều sự kiện “Trung-Việt Việt-Trung”.
Tiểu-thuyết ‘Trung-Việt Việt-Trung” với hoài vọng một đóng góp thể-loại mới vào văn học Việt Nam. Nội dung không phải cốt truyện có những nhân vật mà là những liên-hệ tài liệu về Biển Đông gắn liền vào tương quan lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc. Mối lo lẽ sống còn, nền độc lập, vẹn toàn lãnh thổ (gồm cả lãnh hải chủ quyền và đặc quyền kinh tế 200 hải-lý)của Việt Nam trước định mệnh địa lý gần kề một cường quốc muốn làm bá chủ khu vực. Nếu vậy, có người chắc sẽ hỏi tại sao tác giả không viết sách biên khảo nghiên cứu; mà lại viết thành tiểu-thuyết, viết thành loại “văn chương viễn mơ nhắm đích chính trị’(Đỗ Quyên). Chức năng đầu tiên của tiểu-thuyết có lẽ là để độc giả đọc giải trí; nếu từ giải-trí mà số độc giả càng ngày càng tăng cao, người ta đua nhau tìm đọc, thì bấy giờ giới văn học mới lưu ý xét đến khía cạnh văn chương cùng thông điệp ẩn tàng trong sách, và đưa nó vào hàng ngũ giá trị văn học. Chẳng hạn như cuốn “Trăm Năm Cô Đơn” của Gabriel Garcia Marquez, giải Nobel Văn chương 1982; ban đầu dường như mọi người thấy nó vô lý với lối viết “Hiện Thực Huyền Ảo”. Vậy “Trung-Việt Việt-Trung” chắc cũng có hoài vọng ấy. Cách-thức thực hiện: Hai truyện Giả Tưởng chỉ là mào đầu;viết như đùa cợt mâu thuẫn Trung-Việt về Biển Đônglà phần chính (đồng thời dính kết với tương quan lực lượng hải quân quốc tế có liên-hệ cho an toàn hàng hải thương thuyền dầy đặc ở vùng biển này). Và thông điệp có lẽ là: Việt Nam nên ứng xử theo lối Ngoại Giao Khôn Khéo của Nguyễn Trãi phát biểu trong “Bình Ngô Đại Cáo”. Theo Tinh Thần ấy, người Việtđã và sẽ đối phó quyết liệt với xâm lăng, sau đó vẫn mong hiệp-định hòa-bình với Trung Quốc. Bom Dị Bào biểu tượng cho vũ khí sát hại khủng khiếp; hay Di Chuyển cả Đất Việt đi nơi khác: đây là những điều đùa cợt tác giả chỉ nhắc phớt qua, hoặc đã bỏ quên, một cách có chủ-ý trong phần cuối của cuốn sách.
City of Walnut, California, tháng 6 năm 2016
| |
Trần Văn Nam |
Nguồn: http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=22659
Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016
THƯ MỜI
Thư mời ra mắt tiểu thuyết “Trung-Việt Việt-Trung”
(Văn chương với vấn nạn biển Đông & Trung - Việt)
• •
Thưa Quý anh chị văn hữu và độc giả gần xa,
Cùng Quý báo chí, truyền thông…
Trong thập niên qua và cho đến các tháng năm này, vấn nạn biển Đông & Trung - Việt đã vụt trở thành điểm nóng nhất trong đời sống của người Việt Nam ở khắp nơi trong-ngoài nước, trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, trong đó không thể thiếu văn chương.
Chúng tôi - Nhóm bạn hữu ở thành phố Toronto, Canada - là bạn của tác giả Đỗ Quyên với tiểu thuyết thời sự “Trung-Việt Việt-Trung” vừa được xuất bản hồi cuối tháng Giêng bởi NXB Người Việt Books, Hoa Kỳ.
Vào trung tuần tháng Bảy tới, chúng tôi sẽ tổ chức buổi ra mắt sách tại Tonroto. (Ngày giờ và địa điểm cụ thể xin được cập nhật trong thời gian sớm nhất.)
“Trung-Việt Việt-Trung” được viết ngay sau biến cố giàn khoan 981 tại biển Đông, với nội dung về các truyện chính sự giả tưởng theo lịch sử ngàn năm giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, cùng một chuỗi phóng sự bán hư cấu các chuyện từ thời sự VN, thế giới cho đến sinh hoạt làng văn Hà Nội, về quan hệ Việt - Trung và kết thúc ở quan hệ Việt - Mỹ.
Hai năm qua, từ khi là bản thảo, cuốn sách đã được nhiều trang mạng trong, ngoài nước đăng tải các chương đoạn, đặc biệt trang mạng damau.org đã đăng nhiều kỳ toàn bộ tác phẩm.
Sau khi sách ra đời, nhiều trang mạng đã giới thiệu và tiếp tục trích đăng một số chương có nội dung tương ứng với thời sự đang diễn ra (như các dịp: tưởng nhớ Chiến tranh biên giới Việt-Trung 17/2; tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa đến thăm Việt Nam 23-25/5/2016…)
[Mời xem thêm dưới thư một số links giới thiệu, phê bình, trích đoạn, bán sách online…]
Mục đích của buổi ra mắt “Trung-Việt Việt-Trung” là giới thiệu tác phẩm cùng các vấn đề liên quan với sự có mặt của tác giả tới độc giả địa phương. Và, theo nguyện vọng của tác giả nhân dịp này được ký tặng sách để góp phần thiện nguyện. (Sau khi trừ chi phí in sách và di chuyển cho tác giả, toàn bộ số tiền thu được trực tiếp bởi Ban tổ chức sẽ chuyển đến các quỹ Hoàng Sa - Trường Sa).
Trân trọng kính mời Quý anh chị và các bạn tham dự buổi ra mắt sách sắp tới.
Thành công và cũng là niềm động viên cho cuốn sách, không gì hơn là sự hiện diện của bạn đọc cũng như các bài vở gửi đến và việc đăng tải, phổ biến chúng trên báo chí, truyền thông…
Bởi thế và hơn thế nữa, buổi ra mắt đầu tiên này của “Trung-Việt Việt-Trung” đang thật sự trông chờ các bài tham luận, phê bình, ý kiến từ văn hữu khắp nơi như là những hình thức tham dự từ xa.
Các bài viết có thể về đề tài cụ thể là tiểu thuyết “Trung-Việt Việt-Trung”, hoặc đề tài chung là văn chương với vấn nạn biển Đông & Trung - Việt.
Thời hạn nhận bài: ngày 5 tháng 7. (Những bài gửi trễ có thể dùng vào buổi ra mắt sách lần thứ hai đang được dự tính thực hiện tại quốc gia/thành phố khác).
Thành thật cảm tạ mọi sự quan tâm từ Quý vị và các bạn; chúng tôi cũng mong thứ lỗi, bởi chương trình bị thay đổi ngoài dự tính, cùng lá thư này chưa có được thời gian chính xác cho buổi ra mắt.
Vì quỹ Hoàng Sa - Trường Sa, một đồng cũng quý!
Vì vấn nạn biển Đông & Trung - Việt, một chữ cũng cần!
Trân trọng kính mời và xin được hẹn gặp.
Thay mặt Nhóm bạn Toronto:
Phạm Ngọc Cương & Phạm Phương Lan
• •
• Liên lạc
- Phạm Phương Lan (thông tin chung): email: lanpham03@gmail.com ; phone: 416-890-9973
- Đỗ Quyên (bản thảo sách, bài vở): doquyen.tvvt@yahoo.ca
• THAM KHẢO
Một số links về tiểu thuyết “Trung-Việt Việt-Trung” (giới thiệu, phê bình, trích đoạn, bán sách online)
+ Giới thiệu
- Lời tựa của Đỗ Minh Tuấn
“Thi pháp Đại dương” trong tiểu thuyết Trung-Việt Việt-Trung của Đỗ Quyên
- Trích đoạn
+ Toàn bộ tác phẩm
+ Nhân dịp TT Obama thăm VN
+ Nhân ngày 17/2
+ Về làng văn nghệ sĩ Hà Nội
+ Và
+ Bán sách online
- Canada
- Mỹ
- VN
Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016
THÔNG BÁO
Kính gửi các bạn cựu sinh viên, giáo viên Bách Khoa Hà Nội, cựu học sinh Cấp 3 Nguyễn Trãi Hà Nội
Để tiến tới lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường Bách Khoa Hà Nội, Blog xin gửi đến các bạn một số thông tin tham khảo.
1- Website của trường ĐHBKHN: https://www.hust.edu.vn
2- Thư ngỏ của hiệu trưởng Bách Khoa gửi: https://drive.google.com/file/d/0B-b7tpvOo7tidldqdExOcGZPUjA/view
3- Về Logo nhân kỷ niệm thành lập trường: http://60.hust.edu.vn/documents/22244/24743/Hu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81ng+da%CC%82%CC%83n+su%CC%9B%CC%89+du%CC%A3ng+logo+60+na%CC%86m+tha%CC%80nh+la%CC%A3%CC%82p+Tru%CC%9Bo%CC%9B%CC%80ng+%C4%90HBK+Ha%CC%80+No%CC%A3%CC%82i.pdf/a777457e-6e63-42ed-a77e-39af22b770ac
Thông tin này là chung vì một số bạn chưa có Facebook. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật.
Nếu có ý kiến gì xin gửi cho hosibang@gmail.com nhé!
BàngHS
Để tiến tới lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường Bách Khoa Hà Nội, Blog xin gửi đến các bạn một số thông tin tham khảo.
1- Website của trường ĐHBKHN: https://www.hust.edu.vn
2- Thư ngỏ của hiệu trưởng Bách Khoa gửi: https://drive.google.com/file/d/0B-b7tpvOo7tidldqdExOcGZPUjA/view
3- Về Logo nhân kỷ niệm thành lập trường: http://60.hust.edu.vn/documents/22244/24743/Hu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81ng+da%CC%82%CC%83n+su%CC%9B%CC%89+du%CC%A3ng+logo+60+na%CC%86m+tha%CC%80nh+la%CC%A3%CC%82p+Tru%CC%9Bo%CC%9B%CC%80ng+%C4%90HBK+Ha%CC%80+No%CC%A3%CC%82i.pdf/a777457e-6e63-42ed-a77e-39af22b770ac
Thông tin này là chung vì một số bạn chưa có Facebook. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật.
Nếu có ý kiến gì xin gửi cho hosibang@gmail.com nhé!
BàngHS
Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016
TIN BUỒN
-Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin:
Mẹ, bà, cụ chúng tôi là cụ Vũ Thanh Ngọc, Sinh năm 1929 tại Hà Nội.
Đã tạ thế vào hồi 18h8 phút ngày 4/5/2016 ( tức ngày 28 tháng 3 âm lịch) tại quân y viện 108 Hà Nội. Hưởng thọ 88 tuổi.
Lễ viếng được cử hành vào hồi 11h 30 phút đến 12h 45 phút ngày 8/5/2016 ( ngày mùng 2 tháng 4 âm lịch)
tại nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng số 5 Trần Thánh Tông Hà Nội.
An táng cùng ngày tại Nhân dân Thanh Tước Phúc Yên.
Thay mặt gia đình: Trưởng nam Nguyễn Quang Vinh xin kính báo.
Mẹ, bà, cụ chúng tôi là cụ Vũ Thanh Ngọc, Sinh năm 1929 tại Hà Nội.
Đã tạ thế vào hồi 18h8 phút ngày 4/5/2016 ( tức ngày 28 tháng 3 âm lịch) tại quân y viện 108 Hà Nội. Hưởng thọ 88 tuổi.
Lễ viếng được cử hành vào hồi 11h 30 phút đến 12h 45 phút ngày 8/5/2016 ( ngày mùng 2 tháng 4 âm lịch)
tại nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng số 5 Trần Thánh Tông Hà Nội.
An táng cùng ngày tại Nhân dân Thanh Tước Phúc Yên.
Thay mặt gia đình: Trưởng nam Nguyễn Quang Vinh xin kính báo.
Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016
HÀNH TRÌNH ĐẤT PHÙ SA
Nhắn các bạn trong khóa!
Đây là lịch trình đi miền Tây 11/5, các bạn nào đăng ký thêm xin gửi danh sách về Ban Liên lạc của lớp sau đó sẽ chuyển cho Phương Thu 10A, để tiên sắp xếp phòng và ký hợp đồng. Có thể đầu tháng 4 sẽ ký hợp đồng để các bạn suy nghĩ và đăng ký thêm. Hiện giờ có 23 bạn ngoài Bắc và 10 trong Nam. Hi vọng tour chúng ta lên 50. Lịch trình đi rất hay, thú vị nên các bạn đừng bỏ lỡ nhé.
Ban Liên lạc khóa
ĐẤT PHƯƠNG NAM
|
HÀNH
TRÌNH ĐẤT PHÙ SA
|
4 ngày 3 đêm
|
Ngày 11/05
|
TP.HCM – HÀ TIÊN
|
04h30
|
Đón khách tại điểm hẹn ( Bệnh viện mắt Phương Nam )
|
05h00
|
Khởi hành vào cao tốc Hồ Chí Minh
Trung Lương – Ăn sáng tại Mekong Restop Tiền Giang.
Viếng chùa Vĩnh Tràng , một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất lục tỉnh miền tây
|
10h00
|
Viếng Khu di tích cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh chủ tịch HồChí Minh. Tham quan nhà trưung bày cụ phó
Bảng, tượng đài và phần Mộ cụ Phó Bảng…
|
12h30
|
Ăn trưa tại nhà hàng khách sạn Hòa Bình , Long Xuyên.
|
14h00
|
Tiếp tục hành trình - Đến thị xã Hà Tiên, nhận phòng khách sạn,
nghỉ ngơi
|
16h30
|
Chùa Phù Dung giai thoại
về vở tuồng cải lương Áo cưới trước cổng chùa kể về chuyện tình Mạc Thiên Tứ và
nàng Phù Cừ - Chùa Tam Bảo (tiêu Tự thần chung) một trong thập cảnh Hà Tiên
|
18h30
|
Ăn tối. Nghỉ ngơi
hoặc tự do dạo cầu Tô Châu, tham quan Hà Tiên về đêm bằng dịch vụ xe lôi (
Duy nhất có tại Hà Tiên, Châu Đốc )
|
Ngày 12/05
|
HÀ TIÊN – CÀ MAU
|
06h30
|
Ăn sáng tại nhà hàng ( Thực đơn hủ tiếu hoặc phở, kèm cà phê và
nước ngọt )
Làm thủ tục trả
phòng, khởi hành đi Cà Mau
Tham quan Thạch Động Thôn Vân với những thạch nhũ hình thù lạ mắt, một trong thập cảnh Hà
Tiên độc đáo nhất
Ăn trưa tại Rạch
Giá.
Đến Cà Mau, nhận
phòng khách sạn Ánh Nguyệt 3*, nghỉ
ngơi.
Tham quan Vườn chim
Lâm Viên (19/5), sân chim
trong lòng thành phố, công viên chim tự nhiên lớn nhất Cà Mau với hơn 8.000
loài chim khác nhau từ cò, còng cọc, vạc …
Ăn tối nhà hàng Ánh Nguyệt, nghỉ ngơi. Tự do khám phá thành phố Cà Mau về đêm.
|
Ngày 13/05
|
CỰC
NAM TỔ QUỐC – BẠC LIÊU – SÓC
TRĂNG – CÀ MAU
|
06h30
|
Chụp hình lưu niệm Cột mốc
toạ độ quốc gia GPS 001, Vọng hải đài biểu tượng 54 dân tộc anh em – Ngắm nhìn toàn cảnh mũi Cà Mau…
|
11h00
|
Ăn trưa Nhà hàng Đất Mũi, khởi hành về Sóc Trăng
|
|
Dừng chân viếng nhà thờ Cha Diệp, một trong những trung tâm hành hương công
giáo nổi bật nhất Việt Nam
|
16h30
|
Đến Bạc Liêu, dừng
chân nghỉ ngơi và tham quan tại Nhà công tử Bạc Liêu, dân chơi nổi tiếng nhất Nam Kỳ ( Chi phí
thưởng thức cà phê tự túc )
|
|
Vào trung tâm thành
phố Sóc Trăng, Tham quan chùa Đất Sét (Vào nếu chùa còn mở cửa) tự do chụp ảnh và
viếng chùa - Dừng chân mua sắm đặc sản
bánh pía, lạp xưởng Sóc Trăng.
|
19h00
|
Ăn tối tại nhà hàng Khánh Hưng, Sóc Trăng
|
|
Về hành phố Cần
Thơ, Nhận phòng khách sạn Hậu Giang 3*, tự do dạo chợ Ninh Kiều về đêm
|
Ngày 13/05
|
CẦN THƠ – TIỀN GIANG –
THÀNH PHỐ HCM
|
05h00
|
|
08h30
|
Đến với Lò hủ tiếu Sáu Hoài, được mệnh danh là Pizza hủ tiếu Miền Tây, khu sản xuất với các công đoạn thủ công: vo
gạo, ngâm, gút, xay, bòng, đánh, cho vào lu nước quậy lấy tinh bột, tráng, phơi,
cắt..
Thưởng thức đặc sản
Pizza hủ tiếu ( Chi phí tự túc: 20,000-30,000 vnđ/tô)
|
11h00
|
Làm thủ tục trả
phòng, khởi hành về Tiền Giang
|
12h00
|
Đến thành phố Vĩnh
Long, Ăn trưa, tiếp tục di chuyển
|
|
Tham quan mua sắm
đặc sản miền Tiền Giang: kẹo dừa, nem, mật ong….
Khởi hành vào cao
tốc Trung Lương – Thành phố Hồ Chí Minh
|
17h30
|
Về đến điểm đón ban
đầu, chia tay đoàn và hẹn gặp lại
|
Tiêuchuẩnkháchsạn
|
Khách sạn 2* và 3*
|
Chi phí/khách
|
3.459.000đ
|
Dành
cho đoàn từ 35 khách
Bao gồm:
Ø
Xe Univer 45 chỗ đời mới,
máy lạnh (
Ø
Ăn uống:
·
1 bữa sáng x 50.000 vnđ/bữa/khách. 3bữa ăn buffet
tại khách sạn.
·
7 bữa chính x 130,000
vnđ/bữa/khách.
Ø Lưu trú khách sạn tiêu chuẩn3*(phòng 2,3khách/phòng)
Ø Nước Aquafina tiêuchuẩn:
2 chai 0,5l/khách/ngày
Ø Nón thêu Lửa Việt + khăn lạnh.
Ø 2 HDV/xe thuyết minh, phục vụ đoàn.
Ø Bảo hiểm du lịch: 50.000.000 đ/khách/vụ.
Ø Vé tham quan các điểm theo chương trình:
Ø Chi phí tổ chức, dịch vụ, y tế, thuốc thông thường…
Ø VAT
v Chưa bao gồm:
Ø Chi phí ngoài chương trình.
v Qui định trẻ em:
Ø Trẻ em dưới 6 tuổi cha mẹ tự lo cho bé ( Có bảo hiểm du lịchtrên
tour ).
Ø Từ 6-11tuổi trở lên tính 50% vé (các dịch vụ như người lơn,
ngủ ghép với ba mẹ).
Ø Từ 11tuổitrởlêntính 1 vé (tiêu chuẩn như người lớn)
Ø Số lượng trẻ em miễn giảm không vượt quá 10%
tổng số khách.
CHƯƠNG TRÌNH CÓ THỂ THAY
ĐỔI THEO YÊU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)