Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Vè sĩ Bút Tre

TT - Nói đến thơ Bút Tre, trong dân gian hầu như ai cũng biết, cũng thuộc, thậm chí có người còn làm thơ hay hơn cả Bút Tre thật. Nhưng khi ông còn sống, đã có nhiều ý kiến, bài viết phê bình về những câu thơ “quái quỉ”, “tự nhiên chủ nghĩa”của ông và cũng từ đấy bao nhiêu câu thơ buồn cười người ta đều gán cho ông - vè sĩ Bút Tre.
ĐỖ HỮU LỰC

Kỳ 1: Bút Tre là ai?
Chúng tôi về xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ) - quê hương của vè sĩ Bút Tre. Hỏi thăm đường đến nhà ông Đặng Văn Đăng, người dân ở xã đều lắc đầu quầy quậy: “Ở đây không có ai tên Đặng Văn Đăng cả”. Hóa ra trên quê hương ông, ít ai biết tên thật của ông.




“Tớ chỉ là vè sĩ”
Theo anh Đặng Thành Phiến, con trai của vè sĩ Đặng Văn Đăng - tên thật của nhà thơ Bút Tre, trước Cách mạng Tháng Tám 1945, gia đình anh vốn là gia đình nho học. Thân sinh của ông Đặng Văn Đăng là người hay chữ trong làng, tuy nhà nghèo nhưng ông bà cố gắng tằn tiện nuôi ông Đăng ăn học đến bậc tú tài.
Trước năm 1945, Đặng Văn Đăng làm nghề dạy học và viết báo, ông đã từng có truyện dài kỳ đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy, báo Đông Pháp ký bút danh Lục Y Lang. Ông rất giỏi Anh văn, Pháp văn, am hiểu triết học, chính trị, kinh tế học và văn thơ. Đặng Văn Đăng đã từng đỗ tú tài Pháp.
Ở làng quê Đồng Lương hồi ấy có anh giáo biết nói tiếng Pháp là uy tín lắm. Thêm nữa, anh còn biết viết báo thì lại càng sang trọng. Thế nhưng, theo các cụ già trong làng còn sống kể lại, anh Đăng rất xuề xòa trong cách ăn mặc, nói năng. Khi trưởng thành, Đặng Văn Đăng lấy vợ là một cô gái kém nhan sắc nhất làng.
Sau ngày giành chính quyền 19-8-1945, Đặng Văn Đăng thôi dạy học và chuyển sang làm thư ký UBND cách mạng lâm thời xã Đồng Lương. Tháng 9-1946, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản VN và thoát ly công tác, đi làm báo Khu giải phóng (khu 10) rồi là cán bộ ban tuyên huấn khu 10, sau đó chuyển về làm cán bộ ban tuyên huấn Tỉnh ủy Phú Thọ.
Ông Trần Ngọc Liu - 85 tuổi, nguyên trưởng Ty Thông tin Phú Thọ, hiện cư trú tại số 2 Láng Thượng, quận Ba Đình (Hà Nội) - cho hay thoạt đầu khi ông Đăng hay ứng khẩu thành thơ biến âm, mọi người nghe ông nói rồi cũng quên chứ không ai nhớ được, nghĩ đến ông Đăng họ buồn cười vì duyên ăn nói mà thôi. Mãi đến năm 1962, về làm trưởng Ty Thông tin Phú Thọ, ông mới chính thức sáng tác những bài thơ kiểu ngồ ngộ và ký tên Bút Tre, và từ đấy thơ Bút Tre mới được nhiều người biết đến và nhân rộng.
Ông Vũ Kim Biên - người biên soạn cuốn Địa chí xã Đồng Lương, có thời gian sống khá lâu bên vè sĩ Bút Tre để cùng sưu tầm tư liệu viết cuốn sách này - cho hay bút danh Bút Tre bắt đầu được nhiều người biết đến năm 1963 với các tác phẩm Phú Thọ quê ta, Rừng cọ đồi chè.
Tuy nhiên, người ta biết nhiều về ông không phải qua những tập thơ ông được xuất bản mà qua những bài thơ ứng khẩu kiểu “tự nhiên chủ nghĩa”. Do ông hay nói thẳng nói thật nên ngôn ngữ ông dùng ít chất tinh tế, quên cả luật thơ, thậm chí cả về ngữ pháp, tự tiện chia đôi các từ phức. Người ta mến tặng và gọi ông là nhà thơ, những lúc như vậy ông bao giờ cũng khiêm tốn: “Tôi chỉ là vè sĩ mà thôi!”.


“Nhà xuất bản miệng”
Các văn nghệ sĩ Phú Thọ hôm nay như nhà văn Ngô Ngọc Bội, Nguyễn Hữu Nhàn, họa sĩ Ngô Quang Nam... đều thừa nhận Bút Tre - Đặng Văn Đăng là một trong những người đi tiên phong làm cho đời sống văn hóa văn nghệ Phú Thọ phong phú và nổi tiếng đến hôm nay.
Mới năm đầu nhậm chức trưởng Ty Văn hóa, ông Đặng Văn Đăng đã cho “tinh giản” nhiều vị trong ban lãnh đạo các đơn vị văn hóa như chiếu bóng, phát hành sách của Ty Thông tin. Theo ông Nguyễn Kính Mời, nguyên phó giám đốc Sở VH-TT Phú Thọ thập niên 1980: “Ông Đăng rút lại còn rất ít cán bộ làm việc ở ty, đưa xuống hết cơ sở. Ông hô hào, động viên chúng tôi bám cơ sở mạnh vào, cứ viết thoải mái đi, phải thật gần dân mới viết được hay chứ cứ loanh quanh ở tỉnh thì làm hay sao được!”. Hầu hết các phòng ban của ty đều không có phó trưởng phòng. Ông bảo: “Cứ lấy công việc là trên hết, cứ gì phải là ông nọ bà kia mới làm nên chuyện!”.
Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn, thường trực Hội Văn nghệ dân gian Phú Thọ, kể: “Các ấn phẩm của Ty Văn hóa hồi ấy như trăm hoa đua nở, các văn nghệ sĩ Phú Thọ, các cộng tác viên thỏa sức vung bút”. Anh em vung bút, trưởng ty cũng không kém, chỉ ba năm đầu sau khi nhậm chức ông Đặng Văn Đăng cho ra ba tập thơ Phú Thọ lớn lên, Rừng cọ đồi chè, Sông Lô, sông Chảy ký tên Bút Tre, đấy là chưa kể ông còn đi “xuất bản miệng” bao nhiêu lần những bài thơ ứng khẩu.
Ông Nguyễn Kính Mời cho biết chính vì viết lách thoải mái như vậy nên các cộng tác viên khắp hai tỉnh trung du Vĩnh Phúc, Phú Thọ lúc bấy giờ đua nhau viết cho tờ Văn Nghệ Phú Thọ. Ông Đăng đưa ra tiêu chí “hay thì dùng” nên sự cạnh tranh giữa các tác giả, tác phẩm rất quyết liệt, các cộng tác viên như nhà thơ Vũ Đình Minh, nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi... lúc ấy làm giáo viên dạy học ở Vĩnh Phúc đã là cộng tác viên “ruột” cho tờ báo này. Tờ báo rất có uy tín vì ngoài việc biểu dương người tốt việc tốt, đăng những bài thơ, truyện ngắn, kịch... còn hăng say đả phá tiêu cực, chính vì điều này mà ông Đăng không được một số lãnh đạo tỉnh thiện cảm.
Họa sĩ Ngô Quang Nam kể rằng ngày ấy có lần Đoàn ca múa nhạc Phú Thọ cần một cây đàn piano để biểu diễn. Trưởng ty Bút Tre làm công văn đề nghị UBND tỉnh cấp ngân sách mua đàn. Dạo ấy, tỉnh đang có phong trào đưa cây sắn lên đồi để phủ xanh đồi núi trọc, vị lãnh đạo tỉnh phụ trách văn xã lúc ấy xem công văn, có nói với ông Đăng: “Các anh vẽ chuyện, đất Phú Thọ này chỉ có sắn, cần tập trung vào sắn!”.
Bẵng đi một thời gian sau, chuyện đề nghị mua đàn cũng đi vào lãng quên. Bỗng một hôm, có vị lãnh đạo trung ương lên thăm Phú Thọ, Văn phòng Tỉnh ủy yêu cầu Ty Văn hóa phải mang đàn piano sang nhà khách để phục vụ. Nhân viên Văn phòng Tỉnh ủy cầm công văn sang đưa cho ông Đăng, vè sĩ cười rồi bảo anh nhân viên cầm công văn về vì Ty Văn hóa “chỉ có sắn chứ không có piano”! Anh nhân viên nghiêm sắc mặt nói rằng đây là yêu cầu của Tỉnh ủy chứ không phải chuyện đùa. Vè sĩ cũng nghiêm sắc mặt nói lại: “Tôi cũng không đùa, anh về nói lại với các anh lãnh đạo bên ấy rằng “văn hóa chỉ có sắn thôi”!
Họa sĩ Ngô Quang Nam kể có lần nhà báo Phan Lự (Phú Thọ), lúc ấy là bí thư chi đoàn thanh niên lao động của Ty Thông tin, đến gặp trưởng ty Bút Tre - Đặng Văn Đăng báo cáo công tác Đoàn. Trong khi anh báo cáo thì thấy trưởng ty cứ cắm cúi viết trên bàn. Thấy ông Đăng có vẻ bận rộn, Phan Lự xin phép rút lui thì thấy ông Đăng bảo: “Cậu đọc Tam Quốc chưa?”. “Dạ, Tam Quốc thì có liên quan gì đến công việc của em?”. “Cậu không thấy trong đó có nhân vật Phượng Sồ à, ông ta miệng xử kiện, tai nghe trình bày, tay phê đơn, mắt đọc sách, làm bốn việc một lúc, tớ lại không làm nổi hai việc một lúc sao. Để tớ nói lại cho cậu những điều mới nghe cậu báo cáo nhé!”. Ông Đăng nói vanh vách một hồi những điều Phan Lự vừa trình bày, làm Phan Lự phục lăn.


Di chúc của Bút Tre


Tôi dặn, tiễn tôi tới suối vàng
Thưa kèn, giảm trống, chẳng đò ngàng
Dứt đường Tây Trúc, kinh thôi tụng
Buông sách Thọ Mai, lễ chẳng màng
Xã hội, cơ quan ngừng phúng viếng
Họ hàng thân thuộc chút khăn tang
Hương thơm, đèn sáng, vòng hoa trắng
Trầm mặc, cử hành đám lễ tang

ThuNV st

Kỳ 2


3 nhận xét:

  1. Một đoạn thơ bút tre ( không biết có phải là dị bản) :

    Anh đi công tác Pờ Lây
    Cu dài dằng dặc biết ngày nào vê
    Họp xong anh ghé Buôn Mê
    Thuột xong một cái rồi về với em
    Anh đi công tác Cam Pu
    Chia chiến lợi phẩm ở tù ba năm
    Anh đi công tác bản Muờng
    Tè xong một cái lên đường về quê
    Bandoc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một đoạn thơ mang khẩu khí bút tre( cánh mày râu "chế"):

      Không nói vợ bảo giận gì
      Khi cười vợ bảo chắc đi với bồ

      Ra đường sợ nhất cúm gà
      Về nhà sợ nhất vợ già khoả thân

      Ra đường sợ nhất công nông
      Về nhà sợ nhất vợ không nói gì
      Vợ là chiếu chỉ vua ban
      Có sao dùng vậy chẳng bàn đúng sai

      Xóa
  2. Gop vui mot doan :
    Bà con toàn thể xã ta
    Ðồng tâm phấn khởi giồng cà dái dê
    Dái dê to mập dài ghê
    Năm sau ta cứ dái dê ta trồng!
    .........
    Chồng em thường rất hay lươi (lười)
    Mà em thì lại là người cần... cù!!!
    MT

    Trả lờiXóa