Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Vè sĩ bút tre

ĐỖ HỮU LỰC

Kỳ 1

Kỳ 2: Nỗi oan của Bút Tre
TT - Phong trào thơ ứng khẩu mang tính trào phúng và phê phán kiểu Bút Tre bùng phát ở Phú Thọ. Dù đó không phải là thơ do Bút Tre sáng tác, song nỗi oan bắt đầu vận vào ông.

Bút Tre gặp nạn
“Tôi nhớ đó là năm 1967 hay 1968, trên báo Văn Nghệ có bài phê phán Bút Tre do ông Xích Điểu viết trong mục Dọn vườn” - nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn nhớ lại. Một số văn nghệ sĩ ở Phú Thọ và Hà Nội bắt đầu mở “chiến dịch” công kích Bút Tre - Đặng Văn Đăng. Thơ Bút Tre được xuất bản bị mang ra mổ xẻ.
Tại một hội nghị về văn hóa được tổ chức ở Phú Thọ lúc bấy giờ, có vị lãnh đạo ở trung ương phát biểu rằng thơ Bút Tre lủng củng, ngô nghê, tục tĩu... cần phải được chấn chỉnh. Vè sĩ Bút Tre ngồi ở dưới không tỏ thái độ, lặng im suốt buổi họp. Có ý kiến cho rằng vè sĩ làm trưởng ty văn hóa đã tự ý cho in những tập thơ do mình sáng tác, chứ những tập thơ như thế mà ở Hà Nội đã bị “bóp” từ lâu rồi!
Thêm nữa, những câu thơ ứng khẩu của vè sĩ sau khi bị dân gian “nhại đi” đã biến đổi không ngờ. Họa sĩ Ngô Quang Nam kể một dịp vè sĩ tập hợp tự vệ Ty Văn hóa để động viên tinh thần chiến đấu, ông có ứng khẩu: “Giặc Mỹ leo thang đến Phú Tho (Phú Thọ)/ Napan đốt cháy cả rừng co (cọ)/ Sẵn sàng chiến đấu chị em bắn/ Rớt trước ty mình một dù đo (dù đỏ)”. Nhưng khi truyền khẩu thì lại là “Chị em du kích tài thay/ Bắn tàu bay Mỹ rơi ngay cửa mình”!
Thế nên mới có chuyện một nhà thơ nổi tiếng ở Hà Nội lên chơi, sau khi làm việc với lãnh đạo tỉnh liền cho mời vè sĩ Bút Tre sang đàm đạo thơ phú. Sau khi nghe Bút Tre đọc thơ, nhà thơ Hà Nội gật gù: “Anh tập hợp những bài thơ của anh để tôi đem về Hà Nội nhờ anh Xuân Diệu sửa cho”. Vè sĩ trả lời: “Anh Xuân Diệu làm thơ bác học. Tôi làm vè dân gian, Xuân Diệu chữa thế nào được!”.
Ông Nhàn hiện vẫn còn lưu giữ rất nhiều ấn phẩm của Bút Tre được xuất bản. Ông đưa cho tôi xem và thách đố: “Tôi đố cậu tìm được câu thơ nào của Bút Tre nói về sự tục tĩu. Thơ của ông chỉ có cười mà thôi”. Ông Nhàn còn lưu giữ một cuốn sổ tay ghi chép công tác của vè sĩ Bút Tre, trong đó xen kẽ những ghi chép các buổi họp hành được ghi bằng… tiếng Pháp, xen lẫn thơ được viết bằng tiếng Việt, chữ của vè sĩ rất xấu. Đó là những câu thơ mà vè sĩ một thời làm hai việc, ba việc trong cùng một lúc.




“Một Bút Tre thành vạn Bút Tre các làng”
Ông Nguyễn Kính Mời - nguyên cán bộ Ty Văn hóa Phú Thọ, sau làm phó giám đốc Sở VH-TT Phú Thọ, hiện đã nghỉ hưu ở phố Thái Hà (Hà Nội) - kể: “Thời gian ấy, Bút Tre hơi buồn nhưng trước mặt mọi người ông vẫn vui vẻ, lạc quan vì tính ông thế!”. Cuộc sống của ông vẫn không bị xáo trộn gì, trưa đến anh em trong cơ quan vẫn cùng ông đùa tếu táo tại nhà ăn của cơ quan.
Bà Bùi Thị Ngà, nguyên thư ký đánh máy chữ cho Bút Tre suốt những năm vè sĩ làm trưởng ty, cho hay những ngày sóng gió ấy Bút Tre vẫn miệt mài chỉ đạo anh em khai quật các di chỉ khảo cổ trên địa bàn tỉnh để khẳng định các nền văn hóa Sơn Vi, Phùng Nguyên...
Riêng về viết lách, ông chăm viết nhiều hơn, có bận chuyển sang viết nghiên cứu. Vè sĩ vẫn làm thơ như mọi ngày, có ngày đến ba bài thơ đưa cho bà Ngà đánh máy, có một bài thơ ở thời kỳ sóng gió ấy làm bà Ngà nhớ nhất, trong đó có những câu:


Bút Tre văn nghệ không thừa nhận
Thêm bao bịa đặt cá nhân xuyên (xuyên tạc)
Nỗi oan trái đâu cần ai rửa
Ánh trăng vằng vặc góc trời riêng.

Bút Tre cũng có lần tâm sự với nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn, họa sĩ Ngô Quang Nam là những người thân nhất hay cận kề bên ông: “Oan tớ hơn oan Thị Kính!”. Và cũng kể từ những ngày sóng gió ấy, vè sĩ không gửi thơ đi in nữa.
Nhưng khi ấy trong dân gian, thơ kiểu Bút Tre đã được người ta ứng khẩu đọc tràn cung mây. Bữa ăn ở hội nghị nào của Phú Thọ hay bên mâm rượu vui bạn bè, tiễn bộ đội lên đường đánh Mỹ..., mọi người đều ứng khẩu đọc thơ kiểu Bút Tre. Chính vè sĩ cũng ngây người nhiều bận khi người ta gặp ông thường khoe là... thuộc thơ ông, nhưng khổ một nỗi đó không phải do ông ứng khẩu. Những câu như: “Anh đi công tác Pờ Lây/ Cu dài dằng dặc biết ngày nào ra/ Còn em em vẫn ở nhà/ Cửa (nhà) mình em mở người ra kẻ vào”; “Thi đua ta quyết thi đua/ Thi đua ta quyết tiến lên hàng đầu/ Hàng đầu rồi tiến đi đâu/ Đi đâu không biết hàng đầu cứ đi”... Vè sĩ cười chảy nước mắt!
Bị oan nhưng Bút Tre tự hào rằng những lối thơ của mình đã được dân gian thừa nhận. Ông cảm hứng viết lời khai từ của tập Tia lửa làng quê:

Trăm năm ở một làng vè
Nghìn câu lục bát mấy đề vè hôm
Khi khuya sáng, lúc hoàng hôn
Bà con kể lại, xóm thôn vọng lời
Bút Tre nối bước những ai
Một dòng thơ, mở đường quai kể vè
Năm năm dân dã lắng nghe
Một Bút Tre thành vạn Bút Tre các làng.

Năm 1968, thêm một bước ngoặt trong đời ông: tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú, ông được cấp trên phân công làm phó Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phú và giữ cương vị này đến năm 1973 thì nghỉ hưu. Theo lời kể lại của anh em văn nghệ sĩ Phú Thọ, Bút Tre vẫn không ngừng viết nhưng không gửi in ở đâu. Ông làm việc một cách lặng lẽ cho đến khi qua đời tại quê nhà vào năm 1987 ở tuổi 76.
ThuNV st

***********
Bút Tre là cái tên được nhắc đến nhiều nhất khi người ta nói đến thơ Việt Nam trào phúng và châm biếm. Ông tên thật là Đặng Văn Đăng (1911-1986), sinh tại xã Văn Lang, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ – chiếc nôi của nói Trạng; bởi thế dân gian mới có câu “dân Văn Lang cả làng nói phét” Ông sáng tác chính xác bao nhiêu bài thì không ai rõ, nhưng phong cách của ông được người ta học hỏi nhiều và đặt ra 1 dòng thơ “Bút Tre” rất độc đáo và mạnh bạo trong ngôn từ, hàm ý. Người bảo thanh, kẻ chê tục; xin cứ trích đăng các đoạn sưu tầm được để rộng đường dư luận (Chống chỉ định những người không thích đùa và trẻ em dưới 13 tuổi)





Con chó ngồi nghịch cái que
Sau đây tiết mục Bút Tre bắt đầu
Quê hương tôi đẹp tuyệt vời
Ở dưới có nước trên trời có mây.
Xin mời các bạn về đây
Để thăm quê tớ mỗi ngày một sang.
Con đò dịch đít sang ngang
Xa xa có một cái làng thò ra.
Đằng kia là một vườn na
Đằng này thì có mấy bà chổng mông.
Cây lúa cao sản ngoài đồng
Đến mùa thu hoạch nhà nông vui cười.
Quê tôi thế đấy bạn ơi
Nhờ có đổi mới nên đời thêm xuân.
Con gái giờ chẳng mặc quần…
Mà mặc váy ngắn hở chân hở đùi
Ngày hội mới thật là vui…

Chị em nô nức đặt vòng
hoa mộ liệt sĩ tỏ lòng biết ơn.

Anh đi công tác Pờ Lây
Cu dài dằng dặc biết ngày nào vê
Họp xong anh ghé Buôn Mê
Thuột xong một cái rồi về với em
Anh đi công tác Cam Pu
Chia chiến lợi phẩm ở tù ba năm
Anh đi công tác bản Muờng
Tè xong một cái lên đường về quê

Hoan hô các cụ trồng cây
Mười cây chết chín một cây gật gù
Tụi bây có mắt như mù
Mười cây chết cả gật gù nỗi chi

Trung thu là tết thiếu nhi
Mà sao người lớn lại đi là nhiều
Đi nhiều rồi lại làm liều
làm liều rồi lại có nhiều thiếu nhi

Bà con toàn thể xã ta
Ðồng tâm phấn khởi giồng cà dái dê
Dái dê to mập dài ghê
Nãm sau ta cứ dái dê ta trồng

Bướm đồng động đến thì bay
Bướm nhà động đến lăn quay ra giường
Chim đồng bóp cái chết ngay
Chim nhà mà bóp càng ngày càng to

Chưa đi chưa biết Ðồ Sơn
Ði về mới biết chẳng hơn đồ nhà
Ðồ nhà tuy xấu tuy già
Nhưng là đồ thật hơn là Ðồ Sơn
Chưa đi chưa biết Cà Mau
Đi rồi mới thấy chẳng hơn gà nhà
Gà nhà tuy có hơi già
Nhưng mà cà chậm hơn là Cà Mau

Không vô không biết bút tre
Vô rồi mới biết muốn tè ra ngay

Chưa ăn chưa biết cu đơ
Ăn rùi mới biết nó đờ cu ra
Chưa đi chưa biết Cửa Ông
Đi rồi mới thấy toàn mông với giò
Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi rồi mới thấy toàn giò với mông.
Chưa đi chưa biết Sài gòn
Đi rồi mới biết chẳng còn một xu
Về nhà mới biết là ngu
Mồm tiêu thì ít thằng cu tiêu nhiều

Số tôi số chẳng ra gì
Vợ thì đời cũ, ti vi đời đầu
Đời đầu nên chẳng có râu
Hì hà hì hục chẳng mầu chẳng lên
Ti vi hàng xóm nhà bên
Chưa sờ đến núm đã lên ầm ầm
Ước gì trời nổi cơn giông
Để tôi sang đó ôm nhầm ti vi.

Xưa kia gương vỡ lại lành
Thi đi thi lại cũng thành kỹ sư

Bần tăng chẳng xin cơm chay
Chỉ xin thí chủ “ba ngày ba đêm”
Chị em phụ nữ chơi cầu
Lông bay vùn vụt qua đầu thanh niên.
Chồng người du kích sông Lô
Chồng em ngồi bếp nướng ngô cháy quần

Ở trong hang đá đi ra
Vươn vai một cái rồi ta đi vào
Ba bà đi chợ cầu đông
Vừa đi vừa nhổ lông mày ra xem
Sông Cầu nước chảy lơ thơ
Có đôi trai gái ngồi hơ quần đùi

Tiễn anh lên bến ô tô
Đêm về em khóc tồ tồ cả đêm
Lâu rồi mình chẵng yêu ai
Lâu rồi cũng chẳng có ai yêu mình

Ta đi bầu cử tự do
Chọn người xứng đáng mà cho vào hòm
Hội trường yên ắng ngủ say
Thuyết trình vừa dứt, vỗ tay ra về.

Nhớ quê ra đứng đỉnh đèo
Bỗng đâu thấy một chú mèo gâu gâu
Dừng chân đứng lại trên cầu
Bỗng đâu thấy một con trâu vàng vàng

Anh em chuẩn bị ra đồng
Chị em đã vội đi trồng dưa leo
Hôm nay đài nói vui thay
Người ở dưới đất, chó bay lên trời
Hôm nay trên quốc lộ hai
Thể nào cũng có một vài ô tô.

Nào đâu có thích vần ồn
Cơ mà yêu quá cái “hồn” chị em
Nên thơ cứ mãi lem nhem
Quanh đi quẩn lại toàn em với “hồn”.

Nghệ an nổi tiếng gió Lào
Trẻ già trai gái người nào cũng đen
Thằng nhỏ mặc quần hở mông
Vẫn hơn con nhỏ còn không mặc quần.
Trẻ em thường thích ở trần,
Nhưng mà người lớn có phần thích hơn.

Rừng xanh núi đỏ um tùm
Thương anh địa chất cưỡi hùm lên non
Chiều về ngựa phóng bon bon
Tay anh nắm chặt hai hòn thạch anh.

Tình yêu đâu phải phân trâu,
Mà anh lại sợ để lâu hóa bùn.
Tình yêu đâu phải con lươn
Mà anh lại sợ nó trườn khỏi tay.

Em như một cái sập vàng
Anh như manh chiếu nhà hàng bỏ quên
Cầu trời cho gió nổi lên,
Cho manh chiếu rách nằm trên sập vàng
Cuộc đời như bát phở gà,
Thiếu chanh, thiếu ớt chắc là mất ngon.
Hôm qua anh đến chơi nhà
Thấy mẹ chăn vịt, thấy cha chăn ngồng (ngỗng)
Thấy em hát nhạc Trịnh Công
Sơn xanh, sơn đỏ, anh không dám vào.
Con gái ai cũng biết xinh
Con trai tuy xấu, không xinh nhưng liều
Anh đi giường chiếu lặng câm
Anh về giường chiếu reo ầm cả lên

Chọn mãi mới được một ngày
Gặp em để quyết giãi bày yêu thương
Hai đứa ngồi trên bờ mương
Công nông thì chạy trên đường, bụi ghê!
Cứ thế mà buôn dưa lê
Mãi không đề cập vấn đề trọng tâm
Anh liền nói chuyện lòng vòng
Đợi em sơ ý là cầm tay luôn.
Ngờ đâu anh chộp đã nhanh
Em rút tay lại còn lành nghề hơn
>Mất đà anh lộn xuống mương
Bò lên đã thấy em chuồn từ lâu.
Vừa về anh vừa lầu bầu:
Biết thế bố bỏ từ lâu cho rồi!”

Em đi phố Huế chiều mưa
Anh về mài lại cái cưa đã mòn
Đi đâu mà hổng lấy chồng
Người ta lấy hết chổng mông kêu trời
Thu đi để lại lá vàng
Anh đi để lại cho nàng thằng con

Ra đường sợ nhất xe ben
Về nhà sợ nhất vợ rên “không tiền”
Anh đi công tác Sông Đà
Vướng phải tai nạn ở phà sông Gianh
Tay chân thì vẫn nguyên lành
"Cần tăng dân số” tan tành khói mây
Tiến lên, ta quyết tiến lên
Tiến lên, ta quyết tiến lên hàng đầu
Hàng đầu không biết đi đâu
Đi đâu không biết hàng đầu cứ đi

Trăm năm ở một làng vè
Nghìn câu lục bát mấy đề vè hôm
Khi khuya sáng, lúc hoàng hôn
Bà con kể lại, xóm thôn vọng lời
Bút Tre nối bước những ai
Một dòng thơ, mở đường quai kể vè
Năm năm dân dã lắng nghe
Một Bút Tre thành vạn Bút Tre các làng.

10 nhận xét:

  1. Trong các cuộc liên hoan người ta ko quên nhắc tới Bút tre:
    Liên hoan có một quả "chuồi"(chuối)
    Ra về nhớ mãi cái "buồi" (buổi) hôm nay

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Lại có bài thơ được ghép là của Bút Tre như sau:

    Hoan hô đại tướng Vő Nguyên
    Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về
    Hoan hô anh Tạ Đình Đề
    Trước đi theo địch nay về với ta
    Hoan hô anh Lê Quảng Ba
    Trước đi theo phỉ nay ra hàng mình
    Hoan hô đồng chí Trường Chinh
    Trước thân Trung Quốc nay hình như thôi
    Hoan hô chị Nguyễn Thị Bình
    Được mời ngồi với bác Chinh bác Đồng
    Hoan hô bác Vő Chí Công
    Cho làm khoán hộ ruộng đồng tốt tươi
    Hoan hô bộ trưởng Đỗ Mười
    Tác phong chậm chễ mọi người vẫn khen.
    Hoan hô đồng chí Trần Hoàn
    Lên làm Bộ trưởng chiếu toàn phim hay.
    Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh
    Anh về phân bắc, phân xanh đầy đồng.
    Hoan hô cục trưởng Hà Đăng
    Ấn cho tàu chạy băng băng như rùa
    Hoan hô anh La Văn Cầu
    Cánh tay bị đứt nhưng đầu vẫn nguyên.

    Trả lờiXóa
  4. Thơ Bút Tre vui thật, cười đau cả bụng..., cười ra cả thơ:
    Hoan hô Nguyễn Trãi hai hai
    Ngày càng phong phú lại hai (hay) rất nhiều

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiep tuc:
      Nhièu nhân tài nổi thật siêu
      Văn thơ , biếm họa các kiêu ( kiểu ) đều rành
      Bandoc

      Xóa
  5. Cảm ơn Việt Thu đã đưa mọi người về thăm bến nước Bình Ca và rừng cọ, đôì chè Phú Thọ và đọc thơ bác Bút Tre làm chúng ta nhớ một thời trẻ trung và sôi nổi:
    "Tiến lên, ta quyết tiến lên
    Tiến lên, ta quyết tiến lên hàng đầu
    Hàng đầu không biết đi đâu
    Đi đâu không biết hàng đầu cứ đi!"

    Trả lờiXóa
  6. Xin được bổ sung vài đoạn Bút Tre cóp nhặt:
    Liên xô rất đỗi tự hào
    Anh Ga Ga Rỉn bay vào vũ tru

    Hoan hô trung tá Phạm Tuân
    Bay lên vũ trụ một tuần về ngay

    Chú về công tác bảo tàng
    cũng là nhiệm vụ Cách màng giao cho

    Chưa hết.Xin nghe thêm :
    Hỡi cô tát nước bên cồn
    Cớ sao cô lại để...lưng mọc rêu.
    ( Nếu bạn không thích câu này thì có thể "biên tập" lại cho vần. Tùy thích,hic...hic...hic....)
    Lê Toe - Q7

    Trả lờiXóa
  7. Xin góp một vài thơ của Bút Tre:

    Bắt tay anh Phạm Văn Đồng
    Mắt anh sáng quắc, mắt hồng hồng ghê!

    Dân quân ở xã Hương Xà(Hương Xá)
    Bắt thằng biệt kích tên Ma Văn Tìn(Ma Văn Tín)

    NABD

    Trả lờiXóa
  8. Hoan Hô anh Ung Văn Khiêm
    Anh về Phú Thọ que diêm bật xòe

    BIC

    Trả lờiXóa
  9. Cóp nhặt góp vui :
    Ước gì mình theo Đạo Hồi
    Được lấy bốn vợ cùng ngồi một nơi
    Hà Đông sư tử hết thời
    Có giỏi kiện thánh đạo Hồi A La

    Hôm qua học tập chính tri (chính trị)
    Cán bộ ngồi ỳ, chẳng chịu phát biêu (phát biểu)
    Cơm ăn chẳng được bao nhiêu
    Đảng uỷ lại bắt phát biêu cả buôi !!! (cả buổi)
    Holly

    Trả lờiXóa