Những ngày ấy, ngoài việc học bài, chúng tôi còn có thời gian đi chơi, “đánh bóng mặt đường”, thể dục, thể thao, tán gẫu và …đọc sách. Tôi thì thích đọc sách. Đọc không có chọn lọc lắm. Thuở ấy đâu có nhiều sách như bây giờ. Thế là có chuyện xảy ra.
Có một chiều, tôi nhìn thấy ông anh xách về một quyển truyện với vẻ bí mật. Tôi nài xem và được biết đó là cuốn “Vụ án tên gián điệp Eli Cohen” của nhà xuất bản Công an nhân dân. Nghe chừng rất hấp dẫn. Xin xỏ mãi không được. Nhưng đến chiều hôm ấy, thấy ông anh nói”: có xem thì tối nay xem đi, mai anh phải đi giả nó rồi!”
Thế thì còn gì bằng! Sau việc nhà, cơm canh, tôi học cuống cuồng cho bài sáng mai. Trong khi học, tôi chỉ sợ cuốn sách không còn ở lại nhà mình được lâu nữa. Bài tập cũng làm quấy quá. Lúc đó, bài tôi làm dường như chỉ là các gạch đầu dòng. Chừng 10 giờ tối thì xong. Sau khi nhét sách vở vào trong cặp, chẳng quan tâm đã đủ hay chưa, tôi chộp lấy cuốn truyện và bắt đầu đọc.
Tôi vẫn nhớ cảm giác cầm cuốn sách có bìa với tiêu đề chữ đen trên nền nâu tím, giấy thì cũ vàng. Cái dòng chữ “lưu hành nội bộ” càng làm cho cuốn sách trở nên bí hiểm. Eli Cohen là gián điệp người Israel hoạt động ở Siry. Bản thân hắn là một người có trí nhớ cực tốt, vẻ ngoài dễ nhìn, hoạt động hiệu quả và nói tiếng A rập rất giỏi. Hoạt động của Eli Cohen thuận lợi là do đã giúp đỡ các quan chức Siry, những nhà lãnh đạo đảng Baath ngay khi họ còn đang thời kỳ gian khó ở Arhentina. Lúc đó, tại quốc gia này, hắn bắt đầu hoạt động dưới lốt một nhà buôn. Tôi đọc và thấy mê luôn. Người ta đánh gía tài năng tình báo của hắn chỉ có thể so sánh với Rihard Gorge của Liên Xô. Hắn có công lao phát hiện và tổ chức bắt trùm Quốc xã Eicheman, một tội phạm chiến tranh lẩn trốn ở Argentina; thu thập và gửi về cho tình báo Israel một khối lượng khổng lồ các thông tin quan trọng … Một số khái niệm mới làm tôi cũng “khoái”: Mossad- cơ quan tình báo Israel; “Hatum grat”- Thành phố được gán tên nhân vật cao cấp Siry, nơi ông ta khuynh đảo; “vô tuyến tầm phương”- máy dò phát hiện tọa độ các trạm phát sóng radio tần số lạ mà nhờ đó các chuyên gia Liên Xô đã phát hiện ra nơi hắn truyền tin…Đọc xong thì trời đã tang tảng sáng. Tôi ngủ thiếp lúc nào không biết…
Cho đến khi cô em đánh thức: “Em lay mãi mà anh không dậy” thì tôi mới choàng tỉnh. Táp vội nước lã lên mặt, xỏ chân vào chiếc dép nhựa Tiền phong đã rách quai hậu, giằng cặp ra khỏi bàn, tôi lao đến trường. Hàng ngày đi đường còn để ý , nhưng hôm đó tôi không thiết quan sát gì nữa. Con đường Ngọc Hà như dài mãi, hết tập thể Nông lâm đến K93. Hai bên vỉa hè là những viên gạch nhỏ và đá dăm. Chúng trượt dưới chân đôi lúc làm tôi chao đảo. Đường rất vắng, có một vài xe đạp lăn bánh, thỉnh thoảng một chiếc ô tô phóng vụt qua.
Tôi phóng vội qua chợ Ngọc Hà. Chợ đã bắt đầu chật chội với các bà bán rau quả, nồi niêu xoong chảo, hàng xén…Con đường đất lồi lên những viên đá xanh. Chợ lõng bõng nước, mùi xu hào đã thối chảy nước mà mậu dịch xếp chúng thành đống bên cạnh cửa hàng. Chạy tránh người đi chợ và các gánh bán hàng, tôi hướng đến đường Kim Mã , rẽ trái chạy một đoạn. Cổng trường Nguyễn Trãi đã hiện ra trước mắt.
Đã muộn rồi! Sân trường vắng lặng. Bên cánh cổng trường cũ kỹ, dường như lúc nào cũng như ngửa lên trời là hai bạn trực tuần chờ sẵn. Tôi thở hồng hộc lao đến nhưng lại bị chèn ngay sau một cậu bạn chắc cũng vừa co cẳng tới. Trực tuần hỏi cậu ta :“ Bạn học lớp nào?”. Bấy giờ tôi mới nhìn kỹ cậu đó: da ngăm đen, mái tóc thả trước trán như răng lược, áo trắng còn thoáng nếp nhăn, chiếc quần xanh đậm đầy bụi ở gấu. Cậu dõng dạc :“10E”, trực tuần ghi lại và cho vào. Đến lượt tôi, trực tuần lại hỏi tên lớp. Bí quá, vì chẳng có mấy khi đi muộn, tôi cũng buột miệng “: 10E”. Nghe thấy tôi trả lời, cậu bạn quay hẳn người lại và nhìn tôi vẻ nghi ngờ. Nguy rồi, có lẽ cậu học sinh 10E này đã phát hiện ra sự nói dối của tôi! Chúng tôi tiếp tục đi vào. Đến bên trong, khi tôi rẽ về phía dãy lớp G,H thì thấy hắn nhếch mép cười và nheo mắt với vẻ tinh nghịch. Cậu ta chạy hướng sang dãy lớp A-E. Hóa ra, cậu ấy cũng không phải dân 10E(!)
Chẳng là hồi ấy, lớp 9E, sau là 10E của thầy Mầu - chủ nhiệm trong trường là lớp có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Lớp rất hay được khen trong các buổi chào cờ đầu tuần. Cô giáo chủ nhiệm lớp tôi cũng không ít lần mong muốn lớp học tập 10E. Thế mà bọn tôi không làm được. Thực ra lúc đó tôi nghĩ :“ Báo mình đi muộn là học sinh lớp 10E chắc không sao”. Tại sao trực tuần lại đơn giản chỉ hỏi tên lớp? Dại gì mà chìa tên lớp mình.
Mỗi khi nhớ lại chuyện này, tôi cũng thấy chộn rộn phần nào. Thế là đổ lỗi cho lớp 10E rồi! Không rõ tuần ấy lớp 10E thế nào? Phải chi tôi không đọc truyện quá khuya, phải chi tôi để đồng hồ báo thức bên cạnh mình, phải chi khi cô em giục thì phải dậy ngay… thì đâu nên nỗi. Một kỷ niệm tôi không thể quên.
Có một chiều, tôi nhìn thấy ông anh xách về một quyển truyện với vẻ bí mật. Tôi nài xem và được biết đó là cuốn “Vụ án tên gián điệp Eli Cohen” của nhà xuất bản Công an nhân dân. Nghe chừng rất hấp dẫn. Xin xỏ mãi không được. Nhưng đến chiều hôm ấy, thấy ông anh nói”: có xem thì tối nay xem đi, mai anh phải đi giả nó rồi!”
Thế thì còn gì bằng! Sau việc nhà, cơm canh, tôi học cuống cuồng cho bài sáng mai. Trong khi học, tôi chỉ sợ cuốn sách không còn ở lại nhà mình được lâu nữa. Bài tập cũng làm quấy quá. Lúc đó, bài tôi làm dường như chỉ là các gạch đầu dòng. Chừng 10 giờ tối thì xong. Sau khi nhét sách vở vào trong cặp, chẳng quan tâm đã đủ hay chưa, tôi chộp lấy cuốn truyện và bắt đầu đọc.
Tôi vẫn nhớ cảm giác cầm cuốn sách có bìa với tiêu đề chữ đen trên nền nâu tím, giấy thì cũ vàng. Cái dòng chữ “lưu hành nội bộ” càng làm cho cuốn sách trở nên bí hiểm. Eli Cohen là gián điệp người Israel hoạt động ở Siry. Bản thân hắn là một người có trí nhớ cực tốt, vẻ ngoài dễ nhìn, hoạt động hiệu quả và nói tiếng A rập rất giỏi. Hoạt động của Eli Cohen thuận lợi là do đã giúp đỡ các quan chức Siry, những nhà lãnh đạo đảng Baath ngay khi họ còn đang thời kỳ gian khó ở Arhentina. Lúc đó, tại quốc gia này, hắn bắt đầu hoạt động dưới lốt một nhà buôn. Tôi đọc và thấy mê luôn. Người ta đánh gía tài năng tình báo của hắn chỉ có thể so sánh với Rihard Gorge của Liên Xô. Hắn có công lao phát hiện và tổ chức bắt trùm Quốc xã Eicheman, một tội phạm chiến tranh lẩn trốn ở Argentina; thu thập và gửi về cho tình báo Israel một khối lượng khổng lồ các thông tin quan trọng … Một số khái niệm mới làm tôi cũng “khoái”: Mossad- cơ quan tình báo Israel; “Hatum grat”- Thành phố được gán tên nhân vật cao cấp Siry, nơi ông ta khuynh đảo; “vô tuyến tầm phương”- máy dò phát hiện tọa độ các trạm phát sóng radio tần số lạ mà nhờ đó các chuyên gia Liên Xô đã phát hiện ra nơi hắn truyền tin…Đọc xong thì trời đã tang tảng sáng. Tôi ngủ thiếp lúc nào không biết…
Cho đến khi cô em đánh thức: “Em lay mãi mà anh không dậy” thì tôi mới choàng tỉnh. Táp vội nước lã lên mặt, xỏ chân vào chiếc dép nhựa Tiền phong đã rách quai hậu, giằng cặp ra khỏi bàn, tôi lao đến trường. Hàng ngày đi đường còn để ý , nhưng hôm đó tôi không thiết quan sát gì nữa. Con đường Ngọc Hà như dài mãi, hết tập thể Nông lâm đến K93. Hai bên vỉa hè là những viên gạch nhỏ và đá dăm. Chúng trượt dưới chân đôi lúc làm tôi chao đảo. Đường rất vắng, có một vài xe đạp lăn bánh, thỉnh thoảng một chiếc ô tô phóng vụt qua.
Tôi phóng vội qua chợ Ngọc Hà. Chợ đã bắt đầu chật chội với các bà bán rau quả, nồi niêu xoong chảo, hàng xén…Con đường đất lồi lên những viên đá xanh. Chợ lõng bõng nước, mùi xu hào đã thối chảy nước mà mậu dịch xếp chúng thành đống bên cạnh cửa hàng. Chạy tránh người đi chợ và các gánh bán hàng, tôi hướng đến đường Kim Mã , rẽ trái chạy một đoạn. Cổng trường Nguyễn Trãi đã hiện ra trước mắt.
Đã muộn rồi! Sân trường vắng lặng. Bên cánh cổng trường cũ kỹ, dường như lúc nào cũng như ngửa lên trời là hai bạn trực tuần chờ sẵn. Tôi thở hồng hộc lao đến nhưng lại bị chèn ngay sau một cậu bạn chắc cũng vừa co cẳng tới. Trực tuần hỏi cậu ta :“ Bạn học lớp nào?”. Bấy giờ tôi mới nhìn kỹ cậu đó: da ngăm đen, mái tóc thả trước trán như răng lược, áo trắng còn thoáng nếp nhăn, chiếc quần xanh đậm đầy bụi ở gấu. Cậu dõng dạc :“10E”, trực tuần ghi lại và cho vào. Đến lượt tôi, trực tuần lại hỏi tên lớp. Bí quá, vì chẳng có mấy khi đi muộn, tôi cũng buột miệng “: 10E”. Nghe thấy tôi trả lời, cậu bạn quay hẳn người lại và nhìn tôi vẻ nghi ngờ. Nguy rồi, có lẽ cậu học sinh 10E này đã phát hiện ra sự nói dối của tôi! Chúng tôi tiếp tục đi vào. Đến bên trong, khi tôi rẽ về phía dãy lớp G,H thì thấy hắn nhếch mép cười và nheo mắt với vẻ tinh nghịch. Cậu ta chạy hướng sang dãy lớp A-E. Hóa ra, cậu ấy cũng không phải dân 10E(!)
Chẳng là hồi ấy, lớp 9E, sau là 10E của thầy Mầu - chủ nhiệm trong trường là lớp có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Lớp rất hay được khen trong các buổi chào cờ đầu tuần. Cô giáo chủ nhiệm lớp tôi cũng không ít lần mong muốn lớp học tập 10E. Thế mà bọn tôi không làm được. Thực ra lúc đó tôi nghĩ :“ Báo mình đi muộn là học sinh lớp 10E chắc không sao”. Tại sao trực tuần lại đơn giản chỉ hỏi tên lớp? Dại gì mà chìa tên lớp mình.
Mỗi khi nhớ lại chuyện này, tôi cũng thấy chộn rộn phần nào. Thế là đổ lỗi cho lớp 10E rồi! Không rõ tuần ấy lớp 10E thế nào? Phải chi tôi không đọc truyện quá khuya, phải chi tôi để đồng hồ báo thức bên cạnh mình, phải chi khi cô em giục thì phải dậy ngay… thì đâu nên nỗi. Một kỷ niệm tôi không thể quên.
Hà Nội 10-2010
Hồ Sĩ Bàng
Vậy nhân dịp hội ngộ K22 Nguyễn Trãi lần này thì xin lỗi các bạn 10E.
Trả lờiXóaTuy thế, bạn vẫn đáng được khen vì ở giây phút „gay cấn“ như vậy mà vẫn tỉnh táo để bảo toàn danh dự cho lớp của mình :-).
Bạn làm mình cũng nhớ đến 1 lần duy nhất đi học muộn trong suốt quãng đời học sinh là vào tiết học của thầy Vượng - khoa Vô Tuyến Điện, bởi vì tối hôm trước đi xem lễ tổng duyệt diễu binh mừng đất nước thống nhất đến 3g sáng mới xong. May mà thầy Vượng chỉ bảo: „Những ai đi học muôn tiết của tôi thì cứ lặng lẽ đi vào lớp mà ngồi nghe giảng chứ đừng đứng ở ngoài“.
Dung (10A)
Mình vẫn hay gọi thầy Vương Cộng là thầy "Công Vượng" và nói tắt là thầy "Vượng", hì hì...
Trả lờiXóaỪ! Mình lúc đó là dân VTĐ, nào có biết thầy Vượng nào đâu!!!Thầy Cộng cực kỳ tài tử đấy!
Trả lờiXóaThầy đúng là cực kỳ tài tử nhưng lại giảng dạy rất hay và không „bắt nạt“ sinh viên :-).
Trả lờiXóa.
Trả lờiXóaBạn xấu quá bây giờ mới thú nhận đẩy tội lớp mình sang lớp khác.
Trong các thầy cô giáo dạy trường Nguyễn Trãi tôi ấn ượng nhất là thầy Quang dạy toán và thầy Xuân dạy địa. Mỗi khi đến tiết địa là cả lớp lại "xào bài" thật vui.
Thầy Mầu thật tốt nhưng chúng tôi ai nấy đều rất sợ thầy... Bây giờ vẫn còn nhớ cái cảm giác run run khi thầy bước vào lớp...