Tác giả: VŨ THẾ LONG
Tôi tiếp nhận cái văn minh “ăn rượu” từ bà và mẹ truyền cho mỗi dịp tết đoan ngọ và tiếp nhận văn minh “uống bia” từ ông nội.
Hồi ấy, tôi mới mười bốn, mười lăm tuổi, cổ còn quàng khăn đỏ, túi rỗng tuếch không có một xu thì làm gì có tiền mà rượu chè, bia bọt. Chuyện là cứ vào tiết đổi trời mùa hạ, khi bầu trời Hà Nội đầy mây ngột ngạt mong mãi chẳng có giọt mưa, cái oi bức kinh khủng làm cho ai nấy mệt rũ người. Nhìn mây trời ông tôi lo lắng, cụ bảo: “trời như thế này thì trên nguồn mưa phải biết. Cái oi này là oi nước sông sắp lên đây“. Quả vậy chỉ một hai hôm sau là nước sông đỏ ngầu từ nguồn đổ về. Dân ngoài đê sông Cái lại lũ lượt chạy vào khu Bác Cổ để tránh lụt. Người ta bảo chỗ này là đất cao nhất Hà Nội.
Những lúc ấy, ông cảm thấy mệt mỏi, khó thở. Cụ dắt tôi ra đầu phố để làm tợp bia. Đấy là lối nói của cụ mỗi khi rủ tôi đi uống. Ngay góc ngã tư đường Trần Xuân Soạn – Thi Sách, cạnh trường tư thục Lam Sơn lúc bấy giờ có một quầy giải khát nhỏ do ông Bẩy làm chủ. Quầy giải khát có mặt sàn hình vuông, mỗi chiều chừng 4 mét, tường gỗ sơn xanh, mái lợp tôn dựng ngay trên vỉa hè. Loại quầy giải khát kiểu này thời ấy được dựng lên khá nhiều ở bên bờ hồ Hoàn Kiếm dọc phố hàng Trống. Các quầy này thường bán nước chanh đá, nước dừa với những chùm dừa trĩu quả bày trước quầy chào khách. Trong quầy bán đủ thứ từ rượu bia, nước chanh cho đến các loại kẹo bánh bán cho trẻ em. Người ta xếp dăm chiếc ghế mây, vài chiếc ghế vải bên vỉa hè để khách có thể ngả lưng đong đưa ngồi hứng gió, giải khát và ngắm nhìn thiên hạ qua lại. Lúc ấy dân số Hà Nội còn thưa lắm nên những cửa hàng kiểu này vẫn được phép xuất hiện đàng hoàng trên vỉa hè, góc phố và cái thú ăn uống trên vỉa hè này là một trong những cái thú của người Hà Nội.
Ông uống bia không phải vì nghiện. Cụ uống bia cũng như uống thuốc vậy. Cứ mỗi khi trở trời oi bức, thấy khó thở, cụ lại gọi một chai bia nhỏ và “làm một tợp” cho dễ thở. Tôi đi theo cụ cho vui thôi chứ có uống gì đâu. Tất nhiên là bia gọi ra, thế nào cũng phải hai cốc. Tôi thì một cốc đá và cụ cũng san cho tý bia gọi là và hai ông cháu ngồi nhâm nhi. Ở đời hiếm người đi uống bia một mình. Có lẽ cũng vì để có người cùng uống mà cụ cho tôi – thằng cháu đích tôn đi theo cho vui cũng nên.
Loại bia mà tôi được uống lần đầu tiên trong đời là thứ bia sản xuất chính hiệu từ Tiệp Khắc được nhập vào bán ở Hà Nội từ những năm sau hoà bình 1954. Chai nhỏ thủy tinh xanh và cổ chai bịt giấy bạc trắng. Sau này, có dịp đi thăm Tiệp Khắc tôi thấy loại bia này vẫn tiếp tục bày bán. Cái kiểu dáng, nhãn mác và chất liệu của từng loại bia được người ta trân trọng và gìn giữ từ đời này qua đời khác như một thứ quốc bảo về ẩm thực chứ không có lối thay đổi mẫu mã, kiểu dáng luôn xoành xoạch như các thứ bia rượu, thuốc lá… ở bên ta.
Thú thật, ngụm bia đầu tiên tôi được uống sao mà đắng thế. Bia vừa vào miệng đã suýt nữa phải nhổ ra vì đắng. May mà chưa kịp thực hiện cái phản xạ đáng xấu hổ ấy trước mặt ông. Thế rồi, dần dần cũng quen, tôi uống được hết phần bia mà ông rót cho và cũng cảm thấy nó là lạ, có một hương vị dễ chịu mặc dầu có đắng tý chút. Người ta bảo rằng trên đời này, hầu như cái gì gây nên nghiện lúc đầu bập vào cũng khó. Trẻ con lần đầu chấm nhầm phải bát nước mắm có ớt thì nước mắt, nước mũi giàn giụa. Lắm anh choai choai lần đầu làm bộ hút điếu thuốc cho ra vẻ người lớn để chộ mấy tiểu thư mới lớn thì bị ho sặc ho sụa… Thế rồi, ngày một ngày, những thứ ấy chẳng hiểu sao nó cứ len lỏi vào cuộc sống. Thiếu nó thì nhớ. Có thứ thấy thèm và không chịu nổi. Thế là đâm nghiện.
Tôi là một trong số những người rất thích bia, yêu văn hóa bia nhưng nếu như không có bia dăm bảy tháng thì cũng chẳng hề gì. Người ta nói nghiện hay không còn tùy thuộc vào cái hệ thần kinh bẩm sinh của từng người, chẳng biết có đúng không. Tôi không hẳn là không nghiện bia nhưng từ lâu đã mắc phải chứng nghiện cái không khí cộng đồng của bia. Đôi khi bận việc, tạt qua quán bia thấy thật khó khăn khi phải một mình tu hết một vại nhưng nếu ngồi vui với bè bạn thì bao nhiêu cũng không đủ. Chẳng phải mình tôi mà nhiều người đã gặp ở Việt Nam cũng như ở nhiều nơi trên thế giới cùng chung lối uống cộng đồng như thế. Người uống bia luôn có bè có bạn. Người ta uống với bạn, uống vì bạn. Đôi khi làm thơ, sáng tác ngay trên bàn bia với bạn bè. Bên Tiệp, người ta thành lập cả đảng Bia ra tranh cử nghị viện như những đảng phái quái dị khác mọc ra như nấm sau ngày chế độ Cộng sản cũ tan rã.
Ông tôi bảo rằng trước đây, Hà Nội cũng có nhà máy bia do người Pháp sản xuất. Lúc ấy, người ta bán loại bia gọi là bia Hô Mèn (L’Home) làm trên Ngọc Hà, nơi là trụ sở của nhà máy bia bây giờ. Hồi ấy người ta bán hai loại bia, một loại gọi là cổ vàng và loại khác là cổ trắng vì cổ chai được bọc bởi hai loại giấy bạc khác nhau và độ đậm nhạt của hai loại này khác nhau. Xe ô tô xi téc bán bia bốc (Bock) và nước cam ga đỗ ở gần vườn hoa Chí Linh gần nhà dây thép luôn sơn màu vàng với nhãn hiệu con hổ màu đỏ trong vòng tròn. Khách qua đường có thể dừng chân hay vừa ghếch chân trên xe đạp làm một bốc bia.
Nghe nói phải tìm mãi người ta mới thấy được Ngọc Hà là vùng có nguồn nước tốt để nấu bia. Trong công nghệ nấu bia, nước là một nguồn quan trọng bậc nhất. Dù có hoa Hu Blông, lúa mạch thứ thiệt, máy móc và quy trình sản xuất hiện đại đến mấy mà nguồn nước không ra gì thì cũng coi như bỏ.
Nghe nói có thời công nhân mỏ Quảng Ninh phải làm việc cực nhọc trong điều kiện quá nóng nực, vất vả. Ra thăm mỏ, cảm thông với nguyện vọng của thợ mỏ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chỉ thị cho Bộ Công nghiệp nhẹ nhập cả một dây chuyền của Tiệp Khắc về để xây dựng một nhà máy bia ngoài Quảng Ninh để phục vụ công nhân. Nhưng rút cục, máy về mà bia không có, cũng chỉ vì lúc ấy vùng định xây nhà máy không có được nguồn nước ngọt thích hợp. Máy móc đành phải chuyển đi nơi khác.
Vùng Ngọc Hà – Hoàng Hoa Thám ven hồ Tây, Hà Nội quả là một vùng có nguồn nước lý tưởng để nấu bia cho người Hà Nội và làm ra cái gu riêng cho người Hà Nội, người cả nước và thiên hạ thưởng thức. Nghe nói hãng bia tư nhân của ông chủ Đường Béo người Hà Nội cũng nhờ kiếm được nguồn nước quanh vùng Ngọc Hà nên bia làm ra mới có khách. Có những đại lý gian giảo mua bia của nhà máy bia Hà Nội rồi đấu trộn với bia Đường Béo với giá rẻ hơn để làm giả bia Hà Nội trục lợi.
Thuở trước, người Pháp làm ra bia chủ yếu là để phục vụ cho tầng lớp trên trong xã hội. Người dân thường Hà Nội hầu như rất ít khi được uống bia. Đại đa số không biết bia là gì.
Từ những năm sáu mươi, với sự giúp đỡ của nước bạn Tiệp Khắc, nhà máy Bia Hà Nội và cũng là nhà máy bia duy nhất của miền Bắc Xã hội chủ nghĩa đã ra đời trên nền nhà máy bia của Pháp xây dựng trước đây ở đường Hoàng Hoa Thám.
Bia được sản xuất, nhà máy mở ra các đại lý bia khắp nơi ở Hà Nội để phục vụ nhân dân với giá bao cấp là ba hào một vại bia lớn. Tôi còn nhớ một số đại lý bia đầu tiên ở Hà Nội như một đại lý đặt tại phố Hàng Bài gần rạp Tháng Tám bây giờ hay một đại lý khác mở ở phố Hàng Khay, nay là chỗ bán hàng lưu niệm hay hiệu ảnh …. Trong các đại lý này, người ta đem đến từ nhà máy bia những thùng bia hình trụ có đóng đai sắt, mỗi thùng khoảng 50 lít. Bia được rót cho khách qua những chiếc vòi to có khóa cố định trên quầy theo kiểu châu Âu. Bên quầy còn có những bình CO2 để sục khí làm lạnh bia và tạo thêm ga cho bia. Ngoài bia hơi, nhà máy còn sản xuất bia chai với các nhãn hiệu bia Trúc Bạch và bia Hữu Nghị.
Thoạt đầu, khi mới đem bia ra bán, dân Hà Nội nhiều người còn bỡ ngỡ, trừ một số công chức hay những người đã sống lâu ở thành thị thì thỉnh thoảng có uống bia. Đa số người Hà Nội mới về sống ở Thủ Đô từ sau giải phóng thì chưa quen với thứ giải khát này. Cửa hàng bia lúc đầu thưa thớt, vắng tanh. Lúc ấy, thương nghiệp phải tìm đủ mọi cách để tiêu thụ lượng bia sản xuất được. Người ta đã bán bia hoà lẫn với si rô để có vị ngọt dễ uống hay bia kèm theo một đĩa đường kính. Có cửa hàng kem bên Gia Lâm người ta bán bia kèm theo chiếc kem que thả vào trong cốc mà chẳng hiểu sao lũ bạn tôi lại gọi thứ bia kem ấy là kem cối.
Trên báo khoa học lúc bấy giờ, đã có nhà khoa học viết bài ca ngợi công dụng của bia. Bài báo viết rằng “bia là thứ đồ uống cực kỳ bổ, trong đó có nhiều đường, vitamin A, Vitamin B … Nếu uống bia nhiều thì người sẽ phát phì. Trên thế giới có người nhịn ăn cả tháng, chỉ uống bia mà vẫn khoẻ mạnh….” Và sau này, khi mà dân nghiện bia ngày càng đông lên, bia trở nên khan hiếm và nhiều tiêu cực sau bia xuất hiện thì cũng nhà khoa học nọ lại viết báo dọa thiên hạ “Bia cũng là cồn, uống vào có hại!”.
Quảng cáo một thời gian ngắn thôi là thứ nước uống thơm mát bổ này có khách hàng ngay. Người Hà Nội đã dễ dàng chấp nhận và phổ thông hóa thứ nước uống có gốc Châu Âu này. Có lẽ lớp người chấp nhận Bia sớm nhất ở Hà Nội chính là đội ngũ văn nghệ sỹ và những người lao động nặng.
Nhiều bác công nhân khuân vác, kéo xe vất vả mồ hôi nhễ nhại nhưng chỉ tu một mạch cả vại bia là mệt mỏi tiêu tan và cảm thấy lâng lâng có thể hăng hái làm thêm vài chuyến hàng nữa.
Giới văn nghệ sỹ cũng thường tụ tập quanh bàn bia và sau này là ngồi xổm trên bãi cỏ, vỉa hè hay nền đất để bàn chuyện văn chương thế sự. Quán bia Cổ Tân gần nhà hát lớn, quán “chuồng cọp” đầu Nguyễn Đình Chiểu… là nơi cụ Nguyễn Tuân, họa sỹ Nguyễn Sáng, họa sỹ Mai Văn Hiến và nhiều nghệ sỹ tên tuổi khác thường lui tới.
Càng ngày, công chúng đến với bia càng đông, cầu không đủ cung nên việc mua bia ngày càng khó. Người ta phải xếp hàng rồng rắn tới hai ba trăm mét, người nọ nối người kia để mua một cốc bia. Hồi ấy, tôi có lần trốn giờ cơ quan cùng mấy cậu bạn ra xếp hàng ngoài quán bia đường Trần Hưng Đạo, gần ngã tư Hàng Bài thì gặp ngay vị thủ phó của mình cũng đã ra xếp hàng từ trước để chầu chực mua cho được một vại bia. Khổ quá, cái gì cũng thiếu. Ăn thì không đủ no, với nhiều người, bia vừa là thứ thuốc bổ vừa tạo cảm giác thư giãn trong những ngày tháng cùng cực căng thẳng của cuộc sống trong chiến tranh và chế độ bao cấp nặng nề.
Đứng dẹp trật tự của đám người xếp hàng và chúa hay chen ngang là một anh chàng béo mập, lùn lùn với chiếc loa pin luôn the thé bài thơ nhắc nhở mà mãi cho đến tận bây giờ, mỗi khi gặp lại vị thủ phó cũ của mình nay đã nghỉ hưu và ngồi viết văn chúng tôi vẫn khoái chí nhắc lại cái ngày gian khó xa xưa với bài thơ xếp hàng nọ:
“Muốn uống bia hơi phải xếp hàng
Xin đừng nhường chỗ chớ chen ngang
Chen ngang phát hiện cho màu áo
Kiên quyết mời ra rất nhẹ nhàng”
Xếp hàng quá đông mà nhiều khi đến cửa chuồng rồi thì bia lại hết. Cả lũ tiu nghỉu kéo nhau về hoặc đi lùng một cửa hàng khác để rồi lại phải mất hàng tiếng xếp hàng lại từ đầu. (Chúng tôi hay nói đùa là “đến cửa chuồng” như cảnh anh chơi cá ngựa biết bao công sức đổ con xúc xắc, kể cả đá bao con ngựa cản đường khác để về đến cửa chuồng rồi lại bị đá trở lại vị trí ban đầu). Cái thời ấy, hầu như phần lớn thời gian của người dân Hà Nội đều phải dành cho những cuộc xếp hàng bất đắc dĩ. Đêm thì phải thức trắng để xếp hàng chầu chực nước vì nước nhỏ từng giọt, vợ chồng con cái, cả khu tập thể phải thay phiên nhau mà hứng. Ba bốn giờ sáng đã phải chầu chực trước cửa hàng thịt hay phản thịt mậu dịch cửa chợ để xếp chiếc rổ rách, hòn gạch, cái túi ni lông thay người, chờ đến bảy tám giờ cô nhân viên mậu dịch mới đủng đỉnh tới nhận hàng, cắt phiếu và lạnh lùng, khinh khỉnh ban phát cho kẻ mua có nhiều người bằng tuổi bố mẹ, ông bà mình. Không một lời tử tế với khách hàng chứ chớ nên đòi hỏi những câu thưa gửi, cảm ơn lịch sự vốn có của người Hà Nội hào hoa. Bao cấp nó bần cùng và bệ rạc hóa người Hà Nội đi và xếp hàng để mua sản phẩm ẩm thực bia trong thời kỳ khốn khó này có lẽ là một trong những kiểu bệ rạc nhất trong sinh hoạt ẩm thực chưa từng thấy ở Hà Nội xưa nay.
Dân uống bia đông quá mức chịu đựng, người ta phải nghĩ ra nhiều kế khác nhau để giữ trật tự khu vực bán bia. Một trong những điển hình là cửa hàng bia Cổ Tân kề gốc gạo xế cửa Bảo Tàng Cách Mạng Việt Nam. Nơi đây suốt ngày tấp nập bởi dân uống bia, dân phe bia và đủ các loại người từ các văn nghệ sỹ, thương binh, cán bộ, dân phe và cả đám du côn tụ tập kiếm chác, phá phách. Cửa hàng đã phải nhiều lần thiết kế đi thiết kế lại cửa bán bia để cố giữ trật tự mà vẫn không sao làm được. Họ đã hàn sắt vây quanh chỗ xếp hàng, chỗ rót bia để chống chen ngang. Lập rào quanh khu bán bia để chống nạn phe bia, đầu cơ bia … Cũng chính vì thế mà dân bia còn gọi các cửa hàng kiểu này là “Chuồng cọp“. Cuối cùng thì người ta nghĩ ra một sáng kiến tuyệt vời để chống chen ngang: làm một dây thép dài có những đồng xèng nhôm đục lỗ xỏ qua dây thép. Mỗi người đến cửa mua vé chỉ được mua một đến hai cốc và được nắm tay vào những đồng xèng thay cho chiếc tích kê của mình và người nọ đứng ép sát vào người kia, tay nắm đồng xèng đẩy cho đến cửa rót bia để hưởng cái hạnh phúc có trong tay một hai cốc bia sau hàng giờ xếp hàng trong khấp khởi và hy vọng.
Hồi ấy, làm gì có tiền, có lắm bia mà nhậu nhẹt lai rai. Người ta thường chỉ uống bia với dăm hạt lạc rang hay đĩa nộm là cùng. ấy thế mà để ép khách kiếm lời, nhiều cửa hàng quốc doanh nghĩ ra cái trò ép người uống phải mua kèm với bia đĩa nộm chua loét, cái nem cuốn dối nhạt phèo hay con mực nướng với giá cắt cổ. Nếu không mua thức ăn kèm thì không bán bia, nhiều khi mua thức ăn nhậu kèm rồi phải đổ đi chỉ uống bia mà thôi.
Bia khan hiếm quá mức nên người ta nghĩ ra nhiều hình thức phân phối khác nhau. Trong những cửa hàng cung cấp đặc biệt, người nào có bìa A, bìa B thì mỗi tháng được mua một hai chục chai tùy theo định lượng mỗi tháng. Các cơ quan nhà nước được cấp sổ mua bia theo tuần, theo tháng. Nếu có hội nghị đặc biệt phải làm công văn xin cung cấp hoặc nếu kèm theo lá thư tay của người quen có thẩm quyền phân phối thì càng tốt. Cơ quan sẽ được ưu tiên mua vài chục lít gọi là để phục vụ hội nghị. Cứ mỗi lần có bia về là cả cơ quan vui như hội. Người ta phân công người đem sổ lên nhà máy xếp hàng để chờ mua bia phân phối. Anh em ở nhà thì tíu tít kiếm cái ấm, cái xoong để đựng. Mượn cốc mượn chén, gọi điện rủ bạn bè ở cơ quan khác sang cùng uống. Bom bia vừa vần xuống cổng cơ quan là nhanh như cắt, nhất nhất theo sự phân công của ban đời sống công đoàn, người bán phiếu, kẻ rót bia…rồi thì tản ra từng nhóm ai nấy vui vẻ trong cái hạnh phúc đơn sơ, ước mơ nho nhỏ mà họ được lâng lâng tận hưởng. Ngày ấy tuy thiếu, tuy khổ nhưng vui. Bây giờ, đôi khi được dự những bữa tiệc đồ ăn thức uống, bia rượu thừa mứa mà sao vẫn không thấy được cái niềm vui khi được chia sẻ từng giọt bia với bạn bè thủa xưa. Lắm lúc bia nhiều mà sao vẫn thấy lạnh tanh, đắng ngắt. Cái đắng của nỗi cô đơn trống vắng tình người. Cái lạnh của mọi thứ đều quy ra thóc ra tiền. Người ta thả sức tiêu tiền, tiêu thóc của thiên hạ trong những bữa tiệc lu bù mà bất đắc dĩ ta được mời dự, phải dự.
Ngày nay, bất cứ ai đến Hà Nội cũng sẽ dễ dàng nhận dạng ra cái bản sắc uống mới của người Hà Nội. Đó là bia và bia hơi. Khắp nơi đều mở ra các quán bia hơi. Về khoản bia hơi thì vào thời điểm tôi đang viết bài này, có lẽ Hà Nội là một thành phố đứng đầu về sản xuất và tiêu thụ bia hơi trong cả nước. Dân trong thành phố Hồ Chí Minh và nhiều nơi khác hình như thích uống bia chai hơn.
Người ta sản xuất và tiêu thụ đủ các loại bia ở Hà Nội. Từ bia hơi đến bia chai, bia lon với các loại quen thuộc như Bia Hà Nội mà nhiều người quen gọi là “bia nhà máy” – là hãng bia quốc doanh lâu đời nhất. Ngót chục năm nay, dân bia Hà Nội lại quen với loại sản phẩm liên doanh với Đan Mạch, đó là bia Halida (Hà Nội liên doanh với Đan Mạch). Ngoài ra còn có hàng loạt các hãng bia nước ngoài đầu tư sản xuất tại Việt Nam mà khi vào các quán ăn ở Hà Nội, bạn sẽ luôn gặp các nữ nhân viên tiếp thị thuộc các công ty bia khác nhau ăn vận những bộ đồng phục riêng của từng hãng. Hãng Heineken thì vận đồ xanh lá cây, đeo tạp dề trắng kiểu Hà Lan. Hãng Tiger thì mặc sắc phục nền vàng váy ngắn xanh tím than…Vừa ngồi vào bàn là các cô đã đon đả mời chào khách uống thứ bia chính hiệu của hãng mình. Trên các bảng hiệu, tường nhà hàng treo đầy tranh biển quảng cáo cho các hãng bia và hàng loạt các kiểu khuyến mại được tung ra để tranh giành khách uống.
Bia tung ra thị trường ngày một nhiều. Quảng cáo bia treo nhản nhản khắp phố và hầu như không tối nào là không có quảng cáo bia trên các chương trình ti vi ở Hà Nội. Các điều kiện phục vụ cho người uống bia đã ngày càng cải tiến. Duy có một điều mà các quán bia hơi ở Hà Nội vẫn tỏ ra vô cùng bảo thủ đó là những chiếc cốc vại thô kệch làm bằng thứ thủy tinh tái sinh thô thiển đầy bọt vẫn giữ nguyên hình dạng nguyên thủy từ mấy chục năm nay, khi mà bia hơi mới ra đời ở Hà Nội. Có lần tôi dẫn một ông bạn Mỹ đi chơi phố, tạt vào quán bia gần nhà hát lớn uống dăm vại. Anh bạn Mỹ của tôi là người có thú sưu tầm các loại cốc uống bia cứ khẩn khoản nhờ tôi kiếm cho một chiếc cốc vại bia hơi Hà Nội. Theo anh ta, đây là loại cốc uống bia độc nhất vô nhị trên thế giới. Rốt cuộc, bà chủ quán đã tặng khách cả một đôi cốc thủy tinh thô kệch làm vật kỷ niệm mang phong cách độc đáo của bia hơi Hà Nội.
Từ chỗ Hà Nội là một trong những thủ đô khan hiếm bia vào bậc nhất trên thế giới trong thời còn bao cấp, chỉ sau mở cửa, đổi mới Hà Nội đã nhanh chóng trở thành một trong những thiên đường của những người yêu bia. Tôi không rõ lượng bia được tiêu thụ của dân Hà Nội mỗi ngày là bao nhiêu nhưng tin chắc rằng lượng bia được sản xuất và được tiêu thụ tại đây không thua kém nhiều thành phố khác trên thế giới.
Có ông bạn từ trong Nam ra Hà Nội đã hát nhái lời bài hát “Nhớ về Hà Nội” với lời ca:
“… Hà Nội của ta, Thủ đô yêu dấu
Đầy đường rượu bia, đầy đường thịt cầy…”
Không biết hát như vậy có quá lắm không nhưng quả thật hai khoản ẩm thực này có lẽ hiện tại Hà Nội là vô địch!
VTNg st
Tôi tiếp nhận cái văn minh “ăn rượu” từ bà và mẹ truyền cho mỗi dịp tết đoan ngọ và tiếp nhận văn minh “uống bia” từ ông nội.
Hồi ấy, tôi mới mười bốn, mười lăm tuổi, cổ còn quàng khăn đỏ, túi rỗng tuếch không có một xu thì làm gì có tiền mà rượu chè, bia bọt. Chuyện là cứ vào tiết đổi trời mùa hạ, khi bầu trời Hà Nội đầy mây ngột ngạt mong mãi chẳng có giọt mưa, cái oi bức kinh khủng làm cho ai nấy mệt rũ người. Nhìn mây trời ông tôi lo lắng, cụ bảo: “trời như thế này thì trên nguồn mưa phải biết. Cái oi này là oi nước sông sắp lên đây“. Quả vậy chỉ một hai hôm sau là nước sông đỏ ngầu từ nguồn đổ về. Dân ngoài đê sông Cái lại lũ lượt chạy vào khu Bác Cổ để tránh lụt. Người ta bảo chỗ này là đất cao nhất Hà Nội.
Những lúc ấy, ông cảm thấy mệt mỏi, khó thở. Cụ dắt tôi ra đầu phố để làm tợp bia. Đấy là lối nói của cụ mỗi khi rủ tôi đi uống. Ngay góc ngã tư đường Trần Xuân Soạn – Thi Sách, cạnh trường tư thục Lam Sơn lúc bấy giờ có một quầy giải khát nhỏ do ông Bẩy làm chủ. Quầy giải khát có mặt sàn hình vuông, mỗi chiều chừng 4 mét, tường gỗ sơn xanh, mái lợp tôn dựng ngay trên vỉa hè. Loại quầy giải khát kiểu này thời ấy được dựng lên khá nhiều ở bên bờ hồ Hoàn Kiếm dọc phố hàng Trống. Các quầy này thường bán nước chanh đá, nước dừa với những chùm dừa trĩu quả bày trước quầy chào khách. Trong quầy bán đủ thứ từ rượu bia, nước chanh cho đến các loại kẹo bánh bán cho trẻ em. Người ta xếp dăm chiếc ghế mây, vài chiếc ghế vải bên vỉa hè để khách có thể ngả lưng đong đưa ngồi hứng gió, giải khát và ngắm nhìn thiên hạ qua lại. Lúc ấy dân số Hà Nội còn thưa lắm nên những cửa hàng kiểu này vẫn được phép xuất hiện đàng hoàng trên vỉa hè, góc phố và cái thú ăn uống trên vỉa hè này là một trong những cái thú của người Hà Nội.
Ông uống bia không phải vì nghiện. Cụ uống bia cũng như uống thuốc vậy. Cứ mỗi khi trở trời oi bức, thấy khó thở, cụ lại gọi một chai bia nhỏ và “làm một tợp” cho dễ thở. Tôi đi theo cụ cho vui thôi chứ có uống gì đâu. Tất nhiên là bia gọi ra, thế nào cũng phải hai cốc. Tôi thì một cốc đá và cụ cũng san cho tý bia gọi là và hai ông cháu ngồi nhâm nhi. Ở đời hiếm người đi uống bia một mình. Có lẽ cũng vì để có người cùng uống mà cụ cho tôi – thằng cháu đích tôn đi theo cho vui cũng nên.
Loại bia mà tôi được uống lần đầu tiên trong đời là thứ bia sản xuất chính hiệu từ Tiệp Khắc được nhập vào bán ở Hà Nội từ những năm sau hoà bình 1954. Chai nhỏ thủy tinh xanh và cổ chai bịt giấy bạc trắng. Sau này, có dịp đi thăm Tiệp Khắc tôi thấy loại bia này vẫn tiếp tục bày bán. Cái kiểu dáng, nhãn mác và chất liệu của từng loại bia được người ta trân trọng và gìn giữ từ đời này qua đời khác như một thứ quốc bảo về ẩm thực chứ không có lối thay đổi mẫu mã, kiểu dáng luôn xoành xoạch như các thứ bia rượu, thuốc lá… ở bên ta.
Thú thật, ngụm bia đầu tiên tôi được uống sao mà đắng thế. Bia vừa vào miệng đã suýt nữa phải nhổ ra vì đắng. May mà chưa kịp thực hiện cái phản xạ đáng xấu hổ ấy trước mặt ông. Thế rồi, dần dần cũng quen, tôi uống được hết phần bia mà ông rót cho và cũng cảm thấy nó là lạ, có một hương vị dễ chịu mặc dầu có đắng tý chút. Người ta bảo rằng trên đời này, hầu như cái gì gây nên nghiện lúc đầu bập vào cũng khó. Trẻ con lần đầu chấm nhầm phải bát nước mắm có ớt thì nước mắt, nước mũi giàn giụa. Lắm anh choai choai lần đầu làm bộ hút điếu thuốc cho ra vẻ người lớn để chộ mấy tiểu thư mới lớn thì bị ho sặc ho sụa… Thế rồi, ngày một ngày, những thứ ấy chẳng hiểu sao nó cứ len lỏi vào cuộc sống. Thiếu nó thì nhớ. Có thứ thấy thèm và không chịu nổi. Thế là đâm nghiện.
Tôi là một trong số những người rất thích bia, yêu văn hóa bia nhưng nếu như không có bia dăm bảy tháng thì cũng chẳng hề gì. Người ta nói nghiện hay không còn tùy thuộc vào cái hệ thần kinh bẩm sinh của từng người, chẳng biết có đúng không. Tôi không hẳn là không nghiện bia nhưng từ lâu đã mắc phải chứng nghiện cái không khí cộng đồng của bia. Đôi khi bận việc, tạt qua quán bia thấy thật khó khăn khi phải một mình tu hết một vại nhưng nếu ngồi vui với bè bạn thì bao nhiêu cũng không đủ. Chẳng phải mình tôi mà nhiều người đã gặp ở Việt Nam cũng như ở nhiều nơi trên thế giới cùng chung lối uống cộng đồng như thế. Người uống bia luôn có bè có bạn. Người ta uống với bạn, uống vì bạn. Đôi khi làm thơ, sáng tác ngay trên bàn bia với bạn bè. Bên Tiệp, người ta thành lập cả đảng Bia ra tranh cử nghị viện như những đảng phái quái dị khác mọc ra như nấm sau ngày chế độ Cộng sản cũ tan rã.
Ông tôi bảo rằng trước đây, Hà Nội cũng có nhà máy bia do người Pháp sản xuất. Lúc ấy, người ta bán loại bia gọi là bia Hô Mèn (L’Home) làm trên Ngọc Hà, nơi là trụ sở của nhà máy bia bây giờ. Hồi ấy người ta bán hai loại bia, một loại gọi là cổ vàng và loại khác là cổ trắng vì cổ chai được bọc bởi hai loại giấy bạc khác nhau và độ đậm nhạt của hai loại này khác nhau. Xe ô tô xi téc bán bia bốc (Bock) và nước cam ga đỗ ở gần vườn hoa Chí Linh gần nhà dây thép luôn sơn màu vàng với nhãn hiệu con hổ màu đỏ trong vòng tròn. Khách qua đường có thể dừng chân hay vừa ghếch chân trên xe đạp làm một bốc bia.
Nghe nói phải tìm mãi người ta mới thấy được Ngọc Hà là vùng có nguồn nước tốt để nấu bia. Trong công nghệ nấu bia, nước là một nguồn quan trọng bậc nhất. Dù có hoa Hu Blông, lúa mạch thứ thiệt, máy móc và quy trình sản xuất hiện đại đến mấy mà nguồn nước không ra gì thì cũng coi như bỏ.
Nghe nói có thời công nhân mỏ Quảng Ninh phải làm việc cực nhọc trong điều kiện quá nóng nực, vất vả. Ra thăm mỏ, cảm thông với nguyện vọng của thợ mỏ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chỉ thị cho Bộ Công nghiệp nhẹ nhập cả một dây chuyền của Tiệp Khắc về để xây dựng một nhà máy bia ngoài Quảng Ninh để phục vụ công nhân. Nhưng rút cục, máy về mà bia không có, cũng chỉ vì lúc ấy vùng định xây nhà máy không có được nguồn nước ngọt thích hợp. Máy móc đành phải chuyển đi nơi khác.
Vùng Ngọc Hà – Hoàng Hoa Thám ven hồ Tây, Hà Nội quả là một vùng có nguồn nước lý tưởng để nấu bia cho người Hà Nội và làm ra cái gu riêng cho người Hà Nội, người cả nước và thiên hạ thưởng thức. Nghe nói hãng bia tư nhân của ông chủ Đường Béo người Hà Nội cũng nhờ kiếm được nguồn nước quanh vùng Ngọc Hà nên bia làm ra mới có khách. Có những đại lý gian giảo mua bia của nhà máy bia Hà Nội rồi đấu trộn với bia Đường Béo với giá rẻ hơn để làm giả bia Hà Nội trục lợi.
Thuở trước, người Pháp làm ra bia chủ yếu là để phục vụ cho tầng lớp trên trong xã hội. Người dân thường Hà Nội hầu như rất ít khi được uống bia. Đại đa số không biết bia là gì.
Từ những năm sáu mươi, với sự giúp đỡ của nước bạn Tiệp Khắc, nhà máy Bia Hà Nội và cũng là nhà máy bia duy nhất của miền Bắc Xã hội chủ nghĩa đã ra đời trên nền nhà máy bia của Pháp xây dựng trước đây ở đường Hoàng Hoa Thám.
Bia được sản xuất, nhà máy mở ra các đại lý bia khắp nơi ở Hà Nội để phục vụ nhân dân với giá bao cấp là ba hào một vại bia lớn. Tôi còn nhớ một số đại lý bia đầu tiên ở Hà Nội như một đại lý đặt tại phố Hàng Bài gần rạp Tháng Tám bây giờ hay một đại lý khác mở ở phố Hàng Khay, nay là chỗ bán hàng lưu niệm hay hiệu ảnh …. Trong các đại lý này, người ta đem đến từ nhà máy bia những thùng bia hình trụ có đóng đai sắt, mỗi thùng khoảng 50 lít. Bia được rót cho khách qua những chiếc vòi to có khóa cố định trên quầy theo kiểu châu Âu. Bên quầy còn có những bình CO2 để sục khí làm lạnh bia và tạo thêm ga cho bia. Ngoài bia hơi, nhà máy còn sản xuất bia chai với các nhãn hiệu bia Trúc Bạch và bia Hữu Nghị.
Thoạt đầu, khi mới đem bia ra bán, dân Hà Nội nhiều người còn bỡ ngỡ, trừ một số công chức hay những người đã sống lâu ở thành thị thì thỉnh thoảng có uống bia. Đa số người Hà Nội mới về sống ở Thủ Đô từ sau giải phóng thì chưa quen với thứ giải khát này. Cửa hàng bia lúc đầu thưa thớt, vắng tanh. Lúc ấy, thương nghiệp phải tìm đủ mọi cách để tiêu thụ lượng bia sản xuất được. Người ta đã bán bia hoà lẫn với si rô để có vị ngọt dễ uống hay bia kèm theo một đĩa đường kính. Có cửa hàng kem bên Gia Lâm người ta bán bia kèm theo chiếc kem que thả vào trong cốc mà chẳng hiểu sao lũ bạn tôi lại gọi thứ bia kem ấy là kem cối.
Trên báo khoa học lúc bấy giờ, đã có nhà khoa học viết bài ca ngợi công dụng của bia. Bài báo viết rằng “bia là thứ đồ uống cực kỳ bổ, trong đó có nhiều đường, vitamin A, Vitamin B … Nếu uống bia nhiều thì người sẽ phát phì. Trên thế giới có người nhịn ăn cả tháng, chỉ uống bia mà vẫn khoẻ mạnh….” Và sau này, khi mà dân nghiện bia ngày càng đông lên, bia trở nên khan hiếm và nhiều tiêu cực sau bia xuất hiện thì cũng nhà khoa học nọ lại viết báo dọa thiên hạ “Bia cũng là cồn, uống vào có hại!”.
Quảng cáo một thời gian ngắn thôi là thứ nước uống thơm mát bổ này có khách hàng ngay. Người Hà Nội đã dễ dàng chấp nhận và phổ thông hóa thứ nước uống có gốc Châu Âu này. Có lẽ lớp người chấp nhận Bia sớm nhất ở Hà Nội chính là đội ngũ văn nghệ sỹ và những người lao động nặng.
Nhiều bác công nhân khuân vác, kéo xe vất vả mồ hôi nhễ nhại nhưng chỉ tu một mạch cả vại bia là mệt mỏi tiêu tan và cảm thấy lâng lâng có thể hăng hái làm thêm vài chuyến hàng nữa.
Giới văn nghệ sỹ cũng thường tụ tập quanh bàn bia và sau này là ngồi xổm trên bãi cỏ, vỉa hè hay nền đất để bàn chuyện văn chương thế sự. Quán bia Cổ Tân gần nhà hát lớn, quán “chuồng cọp” đầu Nguyễn Đình Chiểu… là nơi cụ Nguyễn Tuân, họa sỹ Nguyễn Sáng, họa sỹ Mai Văn Hiến và nhiều nghệ sỹ tên tuổi khác thường lui tới.
Càng ngày, công chúng đến với bia càng đông, cầu không đủ cung nên việc mua bia ngày càng khó. Người ta phải xếp hàng rồng rắn tới hai ba trăm mét, người nọ nối người kia để mua một cốc bia. Hồi ấy, tôi có lần trốn giờ cơ quan cùng mấy cậu bạn ra xếp hàng ngoài quán bia đường Trần Hưng Đạo, gần ngã tư Hàng Bài thì gặp ngay vị thủ phó của mình cũng đã ra xếp hàng từ trước để chầu chực mua cho được một vại bia. Khổ quá, cái gì cũng thiếu. Ăn thì không đủ no, với nhiều người, bia vừa là thứ thuốc bổ vừa tạo cảm giác thư giãn trong những ngày tháng cùng cực căng thẳng của cuộc sống trong chiến tranh và chế độ bao cấp nặng nề.
Đứng dẹp trật tự của đám người xếp hàng và chúa hay chen ngang là một anh chàng béo mập, lùn lùn với chiếc loa pin luôn the thé bài thơ nhắc nhở mà mãi cho đến tận bây giờ, mỗi khi gặp lại vị thủ phó cũ của mình nay đã nghỉ hưu và ngồi viết văn chúng tôi vẫn khoái chí nhắc lại cái ngày gian khó xa xưa với bài thơ xếp hàng nọ:
“Muốn uống bia hơi phải xếp hàng
Xin đừng nhường chỗ chớ chen ngang
Chen ngang phát hiện cho màu áo
Kiên quyết mời ra rất nhẹ nhàng”
Xếp hàng quá đông mà nhiều khi đến cửa chuồng rồi thì bia lại hết. Cả lũ tiu nghỉu kéo nhau về hoặc đi lùng một cửa hàng khác để rồi lại phải mất hàng tiếng xếp hàng lại từ đầu. (Chúng tôi hay nói đùa là “đến cửa chuồng” như cảnh anh chơi cá ngựa biết bao công sức đổ con xúc xắc, kể cả đá bao con ngựa cản đường khác để về đến cửa chuồng rồi lại bị đá trở lại vị trí ban đầu). Cái thời ấy, hầu như phần lớn thời gian của người dân Hà Nội đều phải dành cho những cuộc xếp hàng bất đắc dĩ. Đêm thì phải thức trắng để xếp hàng chầu chực nước vì nước nhỏ từng giọt, vợ chồng con cái, cả khu tập thể phải thay phiên nhau mà hứng. Ba bốn giờ sáng đã phải chầu chực trước cửa hàng thịt hay phản thịt mậu dịch cửa chợ để xếp chiếc rổ rách, hòn gạch, cái túi ni lông thay người, chờ đến bảy tám giờ cô nhân viên mậu dịch mới đủng đỉnh tới nhận hàng, cắt phiếu và lạnh lùng, khinh khỉnh ban phát cho kẻ mua có nhiều người bằng tuổi bố mẹ, ông bà mình. Không một lời tử tế với khách hàng chứ chớ nên đòi hỏi những câu thưa gửi, cảm ơn lịch sự vốn có của người Hà Nội hào hoa. Bao cấp nó bần cùng và bệ rạc hóa người Hà Nội đi và xếp hàng để mua sản phẩm ẩm thực bia trong thời kỳ khốn khó này có lẽ là một trong những kiểu bệ rạc nhất trong sinh hoạt ẩm thực chưa từng thấy ở Hà Nội xưa nay.
Dân uống bia đông quá mức chịu đựng, người ta phải nghĩ ra nhiều kế khác nhau để giữ trật tự khu vực bán bia. Một trong những điển hình là cửa hàng bia Cổ Tân kề gốc gạo xế cửa Bảo Tàng Cách Mạng Việt Nam. Nơi đây suốt ngày tấp nập bởi dân uống bia, dân phe bia và đủ các loại người từ các văn nghệ sỹ, thương binh, cán bộ, dân phe và cả đám du côn tụ tập kiếm chác, phá phách. Cửa hàng đã phải nhiều lần thiết kế đi thiết kế lại cửa bán bia để cố giữ trật tự mà vẫn không sao làm được. Họ đã hàn sắt vây quanh chỗ xếp hàng, chỗ rót bia để chống chen ngang. Lập rào quanh khu bán bia để chống nạn phe bia, đầu cơ bia … Cũng chính vì thế mà dân bia còn gọi các cửa hàng kiểu này là “Chuồng cọp“. Cuối cùng thì người ta nghĩ ra một sáng kiến tuyệt vời để chống chen ngang: làm một dây thép dài có những đồng xèng nhôm đục lỗ xỏ qua dây thép. Mỗi người đến cửa mua vé chỉ được mua một đến hai cốc và được nắm tay vào những đồng xèng thay cho chiếc tích kê của mình và người nọ đứng ép sát vào người kia, tay nắm đồng xèng đẩy cho đến cửa rót bia để hưởng cái hạnh phúc có trong tay một hai cốc bia sau hàng giờ xếp hàng trong khấp khởi và hy vọng.
Hồi ấy, làm gì có tiền, có lắm bia mà nhậu nhẹt lai rai. Người ta thường chỉ uống bia với dăm hạt lạc rang hay đĩa nộm là cùng. ấy thế mà để ép khách kiếm lời, nhiều cửa hàng quốc doanh nghĩ ra cái trò ép người uống phải mua kèm với bia đĩa nộm chua loét, cái nem cuốn dối nhạt phèo hay con mực nướng với giá cắt cổ. Nếu không mua thức ăn kèm thì không bán bia, nhiều khi mua thức ăn nhậu kèm rồi phải đổ đi chỉ uống bia mà thôi.
Bia khan hiếm quá mức nên người ta nghĩ ra nhiều hình thức phân phối khác nhau. Trong những cửa hàng cung cấp đặc biệt, người nào có bìa A, bìa B thì mỗi tháng được mua một hai chục chai tùy theo định lượng mỗi tháng. Các cơ quan nhà nước được cấp sổ mua bia theo tuần, theo tháng. Nếu có hội nghị đặc biệt phải làm công văn xin cung cấp hoặc nếu kèm theo lá thư tay của người quen có thẩm quyền phân phối thì càng tốt. Cơ quan sẽ được ưu tiên mua vài chục lít gọi là để phục vụ hội nghị. Cứ mỗi lần có bia về là cả cơ quan vui như hội. Người ta phân công người đem sổ lên nhà máy xếp hàng để chờ mua bia phân phối. Anh em ở nhà thì tíu tít kiếm cái ấm, cái xoong để đựng. Mượn cốc mượn chén, gọi điện rủ bạn bè ở cơ quan khác sang cùng uống. Bom bia vừa vần xuống cổng cơ quan là nhanh như cắt, nhất nhất theo sự phân công của ban đời sống công đoàn, người bán phiếu, kẻ rót bia…rồi thì tản ra từng nhóm ai nấy vui vẻ trong cái hạnh phúc đơn sơ, ước mơ nho nhỏ mà họ được lâng lâng tận hưởng. Ngày ấy tuy thiếu, tuy khổ nhưng vui. Bây giờ, đôi khi được dự những bữa tiệc đồ ăn thức uống, bia rượu thừa mứa mà sao vẫn không thấy được cái niềm vui khi được chia sẻ từng giọt bia với bạn bè thủa xưa. Lắm lúc bia nhiều mà sao vẫn thấy lạnh tanh, đắng ngắt. Cái đắng của nỗi cô đơn trống vắng tình người. Cái lạnh của mọi thứ đều quy ra thóc ra tiền. Người ta thả sức tiêu tiền, tiêu thóc của thiên hạ trong những bữa tiệc lu bù mà bất đắc dĩ ta được mời dự, phải dự.
Ngày nay, bất cứ ai đến Hà Nội cũng sẽ dễ dàng nhận dạng ra cái bản sắc uống mới của người Hà Nội. Đó là bia và bia hơi. Khắp nơi đều mở ra các quán bia hơi. Về khoản bia hơi thì vào thời điểm tôi đang viết bài này, có lẽ Hà Nội là một thành phố đứng đầu về sản xuất và tiêu thụ bia hơi trong cả nước. Dân trong thành phố Hồ Chí Minh và nhiều nơi khác hình như thích uống bia chai hơn.
Người ta sản xuất và tiêu thụ đủ các loại bia ở Hà Nội. Từ bia hơi đến bia chai, bia lon với các loại quen thuộc như Bia Hà Nội mà nhiều người quen gọi là “bia nhà máy” – là hãng bia quốc doanh lâu đời nhất. Ngót chục năm nay, dân bia Hà Nội lại quen với loại sản phẩm liên doanh với Đan Mạch, đó là bia Halida (Hà Nội liên doanh với Đan Mạch). Ngoài ra còn có hàng loạt các hãng bia nước ngoài đầu tư sản xuất tại Việt Nam mà khi vào các quán ăn ở Hà Nội, bạn sẽ luôn gặp các nữ nhân viên tiếp thị thuộc các công ty bia khác nhau ăn vận những bộ đồng phục riêng của từng hãng. Hãng Heineken thì vận đồ xanh lá cây, đeo tạp dề trắng kiểu Hà Lan. Hãng Tiger thì mặc sắc phục nền vàng váy ngắn xanh tím than…Vừa ngồi vào bàn là các cô đã đon đả mời chào khách uống thứ bia chính hiệu của hãng mình. Trên các bảng hiệu, tường nhà hàng treo đầy tranh biển quảng cáo cho các hãng bia và hàng loạt các kiểu khuyến mại được tung ra để tranh giành khách uống.
Bia tung ra thị trường ngày một nhiều. Quảng cáo bia treo nhản nhản khắp phố và hầu như không tối nào là không có quảng cáo bia trên các chương trình ti vi ở Hà Nội. Các điều kiện phục vụ cho người uống bia đã ngày càng cải tiến. Duy có một điều mà các quán bia hơi ở Hà Nội vẫn tỏ ra vô cùng bảo thủ đó là những chiếc cốc vại thô kệch làm bằng thứ thủy tinh tái sinh thô thiển đầy bọt vẫn giữ nguyên hình dạng nguyên thủy từ mấy chục năm nay, khi mà bia hơi mới ra đời ở Hà Nội. Có lần tôi dẫn một ông bạn Mỹ đi chơi phố, tạt vào quán bia gần nhà hát lớn uống dăm vại. Anh bạn Mỹ của tôi là người có thú sưu tầm các loại cốc uống bia cứ khẩn khoản nhờ tôi kiếm cho một chiếc cốc vại bia hơi Hà Nội. Theo anh ta, đây là loại cốc uống bia độc nhất vô nhị trên thế giới. Rốt cuộc, bà chủ quán đã tặng khách cả một đôi cốc thủy tinh thô kệch làm vật kỷ niệm mang phong cách độc đáo của bia hơi Hà Nội.
Từ chỗ Hà Nội là một trong những thủ đô khan hiếm bia vào bậc nhất trên thế giới trong thời còn bao cấp, chỉ sau mở cửa, đổi mới Hà Nội đã nhanh chóng trở thành một trong những thiên đường của những người yêu bia. Tôi không rõ lượng bia được tiêu thụ của dân Hà Nội mỗi ngày là bao nhiêu nhưng tin chắc rằng lượng bia được sản xuất và được tiêu thụ tại đây không thua kém nhiều thành phố khác trên thế giới.
Có ông bạn từ trong Nam ra Hà Nội đã hát nhái lời bài hát “Nhớ về Hà Nội” với lời ca:
“… Hà Nội của ta, Thủ đô yêu dấu
Đầy đường rượu bia, đầy đường thịt cầy…”
Không biết hát như vậy có quá lắm không nhưng quả thật hai khoản ẩm thực này có lẽ hiện tại Hà Nội là vô địch!
VTNg st
Cám ơn bạn đã sưu tầm được bài này, để được nhớ lại HN thời xưa...buồn cười thật, cốc bia vại HN vẫn còn nguyên dạng qua bao nhiêu năm tháng.
Trả lờiXóaMình còn thấy vỏ hộp dầu cao sao vàng tròn bẹt (đã và đang xuất khẩu) vẫn giữ nguyên vỏ hộp, mỗi lần mở nắp để dùng thì đau hết cả móng tay và khéo "ngoẻo" trước khi mở được nắp :)