ĐÔI DÉP (nguyên gốc)
Thân gởi Liệt sỹ Công Tằng Tôn Nữ Ý Nhi
(Hy sinh mùa xuân năm 1968, vừa tròn 21 tuổi. Biệt động thành Huế để lại một đôi dép Ý Nhi ra đi không bao giờ trở lại. Để lại đôi dép này là nỗi nhớ nỗi thương).
(Hy sinh mùa xuân năm 1968, vừa tròn 21 tuổi. Biệt động thành Huế để lại một đôi dép Ý Nhi ra đi không bao giờ trở lại. Để lại đôi dép này là nỗi nhớ nỗi thương).
Vần thơ đầu anh viết tặng cho em
Là vần thơ anh viết về đôi dép
Khi anh nhớ ở trong lòng da diết
Đôi dép tầm thường cũng viết thành thơ
Hai chiếc dép gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nhau nửa bước
Đi làm Cách mạng những nẻo đường xuôi ngược
Từ bắc vào nam cát bụi cùng nhau
Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người cao
Cùng chung chia sẻ sức người đời chà đạp
Khi vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia
Nếu một ngày một chiếc mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu.
Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng... nỗi nhớ Ý Nhi ơi!
Đôi dép vô tư khắng khít bước song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn nhưng không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi
Không thiếu nhau trên những bước đường đời
Dẫu một chiếc ở mỗi bên phải trái
Như tôi yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau bằng một lối đi chung
Hai chúng mình thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Như anh và em... thương lắm Ý Nhi ơi!
Là vần thơ anh viết về đôi dép
Khi anh nhớ ở trong lòng da diết
Đôi dép tầm thường cũng viết thành thơ
Hai chiếc dép gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nhau nửa bước
Đi làm Cách mạng những nẻo đường xuôi ngược
Từ bắc vào nam cát bụi cùng nhau
Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người cao
Cùng chung chia sẻ sức người đời chà đạp
Khi vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia
Nếu một ngày một chiếc mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu.
Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng... nỗi nhớ Ý Nhi ơi!
Đôi dép vô tư khắng khít bước song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn nhưng không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi
Không thiếu nhau trên những bước đường đời
Dẫu một chiếc ở mỗi bên phải trái
Như tôi yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau bằng một lối đi chung
Hai chúng mình thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Như anh và em... thương lắm Ý Nhi ơi!
Thuận Hóa.
Cuộc chia ly màu đỏ
Tác giả: Nguyễn Mỹ
Tháng Hai11
Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏTươi như cánh nhạn lai hồng
Trưa một ngày sắp ngả sang đông
Thu, bỗng nắng vàng lên rực rỡ.
Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ
Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa
Chồng của cô sắp sửa đi xa
Cùng đi với nhiều đồng chí nữa
Chiếc áo đỏ rực như than lửa
Cháy không nguôi trước cảnh chia ly
Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia
Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy
Không che được nước mắt cô đã chảy
Những giọt long lanh, nóng bỏng, sáng ngời
Chảy trên bình minh đang hé giữa làn môi
Và rạng đông đang hừng trên nét mặt
Một rạng đông với màu hồng ngọc
Cây si xanh gọi họ đến ngồi
Trong bóng rợp của mình, nói tới ngày mai…
Ngày mai sẽ là ngày sum họp
Đã toả sáng những tâm hồn cao đẹp!
Nắng vẫn còn ngời trên những lá si
Và người chồng ấy đã ra đi…
Cả vườn hoa đã ngập tràn nắng xế
Những cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹ
Gió nói, tôi nghe những tiếng thì thào
“Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau…”
Nhưng tôi biết cái màu đỏ ấy
Cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy
Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi
Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người
Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp
Một làng xa giữa đêm gió rét…
Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi
Như không hề có cuộc chia ly…
1964
TH st.
Bài thơ về đôi dép rất hay, mình thích hai câu "Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Trả lờiXóaMà trong lòng nỗi nhớ... cứ chênh vênh
(dị bản)
Nguyễn thị núi Trúc
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng nỗi đau còn đó.Nhớ tới người lính đã nằm lại chiến trường,càng xót thương những người Mẹ mất con.
Trả lờiXóaMẹ thăm mộ con
Ruột mộ chỉ là nắm đất
Cha lặn lội suốt chiều dài nước mắt
Đón con về từ cuối dải Trường Sơn
Giữa núi rừng heo hút gió sương
Đất nhào trộn qua mấy lần lửa cháy
Con nằm lại bao tháng năm cùng đồng đội
Nay trở về hoà lẫn với đất đai
Ôi nắm đất máu thịt hoài thai
Nói với mẹ bằng lời bia mộ
Mẹ lặng lẽ nhen trong chiều ngún lửa
Tấm thân gầy như sợi khói hương bay...
Ngọc Hà st
Mãi mãi nhớ về các bạn, các anh hùng liệt sĩ đã dũng cảm hi sinh cho Tổ Quốc!
Trả lờiXóaCám ơn T.H, Ngọc Hà đã sưu tầm những bài thơ hay và cảm động.
Tớ thích cả 2 bài thơ , hay và cảm động .
Trả lờiXóaDị bản 2 câu thơ của NúiTrúc với hai chữ ‘’chêng vênh’’ tuyệt lắm .
Bài thơ này rất hay rất cảm động
Trả lờiXóaThu Ngân bình luận:
Trả lờiXóaTôi rất yêu bài thơ này của nhà thơ Nguyễn Mỹ ngay từ khi còn học phổ thông ,tôi còn nhớ như in trong một tiết văn có đề bài ” anh,chị hãy phân tích và bình luận bài thơ ” cuộc chia ly màu đỏ ” của Nguyễn Mỹ ”
năm đó vào khoảng 1979-1980 tôi đã phân tích và bình luận bài thơ với tất cả cảm xúc thực sự của mình ( tôi vốn có năng khiếu về môn văn mà ) và tôi đã được điểm cao nhất về bài văn đó ,cuộc chia ly tuy mang một nỗi buồn nhưng không phải là nỗi buồn đau ,mà đó là một “cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ – tươi như cánh nhạn lai hồng … ”
hai người vẫn hy vọng một ” ngày mai sẽ là ngày sum họp”
họ sẵn sàng xa nhau vì ” khi Tổ quốc cần ,họ biết sống xa nhau”
Tuy không ngăn được nước mắt chia ly ,nhưng đó không phải là những giọt nước mắt đau khổ ,mà là những giọt nước mắt ” long lanh ,nóng bỏng ,sáng ngời” và ” rạng đông đang bừng trên nét mặt”…
Họ biết hy sinh tình cảm riêng tư để hiến dâng tuổi trẻ cho Tổ quốc ,thật đáng trân trọng…
TH st.