VIẾNG CHỒNG
Chị ơi...
Chỉ gọi được thế thôi
Anh chiến sĩ đưa đường bỗng thấy nghẹn lời
Không làm sao anh còn nói nổi:
Chị đặt hoa nhầm rồi
Mộ anh ấy ở bên tay trái
Chỉ có một vòng hoa chị mang từ quê lại
Hoa viếng mộ bên này đã có chúng tôi!
Chị hiểu ý em rồi
Xin cho chị đặt hoa bên mộ đó,
Cả cánh rừng chỉ có hai ngôi mộ
Viếng mộ anh có chị đến đây rồi!
TRẦN NINH HỒ
Bài thơ nhỏ, xinh; chỉ vỏn vẹn có 12 câu - nhưng lại mang một sự hàm chứa lớn, hứa hẹn sự bùng nổ về ý nghĩa ẩn sau ngôn từ. Đấy là sự bùng nổ của tính nhân đạo, nhân văn giữa người sống với người chết; giữa con người với con người...
Mở đầu bài thơ là một tiếng gọi, nghe thảng thốt làm sao - tiếng gọi của anh chiến sĩ đưa đường cho một người vợ Liệt sĩ đi thăm mộ chồng. Tiếng gọi để muốn chỉnh sửa lại một hành vi lầm lẫn đáng tiếc, rằng chị đã đặt nhầm vòng hoa mang từ quê đến viếng mộ chồng lên một ngôi mộ khác:
Chị ơi...
Chỉ gọi được thế thôi
Anh chiến sĩ đưa đường bỗng thấy nghẹn lời
Không làm sao anh còn nói nổi...
Quả là một tình huống không ai ngờ tới - một tình huống giữa cái thực và cái ảo, giữa trạng thái tình cảm con người với quan niệm tâm linh. Đặt vòng hoa lên một ngôi mộ, cũng như cắm nén nhang lên bát nhang; đã đặt rồi, đã cắm rồi; thì không ai lại nói rằng: tôi cắm nhang nhầm, tôi rút lên để mang cắm chỗ khác! Cũng như vậy, người vợ đã đặt vòng hoa lên ngôi mộ không phải là mộ chồng mình. Anh chiến sĩ nghẹn lời, không làm sao nói nổi là bởi sự việc đã diễn ra, vòng hoa viếng chồng của người vợ kia đã đặt lên ngôi mộ không phải là chồng chị. Bởi vậy, dù không muốn, anh vẫn cứ phải thốt lên: Chị đặt hoa nhầm rồi/ Mộ anh ấy ở bên tay trái. Và, để chị yên tâm đặt lại vòng hoa viếng chồng mình, anh đã nói với chị: Hoa viếng mộ bên này đã có chúng tôi!
Chiến tranh, hy sinh, mất mát, nghĩa đồng đội, tình chồng vợ... tất cả đan xen trong cuộc sống thời bình - cuộc sống buộc ta phải nhớ, không được quên; buộc chúng ta, những người còn sống, phải ghi ơn những người đã khuất. Người vợ liệt sĩ sau chiến tranh đi viếng mộ chồng, để nhớ anh; để tâm sự với anh. Chị đến với anh không phải chỉ để viếng anh, mà sâu thẳm trong đáy lòng chị, là để được" nói với anh'' bằng lời thủ thỉ, nhớ thương của người vợ nói với chồng. Vì vậy, chị đã không bị bất ngờ khi được anh chiến sĩ dẫn đường thông báo rằng chị đã đặt nhầm vòng hoa lên ngôi mộ không phải là của chồng mình. Chị đã trả lời anh chiến sĩ bằng một giọng nói và một thái độ chân thành, thấm đẫm tính người: Xin cho chị đặt hoa bên mộ đó; bởi rằng: cả cánh rừng chỉ có hai ngôi mộ. Và cao hơn: Viếng mộ anh có chị đến đây rồi! Như vậy, người vợ liệt sĩ đã một lúc thực hiện được hai công việc đầy ý nghĩa: Đặt vòng hoa viếng mộ liệt sĩ vô danh, và thăm viếng chồng mình. Bài thơ khép lại, nhưng tiếng ngân của nó thì cứ còn, và sẽ còn vang mãi trong tim bạn đọc...
Triều Lương
Xin cho chị đặt hoa bên mộ đó,
Cả cánh rừng chỉ có hai ngôi mộ
Viếng mộ anh có chị đến đây rồi!
TRẦN NINH HỒ
Bài thơ nhỏ, xinh; chỉ vỏn vẹn có 12 câu - nhưng lại mang một sự hàm chứa lớn, hứa hẹn sự bùng nổ về ý nghĩa ẩn sau ngôn từ. Đấy là sự bùng nổ của tính nhân đạo, nhân văn giữa người sống với người chết; giữa con người với con người...
Mở đầu bài thơ là một tiếng gọi, nghe thảng thốt làm sao - tiếng gọi của anh chiến sĩ đưa đường cho một người vợ Liệt sĩ đi thăm mộ chồng. Tiếng gọi để muốn chỉnh sửa lại một hành vi lầm lẫn đáng tiếc, rằng chị đã đặt nhầm vòng hoa mang từ quê đến viếng mộ chồng lên một ngôi mộ khác:
Chị ơi...
Chỉ gọi được thế thôi
Anh chiến sĩ đưa đường bỗng thấy nghẹn lời
Không làm sao anh còn nói nổi...
Quả là một tình huống không ai ngờ tới - một tình huống giữa cái thực và cái ảo, giữa trạng thái tình cảm con người với quan niệm tâm linh. Đặt vòng hoa lên một ngôi mộ, cũng như cắm nén nhang lên bát nhang; đã đặt rồi, đã cắm rồi; thì không ai lại nói rằng: tôi cắm nhang nhầm, tôi rút lên để mang cắm chỗ khác! Cũng như vậy, người vợ đã đặt vòng hoa lên ngôi mộ không phải là mộ chồng mình. Anh chiến sĩ nghẹn lời, không làm sao nói nổi là bởi sự việc đã diễn ra, vòng hoa viếng chồng của người vợ kia đã đặt lên ngôi mộ không phải là chồng chị. Bởi vậy, dù không muốn, anh vẫn cứ phải thốt lên: Chị đặt hoa nhầm rồi/ Mộ anh ấy ở bên tay trái. Và, để chị yên tâm đặt lại vòng hoa viếng chồng mình, anh đã nói với chị: Hoa viếng mộ bên này đã có chúng tôi!
Chiến tranh, hy sinh, mất mát, nghĩa đồng đội, tình chồng vợ... tất cả đan xen trong cuộc sống thời bình - cuộc sống buộc ta phải nhớ, không được quên; buộc chúng ta, những người còn sống, phải ghi ơn những người đã khuất. Người vợ liệt sĩ sau chiến tranh đi viếng mộ chồng, để nhớ anh; để tâm sự với anh. Chị đến với anh không phải chỉ để viếng anh, mà sâu thẳm trong đáy lòng chị, là để được" nói với anh'' bằng lời thủ thỉ, nhớ thương của người vợ nói với chồng. Vì vậy, chị đã không bị bất ngờ khi được anh chiến sĩ dẫn đường thông báo rằng chị đã đặt nhầm vòng hoa lên ngôi mộ không phải là của chồng mình. Chị đã trả lời anh chiến sĩ bằng một giọng nói và một thái độ chân thành, thấm đẫm tính người: Xin cho chị đặt hoa bên mộ đó; bởi rằng: cả cánh rừng chỉ có hai ngôi mộ. Và cao hơn: Viếng mộ anh có chị đến đây rồi! Như vậy, người vợ liệt sĩ đã một lúc thực hiện được hai công việc đầy ý nghĩa: Đặt vòng hoa viếng mộ liệt sĩ vô danh, và thăm viếng chồng mình. Bài thơ khép lại, nhưng tiếng ngân của nó thì cứ còn, và sẽ còn vang mãi trong tim bạn đọc...
Triều Lương
= = =
Liên kết bài đăng:
http://www.tapchihuongnghiep.com.vn/Main.aspx?MNU=874&Style=1&ChiTiet=3592
Bài thơ cảm động quá!!!
Trả lờiXóaMot bai tho cam dong ve tinh nguoi.
Trả lờiXóaCam on Ban da ST duoc bai tho hay va da chia se cho moi nguoi cung doc.