Nam Nguyên, 2011-05-23
Việt Nam
được đề cao giữ vững an ninh lương thực, xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng
người nông dân lại chịu quá nhiều khó khăn trong sản xuất.
Bao giờ nông dân mới hết lo
Nông sản là
ngành hàng duy nhất không nhập siêu, nhưng để có hơn 7 triệu tấn gạo xuất khẩu
trị giá hơn 3 tỷ USD dự kiến cho năm nay, cũng như những kim ngạch lớn của mặt
hàng cà phê hay hồ tiêu, người nông dân hầu như tự bươn chải lo đồng vốn đầu
vào. Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, tuy có mức lãi suất thấp hơn
các ngân hàng thương mại cổ phần, nhưng lại hạn chế số tiền cho nông dân vay
nên đa số nông dân phải chạy vạy các ngân hàng khác.
Nông dân Cần Thơ vùng đồng bằng sông Cửu Long làm lúa hè thu sớm và ước mơ đổi
đời với ao cá tra phát biểu đầy bức xúc
Nông dân cái
gì cũng bị đè hết, phân thuốc bị đè, xăng dầu thì theo thế giới, thậm chí trong
nước mình có dầu Dung Quất mà sao cũng bán theo giá thị trường nước ngoài nông
dân hơi bức xúc vấn đề đó. Còn phân bón mình có nhà máy phân đạm Phú Mỹ mà cũng
bán theo thị trường nước ngoài giá còn cao hơn phân u rê Trung Quốc
“Nông dân
cái gì cũng bị đè hết, phân thuốc bị đè, xăng dầu thì theo thế giới, thậm chí
trong nước mình có dầu Dung Quất mà sao cũng bán theo giá thị trường nước ngoài
nông dân hơi bức xúc vấn đề đó. Còn phân bón mình có nhà máy phân đạm Phú Mỹ mà
cũng bán theo thị trường nước ngoài giá còn cao hơn phân u rê Trung Quốc nữa.
Vay vốn cần số tiền nhiều còn nuôi cá nữa vay Ngân hàng Nông nghiệp đâu đáp ứng
đủ, em vay của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long nó cũng chạy
đua tăng lãi suất ‘thằng’ nào cũng vậy.”
Trong khi đó
nông dân vùng tứ giác Long Xuyên chuẩn bị gieo sạ vụ hè thu một cách đầy lo
lắng, vì chi phí đầu vào quá cao trong khi lúa hè thu năng suất thấp, dự báo
giá lúa chưa rõ rệt Hiệp hội Lương thực Việt Nam chỉ hứa hẹn không để giá lúa
xuống thấp hơn 5.000đ/kg.
“Nếu giá lúa 5.000đ/kg thì chỉ huề vốn không lời nổi, chi phí ban đầu lúc vụ
đông xuân một công 100m2 để bắt đầu trồng lúa được là 200.000đ bây giờ 300.000đ
tới 320.000đ mới gieo sạ được. Tiền cày đông xuân 1 công làm ‘một quận’ 70.000đ
bây giờ 100.000đ. Nhân công làm thuê bây giờ đồng tiền mất giá mướn rẻ người ta
không làm, một ngày công vụ đông xuân 100.000đ bây giờ từ 130.000đ-140.000đ.
Lãi suất ngân hàng, nói chung 100% nông dân vay vốn ngân hàng số tiền vay khá
lớn. Cách đây một năm tôi vay lãi suất 1,35%/tháng nhưng hiện tại tôi đang vay
2,15%/ tháng. Ngân hàng Nông nghiệp cho vay số tiền rất ít không đáp ứng nhu
cầu nông dân, còn ngân hàng tư nhân lãi suất rất cao.”
Người nông dân Cần Thơ quanh năm sống với ruộng lúa ao cá trong câu chuyện với
chúng tôi điểm thêm chút hài hước mang nhiều chua chát:
“Ông chính phủ nói chống lạm phát, chống sao mà chỉ có đè được mặt hàng của
nông dân thôi. Nông dân sản xuất ra lúa gạo, các mặt hàng để xuất ra nước ngoài
thì đè được, còn mấy mặt hàng của doanh nghiệp không đè được đưa về tới tay
nông dân thì giá quá cao, nông dân mình bức xúc chuyện đó.”
Ông chính
phủ nói chống lạm phát, chống sao mà chỉ có đè được mặt hàng của nông dân thôi.
Nông dân sản xuất ra lúa gạo, các mặt hàng để xuất ra nước ngoài thì đè được,
còn mấy mặt hàng của doanh nghiệp không đè được đưa về tới tay nông dân thì giá
quá cao, nông dân mình bức xúc chuyện đó
Sản xuất hạt
tiêu xuất khẩu ở Việt Nam, mặt hàng nông sản siêu lợi nhuận đạt 500 triệu đồng
một hec-ta một năm nhưng phải đầu tư lớn, Một người sản xuất và chế biến hồ
tiêu ở Tây nguyên cũng đề cập tới chuyện thiếu vốn trong sản xuất:
“ Nhà nước khóa vốn đối với nông nghiệp, sản xuất khó lắm. Các nước người ta
đầu tư cho sản xuất nông nghiệp còn ở đây ai có thì làm, không có thì phải chịu
chứ ở Việt Nam vay lãi suất cao quá, làm ăn coi chừng hết nghiệp phiêu lưu
lắm.”
Hợp tác để cơ giới hóa
Đối với các
chuyên gia các nhà quản lý, nông nghiệp phải được cải tổ nhiều mặt mới có thể
tiến lên sản xuất lớn, khi sản phẩm có chất lượng ổn đinh, giảm được thất thoát
sau thu hoạch, điều tiết được thị trường thì mới có thể nâng cao lợi nhuận cho
nông dân. Phó giáo sư Tiến sĩ Phạm Văn Dư, Cục phó Cục trồng trọt từ đồng bằng
sông Cửu Long nhận định là, diện tích đất canh tác của nông dân rất nhỏ, cần
khuyến khích bà con nông dân hợp tác lại với nhau để được hưởng một số dịch vụ
chung. Thay vì mỗi bà con nông dân chạy đến đại lý mua vật tư mua giống hay là
tự làm đất …những chuyện này rất tốn kém mà một mình nông dân cá thể thì cũng
khó khăn. Vì vậy các chuyên gia khởi sự hướng dẫn bà con nông dân theo hướng
tập trung sản xuất:
Bà con cố gắng
hợp tác lại để có những đất ruộng rất lớn độ 100ha-200ha . Hiện nay công nhân
lao động cũng ít đi, hợp tác với nhau thì cơ giới hóa sẽ rất tốt, chúng tôi
nghĩ rằng trong thời gian ngắn độ một đôi năm nữa cơ giới hóa sẽ đạt 80%-90%,
cơ giới hóa trong thu hoạch
“Bà con cố
gắng hợp tác lại để có những đất ruộng rất lớn độ 100ha-200ha . Hiện nay công
nhân lao động cũng ít đi, hợp tác với nhau thì cơ giới hóa sẽ rất tốt, chúng
tôi nghĩ rằng trong thời gian ngắn độ một đôi năm nữa cơ giới hóa sẽ đạt
80%-90%, cơ giới hóa trong thu hoạch rồi các khâu khác, sẽ từng bước giảm nhẹ
sức lao động cho bà con nông dân. Dịch vụ sẽ hỗ trợ bà con nhiều hơn, sức lao
động ngày càng ít hơn, việc sử dụng máy móc sẽ chiếm đại bộ phận, kể cả việc
thu mua lúa của bà con nông dân sẽ rất tốt.
Vừa qua Bộ Nông nghiệp đã phát động ‘cánh đồng mẫu lớn’ được sự hưởng ứng rất
tốt đặc biệt sự tham gia của các doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ khuyến khích doanh
nghiệp vật tư đầu vào kể cả doanh nghiệp đầu ra thu múa lúa của bà con nông dân
với giá tốt, cùng nhau hợp tác trên cánh đồng lớn như thế.”
Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt về lúa gạo còn nhiều bất cập, dù Việt Nam thành
công về khối lượng xuất khẩu. Nói chuyện đường dài thì nhiều chính sách lớn
được đề ra như tam nông gồm nông nghiệp-nông dân-nông thôn cả ba mặt đều được
hứa hẹn cải cách đầu tư chiều sâu để nâng cao đời sống phúc lợi của nông dân.
Tuy vậy đã nhiều năm trôi qua câu chuyện tam nông vẫn còn khá xa lạ với nông
dân, có lẽ từ nghị quyết tới hiện thực còn mất rất nhiều thời
gian.
ĐôĐH st
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét