Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

Thơ các loại rắn của Lê Quý Đôn

 
Giai thoại về Lê Quý Đôn kể lại lúc nhỏ vốn thông minh nhưng mải chơi lười học, nghịch ngợm. Cha ông gọi con ra quở mắng và phạt quỳ đánh đòn. Đúng lúc Quan Thượng thư đến thăm nhà. Cha ông phân trần với bạn rằng rất đau lòng vì đứa con trai rắn đầu biếng học. Quan Thượng thư đã can ngăn và ra điều kiện phải ứng khẩu một bài thơ tạ tội. Cậu bé xin vâng theo. Quan Thượng thư nói: Phụ thân cậu đã bảo cậu "rắn đầu", ta ra đề “Rắn đầu biếng học” cho cậu? Và Lê Quý Đôn đã ứng tác bài thơ này ngay tại chỗ.
 
Rắn đầu biếng học
Chẳng phải LIU ĐIU cũng giống nhà
RẮN đầu biếng học lẽ không tha
Thẹn đèn HỔ LỬA đau lòng mẹ
Nay thét MAI GẦM rát cổ cha
RÁO mép chỉ quanh lời dối trá
LẰN lưng chẳng quản vệt dăm ba
Từ nay CHÂU LỖ xin chăm học
Kẻo HỔ MANG danh tiếng thế gia
 
Lê Quý Đôn đã tài tình sử dụng từ "rắn" để ghép vào trong nội dung các câu thơ của mình; rắn liu điu, rắn đầu, rắn hổ lửa, rắn mai gầm, rắn ráo, rắn thằn lằn, rắn hổ trâu, rắn hổ mang và ví mình như Khổng Tử - Mạnh Tử (từ nay Trâu Lỗ xin siêng học) .Quan Thượng thư hết sức thán phục.
Nhưng không chỉ một mà đến hai bài thơ. Vì bài thơ này nếu bớt đi hai chữ ở đầu mỗi câu, ta sẽ được thêm một bài Ngũ ngôn bát cú:
 
Liu điu vẫn giống nhà
Biếng học, chẳng ai tha
Hổ lửa đau lòng mẹ,
Mai gầm rát cổ cha.
Chỉ quen tuồng nói dối,
Cam chịu vết roi tra.
Trâu Lỗ chăm nghề học.
Mang danh tiếng thế gia.
 
nguồn:  nguyendinhminh.net
             Năm tỵ nói chuyện rắn và thơ của Nguyễn Nguyên Phượng

1 nhận xét:

  1. cho đến tận bây giờ cũng chưa có bài thơ nào về các loài rắn hay như thế! Mình cũng rất thích bài thơ này..

    Trả lờiXóa