Từ khi bạn Hồ Sĩ Bàng giới
thiệu về cuốn sách “Vườn khuya một mình”của
Thầy Văn Tâm, tôi cứ thắc mắc tại sao tiêu đề lạ thế?
Chắc Thầy
có ẩn ý gì đây? Thế là tôi tò mò đi tìm lời giải .
Vườn khuya một mình là cuốn sách ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt. Năm
1996, Thầy bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người, tưởng khó bề trở lại với văn đàn, nhưng nhờ luyện
tập kiên trì với một nghị lực phi thường, Thầy lại tiếp tục nghiên cứu để hôm
nay chúng ta có cuốn sách Vườn khuya một mình ( NXB Văn hóa Thông tin-2001) dày 300
trang, gồm 21 bài phê bình tiểu luận, chân dung văn học.
Trong lời nói đầu cuốn sách, Thầy cho biết :
đã lấy nửa câu bát trong truyện Kiều: Xăm
xăm băng lối vườn khuya một mình làm tựa đề cuốn sách, ngụ ý rằng Thầy đã
thực hiện các công trình nghiên cứu trong tình huống “có phần cô đơn và mạo
hiểm”. Nhưng để làm nên Vườn khuya một mình, Thầy đã không
cô đơn, ngày ngày bên cạnh Thầy, cùng dìu Thầy tập đi, cùng giúp Thầy trên mỗi
trang viết có người vợ hiền thục- cô Cao Thị Xuân Cam- ái nữ của giáo sư Cao
Xuân Huy. Để hiểu hơn về cuộc đời và sự
nghiệp của người Thầy tài năng, đáng kính các bạn hãy cùng đọc lời bình của các
nhà phê bình Văn học:
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê viết:…
Nhà nghiên cứu phê bình Văn Tâm cùng với những tên tuổi như Cao Xuân Hạo, Phạm
hoàng Gia, Bùi Quang Đoàn, Hà Thúc Chỉ…là lớp sinh viên văn khoa- sư phạm đầu
tiên ở miền Bắc sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Từ năm 1957, với tác phẩm Vũ Trọng Phụng nhà văn hiện thực, anh đã
nổi danh trên văn đàn, có thể nói, Văn Tâm là người đầu tiên đã nghiên cứu công
phu và đánh giá cao tài năng của Vũ Trọng Phụng. Tiếc là vì một “tai nạn nghề
nghiệp”sau đó ,anh đã lặng im mấy chục năm cho đến thời kỳ đất nước đổi mới,
“tái xuất giang hồ” với những tác phẩm được đánh giá cao .
Những tác giả và tác phẩm đề
cập đến trong Vườn khuya một mình đều quen thuộc với bạn đọc- từ Hồ Chí Minh
( Cảm thức nhân loại trong Nhật ký trong
tù), Nguyễn Công Hoan ( về truyện ngắn Mất
cái ví), Nguyên Hồng ( về truyện ngắn Mợ
Du)…nhưng với cảm quan nghệ thuật tinh tế và sâu sắc, với tất cả vốn kiến
thức và sự lịch lãm, với tất cả những trải nghiệm cay đắng trong cuộc đời
nghiên cứu trên bốn chục năm của mình, hầu như bài viết nào của Văn Tâm cũng
phát hiện ra vẻ đẹp mới, tầm cao mới của tác phẩm, đem lại cho người đọc hứng
thú mới mẻ.
Nhà phê bình Vũ Thanh ( Viện
Văn học) trong “lời bạt” cuốn sách cũng đã
viết…Vườn khuya một mình đã hình thành một cách cảm văn học kiểu Văn Tâm. Anh
chỉ đặt bút viết khi đã nắm bắt được những gì là tinh túy, là “hồn”của tác
phẩm, đã “sống”cùng nghệ sĩ, để có thể truyền xuống mỗi dòng chữ những điều tâm
huyết và cả sự mê đắm như một nghệ sĩ .
Với cách đọc, cách viết như
thế, Vườn
khuya một mình đã góp phần
hoàn chỉnh nhiều chân dung văn học, dù chỉ là đôi nét chấm phá.
Tuy vậy,(theo Nguyễn Khắc
Phê) chân dung văn học để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người đọc chính
là “chân dung tự họa “của tác giả .
Một Văn Tâm thời học sinh trung học, từ trước
1950, đã say mê “thu gom”được nhiều cuốn sách quý hiếm ở các tụ điểm dân tản cư
miền Bắc tại Thanh Hóa(trong đó có các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng), một Văn
Tâm cây bút trẻ chưa được ai biết đến,( từ hơn 40 năm trước), đã chịu bao nỗi
“trầm ai”,dám xin tiền của bố mẹ, bán xe đạp, vay tiền của thầy Đào Duy Anh…để
cuốn sách nghiên cứu về nhà văn họ Vũ mà ông rất mực cảm phục được chào đời…những
bài viết trong Vườn khuya một mình với “ cách cảm văn học kiểu Văn Tâm” cũng
đã “vẽ “ nên một chân dung nhà nghiên cứu phê bình
văn học không lẫn với ai…
(Nguồn tạp chí của hội nhà vănVN )
Thú
thật với các bạn, khi đọc những dòng trên của các nhà phê bình văn học và đọc sách
của Thầỳ tôi tự trách mình ngày xưa sao khờ dại, chẳng biết
gì về người Thầy tài năng đáng kính. Lũ
chúng tôi ngày đó sao mà vô tâm đến thế!
Tôi còn nhớ, mỗi khi học tiết văn tôi
như người say, vừa thích vừa sợ. Thích vì Thầy giảng rất hay, sợ vì tôi và các
bạn cùng lớp còn học kém môn văn. Hình như, chưa có bài văn nào của lớp khiến Thầy vui, tuy chẳng rầy la một ai, song đôi mắt của Thầy thật
buồn. Bao tâm huyết của Thầy dành cho những giờ giảng văn, vậy mà lũ trò ngốc nghếch chúng tôi chỉ học văn như một môn phải học.
Giờ đây, Thầy đã đi xa và
chúng tôi cũng đã luống tuổi, kiến thức của nhiều môn học chúng tôi không còn
nhớ nữa, nhưng hình ảnh người Thầy tài năng với những giờ giảng văn đầy nhiệt huyết của thời trung học vẫn thấm đẫm
trong tâm trí chúng tôi. Mỗi lần đi qua con phố nhỏ Phan Bội Châu, bất giác tôi
lại nghẹn ngào, ngước nhìn lên số nhà 13, nơi ấy người Thầy của chúng tôi đã
sống, đã dạy học.
Tôi chắc rằng Vườn
khuya một mình không cô đơn vì Thầy sẽ có nhiều “tri âm”. Thầy luôn sống mãi trong trái tim học trò, trong đó có cả lũ trò nhỏ Nguyễn Trãi
K22./.
Ngọc Hà
Tâm sự của Ngọc Hà về thầy Văn Tâm thật xúc động.
Trả lờiXóaBàngHS
NGọc Hà à !Lâu lâu mới viết, mà sao viết hay thế .
Trả lờiXóaHotay
Ngọc Hà đúng là trò yêu của thầy Văn Tâm và người bạn giỏi văn của lớp 10G, một cô giáo tâm huyết với nghề, chúc mừng bạn nhân dịp 20-11 năm nay nha.
Trả lờiXóaCám ơn B, VT, TH đã cổ vũ .Mình chỉ thay các bạn nói lên tình cảm của lũ học trò khờ dại ngày ấy! Thầy dạy cả 2 lớp chúng mình mà.
Trả lờiXóaCám ơn T.H về lời chúc nhé nhưng mình hổng dám nhận là giỏi văn đâu, không bị "xơi ngỗng" môn văn là may rồi.Hii...
.
Trả lờiXóaMột bài viết thật hay và ý nghĩa.
Cám ơn NH nhiều.
Cám ơn bạn Ngọc Hà rất nhiều về một bài viết thật hay! Dường như bài viết của Ngọc Hà bao giờ cũng khiến người đọc xúc động.
Trả lờiXóaMà...lâu lắm rồi mới thấy Ngọc Hà xuất hiện nhỉ?
Trần Bách Thảo (10E)
Ừ lâu rồi N.H mới viết bởi hết "vốn" rồi Hiii... Cám ơn Bách Thảo, VT đã nhắc nhở...
Trả lờiXóaMình sẽ chăm chỉ hơn