Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

NGUYỄN TRÃI:
HUYỄN – THỰC VÀ SẮC – KHÔNG

Bài này cực hay về thi nghiệp của "Thầy" Nguyễn Trãi “nhà ta": qua bình giảng một bài thơ tiêu biểu đã phác họa vị trí số 1 của Ức Trai cả về lịch sử niên đại và về nghệ thuật thi pháp trong nền văn thơ dân tộc Việt Nam.
Mời cả nhà đọc, sẽ rất có ích. Cách viết của tác giả có thể hơi chuyên môn, nhưng rất trong sáng và khoa học.
Bài theo link: http://lyluanvanhoc.com/?p=6160 (Nguồn: Tạp chí Hồn Việt số 25 năm 2009; xuất bản ở TP HCM) ---

Thủy ĐN


Nguyễn Trãi là một vị đại anh hùng và một đại văn hào của dân tộc. Trong lịch sử của nước ViệtNam, ông đứng ngang với Trần Quốc Tuấn và Nguyễn Huệ. Nhưng trong lịch sử văn chương Việt Nam, thì không có một ai có thể sánh với ông, vì ông là người khai sinh ra nền văn chương quốc âm của ta.
Trước ông, truyền thống nói rằng có Hàn Thuyên, có ChuVăn An, có Nguyễn Biểu, có Trần Quý Khoáng. Nhưng nếu các vị này có văn thơ bằng tiếng Việt thực, thì tất cả đều đã bị ngọn lửa tàn bạo của quân Minh đốt hết, không còn để lại một chữ nào gọi là chắc chắn, và Nguyễn Trãi vẫn là người khai nguyên cho dòng văn Việt, trong đó sau này đã nổi lên một Lê Thánh Tông, một Nguyễn Gia Thiều, một Nguyễn Du, một Phan Bội Châu, một Nguyễn Đình Chiểu.
Cho đến giờ phút này, tập Quốc âm thi của Nguyễn Trãi với 254 bài thơ vẫn là tác phẩm cổ nhất viết bằng tiếng Việt mà chúng ta còn có.
Thơ Quốc âm của Nguyễn Trãi rất khó đọc: đó là một điều dĩ nhiên, vì ông viết bằng tiếng Việt thời ông, là của thế kỷ 15; lúc ấy là lúc kim Việt ngữ đang hình thành, tuy đã có những nét cơ cấu chính của Việt ngữ đời nay, nhưng vẫn chưa bỏ hẳn ngữ pháp của Trung Việt ngữ. Một số tiếng được dùng trong Quốc âm thi lại đã mai một và không còn ai biết nghĩa nữa, nếu không có công nghiên cứu.
Một điều rất đáng chú ý là Nguyễn Trãi, một người là không gì không biết trong khoảng thời gian ba ngàn năm trăm năm văn chương học thuật của Trung Quốc, lại đặt một vài câu sáu tiếng, khi thì vào đầu khi thì vào giữa, khi thì vào cuối, một bài thơ phần lớn là dùng câu bảy tiếng. Nhìn qua những niêm luật đời nay, người ta lại còn có cảm tưởng rằng có nhiều câu thất niêm, thất luật.
Tiếp tục công cuộc xây dựng sự nghiệp độc lập của Việt Nam, Nguyễn Trãi đã muốn dựa vào Đường thi mà đặt ra những thể thơ đặc thù cho dân tộc. Ông đã thử nhiều cách, nhưng chưa đi đến một sự quyết định dứt khoát nào cả. Sau ông, cho đến thời Nguyễn Bỉnh Khiêm với Bạch Vân thi tập, thơ bốn câu và thơ tám câu vẫn còn chấp nhận sự xen kẽ của một câu sáu tiếng. Nhưng từ họ Mạc trở đi thì thể thơ này mất hẳn, và nhường chỗ cho thơ theo luật Đường thi.




Mộc cận
Ánh nước hoa in một đóa hồng
Vẫn nhơ chẳng bén bụt là lòng
Chiều mai nở chiều hôm rụng
Sự lạ cho hay tuyệt sắc không.
Nguyễn Trãi
(Quốc âm thi)



Trần Ngọc Ninh

5 nhận xét:

  1. Đọc bài phân tích, bình giảng của Trần Ngọc Ninh, mới hiểu được bài thơ MỘC CẬN của Đại Thi Hào Nguyễn Trãi thật là tuyệt diệu. Tuy nhiên vẫn thấy khó và không thể hiểu hết được.
    Giá hồi học phổ thông được nghe giảng dạy như vậy thì chắc rằng mỗi học sinh, nhất là học sinh trường Nguyễn Trãi cũng sẽ có „Một phần Nguyễn Trãi“ trong mình!
    Cám ơn bạn Đ.N.Thủy đã giới thiệu cho cả khóa K22 NT cùng đọc!
    VND

    Trả lờiXóa
  2. bác học quá cái đầu ngu muội của Choa không hấp thu nổi
    Mít đặc

    Trả lờiXóa
  3. bai nay chuyen sau ve van hoc, minh cung thay kho qua.Gia nhu ngay xua cham chi hoc gioi van hon thi dau den noi.

    NG.Van

    Trả lờiXóa
  4. nhằn mãi mà vẫn không hiểu được:"Huyễn - Thực và Sắc - không" là gì ? ai thông tuệ giải thích giùm đi
    Mít đặc .

    Trả lờiXóa
  5. Đọc bài thơ Mộc Cận cháu thấy hay, thấy thích, nhưng nếu ai hỏi hay như thế nào thì nhà cháu chịu.May nhờ có các bác Lý luận văn học cháu được khai sáng. Bái phục các cụ , dùng từ cực ít mà ý sâu sa...
    Cám ơn bạn Đỗ Đỗ nhé, thỉnh thoảng bạn nhớ cho chúng tớ thưởng thức món "đặc sản".

    Trả lờiXóa