(Những tâm sự của nhà giáo dục học Xô viết Vaxili Alecxandrovich Xukholomxki)
Sự lạc hậu của tình cảm so với kiến thức là một điều vô cùng nguy hiểm…
Thiếu giáo dục tình cảm thì không thể nào có được một trình độ văn hóa thật sự.
Thiếu giáo dục tình cảm thì không thể nào có được một trình độ văn hóa thật sự.
(TRÍCH BĂNG GHI ÂM)
Thiếu sách vở thì không thể nào sống được dù anh là một nhà bác học hay một đứa trẻ mục đồng. Nếu anh biêt tôn trọng mọi người, nếu anh chưa mất hết tinh thần tự trọng, nếu anh không muốn xuống dốc, nếu anh muốn quí trọng phẩm giá và danh dự của một người sống giữa xã hội văn minh và sau hết, nếu anh là một người thông thái…thì anh không thể nào sống thiếu sách vở được.
(TRÍCH BĂNG GHI ÂM)
Trước khi chuyển gia đình ra khỏi làng quê sẽ nằm lại dưới đáy biển hồ nhân tạo tương lai thuộc về công trình thủy lợi của thành phố Crê-men-truc, người bố đã buộc các con cháu phải quét dọn trước sân nhà cẩn thận và dọn dẹp rác rưởi đi.
Người con cả hỏi bố:
- Quét dọn làm gì để cho hoài công hở cha? Thế nào rồi ở đây cũng biến thành đáy biển cơ mà!
Ông lão nổi giận nói:
- Lương tâm con người phải luôn luôn trong sạch, chính vì vậy mà chúng ta phải quét dọn rác. Chúng ta chịu khó không phải vì loài cá mà vì chính mình. Chúng ta làm như vậy để khi tự vấn lương tâm, chúng ta không hổ thẹn…
(TRÍCH BĂNG GHI ÂM)
“…Đáng trân trọng biết mấy công sức của người thầy giáo. Chị thợ dệt sau một giờ làm việc đã nhìn thấy thành quả lao động của mình. Anh thợ nấu thép sau vài giờ đã có thể sung sướng nhìn mẻ thép ra lò nhờ công sức của mình. Và chị thợ cấy chỉ sau vài tháng đã được ngắm nghía những bông lúa nảy lên từ mầm hạt mà bàn tay chị gieo xuống. Còn người thầy giáo thì phải lao động năm này qua năm khác mới nhìn thấy thành quả của mình, thường thì phải hàng chục năm ròng….”
“…Trên đời này không có việc nào vất vả như lao động của nhà giáo dục. Người thầy giáo cũng là một con người, cũng có gia đình con cái, cũng có những lo lắng buồn phiền riêng của mình. Nhưng khi bước vào lớp, người thầy giáo bắt mình phải quên đi mọi tai họa và vết thương lòng riêng tư của mình để hướng mọi suy nghĩ theo đúng dòng tư tưởng nghĩa vụ yêu cầu. Song bạn chớ nghĩ rằng đó là sự hy sinh tự nguyện, sự phó thân cho số mệnh. Nếu người thầy giáo quả thực là con người sáng tạo ra con người thì sẽ thấy lao động đó chính là hạnh phúc của đời mình. Nếu bạn thờ ơ với người thầy giáo, nếu bạn không hiểu hết mức độ phức tạp trong công việc của ông thầy, thì bạn sẽ là kẻ liều lĩnh hoang phí một trong những giá trị vĩ đại nhất của nhân loại…
Banghs (10H) st
Để có được những con người... như vây, đều là do công lao, niềm vui và niềm tự hào của những người Thầy Cô giáo!
Trả lờiXóa