Y Hòa K7 Trỗi-K22 Nguyễn Trãi Hà nội,
Nguyễn Chấn Hưng K22 Nguyễn Trãi Hà nội
và Ngô Tất Thắng K7 Trỗi-Cựu hs Chu Văn An Hà Nội.
Ngô Thái Hòa
Kỷ niệm không thể nào quên với những người lính Học sinh trường Nguyễn Văn Trỗi anh hùng như Liệt sỹ Y Hòa (Mlo dzuon dzu) K7 , Liệt sỹ Ngô Tất Thắng K7 và Liệt sỹ Nguyễn Chấn Hưng K22 trường Nguyễn trãi Hà Nội.

Tôi được biên chế vào Đại đội 42, tiểu đoàn 54, trung đoàn 59 quân tăng cường cho mặt trận Quảng Trị của Bộ tư lệnh Quân khu Thủ Đô. Đại đội tôi có những học sinh trường Trỗi như Y Hòa K7(em của Y Nguyên K5, GS-TS hiệu phó Trường Đại học Tây Nguyên, nay về hưu, đang tu tập Phật học và võ công ở Trúc Lâm thiền viện, Quảng Ninh), Ngô Thái Hòa K6+7, Ngô Tất Thắng K7, Vũ Trung K8, Hồ Phương Bình K7, Phan (xy) K7, Nguyễn Trường Vỹ (gỗ) K7,...và có rất nhiều học sinh trường PTTH Nguyễn Trãi và Chu Văn An Hà Nội như Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Lương Hòa, Nguyễn Chấn Hưng,...Chúng tôi tập trung ở Tây Mỗ và Đại Mỗ Hà Nội khám sức khỏe lần cuối và phát toàn trang thiết bị súng ống đạn dược sau đó đi bộ 70km lên Bãi Nai, Lương Sơn, Hòa Bình. Y Hòa do bi viêm cầu thận cấp, có biểu hiện áp huyết rất cao, được nữ bác sỹ K.Ny (V 108) khám và quyết định trả về đi học tiếp, nhưng Y Hòa kiên quyết xin được nhập ngũ để được đi miền Nam chiến đấu.

Trên đường vào Nam, tôi được lệnh chuyển đơn vị gấp theo sự điều động của cấp trên. Không kịp chia tay với những anh em Trỗi khác, chỉ kịp gặp và chia cho Y Hòa, Chấn Hưng, Thanh Sơn thuốc tăng lực và sâm Cao Ly, đồng thời hẹn gặp lại các bạn khi chiến tranh kết thúc, khi giải phóng miền nam. Thật không ngờ đấy là lần gặp mặt cuối cùng với Y Hòa và Chấn Hưng, hai bạn đã anh dũng hy sinh và vĩnh viễn nằm lại Quảng Trị. Báo của sư đoàn 312 sau đó có đăng tin biểu dương gương chiến đấu vô cùng dũng cảm và kiên định của Y Hòa, trung đội trưởng trung đội hỏa lực 12 ly 7 đã quyết tử khi chốt chận trên Đồi Cháy gần thành cổ Quảng Trị,hy sinh ngày 15 tháng 10 năm 1972. Đối với Ngô Tất Thắng, sau khi giải phóng miền nam, Thắng theo học lớp Báo chí khóa 2 của khoa Báo chí trường Nguyễn Ái Quốc TƯ, rồi về làm phóng viên của báo Quân đội nhân dân. Bạn đọc trong cả nước và bạn bè gần xa háo hức chờ đợi những tác phẩm tiếp theo của Thắng sau khi nhà văn trẻ cho ra mắt tác phẩm "Sau cành Violet", tiểu thuyết trinh thám ái tình rất ăn khách trong thập kỷ 80, báo hiệu một ngôi sao đang dần tỏa sáng trên bầu trời văn học Việt Nam. Một buổi chiều cuối thu năm 1978 Thắng đến thăm và chia tay tôi ở 71 Hàng Trống, Hà Nội, để chuẩn bị lên đường đi chiến trường Cam Pu Chia. Khi đó tôi là thư ký tổng hợp kiêm biên tập viên Ban Nhà nước và Quốc phòng của Báo Nhân dân. Tôi tặng Thắng một cây bút bi Anh Hùng và động viên Thắng lên đường may mắn và mong bạn có nhiều phóng sự hay và nóng bỏng gửi về từ chiến trường. Sau đó nhiều bài vở và phim ảnh nóng bỏng khói súng của Thắng từ chiến trường tới tấp gửi về được báo QĐND, Nhân dân và nhiều báo đăng tải. Ngày 7 tháng 1 năm 1979 trong không khí cả nước vui mừng đón tin thắng trận từ mặt trận phía tây nam và Cam Pu Chia, thì trong buổi giao ban , cả phòng họp lặng đi chia xẻ với đại tá Ngô Từ Vân, Cục trưởng Cục Xuất bản quân đội, (Thân sinh của Ngô Tất Thắng) khi nghe tin nhà văn, nhà báo Ngô Tất Thắng đã anh dũng hy sinh khi đang thao tác nghiệp vụ của người phóng viên chiến trường trên tháp pháo của chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào giải phóng thủ đô Phnôm Pênh của Cam Pu Chia, thành lũy cuối cùng của bọn diệt chủng Khơ me đỏ.
Từ đó đến mãi mãi về sau những bạn Liệt sĩ trường Trỗi nói riêng và những bạn liệt sỹ trường Nguyễn Trãi nói chung và các bạn Y Hòa, Ngô Tất Thắng và Nguyễn Chấn Hưng vẫn sống mãi trong tâm tưởng của anh chị em Trỗi chúng ta. Riêng tôi thì không thể nào quên những kỷ niệm thời thơ ấu ở trường Trỗi, ở trường PTTH Nguyễn Trãi Hà Nội và ở trong quân ngũ với các bạn Y Hòa, Ngô Tất Thắng và Nguyễn Chấn Hưng.
Mời các bạn vào link này tham khảo:
http://bantroi.blogspot.com/2010/07/gac-but-nghien-len-uong-chien-au.html
http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/4/232/232/118987/Default.aspx
Ngô Thái Hòa
(Ảnh thứ tự từ trên xuống dưới: Y Hòa, Ngô Tất Thắng, Nguyễn Chấn Hưng)
Cám ơn các bạn đã lên đường bảo vệ Tổ Quốc cho đất nước được trọn niềm vui!
Trả lờiXóaCám ơn các bạn đã hiến dâng tuổi xuân cho đất nước,để chúng tôi được sống bình yên.
Trả lờiXóaCác bạn luôn sống mãi trong trái tim bạn bè.