Ngô Tự Lập
"Tôi yêu Em" của Puskin chắc chắn là một trong những bài thơ dịch nổi tiếng nhất ở nước ta nói chung và của dịch giả Thuý Toàn nói riêng. Bản thân người viết những dòng này cũng thuộc lòng bản dịch bài thơ từ tuổi học trò. "Tôi yêu Em" không chỉ tồn tại trong sổ tay các bạn trẻ đang tuổi yêu đương và người người quan tâm đến văn học Nga, mà còn được dạy trong trường phổ thông. Đó chắc chắn là một thành công và vinh dự mà không phải người dịch nào cũng có thể làm được trong đời mình.
Tuy nhiên, không có bản dịch nào là hoàn thiện tuyệt đối. Vì thế, ngay cả những bản dịch nổi tiếng nhất cũng có thể và nên được góp ý. Đó cũng là một cách để hiểu sâu thêm nguyên bản. Trên thực tế, bản dịch của Thúy Toàn cũng đã được nhiều người góp ý. Trong bài này, tôi muốn góp thêm một ý kiến nữa về một vài chỗ mà theo tôi là chưa chính xác, đồng thời cũng đề cập đến một số khía cạnh độc đáo của nó mà có lẽ do thiếu thông tin nên Thúy Toàn đã bỏ qua. Nguyên bản tiếng Nga của bài thơ như sau:
Я вас любил
Александр Сергеевич Пушкин
Я вас любил: любовь еще, быть может,
В душе моей угасла не совсем;
Но пусть она вас больше не тревожит;
Я не хочу печалить вас ничем.
Я вас любил безмолвно, безнадежно,
То робостью, то ревностью томим;
Я вас любил так искренно, так нежно,
Как дай вам Бог любимой быть другим.
Dịch nghĩa:
Tôi yêu Em: tình yêu, có lẽ,
Trong lòng tôi vẫn chưa tắt hẳn;
Nhưng thôi, chớ để nó quấy rầy Em thêm nữa.
Tôi không muốn làm Em buồn vì bất cứ điều gì.
Tôi yêu Em lặng thầm, vô vọng,
Bị giày vò khi vì rụt rè, khi bởi ghen tuông.
Tôi yêu Em chân thành đến mức, nâng niu đến mức,
Lạy Trời mà Em lại được ai khác yêu như vậy.
Còn đây là bản dịch của Thúy Toàn:
TÔI YÊU EM
Alexander Sergeyevich Pushkin
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài
Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em
(Thúy Toàn dịch)
1. Một nhược điểm dễ nhận thấy trong câu đầu tiên của bản tiếng Việt là cụm từ "chừng có thể". Theo tôi cách nới này không được thuần Việt cho lắm, vì thế nó không trung thành với ngôn từ trong sáng của nguyên bản. Theo tôi, tốt nhất là ta cứ dịch một cách giản dị, sát nghĩa thành:
Tôi yêu Em: tình yêu, có lẽ,
Tuy nhiên, đó chỉ là tiểu tiết, và trên thực tế thì câu thơ dịch này cũng đã được chấp nhận khá rộng rãi. Quan trọng hơn, theo tôi, là Thúy Toàn đã thay lối biểu đạt ngập ngừng, nếu không nói là đầy kịch tính, của Puskin bằng một câu văn trôi chảy. Nhưng ngay cả điều này có lẽ cũng có thể chấp nhận được trong chừng mực nào đó nếu như nó không liên quan đến những đặc điểm quan trọng hơn mà tôi sẽ bàn dưới đây.
2. Một nét độc đáo của bài thơ nằm ở chỗ nó hoàn toàn không hề có một hình ảnh nào. "Ngọn lửa tình" là hình ảnh Thúy Toàn thêm vào, có lẽ do gợi ý của động từ "tắt" (угасла). Nhưng từ "tắt" ở đây chỉ đơn thuần có ý nghĩa là chấm dứt hẳn, kết thúc hoàn toàn, như khi ta nói "ngày đã tắt", "chiến tranh đã tắt hẳn" hay "hy vọng cuối cùng đã tắt". Chính nét độc đáo này, theo Roman Jakobson, đã gây nên những cuộc tranh cãi giữa những người theo quan điểm truyền thống (cho rằng "thơ là tư duy bằng hình tượng", rằng một bài thơ hay phải có hình ảnh độc đáo), với những nhà Hình thức chủ nghĩa (chủ trương "Nghệ thuật như là thủ pháp" - tên tiểu luận có tính cách mạng của Shklovsky đã được dịch ra tiếngViệt)[1].
3. Một nét độc đáo khác của bài thơ là sự "nghèo nàn" về ngôn ngữ. Và điều này cũng lại trái ngược với quan niệm truyền thống cho rằng một bài thơ hay phải có ngôn từ phong phú, trau chuốt, hay độc đáo. Ngoài từ duy nhất ít mang nghĩa ít nhiều bóng bẩy là từ "tắt" chỉ sự kết thúc hoàn toàn đã nói ở trên, tất cả các từ trong bài đều được dùng với nghĩa trực tiếp, giản dị nhất. Roman Jakobson, trong bài Thơ của Ngữ pháp và Ngữ pháp của Thơ[2], chỉ ra rằng bài thơ chỉ có 47 từ nhưng có tới 14 đại từ, 10 động từ, và chỉ có 5 danh từ, đều là danh từ trừu tượng. Cái hay của bài thơ, vì thế, chủ yếu nằm ở các thủ pháp ngữ pháp đặc biệt, trong đó có cách ngắt câu ngập ngừng tôi đã nói ở trên.
4. Nhưng thủ pháp ngữ pháp đặc biệt nhất và hiệu quả nhất là ở hai câu cuối cùng, cũng là hai câu Thúy Toàn đã hiểu sai ý tác giả. Mặc dù "дай вам Бог" ở mệnh lệnh thức, đúng như Roman Jakobson nói, nó thật ra không có ý nghĩa mệnh lệnh thức hay cầu khẩn[3]. Thật đáng kinh ngạc, Puskin sử dụng nó làm vế thứ hai của một cấu trúc so sánh "так...как..." Nghĩa thực của câu cuối cùng không phải chỉ là một thái độ cao thượng: "Cầu em được người tình như tôi đã yêu em" như trong bản dịch của Thúy Toàn, mà còn có một ý nghĩa nữa, đó là "Có lạy Trời em [mới lại] được ai khác yêu chân thành, nâng niu đến thế". Lối nói này cũng tương tự khi người Việt nói: "Có trời mà biết được!" để nói rằng "Chẳng ai biết được đâu!"
Theo tôi, phải hiểu cả hai hàm ý này mới thấy hết cái hay của bài thơ. Puskin vừa muốn thấy cô gái của mình có được hạnh phúc với kẻ khác, vừa tuyệt vọng nhủ với nàng rằng: "Tôi là người yêu Em nhất", rằng "Sẽ chẳng bao giờ có ai yêu Em được như tôi nữa đâu!" Đó mới thực là tình yêu, mới thực là bi kịch của tình yêu, mới thực là tình yêu cao thượng.
5. Một khó khăn khi dịch bài thơ là làm thế nào để chuyển tải ý nghĩa của lối dùng kính ngữ (вас) sang tiếng Việt. Tôi cho rằng Thúy Toàn đã cho tác giả xưng "Tôi" chư không phải là "anh". Tuy nhiên, với từ "em", tôi đề nghị dùng cách viết hoa. Đây chính là cách dùng kính ngữ của của người Italia: khi "lei" viết thường, nó được hiểu là ngôi thứ ba giống cái số ít (cô ta, bà ta...), còn khi viết hoa, "Lei", nó được hiểu là ngôi thứ hai, tương tự như "bac" trong tiếng Nga. (Trong bản dịch nghĩa ở trên tôi đã dùng cách viết hoa này).
6. Cuối cùng, viết những dòng này, với tư cách độc giả, tôi muốn tỏ lòng biết ơn đến dịch giả Thuý Toàn, người đã cho tôi biết Puskin trước khi tôi biết tiếng Nga. Như tôi nói ở đầu bài, bất kỳ bản dịch nào cũng có thể và cần phải sữa chữa nhiều lần. Tôi không có ý định đưa ra bản dịch của mình, vì Thúy Toàn là người xứng đáng nhất để chỉnh trang lại bản dịch, nếu như ông thấy cần. Vả lại, tôi nghĩ, giả sử nếu tôi có ý định dịch lại, chắc tôi cũng sẽ phải ghi tên Thúy Toàn là đồng dịch giả. Bản dịch của ông từ lâu đã là một phần ký ức trong tôi.
Normal, tháng 02/ 2006.
(Thúy Toàn dịch)
1. Một nhược điểm dễ nhận thấy trong câu đầu tiên của bản tiếng Việt là cụm từ "chừng có thể". Theo tôi cách nới này không được thuần Việt cho lắm, vì thế nó không trung thành với ngôn từ trong sáng của nguyên bản. Theo tôi, tốt nhất là ta cứ dịch một cách giản dị, sát nghĩa thành:
Tôi yêu Em: tình yêu, có lẽ,
Tuy nhiên, đó chỉ là tiểu tiết, và trên thực tế thì câu thơ dịch này cũng đã được chấp nhận khá rộng rãi. Quan trọng hơn, theo tôi, là Thúy Toàn đã thay lối biểu đạt ngập ngừng, nếu không nói là đầy kịch tính, của Puskin bằng một câu văn trôi chảy. Nhưng ngay cả điều này có lẽ cũng có thể chấp nhận được trong chừng mực nào đó nếu như nó không liên quan đến những đặc điểm quan trọng hơn mà tôi sẽ bàn dưới đây.
2. Một nét độc đáo của bài thơ nằm ở chỗ nó hoàn toàn không hề có một hình ảnh nào. "Ngọn lửa tình" là hình ảnh Thúy Toàn thêm vào, có lẽ do gợi ý của động từ "tắt" (угасла). Nhưng từ "tắt" ở đây chỉ đơn thuần có ý nghĩa là chấm dứt hẳn, kết thúc hoàn toàn, như khi ta nói "ngày đã tắt", "chiến tranh đã tắt hẳn" hay "hy vọng cuối cùng đã tắt". Chính nét độc đáo này, theo Roman Jakobson, đã gây nên những cuộc tranh cãi giữa những người theo quan điểm truyền thống (cho rằng "thơ là tư duy bằng hình tượng", rằng một bài thơ hay phải có hình ảnh độc đáo), với những nhà Hình thức chủ nghĩa (chủ trương "Nghệ thuật như là thủ pháp" - tên tiểu luận có tính cách mạng của Shklovsky đã được dịch ra tiếngViệt)[1].
3. Một nét độc đáo khác của bài thơ là sự "nghèo nàn" về ngôn ngữ. Và điều này cũng lại trái ngược với quan niệm truyền thống cho rằng một bài thơ hay phải có ngôn từ phong phú, trau chuốt, hay độc đáo. Ngoài từ duy nhất ít mang nghĩa ít nhiều bóng bẩy là từ "tắt" chỉ sự kết thúc hoàn toàn đã nói ở trên, tất cả các từ trong bài đều được dùng với nghĩa trực tiếp, giản dị nhất. Roman Jakobson, trong bài Thơ của Ngữ pháp và Ngữ pháp của Thơ[2], chỉ ra rằng bài thơ chỉ có 47 từ nhưng có tới 14 đại từ, 10 động từ, và chỉ có 5 danh từ, đều là danh từ trừu tượng. Cái hay của bài thơ, vì thế, chủ yếu nằm ở các thủ pháp ngữ pháp đặc biệt, trong đó có cách ngắt câu ngập ngừng tôi đã nói ở trên.
4. Nhưng thủ pháp ngữ pháp đặc biệt nhất và hiệu quả nhất là ở hai câu cuối cùng, cũng là hai câu Thúy Toàn đã hiểu sai ý tác giả. Mặc dù "дай вам Бог" ở mệnh lệnh thức, đúng như Roman Jakobson nói, nó thật ra không có ý nghĩa mệnh lệnh thức hay cầu khẩn[3]. Thật đáng kinh ngạc, Puskin sử dụng nó làm vế thứ hai của một cấu trúc so sánh "так...как..." Nghĩa thực của câu cuối cùng không phải chỉ là một thái độ cao thượng: "Cầu em được người tình như tôi đã yêu em" như trong bản dịch của Thúy Toàn, mà còn có một ý nghĩa nữa, đó là "Có lạy Trời em [mới lại] được ai khác yêu chân thành, nâng niu đến thế". Lối nói này cũng tương tự khi người Việt nói: "Có trời mà biết được!" để nói rằng "Chẳng ai biết được đâu!"
Theo tôi, phải hiểu cả hai hàm ý này mới thấy hết cái hay của bài thơ. Puskin vừa muốn thấy cô gái của mình có được hạnh phúc với kẻ khác, vừa tuyệt vọng nhủ với nàng rằng: "Tôi là người yêu Em nhất", rằng "Sẽ chẳng bao giờ có ai yêu Em được như tôi nữa đâu!" Đó mới thực là tình yêu, mới thực là bi kịch của tình yêu, mới thực là tình yêu cao thượng.
5. Một khó khăn khi dịch bài thơ là làm thế nào để chuyển tải ý nghĩa của lối dùng kính ngữ (вас) sang tiếng Việt. Tôi cho rằng Thúy Toàn đã cho tác giả xưng "Tôi" chư không phải là "anh". Tuy nhiên, với từ "em", tôi đề nghị dùng cách viết hoa. Đây chính là cách dùng kính ngữ của của người Italia: khi "lei" viết thường, nó được hiểu là ngôi thứ ba giống cái số ít (cô ta, bà ta...), còn khi viết hoa, "Lei", nó được hiểu là ngôi thứ hai, tương tự như "bac" trong tiếng Nga. (Trong bản dịch nghĩa ở trên tôi đã dùng cách viết hoa này).
6. Cuối cùng, viết những dòng này, với tư cách độc giả, tôi muốn tỏ lòng biết ơn đến dịch giả Thuý Toàn, người đã cho tôi biết Puskin trước khi tôi biết tiếng Nga. Như tôi nói ở đầu bài, bất kỳ bản dịch nào cũng có thể và cần phải sữa chữa nhiều lần. Tôi không có ý định đưa ra bản dịch của mình, vì Thúy Toàn là người xứng đáng nhất để chỉnh trang lại bản dịch, nếu như ông thấy cần. Vả lại, tôi nghĩ, giả sử nếu tôi có ý định dịch lại, chắc tôi cũng sẽ phải ghi tên Thúy Toàn là đồng dịch giả. Bản dịch của ông từ lâu đã là một phần ký ức trong tôi.
Normal, tháng 02/ 2006.
ThuNV-Đô ĐH(10H) st
mình thích bài thơ từ thuở đi học, nhưng rất ấm ức khi đọc câu cuối,cảm giác thật hẫng hụt...
Trả lờiXóa