Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

ĐÊM THẤY TA LÀ THÁC ĐỔ

Kỷ niệm 11 năm ngày mất Trịnh Công Sơn
(1/4/2001-1/4/2012)
Trịnh Công Sơn
1.
Một đêm bước chân về gác nhỏ
chợt nhớ đóa hoa Tường Vi
Bàn tay ngắt hoa từ phố nọ
Giờ đây đã quên vườn xưa
Một hôm bước qua thành phố lạ
Thành phố đã đi ngủ trưa
Đời ta có khi tựa lá cỏ
Ngồi hát ca rất tự do
Nhiều khi bỗng như trẻ nhớ nhà
Từ những phố xưa tôi về
Ngày xuân bước chân người rất nhẹ
Mùa xuân đã qua bao giờ
Nhiều đêm thấy ta là thác đổ
Tỉnh ra có khi còn nghe

2.
Một hôm bước chân về giữa chợ
Chợt thấy vui như trẻ thơ
Đời ta có khi là đóm lửa
Một hôm nhóm trong vườn khuya
Vườn khuya đóa hoa nào mới nở
Đời tôi có ai vừa qua
Nhiều khi thấy trăm nghìn nấm mộ
Tôi nghĩ quanh đây hồ như
Đời ta hết mang điều mới lạ
Tôi đã sống rất ơ hờ
Lòng tôi có đôi lần khép cửa
Rồi bên vết thương tôi quì
Vì em đã mang lời khấn nhỏ
Bỏ tôi đứng bên đời kia

CHUYỆN VUI 1/4

Sáng nay, ngày "Cá tháng tư". Cậu con trai vui vẻ chạy lại chỗ mẹ:
- Mẹ ơi nguy lắm mẹ ạ! Cô bảo mẫu nhà ta đang hôn một người đàn ông xấu xí trên lầu hai đấy mẹ.
- Cái gì? Con lại phao "Tin vịt" đấy à?
- Hi hi... Thật mà.
Bà mẹ có vẻ tức giận vội vàng chạy lên thang, nhưng chưa được vài bước thì cậu con trai giơ tay hét vang sau lưng:
- Mẹ ơi, mẹ mắc lừa rồi, trò "Cá tháng 4" của con đó mà! Không phải người xấu xí nào đâu, mà là bố đấy!

*
* *

Một ông ngỏ lời cầu hôn với cô gái nọ, cầu hôn thế nào mà lại nhằm ngày... 1-4:
- Em thấy đấy, so với tuổi của tôi thì tôi còn trẻ lắm!
Cô nàng mỉm cười, trả lời không "cá" chút nào:
- Đúng thế, nhưng so với... tuổi của em thì ông lại... quá yếu!

*
* *

Con trai bảo bố:
- Bố nên nghĩ lại đi, bố đã là một ông già mà cô thì còn quá trẻ, làm sao mà bố có thể lấy cô ấy làm vợ kia chứ.
- Thôi, được rồi, bố sẽ cố gắng chờ cô ta lớn thêm hai, ba tuổi nữa.

*
* *

Một nhân viên văn phòng nói với bạn:
- Sáng nay, sếp tớ đùa kiểu "Cá tháng 4" làm mọi người mừng rúm.
- Đùa thế nào?
- Vừa tới cơ quan, sếp đã dõng dạc tuyên bố: "Từ nay tôi sẽ... không tham nhũng nữa"!

xh st

THƯ GỬI BÁC Y TẾ

Bác kính mến!
Hôm qua bà cháu mệt, bà bảo: “Tao già rồi, đằng nào cũng ốm. Thế nên phải tranh thủ ốm trước đi, kẻo mấy hôm nữa tăng viện phí thì lại khổ con, khổ cháu!”.
Bà cháu là người “thời sự” nhất nhà, cháu nghĩ là vì bà chịu khó nói chuyện với tivi suốt cả ngày nên cái gì bà cũng biết.



Bố cháu gắt: “Bà cứ lẩm cẩm. Đã ốm thì lúc nào chả khổ. Ốm mùa hè còn khổ bằng mấy mùa đông. Mùa đông lạnh nên chen nhau còn âm ấm một tí, chứ mùa hè bốn người nằm một giường, có thi nhau quạt thì cũng chỉ hắt nóng từ người này sang người kia thôi”.
Nhưng hình như bà cháu ốm thật nên bố con cháu đưa bà vào bệnh viện. Bệnh viện đông vui tấp nập y như trường cháu ngày khai giảng ấy bác ạ. Bệnh nhân nằm đầy hành lang, còn người nhà thì vắt vẻo cả trên lan can. Cháu nghe có chú than thở: “Vào tận đây mà còn bị trộm móc sạch cả ví tiền với điện thoại. Trong túi còn đúng 10.000 đồng, vừa đủ trả tiền gửi xe máy qua đêm”.
Bà cháu bảo: “À, bệnh viện này tao vào rồi, từ hồi sau giải phóng. Nhận ra ngay quang cảnh phòng ốc, mọi thứ vẫn y như cũ, chỉ khác là ngày xưa quét ve xanh, bây giờ lại sơn vàng”.
Có lẽ bà cháu phải mổ đấy bác ạ. Thế là khi bố cháu đưa bà đi làm thủ tục nhập viện, cháu phải đi ra tận hiệu thuốc ngoài cổng để mua phong bì cho bố cháu. Kể cũng lạ bác nhỉ, hiệu thuốc mà cũng bán cả phong bì nữa! Nhưng cháu hiểu rồi, bố cháu bảo hiệu thuốc bán tất cả những gì thiết yếu dùng trong bệnh viện. Bố cháu dặn mua luôn cho bố cháu vỉ thuốc cảm cúm nữa để dự phòng bố cháu bị ốm trong lúc xếp hàng đóng viện phí và nộp thẻ bảo hiểm y tế.
Mua phong bì thì dễ rồi, chả ai hỏi gì cháu cả. Nhưng khi cháu hỏi mua thuốc cảm cúm thì bác bán thuốc khuyên cháu nên mua kèm một lọ thực phẩm chức năng dành cho sản phụ mới sinh em bé. Cháu giải thích cho bác ấy là bà cháu, bố cháu và cháu nữa đều không sinh em bé nên không dùng được loại thực phẩm ấy đâu. Bác bán thuốc thở dài rồi bảo cháu: “Thôi vào dặn bố nếu cần siêu âm, xét nghiệm gì cho bà thì cứ liên hệ với bác, cho nó nhanh”. Cháu chả hiểu làm sao bác ấy lại làm “cho nó nhanh” được, nhưng sợ bố cháu chờ nên cháu không dám hỏi rõ.
Lúc ấy bỗng có một bác, hình như là thanh tra thì phải (cháu đọc được trên bảng tên của bác ấy), đến hỏi bác bán thuốc: “Mua bán gì? Hóa đơn chứng từ đâu?”. Bác bán thuốc chỉ ngay cháu bảo: “Báo cáo anh, con bé này đòi mua tiền chất ma túy”. Bác thanh tra nói gọn lỏn: “Phạt! Tiền phạt chuyển khoản qua hệ thống liên ngân hàng ngoài quốc doanh nhé. Cấm lưu cuống phiếu chuyển tiền đấy!”. Thế là cháu hiểu ngay không phải bác ấy phạt cháu rồi, vì cháu làm gì có tài khoản! Khổ thân bác bán thuốc, mặt bác ấy xanh lại, tay bác ấy run run mân mê một cái phong bì...
Cháu quay vào viện tìm mãi mới thấy bà và bố cháu. Bố đang dùng xấp hóa đơn viện phí xòe ra để quạt mát cho bà. Bố con cháu lại đưa bà về nhà vì hôm nay là thứ sáu cuối tuần, mà bệnh viện thứ hai mới có kết quả xét nghiệm và hội chẩn. Bà cháu bảo: “Biết thế này tao ốm sớm từ đầu tuần. Nhỡ tăng giá ngay, tuần sau mổ một nhát bằng tuần này mổ mười mấy nhát còn gì”. Bố cháu lại làu bàu: “Bà cứ lẩm cẩm”! Nhưng cháu thấy hình như bố cháu sai. Bà cháu già thật nhưng có phải lúc nào cũng lẩm cẩm đâu, bác nhỉ?
Cháu chào bác nhé! Cháu chúc bác luôn mạnh khỏe để không phải vào bệnh viện.


Tác giả : PHAN ANH(Nguon tuoitrecuoituan)

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

TIN BUỒN

Ban liên lạc lớp 10G kính báo:

Bà Lương Yến Hồng , nguyên cán bộ Ban Đối ngoại TU, mẹ bạn Ngô Thái Hoà( lớp 10G) đã mất, hưởng thọ 89 tuổi.
Tang lễ cử hành từ 7g-9g sáng thứ bẩy ngày 31/3/2012 tại nhà tang lễ bệnh viện quân đội 354
Xin kính báo cùng các bạn

Nguồn gốc của ngày Cá tháng Tư (1/4)


Cá tháng Tư là ngày đầu tiên của tháng 4, ngày mà mọi người trên thế giới có thể nói khoác với nhau cho vui mà không sợ bị người kia giận dữ. Trong ngày này, mọi người đi nói khoác với nhau càng nhiều càng tốt và ở một số nơi thì việc nói khoác này sẽ kết thúc vào buổi trưa. Nếu sau buổi trưa còn ai tiếp tục nói khoác thì vận đen sẽ ập tới với người đó.

Cho tới bây giờ nguồn gốc chính xác của ngày Cá tháng Tư vẫn chưa được lộ rõ. Tại sao lại là ngày đầu tháng 4 và tại sao lại nói khoác với nhau? Một giả thuyết cho rằng đó là ngày đánh dấu mùa xuân tới (ở phương Tây) trong khi giả thuyết khác cho rằng đây là ngày kết thúc Đại Hồng Thủy và kết thúc chuỗi ngày lênh đênh trên biển của Noah, người đã được Chúa chỉ bảo để đóng thuyền.

Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất bắt nguồn từ cuối thế kỷ XVI khi mà lịch Julian (lấy tên từ Julius Caesar) được thay thế bởi lịch Gregorian. Trong lịch Julian cũ, năm mới bắt đầu từ 25 tháng 3 và ngày lễ kỷ niệm năm mới thường được tổ chức sau đó 1 tuần (tức là rơi vào khoảng 1/4) vì tuần có ngày 25/3 lại vướng vào Holy Week. Do vậy sau khi đã đổi lịch sang lịch mới và kỷ niệm năm mới vào ngày 1/1, một vài người vẫn muốn ăn Tết lần thứ hai bằng cách lừa mọi người nhớ lại rằng 1/4 mới là ngày lễ kỷ niệm năm mới. Trong ngày đó, người đi lừa thường mời người bị lừa tới các bữa tiệc mừng năm mới không tồn tại trên thực tế.

Ngày nay, ở Anh người ta gọi những người bị lừa trong dịp 1/4 là “April Fool”, ở Scotland thì được gọi là “gowk” cũng có nghĩa là fool – kẻ ngốc. Người Pháp thì gọi những người bị lừa là Poissons D’Avirl có nghĩa là “những con cá tháng Tư” và có lẽ do ảnh hưởng của người Pháp nên ở Việt Nam chúng ta cũng gọi ngày này là ngày Cá tháng Tư.

(pix courtesy of spitfirelas – Under Creative Commons License)

Xuân Hải St

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

NGƯỜI HÀ NỘI VÀ BIA

Tác giả: VŨ THẾ LONG
Tôi tiếp nhận cái văn minh “ăn rượu” từ bà và mẹ truyền cho mỗi dịp tết đoan ngọ và tiếp nhận văn minh “uống bia” từ ông nội.
Hồi ấy, tôi mới mười bốn, mười lăm tuổi, cổ còn quàng khăn đỏ, túi rỗng tuếch không có một xu thì làm gì có tiền mà rượu chè, bia bọt. Chuyện là cứ vào tiết đổi trời mùa hạ, khi bầu trời Hà Nội đầy mây ngột ngạt mong mãi chẳng có giọt mưa, cái oi bức kinh khủng làm cho ai nấy mệt rũ người. Nhìn mây trời ông tôi lo lắng, cụ bảo: “trời như thế này thì trên nguồn mưa phải biết. Cái oi này là oi nước sông sắp lên đây“. Quả vậy chỉ một hai hôm sau là nước sông đỏ ngầu từ nguồn đổ về. Dân ngoài đê sông Cái lại lũ lượt chạy vào khu Bác Cổ để tránh lụt. Người ta bảo chỗ này là đất cao nhất Hà Nội.
Những lúc ấy, ông cảm thấy mệt mỏi, khó thở. Cụ dắt tôi ra đầu phố để làm tợp bia. Đấy là lối nói của cụ mỗi khi rủ tôi đi uống. Ngay góc ngã tư đường Trần Xuân Soạn – Thi Sách, cạnh trường tư thục Lam Sơn lúc bấy giờ có một quầy giải khát nhỏ do ông Bẩy làm chủ. Quầy giải khát có mặt sàn hình vuông, mỗi chiều chừng 4 mét, tường gỗ sơn xanh, mái lợp tôn dựng ngay trên vỉa hè. Loại quầy giải khát kiểu này thời ấy được dựng lên khá nhiều ở bên bờ hồ Hoàn Kiếm dọc phố hàng Trống. Các quầy này thường bán nước chanh đá, nước dừa với những chùm dừa trĩu quả bày trước quầy chào khách. Trong quầy bán đủ thứ từ rượu bia, nước chanh cho đến các loại kẹo bánh bán cho trẻ em. Người ta xếp dăm chiếc ghế mây, vài chiếc ghế vải bên vỉa hè để khách có thể ngả lưng đong đưa ngồi hứng gió, giải khát và ngắm nhìn thiên hạ qua lại. Lúc ấy dân số Hà Nội còn thưa lắm nên những cửa hàng kiểu này vẫn được phép xuất hiện đàng hoàng trên vỉa hè, góc phố và cái thú ăn uống trên vỉa hè này là một trong những cái thú của người Hà Nội.
Ông uống bia không phải vì nghiện. Cụ uống bia cũng như uống thuốc vậy. Cứ mỗi khi trở trời oi bức, thấy khó thở, cụ lại gọi một chai bia nhỏ và “làm một tợp” cho dễ thở. Tôi đi theo cụ cho vui thôi chứ có uống gì đâu. Tất nhiên là bia gọi ra, thế nào cũng phải hai cốc. Tôi thì một cốc đá và cụ cũng san cho tý bia gọi là và hai ông cháu ngồi nhâm nhi. Ở đời hiếm người đi uống bia một mình. Có lẽ cũng vì để có người cùng uống mà cụ cho tôi – thằng cháu đích tôn đi theo cho vui cũng nên.
Loại bia mà tôi được uống lần đầu tiên trong đời là thứ bia sản xuất chính hiệu từ Tiệp Khắc được nhập vào bán ở Hà Nội từ những năm sau hoà bình 1954. Chai nhỏ thủy tinh xanh và cổ chai bịt giấy bạc trắng. Sau này, có dịp đi thăm Tiệp Khắc tôi thấy loại bia này vẫn tiếp tục bày bán. Cái kiểu dáng, nhãn mác và chất liệu của từng loại bia được người ta trân trọng và gìn giữ từ đời này qua đời khác như một thứ quốc bảo về ẩm thực chứ không có lối thay đổi mẫu mã, kiểu dáng luôn xoành xoạch như các thứ bia rượu, thuốc lá… ở bên ta.
Thú thật, ngụm bia đầu tiên tôi được uống sao mà đắng thế. Bia vừa vào miệng đã suýt nữa phải nhổ ra vì đắng. May mà chưa kịp thực hiện cái phản xạ đáng xấu hổ ấy trước mặt ông. Thế rồi, dần dần cũng quen, tôi uống được hết phần bia mà ông rót cho và cũng cảm thấy nó là lạ, có một hương vị dễ chịu mặc dầu có đắng tý chút. Người ta bảo rằng trên đời này, hầu như cái gì gây nên nghiện lúc đầu bập vào cũng khó. Trẻ con lần đầu chấm nhầm phải bát nước mắm có ớt thì nước mắt, nước mũi giàn giụa. Lắm anh choai choai lần đầu làm bộ hút điếu thuốc cho ra vẻ người lớn để chộ mấy tiểu thư mới lớn thì bị ho sặc ho sụa… Thế rồi, ngày một ngày, những thứ ấy chẳng hiểu sao nó cứ len lỏi vào cuộc sống. Thiếu nó thì nhớ. Có thứ thấy thèm và không chịu nổi. Thế là đâm nghiện.
Tôi là một trong số những người rất thích bia, yêu văn hóa bia nhưng nếu như không có bia dăm bảy tháng thì cũng chẳng hề gì. Người ta nói nghiện hay không còn tùy thuộc vào cái hệ thần kinh bẩm sinh của từng người, chẳng biết có đúng không. Tôi không hẳn là không nghiện bia nhưng từ lâu đã mắc phải chứng nghiện cái không khí cộng đồng của bia. Đôi khi bận việc, tạt qua quán bia thấy thật khó khăn khi phải một mình tu hết một vại nhưng nếu ngồi vui với bè bạn thì bao nhiêu cũng không đủ. Chẳng phải mình tôi mà nhiều người đã gặp ở Việt Nam cũng như ở nhiều nơi trên thế giới cùng chung lối uống cộng đồng như thế. Người uống bia luôn có bè có bạn. Người ta uống với bạn, uống vì bạn. Đôi khi làm thơ, sáng tác ngay trên bàn bia với bạn bè. Bên Tiệp, người ta thành lập cả đảng Bia ra tranh cử nghị viện như những đảng phái quái dị khác mọc ra như nấm sau ngày chế độ Cộng sản cũ tan rã.
Ông tôi bảo rằng trước đây, Hà Nội cũng có nhà máy bia do người Pháp sản xuất. Lúc ấy, người ta bán loại bia gọi là bia Hô Mèn (L’Home) làm trên Ngọc Hà, nơi là trụ sở của nhà máy bia bây giờ. Hồi ấy người ta bán hai loại bia, một loại gọi là cổ vàng và loại khác là cổ trắng vì cổ chai được bọc bởi hai loại giấy bạc khác nhau và độ đậm nhạt của hai loại này khác nhau. Xe ô tô xi téc bán bia bốc (Bock) và nước cam ga đỗ ở gần vườn hoa Chí Linh gần nhà dây thép luôn sơn màu vàng với nhãn hiệu con hổ màu đỏ trong vòng tròn. Khách qua đường có thể dừng chân hay vừa ghếch chân trên xe đạp làm một bốc bia.
Nghe nói phải tìm mãi người ta mới thấy được Ngọc Hà là vùng có nguồn nước tốt để nấu bia. Trong công nghệ nấu bia, nước là một nguồn quan trọng bậc nhất. Dù có hoa Hu Blông, lúa mạch thứ thiệt, máy móc và quy trình sản xuất hiện đại đến mấy mà nguồn nước không ra gì thì cũng coi như bỏ.
Nghe nói có thời công nhân mỏ Quảng Ninh phải làm việc cực nhọc trong điều kiện quá nóng nực, vất vả. Ra thăm mỏ, cảm thông với nguyện vọng của thợ mỏ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chỉ thị cho Bộ Công nghiệp nhẹ nhập cả một dây chuyền của Tiệp Khắc về để xây dựng một nhà máy bia ngoài Quảng Ninh để phục vụ công nhân. Nhưng rút cục, máy về mà bia không có, cũng chỉ vì lúc ấy vùng định xây nhà máy không có được nguồn nước ngọt thích hợp. Máy móc đành phải chuyển đi nơi khác.
Vùng Ngọc Hà – Hoàng Hoa Thám ven hồ Tây, Hà Nội quả là một vùng có nguồn nước lý tưởng để nấu bia cho người Hà Nội và làm ra cái gu riêng cho người Hà Nội, người cả nước và thiên hạ thưởng thức. Nghe nói hãng bia tư nhân của ông chủ Đường Béo người Hà Nội cũng nhờ kiếm được nguồn nước quanh vùng Ngọc Hà nên bia làm ra mới có khách. Có những đại lý gian giảo mua bia của nhà máy bia Hà Nội rồi đấu trộn với bia Đường Béo với giá rẻ hơn để làm giả bia Hà Nội trục lợi.
Thuở trước, người Pháp làm ra bia chủ yếu là để phục vụ cho tầng lớp trên trong xã hội. Người dân thường Hà Nội hầu như rất ít khi được uống bia. Đại đa số không biết bia là gì.
Từ những năm sáu mươi, với sự giúp đỡ của nước bạn Tiệp Khắc, nhà máy Bia Hà Nội và cũng là nhà máy bia duy nhất của miền Bắc Xã hội chủ nghĩa đã ra đời trên nền nhà máy bia của Pháp xây dựng trước đây ở đường Hoàng Hoa Thám.
Bia được sản xuất, nhà máy mở ra các đại lý bia khắp nơi ở Hà Nội để phục vụ nhân dân với giá bao cấp là ba hào một vại bia lớn. Tôi còn nhớ một số đại lý bia đầu tiên ở Hà Nội như một đại lý đặt tại phố Hàng Bài gần rạp Tháng Tám bây giờ hay một đại lý khác mở ở phố Hàng Khay, nay là chỗ bán hàng lưu niệm hay hiệu ảnh …. Trong các đại lý này, người ta đem đến từ nhà máy bia những thùng bia hình trụ có đóng đai sắt, mỗi thùng khoảng 50 lít. Bia được rót cho khách qua những chiếc vòi to có khóa cố định trên quầy theo kiểu châu Âu. Bên quầy còn có những bình CO2 để sục khí làm lạnh bia và tạo thêm ga cho bia. Ngoài bia hơi, nhà máy còn sản xuất bia chai với các nhãn hiệu bia Trúc Bạch và bia Hữu Nghị.
Thoạt đầu, khi mới đem bia ra bán, dân Hà Nội nhiều người còn bỡ ngỡ, trừ một số công chức hay những người đã sống lâu ở thành thị thì thỉnh thoảng có uống bia. Đa số người Hà Nội mới về sống ở Thủ Đô từ sau giải phóng thì chưa quen với thứ giải khát này. Cửa hàng bia lúc đầu thưa thớt, vắng tanh. Lúc ấy, thương nghiệp phải tìm đủ mọi cách để tiêu thụ lượng bia sản xuất được. Người ta đã bán bia hoà lẫn với si rô để có vị ngọt dễ uống hay bia kèm theo một đĩa đường kính. Có cửa hàng kem bên Gia Lâm người ta bán bia kèm theo chiếc kem que thả vào trong cốc mà chẳng hiểu sao lũ bạn tôi lại gọi thứ bia kem ấy là kem cối.
Trên báo khoa học lúc bấy giờ, đã có nhà khoa học viết bài ca ngợi công dụng của bia. Bài báo viết rằng “bia là thứ đồ uống cực kỳ bổ, trong đó có nhiều đường, vitamin A, Vitamin B … Nếu uống bia nhiều thì người sẽ phát phì. Trên thế giới có người nhịn ăn cả tháng, chỉ uống bia mà vẫn khoẻ mạnh….” Và sau này, khi mà dân nghiện bia ngày càng đông lên, bia trở nên khan hiếm và nhiều tiêu cực sau bia xuất hiện thì cũng nhà khoa học nọ lại viết báo dọa thiên hạ “Bia cũng là cồn, uống vào có hại!”.
Quảng cáo một thời gian ngắn thôi là thứ nước uống thơm mát bổ này có khách hàng ngay. Người Hà Nội đã dễ dàng chấp nhận và phổ thông hóa thứ nước uống có gốc Châu Âu này. Có lẽ lớp người chấp nhận Bia sớm nhất ở Hà Nội chính là đội ngũ văn nghệ sỹ và những người lao động nặng.
Nhiều bác công nhân khuân vác, kéo xe vất vả mồ hôi nhễ nhại nhưng chỉ tu một mạch cả vại bia là mệt mỏi tiêu tan và cảm thấy lâng lâng có thể hăng hái làm thêm vài chuyến hàng nữa.
Giới văn nghệ sỹ cũng thường tụ tập quanh bàn bia và sau này là ngồi xổm trên bãi cỏ, vỉa hè hay nền đất để bàn chuyện văn chương thế sự. Quán bia Cổ Tân gần nhà hát lớn, quán “chuồng cọp” đầu Nguyễn Đình Chiểu… là nơi cụ Nguyễn Tuân, họa sỹ Nguyễn Sáng, họa sỹ Mai Văn Hiến và nhiều nghệ sỹ tên tuổi khác thường lui tới.
Càng ngày, công chúng đến với bia càng đông, cầu không đủ cung nên việc mua bia ngày càng khó. Người ta phải xếp hàng rồng rắn tới hai ba trăm mét, người nọ nối người kia để mua một cốc bia. Hồi ấy, tôi có lần trốn giờ cơ quan cùng mấy cậu bạn ra xếp hàng ngoài quán bia đường Trần Hưng Đạo, gần ngã tư Hàng Bài thì gặp ngay vị thủ phó của mình cũng đã ra xếp hàng từ trước để chầu chực mua cho được một vại bia. Khổ quá, cái gì cũng thiếu. Ăn thì không đủ no, với nhiều người, bia vừa là thứ thuốc bổ vừa tạo cảm giác thư giãn trong những ngày tháng cùng cực căng thẳng của cuộc sống trong chiến tranh và chế độ bao cấp nặng nề.
Đứng dẹp trật tự của đám người xếp hàng và chúa hay chen ngang là một anh chàng béo mập, lùn lùn với chiếc loa pin luôn the thé bài thơ nhắc nhở mà mãi cho đến tận bây giờ, mỗi khi gặp lại vị thủ phó cũ của mình nay đã nghỉ hưu và ngồi viết văn chúng tôi vẫn khoái chí nhắc lại cái ngày gian khó xa xưa với bài thơ xếp hàng nọ:
“Muốn uống bia hơi phải xếp hàng
Xin đừng nhường chỗ chớ chen ngang
Chen ngang phát hiện cho màu áo
Kiên quyết mời ra rất nhẹ nhàng”
Xếp hàng quá đông mà nhiều khi đến cửa chuồng rồi thì bia lại hết. Cả lũ tiu nghỉu kéo nhau về hoặc đi lùng một cửa hàng khác để rồi lại phải mất hàng tiếng xếp hàng lại từ đầu. (Chúng tôi hay nói đùa là “đến cửa chuồng” như cảnh anh chơi cá ngựa biết bao công sức đổ con xúc xắc, kể cả đá bao con ngựa cản đường khác để về đến cửa chuồng rồi lại bị đá trở lại vị trí ban đầu). Cái thời ấy, hầu như phần lớn thời gian của người dân Hà Nội đều phải dành cho những cuộc xếp hàng bất đắc dĩ. Đêm thì phải thức trắng để xếp hàng chầu chực nước vì nước nhỏ từng giọt, vợ chồng con cái, cả khu tập thể phải thay phiên nhau mà hứng. Ba bốn giờ sáng đã phải chầu chực trước cửa hàng thịt hay phản thịt mậu dịch cửa chợ để xếp chiếc rổ rách, hòn gạch, cái túi ni lông thay người, chờ đến bảy tám giờ cô nhân viên mậu dịch mới đủng đỉnh tới nhận hàng, cắt phiếu và lạnh lùng, khinh khỉnh ban phát cho kẻ mua có nhiều người bằng tuổi bố mẹ, ông bà mình. Không một lời tử tế với khách hàng chứ chớ nên đòi hỏi những câu thưa gửi, cảm ơn lịch sự vốn có của người Hà Nội hào hoa. Bao cấp nó bần cùng và bệ rạc hóa người Hà Nội đi và xếp hàng để mua sản phẩm ẩm thực bia trong thời kỳ khốn khó này có lẽ là một trong những kiểu bệ rạc nhất trong sinh hoạt ẩm thực chưa từng thấy ở Hà Nội xưa nay.
Dân uống bia đông quá mức chịu đựng, người ta phải nghĩ ra nhiều kế khác nhau để giữ trật tự khu vực bán bia. Một trong những điển hình là cửa hàng bia Cổ Tân kề gốc gạo xế cửa Bảo Tàng Cách Mạng Việt Nam. Nơi đây suốt ngày tấp nập bởi dân uống bia, dân phe bia và đủ các loại người từ các văn nghệ sỹ, thương binh, cán bộ, dân phe và cả đám du côn tụ tập kiếm chác, phá phách. Cửa hàng đã phải nhiều lần thiết kế đi thiết kế lại cửa bán bia để cố giữ trật tự mà vẫn không sao làm được. Họ đã hàn sắt vây quanh chỗ xếp hàng, chỗ rót bia để chống chen ngang. Lập rào quanh khu bán bia để chống nạn phe bia, đầu cơ bia … Cũng chính vì thế mà dân bia còn gọi các cửa hàng kiểu này là “Chuồng cọp“. Cuối cùng thì người ta nghĩ ra một sáng kiến tuyệt vời để chống chen ngang: làm một dây thép dài có những đồng xèng nhôm đục lỗ xỏ qua dây thép. Mỗi người đến cửa mua vé chỉ được mua một đến hai cốc và được nắm tay vào những đồng xèng thay cho chiếc tích kê của mình và người nọ đứng ép sát vào người kia, tay nắm đồng xèng đẩy cho đến cửa rót bia để hưởng cái hạnh phúc có trong tay một hai cốc bia sau hàng giờ xếp hàng trong khấp khởi và hy vọng.
Hồi ấy, làm gì có tiền, có lắm bia mà nhậu nhẹt lai rai. Người ta thường chỉ uống bia với dăm hạt lạc rang hay đĩa nộm là cùng. ấy thế mà để ép khách kiếm lời, nhiều cửa hàng quốc doanh nghĩ ra cái trò ép người uống phải mua kèm với bia đĩa nộm chua loét, cái nem cuốn dối nhạt phèo hay con mực nướng với giá cắt cổ. Nếu không mua thức ăn kèm thì không bán bia, nhiều khi mua thức ăn nhậu kèm rồi phải đổ đi chỉ uống bia mà thôi.
Bia khan hiếm quá mức nên người ta nghĩ ra nhiều hình thức phân phối khác nhau. Trong những cửa hàng cung cấp đặc biệt, người nào có bìa A, bìa B thì mỗi tháng được mua một hai chục chai tùy theo định lượng mỗi tháng. Các cơ quan nhà nước được cấp sổ mua bia theo tuần, theo tháng. Nếu có hội nghị đặc biệt phải làm công văn xin cung cấp hoặc nếu kèm theo lá thư tay của người quen có thẩm quyền phân phối thì càng tốt. Cơ quan sẽ được ưu tiên mua vài chục lít gọi là để phục vụ hội nghị. Cứ mỗi lần có bia về là cả cơ quan vui như hội. Người ta phân công người đem sổ lên nhà máy xếp hàng để chờ mua bia phân phối. Anh em ở nhà thì tíu tít kiếm cái ấm, cái xoong để đựng. Mượn cốc mượn chén, gọi điện rủ bạn bè ở cơ quan khác sang cùng uống. Bom bia vừa vần xuống cổng cơ quan là nhanh như cắt, nhất nhất theo sự phân công của ban đời sống công đoàn, người bán phiếu, kẻ rót bia…rồi thì tản ra từng nhóm ai nấy vui vẻ trong cái hạnh phúc đơn sơ, ước mơ nho nhỏ mà họ được lâng lâng tận hưởng. Ngày ấy tuy thiếu, tuy khổ nhưng vui. Bây giờ, đôi khi được dự những bữa tiệc đồ ăn thức uống, bia rượu thừa mứa mà sao vẫn không thấy được cái niềm vui khi được chia sẻ từng giọt bia với bạn bè thủa xưa. Lắm lúc bia nhiều mà sao vẫn thấy lạnh tanh, đắng ngắt. Cái đắng của nỗi cô đơn trống vắng tình người. Cái lạnh của mọi thứ đều quy ra thóc ra tiền. Người ta thả sức tiêu tiền, tiêu thóc của thiên hạ trong những bữa tiệc lu bù mà bất đắc dĩ ta được mời dự, phải dự.
Ngày nay, bất cứ ai đến Hà Nội cũng sẽ dễ dàng nhận dạng ra cái bản sắc uống mới của người Hà Nội. Đó là bia và bia hơi. Khắp nơi đều mở ra các quán bia hơi. Về khoản bia hơi thì vào thời điểm tôi đang viết bài này, có lẽ Hà Nội là một thành phố đứng đầu về sản xuất và tiêu thụ bia hơi trong cả nước. Dân trong thành phố Hồ Chí Minh và nhiều nơi khác hình như thích uống bia chai hơn.
Người ta sản xuất và tiêu thụ đủ các loại bia ở Hà Nội. Từ bia hơi đến bia chai, bia lon với các loại quen thuộc như Bia Hà Nội mà nhiều người quen gọi là “bia nhà máy” – là hãng bia quốc doanh lâu đời nhất. Ngót chục năm nay, dân bia Hà Nội lại quen với loại sản phẩm liên doanh với Đan Mạch, đó là bia Halida (Hà Nội liên doanh với Đan Mạch). Ngoài ra còn có hàng loạt các hãng bia nước ngoài đầu tư sản xuất tại Việt Nam mà khi vào các quán ăn ở Hà Nội, bạn sẽ luôn gặp các nữ nhân viên tiếp thị thuộc các công ty bia khác nhau ăn vận những bộ đồng phục riêng của từng hãng. Hãng Heineken thì vận đồ xanh lá cây, đeo tạp dề trắng kiểu Hà Lan. Hãng Tiger thì mặc sắc phục nền vàng váy ngắn xanh tím than…Vừa ngồi vào bàn là các cô đã đon đả mời chào khách uống thứ bia chính hiệu của hãng mình. Trên các bảng hiệu, tường nhà hàng treo đầy tranh biển quảng cáo cho các hãng bia và hàng loạt các kiểu khuyến mại được tung ra để tranh giành khách uống.
Bia tung ra thị trường ngày một nhiều. Quảng cáo bia treo nhản nhản khắp phố và hầu như không tối nào là không có quảng cáo bia trên các chương trình ti vi ở Hà Nội. Các điều kiện phục vụ cho người uống bia đã ngày càng cải tiến. Duy có một điều mà các quán bia hơi ở Hà Nội vẫn tỏ ra vô cùng bảo thủ đó là những chiếc cốc vại thô kệch làm bằng thứ thủy tinh tái sinh thô thiển đầy bọt vẫn giữ nguyên hình dạng nguyên thủy từ mấy chục năm nay, khi mà bia hơi mới ra đời ở Hà Nội. Có lần tôi dẫn một ông bạn Mỹ đi chơi phố, tạt vào quán bia gần nhà hát lớn uống dăm vại. Anh bạn Mỹ của tôi là người có thú sưu tầm các loại cốc uống bia cứ khẩn khoản nhờ tôi kiếm cho một chiếc cốc vại bia hơi Hà Nội. Theo anh ta, đây là loại cốc uống bia độc nhất vô nhị trên thế giới. Rốt cuộc, bà chủ quán đã tặng khách cả một đôi cốc thủy tinh thô kệch làm vật kỷ niệm mang phong cách độc đáo của bia hơi Hà Nội.
Từ chỗ Hà Nội là một trong những thủ đô khan hiếm bia vào bậc nhất trên thế giới trong thời còn bao cấp, chỉ sau mở cửa, đổi mới Hà Nội đã nhanh chóng trở thành một trong những thiên đường của những người yêu bia. Tôi không rõ lượng bia được tiêu thụ của dân Hà Nội mỗi ngày là bao nhiêu nhưng tin chắc rằng lượng bia được sản xuất và được tiêu thụ tại đây không thua kém nhiều thành phố khác trên thế giới.
Có ông bạn từ trong Nam ra Hà Nội đã hát nhái lời bài hát “Nhớ về Hà Nội” với lời ca:
“… Hà Nội của ta, Thủ đô yêu dấu
Đầy đường rượu bia, đầy đường thịt cầy…”
Không biết hát như vậy có quá lắm không nhưng quả thật hai khoản ẩm thực này có lẽ hiện tại Hà Nội là vô địch!
VTNg st

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Nhớ Anh Vũ Bá Dật

(Anh là học sinh lớp 9G, 10H niên khóa 1970-1972 trường cấp 3 Nguyễn Trãi - Ba Đình - Hà Nội)

Vào hồi 12h45 ngày 25 tháng 4 năm 2011, Anh Vũ Bá Dật đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 60, để lại bao niềm tiếc thương đối với gia đình và ban bè.

Khi Viếng Anh, dự lễ truy điệu Anh tại nhà tang lễ 125 Phùng Hưng, nghe lời điếu về Anh tôi đã nghẹt lòng khóc. Khóc vì thương Anh, khóc vì sao người đời sao vô tình đến thế. Đoạn đời oanh liệt nhất thời trai trẻ trong quân ngũ của Anh , chỉ được đọc vẻn vẹn: “đi bộ đội tháng 1/1972, ra quân năm 1975”.

Thật đau đớn! Tại sao cơ quan của Anh họ không biết, hay họ cố tình quên đi… Anh đã từng là những chiến sỹ anh dũng tham gia chiến đấu những ngày ác liệt nhất mùa hè năm 1972 tại thành cổ Quảng Trị và đã hoàn thành xuất sắc nhiêm vụ, được tặng thưởng huân chương chiến sĩ giải phóng hạng 3. Đầu năm 1973, đơn vị ra Bắc an dưỡng, cũng chính Anh đã xung phong sang nước bạn Lào 6 tháng (khoảng tháng 7/1973 đến tháng 12/1973) để đưa hài cốt đồng đội về nước. Với những ngày vất vả làm công tác tử sĩ trên đất Lào, Anh về nước với căn bệnh sốt rét nặng kéo dài, lúc đó Anh trọc cả đầu. Nhớ đến hình ảnh Anh ngày đó, tôi không sao nén được lòng. Và cũng có thể vì căn bệnh đó mà Anh đã sớm xa chúng ta.

Nhớ về Anh thời trên ghế nhà trường, tôi nhớ về một Anh Dật, với dáng người nhỏ thó nhưng nhanh nhẹn. Anh hơn chúng tôi vài ba tuổi, mà lúc đó chúng tôi trân trọng gọi là Anh Dật. Và nhớ lại những ngày đầu xuân 1972, Anh cùng chúng tôi vào quân ngũ, sau vài tháng huấn luyện, Anh lại cùng đồng đội hăm hở hành quân vào Quảng Trị đánh giặc. Trong chiến đấu với quân giặc Anh dũng cảm, bình tĩnh. Lúc đời thường Anh ít nói, chỉ nở nụ cười rất hiền. Anh luôn chăm lo cho anh em trong đơn vị từng mái tóc 3 phân đẹp đẽ (vì Anh Dật cắt tóc rất giỏi). Với tổ ấm, Anh là người chồng, người cha hết mực yêu thương chăm sóc vợ con. Anh ra đi là sự mất mát vô bờ đối với chị và các cháu.


Anh Dật ơi, gần đến ngày giỗ đầu Anh, tôi có mấy lời ngắn ngủi nhớ về Anh, là nến nhang thắp hương hồn Anh. Anh Dật ơi, nơi chín suối, Anh hãy ngậm cười Anh nhé, chúng tôi các bạn học, đồng đội của Anh luôn tri ân công trạng của Anh cho sự nghiệp giải phóng đất nước và Anh mãi sống trong lòng chúng tôi. Tôi viết về người Anh đã ra đi mà lòng nghĩ về những người bạn đang sống. Trong tôi dậy lên một ước vọng cháy bỏng là mỗi chúng ta không chỉ sống với chúng ta những người đang sống, mà cho cả những bạn đã không còn nữa, để mà yêu thương và có nhau mãi mãi./.


Bạn học và đồng đội của Anh Vũ Bá Dật
Nguyễn Quang Vinh

CHUYỆN BÊN QUÁN TRÀ ĐÁ

Mỗi lúc ra bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) bắt xe về quê, tôi thường ngồi chờ xe ở quán trà đá và đã có lúc tôi chứng kiến một số câu chuyện nghẹn đắng lòng.
Hai người một cốc trà đá
Hai vợ chồng nhà nọ ở quê ra. Tôi đoán thế qua cách ăn mặc của họ. Vì không có tiền nên hai vợ chồng vào quán chỉ gọi một cốc trà đá để uống chung. Nhưng ngồi được một lúc, chưa uống hết cốc nước thì bà chủ quán không nói không rằng ra lấy cốc nước hắt đi: “Hai người ngồi thế đủ rồi đó. Trả tiền rồi đi đi”.
Hai vợ chồng ngớ người ra. “Người ta chưa uống hết cốc nước mà!”. “Hai người uống chung một cốc trà đá còn đòi ngồi lâu. Không để cho người ta bán hàng à. Hai người ngồi mất hai chiếc ghế, thêm chiếc để nước là ba. Ai cũng thế thì người ta làm ăn thế nào. Thôi, trả tiền rồi xéo đi”.
Người vợ khổ sở lục tiền trả. Nhưng khi hỏi bao nhiêu tiền một cốc trà đá thì: “Lăm (năm) nghìn!” - bà chủ quán nói. “Ba nghìn chứ?”. “Một cốc nhưng hai người uống, ngồi hai ghế nên phải tính tiền cả hai chứ. Thôi trả nhanh rồi xéo cho người ta còn bán hàng. Đồ nhà quê mà thích đôi co à?”.
Hai vợ chồng nghèo khổ nọ trả tiền rồi dắt nhau ra xe. Trong khi đó thì tôi, một cậu sinh viên ăn bám bố mẹ, lại gọi chai nước ngọt giá 12.000 đồng. Lúc đó tôi thấy thứ nước mình vẫn thích uống bấy lâu nay sao mà đắng ngắt, lòng quặn thắt lại. Nếu bố mẹ tôi ở quê lên Hà Nội thì cũng có khác gì đôi vợ chồng khổ sở kia...


Nhặt lấy mà uống
Đó là một buổi chiều tháng 6, tôi có mặt ở bến xe Mỹ Đình. Theo thói quen, tôi lại lê la vào một quán trà đá. Ngồi cùng quán với tôi là một cậu công tử bột đầu tóc nhuộm xanh đỏ. Trong khi tôi cố uống cho hết chai nước mình gọi (nói đúng ra cho hết số tiền 10.000 đồng) thì cậu ta lấy một chai nước ngọt, mở nắp ra uống mấy ngụm rồi đậy nắp lại, vứt vào đống rác gần đó. Một hành động làm tôi thấy bực mình.
Một lát sau có người đàn bà bán báo dạo đi qua: “Chị ơi, chai nước của chị lăn ra kia kìa”. “Không! Chai nước đó người ta uống rồi, bỏ đi đó” - người bán nước nói.
“Vẫn còn đầy mà chị?”. “Vẫn còn uống được đó, nhặt lấy mà uống”. “Thật hả chị. Chị cho em xin nhé!”. “Đấy, nhặt lấy mà uống!”.
Người phụ nữ bán báo dạo vội vàng nhặt chai nước, phủi phủi rồi đút vội vào túi.
Tac gia: VŨ VIẾT TUÂN (Nguon : tuoitreonline)

THƯ GIÃN MỌI LÚC, MỌI NƠI

Nhắm mắt, thư giãn (ngồi/nằm)
Theo dõi hơi thở: vào/ra
Mỗi bài tập từ 3-5 phút
Tập ở đâu cũng được


Bài tập thứ nhất

Tĩnh lặng /Mỉm cười
Hiện tại /Tuyệt vời

Bài tập thứ hai

Vào /Ra
Sâu /Chậm
Ý thức /Buông thư
An tịnh /Lân mẫn
Cười /Thanh thản
Cười /Buông thả
Mừng vui /An lạc
Hiện tại /Tuyệt vời
Vững chãi /An ổn

Bài tập thứ ba

Vào /Ra
Sâu /Chậm
Khỏe /Nhẹ
Lặng /Cười
Hiện tại /Tuyệt vời

Bài tập thứ tư

Vào /Ra
Là hoa /Tươi mát
Là núi /Vững vàng
Nước tĩnh /Lặng chiếu
Không gian /Thênh thang


XHòa 10H
Nguon : xuanhoanews

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

Tiếng Việt

Nhạc: Nguyễn Lê Tâm   
Phỏng thơ: Lưu Quang Vũ
Trình bày: Hồng Quang - Lê Tâm





1
Trái đất rộng bao thứ tiếng í a
Tiếng í a Việt quê ta
Hồn nhiên lời nói thánh thót như lời ca tiếng đàn
Lời ca tiếng đàn
Mỗi í a sớm dậy thân thiết nghe bốn bề
Người a í a qua đường
Chung tiếng Việt cùng tôi

2.
Chưa thành chữ viết í a
Đã í a vẹn trọn lời nói
Vầng Trăng cao, đêm cá bơi biệt tăm sao mờ
Biệt tăm sao mờ
Ôi Tiếng Việt như đất cày như lụa
Óng í a tre ngà mềm mại như tơ

3
Mát lịm tiếng suối í a
Heo may gợi về đường xa
Một tiếng nhớ kìa nón ai thẳm xa bên trời
Thẳm xa bên trời
Tiếng í a cha dặn khi lũ về bão dội
Cánh nôi mơ màng giọng mẹ à ơi

4
Phiêu bạt xa lắc í a
Cuối í a bể cùng trời
Người ơi , người có gọi khẽ tiếng Việt trong những đêm dài
Trong những đêm dài
Ai lỡ đường quên giống nòi gốc nguồn
Trong tiếng Việt quay về cùng tôi.

Ai lỡ đường quên giống nòi gốc nguồn
Trong tiếng Việt quay về cùng tôi.

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

TRIỂN LÃM TRANH BIẾM HỌA

Sáng Chủ nhật VT tình cờ đọc báo Thanh niên thấy đăng tin có triển lãm tranh biếm họa TPHCM lần 2, lại thấy bức biếm họa ‘’ tiếp tay ‘’ của Thục (10H) . Có thể chuyện nhà bối rối nên TK không kịp thông báo cho bạn bè biết có cuộc triển lãm này chăng?.

Hôm nay VT đã ghé qua 218A Pasteur Q3 nơi đang trưng bày ảnh. Ngắm và chụp mấy kiểu ảnh.




Không phải ‘’ cậu vẽ tớ khen’’ nhưng nhìn tổng quát ảnh của TK cũng nổi bật và sắc nét lắm. Chúc lớp trưởng 10H sẽ giật được giải và tranh của TK ngày càng có tiếng vang trong làng tranh biếm họa.
Nếu bạn nào có thời gian hãy ghé thăm, triển lãm tranh sẽ kéo dài tới hết ngày 21/3/2012 .

NguyenVT

LỜI RU BUỒN CHO GIÁ

"Tiền lương nào có tăng đâu. Điện sao tăng giá, điên đầu giá ơi..." - giáo sư Cù Trọng Xoay đã mô tả nỗi buồn của từng gia đình thời bão giá.

Giá ơi, xin giá đừng tăng
Để xe đắp chiếu, vì xăng tốn tiền
Vợ tôi đi chợ phát điên
Bữa cơm bão giá triền miên muối vừng.


Giá ơi, xin giá đừng lên
Con tôi mắt cận học bên đèn dầu
Tiền lương nào có tăng đâu
Điện sao tăng giá, điên đầu giá ơi.

Giá ơi, xin giá đừng cao
Em tôi trọ học, thế nào giá ơi
Mới đang chập chững vào đời
Gặp ngay bão giá đầy vơi nỗi lòng.

Giá ơi, xin giá đừng tăng
Giá nào có hiểu thấu chăng người nghèo
Giá tăng buồn cũng tăng theo
Niềm vui theo gió, bay vèo giá ơi.

Nguồn : vnexpress
NTV st

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

LỜI CẢM ƠN

Gia đình chúng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn cựu học sinh trường Nguyễn Trãi Hà Nội đã đến viếng, phúng điếu, gửi vòng hoa, điện hoa, dự lễ truy điệu và tiễn đưa mẹ, bà, cụ của chúng tôi là :

Cụ LÊ-THỊ-MẬU

Sinh năm 1926 ; thường trú tại Khu tập thể 10 C phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội; đã từ trần ngày 5-3-2012 ( tức ngày 13 tháng Hai năm Nhâm Thìn) hưởng thọ 87 tuổi, về nơi an nghỉ cuối cùng.

Trong lúc tang gia bối rối, không tránh khỏi sơ suất, gia đình rất mong được lượng thứ.

Thay mặt gia đình

Trưởng nam

Nguyễn Trung Thục

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

DU LICH BẾN TRE NHÂN NGÀY 8/3- P1

Trước ngày QTPN các bạn nam nguyentraiK22 TPHCM đã có nhã ý mời chị em đi du lịch sinh thái Bến tre . chơi .Tuy nhiên tụi con gái cũng biết rằng mấy ngày 7-9/3 các ‘’hắn’’ thể hiện sự gallant với vợ con và bồ bịch mất rồi , chỉ có thể ngày 10/3 là cơ hội tốt để dành cho mấy bà bạn cũ .
Đúng 7 giờ (10/3) tôi có mặt tại điểm hẹn. Gởi xe xong nhìn quanh không thấy "chủ xị đâu", tôi bèn gọi ĐT, thì ra bạn ấy đang đi Mỹ “WC”. Nhìn xa 1 chút thấy khá nhiều người đứng lố nhố, liếc qua mới thấy được 1 vài bạn quen. Thế là chúng tôi bắt đầu xuất hành đi du lịch Bến Tre, điểm đến chỉ 1 người duy nhất biết mới độc chứ. Ai hỏi Học đều nói “Các bà từ từ làm gì mà vội thế” thế là tụi tớ giao phó toàn bộ cho Học, đưa đi đâu thì theo đó.
Đúng là đi du lịch, nên xe bắt đầu khởi hành là chủ xị bắt đầu phân phối đồ ăn sáng và có gì mang đi là ra sức mà ăn. Chuyện không biết từ đâu mà cứ như bắp rang, đến nỗi trưởng đoàn phải yêu cầu tài xế tắt nhạc đề cho các đài phát theo yêu cầu. Chỉ có những câu chuyện lúc này là chân thật nhất.
Ấn tượng nhất là những chuyện kể từ thời xửa thời xưa khi 1 số bạn còn “tắm chuồng” với nhau và sau nay vẫn học chung ở Nguyễn Trãi. Khi gặp lại nhau ai cũng nói “giá như hồi ấy… thì hay biết mấy” Câu “giá như này” chỉ cần được nhắc lại cách đây 40 năm thì cũng khối cặp thành nhỉ? Không biết có bạn nam nào tiếc không chứ tụi tới cũng tiếc lắm (hihi).
Đỗ Quang Vinh thì “tự hào” kể “tớ 2 năm liền học lớp 8C, năm đầu thầy Đăng chủ nhiệm, năm sau là cô Hạnh, nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất là lớp 8C năm thứ 2, cả bọn cười quá trời vì năm thứ 2 Vinh đã trở thành ‘’đại ca” của lớp 8C rồi còn gì nữa. Nữ, Hòa Bình, Vthu cũng chợt nhận ra ông bạn cùng lớp 8 hay làm điệu bộ nhăn nhó trêu chọc mọi người
Vui nữa là xe đón bạn Hải’’đen’’ lớp 10E dọc đường đi, vì đường cao tốc nên không biết hắn ở đâu! Đến gần điểm hẹn xe chạy từ từ Học phát hiện “Ông Hải mặc áo trắng đội nón cao bồi ngồi xổm 1 đống ở bãi cỏ kia kìa” cả bọn nhìn qua hướng Học chỉ mà không nhịn được cười. Khi lên xe Châu10G hỏi dáng cậu ngồi giống ngồi bờ ruộng quá, Hải chữa thẹn… “chờ các cậu mỏi chân bỏ mẹ” cả tụi lại cười một trận vui vẻ.
Đi chơi là thế đấy vui, cười nhiều lúc cũng vô cớ, nhưng vẫn cười “một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ” lâu lâu tụi mình nên tổ chức bù khú với nhau như vậy đỡ phải tốn tiền học yoga cười các bạn nhé.
Còn 1 chuyện bí mật chỉ có Học&VThu (10H) , Thành (10D) mới có thể kể được từ hậu quả của bia bọt và căn bệnh đái tháo đường hoành hành bất chợt(bọn mình đã bị 1 trận bể bụng vì cười khi nghe Thành và Thu mục kỉnh được. Hẹn các bạn nhân kỷ niệm 40 năm nhé, vì viết ra đây khó diễn tả quá…
Nói chung là rất vui. Tại Mỹ tho Đoàn thăm quan Công ty Thuận Phong chuyên sản xuất bánh tráng, bún, hủ tíu khô…bọn mình xem dây chuyền sản xuất-khâu đóng gói thành phẩm và còn được kiểm chứng chất lượng bằng 1 bữa ăn rất ngon với nguyên liệu của nhà máy: Bánh tráng cuốn gỏi, bánh hỏi thịt nướng, nem rán….Đã thế mỗi thành viên còn được tặng một túi quà to tướng đem về.
Tiếp theo chúng tôi đến thăm nhà của 1 Nữ Anh Hùng LLVT với 1 anh cảnh vệ với 1 mối tình lâm ly không thể tả được; Thăm chùa, vô nhà “cơ sở” của Học uống nước dừa và cuối cùng là thăm Cồn phụng điểm du lịch nổi tiếng của Bến tre: nơi có ông Đạo dừa. Không biết có bạn nào đến chưa?
Chuyên thăm quan du lịch thì không có gì khác cũng như các bạn tổ chức, nhưng sau mỗi chuyến đi là những kỉ niệm vui khó quên .Ra về ai cũng nhắc và hẹn gặp nhau trong lần vui chơi kế tiếp

XH & VT

DU LICH BẾN TRE NHÂN NGÀY 8/3 - P2


Ảnh 1 : Ở Cty Thuận phong

Ảnh 2: Phân xưởng đóng gói thành phẩm

Ảnh 3: Bữa ăn ngon tại CTy Thuận Phong

Ảnh 4: Uống nước dừa

Ảnh 5: Ăn no, uống dừa mát rủ nhau đi nằm

Ảnh 6: Trong ‘’ Đạo dừa ‘’ – Cồn Phụng

Ảnh 7: Tạo dáng PNVn đảm đang

Ảnh 8: Chà cái này gãi đã ngứa quá


Ảnh 9: Giá có 1 quả đu đủ về làm nộm

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

14 điều phụ nữ tự răn nhau

1. Kẻ thù lớn nhất của phụ nữ là một phụ nữ hàng xóm mặc quần áo “đụng hàng”.
2. Sự ngại ngùng lớn nhất của phụ nữ là sau 1 tháng không có bộ áo váy nào mới.
3. Sự sỉ nhục lớn nhất của phụ nữ là bị chê… xấu.
4. Thất bại lớn nhất của phụ nữ là để “cây si” mà họ thích cưới cô bạn kém xinh của mình.
5. Sai lầm lớn nhất của phụ nữ là nhờ Osin trẻ chăm chồng khi vắng nhà.
6. Tài sản gây ham muốn và tò mò nhất với phụ nữ là quỹ đen của chồng.
7. Tội lỗi lớn nhất là tội lỗi được các chị em khác gán cho người phụ nữ đẹp nhất công ty.
8. Đáng khâm phục nhất ở phụ nữ là sự yên lặng.
9. Dễ dàng nhất với phụ nữ đó là khóc.
10. Tưởng tượng phong phú nhất của phụ nữ là tưởng tượng trong cơn ghen.
11. Sự kiên nhẫn lớn nhất là ngồi lắng nghe điện thoại giảng về Hạnh phúc gia đình của một phụ nữ.
12. Con mồi lâu nhất của phụ nữ là chàng trai theo đuổi họ từ hồi cấp 3.
13. Khiếm nhã lớn nhất đối với phụ nữ là hỏi họ bao nhiêu tuổi.
14. Địa điểm phụ nữ thích đến nhất là doanh trại bộ đội. Nơi hết thảy đàn ông đều yêu quý phụ nữ trong kỷ luật.

Biển St

Nghe Lê Minh Sơn nhắn nhủ ngày 8/3

Mình là đàn ông" là ca khúc mà Lê Minh Sơn đã trình diễn trong đêm nhạc liveshow gần đây nhất của anh để gửi tặng tới các chị em nhân ngày 8/3.

>>Lê Minh Sơn: “Mình là đàn ông… đừng giống con chim công”

Trước khi hát bài hát, gã nhạc sĩ "nhà quê" tâm sự: "Phụ nữ là một món quà mà thiên nhiên đã ban tặng cho cuộc đời". Với anh cũng đã từng cho rằng phụ nữ Việt Nam luôn phải chịu vô cùng nhiều thứ thiệt thòi trong cuộc sống, nhưng vẫn rất luôn chăm chỉ, cần cù chăm lo cho gia đình.

Lời ca của ca khúc "Mình là đàn ông" rất thú vị:
Là đàn ông khó lắm
Phải nói ít làm nhiều
Phải biết nấu cơm, chăm sóc em bé trong tương lai
Là đàn ông khó lắm
Không được khóc nhè
Từ lúc bé thơ đến lúc khôn lớn
Sải cánh chim bay
Là đàn ông khó lắm
Không được sống bung phèng
Phải biết vắt tay lên trán suy nghĩ
Khi vượt bước đường xa
Cho đến khi về nhà
Mặt phải luôn tươi cười
Dù gặp bao khó khăn, dù bao bao lo toan, làm thân xác mệt nhoài
Mình là đàn ông mà
Phải biết lắng nghe khi đàn bà trót nói nhiều
Mình là đàn ông mà
Phải biết nhường nhịn nhường nhịn phụ nữ
Mình là đàn ông, mình là đàn ông
Đừng giống con chim công !

Hy vọng đây sẽ là món quà ý nghĩa gửi đến chị em phụ nữ nhân ngày 8/3!

XH St

NHỮNG BÔNG HOA TẶNG CHỊ EM NHÂN NGÀY 8/3

Gửi tới các bạn gái lời chúc tốt đẹp nhất!





Thuphong

Chúc Mừng Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3

 
"Vương quốc của Phụ Nữ là vương quốc của sự dịu dàng, tế nhị và bao dung!" (Jean Jacques Rousseau)

NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐANG YÊU

Nhạc: Barry và Robin Gibb(Bee Gees)
Lời: Barbra Streisand (album Guilty)


(Lời Anh)

Life is a moment in space

Where the dream has gone
It's a lonelier place
I kiss the morning goodbye
But down inside you know
we never know why

The road is narrow and long
Where eyes meet eyes
And the feeling is strong
I turn away from the wall
I stumble and fall
But I give you it all

CHORUS
I am a woman in love
And I'd do anything
To get you into my world
And hold you within
It's a right I defend
Over and over again
What do I do?


With you eternally mine
In love there is no measure of time
We planned it all at the start
bbThat you and I live in each other's heart

We may be oceans away
But you feel my love and I hear what you say
No truth is ever a lie
I stumble and fall
But I give you it all......................

CHORUS

I am a woman in love
And I'd do anything
To get you into my world
And hold you within
It's a right I defend
Over and over again
What do I do?

Ohhhhhh

CHORUS

I am a woman in love
And I'm talking to you
I know how you feel
What a woman can do

It's a right I defend
Over and over again


And I'd do anything
To get you into my world
And hold you within
It's a right I defend
Over and over again
What do I do?






Cuộc đời vốn chỉ là một khoảnh khắc trong không gian

Khi giấc mộng chợt tan biến
Chỉ còn lại một nơi quạnh hiu hơn thôi
Em khẽ hôn tạm biệt buổi bình minh
Nhưng sâu thẳm bên trong, anh biết đấy
Chúng ta không bao giờ biết tại sao
Con đường này hẹp và dài ngút ngàn

Khi ánh mắt ta giao nhau
Và niềm cảm xúc dâng trào mãnh liệt
Em quay lưng khỏi phía bước tường
Rồi em sẩy chân và vấp ngã
Nhưng em gửi trao đến anh tất cả

Em là một người đàn bà đang yêu
Và em sẽ làm bất cứ điều gì
Để mang anh đến với thế giới của riêng em
Và giữ lấy anh thật chặt
Đó là một chốn vững chắc để em nương tựa
Đến trọn kiếp không phai
Em phải làm sao?

Có được anh mãi mãi bên em không đổi thay
Trong tình yêu nồng nàn
Không hề có sự đo đếm của thời gian
Chúng ta đã dự tính tất cả từ phút ban đầu
Rằng anh và em
Sẽ sống mãi trong con tim nồng cháy của nhau

Chúng ta có thể xa cách bởi đại dương muôn trùng
Anh vẫn cảm nhận được tình yêu nơi em
Và em nghe điều anh nói
Không hề có sự thật nào là dối trá cả
Em sẩy chân và vấp ngã
Nhưng em gửi trao đến anh tất cả


DũngHH st

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

NGÀY ĐÀN ÔNG ‘’VÙNG LÊN’’


Lời kêu gọi "khởi nghĩa" của cánh mày râu khi ngày quốc tế phụ nữ 8/3 đang tới gần.

Hỡi anh em!
Lại một lần nữa, cái ngày đáng sợ ấy sắp tới. Không thể thoát được nó, không thể hoãn được nó, càng không thể chạy trốn nó. Vậy chúng ta hãy đứng sát vào nhau, hãy nắm chặt tay và đối diện với nó một cách anh hùng.
Thưa anh em!
Có bất công không? Khi trong suốt cuộc đời vất vả, nặng nhọc đầy gian lao chúng ta không có một ngày dành cho mình. Đã từ lâu, cái thế giới mỏng manh này có ngày chống thuốc lá, ngày phòng si-đa, thậm chí có cả ngày cúm gà mà vẫn làm ngơ, không dành cho đàn ông một hôm nào cả.
Tóm lại, hãy dùng “gậy bà đập lưng bà”. Hãy biến ngày 8/3 là ngày của chúng ta, khi đàn ông cười nói râm ran, í ới gọi nhau trong siêu thị và túm tụm ăn quà ngoài vỉa hè. Hãy làm cho phụ nữ tiếc đứt ruột và không có cơ hội nào trong giây phút ấy được sờ vào dụng cụ gia đình, được tắm mình trong không khí bếp núc hội hè. Hãy khiến các cô gái khắp nơi hiểu rằng chỉ có ý chí, sức mạnh và khả năng sáng tạo của đàn ông mới biến được một ngày thành một đời. Nếu có một lá cờ thêu chữ 8/3, tôi muốn anh em giật lấy nó, cầm nó xông lên và vẫy thật cao như ngọn đuốc rực lửa.
Đặc biết, hãy dùng lời nói của mình "đánh gục" các bà, dùng những vũ khí ngọt nào và nồng nàn nhất tấn công vào tai và mắt để buộc các bà phải rơi nước mắt!
Anh em tiến lên. Chiến thắng hay là chết!
Manly sưu tầm
Nguồn : vnexpress

MẸO VẶT

Nhân 8/3, để giúp chị em có làn da đẹp, mình xin "bật mí" bài của Thầy Luân như sau:
các bạn mua khoảng 1/2kg nghệ:
* Cách làm:
- Gọt vỏ sạch, thái mỏng.
- Bỏ vào máy xay sinh tố với mật ong (tùy hỉ, miễn máy quay được)
- Bỏ vào hủ thủy tinh, cất tủ lạnh.
* Cách dùng:
- Ngày ăn 2 lần sáng và tối 2 muỗng (nếu bạn nào không ăn được thì hòa vào nước uống ực 1 cái là xong)
* Hiệu quả: Hãy thường xuyên đến thăm thầy cô Luân sẽ rõ, Hihi.
Chúc các bạn hãy vì sắc đẹp cố lên. Còn không thì 8/3 đến rồi, xin mời các ông chồng trổ tài "nịnh vợ"
XH 10a

Mơ thành con đại gia!

Từ đua đòi đến phạm lỗi

Mẹ của M.N., học sinh lớp 8, bàng hoàng khi nghe anh ruột kể con gái mình qua nhà năn nỉ cậu mợ nhận cháu làm con nuôi, được ở nhà cậu mợ để sung sướng giống anh chị (có phòng riêng, xe hơi đưa đón đi học…) và bé còn kể tội mẹ là “không thương con, hay mắng chửi, hành hạ, đánh đập…” khiến nhiều lúc M.N. có ý định bỏ nhà đi! Khi trao đổi với em gái mình, người cậu mới biết những gì cháu kể hoàn toàn là tưởng tượng, nhằm đáp ứng mong muốn được là “con đại gia”.

Từ ngày giao du với nhóm bạn con nhà giàu, Vy V. mới lớp 5 nhưng đã biết chải chuốt, chưng diện, tóc thì duỗi thẳng mướt, áo quần thì đủ kiểu đủ màu… Ban đầu, bà mẹ tin lời con giải thích nào là áo quần này bạn mặc không vừa nên cho, nào là tóc này mẹ của người bạn thân duỗi cho… Đến khi được cô giáo mời vô gặp, bà mới tá hoả khi cô cho biết: từ đầu năm đến giờ trong lớp có ba bạn để tiền trong cặp bị mất, lần gần đây nhất nhờ cô để ý nên bắt được tận tay: thủ phạm chính là con chị!

2. SGTT.VN - Bé Bi mới lớp 3, đi học về hỏi mẹ: “Ở lớp con, bạn Tuấn có xe hơi, bạn Yến ở nhà bốn tầng, bạn Vân có laptop riêng... Sao nhà mình nghèo vậy mẹ?” Làm thế nào để giúp đứa trẻ biết trân trọng gia đình mình, không đua đòi và tôn sùng các giá trị vật chất là chuyện đang khiến nhiều bậc phụ huynh phải đau đầu.

Nhân ngày Quốc tế phụ nữ 3/8 chúc các bạn nữ luôn đẹp, trẻ và tràn đầy sức sống như thời 40 năm về trước.
2 mẩu truyện trên cho thấy con cái ngày nay khác xa chúng ta hồi ấy, hãy giúp con em mình nuôi dạy thế hệ tương lai thật tốt các ông bà nội ngoại nhé.
Biển xuân st

Bà mẹ nhỏ nhất thế giới
khoe con thứ 3

Stacey Herald, bà mẹ nhỏ nhất thế giới, rất tự hào khoe người con thứ 3 và còn hứa: “Tôi sẽ đẻ thêm”.
Stacey Herald, 35 tuổi, sống tại Dry Ridge, Kentucky (Mỹ) chỉ cao 71cm. Cô bị bệnh di truyền với xương mềm, dễ gãy và phổi kém phát triển, vì thế cô không thể cao được. Chồng của Herald cao 1m75, họ đã có 3 con và muốn có thêm nhiều đứa con hơn nữa.

Herald tâm sự: “Hiện giờ 3 đứa trẻ là đủ rồi nhưng trong tương lai gần chúng tôi sẽ sinh thêm. Chúng tôi lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các bác sĩ nhưng chúng tôi sẽ làm điều gì mà cảm nhận là tốt nhất”.

Người con thứ 3 của cặp vợ chồng này là bé Malachi, 7 tháng tuổi, cũng bị di truyền bẩm sinh như mẹ và chị gái cả.

Bé Malachi sinh hồi tháng 11 năm ngoái và vừa mới xuất viện tháng trước vì chứng khó thở. Cô Herald tâm sự: “Malachi không bị gãy chiếc xương nào từ lúc mới sinh ra. Những người bị bệnh như chúng tôi thường thường tay hoặc chân bị gãy vì xương rất mềm. Tuy vậy, sau khi chào đời Malachi vẫn phải nuôi trong lồng kính”.

Khi được 17 ngày tuổi, Malachi bị ốm. Lúc được 4 tuần tuổi, cậu bé mắc chứng thoát vị và phải đi cấp cứu. Mẹ cậu bé kể lại: “Chúng tôi thật sự lo lắng. Có những lúc tôi đã nghĩ rằng con trai tôi khó bề qua khỏi nhưng thật may mắn. Các bác sĩ đã cứu được con tôi – thật diệu kỳ”.

Bố của Malachi sẽ chăm cậu vào ban đêm còn mẹ thì cho bú sữa cả ngày nên 2 vợ chồng khá vất vả và mệt mỏi. Lúc nào cũng trong tình trạng thiếu ngủ.

XH St