Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Hội nguyentraik72 TPHCM họp mặt

Tối qua 29/3 hội nguyentraik72 TPHCM gặp mặt để lên kế hoạch tổ chức ngày hội ‘’sáu mươi năm cuộc đời’’ của khóa dự kiến vào tháng 5 /2014 tại Miền nam. Cuộc họp rất sôi nổi , nhiều phương án hay được đưa ra thảo luận trên tinh thần vui vẻ, tiết kiệm chi phí nhất.

Ảnh 1: Hồng thanh, Phương Thu, Trường Sơn , Công Học lên phương án và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng người
Ảnh 2: Hồng Hải 9G10C mới ra nhập nhóm.

Nhân dịp này Hội cũng mừng sinh nhật cho các thành viên có ngày sinh trong quý 1.


Ảnh 3: Bánh sinh nhật

Ảnh 4 : Châu10G; Xuân Hải 10A; Hồng Hải 10C; Công Học 10H đều có ngày sinh nhật trong tháng 1 nhưng vì trong tết ai cũng bận nên bây giờ SN ‘’bù’’.
Ảnh 5: tụi mình cùng SN tháng 1 đó
Nguyentraik72 TPHCM

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Tác giả thật của ''Nỗi lòng người đi?

 
Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu xuân tròn đắm say
Đôi tay ngọc ngà dương gian tình ái em đong vơi đầy
Bạn lòng ai! thuở ấy tôi mang cây đàn
quen sống ca vui bên nàng...
Những ca từ và giai điệu đẹp lãng mạn, bao người say, bao người hát và vẫn được biết đến là nhạc phẩm đầu tay của nhạc sĩ Anh Bằng, phổ thơ Nguyễn Bính. Nhưng với bài viết dưới đây của nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thuỵ Kha, Nỗi lòng người đi lại có một cái tên khác, một nhạc sĩ khác...”
 
Một buổi sáng cuối thu Hà Nội, có một người nhỏ thó đến tìm gặp tôi. Đó là ông Khúc Ngọc Chân, từng chơi cello ở Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Ông nói rằng ông có bài thơ về tổ tiên được khắc trên bia đá tại đền thờ họ Khúc ở quê. Dần dà, ông bắt đầu kể cho tôi nghe về hoàn cảnh ra đời của ca khúc Nỗi lòng người đi mà chính ông là tác giả với cái tên đầu tiên là Tôi xa Hà Nội.
Khúc Ngọc Chân sinh năm 1936 tại phố Tô Tịch – Hà Nội. Khi ông Chân vào tuổi thanh xuân cũng là khi cuộc chiến đấu chống Pháp sắp vào hồi kết. Bởi vậy, các thanh niên Hà Nội nơm nớp bị bắt lính, đưa ra các chiến trường. Để thoát khỏi cảnh cưỡng ép này, gia đình đã nhờ người thân xin cho ông vào làm nghề sửa chữa máy vô tuyến điện trong thành Hà Nội. Làm ở đây, vừa không bị bắt đi lính, lại chỉ phải làm có nửa ngày. Vốn yêu âm nhạc, ông Chân tìm đến học đàn thầy Wiliam Chấn ở gần hồ Tây. Qua học thầy mà ông Chân quen với một thiếu nữ Hà Nội tên là Nguyễn Thu Hằng kém ông 2 tuổi. Rồi tình yêu nhen lửa. Họ đã có những ngày đầu yêu thương thật thơ mộng bên bờ hồ Gươm.
Sau giải phóng Thủ đô, ông Chân phải theo gia đình về quê. Khi trở về Hà Nội, ông Chân mới biết gia đình người yêu đã xuống Hải Phòng, chờ di cư vào Nam. Ông tìm xuống Hải Phòng chờ tiễn nàng xuống tàu. Những ngày đó, với cây guitar luôn mang theo bên mình, Khúc Ngọc Chân viết Tôi xa Hà Nội tại khách sạn Cầu Đất – Hải Phòng, viết lại những gì đã bâng khuâng trong suốt những ngày tháng xa nhau. Những ngày ngắn ngủi bên nhau ở Hải Phòng, họ đã yêu nhau và hẹn nàng cứ vào trước, chàng sẽ vào sau, tìm nàng ở Sài Gòn.
Ông Chân kể rằng, khi viết “Ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi” là viết rất thực về những ngày luồn lủi, nơm nớp sợ bắt lính, sống không yên chút nào trong lòng Hà Nội tạm bị chiếm. Đến khi ông viết “Sài Gòn ơi! Mộng với tay cao hơn trời” cũng là tưởng tượng về cánh tay giơ cao của Nữ thần Tự do. Ông viết trong một thầm ước mong manh cho ngày gặp lại không biết đến khi nào... Ca khúc được viết xong, Khúc Ngọc Chân đã tập cho nàng hát, khi ấy đã là cuối tháng 11/1954.
Ngày tiễn nàng và gia đình xuống tàu há mồm di cư vào Nam, chàng và nàng cùng xuống một chiếc thuyền con ở bến Bính để đi ra nơi tàu đậu ngoài cửa biển. Thuyền cứ trôi, còn chàng thì cứ bập bùng guitar và hát Tôi xa Hà Nội cho nàng nghe. Nàng vừa nghe vừa đập nhịp bằng tay lên mạn thuyền. Một cảnh tượng chia tay thật lãng mạn như trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn. Con tàu đã rời xa đất liền, trôi mãi vào biển cả mênh mang, mang theo nàng và mối tình đầu day dứt cùng giai điệu đượm buồn kia.
Chàng trở lại Hà Nội, nhưng nỗi nhớ nàng thì cứ thắp sáng trong những đêm trường cô đơn. Còn nàng, khi vào Sài Gòn, với khả năng văn nghệ và vẻ đẹp của mình, nàng đã đến đầu quân cho một quán bar. Ở đó, nàng vừa làm việc, vừa nhớ người yêu. Ca khúc của chàng đã được nàng tự hát trong những đêm thương nhớ. Hát để nhớ chàng, hát để chia sẻ với bao người khác có tâm trạng nhớ nhung như nàng. Và đương nhiên, ca khúc hay như thế đã lọt vào thẩm âm của nhiều nhạc sĩ lúc đó khi xa Hà Nội, chắc chắn trong đó có nhạc sĩ Anh Bằng. Ca khúc đã có một số phận khác khi được nhạc sĩ nhận thức và tìm cách xử lý.
Ở lại Hà Nội, năm 1956, ông Chân vào học đàn cello ở Trường Âm nhạc Việt Nam; Khi tốt nghiệp thì về công tác tại Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Ngày thống nhất đất nước, khi Dàn nhạc Giao hưởng vào biểu diễn ở Sài Gòn vừa giải phóng, ông Chân đi tìm người yêu thì biết tin người yêu vò võ đợi chờ ngày gặp lại đã mất vì mắc bệnh hiểm nghèo năm 1969, khi mới vào tuổi tam thập nhị lập. Chính vì người yêu đã mất nên ông không sao hiểu nổi bằng cách gì mà ca khúc Tôi xa Hà Nội của ông lại lọt vào tay nhạc sĩ Anh Bằng, được ông sửa thành nhịp 4/4 theo điệu slow và phổ biến “quá trời” tại Sài Gòn. Ông Chân nói rằng đó là điều may mắn. Khi ấy, nếu ca khúc loang ra mà lại ghi tên ông là tác giả, chắc ông khó mà ngồi yên ở Dàn nhạc Giao hưởng cho đến khi về hưu. Nhưng vì ca khúc ghi là của tác giả Anh Bằng nên những ca từ rất thực của ông diễn tả nỗi phấp phỏng trong lòng Hà Nội tạm bị chiếm lại trở thành một vệt đen mang đậm nỗi ấm ức của bao người di cư ở bên kia chiến tuyến. Lại nữa, vì Anh Bằng đổi tên ca khúc thành Nỗi lòng người đi nên vệt đen kia hóa thành có thực khi đất nước bị chia cắt. Cũng chính vì thế mà cho đến nay, Nỗi lòng người đi (vốn là Tôi xa Hà Nội) vẫn chưa được cho phép hát lại.
Tìm hiểu về nhạc sĩ Anh Bằng qua nhiều luồng thông tin thì thấy rằng điều ông Chân thổ lộ rất có cơ sở. Nhạc sĩ Anh Bằng tên khai sinh là Trần An Bường. Ông sinh năm 1925 tại thị trấn Bỉm Sơn thuộc Ninh Bình. Ông học trung học tại Hà Nội trước khi di cư vào Nam. Sau ngày 30/4/1975, Anh Bằng sang Mỹ, cư trú tại Houston, bang Texas. Ông vẫn hoạt động văn nghệ trong cộng đồng người Việt và hiện là cố vấn trung tâm Asia Entertainment tại Houston. Ngày ấy, khi nghe được ca khúc Tôi xa Hà Nội do một thiếu nữ làm ở quán bar hát mà lại không biết xuất xứ, với khả năng âm nhạc của mình, Anh Bằng đã thuộc được giai điệu này. Ông thấy rất hợp tâm trạng của những thanh niên vừa phải xa Hà Nội di cư vào Sài Gòn. Vậy là để hợp thời thế, Anh Bằng đã chuyển nhịp 3/8 gốc của ca khúc Tôi xa Hà Nội thành nhịp 4/4, dùng tiết điệu slow. Còn về ca từ, Anh Bằng đã khéo léo gắn vào đó tên của một nhà thơ tình nổi tiếng là Nguyễn Bính. Nhưng rất tiếc, sau hiệp định Geneve, ông đã ra tập kết ở miền Bắc. Có lẽ thông tin này Anh Bằng không biết nên ông đã tự “vu” cho Nguyễn Bính chịu trách nhiệm ca từ này. Trong ca từ, Anh Bằng có sửa vài chỗ. Chỗ thì cho lãng mạn hơn theo ý của ông. Đấy là câu “Khua nước chơi như ngày xưa” thành “Khua nước trong như ngày xưa”. Hồ Gươm còn được gọi là hồ Lục Thủy, tức là hồ nước xanh tự ngàn xưa nên chữ “trong” không đúng với hiện thực mà là tưởng tượng ra thôi. Còn nữa, nếu Khúc Ngọc Chân viết: “Mộng với tay cao hơn trời/ Ai nhắn thay tôi đôi lời” thì Anh Bằng sửa là “Tôi hái hoa tiên cho đời” thì đúng là ca ngợi cuộc sống Sài Gòn lúc đó, để cho người miền Nam thấy đang hưởng một cuộc sống “phồn hoa” tuy “giả tạo”. Cuối cùng, Anh Bằng đã đổi tên ca khúc Tôi xa Hà Nội thành Nỗi lòng người đi, rất phù hợp với tâm trạng những người xa Hà Nội khi ấy ở Sài Gòn. Và nhờ Nỗi lòng người đi, Anh Bằng đã chính thức bước vào làng nhạc để rồi tạo ra trung tâm âm nhạc “Lê – Minh – Bằng”, tức là trung tâm do 3 nhạc sĩ: Lê Dinh - Minh Kỳ - Anh Bằng khởi xướng, chuyên làm đĩa nhạc và dạy âm nhạc ở Sài Gòn từ 1966 - 1975.
Có một điều muôn thuở là “cái gì của Ceza thì trả lại cho Ceza”. Bài viết này tuy đã muộn nhưng vẫn còn kịp kể vì nhạc sĩ Anh Bằng có thể có một lời nào đó với nhân gian về câu chuyện này.
 
                                                                                               Nguyễn Thụy Kha
                                                                                   ( nguồn : sức khỏe và đời sống)
 
HollyPham st

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Bí quyết Sống lâu Sống khỏe


Trà Dưỡng Sinh Kombucha

Trần Anh Kiệt chuyển ngữ

(Tài liệu được trích dẫn từ nguyên bản Anh ngữ: Kombucha, How to and What it is all about của Alana Pascal)
Đây là một loại thức uống được gây lên men trong một dung dịch trà đường bởi một  loại nấm mà người Pháp gọi là Champignon De Longue Vie (nấm trường sinh). Nấm này cũng còn có tên là: The Miracle Fungus, Fungus Japonicus, Pichia Fermenitanis, Cembuga Orientalia, Combuchu, Techambucco, Volga-Spring, Mo Gu, Teekwass, Kwassan hoặc  Kargasok Tea, nhưng tựu trung đều cùng một chủng loại.

Sơ Lược Nguồn Gốc:

Tài liệu ghi chép có một số sắc dân sống tại vùng đồi núi Caucase đã thọ trên trăm tuổi. Những người sống trường thọ như vậy cũng còn tìm thấy tại một số làng mạc ở Yakutia thuộc Tây Bá Lợi Á , Poltaya ở Ukraine, Tây Tạng và Tây Ban Nha. Ở Nga, Tây Tạng và Tây Ban Nha thường có những người sống trên trăm tuổi, nhưng ở Hoa Kỳ thì rất hiếm. Vì vậy ở Mỹ những bô lão nào thọ được trăm tuổi đều được Tổng Thống thếch tiệc khoản đãi và chúc mừng ngay tại nhà dưỡng lão của họ.
Những người trường thọ ở Nga bảo họ sống lâu như vậy không những nhờ ở môi trường, tập quán sinh hoạt và tâm hồn thư thả mà từ hàng trăm năm nay họ còn có thối quen dùng loại trà lên men Kombucha. Loại trà này chứa một lượng cao chất đạm mà cơ thể con người có thể hấp thụ vào những cơ quan vi tế nhất một cách nhanh chóng. Nấm trà phản ứng và kích thích những siêu vi khuẩn phân hoá thành những chất dinh dưỡng hữu ích cho con người và đào thải những độc tố trong cơ thể ra ngoài bằng đường bài tiết.
Thời xưa người Kargasoks tin tưởng rằng trà nấm này có tác dụng giúp họ được sống khỏe và kéo dài tuổi xuân. Cho nên khi một nữ du khách quí tộc người Nhật đến thăm thắng cảnh ở làng Kargasok, trông thấy những người già cả ở đây khoẻ mạnh lạ thường.  Gương mặt họ không có nếp nhăn và ít lộ vẻ già nua. Bà lấy làm ngạc nhiên và hỏi rõ nguồn cơn thì được biết dân chúng ớ đây có thói quen uống trà Kombucha hằng ngày. Bà bèn xin một ít nấm để làm giống và mang về Nhật rồi sau đó chia chác với bạn bè cùng nhau sử dụng. Sau nhiều tuần lễ, các bạn của bà đều vô cùng khen ngợi về sự hữu hiệu của loại nấm này. Có người bảo rằng họ đã hết bệnh cao máu , vết nhăn trên da đã nhạt mờ, tóc bạc trở lại đen từ từ. Do đó trà nấm này được đồn đãi và truyền bá khắp cả Nhật Bản.
Bác sĩ Pan Pen, một khoa học gia người Nhật đã tìm thấy sự ích lợi của trà nấm như sau: Nếu uống mỗi ngày từ 4 tới 6 tháng sẽ làm cho tóc bạc dần dần trở thành đen, tóc mọc dầy thêm và chữa được chứng mắt yếu  vì ông đã tìm thấy trong loại nấm này có 3 yếu tố chánh cần thiết cho nhu cầu cơ thể. Ông bảo thức uống này sẽ kéo dài thêm tuổi thọ.
Bác sĩ Sklenar ở Đức đã dùng loại trà nấm này để trị bệnh ung thư. Nhưng liều lượng phải tăng đến một lít mỗi ngày. Trà cũng còn giúp tạo ra những vi khuẩn hữu ích cho sự tiêu hóa trong đường ruột. Ông tin rằng nếu người ta uống trà này thường ngày sẽ phòng chống được bệnh ung thư . . .


Công hiệu của trà dưỡng sinh:

  • Làm bớt nếp nhăn, phai lợt đồi mồi trên da, và làm cho da mịn màng.
  • Phòng bệnh ung thư.
  • Giúp đàn bà tắt kinh không bị các triệu chứng bất thoải mái.
  • Trị táo bón, làm cho nhuận trường.
  • Trị đau nhức bắp thịt, nhất là chứng đau ở bã vai và cổ.
  • Trị viêm cổ họng, suyễn, ho và làm tan đàm.
  • Trị dị ứng.
  • Những chứng bệnh về thận. Uống từ 100 ngày trở lên sẽ thanh lọc được chất urê.
  • Trị bệnh mắt kéo mây và các bệnh mắt khác.
  • Trị tiêu chảy, viêm đường ruột và bao tử.
  • Làm giảm lượng cholesterol trong máu (đối với những người bị bệnh cao mỡ) và làm cho động mạch không bị chai cứng.
  • Trị bệnh tiêu chảy do nhiễm trùng.
  • Tăng cường sức hoạt đông của gan và túi mật.
  • Làm giảm cân đối với những người phì mập.
  • Trị bệnh mất ngủ.
  • Điều hòa lượng đường trong cơ thể đối với những bệnh nhân bị tiểu đường.
  • Giải độc trong gan như chất thủy ngân và chì  . . . Nhưng đừng uống nhiều một cách hấp tấp. Chất độc thải ra chưa bài tiết kịp sẽ thấm ngược trở lại vào máu. Nên tăng liều lượng một cách từ từ.
  • Trị phù thủng, sưng chân.
  • Trị và ngừa bệnh nấm candida.
  • Trị bệnh thấp khớp.
  • Trị bệnh da chàm. Thoa ngoài da có thể làm cho da hết sần sùi.
  • Trị mụt cóc.
  • Giảm bớt sự nhạy cảm đối với hóa chất.
  • Trị bệnh nấm ở chân.
  • Trị bệnh áp huyết cao.
  • Có tác dụng như thuốc trụ sinh thiên nhiên.
  • Trị bệnh thống phong (gout)
  • Giảm sự căng thẳng thần kinh.

Cách Làm:

Dùng một cái bình bằng thủy tinh, đồ sứ hay plastic có miệng rộng như chậu nuôi cá thia thia chứa được từ 4 tới 5 lít nước (không được dùng đồ chứa bằng kim loại) để nuôi nấm. Sở dĩ bình phải có miệng rộng để cho con nấm tiếp xúc rộng rãi với không khí. Có thể dùng nồi nấu nước bằng kim loạI (thứ không rỉ sét stainless steel), nhưng đồ chứa nước nuôi nấm thì không được dùng bằng kim lọai.
Nấu 3 lít rưởi nước (đủ dùng cho 3 người trong 7 ngày nếu mỗi ngày mỗi người uống nửa ly). Khi nước sôi, cho hòa tan một "cúp" (250ml) đường cát trắng. Sau đó nhúng vào nước sôi 5 hoặc 6 gói trà Lipton (người Hoa gọI là Hồng Tchà có nghĩa là Hồng trà hay trà đỏ, người Anh gọi là Black tea tức trà đen), dùng loại trà thường không có mùi thơm. Vớt trà ra, để cho nước thật nguội. Tháo nhẫn hay cà rá, rửa tay thật sạch. Vớt nấm Kombucha thả nhẹ vào trong nước. Đổ thêm 1 ly nhỏ nước trà đã làm kỳ trước (cho dễ lên men). Dùng một miếng vải thưa bịt miệng bình và buột lại bằng một sợi thun. (Bịt vải trên miệng bình để cho vi khuẩn của men nấm có không khí để thở và dễ lên men và tránh bụi bặm rơi vào). Để bình vào chỗ mát, không có ánh nắng mặt trời rọi vào, từ 7 tới 10 ngày. Từ lúc bắt đầu nuôi tới vài ngày sau nấm sẽ sinh thêm con và nổi lên mặt nước như con giấm. Mùa nóng để 7 ngày và mùa đông có thể cần tới 10 ngày vì trời lạnh sự lên men chậm hơn. Thời han từ 7 tới 10 ngày, sự lên men hoàn tất. Chúng ta chắt nước ra rồi đựng vào một chai thủy tinh hoặc plastic cất vào tủ lạnh để dành uống.

Liều Lượng:

Bắt đầu chúng ta có thể uống 60ml vào mỗi buổi sáng lúc bụng đói. Rồi tăng từ từ đến 1/2 cúp (125ml) mỗi ngày. Bạn cũng có thể uống tăng lên 1 ly (250ml) mỗi ngày hoặc nhiều hơn nữa tùy nhu cầu. Chỉ để bồi bổ sức khỏe thôi thì liều lượng 1/2 ly mỗi ngày là thích hợp nhất. Để trị bệnh bạn có thể tăng liều lượng lên đến 1/2 lít hoặc 1 lít mỗi ngày và chia ra làm hai hay nhiều lần. Nếu nồng độ quá mạnh bạn có thể pha chung với trà hoặc nước giải khát khác để uống. Điều cần nhớ là bạn phải uống từ liều lượng ít và tăng từ từ lên liều lượng nhiều.

Lưu ý:

Những phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên dùng trà này.

Lời dặn

  • Có thể dùng mật ong hoặc đường cát vàng để chế biến nhưng mùi vị không ngon. Vả lại lượng sinh tố và khoáng chất trong trà sẽ kém đi không như chúng ta làm đường cát trắng để hòa tan.
  • Có thể dùng trà xanh (green tea) thay thế nhưng chất dinh dưỡng không nhiều bằng. Tuy nhiên vì trà xanh có công hiệu đối với những chứng bệnh về bộ máy tuần hoàn huyết như cao mỡ (cholesterol), bệnh về động mạch tim và bệnh ung thư, ta có thể dùng một túi trà xanh và túi trà đen (trà thường) để pha vào dung dịch.
  • Các loại trà khác như Cammomile, Peppermint  . . .  có thể dùng được nhưng sẽ làm thay đổi công hiệu của nấm. Tốt nhất nên dùng trà đen (trà thường không ướp mùi thơm) và trà xanh.
  • Đừng làm dơ bẩn nấm với chất men hay vi khuẩn khác. Phải tháo nhẫn ra và rủa tay thật sạch trước khi vớt nấm. Phải đậy vải miệng bình kỹ lưỡng như đã dặn trong cách làm.
  • Nếu muốn giữ nấm lại không làm nữa, chúng ta có thể chứa nấm vào một hộp plastic với một ít nước trà Kombucha, rồi cất vào tủ lạnh. Có thể để lâu chừng 4 tời 6 tuần. Cũng có thể đông đá con nấm và để lâu được vài tháng. Khi sử dụng lại phải chờ đá tan ra và 14 ngày sau sự hoạt động của men mới trở lại bình thường.
  • Những người phì mập muốn làm sụt cân phải cho nấm lên men lâu hơn, phải để đến 15 ngày mới chắt nước ra uống thay vì chỉ để lâu 7 ngày.
  • Nếu thấy có những sợi chỉ màu nâu xuất hiện hoặc hoặc chất khác dính vào, có thể rửa nấm cho sạch bằng nước lạnh.
  • Nếu nấm có những chấm nâu xuất hiện. Chổ đó đã bị chết, phải dùng móng tay hoặc dao bằng plastic xẻo bỏ phần đó đi, chỉ chừa lại phần trong trắng mà thôi.
  • Nấm dùng đi dùng lại nhiều lần và lâu chừng 4 tháng có thể chết và chìm xuống đáy bình. Cho nên thỉnh thoảng nên thay nấm mới sinh ra và vứt bỏ phần nấm cũ đi.
  • Khoảng 1 tháng phải rửa đồ đựng 1 lần cho thật sạch. Sau đó để nấm vào và nhớ đổ vào thêm một ly Kombucha đã làm kỳ trước.
  • Đừng ngại khi những gói trà nhúng vào có khi bị bể rớt ra trong dung dịch. Vì nó không phải là chất lạ nên không làm thay đổi tác dụng của nấm.
  • Không cần thiết phải làm đúng số lượng đã chỉ dẫn. Nếu muốn làm ít hơn chừng phân nửa (1l,75 nước) thì lượng trà phải giảm xuống còn 3 gói và lượng đường giảm xuống còn 125ml (giảm theo tỉ lệ)
  • Ở xứ nóng như Miền Nam Việt Nam, không có mùa lạnh, thông thường nấm lên men 7 ngày là dùng được không cần để lâu hơn.
  • Nếu không tìm được con nấm giống (nấm cái), chúng ta có thể vào tiệm bán thực phẩm bồi dưỡng (health food shops) mua trà Kombucha đã làm sẵn đem về đổ vào bình thủy tinh và dùng vải thưa đậy lại. Khỏang 14 ngày hay lâu hơn, con nấm sẽ sanh ra và nổi trên mặt. Chúng ta sẽ dùng nấm đó để gây lên men như đã hướng dẫn. Phần nước còn lại đổ bỏ, đừng dùng vì quá chua. Hiện nay có người đã dùng trà Kombucha làm giấm ăn bằng cách để lên men nhiều ngày hơn
TT Tham khảo : http://www.biquyetsongkhoe.com


 HH 9G10C st

Người phụ nữ gầy nhất thế giới

A 1 Valeria Levitina

Valeria Levitina  -người Nga 39 tuổi, hiện sống ở Monako. Năm 20 tuổi, cô muốn trở thành người mẫu nhiếp ảnh. Nhưng những lời nhận xét thô lỗ và giễu cợt về cân nặng của cô, kể cả từ những người thân thích, đã buộc cô gái thay đổi khẩu phần. Cô đơn giản bắt đầu nhịn ăn. Bây giờ Valerria với chiều cao 172 cm, cân nặng chỉ 25 kg. Và theo những tiêu chuẩn y học, cô cần có cân nặng từ 57 đến 76.

A 2 Valeria thời niên thiếu

A 3 Thời niên thiếu cùng mẹ
 
A 4 Valeria khi mới chuyển sang Mỹ
 
Hiện nay Valeria mắc chứng biếng ăn, cuộc sống của cô treo trên sợi tóc. Cô gái thực tế không phân biệt được mùi vị thức ăn, còn chất đạm, mỡ và gluxit dùng theo phác đồ. Để không bị ngất vì huyết áp thấp, cô buộc phải uống hàng lít café đặc. chính mẹ của cô luôn nói rằng Valeria cần tự mình hạn chế trong ăn uống và trở nên gầy hơn

A5 Valeria & mẹ
 
Tôi muốn chia sẻ với những người khác câu chuyện của mình, - Valeria nói. - Chứng biếng ăn đã làm tôi trở nên cô đơn, không hấp dẫn và kinh tởm đối với những người xung quanh tôi".
 
 
A 6 Valeria ở Monako
 
Bây giờ Valeria sống ở Monako. Ở đây cô học tập và hy vọng phục hồi sức khỏe nhờ khí hậu địa phương ấm áp. Thu nhập duy nhất của cô - đó là trợ cấp thất nghiệp. Ở đất nước, nơi có 300 ngày mặt trời chói chang, cơ thể yếu đuối của cô đang muốn lấy lại sức khỏe đã đánh mất.
Điều mà cô mong mỏi nhất là được sống cùng với một người mà cô yêu thương, để cô có cơ hội được làm mẹ - một ước mơ mà Valeria biết sẽ rất khó có thể trở thành sự thực, vì với thể trạng hiện nay, cô không thể tự sinh con.

Holly Pham st

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Cười một tí...



Đơn xin nghỉ học thời nay

Viết đơn xin nghỉ học là chuyện bình thường nhưng thể hiện bằng thơ thì có lẽ không phải học sinh nào cũng dám thực hiện.



Nội dung:
Gửi ban giám hiệu trường ta.
Cùng cô chủ nhiệm chính là cô Nhung.
Hôm nay em viết đơn này.
Kính xin được nghỉ một ngày dưỡng thương.
Em tuy vẫn nhớ lớp trường.
Nhưng mà sức khỏe khó lường mới nguy.

Suốt đêm em sốt li bì.
Trán nay nóng hổi, yếu suy quá chừng.
Việc học chắc phải tạm ngừng.
Để còn điều trị kẻo chừng thăng thiên!

Bàn ghi em sẽ chép liền.
Em xin lỗi đã làm phiền thầy cô!

HH 9G10C st


Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Mùa đông Berlin-Tuyết cuối mùa-03.2013




Berlin mùa đông ảm đạm, tuyết cuối mùa ngập đường phố:  Chúc các bạn K22 vui khỏe và hạnh phúc.
Tặng bạn nào thích nhà đẹp:
Thái Hòa và Tuệ "Trùm" bí thư chi đoàn 9H(1970-1971)




KHU TẬP THỂ VỀ ĐÊM


Mình vừa đến thăm nhà một người bạn ngụ tại một khu tập thể (nay gọi là chung cư). Hình ảnh các ống dẫn nước cấp lên các nhà cắm vào bể nước khu tập thể thật khó tả.




Minh  Hùng

Sức khỏe và Đời sống


Khoa học ủng hộ “khóc đi em, khóc nữa đi em”



.......Ai cũng biết trong nước mắt có chứa lysozyme, một enzymes cũng được thấy trong nước miếng và trứng gà. Nhưng gần đây, theo phân tích của các nhà nghiên cứu y khoa, nước mắt có vài enzymes khác và nhiều thành phần hóa học nữa. Trong các enzymes, nước mắt có chứa peroxidase và amylase, những enzymes trợ giúp bộ phận tiêu hóa của cơ thể. Trong các proteins, nước mắt có immunoglobin A, lactoferrin, và albumin. Nước cũng có chứa những khoáng sản như calcium và magnesium. Quan trọng hơn là hormones; nước mắt có khá nhiều: IL-1 alpha (khoảng 11 pg/ml), IL-1 beta (13 pg/ml), IL-6 (226 pg/ml), IL-8 (731 pg/ml). Nhưng điều lý thú là thành chất hóa chất trong “trần lệ” khác với thành chất hóa chất trong “cảm lệ”. Trong cảm lệ, tức nước mắt khóc vì cảm động, có số lượng proteins cao hơn “trần lệ” (nước mắt do bụi bặm làm ngứa mắt gây ra) tới 24%. Nhưng trong trần lệ thì không thấy có hormones IL-1 beta, mà có rất ít các hormones khác như IL-1 alpha (9.3 pg/ml), IL-6 (12 pg/ml) và IL-8 (276 pg/ml.)

Những hóa chất này có ảnh hưởng gì đếm tâm sinh lí? Lysozyme là một loại “dao” (enzyme) có khả năng phá vỡ bức tường tế bào và tiêu diệt vi khuẩn. Còn Lactoferrin thì có nhiệm vụ ngăn ngừa không cho vi khuẩn tăng trưởng và phòng chống nhiễm trùng. Albumin, một protein thông dụng và có nhiều nhiệm vụ khác nhau, trong đó có chức năng kiểm soát điều tiết nước, chuyên chở các chất bổ vào tế bào và chở các chất thảy ra khỏi tế bào. Phần đông các hormones interleukin (tức IL) có chức năng chính trong việc phòng chống viêm. Nhưng gần đây, một nhóm nghiên cứu y khoa ở trường Penn State đã phân tích lại khoảng 10 hormones thuộc nhóm IL và họ kết luận rằng những hormones này cũng là những “markers” cho sự xúc động căng thẳng và mầm mống của nhiều bệnh tật khác.

Nếu giả thuyết trên đây đúng thì nói một cách khác, trong khi khóc, cơ thể con người tự đào thải những hóa chất phiền muộn! Mà thực vậy, theo các nhà tâm lí học, về mặt tâm lí, sau khi khóc, người ta cảm thấy thoải mái hơn và có năng lực hơn để đối phó với những căng thẳng đã làm cho người ta khóc. Về hiệu quả sinh lí, khóc làm giảm nhịp tim, giảm mức độ tiêu hao oxygen, và giảm sự căng thẳng của cơ bắp. Thành ra, khóc có hiệu quả hết sức thiết thực là đem lại sự bình thường hóa của tâm sinh lí. Trong thực tế, ngày xưa trong y học cổ truyền, nước mắt được coi là một loại thuốc gây mê dân dã. Có lẽ nhận ra giá trị trị liệu này, nên trong những năm đầu thế kỷ này và ngay cả ngày nay, giới y tá thường khuyến khích bệnh nhân khóc mỗi khi đương đầu với những căn bệnh ngặt nghèo hay cần giải phẩu.

Nước mắt còn có thể là liều thuốc chữa những vết thương ngoại nữa. Hơn 50 năm về trước, có người đã chứng minh sự liên quan giữa số lần khóc và tốc độ phục hồi cơn bệnh; người hay khóc có thời gian lành bệnh thường nhanh hơn người không hay khóc. Hiệu quả này cũng được ghi nhận trong các chú chuột. Trong một thí nghiệm được công bố trên một tạp san nghiên cứu về sinh học thần kinh, một nhóm nghiên cứu bên Úc đã phát hiện ra nước mắt còn là một phương thuốc chữa những vết thương.
Họ cắt một vết nhỏ trên da một nhóm chuột; sau đó trong số phân nửa nhóm chuột này, họ nhỏ vào mắt chúng một chất kích thích làm cho chúng khóc ra nước mắt, trong khi phân nửa nhóm kia không được kích thích. Kết quả cho thấy vết thương của các chú chuột “mít ướt” được lành mau hơn các chú chuột không khóc tới 12 ngày.

Nhóm nghiên cứu này bèn thử nghiệm một giả thuyết đảo ngược: họ cho chất kích thích để làm cho các chú chuột khóc hết nước mắt, sau đó làm cho họ bị chút thương ngoài da. Kết quả hoàn toàn ngược lại, tức là vết thương dễ bị nhiễm trùng. Họ suy luận rằng trong nước mắt có một hormone “huyền bí” nào đó có tác dụng trị liệu các vết thương ngoài da.
Như vậy, khóc rất có lợi cho sức khỏe. Và nếu thuyết này đúng thì những ai không khóc hay cố tình ngăn dòng nước mắt phải có nhiều vấn đề sức khỏe. Quả vậy, theo nghiên cứu lâm sàng trong thập niên 70s, những người không khóc có nguy cơ bị những bệnh như loét, viêm kết tràng, nhức đầu, v.v. cao hơn những người hay khóc. Về mặt tâm lí, người không khóc cũng thường gặp trở ngại khi đối phó với các tình huống căng thẳng.

Những quan sát này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu cho thấy những phụ nữ số kiềm hãm lại sự giận hờn có tỉ lệ bị bệnh tim cao hơn những phụ nữ cùng tuổi nhưng chịu thổ lộ ra một cách xây dựng. Một giả thuyết đáng tin cậy để giải thích cho hiện tượng này là khi người ta ở trong một môi trường gây cấn, căng thẳng, và trong khi chưa hay không hóa giải được, trung tâm thần kinh liên quan tới cảm tính dần dần bị “hư hỏng”. Và khi trung tâm này bị hỏng, nó bèn gửi đi những tín hiệu sai lầm cho các cơ quan vận hành điều tiết trong cơ thể, và gây ra rối loạn trong cơ thể, tức là bệnh tật. Nếu xem khóc và nước mắt là một “marker” của sự căng thẳng tâm thần, thì có thể nói một cách khác rằng bệnh tật không những là hậu quả của những rối loạn hệ thống nội tiết trong cơ thể, mà còn bị chi phối bởi sự hệ thống tâm thần.

 Nhưng trong nhiều thập niên qua, có thể nói thế giới y khoa chính thống, đặc biệt là ở phương Tây, đã tập trung quá nhiều năng lực vào việc nghiên cứu phần thể (hay “soma”), mà bỏ qua một phần khác cũng không kém phần quan trọng là phần tâm (hay “psycho”) của con người. Ngày nay, với tiến bộ và giao lưu giữa các bộ môn nghiên cứu như nội tiết, di truyền học, tâm lí học, và cơ thể học đã làm thay đổi nhiều quan niệm về y khoa và cách chữa trị một cách có hệ thống. Sự thành công của chữa trị ngày nay không chỉ đơn thuần phản ảnh qua vài con số thống kê về tỉ lệ lành bệnh, mà còn là chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Sứ mệnh của người thầy thuốc hiện đại, do vậy, không những chỉ đơn thuần chinh phục con bệnh mà còn nâng cao sự an lành của bệnh nhân.

Có người đã cho rằng ở các nước phương Tây, những nơi mà nhà ai nấy ở và cửa đóng kín mít, con người sống trong một môi trường tương đối cô lập và thiếu cái mà tôi gọi là “human interaction”, tức là sự tương tác, có qua có lại giữa con người. Mặt khác, trong mỗi con người bình thường (không phải siêu nhân) đều có một mức độ giới hạn trong sự chịu đựng những gì con người có thể cảm và nhận. Đi quá hay cố gắng đi quá mức độ giới hạn này cũng là đồng nghĩa với tự chuốc lấy đau khổ, phiền muộn. Do đó, thiếu sự “có qua có lại” không những dẫn đến tình trạng bị đè nén, bế tắc những xúc cảm mà còn gây ra bệnh tật.
       
Thành thử, ngược lại với những quan niệm cổ xưa ở Á Châu ta cho nước mắt là biểu hiện của sự yếu đuối, ngày nay nước mắt được xem có nhiều công dụng hết sức thực tiễn và thiết thực. Vậy thì, mỗi khi thất tình, có chuyện buồn, hay đau đớn [cả về tâm thần lẫn thể xác] quá sức chịu đựng thì các bạn hãy bỏ ngoài tai bài nhạc Đừng khóc nghe em, mà cứ khóc, khóc thoải mái. Và nếu một ngày nào đó, người tình trên đồi cỏ non của quí vị có điều gì đó cần phải khóc, thì nhân danh sức khỏe và tình thương nhân loại, quí vị cứ thản nhiên nói:

Khóc đi em, khóc nữa đi em ...
Hoặc, cũng có thể nói rằng:
Khóc đi anh, khóc nữa đi anh...

Theo GS Nguyễn Văn Tuấn

Báo Đất Việt


Hong Hai 9G-10C st

Sức khỏe cho mọi người.

Yoga cho mọi người.






Hong Hai 9G-10C st

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Ghé thăm Nhà thờ Đức Bà Tại TP HCM


Ảnh 1 : Nhà thờ Đức Bà
Ảnh 2 : Đức Mẹ Hòa bình

Tôi và một số bạn bè  thích ngắm nhà thờ Đức bà  vào lúc sáng sớm ( khoảng 6 giờ) . Lúc đó phố xá còn vắng người  , ít ồn ào , bụi bặm.
Những người câu nguyện còn tới sớm hơn tôi, họ  thành kính  cầu nguyện dưới chân  tượng Đức bà


Ảnh 3 : người Cầu nguyện


Ảnh 4 : Những người Cầu nguyện

Một lý do tôi đến sớm vì những con chim sẻ và bồ câu lúc đó còn chưa ai cho ăn . Mang theo một ít hạt thóc hoặc đậu xanh rải xuống sân trước tượng là hàng đàn chim sà xuống mổ ăn. Nếu bạn đến muộn hơn sẽ ít có dịp ngắm chúng vì khi ăn no chúng sẽ bay đi để tránh sự ồn ào của xe cộ và cua cac  đoàn xe du lịch  ghé thăm khu vực nhà thờ , tòa nhà Bưu điện thành phố ở khu vực đối diện .


Ảnh 5 : Chim bồ câu ở quảng trường

Ảnh 6: chim sẻ chờ cơ hội để sà xuống ăn thóc
 


Ảnh 7: Một em bé  cho chim bồ câu ăn đậu xanh

Những cặp đôi  chuẩn bị cưới  cũng tranh thủ tới để chụp ảnh làm kỷ niệm


Ảnh 8

Ảnh 9

Ảnh 10

Phía trong nhà thờ rất đẹp nhưng tôi chỉ có thể chụp ảnh phía ngoài . Quy định du khách vào nhà thơ chỉ để cầu nguyện mà thôi.

Hy vọng trong dịp tổ chức ‘’60 năm cuộc đời’’của khóa k72 các bạn sẽ có dịp ghé thăm một thắng cảnh  đẹp của TP HCM

VTN

Dưới đây là một đoạn giới thiệu về lịch sử nhà thờ Đức bà

Nhà thờ Đức Bà, còn gọi là Vương cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội nằm ngay trung tâm thành phố (số 1 Công trường Công xã Paris, phường Bến Nghé, Quận 1)

Ban đầu nhà thờ có tên Nhà thờ Nhà nước do người Pháp bỏ tiền ra xây dựng và quản lý. Năm 1959, tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng đá cẩm thạch quý hiếm mang về từ Roma được đặt ngay vườn hoa trước nhà thờ và tên gọi Nhà thờ Đức Bà có từ đó.
Nhà thờ Đức Bà có chiều dài 91m, rộng 35,5m và vòm mái chính cao 21m.
Điểm nhấn của nhà thờ là bức tường được xây bằng gạch xuất xứ từ Marseille (Pháp), mà cho đến nay vẫn còn giữ nguyên màu sắc hồng tươi, không bám bụi rêu.
Điểm nhấn thứ hai không thể bỏ qua, đó là chiếc đồng hồ Thụy Sĩ đặt ngay trước vòm mái. Trải qua hơn 130 năm nhưng chiếc đồng hồ này vẫn hoạt động khá chính xác và được lên giây mỗi tuần.
Ngoài ra nhà thờ còn có 2 tháp chuông cao 57,6m. Trên 2 tháp là 6 quả chuông lớn trang trí họa tiết tinh xảo mang 6 âm Đô - Rê – Mi - Son - La - Si. Cả 6 quả chuông này đều được chế tạo tại Pháp, trong đó chuông Son nặng gần 8,8 tấn là một trong những quả chuông lớn nhất thế giới.
Thông thường, nhà thờ là kiến trúc “đóng” với thiên nhiên nhưng với nhà thờ Đức Bà lại là một ngoại lệ khi toàn bộ khuôn viên không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ ở Hà Nội hoặc Sài Gòn thời xưa và nay.
Mặt trước nhà thờ là một công viên với bốn con đường giao nhau tạo thành hình cây thánh giá.
Trung tâm của công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa bình do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thiết kế năm 1959. Bức tượng cao 4,6 m, nặng 8 tấn, tạc bằng đá cẩm thạch trắng của Italia. Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời, cầu nguyện hòa bình.

( Trích từ VOA.vn)

 

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Cuộc đời vẫn đẹp sao....


Chuyện tình định mệnh của ông lão 93 muốn kết hôn

Tuổi đời đã gần chạm mốc một thế kỷ, cụ ông Mai Kim Sơn vẫn khiến nhiều người phải đi từ ngạc nhiên đến ngưỡng mộ khi công khai bày tỏ nguyện vọng… đăng ký kết hôn.
Điều đáng nói, người cụ muốn "phối duyên giai ngẫu" năm nay cũng đã ngoại lục tuần. Trong dòng tâm sự với hạnh phúc tràn trề, cụ chia sẻ: "Tôi yêu Thu bằng tình yêu chân thành, tha thiết và mãnh liệt. Tôi muốn Thu khi về sống cùng tôi có một danh phận hẳn hoi để không bị người đời cười chê, dè bỉu".
Mối tình trắc trở
Ngôi nhà nhỏ nhắn nằm khiêm tốn trong dãy chung cư Thanh Đa (Q. Bình Thạnh, TP. HCM) của đôi "uyên ương" "cửu thập" ngày ngày vẫn rôm rả tiếng cười giòn tan.
Mấy ngày nay, dưới bóng hàng cây bàng rậm rạp trước khoảng sân nhỏ, cụ ông Mai Kim Sơn và bà Lý Thị Thu phải đón nhiều lượt khách ghé thăm một cách bất thường. Họ đến để cùng nhau chúc mừng hạnh phúc ông bà sau một đám cưới hụt gây xôn xao dư luận.
Từ ngày bà Thu vào chăm sóc, ông Sơn không còn phải lọ mọ một mình ra chợ nữa.
Trước đông đảo khách khứa, cụ Sơn chẳng ngần ngại bộc lộ nét buồn rầu vì ước nguyện kết hôn với người phụ nữ đang cùng bên cạnh mình song hành nốt những ngày tháng cuối đời ấp ủ suốt 10 năm qua vẫn chưa thành.
Còn bà Thu, khi nhắc đến đám cưới hụt ấy lại tỏ ra tươi tỉnh. Bà tủm tỉm cười tỏ vẻ hạnh phúc mà nói rất thật rằng: "Anh cứ lo nghĩ chuyện đó làm gì. Tuy không được tổ chức lễ cưới tập thể cùng các cháu công nhân, nhưng bù lại chúng mình có nhiều cái đặc biệt. Báo chí loan tin đầy ra, ai mà chả biết. Bây giờ, chuyện của anh với em không dừng lại ở phạm vi vùng miền nữa rồi. Cả nước người ta biết, thậm chí bên nước ngoài còn hay nữa là".
Ông nhìn bà, liếc khéo rồi niềm vui cũng như lây lan, ông cười khà khà xếp xô nếp nhăn thành từng rãnh. Nhìn biểu cảm chứa chan niềm hạnh phúc của hai ông bà, chúng tôi hiểu giữa họ không chỉ đơn thuần là sự lắp ghép của hai mảnh vỡ, đây là một tình yêu vượt lên trên tất cả giới hạn thử thách đơn thuần của những cơn phong ba bão táp trong cuộc đời.
Ngược thời gian trở về quá khứ, Mai Kim Sơn sớm từ bỏ ruộng vườn tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp. Bàn chân của chàng thiên niên bần nông xứ Nghệ từng đặt đến nhiều nơi, từng suýt chết vì tên bay đạn lạc vài lần.
Sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi vẻ vang, ông xin chuyển ngành sang làm công nhân đường sắt. Những năm tháng khoác lên mình chiếc áo công nhân ngày đêm miệt mài lao động, ông tự hào và hãnh diện vì công việc làm đẹp quê hương, đất nước của mình.
Ngày đất nước giải phóng thì ông cũng đến tuổi hưu, trở về đời thường bằng đồng lương hưu ít ỏi cùng trăm nỗi lo toan gõ cửa gia đình.
Cuộc sống khó khăn rồi cũng qua mau, vợ chồng ông có một mái ấm hạnh phúc với đứa con trai nuôi. Nhưng người con trai nuôi đến tuổi trưởng thành cũng đi mưu sinh biền biệt tận phía bên kia bán cầu, ít có cơ hội về thăm cha mẹ.
Gia đình ông có thời gian dài sống ở Hà Nội. Cũng chính những ngày ở Thủ Đô, định mệnh đã "khéo xếp" để ông tình cờ gặp người phụ nữ của mình bây giờ. Nhớ lại chuyện cũ, ông kể: "Chỉ đôi lần gặp Thu khi em đến chơi nhà người bà con sát nhà, vậy mà trái tim người đàn ông luống tuổi trong tôi như rạo rực".
Bà Thu hồi ấy cũng đã góa bụa. Bà thương ông, quý ông ở sự phong trần, thấu hiểu lẽ đời. Ông thấy bà toát lên vẻ thùy mị, cần cù, rất biết cách làm hài lòng người khác.
Cảm nhận tốt đẹp đầu tiên ấy đưa họ trở thành bạn bè thân thiện của nhau. Tình cảm ấy tuy có những lúc xáo động nhưng họ vẫn giữ được lý trí, giữ được phẩm chất bởi trước mặt và sau lưng họ là gia đình.
Chồng bà Thu mất khi bà chưa bước qua tuổi 50, để lại cho bà hai đứa con. Ngày gặp ông Sơn, bà đã lên chức bà và nay thì đã có chắt. Vợ ông Sơn cũng biết bà Thu, họ thường trò chuyện tâm tình rất cởi mở mỗi khi bà Thu qua nhà chơi.
Tình bạn ấy vẫn mãi là tình cảm đẹp, trong sáng, không ai mộng mơ cho một sự tái hợp về sau. Năm 1996, gia đình ông Sơn chuyển vào TP. HCM sinh sống và bà Thu cũng về quê ở Lạng Sơn chăm sóc con cháu. Từ đó, họ không có bất cứ một dòng thông tin nào về nhau nữa.
"Những ngày cuối đời, anh muốn sống bên em"
Cuộc sống sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như con người sinh ra không phải đối mặt với vòng sinh tử, luân hồi vô thường. Năm 2001, vợ ông Sơn qua đời. Sau 62 năm gắn bó yêu thương, đói no, bệnh tật có nhau, bà ra đi trước khiến ông chơi vơi, hụt hẫng.
Tuổi già cô quạnh, sớm chiều hiu hắt một mình, nhiều người cám cảnh ái ngại cho ông Sơn. Nhiều đêm nằm co quắp trong căn nhà trống trải, lạnh giá, ông chợt nghĩ: "Một mình đêm hôm thế này chẳng may trúng gió thì "đi" lúc nào cũng không ai hay".
Rồi ông nhớ đến bà Thu. Ông cố gắng dò hỏi, tìm mọi cách nhờ người liên lạc tìm kiếm.
Tin vui đến với ông ngay khi ông vừa bắt tín hiệu tìm người năm xưa, người bạn ở Hà Nội đã tìm được địa chỉ liên lạc của bà Thu.
Ông vui mất mấy ngày, lòng cứ rạo rực một cảm giác gì đó khó tả lắm. Ông kể với bà Thu về hoàn cảnh của mình, bảo bà thu xếp công việc rồi ông gửi tiền ra cho bà vào Nam thăm ông một chuyến.
Sau 15 năm biệt tăm tung tích, ngày ông ra bến xe đón bà Thu là ngày mà bao nhiêu nỗi muộn phiền tan biến. Đôi bạn già gặp nhau, tay rưng rưng nắm chặt, mắt nhòe đi vì hạnh phúc.
Tiết trời se se lạnh, căn nhà của ông Sơn bỗng trở nên ấm cúng, đầy ắp tiếng cười. Họ đã kể cho nhau nghe về khoảng thời gian 15 năm ấy. Họ như đôi chim khuyên ríu rít chuyện trò không biết chán.
Ngày bà phải về Bắc, ông buồn nao lòng. Ông nắm tay bà tha thiết: "Em về thu xếp bọn trẻ rồi vào đây sống với anh nhé. Một mình anh ở đây chắc buồn mà "đi" sớm thôi.
Ngày xưa chúng mình là bạn nhưng tình bạn ấy bây giờ đã lớn dần lên thành tình yêu sâu nặng rồi. Những ngày cuối đời, anh muốn được sống bên em". Ông Sơn nhìn thật sâu vào mắt vợ mình âu yếm rồi nhìn chúng tôi mỉm cười hạnh phúc, không ái ngại, không rụt rè. Ông kết luận: "Tại sao bao nhiêu năm như thế, bà ở một nơi, tôi ở một nơi mà nay lại sống chung trong một mái nhà.
Đó chẳng phải cái duyên là gì, là số trời đã định từ trước rồi các cháu ạ". Ông bảo, chỉ tiếc rằng, thời gian bên bà quá ngắn ngủi.
Ông đã mất 62 năm cho mối tình cha mẹ gán gả. Ông đã làm tròn bổn phận, trải qua bao nhiêu giông bão cuộc đời mà ông vẫn giữ được mái ấm gia đình cho đến ngày bà cả nhắm mắt xuôi tay. Ông không còn ân hận gì với bà cả nữa và có lẽ ở nơi chín suối, bà cũng sẽ mỉm cười mà ủng hộ ông và bà Thu.
Đối với bà Thu, ông Sơn quả quyết: "Đó là tình yêu đích thực. Nếu không yêu tôi thì không bao giờ bà ấy chịu vào đây với tôi, chăm sóc tôi từng ly từng tí và tôi cũng thế.
Tôi yêu bà ấy thật nhiều. Thật ra, sự rung động đã có ngay từ lần gặp đầu tiên nhưng vì rào cản gia đình, tôi đành chôn chặt trong tim. Bây giờ thì chúng tôi đã thuộc về nhau, không sức mạnh nào có thể chia lìa nữa".
Hạnh phúc với "đám cưới hụt" nổi tiếng
Vừa qua, ông Sơn quyết định đăng ký làm đám cưới tập thể do Trung tâm hỗ trợ thanh niên công nhân thuộc Thành đoàn TP.HCM tổ chức. Ngoài chuyện riêng, ông muốn cặp "uyên ương" già này đứng cùng với những đôi vợ chồng trẻ để tuyên truyền và giáo dục thế hệ trẻ về hạnh phúc gia đình và cuộc sống trường thọ.
Thời buổi bây giờ, tình yêu "sớm nở chóng tàn". Những vụ ly hôn, ly thân diễn ra ngày một nhiều thậm chí, cưới nhau mới được vài tháng đã đưa nhau ra tòa. Ông Sơn nhận thức rất rõ điều đó và ông muốn chuyện của ông như tấm gương để tuổi trẻ noi theo. Rất tiếc, do Trung tâm đã tổ chức đủ số đôi đăng ký nên ông bà đành lỡ hẹn.
(Theo Giadinh.net)
HH 10C st