Thứ Hai, 31 tháng 1, 2011

TẾT TẾT TẾT TẾT ĐẾN RỒI....

Gửi các bạn bài hát  “Ngày Tết Quê Em” của nhạc sĩ Từ Huy để hòa cùng với không khí ngày TẾT trên khắp mọi miền Đất Nước và trên toàn Thế Giới, nơi có những người bạn của chúng ta.



Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2011

TẾT

Tết đến ,các em thơ và người già thường nhận được quà “Lì xì”, chúng minh đã có tí tuổi , trẻ đã qua, già chưa đến , không biết Tết này có ai được“Lì xì “ không nhỉ ? Thôi thì, ta tự tặng nhau niêm vui .Mình chép lời bài hát TẾT, nhờ bạn Ngọc Dung (10A)”ghép nhạc”, mình hy vọng ngày Tết chúng ta cùng mở nhạc ,cùng hát vang để dù ở đâu NTk22 cũng cảm thấy luôn gần nhau hơn! Chúc các bạn một năm mới tràn đầy niềm vui, hạnh phúc

Tết Tết Tết Tết đến rồi
Tết Tết Tết Tết đến rồi
tết Tết Tết Tết đến rồi
Tết đến trong tim mọi người

          Mừng ngày Tết trên khắp quê tôi
          Ngàn hoa thơm khoe sắc xinh tươi
          Đàn em thơ khoe áo mới
          Chạy tung tăng vui pháo hoa

          Mừng ngày Tết trên khắp quê tôi
          Người ra Trung, ra Bắc, vô Nam.
          Dù đi đâu ai cũng nhớ .
          Về chung vui bên gia đình

Tết Tết Tết Tết đến rồi
Tết Tết Tết Tết đến rồi
Tết Tết Tết Tết đến rồi
Tết đến trong tim mọi người


          Mừng ngày Tết phố xá đông vui.
          Người đi thăm, đi viếng đi chơi.
          Người lo đi mua sắm Tết .
          Người dâng hương đi lễ chùa

          Mừng ngày Tết ta chúc cho nhau .
          Một năm thêm sung túc an vui.
          Người nông dân thêm thóc lúa.
          Người thương gia mau phát tài

Tết Tết Tết Tết đến rồi
Tết Tết Tết Tết đến rồi
Tết Tết Tết Tết đến rồi
Tết đến trong tim mọi người .


Hs (10G)st

Giờ tốt để xuất hành xông nhà mở cửa hàng Tết Tân Mão

Nguyễn Xuân Diện sưu tầm

Hướng và giờ xuất hành tốt trong ngày Tết:
* Giao thừa và ngày mùng Một Tết (ngày Kỷ Sửu):
- Xuất hành hướng: Hỷ thần Đông Bắc – Tài thần Chính Nam
- Giờ tốt xuất hành:Giờ Mão (5h đến 7h sáng).Giờ Tỵ (9h đến 11h).Giờ Thân (3h
chiều đến 5h chiều).Giờ Tuất (7h đến 9h tối) và Giờ Hợi (9h đến 11h đêm).
* Ngày mùng Hai Tết (ngày Canh Dần):
- Hướng tốt: Hỷ thần Tây Bắc, Tài thần Tây Nam.
- Giờ xuất hành: Giờ Tý, Sửu (từ 11h đêm đến 3h sáng). Giờ Thìn (từ 7h sáng đến 11h trưa). Giờ Mùi (từ 1h chiều đến 3h chiều). Giờ Tuất (từ 7h đến 9h tối).
*Ngày Mùng Ba Tết (ngày Tân Mão):
- Hướng tốt: Hỷ thần Tây Nam – Tài thần Tây Nam.
- Giờ xuất hành: Giờ Tý (từ 11h đêm đến 1h sáng), Giờ Dần – Mão (từ 3h sáng đến 7h sáng), Giờ Ngọ – Mùi (từ 11h trưa đến 3h chiều), Giờ Dậu (từ 5h chiều đến 7h tối).
Tuổi xông nhà:
Năm Tân Mão thuộc hành Mộc nên chọn nguời xông nhà có mệnh thuộc hành Thủy nhưng không xung tuổi với chủ nhà và tránh những nguời có mệnh thuộc hành Kim (mộc khắc kim).
Những người có mệnh Thủy được xông nhà năm Tân Mão: tuổi Đinh Sửu (1937, 1997), tuổi Giáp Thân (1944), tuổi Nhâm Thìn (1952), tuổi Quý Tỵ (1953), tuổi Đinh Mùi (1967), tuổi Giáp Dần (1974), tuổi Ất Mão (1975), tuổi Nhâm Tuất (1982), tuổi Quý Hợi (1983).
Các tuổi trên được xông nhà năm Tân Mão nhưng trong đó tránh tuổi tứ xung với chủ nhà thành từng bộ như: Tý – Ngọ – Mão – Dậu; Dần – Thân – Tỵ – Hợi; Thìn – Tuất – Sửu – Mùi. (Ví dụ: chủ nhà tuổi Tý thì tránh những người tuổi Ngọ, Mão, Dậu).
Chọn những tuổi Tam hợp với chủ nhà như: Hợi – Mão – Mùi; Dần – Tuất – Ngọ; Tỵ – Dậu – Sửu. (Ví dụ: Chủ nhà tuổi Tý thì chọn những người tuổi Thân, Thìn).
Ngày mở cửa hàng đầu Xuân Tân Mão:
- Ngày mùng 2 Tết: từ 7h sáng đến 11h trưa; từ 1h đến 3h chiều
- Ngày mùng 4 Tết: từ 7h sáng đến 11h trưa; từ 3h đến 5h chiều (đẹp nhất)
- Ngày mùng 6 Tết: từ 5h sáng đến 7h trưa; từ 11h trưa đến 1h chiều; từ 3h đến 5h chiều.
- Ngày mùng 8 Tết: từ 7h sáng đến 11h trưa; từ 1h đến 3h chiều
- Ngày mùng 9 Tết: từ 3h sáng đến 7h sáng; từ 11h trưa đến 3h chiều
- Ngày 12 Tết: từ 5h sáng đến 7h sáng; từ 11h trưa đến 1h chiều; từ 3h đến 5h chiều.
Kính chúc mọi nhà An khang – Vạn phúc

CHÚC MỪNG XUÂN TÂN MÃO!

Nhân dịp Xuân Tân Mão, chúc các bạn cùng gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, mọi sự tốt lành và ngày càng AN KHANG THỊNH VƯỢNG!
                                               ***
Đầu Xuân người ta hay bàn nói về 12 Con Giáp. Chúng mình đa số là sinh vào năm 1955, cũng có một ít bạn sinh năm 1954 và rất ít sinh vào những năm khác. Cho dù sinh năm Ất Mùi hay năm Giáp Ngọ, đều là mệnh „SA TRUNG KIM“ nghĩa là „Vàng trong Cát“. Quí lắm! :-D
Mình sưu tầm và lựa lọc bài nói về tuổi Con Giáp chúng mình, mời các bạn xem  và bổ sung thêm…
                           
Quý Ông tuổi Ất Mùi là người ngay thẳng hiền lành, hiếu thảo với cha mẹ, đối xử tốt với láng giềng, ít tranh hơn thua, luôn lấy câu „Dĩ hòa vi quý“ làm phương châm trong cuộc sống. Thích nếp sống phóng khoáng vui vẻ, không muốn tranh giành lợi lộc, không nuôi cao vọng nên công danh sự nghiệp ít bị thăng trầm. Đường tình duyên không mấy được êm ấm. Vợ chồng khắc khẩu. Tiền bạc khó giữ gìn vì không biết lo xa, không tích lũy. Đi xa lập nghiệp thì sự nghiệp chóng thành và dễ ổn định. Càng lớn tuổi càng gia tăng phúc lộc. Được nhờ vào con.

Quí Bà tuổi Ất Mùi là người có ý trí phấn đấu cao, luôn luôn nỗ lực để xây dựng sự nghiệp. Là người khôn ngoan, có tầm nhìn xa, phán đoán ít sai lầm, lại thêm có tài ăn nói, rất dễ thành công trong thương trường, chính trị hay luật sư. Vào đời với hai bàn tay và khối óc, không nương cậy vào ai, tự thân lập thân, sớm tạo sự nghiệp. Hoàn cảnh nào cũng dễ xoay trở và một lúc có thể đảm nhận hai, ba việc. Có bản lĩnh, gặp thời sẽ vươn cao nhanh chóng. Tài lộc không hiếm nhưng tình duyên khó được ấm êm. Nếu sinh vào các tháng 3, 7, 8, 9 âm lịch thì thuận và cuộc đời sẽ gặp nhiều may mắn được cả phú lẫn quí.

Quí Ông tuổi Giáp Ngọ là người sung sướng an nhàn, thích vui chơi hưởng thụ, nhờ có vợ đảm đang, năng nổ mà nên sự nghiệp. Thường có tài về mỹ thuật, văn chương, biện thuyết nên phù hợp với nghề giáo sư, luật sư, nghệ sĩ hay hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Đường tình duyên cũng nhiều rắc rối nhưng không bao giờ khổ nhọc. Vốn ít lo, ham vui với bạn hữu nên ít vướng bận về việc thành bại trong cuộc sống. Về hậu vận sẽ có cơ hội đóng góp với gia đình trong việc xây dựng sự nghiệp. Cuộc sống càng lớn tuổi càng khá giả.

Quí Bà tuổi Giáp Ngọ là người hiền lành, vui vẻ, hoàn cảnh nào cũng dễ thích ứng. Sinh vào mùa Thu, Đông thì thuận, cuộc sống hưởng nhiều sung sướng, gia đình hạnh phúc, giầu sang. Sinh vào mùa Xuân, Hạ thì nghịch, phải trải lắm phong trần. Là người dễ tính nên dù cuộc sống nhiều thăng trầm vẫn sống vui vẻ, biết chấp nhận hiện tại nên không cảm thấy khổ đau. Có tiền là tiêu xài, không tích lũy. Dễ động lòng trước cảnh nghèo khó của người, sẵn sàng chia sẻ miếng cơm manh áo, tạo nhiều phước đức nên lúc gặp khó khăn, ngặt nghèo luôn gặp được quí nhân giúp đỡ.
                                                             
                                                                    Dung (10A)

Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2011

NHỚ TẾT XƯA


Bóc tờ lịch cuối năm lòng tự nhủ : Thế là thời gian lại bắt đầu một chu kỳ mới. NĂM HẾT. TẾT ĐẾN. Chỉ mấy từ đơn giản vậy thôi mà lúc nào cũng khiến người dân đất Việt thấy rộn lên trong lòng bao náo nức. Và người Việt dù đang sống ở trên chính mảnh đất quê hương hay sinh sống ở một nơi xa lắc như Anh, Đức, Áo, Canada… Ắt cũng có lúc chợt lắng xuống sau những vất vả bộn bề và ánh mắt bỗng trở nên xa xăm để thả tâm hồn về nơi quê nhà khi cái Tết sắp đến!

Sau lễ tiễn Ông Công, Ông Táo chầu trời, Hà Nội rậm rịch không khí Tết . Trên mọi nẻo đường, từng góc phố chỗ nào cũng tưng bừng muôn vàn sắc hoa. Hoa rực rỡ trong các chợ, hoa tràn trề trên các cánh đồng ngoai ô, nhưng sôi động nhất vẫn là chợ hoa dọc phố Hàng Lươc. Nào Đào, Quất, Cúc, Mai và các loai hoa muôn sắc màu từ Quảng Bá, Nhật Tân, Ngọc Hà, Vĩnh Tuy…tụ về. Thú chơi hoa tao nhã của người Hà Nội đã có từ lâu đời, ngay ở gia đình tôi, dù sống trong làng hoa, nhưng vào dịp Tết Mẹ vẫn dắt tôi đi chợ hoa Hàng Lược. Mẹ bảo :niềm vui sẽ được đong đầy khi đi chợ hoa, xem người ta mua sắm và tận hưởng không khí ngày xuân . Cũng có người chơi hoa cầu kỳ hơn, họ không đến chợ hoa mà vào tận các vườn nhà trồng hoa để chọn cho mình những bông hoa ưng ý. Dạo ấy, các bạn tôi cũng thường vào làng mua hoa ,để được vừa rẻ, vừa đẹp. Tôi còn nhớ, có lần các Chàng” thiếu gia “lớp 10H đi vãn cảnh ngắm hoa đã lạc bước vào nhà tôi. Có lẽ, đó là mùa xuân đẹp nhất của tôi.với những rung cảm đầu đời…

Tuổi thơ tôi đầy ắp ký ức về một làng hoa - Ngọc Hà, Đại yên. Ở làng hoa, cái Tết dường như đến sớm hơn. Bắt đầu từ tháng Chạp, làng hoa đã nhộn nhịp lắm rồi! Tôi nhớ những buổi sáng sớm mùa Đông, khi còn cuộn tròn trong chăn ấm đã nghe những người đi chợ sớm ríu ran trò chuyện; nhớ ánh đèn khuya vàng vọt hiu hắt từ túp lều của người coi vườn hoa; nhớ những vườn hoa khoe sắc lúc xuân về…Trước cửa nhà tôi, trải dài những luống hoa Thược dược, Lay ơn, Vi-ô-let, Đồng tiền, Cúc…còn có những hoa mang cái tên rất ngộ ngĩnh như hoa Mõm chó, hoa Bướm( dân làng goi là hoa Tưởng nhớ, thứ hoa để gửi cho tình yêu, tình bạn, thứ hoa để ấp vào trang sách học trò mà kỷ niệm) .Trong vườn nhà tôi, Mẹ chỉ trồng mấy thứ hoa quê nhà mộc mạc như: hoa Ngâu, hoa Sói, hoa Nhài, hoa Bưởi, tuy không có màu sắc tươi tắn nhưng rất đượm hương để Mẹ ướp trà. Còn tôi thích nhất hoa Cúc đại đóa, có lẽ bởi chính sắc vàng rực rỡ đã mang “ánh nắng vàng “ phương Nam về sưởi ấm cho mùa đông giá rét và cũng bởi hoa Cúc luôn bầu bạn với các cô gái mới nhớn. Mỗi khi giận dỗi người yêu, người bạn, các cô vừa bứt từng cánh hoa , vừa tự hỏi lòng mình “yêu hay không yêu ; bạn hay không bạn “…Khi cánh hoa cuối cùng rơi xuống đất, cho dù áp đúng vào từ “không yêu”, nhưng nỗi buồn, sự hờn giận bỗng dưng tan biến mất !

Những ngày giáp Tết, hoa rực rở khắp làng, hoa được nâng niu trong đôi quang gánh, hoa theo các bánh xe tuôi chảy vào từng ngõ nhỏ mang sắc xuân đến với mỗi gia đình. Để có được vụ hoa đúng dịp Tết, người làm vườn trải qua bao khó nhọc. Khi thời tiết không mưa thuận, gió hòa, người ta phải cắt giấy báo cũ thành từng dải quấn vào từng ngọn hoa Hồng, hoa Lay ơn để giữ cho cánh hoa không bị táp bởi gió, mưa. Khi trời quá lạnh, nhiều sương muối người ta phải đốt trấu cháy âm ỉ để xua tan cái lạnh giá cho hoa ,cho người trồng hoa. Và đã có một ý tưởng không tồi , khi những bài kiểm tra điểm xấu của tôi ( không muốn phụ huynh biết), cũng được tích góp lại để “may áo” ấm cho hoa.
Làng tôi không chỉ có hoa mà còn trồng nhiều cây lá thuốc Nam: hương nhu, lá sả, ngải cứu, lá nhọ nồi, lá mùi…Nếu có dịp, các bạn đến các chợ ở các thành phố lớn trên đất Việt, hỏi thăm người bán lá thuốc Nam (bà lang vườn), họ sẽ bảo “dân Đại Yên đấy”!

Thật khó quên được hương vị quyến rũ của nồi lá mùi già chiều 30 Tết. Cứ khoảng cuối tháng Chạp phố phường Hà Nội, đâu đâu cũng bắt gặp những chiếc xe đạp chở đầy những bó lá mùi già rong ruổi với mùi hương quyến luyến ...
Chiều 30 Tết , khi việc chuẩn bị cái Tết đã tinh tươm, các bà, các mẹ lại nấu nồi nước lá mùi cho cả nhà tắm gội, như rũ bỏ hết bụi bặm, vướng bận của năm cũ để thanh thản đón năm mới tốt lành. Mẹ tôi bảo: Khi tắm lá mùi mùa xuân, hương thơm của nó ngấm vào cơ thể, làm người ta tĩnh tâm sau bao mệt mỏi của cuộc mưu sinh.

Bây giờ đất nước đổi mới, thú chơi hoa của người Hà Nội cũng khác xưa, người ta chơi đào phai Tây Bắc, và các chậu cây cảnh Bon sai. Trong chợ hoa, xen lẫn các loại hoa quen thuộc còn có những loại hoa kiêu sa mới xuất hiện như Ly; Cẩm tú cầu; Đại hồng môn…Làng hoa Ngọc Hà –Đại Yên cũng không còn nữa, những ngôi nhà mới đã mọc lên trên những ruộng hoa xưa, nắm lá mùi già cũng đang dần bị lãng quên…
Xuân về, lại thấy lòng bâng khuâng, nhớ làng hoa, nhớ nắm lá mùi, nhớ bạn bè, nhớ Mẹ già tần tảo… Nhớ và rất nhớ !...Biết rằng , cuộc sống cần phát triển nhưng sao lòng vẫn mơ về Tết xưa.



Nguyễn thị Mộng Mơ

Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011

Bầm ơi! Có rét không bầm

- Trong cái rét cắt da cắt thịt, rét đến mức mọi người phải đốt lửa, nhiều người sợ không dám ra đường, vậy mà hàng ngàn nông dân Thừa Thiên Huế buộc phải ra đồng cấy lúa mong có một mùa bội thu.
Mưa, rét kéo dài đã khiến toàn tỉnh TT-Huế có trên 2.000 ha lúa mới gieo sạ bị ngập úng và hư hại, trong đó có khoảng 200ha bị hư hại nặng phải gieo sạ lại. Để kịp thời vụ, nhất là tránh được lũ về những ngày này họ phải đối mặt với cái rét để ra đồng làm mùa.
Trên những đám ruộng nước tê buốt đến tận xương tủy nhưng các mẹ, các chị… phải dầm mình trong giá rét để cấy lúa với đôi tay run run những khuôn mặt tím tái… Bữa trưa của họ là nhưng bát cơm nguội ngắt, để cấy được nhiều họ đưa cơm ăn tại ruộng.

Chùm ảnh: Bầm ơi! Có rét không bầm


1- Để chống chọi với giá rét những nông dân trang bị thật ấm trước khi xuống ruộng

2- “Bầm ơi! Có rét không bầm”


3-Những đôi tay cóng buốt trong dòng nước


4- Để kịp thời vụ, nhất là sẽ tránh được lũ về, những ngày này nông dân phải TT-Huế dầm mình trong rét để ra đồng làm mùa


5- Bầm ra ruộng cấy bầm run


6- Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non


7- Bầm vẫn cấy thẳng hàng


8- Trong cái rét 15 độ, gió thổi mạnh nhưng anh Nguyễn Văn Hùng ở xã Hương Vinh, Hương Trà phải đắp bờ


9- Trong giá rét những con đỉa vẫn không buông tha hút máu người



10- Bát cơm nguội chan với mưa phùn, gió lạnh


11- Hai vợ chồng già ăn vội bữa trưa bên bờ ruộng


12- Người và mạ chao nghiêng trước gió!




Đắc Thành - Quỳnh Thi

Việt Thu st

Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011

CẦU TRỜI


Cầu Trời cho đất và nước, cho hơi gió và hoa quả của quê hương tôi ngọt ngào.
Cầu Trời cho nhà và chợ của quê hương tôi đông đúc, cho rừng núi và đồng ruộng của quê hương tôi tốt tươi.
Cầu Trời cho lời hứa và hy vọng, cho việc làm và lời nói của quê hương tôi chân thành.
Cầu Trời cho cuộc đời và lòng trai gái của quê hương tôi chan hoà làm một.

(R.Tagor -1905)
Xuân Hòa

Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

VƠI ĐẦY SÔNG VẪN CHẢY XUÔI (Trích)

Vân Quế
Đối chiếu với “ Hoài Đức phủ toàn đồ”- tấm bản đồ đầu tiên được vẽ bằng phương pháp hiện đại vào năm 1831 mới thấy, diện mạo sông hồ Hà Nội từ đó tới nay đã khác xưa nhiều lắm. Những dòng sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của Thăng Long- Hà Nội, những dòng sông luôn hiện hữu trong mọi công trình nghiên cứu về Thăng Long – Hà Nội nay đang biến dạng và có nguy cơ bị xóa sổ…

Những con sông hoài niệm

…Còn một con sông đã được nhiều nhà sử học dày công tìm hiểu, nhưng giờ vẫn chỉ dừng lại ở những giả thiết, đó là dòng Ngọc Hà(sông Ngọc). Cái tên sông Ngọc gợi cho người ta nhớ về hình ảnh đài các, gắn liền với phủ chúa cung vua. Theo PGS.TS Tống Trung Tín- Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam, sông Ngọc có vào khoảng thế kỷ thứ 15. Đáng tiếc là nó không được nhắc đến trong bản đồ Hồng Đức (dù bản đồ này vẽ chi tiết về các dòng sông khác như Thiên Phù, Tô Lịch..) thế nhưng, căn cứ vào dấu tích khảo cổ, quanh vùng Ngọc Hà hiện nay lại chứng minh rằng, có một dòng sông chảy qua Cấm Thành Thăng Long. Vào khoảng cuối năm 1999, các nhà khảo cổ học đã tìm ra dấu tích của sông hồ thời Lê sơ tại khu vực Hậu Lâu với các hiện vật cầu bến bằng đá, dấu tích các loại cỏ cây mang hơi hướng của sinh vật biển. Phát hiện quan trọng nhất là vào năm 2003, khi tiến hành khai quật khu di chỉ 18 Hoàng Diệu, cả một dòng sông cổ đã phát lộ tại khu A và khu B. Con sông này có niên đại thời Lê sơ. Lòng sông còn chứa nhiều vỏ ốc cùng các thực vật dưới nước. Quan trọng hơn cả, trong lòng sông còn tìm thấy cả một con thuyền cùng mái chèo sơn son thếp vàng có niên đại chính xác vào thế kỷ 15. Sự sang trọng của hiện vật đã đem đến cho các nhà nghiên cứu thông tin rằng, khi xưa đây chính là đồ dùng của vua chúa. Trong mấy chục nghìn mét vuông khai quật tai di chỉ 18 Hoàng Diệu, chỉ duy nhất khu A và khu B có dấu tích sông, các địa điểm còn lại chỉ là dấu tích những hồ có bán kính nhỏ. Hiện chỉ có một tài liệu duy nhất nhắc đến con sông này là “ Hà Nội địa dư “ do Dương Bá Cung soạn năm Tự Đức thứ 4 (1851), theo đó, sông Ngọc Hà có hai nhánh bắt nguồn từ một hồ lớn trong làng Ngọc Hà, là một dòng sông tự nhiên nước rất trong. Ông Tống Trung Tín cho biết thêm, rất có khả năng, con sông cổ, tại di chỉ khảo cổ 18 Hoàng Diệu là một đoạn của dòng Ngọc Hà…

Báo “An ninh Thủ đô” số Xuân Tân Mão
Nguyễn Trãi K22

Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2011

GẶP VIỆT KIỀU HUNGARY

Mới khoảng gần 8 giờ sáng tôi nhận được một cuộc điện thoại gọi đến số lạ hoắc. Mới ‘’alo’’ thì đã nghe hỏi :

‘’ Có phải Việt Thu không ? Có đoán ra ai không? ’’ .

‘’ Chịu chết làm sao mà đoán được cơ chứ . Nghe giọng thì quen đấy’’ .

‘’ Mình đây , Bân đây’’

Mừng quá ! Thì ra Kim Bân 10B . Cái Bân với hai bím tóc dài , da ngăm ngăm, duyên nhất bởi nụ cười và nốt ruồi duyên bên khóe mép .

Tôi với Bân quen nhau do học cùng chung lớp 8B . Cùng một nhóm con em Miền Nam tập kết: Thu , Nữ , Hòa Bình , Bân … . Lớp chúng tôi đã có lúc phải đi sơ tán ở Thường tín , ở nhà dân , ăn bột mì luộc , cala thầu , canh rau muống với sâu .. . Nên có rất nhiều gắn bó và kỉ niệm .

Tới lớp 9 khi có sự phân chia lại lớp . Tôi về 9i còn Bân học ở 9B. Nhưng chúng tôi vẫn chơi với nhau thắm thiết lắm . thường xuyên đến nhà nhau thăm hỏi . Khi vào Đại học Tôi và Hòa Bình đi Tiệp, Nữ học ở Liên xô , Bân học ở Hungary . Thế rồi bẵng đi từ năm 1972 đến nay đã gần 40 năm bặt tin tức.

Tôi vội gọi cho Minh Thuần 10B , Hương Chi 10G hẹn nhau một bữa ăn tối đón tiếp bạn gái cùng trường, . Tới quán ăn đông người lắm, tôi gọi cho Bân xác định vị trí nó đang đứng. Tôi thấy một chị mập thấp , da ngăm ngăm tóc cắt ngắn đứng đó , khi người ấy cười tôi lại thấy đích thị là cô bạn xưa , vẫn nụ cười duyên nhưng không còn nốt ruồi trên mép nữa. Vừa lúc đó Thuần cũng tới , ngắm hai bạn gái cùng lớp ôm hôn nhau thắm thiết lòng tôi thấy xúc động quá.

Qua kể mới biết Bân sau khi tốt nghiệp Đại học ở Hungary , có thời gian dài công tác Trường Đại học Tổng hợp ở TP HCM , sau đó định cư ở Hung . Chúng tôi nói chuyện quên cả ăn , chưa hết, lại còn đi hát karaoke nữa.

Qua tết Bân sẽ còn có dịp gặp các bạn ngoài Hà nội trước khi quay về Hungary.

Khi chia tay mọi người đều hứa sẽ cố giữ liên lạc. Chúc Kim Bân mạnh khỏe , thường xuyên trở về quê nhà để lại có dịp gặp gỡ tri kỷ .


Người Hung gốc Việt Kim Bân qua nụ cười rất duyên


Vẫn nhận ra nhau ngay vì chúng mình cùng lớp 10B mà ( Minh Thuần và Kim Bân )

Bạn gái liên kết các lớp 10B ; 10G ; 10H ( Thuần; Chi ; Bân; Thu )

ThuNV




Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011

KHÁT VỌNG MÙA XUÂN




Nhạc: Wolfgang Amadeus Mozart
Lời thơ: Christian Adolf Overbeck
Bản dịch: Phạm Tuyên
Lời hát: Thu tại VOV-chưa rõ


Nguyễn Trãi 22.6 st

MÙA XUÂN NHO NHỎ

Tác giả: Thanh Hải

Mùa xuân nho nhỏ được viết vào tháng 11.1980, khoảng một tháng trước khi nhà thơ Thanh Hải qua đời. Những vần thơ cuối cùng tràn đầy nhiệt huyết lại là những vần thơ được tác giả viết trên giường bệnh.
Nhà thơ Thanh Hải không còn nữa nhưng bài thơ xuân mà ông để lại thật ý nghĩa. Khát khao làm một “ Mùa xuân nho nhỏ “ góp vào bức tranh xuân của đất nước không chỉ còn là ước muốn chân thành, tha thiết của nhà thơ mà trở thành ước nguyện của tất cả những ai đã một lần đọc bài thơ này.


Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng

Mùa xuân người cầm súng
Lộc dắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao


Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc

Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.

Bài thơ này đã được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc thành nhạc phẩm Một mùa xuân nho nhỏ.
ThuNV st

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011

Thơ xuân

Đối với mỗi chúng ta ,Tết là thời khắc của sự hồi hộp, của những ước muốn vui tươi và hy vọng tràn đầy.
Mình xin gửi tặng các bạn bài thơ “Thơ xuân cho người đứng tuổi”. Chúc các bạn đang yêu ,sắp yêu tìm được tình yêu đích thực của mình trong mùa xuân tươi đẹp này!


Thơ xuân cho người đứng tuổi

Đã lâu rồi không biết nhớ thời gian
Người đứng tuổi lừng khừng như lỗi hẹn
Tình yêu cũ đã qua, tình yêu sau chẳng đến
Cứ lơ ngơ đi giữa bác và anh

Đã lâu rồi không nhớ cả trời xanh
Không xao xuyến vằng trăng, không thì thầm lá biếc
Người đứng tuổi chỉ lao vào công việc
Công việc tẻ nhàm làm chết cả hồn nhiên!

Khát vọng như chìm, thiền cảm lặng thầm lên
Quả đã chín mà đất trời vô cảm
Rễ tha thiết dâng đầy lên nhựa sống
Lá sang thu thảng thốt những sắc vàng

Ngoảnh bên nào cũng ngợp trước thời gian
Người đứng tuổi tự biết mình cô độc
Người đứng tuổi chỉ một mình gan góc
Sóng gió nào cũng trụ , biết cùng ai?

Bỗng một ngày trời lại rợp hoa bay
Mùa xuân đến ngọt ngào không chịu nổi
Người đứng tuổi nghe lòng xưa thức dậy
Trong tình yêu không đứng tuổi bao giờ!


Ngọc Hà (st)

Lộc trời

Xuân sang ta hái lộc trời
Là ta hái
      Những nụ cười
            Mắt nhau
Cho tàn lụi
      những thương đau
Cho vơi đi
      những âu sầu đó,
            em!
Từ trong những hạt mưa mềm
Từ trong tia nắng ấm êm
      dịu dàng;
Đất xanh ,
      biển bạc,
            rừng vàng
Và lòng ta nữa
      Xốn xang
            lộc trời
Lộc trời rụng xuống vườn tôi
Xin đem gieo
      Hết
            Về nơi
                  Cánh đồng

Ngọc hà (st)

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011

Từ một bài thơ ngắn

- 1 -

Phất phơ ngọn trúc trăng tà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mùng khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày An Thái, mặt gương Tây hồ.

Lâu nay, hầu hết mọi người đều đinh ninh rằng đấy là một bài ca dao do dân chúng ở kinh thành Thăng Long - Hà Nội sáng tác và truyền khẩu tự đời nảo đời nao. Bài lục bát ấy đã được đưa vào các công trình sưu tập "văn chương bình dân", gồm nhiều dị bản. Sách giáo khoa trung học lẫn giáo trình đại học cũng chọn bài lục bát ấy làm khúc ca dao tiêu biểu để giảng bình về cảm hứng thiên nhiên của quần chúng nhân dân "có tính chất là những niềm vui, niềm tự hào, những cảm xúc dạt dào trước vẻ đẹp của giang sơn đất nước thân yêu" (Giáo trình Văn học dân gian, tập II, NXB Đại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội, 1973, tr.375) và được thể hiện "như một bài Đường thi tuyệt tác" (Giáo trình Văn học dân gian, tập I, phần 2, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1976, tr. 22). Một bộ văn học sử thuộc loại hàn lâm và quan phương như Lịch sử văn học Việt Nam được biên soạn dưới sự chỉ đạo trực tiếp bởi Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (Tập I, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội,1980, tr. 167) xếp bài lục bát ấy vào chương "Văn học dân gian trong thời kỳ Đại Việt - từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX".
Hoàng Đạo Thúy viết sách Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội (Hội Văn nghệ Hà Nội, 1969) từng giãi bày ấn tượng: "Những buổi sớm tinh sương mùa đông, khách dạn sương đi trên đường Thanh Niên không thấy trời, không nhìn rõ mặt nước, trên đầu cành lá rũ nặng giọt, bên trái lung linh ánh trăng úa hạ huyền; lúc ấy lòng lâng lâng, không ngâm mà cũng như ngâm câu thơ cổ: Phất phơ ngọn trúc trăng tà... Gà xóm bên hồ đã gáy, chuông hồi đã đổ dồn, đồng bào Bưởi đã dậy giã dó từ lâu. Mặt trời mới hé trên đê Yên Phụ mở ra một tấm gương phẳng lặng rắc phấn hồng...". Đoạn văn này được Đỗ Bình Trị trích dẫn trong tài liệu Giảng văn của Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm I Hà Nội (1982) rồi cước chú: "Cụ Hoàng Đạo Thúy gọi đây là câu thơ cổ chắc không phải không có lý do. Bài ca dao này có yếu tố thơ, yếu tố bác học rất rõ".
Quả thật, khối người ngạc nhiên khi biết bài lục bát đang xét vốn là một áng thơ của một nhân vật tên tuổi: Dương Khuê (1839 - 1902). Bài thơ chưa cổ lắm vì được chí sĩ họ Dương chấp bút khoảng cuối đời, tức đầu thế kỷ XX, với nguyên đề: Hà Nội tức cảnh.
- 2 -

Dựa theo Dương gia phả ký của dòng họ, tham khảo thêm Luận đề về Dương Khuê của Nguyễn Duy Diễn (Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn, 1960), tiến sĩ Dương Thiệu Tống đã chép lại nguyên văn bài thơ Hà Nội tức cảnh trong thiên khảo luận Tâm trạng Dương Khuê và Dương Lâm (NXB Văn Học, Hà Nội, 1995) kèm nhận xét về câu lục mở đầu: "Có người đã sửa đổi câu thơ này là Gió đưa cành trúc la đà, nhưng có lẽ là sai vì làm mất đi ý nghĩa ẩn dụ của toàn câu mà chỉ có ý nghĩa tả cảnh mà thôi".
Người sửa đổi câu thơ cũng là một nhân vật nổi tiếng: Phạm Quỳnh (1892 - 1945). Song, cây bút họ Phạm không cố ý "biên tập" thơ tiền nhân. Ông chỉ mượn nửa bài thơ cũ, thêm bớt đôi chỗ, nhằm "tức cảnh" khác:

Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.

Không còn phong cảnh Hà thành, mà rõ ràng là phong cảnh Huế. Bấy giờ là tháng 4-1918, lần đầu Phạm Quỳnh được ghé chốn Thần Kinh và sau đó thực hiện liền bút ký Mười ngày ở Huế để kịp đăng trên tạp chí Nam Phong (NXB Văn Học in lại thành sách, Hà Nội, 2001). Dưới cặp lục bát "tân trang" kia, Phạm Quỳnh viết thêm: "Cả cái hồn thơ của xứ Huế như chan chứa trong hai câu ca ấy. Chùa Thiên Mụ là một chốn danh lam, có cái tháp bảy tầng, làng Thọ Xương thì ở bờ bên kia. Đêm khuya nghe tiếng chuông chùa với tiếng gà gáy xa đưa văng vẳng ở giữa khoảng giời nước long lanh mà cảm đặt thành câu ca".
Tương tự trường hợp Hà Nội tức cảnh của Dương Khuê, đôi câu lục bát của Phạm Quỳnh chẳng mấy chốc đã hòa vào "kho tàng văn học dân gian quý giá". Mức độ phổ biến trở nên sâu rộng, một phần nhờ thiên hạ đua nhau... tranh luận quanh một địa danh. Tập I Ca dao xứ Huế bình giải do Ưng Luận soạn thảo (Sở Văn hóa - Thông tin Thừa Thiên - Huế, 1991) phản ánh: "Không ngờ hai câu này đã gây nên nhiều cuộc bàn cãi sôi nổi, vì chùa Thiên Mụ ở Huế mà huyện Thọ Xương ở Hà Nội".
Ở Hà Nội, huyện Thọ Xương thuở xưa kéo dài từ khu vực Nhà Thờ Lớn ra tới Đồn Thủy, tương đương hai quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng hiện nay. Còn ở Huế chẳng có làng nào tên Thọ Xương đối ngạn chùa Thiên Mụ qua sông Hương như Phạm Quỳnh nhầm tưởng. Thế nhưng, địa bàn đó có ngọn đồi từng mang tên Thọ Xương. Đó là đồi Long Thọ ở làng Nguyệt Biều, nay thuộc phường Thuỷ Biều, thành phố Huế.
Đồi gò kia, theo Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, hồi trước được gọi "Thọ Khương Thượng Khố", đầu niên hiệu Gia Long (Nhâm Tuất 1802) đổi thành "Thọ Xương", đến năm Minh Mạng thứ V (Giáp Thân 1824) lại cải tên là "Long Thọ Cương" tức đồi Long Thọ. Bởi vậy, canh gà Thọ Xương hay Thọ Khương đều phù hợp. Giống như tiếng chuông Thiên Mụ hay Linh Mụ chẳng khác gì nhau. Chỉ xin thêm rằng nếu dùng "Thọ Khương" thì không những trỏ đồi Long Thọ mà còn trỏ một vạn đò cùng xóm chài ngụ cư tại làng Lương Quán, kế cận làng Nguyệt Biều.

- 3 -

Phải chăng bài ca xứ Huế ấy "trụi lụi" hai dòng như nhiều sách báo bấy lâu vẫn thường in?
Không. Trên tiến trình folklore hóa, cặp lục bát mà Phạm Quỳnh cải biên từ thơ Dương Khuê lại được dân chúng cố đô tiếp tục phát triển đầy sáng tạo.
Năm 1987, sau thời gian dài tổ chức sưu tầm điền dã, khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Huế đã tuyển chọn và ấn hành cuốn Văn học dân gian Bình Trị Thiên. Bài ca đang xét được ghi nhận đầy đủ như sau:

Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Cương.
Thuyền về xuôi mái dòng Hương,
Biết đâu tâm sự đôi đường đắng cay?

Thật tuyệt! Nghe "rất Huế". Nhưng dân gian vùng Huế mấy khi nói hoặc hát hò Biết đâu... Ghi cho đúng phương ngữ, phải Biết mô... mới y sì Huế rặt. Câu thứ tư lắm khi còn nghe:
Mần răng tâm sự đôi đường đắng cay?
Nguyên bài thơ Hà Nội tức cảnh của Dương Khuê có thể chất chứa nghĩa ẩn dụ nào đấy như Dương Thiệu Tống (sđd) phân tích. Song, trong thực tế, bài thơ đã được quần chúng "vô tư" đón nhận hệt một tác phẩm văn nghệ dân gian. Ấy là bài ca dao vận dụng thuần túy thể "phú", bút pháp hoàn toàn tả cảnh theo phong cách hội họa thủy mặc tinh tế. Dĩ nhiên, đằng sau cảnh luôn thấp thoáng tình. Còn bài ca dao Phú Xuân - Thuận Hóa kết hợp "phú" với "hứng", tả cảnh đồng thời bày tỏ tình rõ nét, thực chất mượn cảnh vật cốt gửi gắm nỗi niềm riêng chung.
Mỗi bài ca dao tự thân đã là một tác phẩm hoàn chỉnh, lấp lánh vẻ đẹp riêng, dù khởi phát cùng bản gốc. Mỗi bài một vẻ, mười phân vẹn mười, khó bề lẫn lộn.
Đô ĐH st

Hôm nay, Hà Nội rét kỉ lục

“Từ hôm nay (11/1/2011), Hà Nội sẽ trải qua những ngày lạnh giá nhất khi nhiệt độ ngày đêm ít chênh lệch” – ông Lê Thanh Hải, PGĐ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn TƯ trả lời trên Dân Trí. ( VN.n )

“Hôm nay, Hà Nội rét kỉ lục”
Cụ Rùa nghìn tuổi có lạnh không?
Chị nông dân để con nhỏ ở nhà cho Mẹ
Thồ rau lên phố lúc canh ba
Rét có vơi đi sau lần áo mỏng?
Bởi nhọc nhằn trên quãng đường xa!...
“Hôm nay Hà Nội rét kỷ lục”
Có nghĩa rằng: Hà Nội chưa rét thế bao giờ!
Ai núc ních trong điều hoà sưởi ấm
Có nghe giá buốt mỗi bước đi?
Ai ngụp lặn giữa rừng hoa sắc đỏ?
Nồng men say giữa những tiệc tùng!
Ai bặm môi xắn quần xuống ruộng
Ai bồng bềnh giữa sóng nước Đại dương?
..............
Cố mỉm cười hướng về Hà Nội
Ước một điều: Rét sẽ sớm qua đi?...

11-1-2011
Dưa Lê st

Thứ Hai, 17 tháng 1, 2011

Vũ khí tán gái thời bao cấp

Nguyễn Quang Lập




Thời trang cũng là đồ khoe của, vũ khí tán gái thời bao cấp, tính từ dưới chân lên đến đầu phải bắt đầu từ đôi dép. Dép đúc Trung Quốc được coi là một loại dép sang. Thời mà người ta đi chân đất, guốc mộc và dép cao su xỏ bốn quai thì ai đi dép đúc ( đúc quai liền đế) đều được coi là dân quí phái.






Thoạt kì thuỷ nó được cấp phát cho bộ đội vượt Trường Sơn hành quân vô Nam. Đi dép này không sợ bị sút quai dọc đường, về sau trở thành mode sang trọng của thanh niên tỉnh lẻ miền Bắc trong chiến tranh.






Sau chiến tranh thì dép Tông Lào mới thực sự là mode sang trọng, dép có đế càng dày càng sang.




Đồng hồ Pôljot Liên Xô là một loại vũ khí đắc địa để tấn công các cô gái xinh đẹp. Trước 1975 đồng hồ poljot Liên Xô tuồng như là khát vọng cháy bỏng của các chàng trai. Có nó thì không cần phải nhiều lời, chỉ cần đưa tay lên xem đồng hồ là tim nàng đã rung rinh.


Anh nào giàu có mua tặng nàng chiếc đồng hồ poljot nữ thì cuống tim nàng đứt ngay lập tức, nàng đổ cái rầm, xong om!



Sau 1975 bọn Tư bản khốn kiếp đem đồng hồ Seiko tấn công ra miền Bắc XHCN tươi đẹp của chúng ta, lập tức đồng hồ poljot mất giá. Đồng hồ Seiko chạy tự động, không phải lên giây, lại hiện ra thứ, ngày, tháng… thật quá sang trọng. Một yêu anh có sen kô/ hai yêu xe đạp Pơ giô đón nàng.



Bút cũng là một vũ khí tán gái. Trong ảnh bút nắp trắng là bút Hồng Hà, năp vàng là bút Kim Tinh. Các loại khác là bút Trường Sơn. Bút Kim Tinh trước 1975 là là một vật trang sức đắt giá, chỉ có dân giàu có mới có loại bút này. Chỉ cần giắt cái bút Kim Tinh vào túi áo trên, chưa cất lời mắt nàng đã long lanh… dễ sợ!





Mũ cối Trung Quốc đương nhiên là một vũ khí, bởi vì nó rất đắt. Những năm 80 nó có giá 80 đồng, bằng một chỉ vàng. Khi cao điểm lên tới 150 đồng, gần bằng 2 chỉ. Thời này đi dép tông Lào, mặc quần bò Thái, áo bay Liên Xô, đeo đồng hồ Seiko, đội mũ cối thì có thể tán đổ cả hoa hậu.





Xe đạp là cả một gia tài. Ai có xe đạp thì đương nhiên kẻ đó không thể gọi là nghèo. Một chiếc xe đạp mất cả làng, cả khu phố đều biết. Xe sang nhất là xe Peugeot-“Đẹp trai đi bộ không bằng mặt rỗ đi Lơ”, xe Lơ là xe Peugeot. Xe Favorite sang trọng thứ nhì, sau Peugeot: ” Làm trai cho đáng nên trai/ có Pha vơ rít, có đài dắt lưng”







Trước 1980, sang trọng và quí phái số 1 là xe Babeta, nó còn quí hiếm gấp nhiều lần xe mercedez bây giờ. Ngay cả bộ trưởng cũng khó lòng mua được chiếc xe này. Đó là xe của bậc đại gia số 1 của Hà Nội và các thành phố lớn.




Sau 1980 là thời đại của honda, đầu tiên là honda cup 50. Khi đó lập tức truyền tụng câu: ” Một trăm lời nói không bằng ống khói hon đa”




Sau đó là cup 70, một “vũ khí giết gái hàng loạt”. Đến nỗi nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo phải kêu lên:“Bây giờ yêu nghĩa là vèo xe cúp/ Xe đạp anh xịt lốp cả tư mùa.”




Xe cup 82 đời chót, kim vàng gọt lệ là thứ vũ khí nguy hiểm cuối cùng của thời bao cấp, không có vũ khí nào nguy hiểm như vũ khí này. Mặc dù nhà thơ Bùi Chí Vinh ra sức ca ngợi tình yêu thời xe đạp, nhưng hầu như chẳng có tác dụng gì, hi hi.
“Anh chở tình anh trên xe đạp/ Mặc ai kia ngó, mặc ai dòm/ Dễ gì mang một cô công chúa/ Đặt vào xe rồi khẽ cúi hôn/ Anh chở em đi bằng xe đạp/ Mồ hôi ra đẫm hết vai gầy/ Thương ghê ngọn gió sau lưng ấy/ Thổi mát đời anh trong cánh tay./ Cảm ơn em dám ngồi xe đạp/ Để cho anh quên mất mình nghèo/ Cảm ơn em đã không đánh phấn/ Nhìn anh bằng con mắt trong veo.” ( Bùi Chí Vinh)



ThuNV st


Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2011

Một chiều mùa Đông

Một chiều Đông rét mướt( ngày 13/1/2011), nhóm bạn lớp tôi đi thăm mộ bạn Tân. Đứng bên mộ, chúng tôi bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm về bạn ấy. Tân là một hoa khôi của lớp 10G ngày xưa, khiến bao bạn trai xốn xang…Giờ đây, bạn Dung còn chứng minh bằng đọc vanh vách danh sách dài các bạn nam “thầm yêu ,trộm nhớ’’ Tân : ĐNC, TTK, NTH…Còn bạn Cao kể lại cho chúng tôi nghe những ngày cuối cùng của Tân ở bệnh viện, bạn Cao và Dung còn kịp gặp Tân trước lúc ra đi… Đặng Thanh Tân, mất ngày 24/9/2004 vì bệnh hiểm nghèo, lúc bạn mới 50 tuổi, để lại hai con nhỏ dại ( bé gái khi đó mới học lớp 2 ).
Lòng nghẹn ngào khi đốt vàng mã cho bạn, trong làn khói hương mờ ảo, dường như chúng tôi còn thấy hiện lên khuôi mặt xinh đẹp và đôi mắt thật dịu hiền của Tân. Cũng may, chúng tôi còn kịp TẠ LỖI với bạn, nghe nói gia đình sắp chuyển mộ đi xa hơn. Còn bạn Thanh Bình, chúng tôi đã không kịp đến thắp hương trước khi gia đình chuyển mộ đi nơi xa.
Đứng bên mộ bạn trong cái lạnh buốt thấu xương của chiều Đông, tôi mới cảm nhận hết được sự cách biệt của hai thế giới âm –dương. Có người bảo, mỗi năm, vào chiều Đông nên đến nghĩa trang một lần, đứng trước cái im lìm lạnh lẽo mới nhận thấy hết sự ấm áp, quý giá của cuộc sống, để trân trọng hơn những ngày ta đang sống. Quả đúng như vậy!




Di ảnh của bạn Tân

Ngôi mộ bạn Tân


Bên mộ bạn(1)


Bên mộ bạn(2)

Bên mộ bạn(ToànĐN,CaoĐN,HạnhNP,NgaĐT)

Bên mộ bạn(ToànĐN,DungHK,HạnhNP,NgaĐT)


Chia tay người bạn thân yêu



Ngọc hà

Thứ Năm, 13 tháng 1, 2011

MÙA XUÂN - MÙA HY VỌNG

Khi mùa xuân đến, khắp nơi cây cối đâm chồi nẩy lộc, chim hót líu lo, hoa nở muôn sắc mầu rực rỡ làm ấm áp lòng người với bao nhiêu niềm hy vọng…
Mình chẳng biết nói gì nhiều, nên gửi gắm tâm tư vào bài hát "Em ơi mùa Xuân đến rồi đó" để cùng chia sẻ với các bạn.




Thứ Tư, 12 tháng 1, 2011

MÓN QUÀ NHO NHỎ


Sau khi đoán trúng hình , Bảo Xoăn đã khen ngợi và gửi cho mình tấm ảnh tuyệt chiêu . Mời mọi người thưởng thức nhé .

Mình cũng hơi đoán ra các con Ma cái . Hình như họ là liên doanh nhiều lớp của K22 và có quan hệ mật thiết với các con MA đực kia.


VinhTL

Thứ Ba, 11 tháng 1, 2011

9.000 giáo sư và phó giáo sư nhà ta

Tạ Phong Tần

” … Các vị GS, PGS đã làm gì để cứu lấy nền nông nghiệp Việt Nam, cứu lấy nông dân và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng?”
Tuổi Trẻ (15/11/2010) giật tít ngay trang nhất: "Việt Nam đã có 9.000 giáo sư, phó giáo sư", nội dung bản tin như sau: “Sáng 14-11 tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội), Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đã tổ chức lễ công bố quyết định và trao chứng nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư cho 578 người.
Trong số trên 900 hồ sơ đăng ký xét tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) năm 2010, có71 người được công nhận GS và 507 người được công nhận PGS.
So với năm trước, số GS, PGS thuộc các đơn vị ngoài trường, viện nghiên cứu tăng hơn; có 19,9% GS, PGS là nữ, có hai GS và bốn PGS là người dân tộc thiểu số. PGS trẻ nhất là DiệpCông Thành, 32 tuổi, ngành cơ học Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, GS trẻ nhất là PhạmQuang Trung, 46 tuổi, ngành kinh tế Trường ĐH Kinh tế quốc dân.
Như vậy với 578 GS, PGS lần này, cả nước hiện có 9.000 GS và PGS kể từ năm 1945 đến nay”.

Ai cũng biết xã hội tiến bộ và phát triển nhờ vào tầng lớp trí thức, khoa học. Nước ta là nước nghèo, lạc hậu, nay có số lượng GS, PGS nhiều đến như thế thì quả là một tin vui. Nhưng đàng sau con số 9.000 lại thấy có gì đó không bình thường.
Xứ tui có một di tích văn hóa- lịch sử độc đáo mà cả nước không có, đó là chiếc đồng hồ đá của Bác vật Lưu Văn Lang (còn gọi là Bác vật Lang, Bác vật tương đương với chức danh kỹ sư bây giờ, chưa đến mức Giáo sư, Phó Giáo sư). Ông Bác vật Lang là người Việt Nam du học sang Pháp rồi trở về Việt Nam làm việc, tuy không sanh ra ở Bạc Liêu nhưng thân sinh ông và ông có thời gian lập nghiệp sinh sống ở nơi này. Người dân Bạc Liêu tự hàovề ông Bác vật Lang và chiếc đồng hồ đá lắm. Nó là bằng chứng hùng hồn chứng minhvới người xứ khác rằng dân Bạc Liêu không chỉ biết đi rừng, đi biển, “mần guộng”, uống rượu “đế mắt mèo” không say, ca vọng cổ thiệt là mùi… mà còn biết phát minh khoa họcđể đời.
Nghe nói, khi ông Bác vật Lang về Bạc Liêu, thời đó đồng hồ hiếm lắm, nhà giàu mới sắmđược đồng hồ quả quít đeo tòn teng bằng sợi dây chuyền vàng để… khoe của hơn là coi giờ. Vì vậy, mà có nhiều sự “trớt he” giữa người dân và “người nhà nước”. Để giúp cho hai bên khỏi hiểu lầm nhau, ông bèn xây tặng một cái đồng hồ đá ngay trong sân Tòa hành chánh của nhà nước bảo hộ Pháp (nay thuộc khuôn viên sân trường Đại học Bạc Liêu) để cho viên chức nhà nước và dân chúng cùng xài chung. Trừ những ngày mưa, trời có nắngđồng hồ chạy cực kỳ chính xác và vẫn chính xác cho đến ngày nay. Thật đáng khâm phục tài năng và tinh thần đem khoa học phục vụ cộng đồng của ông Bác vật Lang.
Từ năm 1990, tức là từ khi tôi biết đọc và nghiền ngẫm kỹ từng tờ báo trong nước cho đếnnay, nếu tôi nhớ không lầm thì “báo ta” thường đăng bài về các phát minh đủ loại máy móc phục vụ nông nghiệp của mấy nhà “pha học tay ngang” nông dân, được nông dân nhiệt liệt hoan hô và đặt mua máy ào ào, sản xuất không kịp bán; nhưng hiếm khi thấy có vị GS, PGS công bố công trình khoa học gây sự chú ý và đem lại lợi ích thiết thực cho người dân. Nếu có thì đọc qua rồi một thời gian tui cũng quên béng không biết họ phát minh ra cái gì bởi lẽ nó xa vời, mông lung quá.
Nói túm lại là nhà khoa học hay GS, PGS gì đó chỉ được người ta nhớ tên tuổi, tôn trọng, quý mến khi GS, PGS ấy có công trình khoa học phục vụ được lợi ích thiết thực cho ngườidân.
Cũng theo Tuổi Trẻ cùng ngày, nước ta là nước chuyên sản xuất muối, muối trong nước dư thừa nhưng vẫn nhập, ông Phạm Ngọc Thảnh (chuyên viên cao cấp Cục Hóa chất, Bộ Công thương) cho biết nhu cầu muối năm 2010 là 454.000 tấn (sản xuất hóa chất 240.000 tấn và sản xuất, chế biến thực phẩm, hải sản 214.000 tấn) thì mua trong nước chỉ có 156.000 tấn, nhập khẩu đến 298.000 tấn. Các doanh nghiệp nhập khẩu muối lý giải rằngmuối Việt Nam không đạt độ sạch và chất lượng, “không thể sử dụng được trong côngnghiệp nói chung và sản xuất thực phẩm nói riêng”. Hơn 400 tấn muối Sa Huỳnh tồn đọngkhông bán được đã mất trắng trong đợt lũ vừa rồi. Các vị GS, PGS đã làm gì để nâng cao chất lượng hạt muối Việt Nam và cứu lấy diêm dân?
Ông Nguyễn Bá Định (Phó chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khuvực I), cho biết các mặt hàng rất là bình thường như: văn phòng phẩm, bút, bì thư, miếng chùi xoong nồi, miếng rửa chén… vẫn được nhập khẩu về thường xuyên. Hàng nông sản nhập về Việt Nam tăng đột biến. “Tổng cộng trong mười tháng đầu năm nay, lượng càrốt nhập khẩu lên đến 21.300 tấn”. Hành lá nhập khẩu cũng tăng vọt từ 947 tấn trong nămtháng đầu năm nay lên đến 8.350 tấn, các loại nấm từ 887 tấn “nhảy” tới gần 7.740 tấn…Lượng táo, nhãn, me… nhập khẩu cũng tăng vùn vụt. Hầu hết mặt hàng này có nguồn gốc từ Trung Quốc, Malaysia. Ở mặt hàng trái cây, ổi, mận Trung Quốc, cùng với chuối, thơm Philippines trước đây mới chỉ xuất hiện ở siêu thị và một số sạp bán lẻ, nay đã trở nên phổ biến tại các sạp trái cây”. “Tại các chợ đầu mối, bắp cải, xá lách, cải thảo xuất xứ TrungQuốc ngày càng nhiều, được đóng trong các thùng xốp lớn, bảo quản lạnh với giá bán tương đương hàng VN”.
Sau tăm tre, cà rốt, khoai tây… nhiều mặt hàng nông sản quen thuộc khác mà trong nướcsản xuất được như: bắp cải, cải thảo, xà lách, hành lá… vẫn đang được nhập khẩu với số lượng tăng gấp nhiều lần so với hồi đầu năm nay. Trong đó, phần lớn mặt hàng trên đều cóxuất xứ từ Trung Quốc. Riêng trong 10 tháng đầu năm 2010 đã nhập 1.118 tấn… tăm tre.
“Theo quy định hiện nay, nếu có C/O chứng minh xuất xứ, hàng nông sản nhập khẩu từTrung Quốc sẽ được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu 0%”. “Riêng đối với hàng nông sản nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia… thuế suất nhập khẩu là 5%”.
Người tiêu dùng lẫn nông dân không hiểu tại sao hàng nông sản Trung Quốc thì không bịđánh thuế mà nông sản của quốc gia Đông Nam Á khác lại bị đánh thuế 5%. Nhờ ưu đãi về thuế nên giá bán nông sản Trung Quốc bao giờ cũng rẻ hơn, thậm chí có loại còn rẻ hơn nông sản trong nước, nên nông sản Trung Quốc tha hồ ồ ạt tràn vào Việt Nam. Hàng nhập vào không cần giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, người tiêu dùng không có cách gì nhận biết những thứ nông sản ăn vào hằng ngày có hay không dư lượng chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích… đang ngày ngày đầu độc giống nòi dân Việt, làm tê liệt nền nông nghiệp trong nước, đẩy nông dân Việt vào cảnh bần hàn. Các vị GS, PGS đã làm gì để cứu lấy nền nông nghiệp Việt Nam, cứu lấy nông dân và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng?
Việt Nam vẫn còn phải đào tài nguyên thô đem bán. Trước kia là than đá, là dầu thô. Ngư trường Việt Nam rộng lớn, hải sản biển tuy nhiều nhưng Việt Nam chưa có được một chiếc tàu đánh cá nào có luôn nhà máy chế biến đóng hộp sản phẩm trên tàu để tăng giá trị hải sản Việt. Bây giờ Việt Nam chuẩn bị đào bán bauxite, đất hiếm. Các vị GS, PGS đã làm gì để tăng giá trị “biển bạc”, Việt Nam không phải bán tài nguyên thô mà là bán những sản phẩm công nghiệp hoàn chính?
Giá như 9.000 GS và PGS kia mỗi vị chỉ cần có 1 công trình khoa học nho nhỏ như ông Bác vật Lang thôi thì người dân Việt hạnh phúc và biết ơn các vị ấy biết chừng nào. Chức danhGS và PGS không phải là thứ trang sức để dành khi đăng đàn diễn thuyết, lên báo, lên đài đọc lên nghe “nổ đùng đoàng” để cho sướng lỗ tai!
Đô ĐH st