Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

TIN VUI 03

Ngày 28 tháng 12 vừa qua, bạn Thanh Hương (10H) tổ chức lễ thành hôn cho con gái của mình. Mừng cho con cháu chúng ta trưởng thành. Xin giới thiệu một số hình ảnh ngày hôm đó.


1-Niềm hạnh phúc cô dâu chú rể


2-Mừng hạnh phúc các cháu, mừng sức khỏe và tình thân chúng mình (1)

3-Mừng hạnh phúc các cháu, mừng sức khỏe và tình thân chúng mình (2)

4-Xong rồi! Mừng quá!

Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010

Tình Bạn lớp 10G


Bất chợt thấy mình trẻ lại
Quây quần giữa những bạn bè
Lấp lánh mắt cười loáng ướt…
Vỡ òa ký ức ngây thơ
Tóc xanh giờ chen tóc bạc
Vẫn nguyên giọng nói tiếng cười
Trở lại ba mươi năm trước
Bồi hồi tiếng gọi bạn ơi!


Ngọc Hà

CHÚC MỪNG NĂM MỚI


GAN NHIỄM MỠ




Bác sĩ Nguyễn Ý Đức



Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể với trọng lượng khoảng 1.4 kg.
Nằm ở phía trên bên phải của bụng, ngay dưới xương lồng ngực, gan có hai thùy. Thùy phải lớn và gồm có ba mảnh ghép với nhau. Thùy trái nhỏ hơn, nằm lên phần dạ dày tiếp cận với thực quản.
Về cấu tạo, gan có khoảng từ 50,000 tới 100,000 tiểu thùy nhỏ với một tĩnh mạch ở giữa. Từ tĩnh mạch tỏa ra cả trăm tế bào gan đan xen với hệ thống ống dẫn mật và mạch máu nhỏ xíu. Gan có mầu đỏ tươi tương tự như gan súc vật bày bán ở cửa hàng thịt.
Với khoảng 300 tỷ tế bào, gan có khả năng tự tái tạo và duy trì được chức năng dù chẳng may vì một lý do nào đó đã mất đi 90% khối lượng. Nhưng nếu cả trăm phần trăm tế bào gan bị hư hao vì bệnh tật thì con người chỉ sống nếu được ghép một miếng gan.
Gan tiếp nhận máu qua tĩnh mạch cửa và động mạch gan. Mỗi phút các mạch máu này chuyển qua gan khoảng 1,5 lít máu. Máu trong động mạch gan chứa nhiều oxy còn máu ở tĩnh mạch cửa chuyển tải các chất phế thải của sự tiêu hóa.
Gan được ví như một nhà máy chế biến hóa học cực kỳ tinh vi với cả trăm nhiệm vụ quan trọng khác nhau.
1.Gan là kho tiếp nhận đường glucose hấp thụ từ ruột non rồi tích trữ dưới dạng glycogen. Sau mỗi bữa ăn, khi đường huyết lên cao thì insulin từ tụy tạng sẽ thúc đẩy gan biến hóa glucose thành glycogen. Vài giờ sau đó, khi đường huyết xuống thấp, gan lại chuyển glycogen ra glucose, đưa vào máu và cung cấp cho các bộ phận có nhu cầu.
2.Ngoài vai trò kể trên, gan còn biến hóa đường và chất béo thành chất đạm và cũng làm chất đạm và chất béo biến thành glucose.
3.Gan chế tạo khoảng 0.5-0.9 lít mật mỗi ngày. Mật là chất lỏng mầu vàng-xanh, vị đắng với thành phần cấu tạo quan trọng nhất là muối mật, cần thiết cho sự tiêu hóa chất béo trong thức ăn.
4- Gan loại bỏ các chất độc hại như rượu, một vài loại dược phẩm như acetaminophen.
5.Gan tổng hợp ure, một phế chất trong sự chuyển hóa chất đạm và loại ra ngoài qua thận.
6.Gan hủy hoại các hồng huyết cầu hư hao, già nua cũng như tiêu diệt các vi khuẩn lẫn trong thực phẩm ở ruột.
7.Gan tích trữ các sinh tố A, B, D,E và K
8- Gao tạo ra các chất đạm trong máu như albumin, globulin và yếu tố đông máu.


Gan Nhiễm Mỡ
Mới nghe gan nhiễm mỡ, nhiều bà con cũng giựt mình e ngại. E ngại vì gan có mỡ thì làm sao mà sống được.
Thực tế ra thì trong gan cũng như các bộ phận khác của cơ thể, chỗ nào cũng có mỡ. Mỡ là thành phần cấu tạo của các tế bào. Chỉ khi nào mỡ trong gan quá 5% trọng lượng gan và lấn át, chiếm chỗ của các tế bào gan lành mạnh. thì mới có vấn đề. Khi đó thì gan sẽ có mầu vàng béo, lớn hơn và nặng hơn bình thường.
Cắt một lát mỏng ở gan không bệnh rồi quan sát qua kính hiển vi, ta thấy máu tràn ngập khoảng trống giữa các tế bào gan. Thành tế bào gan sẽ lấy đi các chất độc hại, vi khuẩn, chất béo khiến cho máu trở nên sạch sẽ. Do đó gan giữ vai trò của một cái lọc. Nếu bây giờ trong tế bào gan và khoảng trống lại đầy những chất béo thì việc lọc và các chức năng khác của gan sẽ suy giảm đưa tới hậu quả xấu cho cơ thể. Các chất béo này đa số thuộc nhóm triglycerit.
Có nhiều loại gan nhiễm mỡ:
1- Nhiễm mỡ không do rượu
Bệnh rất phổ biến tại các quốc gia phát triển và chiếm 24% các bệnh về gan tại Hoa Kỳ. Bệnh có thể chỉ là tăng chất mỡ trong gan, không gây ra triệu chứng gì hoặc vừa tăng mỡ vừa bị viêm tế bào gan rồi đưa tới xơ gan.
Nguyên nhân chưa được biết rõ nhưng sau đây là một số rủi ro gây bệnh:
- Hội chứng chuyển hóa với chẩn đoán tiểu đường loại 2, mập phì, cao cholesterol/ triglycerid trong máu. Bệnh thường thấy ở phụ nữ từ 40-60 tuổi nhưng cũng có thể xảy ra ở mọi giới mọi tuổi.
Ngoài ra, gan nhiễm mỡ cũng xảy ra vì các rủi ro khác như:
- Suy dinh dưỡng, thiếu chất đạm
.- Một số dược phẩm như amiodarone, tamoxifen, methotrexate, valproic acid, tetracycline, thuốc chống virus zidovudine
- Phẫu thuật dạ dày để giảm cân
- Độc chất, thuốc diệt sâu bọ.
- Bệnh Wilson trong đó khoáng chất đồng tích tụ trong gan.
Bệnh âm thầm diễn tiến, đôi khi không có dấu hiệu rõ rệt. Một số than phiền đau ngầm ngầm nơi bụng trên, mệt mỏi, kém ăn. Khám bệnh, bác sĩ thấy gan hơi to.
Xét nghiệm máu thấy men gan lên cao và sinh thiết gan cho hay trong tế bào gan có những túi chất béo nhỏ li ti.
Điều trị căn bản nhắm vào việc loại bỏ các rủi ro gây bệnh cũng như duy trì mức độ đường huyết và cholesterol bình thường, giảm cân, không dùng các chất độc hại
2.Gan nhiễm mỡ do rượu
Mỗi ngày tiêu thụ trên 60 g rượu trong thời gian 10 năm là đủ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Phụ nữ dễ bị bệnh này hơn nam giới dù chỉ dùng 1/3 số lượng rượu kể trên. Lý do là quý bà ít có loại men gan bảo vệ với sự hấp thụ chất rượu ở dạ dày. Bệnh cũng thường xảy ra cho người trong cùng huyết tộc, nhiễm viêm gam C, tiêu thụ nhiều chất béo không bão hòa động vật hoặc có quá nhiều chất sắt tích tụ ở gan.
Sau khi tiêu thụ, rượu được dạ dày và ruột non hấp thụ rồi hầu hết được oxy hóa, tạo ra các chất có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vì lẽ đó, các acid béo từ thức ăn không được dùng đến khiến cho triglycerid tích tụ trong gan và tăng chất béo trong máu.
Dấu hiệu bệnh không có gì đặc biệt: đau âm ỉ phía gan, mệt mỏi, tâm trí rối loạn, kém ăn, vàng da, gan to. Trường hợp trầm trọng sẽ có viêm tế bào gan, xơ hóa và xơ cứng gan.
Bệnh có thể chẩn đoán với gan lớn qua siêu âm, xét nghiệm tế bào gan thấy nhiễm mỡ trong tế bào gan.
Không có thuốc đặc trị cho bệnh gan nhiễm mỡ vì tiêu thụ quá nhiều rượu. Chỉ cần ngưng rượu khoảng dăm tuần lễ là tình trạng nhiễm mỡ được cải thiện liền. Sau đó, dinh dưỡng đầy đủ đúng cách, dùng thêm một số vitamin như các sinh tố nhóm B, khoáng chất vì người nghiện rượu thường thiếu các chất này.


Đô ĐH st




Thứ Ba, 28 tháng 12, 2010

TIN VUI 02

Ngày hôm rồi (26-12-2010), bạn Minh Thuần tổ chức cưới cho con trai. Chúng ta cùng chia vui với bạn Thuần và mừng hạnh phúc các cháu

CHúc mừng hạnh phúc nhé!
HòaHV,QuýNV,ThànhPL,..,
DũngPA,TâmNM,Hòa"Tôm"
HàVT, BảoĐT,Dũng ĐV,...
Để tôi gọi nó đến!
Niềm hạnh phúc!

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

BLOG NGUYENTRAIK22.BLOGSPOT.COM QUA CÁC CON SỐ


Bloggers đã nhận được một số thông tin từ http://www.google.com.vn/ cho bởi biểu đồ trên. Biểu đồ thống kê số lượng truy cập blog từ 28-11-2010 đến 27-12-2010. Qua đây có thể thấy:
- Ngày 13-12-2010 có số lượng truy nhập cao nhất trong tháng(hơn 100 lượt)
- Số lượng truy nhập mạng trung bình mỗi tháng trên 1300 lượt (7801 lượt / 6 tháng(=tháng 7 đến tháng 12-2010)
- Xét trên bản đồ thế giới, mầu xanh thể hiện số lượng độc giả truy cập trong thời gian báo cáo. Mầu xanh càng đậm ở quốc gia nào thì số độc giả truy cập ở quốc gia đó vào blog của ta càng lớn. Ta thấy:
• Việt nam có nhiều độc giả quan tâm nhất (xanh đậm nhất)
• Ở châu Âu và Canada có ít độc giả hơn ở Mỹ. Dễ dàng đoán ra một số độc giả (Canada:Bạn Thủy-Đỗ Quyên(10H);Châu Âu: Bạn Dung(10A),bạn Thái Hòa(10G)
• Các độc giả ở Mỹ, Nga, Anh thì chịu, không biết ai(!)
• Còn các thông tin gì, đề nghị các bạn cho biết thêm

Nhân dịp năm mới dương lịch, bloggers xin gửi lời chúc sức khỏe đến mọi người và toàn gia mạnh khỏe, hạnh phúc.


Bloggers

Thơ Đỗ Quyên

Thơ Mối Tình Đầu

Em đã khóc
khi biết anh đang được em yêu như mối tình đầu, em nói
sẽ chăm sóc anh nhiều hơn nữa

Như thường lệ
các bàn tay của anh bèn hỏi nên bắt đầu bài thơ từ đâu

Bởi đấy là câu hỏi vô duyên trước điều vi diệu
nên đã không có được ngay lời đáp

Cuối cùng
trái tim lên tiếng:
bài thơ này – duy nhất – không cần đến bàn tay

Và hai bàn tay đi ra khỏi thơ
Chúng đang lau nước mắt em đấy


Cái ngã nên thơ

Núm đồng tiền đó
không phải của máu thịt mẹ cha
mà từ trời đất

Thơ anh nay mới biết

Thơ là những vết nứt trên trang giấy
đúng thời khắc địa điểm
không thể làm lại
khác

Thơ anh không hiệu đính
mà loan báo:
Cái ngã của em khi còn bé tí xíu
đã nên thơ



(Trích Trường ca Thơ)
Vancouver, tháng 2-8/2010
Đ.Q.

Nguồn: Tạp chí Nhà Văn, số tháng 11-2010

Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2010

JAMILIA


Thế là giờ đây tôi lại đứng trước bức tranh nhỏ ấy, bức tranh lồng trong tấm khung giản dị…

Ở lớp sâu trong cùng của bức tranh là một mảng trời thu nhạt nhòa. Gió lùa những đám mây đen nhỏ bé đốm trắng ruổi nhanh trên dãy núi xa xa. Ở cận cảnh của bức tranh là thảo nguyên ngải cứu mầu nâu đỏ. Một dải những đường đen đen chưa kịp khô sau mấy trận mưa vừa qua. Mấy bụi cây khô gãy rụi chen chúc bên vệ đường. Dọc theo vệt bánh xe nham nhở có vết chân hai người đi bộ in dấu liền liền. Càng ra xa, vết chân càng mờ dần trên đường, còn hai người dường như chỉ bước thêm một bước nữa là ra khỏi tấm khung của bức tranh. Một trong hai người... Nhưng thôi, tôi nói trước như vậy hơi sớm quá.



Jamilia
Chingiz Aitmatov
Trần Xuân Hòa st

Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2010

TẠI SAO BẠN LẠI CÓ BIỆT DANH ?

Ngoài tên khai sinh , một số người còn có một đến nhiều tên thường gọi , tên đi kèm hay biệt danh. Cái tên này có thể do hoàn cảnh , do cá tính , theo diện mạo và có khi chẳng vì lý do gì cả mà được đặt . Ở lớp 10H rất nhiều bạn có những cái tên ngồ ngộ mà cho tới bây giờ mỗi khi gặp mặt chúng mình thường hay gọi , nó nhắc cho chúng ta những ký ức của tuổi học trò . Xin được gọi một vài cái tên như vậy nhé:
Theo diện mạo có : Thủy Xồm vì có hàm râu quai nón . Hương Cận vì mắt đeo kính dầy cộp . Ngô Thu Hòa là Hòa trố vì mắt hơi lồi . Anh chàng Bảo có mái tóc xoăn gọi là Bảo Xoăn, hiện nay hết tóc thành ra Bảo Hói . Vân mũm mĩm thành Vân Béo . Bạn Cao nhưng tướng người thấp đậm nên là Cao Lùn . Thanh niên Đào Dũng lúc trẻ hơi bị còi còn được gọi Dũng Quắt . Dưỡng da ngăm ngăm gọi là Dưỡng Đen . Dáng người lớn trước tuổi có Bá Dật Già . Lớp có hai đứa một nam và một nữ cùng tên Vinh . Vinh nữ là Vinh Cái
Theo tính cách : Có bạn Lý nghiêm chỉnh , bonsevic quá gọi là Lý Bôn . Cái Thoa ăn mặc chải chuốt là Thoa Điệu . Việt Thu gọi là Vẹt Thu , thấy bảo hồi bé cô giáo gọi đọc cửu chương đọc xuôi thuộc làu làu , khi cô bắt đọc ngược chẳng đọc được gì cả nên bị cô mắng là học vẹt . Bích Liên lúc nào cũng ngúng ngẩy hai bím tóc chúng bạn đặt tên Liên Quẩy . Nếu nhớ không nhầm 10H còn có bạn tên Hạnh Tẩm .
Lớp có tới ba chị là chị Lý , Chị Thụcchị Tỵ . Bạn Lý ngoài cái tên Lý Bôn đã kể còn gọi là chị Lý vì dáng vẻ đàn chị hay khuyên bảo mọi người lắm . Bạn Tỵ là con trai lớn tuổi hơn , hay thích nói chuyện rủ rỉ với phái nữ lại có vòng ba hơi … lồng bàn nên bọn con gái toàn gọi là Chị Tỵ . Trong lớp họ chọc ghẹo ghép đôi Thục với Lý nên là Chị Thục. Dễ hiểu quá phải không?
Trường hợp chọc ghẹo ghép đôi với nhau mà thành tên còn có cái Lan . Mọi người gọi là Lan Bàng ? Thoa gán ghép với Bảo có khi được gọi là Bảo Thoa – Một tiểu thư trong tiểu thuyết ‘’ Hồng lâu mộng ‘’
Nhà bạn An ở chợ Ngọc Hà có cái xe bò kéo thành
An Bò
Một số người có biệt danhnhưng vẫn chưa được rõ xuất xứ tại sao mà có phải kể là : Bàng Tè, Thục Phán, Thành Nghêu, Vinh Tĩn , Quý Trai Làng , Minh Bẻo , Đô Ty , Thắng Trâu …..
Ai có biết vì sao mà các bạn í có biệt danh như vậy xin mách bảo dùm nhé. Còn sót trong danh sách thì cũng liệt kê bổ sung luôn. Chân thành cám ơn.


Trần Nguyễn Tò mò

Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2010

TIN VUI

Hôm rồi, Mai Tiến Dũng, cựu học sinh 10A đã tổ chức lễ thành hôn cho con gái của mình. Hắn rất phấn khởi. Đây cũng là tin vui cho K22NT. Chúc mừng các cháu hạnh phúc! Xin giới thiệu chùm ảnh ngày cưới.


Vẻ mặt hạnh phúc của "ông nhạc, bà nhạc tương lai"
Sao mãi chưa thấy Mai Dũng tới nhỉ?
Các " nữ đại biểu" 1
Các "nữ đại biểu " 2
Tao nói đúng không:" Thằng Liêm Tôm dứt khoát đang tắc đường ở cầu Chương Dương mà!"

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010

CHÚC MỪNG NOEL

KỶ NIỆM NGÀY RA TRẬN



Tặng bạn-Người lính năm xưa




Trong cuộc đời, có những ký ức sẽ mãi đi cùng năm tháng. Tôi may mắn có một kỷ niệm đẹp về một thời chiến tranh.
Ngày ấy, chiến tranh đã vào giai đoạn cuối , miền Bắc huy động tất cả sức người, sức của để giải phóng miền Nam “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Thanh niên 3 sẵn sàng , phụ nữ 3 đảm đang”… Những khẩu hiệu đã trở thành lẽ sống của mỗi người dân hậu phương, thanh niên nô nức ra trận. Bạn tôi đang học đại học, hưởng ứng lời kêu gọi tổng động viên, cũng xếp sách bút lên đường nhập ngũ. Buổi lễ tiễn quân diễn ra ở hội trường của trường Đại học, chúng tôi chia tay nơi có chiếc cổng hình Parabon. Sau thời gian huấn luyện ngắn ngủi, Bạn được về phép một đêm để vào mặt trận. Chúng tôi lăng lẽ đi bên nhau trên những con phố thân quen Ngọc hà , Đội Cấn, Điện biên…


Bịn rịn tiễn nhau ánh đèn im lặng
muốn nói câu gì mà đường quá ngắn
phố mơ màng như thể bắt đầu say…


Đêm ấy, thật đặc biệt, tôi không muốn khóc mà mắt cứ cay cay, cổ họng nghèn nghẹn… không phải vì buồn bã yếu hèn mà vì quá xúc động, buổi chia tay này thiêng liêng quá . Tôi sắp phải xa người bạn thân yêu nhất , không biết khi nào gặp lại?

Kể từ ngày đó, cuộc sống của tôi có ý nghĩa hơn, sống để tin yêu, hy vọng và chờ đợi một người ra trận. Tôi hạnh phúc và rất tự hào đã là “ người thương’’ của lính .
Nhiều năm trôi qua, nhưng kỷ niệm về buổi chia tay ấy vẫn làm tôi xao xuyến.. . Có người bảo, người lính ra trận với tình yêu trong sáng và niềm tin son sắt nhất định sẽ trở về . Tôi tin như vậy.


Em thân yêu!

“Có thể ngày mai
       anh đã xa Hà nội, xa em.
Đường xe ta giờ chạy suốt hai miền
Nỗi nhớ dọc đường bớt dài hơn trước
Kỷ niệm ngọt ngào thì vẫn còn nguyên.

Có người bảo, khi vào trận đánh
Nghe tiếng súng nổ rồi
      tất cả đều quên.
Anh không tin
      hay nói đúng hơn thì anh không thể
Anh sẽ mang vào trận đánh ngày mai
Cả con đường Điện Biên
      cả ngôi nhà Bác ở
Cả ngọn gió về đêm thì thầm nỗi nhớ…
Và cả em ngọn lửa của lòng anh’’…



Ngọc Hà

Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010

Bản tin dành cho người mơ mộng: Khi Việt Nam là số 1 Thế giới

Mời bà con đọc cho vui nhé, cho vui thôi, xin đừng suy diễn linh tinh.
1. Bản tin truyền thông:
- Kunkun.vn, chiếm 99% traffic toàn thế giới! Kunkun.vn trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới bỏ xa các đối thủ Facebook, Twitter..
- Dailyinfo.vn sẽ là kênh thông tin hàng đầu châu Á, các trang tin tức như CNN, BBC đều phải có dòng chữ “dailyinfo.vn” dưới mỗi bài viết.
2. Bản tin Kinh tế:
- Thuốc lá Thăng Long và Vinataba tiếp tục chiếm vị trí hàng đầu thế giới. Cả thế giới tin dùng bia Sài Gòn. Bạn có thể thấy cà phê Trung Nguyên ở mọi quốc gia. Hãng Vinaxuki đã mua lại 2 tập đoàn GM và Huyndai, FPT thâu tóm 60% cổ phần Microsoft.
- Ông Nguyễn Tử Quảng tổng giám đốc Bkis có buổi nói chuyện thân mật với các sinh viên xuất sắc của Harvard…trong buổi nói chuyện của mình ông đã đưa dự định mua lại Microsoft và Apple của Mỹ.
- Việt Nam trúng thầu 90% các dự án trọng điểm của Trung Quốc, trong đó tới hơn 80% các dự án chậm tiến độ từ 5 tới 10 năm. Bên cạnh đó Việt Nam thuê rừng đầu nguồn của Trung Quốc để khai thác khoáng sản, lâm sản.
- Sân bay TSN sẽ thay thế sân bay Heathrow của London để trở thành sân bay bận rộn nhất thế giới, cùng với đà phát triển của Vietnam Airlines trởthành hãng hàng không 5* đánh bật cả các đối thủ nặng ký như British Airways hoặc Qatar Airways
- Dự đoán năm tới xe hơi của VN sẽ thống trị giao thông toàn cầu, chúng ta tự hào vì những thương hiệu xe hơi huyền thoại như Sông Hồng,Vinaxuki,TienHai Group….bên cạnh đó xe máy VN cũng không hề thất thế khi các thương hiệu như HoaLim,Xetho.. chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường xe 2 bánh ở các nước đang phát triển như Mỹ,Anh,Pháp,Ý…
- Tổ chức Lương Thực Thế Giới chính thức công nhận “Bánh mì Sài Gòn” là món ăn phổ biến nhất thế giới. Đây là một vinh dự to lớn đối với ngành thực phẩm của Việt Nam.
- Cty Hủ tiếu gõ SG đã chính thức lên sàn chúng khoán, sau khi cửa hàng thứ 2000 được khai trương tại chân tháp Eiffel của Paris
- Ông Trần Bồ Câu – chủ tịch tập đoàn pin Con Ó mới đây đã được công nhận là tỷ phú thế giới. Như vậy đây là tỷ phú thế giới thứ 1000 mang quốc tịch Việt Nam
3. Bản tin xã hội & giáo dục:
- Hà Nội vừa được công nhận là thành phố sạch nhất thế giới, vượt lên Singapore và Paris. Việt Nam tiếp tục là điểm thu hút nhân tài hàng đầu Châu Á với số sinh viên nước ngoài đang theo học các trường ĐH ở VN hiện khoảng 10 triệu người.
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng sẽ là niềm ước ao của hàng triệu bạn trẻ trên toàn thế giới.
- Đàn ông VN vì không thể đeo đuổi được các cô gái danh giá, đã phải qua cưới các cô gái nghèo khổ ở các nước như Nhật, Hàn, Mỹ…
4. Bản tin Quốc phòng:
- Tập đoàn công nghiệp quốc phòng VN công bố vừa xuất khẩu 20 tàu ngầm lớn Yết Kiêu cho Thái Lan và Indo.
- Vậy là Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam đã đồng ý cho phép Hoa kì được tự do nghiên cứu hạt nhân. Đây là một bước tiến mới trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kì.
- Bộ quốc phòng công bố những tài liệu cho thấy đảo Hải Nam là của Việt Nam. Hoàng Sa tiếp tục được đầu tư để trở thành quân cảng lớn nhất Châu Á.
Hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao TQ đề nghị VN tôn trọng chủ quyền hải đảo và luật biển quốc tế. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam tuyên bố đảo Hải Nam thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam . Phía Trung Quốc đề nghị được giao thiệp với Việt Nam để làm rõ vấn đề này. Được biết tuần trước, Trung Quốc lên tiếng vì việc tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đâm chìm tàu chiến TQ.
Cùng ngày, Triều tiên hé lộ việc TQ đặt mua 6 tàu ngầm kilo.Tình hình Biển Đông rất căng thẳng, Bộ trưởng Ngoại giao TQ Tiêu Tử Cung nhấn mạnh thông điệp cho cộng đồng quốc tế rằng sẽ “không chấp nhận bất kỳ giải pháp nào có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, đồng thời có đủ khả năng để đối phó”. Đây là động thái căng thẳng sau khi VN công bố các chứng cớ lịch sử về đường Lưỡi liềm bao vây Biển Đông.
- Bộ trưởng Bộ ngoại Giao VN vừa tới Trung Đông để bàn về việc ổn định hòa bình ở khu vực này và cho biết sẽ dần rút quân VN về trong vòng 2 tuần tới.
- Cảnh sát VN đã giải cứu hơn 1000 phụ nữ Trung Quốc trong một đường dây buôn bán phụ nữ lớn nhất từ trước tới nay và đang hỗ trợ hồi hương cho số phụ nữ này. Tuy nhiên quá trình hồi hương gặp rất nhiều khó khăn do các cô gái TQ đều muốn lấy chồng là người VN.
5. Tin thế giới :
- Tổng thống Hoa Kì Rabak Omaba tuyên bố học tập VN, đưa nước Mỹ theo mô hình Tư bản định hướng XHCN
- Nguyên Thủ tướng Hà Lan bày tỏ mong muốn thăm VN để học hỏi kinh nghiệm đắp đê ngăn lụt.
-Hoàng tử Nhật Bản trong chuyến công du sang VN đã có buổi trò chuyện thân mật với cư dân phố cổ Hội An để học hỏi cách bảo tồn di sản lịch sử và hòa quyện hài hòa cuộc sống đô thị với các giá trị cổ xưa.
Osama Binladen – trùm khủng bố bị truy nã số 1 thế giới đã bị bắt tại Hải Phòng khi tên này có ý định trà trộn vào sân Lạch Tray xem trận đấu phân định ngôi vị quán quân V-League giữa Hải Phòng United và Quảng Ninh F.C
6. Bản tin Văn hóa – Nghệ thuật :
- Đái bậy ngoài đường trở thành mốt mới của giới trẻ toàn thế giới. Graffiti trở nên lỗi thời, giới nghệ sĩ chuyển sang chơi trò vẽ chữ lên tường phố bằng nước tiểu, còn gọi là “peeffiti”.
- Áo dài chính thức trở thành đồng phục bắt buộc đối với tất cả nữ sinh trung học Mỹ.
- Bộ VHTT Việt Nam vừa ra thông báo quyết định nhạc của nhóm Đại Âm Binh được chọn làm nhạc chuẩn trong các đám ma, chính thức thay thế cho các loại nhạc cụ khác (kèn , trống, nhị….). yêu cầu các trung tâm tổ chức tang lễ trên thế giới nghiêm túc chấp hành. mọi hành động chống đối sẽ dc xử lý theo pháp luật Việt Nam
- Phim Đại chiến Bạch Đằng được công bố, sẽ chiếu rộng rãi tại các rạp trên toàn Thế giới từ tháng 8. Được đầu tư 300Tỉ VNĐ và ước tính sẽ thu về gấp 5 lần. Bộ phim lịch sử hoành tráng này được tích hợp những kĩ xảo hiện đại nhất như: 3D, nhiệt độ thực, âm thanh vòm…, khiến người xem trong rạp như được trở về quá khứ.
-Hôm qua nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đột ngột từ chức Chủ tịch Hội nhà văn Á-Phi. Ông nói đã đến lúc ông phải rũ bỏ các cuộc chơi phù phiếm để trở về công việc chính của mình: làm một nhà phê bình đích thực. Được biết ông cũng đã từ chối giúp đỡ hơn 200 cô gái nhờ ông làm luận văn thạc sĩ.
7. Bản tin Thể thao:
- Sau loạt vòng luân lưu tối qua ở tứ kết , 2 cái tên quen thuộc đã lọt vào vòng chung kết World Cup, đó là Lào và Việt nam.
- Chiều nay, Christiano Ronaldo đã ra sân tập cùng các đồng đội ở Sông Lam Nghệ An. Được biết Christiano Ronaldo là cầu thủ xuất sắc nhất của ĐTQG Bồ Đào Nha được ông Mai Đức Chung, hiện đang là HLV Trưởng ĐTQG Bồ Đào Nha, giới thiệu sang đá cho Sông Lam Nghệ An để cọ xát. Sông Lam Nghệ An cũng là cái nôi của Lê Công Vinh, cầu thủ đắt giá nhất thế giới.
- Cầu thủ Messi đã chính thức được huấn luận viên Lê Huỳnh Đức cho đá dự bị vì không đủ thể lực và kinh nghiệm khi đá trong đội hình SHB Đà nẵng
- Từ năm sau Hà Nội sẽ chính thức đăng cai Olympic mùa hè, môn nổi bật là bơi thi giữa phố cổ…
8. Bản tin địa lý & giải trí:
- Các thủ đô và thành phố lớn là phải có khói bụi mịt mù, đào đường lấp cống thường xuyên và ngập lụt mỗi khi trời mưa để người dân thỏa sức bơi lội. Và giống như Hà Nội, Washington cũng sẽ cấm online game.
- Diện tích HN lại được mở rộng lần nữa. Bạn rất có thể gặp một cô gái H’mong mang hộ khẩu quận 29 Hà Nội .
- Dép Lào, áo 3 lỗ và mũ cối trở thành xu hướng mới của giới trẻ, sẽ tràn ngâp các sàn catwalk ở Paris và Milan.
- Vàng Anh đoạt giải Oscar cho thể loại film ngắn. Việt Dart giải nam diễn viên chính xuất sắc nhất. Hoàng Thùy Linh giải thành tựu trọn đời.
- Bảo Thy lần đầu tiên đoạt giải Grammy với album Công chúa mặt ngựa.
- Nhà thơ Đào Kim Hoa quyết định dành 1,4 triệu đô la giải Nobel văn chương năm nay để ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt.
- Trong buổi quảng bá album mới của mình, Lady Gaga đã phát biểu rằng :”Tôi là thím Hà của nước Mĩ”.
- Thím Vũ Hà chính thức trở thành thần tượng mới thay thế các idol group ở HQ. Thím Vũ Hà khi vừa đáp máy bay xuống sân bay quốc tế Incheon ở Seoul Hàn Quốc thì lập tức hơn 2 vạn fan cuồng nhiệt đứng chờ sẵn từ 2 tuần trước nhào tới bu lấy thím, giấm đạp lên nhau làm hàng trăm người chết và hàng ngàn người bị thương. Ngoài ra, sau khi thím rời khỏi sân bay trong vòng vây của hơn 100 nhân viên bảo vệ, có rất nhiều fan ôm nhau khóc cho tới khi đột quỵ mà chết. Các bạn trẻ Hàn Quốc, Trung Quốc khắc lên trán câu nói bất hủ “Nếu thế giới phản bội thím Hà, chúng tôi sẽ phản bội thế giới”.
9. Bản tin đầu tư, tài chính & kinh doanh:
- Quốc hội Trung Quốc tranh cãi về việc xây dựng đường sắt cao tốc nối Bắc Kinh – Thượng Hải – Quảng Châu nhờ vào vốn vay ODA từ Việt Nam. Dự trù tổng số vốn vay sẽ vào khoảng 5.600 tỉ VNĐ, chiếm 80% GDP Trung Quốc.
- Giới trí thức TQ phản đối chính phủ nước này về việc cho VN đầu tư khai thác độc quyền Boxit tại Quảng Tây.
- Cuộc cạnh tranh kéo dài cả thế kỉ giữa Coca Cola và Pepsi đã chấm dứt khi cả hai lần lượt bị mua đứt bởi Công ty Tân Hiệp Phát. Hàng loạt nhà hàng KFC bị thay thế bởi các cửa hàng Phở 24.
- Nike, Adidas tuyên bố phá sản vì ko cạnh tranh nổi và đã bị mua lại bởi Biti’s – thương hiệu giày VN này cho tới nay đã bán được 900 triệu đôi.
10. Tin khoa học:
- Các nhà khoa học của trường Đại học Bách khoa của cả HN và TPHCM đã cùng bắt tay và phát minh thành công phương pháp sửa chữa hoàn toàn vết đen trên Mặt trời, và một cách tình cờ trong giai đoạn thử nghiệm đã đồng thời tìm ra cách vá hoàn chỉnh tầng ozone của Trái Đất.
- Nhóm nghiên cứu Y học cổ truyền của VN vừa tìm ra liều thuốc Bắc có thể chữa các bệnh ung thư… và đặc biệt là virus HIV/AIDS
- Các nhà khảo cổ Việt Nam công bố đã tìm thấy mẫu hoá thạch hạt dưa hấu tại Đảo Hải Nam. Đây có thể là bằng chứng cho thấy truyền thuyết Mai An Tiêm là có thật và người đầu tiên đặt chân lên đây là một người Việt Nam. Đây là một bằng chứng quan trọng trong việc xác lập chủ quyền của VN đối với một số đảo của TQ trong bối cảnh tình hình biển Đông khá căng thẳng.
- Nhà tiên tri Bích Hằng của Việt Nam vừa đưa ra lời tuyên bố khiến cả thế giới rung động:”Tôi không rõ chiến tranh thế giới thứ 3 người ta dùng cái gì, nhưng CTTG thứ 4 sẽ xảy ra và con người sẽ tấn công nhau bằng gạch đá…” .

Nguyễn Thị Mơ Mộng

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010

BỨC THƯ TÂM TÌNH CỦA MỘT BẠN GÁI

Đêm nay Sài gòn se lạnh , không ngủ được mình ngồi dậy đọc blog của trường mà chợt giật mình . Thấm thoát đã 38 năm trôi qua kể từ ngày mình xa trường , một nữa cuộc đời của con người rồi đấy. Nhớ lại buổi gặp mặt do các bạn ở Hà nội tổ chức mà mình thấy trân trọng và xúc động vô cùng. Rất nhiều bạn ở lớp mình cả quãng thời gian ấy không thể liên lạc được với nhau . Giờ đây gặp nhau ở cái tuổi xế chiều mình mới thấy tình bạn quý giá nhường nào . Tranh nhau buôn chuyện , mày tao chí tớ , chúng mình hầu như không nghĩ rằng đã ở tuổi gần 60 lá vàng rơi rồi . Eo ơi già quá nhỉ.
Chợt nhớ lại có lần mình có dịp ra Hà nội , cùng các bạn uống càfê ở Quán Sứ . Bữa đó có mình và các bạn cùng khóa T + NG + C + VH …. Qua NG mình mới biết được tin tức về KH , người bạn trai cùng lớp có cảm tình với mình từ thủa ‘’ bẻ gẫy sừng trâu’’ . NG nói :
- Để tao điện thoại cho nó tới.
Trong lúc chờ KH đến lòng mình thật xốn xang bồi hồi , tự hỏi :‘’ Không biết có nhận ra nhau không nhỉ ?’’. 20 phút sau người ấy tới . Ai dè sau cái bắt tay với mình , chàng nói một câu xanh rờn :
- Cái cô này ngày xưa tôi rất yêu …
Nghĩa là vẫn nhận ra nhau phải không các bạn ? Mình rất mừng là KH rất thành đạt và hạnh phúc bên người vợ hiền với những đứa con ngoan .Và giờ đây những kỷ niệm của thời tuổi 17 đó cứ hiện dần trong ký ức mình…
Thôi mình tâm sự một chút với các bạn nhé . Năm mới sắp tới rồi , bọn mình lại già thêm một tuổi , mình chúc tất cả các bạn cùng khóa nói chung , lớp 10H nói riêng có một sức khỏe dồi dào , vạn sự như ý . Rất mong Ban liên lạc thường xuyên tổ chức những buổi gặp mặt để bọn mình được ‘’ buôn dưa lê’’ nhé.
Tạm biệt và hẹn gặp lại


02 giờ ngày 18/12/2010
Trần LV

TÂM TƯ NGÀY ẤY

Thân tặng những người bạn tôi

Đêm nay,
Chúng mình chia tay.
Nghe cơn gió mùa đông xào xạc thổi
Và hàng cây lay động ven đường...

Hà nội đêm nào cũng đậm sắc hương
Đọng lại trong chúng mình
      như mùa xuân vĩnh cửu

* * *

Anh thương em
Một mùa thi nhiều điều thêm hiểu,
Vắng bóng anh mỗi buổi đi về
Bóng đổ dài theo vòng những bánh xe,
Mái tóc đen nghiêng bên bàn em học

Đường đến nhà em trong anh thành thân thuộc
Xe đạp rồi đây ai lo lắng hộ em?
Cả một ngày thấp thỏm đợi anh,
Gặp nhau bỗng trở nên vụng nói.

Thương em nhớ anh nhiều đêm khắc khoải,
Thầm tìm anh trên đường trong mầu áo lá xanh.
Đất nước mình qua cuộc chiến tranh,
Phần gánh nặng dồn lên vai người phụ nữ

Đường nhà anh
     Ngõ nhà em
          Đã bao vòng bánh xe trăn trở?
Hương hoa sữa nhà anh chở nỗi nhớ sang ngang,
Giọt mưa đầu mùa cho trắng vành nón em mang
Tấm giấy hồng gấp không vuông quà mừng cưới.

Phần cuộc đời anh chưa từng trải
Anh dành phần thương nhớ cho em

Nhớ em
Anh là ánh sao đêm
Là ngọn đèn tỏa sáng bên bàn,
Là bông hoa mừng em sinh nhật,
Là ngọn gió mát lành
là ngọt ngào tiếng hát
”Ngày mai anh lên đường” 1...

* * *

Biết bao vui buồn đã qua cuộc đời em?
Anh là ngọn lửa trong tim em nồng cháy,
Thời gian đi cho hai chúng mình gần lại
Em yêu anh không nhớ tự thưở nào?

Em thương anh- Cuộc sống mới bắt đầu
Cái nắng, cái mưa em làm sao chịu đỡ?
Buổi tập, buổi hành quân gian khổ
Mồ hôi trán anh đọng trong tim em.

Anh chưa đi xa tuổi sinh viên,
Rời sách bút đến với người chiến sĩ
Cái hiền từ bên em bình dị,
Là nỗi em lo khi nắng lửa thao trường

Anh sẽ gặp lại trên đường
Bao bông hoa gợi nhớ
Hoa đào đỏ mùa xuân
Hoa lục bình lên màu tim tím
Cánh hoa mướp vàng
     đọng giọt nắng vàng
          rơi bên giếng
Trắng trong màu hoa bưởi đưa hương...

Em thương anh lại nhớ hội hoa xuân
Chúng mình đi
     lẫn trong muôn màu áo hoa
          giữa lay ơn, mai vàng, thược dược...
Chọn những loại hoa mà chúng mình thường thích
Mưa xuân rơi trên mái tóc em

Nếu được là hoa
Em không làm hoa cảnh trong phòng
Xin làm màu tím hoa sim trên những miền đồi anh tới
Làm hoa chuối đỏ tươi
     Đợi anh trên dốc núi
Làm hoa phong lan
     Đội mưa gió rừng quê. . .

Bài thơ “Đợi anh về” 2
Đã bao lần đọc rồi không nhớ nữa
Lại đến với em trong từng hơi thở
Đêm chia tay...

Cả ánh đèn thành phố đêm nay
Theo anh vào quân ngũ...

* * *

Đôi bạn tôi chia tay trong nỗi nhớ
Khi đất nước này bao lứa đôi tạm chia tay
Tôi viết vội bài thơ này
Thay lời tâm sự...

Hà nội, 12-12-1980
HỒ SĨ BÀNG

1- Bài hát “Ngày mai anh lên đường” Nhạc: Thanh Trúc, Lời: Lê Giang
2- Thơ : Cônxtantin Ximônốp

Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2010

LỄ GIÁNG SINH - CÂY THÔNG VÀ ÔNG GIÀ NÔ EN

Phạm Kim Thư


Lễ Giáng-Sinh là lễ kỷ-niệm ngày sinh-nhật của Chúa Jesus. Tuy lễ Giáng-Sinh là ngày lễ của những người theo đạo Thiên-Chúa, nhưng cứ đến ngày lễ này thì mọi người, bất cứ theo đạo nào, cũng được hưởng niềm vui tự-nhiên do không khí Giáng-Sinh mang lại.
Không phải chỉ những người tin theo đạo Thiên-Chúa mới đi lễ nhà thờ, chăng đèn kết hoa trước nhà, và trưng-bầy cây Nô-En (Noel) trong phòng khách mà mọi người dù theo bất-cứ đạo nào cũng tổ-chức ăn-mừng lễ Giáng-Sinh. Người người đều vui, cảm-thông, và hưởng trọn niềm ấm-cúng thanh-bình cùng yêu thương trong mùa Giáng-Sinh đầy hy-vọng vì Mùa Giáng-Sinh đã tạo cơ-hội giúp mọi người bỏ hết những hận-thù và ích-kỷ nhỏ-nhen nếu có mà họ không thể thực-hiện trước đó được.
Có rất nhiều người cảm-thông ý-nghĩa của mùa Giáng-Sinh một cách tự-nhiên mà không thắc-mắc hay băn-khoăn gì. Nhưng nếu tìm-hiểu thêm ý-nghĩa của Lễ Giáng-Sinh, Cây Nô-En, và Ông Già Nô-En, chúng ta sẽ thấy thú-vị vô cùng.






I. Lễ Giáng-Sinh
Tiếng Anh gọi Lễ Giáng-Sinh là Christmas, tiếng Anh cổ thời xưa gọi Lễ Giáng-Sinh là Cristes Maesse. Từ Cristes Maesse có nghĩa ngày lễ của Chúa (Christ’s Mass). Ngày Lễ Giáng-Sinh được tổ-chức vào 25 Tháng 12 dương-lịch để kỷ-niệm ngày sinh của Chúa Jesus Christ và được coi là ngày nghỉ lễ chính-thức của các nước có người theo đạo Thiên-Chúa.
Câu chuyện về ngày sinh của Chúa Jesus có tên bằng tiếng Anh là Nativity. Chúa Jesus do Đức Mẹ Đồng-Trinh tự-nhiên mang thai mà sinh ra. Sự thụ-thai này do quyền-lực thần-diệu của Thượng-Đế tạo ra trong khi bà Mary còn đồng-trinh. Chúa Jesus được sinh ra trong một chuồng ngựa (stable) tại Bethlehem và được đặt trong máng cỏ (manger) vì lúc đó trong nhà trọ (inn) không còn một phòng trống nào. Sau đó, Chúa Jesus được Đức Mẹ Mary và chồng của bà là Joseph nuôi-nấng tại Nazareth, một thành phố ở phía bắc Israel. Khi được 12 tuổi, Chúa Jesus đến giáo-đường ở Jerusalem và đã làm kinh-ngạc các giáo-sư về môn Mosaic Law với sự hiểu biết của ngài.
Khi lớn lên, Chúa Jesus chọn được 12 người Tông-Đồ cùng ngài đi khắp nơi ở Palistine để giảng đạo, chữa bệnh, và thực-hiện các phép-lạ. Một trong những phép-lạ đó là phép “Loaves and Fishes”(những ổ bánh mì và những con cá). Chuyện phép-lạ này được người ta truyền lại là khi Chúa Jesus thuyết-giảng ở một đám đông trong lúc họ rất đói, người ta chỉ tìm thấy 5 ổ bánh mì và 2 con cá. Thế mà nhờ Chúa Jesus làm phép trên 5 ổ bánh mì và 2 con cá này rồi ra-lệnh cho các đệ-tử của ngài phân-phát đồ ăn cho tất cả mọi người. Sau khi mọi người được phát đầy-đủ đồ ăn và ăn một cách no- nê, người ta thấy 12 chậu đồ ăn vẫn còn đầy.
Nhờ việc đi rao giảng lời của Thượng-Đế, ngài đã có rất nhiều tín-đồ và đồng-thời cũng có nhiều kẻ thù. Cuối cùng, Chúa Jesus bị tên Judas Iscariot phản-bội, bị Pontius Pilate – người lãnh-đạo dân Do-Thái lúc bấy giờ kết-án, và bị chính-quyền La-Mã đóng đinh trên thập-tự giá. Những người Thiên-Chúa giáo tin là ngài đã cải-tử hoàn-sinh và sự phục-sinh này đã cứu-vớt được bao linh-hồn.
Theo những tài-liệu liên-quan tới ngày sinh-nhật của Chúa Jesus, người ta thấy Chúa Jesus không phải sinh vào ngày 25 tháng 12 mà có thể vào tháng 4 hay tháng 5 và có lẽ trước đó 3 năm, tức là cách đây (2007) là 2010 năm. Dương lịch được tính theo năm đầu-tiên sau khi Chúa sinh ra đời. Theo niên-giám La-Mã, Lễ Giáng-Sinh đầu-tiên được tổ-chức ở La-Mã vào năm 336 Tây-Lịch Kỷ-Nguyên. Tuy-nhiên, ở miền đông đế-quốc La-Mã, một buổi lễ được tổ-chức vào ngày 6 tháng giêng để kỷ-niệm chung cho ngày sinh-nhật và ngày rửa-tội của Chúa Jesus. Cũng vào ngày 6 tháng giêng này ở Jerusalem thuộc Do-Thái (Israel) người ta chỉ tổ-chức lễ kỷ-niệm ngày sinh-nhật của Chúa mà thôi.
Mãi vào thế kỷ thứ IV, hầu-hết các nhà thờ ở miền đông đế-quốc La-Mã mới chấp-nhận tổ- chức sinh-nhật Chúa Jesus Christ vào ngày 25 tháng 12. Trong lúc ấy ở Jerusalem, người ta vẫn chống-đối việc tổ-chức Lễ Giáng-Sinh. Nhưng về sau này, Lễ Giáng-Sinh lại được chấp-nhận ở Jerusalem. Các nhà thờ ở nước Armenia, một nước ở Tây-Á, đã không chấp-nhận Lễ Giáng-Sinh. Họ tổ-chức ngày sinh-nhật của Chúa vào 6 tháng giêng. Sau khi Lễ Giáng-Sinh, 25 tháng 12, được thiết- lập ở miền đông đế-quốc La-Mã, ngày kỷ-niệm lễ rửa-tội của Chúa được tổ-chức vào 6 tháng giêng, ngày mà ba vị thông-thái (Magus) từ miền đông đế-quốc La-Mã đến Bethlehem để chiêm-ngưỡng Chúa Hài-Đồng.
Những tục-lệ cổ-truyền về Lễ Giáng-Sinh bắt nguồn từ sự trùng-hợp ngày sinh của Chúa với những ngày lễ kỷ-niệm về nông-tang và mặt trời vào mùa đông (Winter Solstice) của những người không theo đạo Thiên-Chúa.
Ở La-Mã, ngày 17 tháng 12 là ngày lễ Saturnalia để kỷ-niệm thần Saturn. Đây là thời-gian ăn chơi tưng-bừng nhất và là dịp để mọi người trao-đổi quà kỷ-niệm. Ngày 25 tháng 12 cũng được coi là ngày sinh-nhật của Thần Mithra, Thần Toàn-Chân Thái-Dương, thuộc xứ Ba-Tư. Năm mới của người La-Mã là ngày 1 tháng giêng dương-lịch. Vào những dịp này người ta trang-hoàng nhà cửa bằng cây lá xanh tươi và hoa đèn rực-rỡ. Trẻ con và người nghèo được trao quà tặng.
Lửa, đèn, và nến là vật tượng-trưng của sự ấm-cúng và sự sống, nó luôn-luôn liên-hệ với các lễ-lạc vào mùa đông của cả những người theo đạo Thiên-Chúa và các đạo khác. Từ thời trung-cổ, cây thông, một loại cây vạn-niên-thanh, là biểu-hiệu cho sự sống và luôn-luôn liên-hệ với Lễ Giáng-Sinh.


II. Cây Nô-En

Tiếng Nô-En mà người Việt ta thường dùng bắt nguồn từ chữ Pháp là “Noel” và có nghĩa là Giáng-Sinh. Cây Nô-En có tên bằng tiếng Anh là Christmas Tree. Cây Nô-En thường là cây thông nhân-tạo làm bằng ni-lông (nylon) hay là cây thông thật được chặt ở rừng đem về nhà. Người ta trang- trí cây thông này bằng dây đèn đủ màu cùng với các đồ trang-hoàng khác như giấy bạch-kim để giả làm tuyết-phủ, kẹo xanh trắng đỏ có hình cây gậy ba-toong (candy canes), các gói quà giả, các quả bóng nhỏ đủ màu làm bằng thủy-tinh, hình thiên-thần, và cây thánh-giá, v.v. Cây thông sau khi được trang-hoàng như thế có tên là cây Nô-En. Dưới chân cây Nô-En người ta có các gói quà do những người trong gia-đình mua để tặng cho nhau. Cây Nô-En là một thứ không thể thiếu được trong mùa Giáng-Sinh.
Việc dùng cành thông và vòng hoa kết bằng lá xanh (wreath) treo ở mặt ngoài cánh cửa nhà để biểu-lộ sự ước-mong vĩnh-cửu cho đời sống con người là cổ-tục của người Ai-Cập (Egyptian), Trung-Hoa, và Do-Thái. Việc tôn-thờ cây thông và vòng hoa rất được thông-dụng ở Châu-Âu đối với người không theo đạo Thiên-Chúa. Tục-lệ này vẫn còn tồn-tại sau khi họ nhập-đạo Thiên-Chúa.
Người ở các nước Thụy-Điển, Đan-Mạch, và Na-Uy, gọi chung là người Scandinavian, thường trang-hoàng nhà-cửa và vựa lúa với các loại cây vạn-niên-thanh vào dịp năm mới để xua đuổi ma-quỉ. Họ còn dựng cây cho chim trú ngụ trong mùa Giáng-Sinh. Phong-tục này còn có ở Đức. Người ta đặt cây Nô-En ngay ở lối ra vào hay ở trong nhà vào những ngày nghỉ lễ giữa mùa đông.
Cây Nô-En hiện-đại ngày nay có được là do phong-tục của Tây-Đức. Cái khung-cảnh chính của vở kịch nổi tiếng hồi trung-cổ về sự-tích Ông Adam và Bà Eve là một cây thông có treo những quả táo gọi là Cây Thiên-Đàng tượng-trưng cho Vườn Địa-Đàng (Garden of Eden). Người Đức dựng Cây Thiên-Đàng (Paradise Tree) trong nhà vào ngày 24 tháng 12, ngày hội tôn-giáo, để kỷ-niệm Ông Adam và Bà Eve. Người ta treo những miếng bánh bít-qui (biscuit) gọi là wafers trên Cây Thiên-Đàng tượng-trưng cho dấu-hiệu của Chúa Jesus đứng ra chuộc tội cho nhân-loại. Sau này người ta thay thế bánh Wafers bằng bánh cúc-ki (cookie) có đủ hình-dáng khác nhau. Cả những cây đèn-cầy hay nến cũng được dùng làm biểu-tượng của Chúa đứng ra chuộc tội cho nhân-loại.Trong cùng một phòng có trưng-bày cây Nô-En vào mùa Giáng-Sinh, người ta còn dựng một Kim-Tự-Tháp Giáng-Sinh (Christmas Pyramid). Đây là một cấu-trúc bằng gỗ hình tam-giác với các kệ để đồ (shelves). Bên trên các kệ này có bày các pho-tượng nhỏ và trang-trí bằng cây vạn-niên-thanh, đèn cầy, và một ngôi sao. Vào khoảng thế-kỷ thứ 16 thì Christmas Pyramid và Paradise Tree được kết-hợp lại thành cây Nô-En (Chistmas Tree). Phong-tục này đã được thịnh-hành trong giáo-phái Tân-Giáo của Luther ở Đức vào thế-kỷ thứ 18. Nhưng mãi tới một thế-kỷ sau đó, cây Nô-En mới ăn rễ sâu vào truyền-thống của người Đức.Cây Nô-En được du-nhập vào đất Anh từ đầu thế-kỷ thứ 19 và rất được thịnh-hành vào giữa thế-kỷ đó. Sở-dĩ được như vậy là nhờ công của Hoàng-Tử Albert, chồng Nữ-Hoàng Victoria. Ở Anh, vào thời đó, người ta gọi cây Nô-En là Victorian Tree. Cây Victorian Tree được trang-trí bằng đèn cầy, kẹo, cùng các thứ bánh đặc-biệt treo ở cành cây bằng dây băng (ribbon) hay dây giấy đủ màu.Phong-tục trưng-bầy cây Nô-En vào dịp Giáng-Sinh đã được những người di-dân gốc Đức mang vào Bắc-Mỹ từ đầu thế-kỷ thứ 17. Sau đó cây Nô-En được thịnh-hành nhất vào thế kỷ thứ 19. Cây Nô-En còn thịnh-hành ở Austria, Switzerland, Poland, và Holland trong giai-đoạn này. Ở Trung- Hoa, Nhật-Bản, và Việt-Nam, phong-tục trưng-bày cây Nô-En là do các nhà truyền-giáo Âu-Tây mang vào từ thế-kỷ thứ 19 và 20.



III. Ông Già Nô-En

Từ thủa bắt-đầu, Ông Già Nô-En có tên là “Saint Nicholas.” Theo truyền-thuyết thì Ông Già Nô-En Nicholas có lẽ là một vị Giám-Mục người Hy-Lạp ở vào thế-kỷ thứ 4. Nicholas được nổi-tiếng về lòng tốt của ông. Tuy-nhiên các nhà sử-học không thể chính xác sự-kiện về đời sống cũng như sự hiện-hữu của ông. Trong tiếng Anh, Ông Già Nô-En có tên là “Santa Claus.” Tiếng “Santa Clause” được dịch từ tiếng Đức “Sinter Klaes.” Trong tiếng Pháp, Ông Già Nô-En có tên là “Le Père Noel.”
Truyện thần-thoại về Ông Già Nô-En kể rằng Santa Claus tặng quà một cách bí-mật cho những người gặp cảnh khó-khăn. Ngoài-ra, Ông Già Nô-En còn có những tên như Nicholas of Bari và Nicholas of Myra. Theo tục-truyền, Ông Già Nô-En được sinh-ra ở hải-cảng cổ Lycia của thành-phố Patara thuộc Tiểu-Á Tế-Á (Asia Minor). Khi còn trẻ, Ông Già Nô-En đi du-lịch đến Palestine và Egypt. Ông trở thành Giám-Mục của thành phố Myra, Lycia, thuộc Tiểu-Á Tế-Á. Ông bị tù trong vụ hành-hạ những người Thiên-Chúa-Giáo thuộc triều-đại Hoàng-Đế La-Mã Diocletian. Sau đó, ông được thả ra vào triều-đại vua Constantine Đại-Đế (Thế-Kỷ Thứ 4) và tham-dự Hội-Đồng Lần Thứ Nhất của Nicaea, Council of Nicaea, vào năm 325 dương-lịch. Nicaea là một thành-phố của Bithynia thuộc Asia Minor. Hội-Đồng Council of Nicaea có mục-đích xác-nhận lòng tin vào Thiên-Chúa và kết-tội chủ-thuyết Arianism, một chủ-thuyết chối bỏ Chúa Jesus.
Vào thế-kỷ thứ 6, lăng-tẩm của ông Già Nô-En rất nổi-tiếng ở Myra thuộc Tiểu-Á Tế-Á. Vào năm 1087, những người thủy-thủ và lái-buôn Ý đã cải-táng ngôi mộ của ông và mang di-hài ông về Bari, nước Ý. Sự cải-táng này đã là một sự-kiện lịch-sử và được người ta làm lễ kỷ-niệm hằng năm vào ngày 9 tháng 5 dương-lịch. Từ đó tiếng-tăm của ông được truyền đi khắp nơi và Bari đã trở nên một trung-tâm hành-hương đông-đảo nhất. Lăng-tẩm của ông được đặt tại Đại Giáo-Đường thuộc South Nicala, Bari, Ý .
Truyền-thuyết về Ông Già Nô-En càng ngày càng nhiều. Chuyện đầu-tiên được kể về một phép-lạ rất nổi-tiếng là khi ba vị sĩ-quan bị kết-án tử-hình rồi lại được tha sau khi Vua Constantine Đại-Đế nằm mơ thấy Nicholas. Kế đến là những chuyện người ta kể là Ông Già Nô-En đã từng cứu những trẻ em khỏi bao thảm-họa. Lòng ngưỡng-mộ đối với Ông Già Nô-En la truyền ra khắp thế- giới. Tên của ông được dùng để đặt tên cho rất nhiều nơi ở các nước. Tên họ của nhiều người cũng bắt nguồn từ tên Nicholas như: Nichols, Nicholson, Colson, và Collins.
Ông Già Nô-En đã được chọn làm vị thánh hộ-mệnh của nước Nga, Hy-Lạp, các hội từ- thiện, các công-đoàn, các trẻ em cùng thủy-thủ đã được cứu vớt lên khỏi bờ biển Lycia, và các thành- phố như Fribourg, Switz, và Moscow. Đã có hàng ngàn nhà thờ ở Châu-Âu được xây lên để thờ Ông Già Nô-En, trong đó có một nhà thờ do Hoàng-Đế La-Mã Justinian Đệ-Nhất xây vào thế-kỷ thứ 6 ở đô-thị cổ Constantinople, bây giờ là Istanbul, một thành-phố lớn nhất của Turkey (Thổ-Nhĩ-Kỳ).
Các phép-lạ của Ông Già Nô-En đã là đề-tài ưa-thích cho nhiều nghệ-sĩ thời trung-cổ. Ngày hội truyền-thống về Ông Già Nô-En trở thành cơ-hội cho các nghi-lễ của Boy Bishop, một phong-tục phổ-biến của người Âu trong đó một cậu con trai được chọn làm vị Giám-Mục và ở tại chức cho tới ngày Holy Innocents’ Day, tức ngày 28 tháng 12 dương-lịch.Sự biến-đổi Nicholas thành Đức Cha của Lễ Giáng-Sinh (Father Christmas) hay Đức Cha của tháng giêng (Father January) đã xảy-ra lần đầu-tiên ở Đức, rồi đến các quốc-gia trong đó có Reformed Churches chiếm đa-số. Tiếp đến là ở Pháp, ngày hội Ông Già Nô-En được tổ-chức vào dịp Giáng-Sinh và Năm Mới. Những di-dân người Hòa-Lan theo đạo Tin-Lành ở thành-phố New Amsterdam, bây giờ là thành-phố New York City, đã gọi Nicholas là Nhà Ảo-Thuật Nhân-Đạo và sau trở thành Ông Già Nô-En, tức Santa Claus.
Ở Hoa-Kỳ và Anh-Quốc, Nicholas là thánh hộ-mệnh của mùa Giáng-Sinh. Theo truyền- thống, Giáng-Sinh là ngày hội của gia-đình và của trẻ con. Người ta trao-đổi quà tặng với nhau trong dịp này. Từ năm 1969, ngày hội Ông Già Nô-En không còn được ghi lên lịch, nhưng việc tổ-chức kỷ- niệm Ông Già Nô-En thì được tùy-nghi tổ-chức theo mỗi nơi.Ngày nay tục-lệ rước Ông Già Nô-En rất thịnh-hành. Tùy theo từng địa-phương, người ta tổ- chức cuộc rước Ông Già Nô-En (Santa Claus Parade) theo các ngày khác nhau ở mỗi thành-phố, thường là vào từ trung-tuần tháng 11 trở đi cho đến giữa tháng 12 dương-lịch. Trong cuộc diễn-hành Ông Già Nô-En này, người ta làm những xe hoa thể-hiện đặc-tính của từng hội-đoàn hay các cơ-sở thương-mại và cũng thể-hiện ý-nghĩa của mùa Giáng-Sinh. Ngoài ra, người ta còn có các ban nhạc diễn-hành đi theo đám rước này để tấu lên các bài hát Giáng-Sinh. Mặc dầu thời-tiết lạnh và tuyết phủ đầy khắp không-gian mà mọi người vẫn tham-dự cuộc vui một cách tưng-bừng và náo-nhiệt.
Ở mỗi nhà vào dịp Giáng-Sinh người ta còn mua những đôi tất (pair of socks) đỏ treo bên cạnh lò sưởi ngay chỗ ống khói. Họ tin là vào đêm Nô-En, Ông Già Nô-En sẽ cưỡi xe trượt tuyết do bầy hươu có cánh kéo từ trên trời xuống trần-gian để cho ông đem túi quà vào thăm mỗi nhà qua lỗ ống khói và bí-mật bỏ quà vào mỗi chiếc vớ cho trẻ con. Người ta tưởng-tượng ra Ông Già Nô-En với hình-dáng của một ông già béo mập, vui-vẻ, có râu bạc trắng, mặc quần áo màu đỏ, và mang túi quà phát cho trẻ con vào đêm trước ngày Lễ Giáng-Sinh (Christmas Eve).


ThuNV(10H) st

Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2010

TRƯỜNG SƠN ĐÔNG, TRƯỜNG SƠN TÂY (phiên bản khác)

Hát để nhớ đến một thời gian khó sau chiến tranh. Xin lỗi hai tác giả Phạm Tiến Duật và Hoàng Hiệp


Cùng vui sướng khi nhận được tin
Anh lên đường đi ra nước ngoài
Đường ra nước ngoài mùa này đẹp lắm
Người bên Tây nhớ người bên Ta

Đường bên Tây anh qua, thương em
Thương em bên ấy mưa nhiều bao người còn vất vả
Máy khâu, bàn là , xe đạp, đài, quạt máy…
Thiếu cái gì em cứ viết thư sang

Còn em thương bên Tây anh mùa đông
Gió đông lạnh tuyết rơi trên hè phố
Biết rằng anh còn nhiều vất vả
Đang ngược xuôi kiếm mua hàng Tây

Anh lên xe, trời đổ cơn mưa
Cái quạt gió xua đi nỗi nhớ
Anh xuống phố, nắng về rực rỡ
Cái vành xe gạt mối riêng tư

Từ bên Tây đưa sang bên Ta
Những bao hàng nối nhau về nước
Như tình yêu nối lời vô tận
Ôi! Hàng Tây quí hơn hàng Ta...

Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010

LÀ CON GÁI

Là con gái, bạn có nên để cơn tức giận dâng trào như sóng thủy triều?

Liên tiếp từ vài tuần qua, nếu bạn theo dõi hai web site của VN là VietExpress và VietnamNet, bạn sẽ thấy nhiều clip nữ học sinh VN triển khai chiêu thức “Đường Sơn Đại Huynh” đối với bạn bè.
Thôi thì đánh hội đồng, chửi rủa, đấm vào mặt, lấy kéo xởn tóc và bay lên đá vào đầu đối phương đang ôm đầu tuyệt vọng y hệt như Lý…Ba Đá. Bruce Lee mà sống lại là chấp hai tay xin ‘bái phục bái phục’!
Lập tức nhiều bài báo tràn lan như lũ lụt ở ngay tại VN kết án dữ dội nữ sinh VN ngày nay lấy thú “đấm bốc” làm trò tiêu khiển cho…tụi con trai đứng ngó. Con gái bây giờ (tên gọi một bản nhạc thời thượng) hỏng uýnh nhau tan nát thì người ta…cười cho là không thời thượng?
Con gái Mỹ có uýnh nhau hông? Tại sao hông, uýnh nhau tới bến đâu thua gì thục nữ Việt yêu quý. Nếu không thì tại sao cô tác giả Deb Abramson trong số báo SELF tháng 10/2010 viết một câu xanh rờn: “tôi hay giận lắm, có lần tôi lấy một quả bóng nhét đầy cát ném vào lưng một bạn đồng nghiệp đau điếng. Mỗi năm tôi có trung bình…8 lần đánh nhau với ai như thế!”
Một khảo sát khác cho thấy ngày nay trong xã hội Mỹ có khoảng 20% phụ nữ Mỹ đã bùng nổ cơn giận của họ theo kiểu như Abramson mỗi tuần một lần! Ôi, cộng lại mỗi tuần có bao nhiêu…TRIỆU phụ nữ giống như bom khủng bố?
Có khoảng 20% trong số họ đã mất bình tĩnh vì gặp những người “cà chớn” hay đồ vật “cà chua” trong sở làm. Có 47% mỗi lần bị kẹt xe trên freeway đã không dằn được cơn bực bội trào dâng và có 53% thú nhận từng giận “phát điên” vì một người bạn tình làm họ không vui!
Tiến sĩ tâm lý Deborah Cox, tác giả quyển “the Anger Advantage”, cho hay là “đàn ông và phụ nữ có cảm giác giận dữ giống hệt nhau”, nhưng theo Abramson thì “từ 35 tuổi trở lên phụ nữ có kinh nghiệm là bày tỏ ‘máu nóng Trương Phi’ quả là không có lợi trong các giao tiếp xã hội”
Nhưng phụ nữ Mỹ trong lứa 20 và 30 tuổi thì không được bình tĩnh. Abramson cho biết khi đi khảo sát, chị thấy phụ nữ trẻ không dằn được, hay lớn tiếng, hay ít nhất thì hằn học hoặc chỉ trích chê bai.
Vấn đề là có nên để cơn giận nổ ra như… núi lửa Merapi hay phải tìm cách giải tỏa nó? Howark Kassimove, một chuyên gia trị liệu tâm lý, cho biết: “Người hay giận dữ dễ bị đau tim và các chứng bệnh về tim mạch khác còn tiến sĩ Cox thì thấy những ai bị giận dữ xỏ mũi thì hay bị lo lắng, trầm uất, nhức đầu và đau dạ dầy!
Nhưng dồn nén giận dữ cũng có tác dụng tiêu cực. Vấn đề là bạn đừng dồn nén mà phải nhìn thẳng vào lý do đưa đến sự giận dữ, có khi chỉ là “bạn đã thấy mình đúng còn kẻ khác đã sai”, nhưng nói chuyện “đúng /sai” thì vô cùng tương đối, ai cũng có “cái tôi lớn như cái…Sở Thú” và ai cũng cho là mình phải. Bạn không tin? Vậy thì có bao giờ bạn thấy ai nhận lỗi đã lái xe bậy bạ nguy hiểm và ngỏ lời xin lỗi chưa?
Một khảo sát của Đại Học Iowa còn cho thấy “những sinh viên nào ít bày tỏ sự giận dữ sau khi bài viết của họ bị điểm D sẽ ít có thái độ hung hăng gây hấn, so với các cô ‘đã văng tục chửi thề hay ném gối vào tường’ trong cùng một hoàn cảnh
Giận dữ còn là thái độ của những kẻ vị kỷ (narcissist), luôn xem mình cao hơn người khác và không hề biết cảm thông bao giờ. Thật ra những tâm hồn khiêm hạ, đơn giản và biết thương người mới rắn rỏi, mới ‘cứng như thép nguội’, còn những kẻ ‘nổ như tạc đạn’ có khi rất yếu và rất nhát bên trong!
Người đẹp thì…làm cái gì cũng đẹp, đau bụng cũng đẹp mà nũng nịu càng đẹp, nhưng tuyệt đối giận dữ thì không hơn Chung Vô Diệm là bao. Người phương Đông còn kèm yếu tố đẹp với ‘cái đẹp bên trong’. Hai thương ăn nói mặn mà có duyên là như thế!
Cầu mong các em gái ở VN hiểu là khi mình…biểu diễn có đai đenTháí Cực Đạo hay thậm chí ăn nói chua như chanh cộng với dấm, các em đã làm ô uế một hình ảnh rất thanh cao và làm đau lòng biết bao người xung quanh…
Con gái VN bây giờ và mọi thời đại nhất định phải là những con người mang đến gió mát êm ái, duyên dáng dịu dàng và e ấp quyến rũ để “làm chợt mát nắng Sàigòn anh đang đi”, chứ không phải là các diễn viên phụ của Lý Tiểu Long trong “Tử Thần Du Hí”!

Những dạng bệnh về rối loạn tâm lý của con cái mà cha mẹ không nên lơ là

Xã hội Hoa Kỳ ngày nay làm cho nhiều trẻ em bị xáo trộn tâm lý và nhiều người đã lên tiếng báo động về hiện trạng này. Một khảo sát mới nhất cho thấy cứ 5 em nhỏ ở Mỹ thì đã có 1 em bị rối loạn về tâm lý hay hành vi, một con số quá lớn.
Tuần báo Time trong số đầu tháng 11 còn báo động là có 1% trong số nhóm thanh thiếu niên từ 15 đến 17 tuổi bị chứng tâm thần phân liệt (TTPL- bipolar disorder), nhưng cũng có thể trẻ hơn rất nhiều vẫn bị và từ 3 đến 6 tuổi là lứa tuổi dạng bệnh ADHD (quá bung xung kích động không kiểm soát được và không chú ý ) dễ bùng ra nhất.
Trầm uất (depression) là dạng dễ thấy nhất, có thể xảy ra khi các em mới 9 tuổi hay còn nhỏ hơn, nhưng thường vào tuổi vị thành niên mới ‘chín muồi’. Nhưng cha mẹ đừng quá lo lắng nếu con mình vẫn ăn ngủ, chơi đùa bình thường.
Các dấu hiệu đáng báo động là khi đứa nhỏ có những dấu hiệu giống hệt người lớn lúc bị trầm uất là bỏ ăn, lừ đừ, dễ cáu, mất ngủ, thấy mình vô dụng, không cảm thấy vui vẻ và đôi lúc có ý nghĩ tự sát. Lúc này cha mẹ phải nhờ chuyên gia giúp đỡ rồi.
Thứ nhì là dạng bệnh “general anxiety disorder” (rối loạn tâm lý toàn diện) có thể xảy ra cho đủ loại lứa tuổi nhưng nhiều nhất là từ tuổi thơ đến trung niên. Từ 5 tuổi trở đi, nếu đứa bé không rời được cha hay mẹ ở nơi công cộng là dấu hiệu của bệnh.
Một trong các phương pháp chữa trị là cognitive therapy và phương pháp acceptance and commitment therapy, vốn là những cách dạy cho trẻ em biết cách chịu đựng những khó chịu và thích nghi với hoàn cảnh.
Một dạng khác của các rối loạn tâm lý trẻ là “obsessive-compulsive disorder” thường xuất hiện từ khi trẻ bước vào tuổi vị thành niên, nhưng có nhiều trẻ nhỏ cũng có dấu hiệu bệnh. Một cách tổng quát, những người có các dấu hiệu cứ lập đi lập lại một hành động thì bị xem là bị dạng này như cứ rửa tay hàng mỗi giờ.
Chỉ khi nào cha mẹ thấy con em mình lập lại một hành vi và có dấu hiệu bất an, bồn chồn hay mất tự chủ, mất hạnh phúc mới nên hỏi ý kiến chuyên gia tâm lý, không nên dùng thuốc ngay, chỉ nên hướng dẫn con cái hành động có trách nhiệm và hòa hợp với số đông.
Bệnh tâm thần phân liệt tuy thường xảy ra khi từ 18 hay 19 tuổi trở lên, nhưng cũng có trẻ bị vướng vào. Thay đổi tính khí, có vẻ hết sức vụng về và buồn bã là những dấu hiệu thường thấy, nhưng cha mẹ phải tỉnh táo, có khi đây chỉ là dấu hiệu của bệnh ADHD-Attention Deficit-Hyperactivity Disorder.
Tuy nhiên khi trẻ biếng ăn, ít ngủ hay nổi nóng bất thường, không tập trung lâu được và sự vụng về kéo dài, ăn nói bất thường thì phải nghĩ đến bệnh TTPL. Phương pháp trị liệu thường là talk therapy, có sự góp sức của người thân. Dùng thuốc thì cẩn thận hiệu quả phụ là tăng cân.
Cuối cùng là dạng ADHD, thường xuất hiện từ 3 đến 6 tuổi hay có khi nhiều tuổi hơn. Bệnh này rất khó bị phát giác vì trẻ con thường hiếu động, không phải đứa “siêu quậy” nào cũng bị ADHD, ngoài ra chưa kể con trai hay bị ‘dòm ngó’ hơn vì con gái dịu dàng ít phá phách.
Chỉ khi nào con cái nói luôn mồm, không hiểu và thực hiện được các hướng dẫn đơn giản của người lớn, cảm thấy buồn chán quá nhanh chóng, không ngồi vững vàng và yên lặng trong vòng vài mươi giây, nhất là lúc ăn cơm thì phải nghĩ là nó đã bị ADHD.
Để ý khi thấy con mình không bao giờ để cho một người lớn nói hết câu cứ chen vào ngắt lời ‘tươm tướp’ cũng là dấu hiệu bệnh. Cách chữa trị thường là behavioral therapy, dạy trẻ cách sắp xếp lại tư tưởng và hành vi. Có thể dùng thuốc để trị bệnh, nhưng phải do bác sĩ chuyên khoa theo dõi.

ĐôĐH (10H) st


Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010

LŨ TRẺ SÔNG NGỌC

Lũ trẻ ấy có tuổi ấu thơ trên phố Ngọc Hà. Con phố gắn với một làng hoa nổi tiếng Hà nội. Không hiểu vì sao phố lại có tên hay như vậy. Sông đâu có thấy. Chỉ thấy cơ man là hồ ao: hồ Hữu Tiệp, hồ Ngọc Hà, hồ Bi Dông, ao Nông Lâm, lại có nhiều ao nữa, những ao đầy bèo tây nối nhau khuất sau các nhà chạy dọc theo con phố Ngọc Hà. Bây giờ nhiều ao đã bị lấp để xây nhà ở. Có thế mới nhớ những ngày đi học, sáng ra nhìn lũ cá ngoi lên thở, những cái miệng cá lúp xúp nhô lên những vòng cung, và rồi thi nhau ném đá thia lia trên mặt hồ ao. Lại còn tự nhủ, mỗi ngày đi học phải ném một viên đá xuống ao, lớn lên thể nào ao cũng bị cạn. Lũ trẻ này ở học các trường cấp I Ngọc Hà, Thống Nhất, Hữu Tiệp, Vạn Phúc … Còn tên phố chưa để ý nguồn gốc cái tên. Đến bây giờ mới phần nào hiểu tên con phố của mình. Hóa ra thuở xưa, Hà nội có một con sông: Sông Ngọc (nhấn chuột vào đây để xem chi tiết).






Lũ trẻ Sông Ngọc học từ nhiều trường, đi sơ tán và rồi về học chung mái trường cấp III Nguyễn Trãi. Chúng vẫn nhớ đến nhau. Hôm vừa rồi, chúng tụ tập với nhau ở 19C Ngọc Hà để hỏi chuyện nhau và ôn lại những kỷ niệm. Rất tiếc trong ảnh còn thiếu một số bạn: Thục “phán”, Thắng “trâu”, An “bệu”, Cường “bốp”, Hoàng Thanh Bình,Thoa, Việt, Thảo, Xuyến, Lương Bình…và những người bạn đã đi xa: Lưu Thanh Loan, Tạ Quốc Hùng ...






Trong hư ảo của khói thuốc và kỷ niệm, lũ trẻ lại còn phát hiện ra một cậu cùng trang lứa đồng thời cũng là một cựu học sinh 10A Nguyễn Trãi . Hắn “biến” quá lâu. Bây giờ mới xuất hiện.



Còn đây là lũ trẻ Sông Ngọc đã cùng học lớp vỡ lòng của cô Phú, ở một trường dân lập nằm khiêm tốn bên phố Ngọc Hà. Cái thuở ôm cuốn sách “Vần vỡ lòng” ngoài bìa với bông hoa hồng, lọ mực tím và cái bút mực có cán hai mầu vàng đỏ. Trong ấy còn thoáng một vài ghi nhớ và một vài bài:

Phố Phở, Phố có nhà to
Lễ phép-Tập chép

Gà định vào vườn rau
Chó bèn sủa gâu gâu
Công người ta trồng trọt
Vất vả đã bao lâu
Gà không được vào đó
Để phá hoại hoa mầu…

Bùi như lạc
Đặc như bí
Đỏ như gấc
Trắng như bông


Một số ảnh chụp khác



Mẹ em bận việc đồng sâu
Bà em đeo kính ngồi khâu ở nhà
Nên em chẳng chạy chơi xa
Để còn thỉnh thoảng giúp bà xâu kim
(Vần vỡ lòng)

Bố Tí làm công nhân
Ở bến tàu khuân vác
Vừa làm lại vừa hát
Trong buổi sáng mùa xuân...
(Vần vỡ lòng)


Vẫn chưa muốn chia tay





Thứ Năm, 9 tháng 12, 2010

NHỚ BẠN Y HÒA

Lớp 10G chúng tôi rất tự hào vì có bạn Y Hòa, một người lính dũng cảm và một tình yêu trong sáng. Cuộc đời Bạn đẹp như một bản anh hùng ca.
Tôi còn nhớ, Bạn ấy dáng người cao lớn, nước da rám nắng và đôi mắt to đen. Có lẽ vì quá cao nên Bạn luôn ngồi ở bàn cuối lớp, gần cửa ra vào. Ở Bạn mang một vẻ cứng rắn, cương nghị khiến bọn con gái chúng tôi, chẳng dám đùa và cũng rất ít nói chuyện (trừ bạn Hoàng Dung ). Trông thế thôi , nhưng thực ra Bạn cũng hiền , khá kín đáo.
Điều làm chúng tôi hết sức bất ngờ, khi cuối học kỳ 1 lớp 10, Bạn tình nguyện đi bộ đội. Nghe nói đơn tình nguyện được viết bằng máu. Trong mắt chúng tôi, lúc ấy Bạn đã là một Người Anh hùng. Y Hòa là người lính đầu tiên của lớp và có lẽ cũng là người đầu tiên ở lớp có” Người thương’’( ấy là tôi đoán thế). Không ngờ tình yêu đẹp lại quá mỏng manh.

Vào khoảng năm 1974, khi bộ đội ta thắng lớn trên các mặt trận, chúng tôi náo nức đón chờ những người lính chiến thắng trở về, bỗng nghe tin rụng rời, Y Hòa đã hy sinh. Lúc ấy, tôi với bạn Dung đang học Sư phạm, tuy không cùng khoa, nhưng cùng ở ký túc xá, 2 phòng rất gần nhau. Tôi chứng kiến, nỗi đau tột cùng của Dung khi nghe tin dữ, lần đầu tiên trong đời, tôi cảm nhận đươc nỗi đau của một người, khi mất người Yêu. Có lẽ, tình cảm của hai bạn sâu nặng lắm nên Dung đã lập bàn thờ và để tang Y Hòa. Cuộc sống của sinh viên ở ký túc xá rất khó khăn, nhất là trong chiến tranh nên chiếc bàn học của Dung trên giường tầng trở thành bàn thờ. Ở đó có một tấm ảnh nhỏ của Y Hòa, một chiếc cốc buộc vào bàn để làm chỗ cắm hương. Chúng tôi chẳng có một mâm cơm cho” đúng nghĩa” để cúng Bạn , chỉ có những miếng bánh bột mỳ luộc , mà lúc đó SV gọi là “nắp hầm tăng xê”. Dù đơn sơ thế nhưng trên bàn thờ lúc nào cũng có hương thơm và hoa tươi ( hoa đồng nội được hái ở cánh đồng quanh trường ).
Những ngày sau đó, bếp tập thể cho ăn món gì, chúng tôi mời bạn Y Hòa “dùng” món đó, cảm giác thật gần gũi và thân thiết, dường như Bạn vẫn luôn ở bên, cùng lên giảng đường , cùng làm thí nghiệm và có lúc cùng đi tập quân sự với chúng tôi. Và giờ đây, Bạn ấy vẫn luôn ở trong trái tim chúng tôi

Đã nhiều năm trôi qua, nhưng tôi không thể nào quên hình ảnh chiếc khăn tang trên mái đầu còn quá trẻ của bạn Dung, làm cả ký túc xá xót xa ! Ngày ấy, chúng tôi thầm ước, khi nào hết chiến tranh, sẽ đi tìm Bạn Y Hòa, nhưng thật hổ thẹn, vì cho đến hôm nay tôi vẫn chưa làm được điều ấy.
Khi gợi lại quá khứ này, tôi vô cùng xin lỗi bạn Dung, vì đã mạo muội chạm vào điều thầm kín, thiêng liêng trong trái tim bạn. Nhưng tôi nghĩ rằng, Y Hòa của bạn, và cũng là của NTk22 chúng ta. Nỗi đau này không của riêng ai …

Dù chiến tranh đã đi qua, nhưng âm vang của những năm tháng hào hùng và oanh liêt với những mất mát, đau thương không dễ quên đi trong tâm khảm của mỗi người. Tôi được biết ngày 27/7 hằng năm, vẫn có các bạn Vinh, Bảo, Thành(10H) và một số bạn nữa… vẫn trở lại chiến trường xưa để thăm và tưởng nhớ những người lính của NTk22 chúng ta đã vĩnh viễn nằm lại…. Và cảm động hơn, đáng trân trọng hơn khi có một người Bạn trong khóa chúng ta (Vũ Bá Dật 10H), từ nhiều năm nay, vẫn lặng lẽ xách ba lô con cóc lên đường tìm mộ đồng đội . Sau mỗi chuyến đi, chiếc ba lô của Bạn ấy không chỉ có hài cốt liệt sĩ mà còn vấn vương những câu chuyện ít ai hay tỏ! Còn nữa, những người lính trở về sau chiến tranh với sức vóc giảm phân nửa, giờ lại tiếp tục đối mặt với ốm đau bệnh tật…nhưng vẫn tiếp tục cống hiến cho xã hội, gia đình. Đó mới chỉ một góc nhìn về những người lính của NTk22 chúng ta, có lẽ còn nhiều điều tốt đẹp nữa tôi chưa được biết.

Xin ngàn vạn lần cám ơn ! Các bạn đã hiến dâng tuổi xuân cho đất nước để chúng tôi đươc sống thanh bình . Dù thời gian có phôi phai, nhưng hình ảnh các bạn còn mãi trong tâm trí bạn bè! Cám ơn ! Các bạn đã làm một việc thẫm đượm tình bạn, giúp chúng ta - NTk22 “đền ơn đáp nghĩa” dù rằng, ơn nghĩa ấy không bao giờ trả hết!

Ngọc Hà 10g

Thăm nghĩa trang Trường Sơn

Hoàng Cát

Chiều lặng, rừng im, vắng tiếng chim
Bạt ngàn mộ chí rải im lìm
Cháy như trời lửa: dàn hoa phượng
Cháy giữa hồn ta lửa đốt tim

Các anh, các chị không còn nữa
Chẳng biết hồn thiêng ở chốn nào?
Một bó hương này xin cúi lạy
Gửi vào đất thẳm với trời cao…
Nhiều anh, nhiều chị chẳng còn tên
Chiến tranh muôn kiếp âu là thế
Người hưởng thanh bình chớ vội quên…

Quân Đội Nhân Dân Việt Nam là niềm tự hào của chúng ta!

Mừng ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam 22-12, Chúc các bạn K22 Nguyễn Trãi đã và đang trong quân đội luôn mạnh khỏe, có cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc! 


 

 

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2010

NƯỚC DỪA VÀ RƯỢU


Đối với người dân ở miền Nam VN trước đây cùng với cây chuối, có lẽ cây dừa là hình ảnh thân quen nhất. Chỗ nào có nước là thấy có dừa và mỗi khi trưa hè, không có món uống giải khát nào tuyệt hơn một trái dừa xiêm mới hái trên cây xuống uống ngay tại chỗ!
Phương Tây không có dừa, nhưng nước dừa không xa lạ với họ, có điều nó không phổ thông. Đột nhiên ký giả Charlie Duerr “báo động” với những người hay dự party uống nhiều rượu là không có thức uống nào tuyệt hơn để giải cái cơn đau đầu buổi sáng do uống rượu mạnh đêm qua bằng một cốc nước dừa.
Lễ Thanksgiving bắt đầu chuỗi ngày ăn uống và mua sắm ở phương Tây từ đây đến năm mới nên chắc chắn kinh nghiệm của Duerr trên tuần báo Time sẽ được nhiều “tay nhậu” bắt chước.
Duerr kể lại là ‘không có món uống nào giải độc tốt hơn nước dừa cho một hangover (cảm giác nhức đầu khô hốc sau một đêm uống nhiều rượu mạnh), dù là Gatorade, Blood Mary hay gì đi nữa. Chỉ sau 1 giờ uống cốc nước có vị ngọt dễ chịu, nuớc dừa ngấm vào máu, Duerr đã thấy “đỡ hẳn và tỉnh táo liền”.
Cách đây 10 năm, khi cơ quan Lương Nông LHQ (FAO) được cấp giấy phép để sản xuất loại nước dừa tươi đóng chai mà vẫn bảo quản được các chất bổ dưỡng của nó, một viên chức FAO ghi nhận nước dừa đóng chai vẫn có 5 chất electrolytes (electrolytes là chất giúp truyền tải điện trong máu nhờ các ions) như trong máu của người (trong lúc loại nước ngọt Gatorade chỉ có 2).
Viên chức này nói ‘nước dừa đúng là nước của sự sống (the fluid of life). Nước dừa tươi ít calories, không có chất béo và ít ngọt hơn nhiều loại nước trái cây khác. Trong các trường hợp khẩn cấp, nó đã được dùng làm nước truyền tĩnh mạch để cấp cứu bệnh nhân khi không có dung dịch truyền mạch sẵn’
Nhưng nhiều triệu “tay nhậu” không đến nỗi bị như thế, vẫn cảm thấy nước dừa quả có tính giải độc tuyệt vời, làm cơ thể có nước trở lại, biến mất cơn nhức đầu. Theo Lilian Cheung, một chuyên gia dinh dưỡng tại đại học Havard, thì chính các electrolytes trong nước dừa đã giúp đỡ rất nhiều trong việc “chữa cháy” này.
Nước dừa là món uống phổ thông từ bao đời qua của các dân tộc nhiều vùng nhiệt đới trên thế giới. Giờ đây giới thể thao chú ý nhiều đến giá trị dinh dưỡng của nó. Trong năm 2009, doanh số nước dừa đóng hộp bán ra ở Mỹ lên tới 50 triệu đô la.
Coca Cola và Pepsi đã mua 2 thương hiệu nổi tiếng là Zico và O.N.E. Thương hiệu thứ ba là VitaCoco có một tên tuổi sáng giá đầu tư vào là nữ ca sĩ Madona. Những người ủng hộ nước dừa đã ca tụng đủ thứ phẩm chất của nó, từ tăng cường hệ miễn nhiễm cơ thể đến tính cách làm giảm đau cho phụ nữ khi bị hành kinh.
Tuy nhiên theo Cheung thi cần phải “tỉnh táo” để thấy hiện chưa có bất cứ cuộc nghiên cứu khoa học nào chứng minh những rêu rao trên là đúng, kể cả việc cho là uống nước dừa nhiều có thể làm giảm thấp nguy cơ bị bệnh ung thư.
Nhưng hiện nay giới kỹ nghệ vẫn hào hứng với nước dừa và Coca đã tung thêm sản phẩm Code Blue được quảng cáo là ‘loại nước dừa chứa nhiều electrolytes, rất tự nhiên’, được dân đi làm vào sáng thứ hai hoan nghênh nhiệt liệt sau một ‘party hoành tráng’ tối chủ nhật trước đo.
Nhưng Duerr than thở: “Nước dừa ác liệt thật, trong lúc mọi người đang ca tụng tính ‘cứu bồ’ của nó cho dân nhậu thì các tay bartenders lại sáng chế các kiểu cocktails lừng lẫy pha với…nước dừa, thế có hại anh em không. Chắc lại phải có màn nghiên cứu nước dừa có tác dụng giải nhiệt mấy tay ham uống cocktails nước dừa này mất!”
ĐôDH (10H) st

Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2010

DỊCH LẠI BÀI THƠ "ĐỢI ANH VỀ"


Nguyễn Tất San, Nguyễn Tất Thịnh



Đây là bài thơ rất hay của nhà thơ Xô Viết Xi-Mô-Nốp, đã được nhà thơ Tố Hữu dịch ra tiếngViệt (năm 1947) thông qua một bản dịch bằng tiếng Pháp. Bản dịch của Tố Hữu khá hay, và đã đi vào tâm hồn của biết bao người Việt Nam ...
Tuy nhiên tình cờ chúng tôi có được bài thơ này dưới dạng nguyên bản tiếng Nga, vì lòng yêu thích thơ và tiếng Nga tôi thử dịch lại. Bởi tôi thấy rằng bản dịch của Tố Hữu là không thật lột tả được cái hồn, cái chữ của nhà thơ Xô-Viết này.


Жди меня
В.С. , 1941



Жди меня, и я вернусь.
Только очень жди,
Жди, когда наводят грусть
Желтые дожди,
Жди, когда снега метут,
Жди, когда жара,
Жди, когда других не ждут,
Позабыв вчера.
Жди, когда из дальних мест
Писем не придет,
Жди, когда уж надоест
Всем, кто вместе ждет.


Жди меня, и я вернусь,
Не желай добра
Всем, кто знает наизусть,
Что забыть пора.
Пусть поверят сын и мать
В то, что нет меня,
Пусть друзья устанут ждать,
Сядут у огня,
Выпьют горькое вино
На помин души...
Жди. И с ними заодно
Выпить не спеши.




Жди меня, и я вернусь,
Всем смертям назло.
Кто не ждал меня, тот пусть
Скажет: - Повезло.
Не понять, не ждавшим им,
Как среди огня
Ожиданием своим
Ты спасла меня.
Как я выжил, будем знать
Только мы с тобой,-
Просто ты умела ждать,
Как никто другой.





1. Trong khổ đầu, Tố Hữu dịch:

" Em ơi đợi Anh về
Đợi Anh hoài Em nhé "

Tố Hữu đã dùng câu điệp là thừa, hơn nữa từ " hoài " làm nghĩa câu thơ bị sái (hoài công, phí công). Cả hai câu này là lời nhắn nhủ của người lính ở xa. Anh nhắn nhủ thế là đúng, nhưng còn Anh thì sao? Không thấy nói đến. Do đó câu thơ trở nên một chiều.

Còn trong nguyên bản là :

" Em ơi, đợi Anh!
Anh sẽ về "

Hai câu là hai vế khác nhau. Một vế nhắn nhủ Em, còn một vế nhắn với Em rằng: Anh sẽ về. Đây là niềm tin hi vọng của cả hai bên, và cũng là niềm chung thủy của người lính ở ngoài mặt trận.

2. Câu thứ 8 và thứ 9 Tố Hữu dịch là :

" Bạn cũ có quên rồi
Đợi Anh hoài Em nhé "

Câu này không rõ nghĩa, không chuẩn về mặt ngữ pháp và nhắc lại từ " hoài " không đắt. Nội dung chính trong nguyên tác là :" Dù các bạn của Em, có ai đó đã quên người yêu của họ, thì riêng Em cứ chờ ". Hai câu có hai vế đối lập nhau, làm tăng thêm sức mạnh nội tâm về lòng chung thủy. Vậy nên dịch lại là :

" Dẫu ai đó quên rồi
Thì riêng Em cứ đợi "

Cụm từ " ai đó " ở đây có nghĩa không xác định, không chỉ một người cụ thể nào chứ không nên dịch như Tố Hữu là " bạn cũ có quên rồi " vì nó cụ thể quá làm bạc nghĩa. Ngoài ra, cụm từ " Dẫu ai đó "đối lập với cụm từ " Thì riêng Em " sẽ làm nổi bật lên sự kiên định của Em. Lời dịch của Tố Hữu không phản ánh được điều này.

3. Tiếp theo Tố Hữu dịch :

" Tin Anh dù vắng vẻ
Lòng ai dù tái tê
Chẳng mong chi người về
Thì Em ơi cứ đợi ".

Dịch thế là sai nguyên tác, vì tác giả không hề nói :" Chẳng mong chi ngày về " nghe nó tuyệt vọng quá ( giống như từ " hoài " vậy ). Xi-Mô-Nốp không nói thế. Còn vô nghĩa là ở câu dịch :" Lòng ai dù tái tê ", bởi " lòng ai " có nghĩa không xác định, không rõ đối tượng, còn trong nguyên bản đối tượng rất cụ thể là " Lòng Em " chứ không phải là một ai khác.

Nên dịch lại là:

"Đợi Anh dù phương xa
Thư Anh dù chẳng lại
Dẫu lòng bao tê tái
Thì Em ơi, cứ chờ "

4. Còn một khổ dài Tố Hữu dịch là:

" Em ơi, Em cứ đợi
Dù ai nhớ thương ai
Chẳng mong có ngày mai
Dù mẹ già con dại
Hết mong Anh trở lại..."

Khổ thơ này gần như sai hoàn toàn so với nguyên tác. Trong bài thơ, Xi-Mô-Nốp nói: "Em chờ Anh, nhưng đừng có hoàn toàn mong những điều tốt lành. Bởi vì, trong chiến tranh điều gì cũng có thể xảy ra cả. Nếu chẳng may Anh có hy sinh thì nỗi đau khổ của Em, Em phải gắng quên đi trong nghị lực, hãy giúp Mẹ nuôi con thay Anh...". Trong khổ thơ này, Tố Hữu một lần nữa lại dùng cụm từ không xác định " Dù ai nhớ thương ai " làm câu thơ trở nên vô hồn, không có nghĩa.

Thêm nữa, chỉ có 4 câu 5 chữ mà Tố Hữu đã 2 lần lặp lại , trùng văn , trùng ý: "Chẳng mong có ngày mai - .... - Hết mong Anh trở lại ...". Trong thơ của mình Xi - Mô - Nốp không hề có ý nghĩ tiêu cực về bà mẹ như lời dịch của Tố Hữu: " Dù mẹ già con dại - Hết mong Anh trở lại ". Còn trong nguyên tác ý nghĩa rất tích cực của tác giả là : "Em hãy cố gắng quên khổ đau để nuôi Mẹ nuôi con" Tố Hữu lại bỏ mất. Có thể nói khổ thơ này dịch sai hoàn toàn cả ý, cả lời.

Nên dịch lại là :

"Chờ Anh, Anh sẽ về
( nhưng ) Đừng chỉ mong điều tốt đẹp
Như Em từng đã biết
Nỗi đau cần phải quên...
Hãy nhìn vào Mẹ hiền
Và các con thơ dại...
... Nếu Anh không trở lại "

Như thế vừa sát nguyên văn, phản ánh được đúng tâm hồn của tác giả.

5. Lại một đoạn thơ rất hay của Xi-Mô-Nốp, nói với người vợ ở hậu phương rằng: "Nếu có người bạn gái của Em vẫn chờ chồng phương xa, thường ngồi bên cửa sổ nhâm nhi li rượu cay ( từ cay ở đây rất hay ) để có thể nguôi ngoai đi phần nào nỗi nhớ, nỗi khổ, thì Em ơi, Em hãy cứ như bạn mà uống đi".

Nhưng Tố Hữu lại dịch khác hẳn:

" Dù bạn viếng hồn Anh
Yên nghỉ nấm mồ xanh
Nâng chén tình dốc cạn
Thì Em ơi mặc bạn
Đợi Anh hoài Em nghe
Anh của Em sắp về "

Thì có thể nói gần như đã phóng bút đến mức bịa ra một ý khác hẳn. Trong nguyên tác, không hề có "nấm mồ xanh", không có "ai viếng hồn ai" cả. Còn câu: "Nâng chén tình dốc cạn..." thì không thể hiểu ý tứ gì, nghĩa lí gì được nữa. Phải dịch là :

" Như ai đó đợi chờ
Vẫn ngồi bên cửa sổ
Li rượu cay, nỗi nhớ
Thì Em ơi uống đi
Cho lòng vơi nỗi khổ "

6. Và Xi-Mô-Nốp còn viết: "Nếu có người vợ nào đó có cầm lòng không được, thì đừng trách họ làm gì. Nhưng trong bom rơi đạn lửa ta (em và anh) vẫn biết chờ nhau". Tố Hữu dịch ra ngoài ý này: "Thì Em ơi mặc bạn -....". Nên dịch lại là:

" Đợi Anh! Anh sẽ về
Dẫu kề bên cái chết
Nếu có ai quên hết
Chẳng biết đợi chờ ai
Đừng trách họ lạt phai
Đã không cam chờ đợi "

Đoạn này nói lên tư tưởng thoáng đạt, niềm cảm thông sâu sắc của tác giả đối với những người phụ nữ hậu phương có thể đi bước nữa, trong cảnh rất nhiều người chồng, người anh của họ đã ra đi mà không bao giờ có thể trở về.

7. Đoạn cuối Tố Hữu dịch là:

" Đợi Anh, anh sẽ về
Trong chết cười ngạo nghễ
Hẳn cho sự tình cờ...".

Trong nguyên tác không hề có sự "chết cười", không có "ngạo nghễ". Nói thế làm câu thơ không còn đẹp nữa. Trên đời không có sự tình cờ nào cả, mà nếu có thì cũng ra ngoài cái ý chí, lòng kiên định, sự tin tưởng của tác giả muốn nói. Cần phải dịch lại:

" Trong bom rơi lửa dội
Chỉ ta biết chờ nhau
Em ngã vào lòng đau
Lúc Anh về, Anh biết "

Biết cái gì ? Tác giả đã lí giải và nên dịch lại đoạn này như sau:

" Chỉ có Em tha thiết
Dù dòng lệ cạn khô
Em của Anh biết chờ
Không như ai, chẳng đợi ".

Sau đây là toàn bộ bài thơ “Em ơi ! đợi anh về” của Simonop - được ông Nguyễn Tất San và anh Nguyễn Tất Thịnh dịch lại theo nguyên bản tiếngNga:








Em ơi, Đợi anh,
Anh sẽ về
Dù mưa rơi dầm dề
Dù ngày buồn tái tê
Thì Em ơi, cứ đợi.
Dù gió Đông tuyết dội,
Dù nắng Hạ mưa rơi
Dẫu ai đó quên rồi
Thì riêng Em, cứ đợi.
Đợi Anh dù phương xa
Thư Anh thường chẳng lại
Dẫu lòng bao tê tái
Thì Em ơi, cứ chờ.

Chờ Anh, Anh sẽ về
Đừng mong điều tốt đẹp
Như Em từng đã biết
Có lúc cần phải quên.
Hãy nhìn vào mẹ hiền
Và con thơ bé dại
Em ơi, Em hãy chờ.
Như ai đó vẫn chờ,
Ngồi bên ô cửa sổ
Ly rượu cay nỗi nhớ,
Thì Em ơi uống đi
Cho lòng vơi nỗi khổ.
Đợi Anh, Anh sẽ về
Dẫu kề bên cái chết,
Nếu có ai quên hết
Chẳng biết đợi chờ ai
Đừng trách họ lạt phai
Đã không cam chờ đợi.
Trong bom rơi lửa dội
Chỉ ta biết chờ nhau
Em ngã vào lòng đau,
Lúc Anh về, Anh biết:
Anh biết Anh không chết
Đâu phải lẽ tình cờ.
Chỉ có Em tha thiết
Dẫu dòng lệ cạn khô,
Em của Anh biết chờ
Không như ai, chẳng đợi.

ThuNV(10H) st